Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

Một số kinh nghiệm sử dụng phương pháp thảo luận nhóm trong dạy học môn Đạo đức lớp 4, 5

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (132.74 KB, 10 trang )

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
- Tên sáng kiến kinh nghiệm: “Một số kinh nghiệm sử dụng phương pháp thảo
luận nhóm trong dạy học môn Đạo đức lớp 4, 5”
- Người thực hiện: Nguyễn Hoàng Nam
- Thời gian tổ chức thực hiện từ ngày: 10 tháng 10 năm 2011 đến nay
1. Sự cần thiết, mục đích của việc thực hiện sáng kiến:
Hiện nay, chúng ta đã và đang thực hiện đổi mới hình thức và phương pháp dạy học.
Theo những định hướng đó một trong những hình thức và phương pháp dạy học chúng ta
vận dụng nhiều đó là phương pháp thảo luận nhóm.
Đổi mới phương pháp dạy học làm cho học sinh trở nên lý thú, gắn thực tiễn, gắn với
cuộc sống, kết hợp dạy học cá nhân dạy học theo nhóm nhỏ, tăng cường sự tương tác, giúp
đỡ lẫn nhau giữa học sinh với học sinh trong quá trình giáo dục.
Các phương pháp dạy học môn đạo đức rất đa dạng, phong phú. Giáo viên cần lựa
chọn sử dụng kết hợp các phương pháp và hình thức dạy học cho phù hợp với nội dung tính
chất của từng bài học và điều kịên thực tế của địa phương; vận dụng linh hoạt các phương
pháp như đóng vai, thảo luận nhóm, tổ chức trò chơi, điều tra thực tiển, báo cáo, giải quyết
vấn đề, kể chuyện, đàm thoại nêu gương… Bao gồm cả cá nhân, nhóm…
Trong những năm qua là cán bộ chuyên môn của Phòng Giáo dục và Đạo tạo Đầm
Dơi được phân công thanh tra nhà giáo, dự giờ thăm lớp và dự giờ giáo viên tham gia dự thi
giáo viên giỏi cấp huyện tôi đã phát hiện ra có rất nhiều thầy cô đã có cố gắng phát huy xây
dựng tiết dạy nhằm đổi mới phương pháp dạy học. Tuy nhiên còn có nhiều thầy cô khi sử
dụng các phương pháp dạy học còn lúng túng. Khi đăng ký dự thi giáo viên giỏi ngoài các
môn bắt buột Môn Toán và Tiếng việt, môn tự chọn đăng ký rất nhiều môn Tự nhiên – Xã
hội, môn Đạo đức. Khi sử dụng phương pháp đặt trưng của các môn đó như: phương pháp
Trang 1
trực quan, phương pháp đàm thoại, phương pháp trò chơi, đặc biệt là phương pháp thảo luận
nhóm trong môn Đạo đức còn lúng túng, chưa theo quy trình, hiệu quả chưa cao.
Từ những lý do trên là cán bộ chuyên môn Phòng giáo dục và Đào tạo huyện Đầm
Dơi, tôi luôn băn khoăng trăn trở làm thế nào để nâng cao hiệu quả phương pháp thảo luận
nhóm trong dạy học môn Đạo đức ở tiểu học nói chung và lớp 4,5 nói riêng nên tôi chọn đề
tài: “Một số kinh nghiệm sử dụng phương pháp thảo luận nhóm trong dạy học môn Đạo


