Tải bản đầy đủ (.pdf) (16 trang)

(SKKN mới NHẤT) SKKN phương pháp dạy học hợp tác trong nhóm nhỏ đối với môn ngữ văn ở trường thcs

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (137.18 KB, 16 trang )

Phương pháp dạy học hợp tác trong nhóm nhỏ đối với môn Ngữ văn ở
trường THCS
A-ĐẶT VẤN ĐỀ :
I-Cở sở lí luận :
Từ nhiều thập kỉ qua , trên lĩnh vực giáo dục , đổi mới phương pháp
day học là một vấn đề đã được đề cập và bàn luận rất sôi nổi . Các nhà
nghiên cứu phương pháp dạy học đã không ngừng nghiên cứu , tiếp thu
những thành tự mới của lí luận dạy học hiện đại để đưa nền giáo dục
nước nhà ngày càng hiện đại hơn , đáp ứng được nhu cầu học tập ngày
càng cao của nhân dân . Những năm gần đây , định hướng đổi mới
phương pháp dạy học đã được thống nhất theo định hướng tích cực hố
hoạt động học tập của học sinh , dưới sự tổ chức , hướng dẫn của giáo
viên . Phát huy tính tích cực học tập được xem như là một nguyên tắc dạy
học đảm bảo chất lượng và hiệu quả . Ở nước ta vấn đề phát huy tính tích

download by :


cực, chủ động , sáng tạo của học sinh nhằm đào tạo những người lao
động sáng tạo cũng đã được đặt ra từ những năm 60 của thế kỉ XX và
được xác định là một trong những phương hướng của cuộc cải cách giáo
dục được triển khai ở các trường phổ thông từ những năm 1980 . Trong
số các phương pháp học tập tích cực thì phương pháp dạy học “Hợp tác
trong nhóm nhỏ” được xem là phương pháp dạy học có nhiều ưu thế
trong việc phát huy tính tích cực chủ động , sáng tạo của học sinh THCS
Đối với học sinh THCS nói riêng và học sinh các cấp học nói chung ,
việc phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của các em trong quá trình
học tập là một yêu cầu hết sức cần thiết . Mặt khác để phù hợp với xu thế
đổi mới nội dung chương trình và sách giáo khoa hiện nay , mục tiêu của
chương trình phải đảm bảo u cầu tích hợp và tích cực . Với phương
pháp dạy học “ Hợp tác trong nhóm nhỏ” phần nào sẽ phát huy được yêu


cầu đó

download by :


II-Cơ sở thực tiễn :
Trong thực tế hiện nay việc vận dụng phương pháp dạy học “Hợp tác
trong nhóm nhỏ” chưa được các giáo viên quan tâm , nếu có cũng chỉ là
tổ chức một cách gượng ép , vì thế chưa thật sự mang lại hiệu quả thiết
thực như phương pháp dạy học này vốn có .Là một giáo viên trực tiếp
giảng dạy và tham gia các khoá học tập đổi mới phương pháp dạy học
sách giáo khoa mới tôi mạnh dạn chọn đề tài “ Vận dụng phương pháp
dạy học hợp tác trong nhóm nhỏ” . Với hi vọng góp một phần nhỏ vào
việc nâng cao hiệu quả và chất lượng trong công tác dạy học ở trường
THCS
B-GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ :
I-Một vài khái niệm :
1-Quan niệm về phương pháp dạy học :

download by :


“ Phương pháp dạy học là một cách thức hoạt động của giáo viên trong
việc chỉ đạo , tổ chức các hoạt động học tập nhằm giúp học sinh chủ
động đặt các mục tiêu dạy học”
Như vậy định nghĩa này quan niệm rằng việc tổ chức các hoạt động tự
lực của học sinh là con đường hiệu quả nhất để đạt mục tiêu dạy học .
Chức năng cơ bản của giáo viên là chỉ đạo tổ chức các hoạt động ấy để
giúp học sinh chủ động chiếm lĩnh nội dung học tập
2-Những phương pháp tích cực cần được phát huy :

Việc áp dụng các phương pháp tích cực khơng có nghĩa là bỏ các
phương pháp dạy học truyền thống . Ngay cả những phương pháp tập
trung vào giáo viên như : thuyết trình , giảng bình , biểu diễn , các
phương tiện trực quan để minh hoạ bài giảng …, vẫn rất cần thiết trong
quá trình dạy học . Vì thế giáo viên cần kế thừa , phát huy những mặt tích
cực trong hệ thống các phương pháp dạy học đã quen thuộc , đồng thời

download by :


phải học hỏi , vận dụng một số phương pháp dạy học mới , phù hợp với
hoàn cảnh điều kiện dạy học ở nước ta để tiến lên từng bước vững
chắc .Theo tinh thần ấy có một số phương pháp dạy học tích cực như :
Vấn đáp , tìm tịi , dạy học đặt và giải quyết vấn đề , dạy học hợp tác
trong nhóm nhỏ .Để phát huy tính độc lập , chủ động , sáng tạo của học
sinh , giáo viên cần vận dụng một cách linh hoạt các phương pháp nói
trên .Đặc biệt giáo viên cần quan tâm và chủ động hơn nữa vào phương
pháp dạy học “Hợp tác trong nhóm nhỏ”
II-Dạy học hợp tác trong nhóm nhỏ :
Với phương pháp này lớp học sẽ được chia thành những nhóm từ 4 đến
6 người . Tuỳ mục đích sư phạm và yêu cầu của vấn đề học tập , các
nhóm được phân chia ngẫu nhiên hoặc có chủ định , được duy trì ổn định
trong cả tiết học hoặc thay đổi theo từng hoạt động , từng phần của tiết

