Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

(SKKN mới NHẤT) SKKN một số phương pháp dạy học phân môn thường thức mĩ thuật ở lớp 4

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (404.32 KB, 12 trang )

Một số PPDH phân môn thường thức mĩ thuật ở lớp 4
MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
PHÂN MÔN THƯỜNG THỨC MĨ THUẬT Ở LỚP 4
Phần I. Đặt vấn đề
- Mỹ thuật là một mơn học cần thiết góp phần quan trọng trong việc hình thành
và phát triển nhân cách cho học sinh. Là một môn học giúp học sinh rèn luyện tri
giác và khả năng thể hiện đối tượng vẽ cho học sinh, thông qua thực hành mĩ thuật,
các em được rèn luyện cách phân tích, so sánh, đối chiếu với phương pháp, từ bao
quát đến chi tiết, điều đó giúp cho tư duy phát triển.
Học mỹ thuật học sinh có điều kiện tiếp xúc và làm quen với cái đẹp, biết tạo ra cái
đẹp và vận dụng cái đẹp vào trong sinh hoạt, học tập hàng ngày, mỹ thuật cịn tạo
điều kiện cho các em học tốt các mơn học khác …
- Với mục tiêu như vậy, Người giáo viên Mỹ thuật có nhiệm vụ, đó là phải làm thế
nào để chuyển tải đến cho học sinh cái hay cái đẹp, những kiến thức cơ bản nhất
mà học sinh có thể lĩnh hội một cách nhanh nhất, có hiệu quả, muốn đạt được mục
đích đó giáo viên phải biết vận động kết hợp hài hoà mọi phương pháp dạy học cho
từng tiết dạy.
- Chương trình mĩ thuật gồm 5 phân: Nhưng hầu hết chúng ta thường rất khó
khăn trong việc dạy phân môn xem tranh. Nhưng bài dạy xem tranh thường chỉ có
một vài hình ảnh minh hoạ đi kèm và phần đọc ở SGK . Do đặc điểm đó mà hầu
như giáo viên dạy phân mơn xem tranh cịn rất qua loa và học sinh thì chưa thực sự
biết phân tích, biết tìm hiểu nội dung tác phẩm và hình thức thể hiện, bố cục, màu
sắc, hình tượng nghệ thuật để bồi dưỡng dần năng lực cảm nhận nghệ thuật thực sự
cho các em.
- Đặc biệt ở phân mơn Thường thức mĩ thuật nếu dạy có hiệu quả giúp các
em cảm nhận sâu sắc về con người, cảnh vật,… quê hương, đất nước. Từ đó làm

Sáng kiến kinh nghiệm - 1

download by :



Một số PPDH phân môn thường thức mĩ thuật ở lớp 4
giàu thêm tình yêu quê hương, đất nước trong lịng các em, để các em hăng say,
đam mê mơn mĩ thuật.
- Với suy nghỉ làm thế nào để phát huy tính tích cực hoạt động của học sinh và giờ
dạy mang lại hiệu quả cao, trước thực trạng đó, tôi chọn viết đề tài: “ Một số
phương pháp dạy học phân môn thường thức mĩ thuật ở lớp 4 ”.
Phấn II. Giải quyết vấn đề.
- Thực tế giảng dạy, tham khảo dự giờ và trao đổi với bạn bè, đồng nghiệp về
môn học tôi cảm thấy hầu hết học sinh và giáo viên đều cho là mơn học khó, cái
khó ở đây phải chăng là cái ngại, ngại dạy, ngại nghiên cứu bài và ngại học.
* Về giáo viên:
- Cịn xem nhẹ mơn học nên chưa dành nhiều thời gian để nghiên cứu, tìm hiểu
về mục tiêu của bài dạy.
* Học sinh:
- Chưa chú ý đến môn học nên không mấy hướng thú đối với giờ học thường
thức mỹ thuật, nhiều em chưa đầy đủ vở Mỹ thuật đồ dùng học tập như: Bút chì,
màu vẽ…
- Từ mơi trường mẫu giáo chưa được chú trọng để hình thành con đường thẫm
mỹ cho trẻ (Vì điều kiện cơ sở vật chất ở nơng thơn cịn rất hạn chế)
* Phụ huynh:
- Chưa nhận thức đúng đắn cịn xem thường mơn học này .
- Qua tìm hiểu tơi thấy cách dạy của giáo viên và cách học của học sinh tác
động rất nhiều đến chất lượng học sinh, việc dạy thường được tiến hành theo lý
thuyết suông.
- Ở các tiết học này giáo viên thường hướng dẫn qua để học sinh quan sát tranh
rồi trả lời theo yêu cầu của giáo viên, do vậy khi học những tiết học thường thức
Mỹ thuật các em thường có những biểu hiện sau:
- Chủ yếu là lệ thuộc vào sách giáo khoa.
Sáng kiến kinh nghiệm - 2