đức lớp 4, 5” nhằm mục đích nâng cao chất lượng giáo dục cho huyện nhà.
2. Phạm vi triển khai thực hiện:
Sáng kiến kinh nghiệm được triển khai thực hiện cho toàn bộ cán bộ, giáo viên tổ
trưởng khối 4, 5 trong huyện.
3. Mô Tả sáng kiến:
3.1. Thực trạng những thuận lợi và khó khăn khi sử dụng phương pháp thảo luận
nhóm:
a/ Thuận lợi:
Được sự quan tâm của lãnh Đạo ngành Giáo dục và Đào tạo, đầu tư và cung cấp
trang thiết bị, đồ dùng dạy học tối thiểu cho cán bộ giáo viên khá đầy đủ.
Được sự quan tâm của chính quyền địa phương, các ban ngành đoàn thể, hội cha mẹ
học sinh, hội khuyến học, hội cựu giáo chức, góp phần vào xã hội hoá giáo dục tốt ở địa
phương.
Sự nhiệt tình năng nổ trong công tác giảng dạy của cán bộ giáo viên, đội ngũ cán bộ
trẻ, khoẻ, chuẩn về kiến thức kỹ năng sư phạm…Giáo viên có kinh nghiệm về hình thức tổ
chức dạy – học thảo luận nhóm và phương pháp dạy học mới hiện nay.
Chất lượng giáo dục đại trà toàn huyện đều được duy trì và phát triển.
b/ Khó khăn:
Trang 2
Như trên ta đã khẳng định ở trên đổi mới phương pháp dạy học có vai trò rất quan
trọng trong nâng cao chất lượng giáo đặt biệt là phương pháp thảo luận nhóm ở Tiểu học.
Tuy nhiên việc sử dụng phương pháp thảo luận ở Tiểu học còn gặp không ít những hạn chế,
khó khăn.
Qúa trình đổi mới hình thức, phương pháp thảo luận nhóm chưa phù hợp điều kiện
thực tế địa phương, điều kiện cơ sở vật chất một số trường còn hạn chế, sự sắp xếp bàn ghế
theo nhóm rất khó.
Đối với học sinh chưa quen hình thức hoạt động theo nhóm, hay đùa giởn khi giáo
viên giao việc cho nhóm.
Một bộ phận giáo viên chưa quen với hình thức chia nhóm sử phương pháp thảo luận
nhóm còn lúng túng. Sử dụng phương pháp thảo luận nhóm chưa đúng quy trình.

Phân nhóm không đúng quy định của nhóm cứ lấy theo dãy bàn tổ I (nhóm 1) tổ II
(nhóm 2) tổ III ( nhóm 3).
Sắp xếp học sinh ngồi theo nhóm chưa xen kẻ các trình độ học sinh; giỏi , khá, trung
bình, yếu với nhau để các em giúp đỡ lẫn nhau và đặc điểm tâm sinh lý của từng đối tượng.
Việc đặt tên nhóm cũng chưa gây hứng thú học sinh học tập phát huy tính tích cực
học sinh.
Thực tế cho thấy một số trường học vùng sâu, vùng xa ở các điểm lẽ đổi mới phương
pháp dạy học, tỷ lệ sử dụng phương pháp thảo luận nhóm còn hạn chế, thưòng dạy theo
phương pháp truyền thống.
3.2. Những biện pháp kinh nghiệm đã thực hiện:
Từ những thực trạng khó khăn thuận lợi nêu trên bản thân một cán bộ chuyên môn
tôi rất tâm đắc luôn mong muốn để tìm ra những biện pháp, giải pháp, thực hiện tốt việc xây
dựng nhóm và tổ chức nhóm sử dụng phương pháp thảo luận nhóm học tập cho các em để
các em học tập được tốt hơn.
Trang 3
Do đó tôi nãy sinh ra sáng kiến kinh nghiệm và tôi xin trình bày “Một số kinh
nghiệm sử dụng phương pháp thảo luận nhóm trong dạy học môn Đạo đức lớp 4, 5”.
a/ Phương pháp thảo luận nhóm là gì?
Phương pháp thảo luận nhóm là một trong những phương pháp có sự tham gia tích
cực của học sinh. Thảo luận nhóm là phương tiện học hỏi có tính cách dân chủ, mọi cá nhân
học sinh được bày tỏ quan điểm, thói quen sinh hoạt bình đẳng, hình thành quan điểm giúp
học sinh rèn luyện kỹ năng giải quyết một vấn đề nào đó.
Thảo luận nhóm trong dạy học Đạo đức là phương pháp chia học sinh thành các
nhóm nhỏ để các em tự do trao đổi ý kiến, bày tỏ thái độ, chia sẻ kinh nghiệm về một vấn đề
đạo đức nào đó dưới sự hướng dẫn của giáo viên.
Nội dung thảo luận nhóm rất đa dạng phong phú nói chung môn Đạo đức nói riêng,
học sinh có thể thảo luận, phân tích truyện kể, thảo luận về cách xử lý tình huống, phân tích
tranh ảnh, nhận xét đánh giá hành vi đạo đức, phân tích những sự kiện thực tế, chia sẻ bày
tỏ tháy độ tình cảm…
b/ Các bước tiến hành thảo luận nhóm.