download by :


Một số PPDH phân môn thường thức mĩ thuật ở lớp 4
- Khi trả lời câu hỏi thường lúng túng.
* Cụ thể:
+ Khơng phân biệt được mảng chính, mảng phụ trên bước tranh.
+ Không hiểu là tranh vẽ về đề tài gì.
+ Khơng hiểu hình ảnh nào là chính, hình ảnh nào là phụ.
Bởi vậy khi dạy các bài thường thức Mỹ thuật giáo viên cần khuyến khích các
em tìm tịi, sáng tạo để hiểu nội dung, bỏ dần tính lệ thuộc, tạo sự ham thích cho
mơn học. Giáo viên củng cần áp dụng các phương pháp dạy học có hiệu quả để các
em hứng thú hơn khi học phân mơn này.
* Q trình thực hiện giải pháp mới, các phương pháp dạy học tích cực vào
trong các bài Thường thức mỹ thuật:
Hoạt động của Giáo viên:
.1/ Xác định mục tiêu bài học:
- Kiến thức, kĩ năng cơ bản cần đạt được sau giờ học.
- Những kĩ năng hợp tác rèn luyện cho học sinh.
- Thái độ học tập của học sinh trong giờ học.
.2/ Các phương tiện dạy học:
- Giáo án được soạn theo phương pháp dạy học mới.
- Tài liệu tham khảo, đồ dùng dạy học, tranh ảnh, sách báo tư liệu liên quan đến
bài.
- Bảng phụ hoạt động nhóm, nam châm, phấn màu…
.3/ Các phương pháp chuẩn bị:
- Hướng dẫn cho các em cách chuẩn bị bài ở nhà:
- Giáo viên phải chuẩn bị bài kĩ lưỡng:
-Giáo viên cần phải sưu tầm những tài liên, hình ảnh liên quan đến bài từ nhiều

nguồn khác nhau. Nắm rừ và đảm bảo độ tin cậy về thông tin. Đa số đồ dung dạy
học môn thường thức mỹ thuật đều tự tay tôi chuẩn bị và làm ra. Nhất thiết phải có
Sáng kiến kinh nghiệm - 3

download by :


Một số PPDH phân môn thường thức mĩ thuật ở lớp 4
các loại tranh ảnh, các bức tranh tiêu biểu, liên quan đến kiến thức chính của bài,
các em rất hiếu động và tù mù. Khi giáo viên nêu ra một kiến thức nào đó mà có
tranh ảnh kèm theo thì các em sẽ chú ý đến lời giảng của giáo viên hơn, đồng thời
các em cũng tin tưởng giáo viên .
- Vận dụng nhiều phương pháp dạy học khác nhau trong quá trình dạy:
Đối với mỗi bài thường thức mỹ thuật, tôi lại áp dụng phương pháp dạy khác nhau
để lôi cuốn các em. Và đặc điểm chung các phương pháp của tôi đưa ra là các em
học sinh là những người tìm và thu thập thơng tin cịn giáo viên chỉ là người bổ
sung và quyết định tính chính xác của thơng tin đó.
4,1. Các bước thực hiện:
a, Xây dựng kế hoạch kế hoạch giờ học:
- Xác định số lượng thành viên nhóm phù hợp với từng phương pháp dạy học khác
nhau. Có thể 1 nhóm là một tổ, là 2-4 em hoặc thực hiện cá nhân. Khi lập nhóm
thực hiện theo tiêu chí bốc thăm hoặc chia theo tổ.
- Tổ chức lớp học sao cho đạt được hiệu quả tiết học theo bài hoặc theo chủ đề.
- Phân cơng nhiệm vụ các thành viên trong nhóm, trưởng nhóm, người báo cáo,
thuyết tŕnh, người viết bảng phụ….
- Điều khiển thực hiện hoạt động của các thành viên trong nhóm.
- Ngồi ra giáo viên cũng cần phải h́ ình dung những t́ình huống xẩy ra ngồi dự
kiến như thế nào để có biện pháp xử lý.
b, Hướng dẫn tiến hành giờ học:
- Giải thích các tiêu chí cần đạt được.

- Giải thích nhiệm vụ học tập của học sinh
- Nâng cao hợp tác hoạt động giữa các nhóm.
c, Theo dõi và can thiệp:
- Giáo viên đi một vòng quanh lớp để xem thử các em đă hiểu yêu cầu hoạt động
và hướng thực hiện hoạt động chưa.
Sáng kiến kinh nghiệm - 4

download by :


Một số PPDH phân môn thường thức mĩ thuật ở lớp 4
- Giáo viên có thể giải thích thêm nếu các nhóm thắc mắc.
4,2. Hoạt động của học sinh:
- Hoạt động nhóm một cách tích cực, thảo luận về nội dung, kế hoạch trong học
tập, vạch ra phương hướng thực hiện kế hoạch đó nhằm đạt kết quả cao nhất.
- Đoàn kết, lắng nghe ý kiến của các thành viên trong nhóm.
- Tn thủ theo tín hiệu điều khiển của giáo viên cũng như thay phiên nhau làm
nhóm trưởng, thư kí hoặc người báo cáo, thuyết tŕnh.
- Có ý thức thái độ hoạt động nghiêm túc, tích cực.
4,3. Một số h́ ình thức áp dụng phương pháp dạy học tích cực trong một số bài
Thường thức mỹ thuật:
a , Chuẩn bị đồ dùng:
Mỹ thuật là một môn học của “Nghệ thuật tri giác” nên việc cụ thể hoá nội dung
bài dạy bằng những tranh ảnh, vật mẫu là chủ yếu. Do vậy việc chuẩn bị kỹ về đồ
dùng dạy học là một yêu cầu cần thiết đối với giáo viên, bởi chính trên cơ sở đồ
dùng dạy học, cấu trúc bài học và hệ thống câu hỏi được bộc lộ những khái niệm,
những thuật ngữ mỹ thuật trừu tượng chung chung được thể hiện rõ ràng hơn.
Qua đồ dùng dạy học học sinh sẽ cảm nhận được vẻ đẹp một cách cụ thể. Giúp các
em dễ nhớ và vận dụng, liên hệ thực tế vào bài học một cách dễ dàng. Bởi vì đặc
điểm tâm lý lứa tuổi học sinh tiểu học là ham hiểu biết, tị mị, khám phá.

Vì vậy đối với các bài thường thức mỹ thuật thì việc sử dụng đồ dùng dạy học lại
càng cần thiết hơn, xem như thành công một nửa nếu giáo viên chuẩn bị tốt đồ
dùng dạy học. Chính vì thế mà khi dạy các bài này giáo viên cần phải chuẩn bị đầy
đủ đồ dùng dạy học, giáo viên không chỉ dùng các tranh mẫu trong SGK, tranh có
sẵn trong bộ đồ dùng mà còn phải sưu tầm, chuẩn bị nhiều tranh khác, các tranh
này sẽ có tác dụng bổ sung và làm rõ hơn về yêu cầu kiến thức mà giáo viên cần
truyền thụ, đối với mỗi bài thường thức Mỹ thuật giáo viên cần chuẩn bị ít nhất từ
3 – 4 tranh cùng một nội dung chủ đề nhưng khác nhau về cách vẽ, cách sắp xếp bố
Sáng kiến kinh nghiệm - 5

download by :