* Giáo viên nêu chủ đề cần thảo luận:
- Các câu hỏi thảo luận đặt ra ngắn gọn dễ hiểu phù hợp với lứa tuổi học sinh sự hiểu
biết của học sinh. Câu hỏi thảo luận thường là những câu: Hãy nêu; hãy cho biết; hãy trình
bày; làm thế nào…?
- Có khi là những câu tình huống có sẵn để học sinh điền vào hoặc đánh dấu vào các
ô trống theo yêu cầu của nội dung.
- Vấn đề thảo luận phải phù hợp với chủ đề Đạo đức, phải thiết thực gần gũi và vừa
sức đối với học sinh. Nếu câu hỏi khó thì chia ra làm nhiều câu hỏi nhỏ có tính chất gợi ý,
tránh đưa ra hành vi đạo đức, tình huống xa lạ câu hỏi quá đơn giản hoặc quá khó đối với
các em.
Trang 4
* Giáo viên chia lớp thành các nhóm nhỏ, giao nhiệm vụ và quy định thời gian cho
các em thảo luận:
- Việc chia nhóm cần chú ý tới hình thức cách chia nhóm phải đa dạng phù hợp với
lứa tuổi học sinh để gây hứng thú cho học sinh và phù hợp với lớp của mình về cơ sở vật
chất, trang thiết bị và đồ dùng dạy học trong lớp. Có thể chia theo các nhóm sau đây: Nhóm
đôi, nhóm bốn và nhóm sáu. Sắp xếp học sinh ngồi theo nhóm cần xen kẻ các trình độ học
sinh; giỏi , khá, trung bình, yếu với nhau để các em giúp đỡ lẫn nhau và đặc điểm tâm sinh
lý của từng đối tượng, tạo sự gần gũi, thân thiện và tin cậy nhưng nghiêm túc trong nhóm
giúp học sinh phát biểu một cách tự nhiên, thoải mái.
- Việc đặt tên nhóm cũng tạo sự hứng thú học sinh học tập phát huy tính tích cực học
sinh có thể đặt nhiều tên nhóm khác nhau nhưng riêng môn đạo đức có thể đặt tên là: Nhóm
người tốt, nhóm chăm ngoan, nhóm việc tốt, nhóm theo màu sắc, nhóm hoa quả…, phân
công nhóm trưởng và thư ký cũng cần tạo điều kiện cho các em được luân phiên nhau làm
để các em được giao lưu, học hỏi rộng rãi với nhau không nên cố định nhóm.
- Giao nhiệm vụ cần nêu cụ thể rõ ràng để học sinh nắm bắt được nội dung thảo luận
nhanh và có hiểu quả, có thể cả lớp cùng một nhiệm vụ hoặc có khi hai ba nhóm một nhiệm
vụ, các nhóm khác, khác nhiệm vụ thì cần linh hoạt nêu rõ ràng hơn nhằm nâng cao chất
lượng nhóm.
- Quy định thời gian cụ thể để các em thi đua học tập.

* Các nhóm thảo luận: Các nhóm tiến hành thảo luận theo nội dung yêu cầu của giáo
viên.
* Đại diện nhóm trình bày:
- Đại diện nhóm trình bày cần tạo điều kiện cho học sinh tự do bày tỏ ý kiến của
mình, cần động viên khen ngợi kịp thời để tạo sự phấn khởi và không khí thi đua lành mạnh
giữa các nhóm và học sinh trong nhóm với nhau.
Trang 5
- Các nhóm khác có thể chất vấn, nhận xét đánh giá nhóm bạn rút kinh nghiệm bài
làm của nhóm mình.
- Kết quả thảo luận nhóm có thể trình bày bằng ngôn ngữ nói, ngôn ngữ viết (ghi trên
giấy khổ to), bằng tranh vẽ, hay tiểu phẩm, trả lời câu hỏi, đánh dấu đồng tình , không đồng
tình về hành vi Đạo đức nào đó.
* Giáo viên tổng kết các ý kiến kết luận, khen ngợi, nhắc nhở tinh thần thái độ làm
việc, sự sáng tạo của nhóm trong quá trình tiến hành thảo luận
3.3. Những kinh nghiệm khi sử dụng phương pháp thảo luận nhóm:
- Giáo viên cần hoạt động thảo luận nhóm có thể khi dự kiến từ khâu soạn giáo án,
cũng có thể tổ chức bất thường trong giờ học, khi có tình huống vấn đề cần thảo luận.
- Cần quản lý tốt hoạt động của nhóm, không để một thành viên nào của nhóm ít
hoặc không hoạt động.
- Luôn luân phiên vai trò của nhóm trưởng và thư ký, tạo điều kiện cho các em được
học tập và tập dượt các tổ chức, chỉ huy hay kỹ năng trình bày một vấn đề Đạo đức, để rèn
luyện kỹ năng nói trước đám đông.
- Tổ chức phương pháp thảo luận nhóm khi cần thiết, nhằm nâng cao chất lượng bài
dạy và tạo điều kiện học sinh tiếp thu bày tốt hơn.
- Các thành viên trong nhóm không quá nhiều quá làm loảng nhóm và một số em ít
hoạt động.
- Trong thời gian hoạt động nhóm, nhóm nào hoàn thành nhiệm vụ trước thời gian
quy định giáo viên cần phát triển nâng cao yêu cầu nhiệm vụ. Để trách xảy ra hiện tượng
nhóm hoàn thành trước ngồi nói chuyện hoặc làm việc riêng.
Sau đây một số ví dụ để chứng minh phương pháp thảo luận nhóm có hiệu quả:

Ví dụ 1:
Đạo đức lớp 5 bài: “CÓ CHÍ THÌ NÊN”
Trang 6
Mục tiêu: Học sinh biết liên hệ và nêu được những khó khăn trong cuộc sống, trong
học tập để đề ra cách vượt qua khó khăn đó.
- Các bước tiến hành thảo luận nhóm:
1. Sau khi giáo viên chia nhóm theo (nhóm 4), đặt tên nhóm, giáo viên nêu nội dung
thảo luận, phát phiếu học tập theo nhóm.
Học sinh tự phân tích khó khăn - biện pháp khắc phục của bản thân theo mẫu sau :
TT Khó khăn Những biện pháp khắc phục
1 Ví dụ: Học yếu
Cần cù, cố gắng, quyết tâm sẽ học
giỏi
2 ………………………… ………………………….
3 ……………………… ………………………….
5 ……………………… …………………………
5 ……………………… ………………………….
2. Giáo viên quy định thời gian thảo luận.
3. Học sinh trao đổi thảo luận khó khăn - những biện pháp khắc phục của bản thân với
nhóm.
4. Đại diện nhóm trình bày trước lớp, bạn nào nhiều khó khăn hơn trình bày trước. Cả
lớp thảo luận tìm cách giúp đỡ những bạn có nhiều khó khăn trong lớp.
5. Giáo viên kết luận – tuyên dương nhóm thảo luận tốt: Lớp ta có một vài bạn có nhiều
khó khăn trong đời sống, trong học tập, bản thân các em đó cần nỗ lực cố gắng để tự mình
vuợt khó. Nhưng sự cảm thông , chia sẻ, động viên giúp đỡ bạn bè là hết sức cần thiết để
giúp các bạn vượt qua khó khăn, vươn lên. Trong cuộc sống mọi người đều có khó khăn
riêng và đều phải có ý chí mới vượt qua.
Ví dụ 2: Đạo đức lớp 5 bài: “ BẢO VỆ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN”
Sử dụng kỹ thuật khăn trải bàn
- Giáo viên nêu vấn đề thảo luận: “Em hãy lập dự án bảo vệ tài nguyên thiên

nhiên ở quê em”
- Các bước thảo luận tương tự như các ví dụ 1
Trang 7
Ý kiến 1



Ý kiến 2 Ý kiến chung Ý kiến 3

Ý kiến 4
Sử dụng kỹ thuật khăn trải bàn trong thảo luận nhóm rất thuận lợi phù hợp với điều
kiện cơ sở vật chất hiện nay, nhóm gồm 4 em mỗi em đưa ra một ý kiến của nội dung. Sau
đó lấy ý kiến chung đại diện nhóm trưởng trình bày, học sinh nhận xét, giáo viên kết luận lại
vấn đề.
4. Kết quả, hiệu quả mang lại:
Qua nghiên cứu tìm tòi và áp dụng một số biện pháp “Kinh nghiệm sử dụng
phương pháp thảo luận nhóm trong dạy học môn Đạo đức lớp 4,5” được Hội thảo và gởi
trên Gmail, ở một số cụm trường phía tây như trường Tiểu học Chà là, Bến Bào, Tân Trung,
Thị Trấn, An Lập, Cái keo. Nắm bắt được thông tin, qua tổng hợp báo cáo trong nhiều năm
tôi thấy rất vui mừng vì sử dụng phương pháp thảo luận nhóm trong giảng dạy có những
tiến bộ rõ rệt chất lượng giáo dục.
4.1.Đối với học sinh:
Sử dụng phương pháp thảo luận nhóm giúp học sinh hứng thú trong học tập trở thành
thói quen tương tác trong học tập, cởi mở thấu hiểu người khác hơn, giúp học sinh phát triển
khả năng phân tích, tổng hợp các hành vi đạo đức.
Trang 8
4.2. Đối với giáo viên:
Sử dụng phương pháp thảo luận nhóm trong dạy học môn Đạo đức giúp giáo viên có
điều kiện bổ sung mở rộng những kiến thức mới, đánh giá được sự tiếp thu của học sinh và
trình độ tư duy tiến bộ của học sinh.