Một số PPDH phân môn thường thức mĩ thuật ở lớp 4
cục, cách tô màu để cho học sinh quan sát và là phương tiện hỗ trợ cho giáo viên
trong lúc giảng bài. Nguồn tranh này giáo viên có thể sưu tầm hoặc vận dụng các
hình sưu tầm của học sinh.
Ngoài giờ học trên lớp giáo viên cần tổ chức cho học sinh tham quan cảnh đẹp, di
tích văn hóa, bảo tàng…
Do đặc trưng đó nên để dạy tốt các giờ thường thức mỹ thuật người giáo viên trước
hết phải xác định rõ mục đích yêu cầu cần đạt được của phân môn thường thức mĩ
thuật, cụ thể là sau bài học:
+ Học sinh nhận biết:
- Các hình ảnh chính phụ của bức tranh.
- Sắp xếp các hình ảnh thể hiện nội dung bức tranh.
- Màu sắc của bức tranh.
- Có cảm nhân riêng về tác phẩm.
+ Nghiên cứu các mục tiêu của từng bài cụ thể:
- Mục đích của các bài xem tranh đặt ra không nhằm yêu cầu tất cả học sinh đều
biết cảm thụ thường thức nhận xét đánh giá các bức tranh mà chỉ làm giúp cho học

sinh làm quen, tiếp xúc với tranh vẽ của thiếu nhi và các hoạ sỹ tên tuổi thông qua
việc làm quen, bước đầu giúp các em bước vào thế giới của ngơn ngữ mỹ thuật, đó
chính là đường nét, màu sắc, hình khối, bố cục...
Như vậy mục đích xem tranh ở tiểu học rất đơn giản: Làm quen tiếp xúc và bước
đầu có cảm nhận cá nhân về cái đẹp chứ chưa phải rèn cho học sinh biết cảm thụ
thường thức và nhận xét, đánh giá bức tranh một cách hoàn chỉnh. Biết phân biệt
sự khác nhau giữa tranh vẽ và ảnh chụp, giữa các chất liệu, thể loại từ đó hình
thành ở các em khái niệm về loại hình nghệ thuật.
b . Cách tổ chức giờ học phân mơn thường thức mĩ thuật .
- Giáo viên có thể tổ chức cho học sinh học tập theo các phương pháp:
+ Phương pháp quan sát và trực quan
Sáng kiến kinh nghiệm - 6

download by :


Một số PPDH phân môn thường thức mĩ thuật ở lớp 4
+ Phương vấn đáp gợi mở
+ Phương pháp luyện tập
+ Phương pháp hoạt động tổ chức theo căp, theo nhóm .
+ Phương pháp tổ chức trị chơi .
+ Phương pháp hoạt động liên hệ thực tế .
Dù áp dụng theo phương pháp nào giáo viên cũng cần cung cấp cho học sinh
những kiến thức về bài học chính xác, khi đó học sinh mới nắm bắt được chính xác
nội dung, hiểu rõ hơn về bài mình đang học và biết liên hệ được với thực tiễn.
- Nhưng trong đó phương pháp học nhóm đã đưa lại kết quả cao.
- Cụ thể như sau:
- Giáo viên chia nhóm theo 2 hay theo nhóm 4 .
- Dùng câu hỏi hoặc phiếu học tập để học sinh thảo luận và trả lời .
- Học sinh học tập theo hướng dẫn cụ thể là :

+ Cử người điều hành và ghi chép (nhóm trưởng và thư kí )
+ Thảo luận theo nhóm và ghi chép tóm tắt ý kiến .
+ Nhóm trưởng báo cáo kết quả học tập của nhóm mình (Trong đó có
tóm tắt nội dung và đề xuất những thắc mắc nếu có ) .
+ Các nhóm khác bổ sung góp ý cho mỗi nội dung của nhóm bạn vừa
báo cáo .
- Giáo viên bổ sung, góp ý, động viên, khích lệ học sinh học tập
Chú ý :
- Học sinh được tự do phát biểu theo cảm nhận riêng và tranh luận .
- Giáo viên lắng nghe, nhận xét, bổ sung cho từng nội dung hoặc cả bài .
– Giáo viên nên đơng viên, những học sinh có ý kiến phát biểu hay .
- Củng cần khích lệ để các em nhận ra những ý kiến chưa dúng của mình,
để các em cố gắng cho lần sau...

Sáng kiến kinh nghiệm - 7

download by :


Một số PPDH phân môn thường thức mĩ thuật ở lớp 4
- Sưu tầm thêm tư liệu tranh ảnh, sách báo, tranh phiên bản cùng nội dung
để học sinh tham khảo thêm .
- Yêu cầu học sinh phát biểu những hiểu biết và cảm nhận của mình về
tác phẩm , tránh tình trạng đọc theo sách giáo khoa .
- Có thể tổ chức cho học sinh xem tranh ở bảo tàng hoặc ở phòng tranh
của nhà trường ...
- Sau giờ học giáo viên cần dặn dò học sinh sưu tầm tranh phiên bản dán
vào giấy A4 thành tập hay trang trí ở góc học tập của mình và tập nhận
xét.
c. Một số ví dụ .

Ví dụ1: Bài 5: Xem tranh phong cảnh
Ở bài này có 3 bức tranh: Tơi cho Học sinh quan sát từng bức 1 và đặt câu hỏi gợi ;
+ Các em thấy bức tranh này như thế nào ?
+ Học sinh sẽ trả lời nhiều ý kiến và tôi chốt lại đây là bức tranh Phong cảnh của
họa sĩ vẽ nên ta thấy rất đẹp nhưng chúng ta biết nó đẹp ở chổ nào thầy mời cả lớp
ta xem tranh và trả lời các câu hỏi sau:... như thế học sinh rất háo hức các câu hỏi
mà giáo viên đưa ra và như thế các em rất thích học và như thế giáo viên cuối cùng
chốt lại bằng gọi một vài em đọc phần trong SGK ghi và như thế giáo viên cứ thay
đổi cách dạy để các em thích tìm hiểu khơng để các em nhàm chán.
Ví dụ 2 : Bài : 19 - Xem tranh dân gian
Tôi lại cho HS đọc bài trước sau đó mới cho Hs thảo ln theo nhóm, trong q
trình HS đọc các em phần nào hiểu được nội dung bài.
Tương tự như vậy các bài học khác tôi củng áp dung hình thức như vậy để thay
đổi các học của học sinh nhưng khơng đi xa u cầu bài.
Ngồi cácphương pháp dạy học nêu trên tơi cịn tham khảo thêm các hình thức dạy
học của các mơn học khác qua dự giờ thăm lớp để đúc rút thêm kinh nghiệm.

Sáng kiến kinh nghiệm - 8

download by :


Một số PPDH phân môn thường thức mĩ thuật ở lớp 4
- Kết quả đạt được .
- Qua quá trình nghiên cứu thể nghiệm qua các giờ dạy tôi đã thu được kết quả sau.
Với kết quả trên tôi đã rút ra cho bản thân bài học cho môn mỹ thuật nói chung và
các bài thường thức mỹ thuật nói riêng.
- Phải xác định những thông tin cần thiết để làm căn cứ khi chuẩn bị bài dạy.
- Nghiên cứu kỹ mục tiêu bài dạy vì đây là vấn đề then chốt, mục tiêu cần rõ ràng,
cần chú ý đến con mắt.

- Chuẩn bị đồ dùng chu đáo, nhưng khi sử dụng phải linh hoạt không nên đưa
nhiều tranh cùng một lúc mà cần phải chọn các bức tranh phù hợp với nội dung bài
dạy. Khi treo tranh cũng cần có vị trí hợp lý để cả lớp quan sát tốt. Tập trung yêu
cầu bài dạy. Yêu cầu học sinh tập trung quan sát tranh trước khi trả lời câu hỏi.
- Khi hướng dẫn học sinh xem tranh, giáo viên cần chú ý khai thác các yếu tố, chọn
đề tài, chọn hình ảnh chính phụ, cách sắp xếp, phối màu hợp lý.
- Nên có hệ thống câu hỏi gợi ý hợp lý để học sinh tiếp cận với nội dung bài học
(Câu hỏi đơn giản, ngắn gọn, dễ hiểu)
- Nội dung của bài học được xác định rõ ràng trong sách giáo viên nhưng đối với
một số bài giáo viên cần phải đầu tư thời gian tìm hiểu thêm để bổ sung, mở rộng
kiến thức cần thiết (mang tính địa phương, tính cập nhạt ….)
- Xác định phương pháp dạy học và lựa chọn phương pháp phù hợp, để bài dạy đạt
hiệu quả cao trong một bài có thể sử dụng nhiều phương pháp dạy học.
PHẦN III: Bài học kinh nghiệm
Giáo dục đào tạo ở mọi thời đại bao giờ cũng giữ vững vai trò hết sức quan
trọng trong quá trình phát triển của xã hội. Chính vì vậy mà ngành giáo dục đã
được coi là “ Quốc sách hàng đầu” để phát huy nguồn lực hàng đầu của đất nước.
Học mỹ thuật đã mang lại sự thay đổi tích cực, phát triển hài hoà về thể chất
và tinh thần của học sinh. Sự có mặt của bộ mơn mỹ thuật đã mang lại khơng khí
thoải mái, vui tươi trong các trường học, giảm bớt sự căng thẳng trong quá trình
Sáng kiến kinh nghiệm - 9