5. Đánh giá phạm vi ảnh hưởng của sáng kiến:
Từ khi Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Đầm Dơi kết nối mạng Internet tôi đã đưa
sáng kiến kinh nghiệm “Một số kinh nghiệm sử dụng phương pháp thảo luận nhóm trong
dạy học môn đạo đức lớp 4, 5”. Áp dụng đại trà ở bậc Tiểu học trên trang Wes của phòng,
các Gmail của các trường Tiểu học trong huyện và trao đổi với ban giám khảo, ban bồi
dưỡng hội thi giáo viên giỏi cấp huyện các năm qua đạt rất cao cấp tỉnh. Kết quả giáo viên
giỏi sử dụng phương pháp thảo luận nhóm ở các môn Tự nhiên - xã hội, môn Đạo đức đạt
rất cao trong các kỳ thi.
Bảng tổng hợp giáo viên giỏi cấp huyện và cấp tỉnh kết quả như sau:
Năm học
Cấp huyện Cấp tỉnh
TSDự thi Số đạt Tỷ lệ TSDự thi Số đạt Tỷ lệ
2010 – 2011 110 92 83,36% / / /
2011 - 2012 130 110 85,00% 15 14 93,33%
Qua các năm phổ biến ứng dụng rộng rải trong toàn huyện chất lượng đại trà học
sinh được tăng lên theo hàng năm, tỷ lệ học sinh yếu giảm rõ rệt.
Năm học
Tổng
số HS
Hạnh kiểm Học lực
Đ TL CĐ TL Giỏi TL Khá TL TB TL Yếu TL
2010-2011 19087 19066 99,89 21 0,11 5223 27,36 6214 32,55 7078 37,08 572 2,99
2011-2012 18717 18701 99,9 16 0,09 5053 27,00 6176 32,99 6925 37,00 563 3,00
2012 2013 17872 17872 100 0 0 5485 30,7 6116 34,2 5822 32,6 449 2,5
5.1. Đối với giáo viên
- Phương pháp thảo luận nhóm là một trong những phương pháp dạy học không thể
thiếu được ở các môn ở bậc Tiểu học nhưng giáo viên biết kết hợp lòng ghép hài hoà các
phương pháp dạy học như thế nào cho giờ dạy có hiệu quả.
5.2. Đối với học sinh:
- Học sinh tích cực, nhiệt tình hăng sai khi tham gia thảo luận, tạo thói quen phương

pháp học tập của mình, xác định rõ nhiệm vụ học tập, tự lập kế hoạch học tập cho bản thân.
Trang 9
- Khắc phục tâm lý tự ti, e ngại, nhút nhát, dụt dè khi tiến hành thảo luận và phát biểu
trước tập thể lớp.
Trên cũng là: “Một số kinh nghiệm sử dụng phương pháp thảo luận nhóm trong
dạy học môn Đạo đức lớp 4,5” mặt dù số kinh nghiệm là một trong những phương pháp
dạy học mới hiện nay, nhưng phần nào cũng đã góp phần nâng cao chất lượng giáo dục cho
huyện nhà.
Quá trình nghiên cứu và tìm tòi ra những biện pháp sử dụng phương pháp thảo luận
nhóm trong dạy học, không trách khỏi sự sơ xuất thiếu sót, rất mong sự nhiệt tình đóng góp
của Hội đồng khoa học các cấp của ngành giáo dục và Đào tạo và anh em đồng nghiệp góp
ý kiến để cho sáng kiến kinh nghiệm được hoàn thiện hơn, sử dụng rộng rải trong huyện.
Ý KIẾN XÁC NHẬN Đầm Dơi, ngày 25 tháng 4 năm 2013
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ NGƯỜI VIẾT SÁNG KIẾN

Trang 10

×