download by :


Một số PPDH phân môn thường thức mĩ thuật ở lớp 4
học các mơn văn hố, dung hồ cường độ, học tập trong nhà trường của các em
đồng thời có một mức độ nhất định đã tạo được những bước đi ban đầu trong việc
mở ra những tiền đề phát triển năng khiếu, thẩm mỹ, mỹ thuật cho học sinh .
Tuy nhiên trong q trình giảng dạy bộ mơn Mỹ thuật còn bộc lộ một số hạn

chế trong khâu chỉ đạo và thực hiện. Bên cạnh những mặt thuận lợi cịn gặp phải
một số khó khăn như: Chưa nhận được sự quan tâm đúng mức của ban lãnh đạo
nhà trường cùng các đồng nghiệp của các phụ huynh học sinh và học sinh. Hơn
nữa việc thực hiện giảng dạy Mỹ thuật chưa phù hợp với tình hình thực tiễn tại địa
phương nên kết quả việc giáo dục mỹ thuật chưa được khả quan.
Qua quá trình khảo sát thực trạng việc giảng dạy bộ môn mỹ thuật trong trường
tiểu học. Để góp phần nhỏ bé vào việc nâng cao chất lượng giảng dạy môn Mĩ
thuật tại trường tôi xin đề xuất một số ý kiến sau:
- Tạo điều kiện cho giáo viên Mĩ thuật nâng cao trình độ chun mơn ...
- Giáo viên mỹ thuật cần có sự nhận thức đúng đắn tầm quan trọng của việc giáo
dục mỹ thuật đối với sự phát triển toàn diện nhân cách của học sinh trong nhà
trường.
- Các bậc Phụ huynh, học sinh cần xác định trách nhiệm, phối hợp với nhà trường
trong việc giáo dục con em mình để mơn học đạt kết quả như mong muốn.
- Kiến nghi với cấp tren nên cho in các phiên bản tranh trong SGK ( Đối với các
bài thường thức mĩ thuật)
- Trên đây là một vấn đề để góp phần nâng cao chất lượng dạy học phân mơn
thường thức mĩ thuật ở lớp 4 nói riêng và thường thức mĩ thuật ở tiểu học nói
chung.
Tơi xin chân thành cảm ơn!
Ngày 20 tháng 3 năm 2013

Sáng kiến kinh nghiệm - 10

download by :


Một số PPDH phân môn thường thức mĩ thuật ở lớp 4

* Tài liệu tham khảo


1. Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên giáo viên Tiểu học - NXB giáo dục- 2005
2. Phương pháp giảng dạy mĩ thuật - Nguyễn Quốc Toản NXB giáo dục - 1999
3. Một số sáng kiến các năm trước.

Sáng kiến kinh nghiệm - 11

download by :


Một số PPDH phân môn thường thức mĩ thuật ở lớp 4

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HƯƠNG SƠN

ĐỀ TÀI: MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
PHÂN MÔN THƯỜNG THỨC MĨ THUẬT Ở LỚP 4

THÁNG 3 NĂM 2013
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HƯƠNG SƠN

Sáng kiến kinh nghiệm - 12

download by :



×