download by :


học , các nhóm cùng được giao một nhiệm vụ hoặc được giao những
nhiệm vụ khác nhau
Nhóm tự bầu ra nhóm trưởng , nhóm trưởng có nhiệm vụ phân cơng cho

mỗi thành viên thực hiện một phần công việc . Trong nhóm nhỏ mối
thành viên được thực hiện một phần cơng việc , mỗi thành viên đều được
hoạt động tích cực , không thể ỉ lại vào một vài người năng động và nổi
trội hơn . Các thành viên trong nhóm giúp nhau tìm hiểu vấn đề trong
khơng khí thi đua với các nhóm khác . Kết quả làm việc của mỗi nhóm sẽ
đóng góp vào kết quả chung của cả lớp .Nhóm có thể cử ra một đại diện
hoặc có thể phân cơng mỗi nhóm việc trình bày một phần nếu nhiệm vụ
được giao là khá phức tạp
Cấu tạo của một hoạt động theo nhóm (trong một phần của tiết học ,
hoặc một tiết học , có thể là buổi học ngoại khố ),cấu tạo của tiết học ấy
có thể như sau :

download by :


1-Làm việc chung cả lớp :
a-Nêu vấn đề , xác định nhiệm vụ nhận thức
b-Tổ chức các nhóm , giao nhiệm vụ cho các nhóm
c-Hướng dẫn cách làm việc theo nhóm
2-Làm việc theo nhóm:
a-Phân cơng trong nhóm : Từng các nhân làm việc độc lập
b-Trao đổi ý kiến , thảo luận trong nhóm
c-Cử đại diện nhóm (hoặc phân cơng trước) chịu trách
nhiệm trình bày kết quả làm việc của nhóm
3-Thảo luận , tổng kết trước tồn lớp :
a-Các nhóm lần lượt báo cáo kết quả
b-Thảo luận chung
c-Giáo viên tổng kết , đặt vấn đề tiếp theo
Ví dụ khi dạy văn bản “Vượt thác” ở sgk Ngữ văn 6-tập 2 :


download by :


1-Làm việc chung cả lớp :
a-Xác định nhiệm vụ , nhận thức
Qua hoạt động này học sinh sẽ nhận thức được :
-Trình bày những nhận xét đánh giá của mình về đối tượng miêu tả
-Điểm nhìn trần thuật và nghệ thuật miêu tả trong từng đoạn
b-Chia nhóm :
Lớp được chia thành 3 nhóm , mỗi nhóm 6 học sinh , nhóm sẽ tìm hiểu
một phần văn bản (văn bản “Vượt thác” có 3 phần tương đối rõ ràng .Vì
thế mỗi nhóm sẽ đọc- hiểu mỗi phần và làm việc độc lập theo nhóm của
mình ) . Có thể giáo viên sử dụng thăm để các nhóm bốc thăm tạo khơng
khí vui vẻ và thi nhau làm việc giữa các nhóm
c-Hướng dẫn cách làm trong nhóm :
Mỗi nhóm sẽ thảo luận , dùng bút chì ghi vào giấy những ý kiến mà
nhóm thực hiện được

download by :


Ví dụ ở phần văn bản từ đầu cho đến “ thuyền chuẩn bị vượt nhiều thác
nước” do nhóm thực hiện :
Đoạn sông ở phần này được mô tả như thế nào ? Quang cảch hai
bên bờ ra sao ? Cảnh vật hai bên bờ sông thay đổi như thế nào khi sắp
đến đoạn sông nhiều thác ghềnh ? Cách miêu tả của tác giả đoạn này có
gì đặc sắc ? Vị trí quan sát và miêu tả của tác giả như thế nào ? Nghệ
thuật mà tác giả dùng để miêu tả có gì đặc sắc?
Nhóm 2 và nhóm 3 cũng cần được gợi ý những nét tương tự như ở nhóm
1

2-Làm việc theo nhóm :
-Phân cơng trong nhóm để thực hiện nhiệm vụ theo gợi ý trên
-Trao đổi trong nhóm để hồn chỉnh câu trả lời
-Thể hiện kết quả trên giấy , cử đại diện nhóm trả lời
3-Thảo luận tổng kết :
download
by :


Đại diện các nhóm trình bày trước lớp (nhóm 1 trình bày sau đó đến
nhóm 2 và cuối cùng là nhóm 3) .Trình bày như vậy là để tạo tính liền
mạch cho văn bản
Học sinh thảo luận , giáo viên uốn nắn lúc cần thiết và bổ sung những gì
học sinh làm chưa đầy đủ
Cuối cùng giáo viên tổng kết những nội dung chính và chuyển sang hoạt
động tiếp theo của bài .
Trong phân môn tập làm văn và tiếng Việt thường dễ tổ chức phương
pháp học tập “ Hợp tác trong nhóm nhỏ” , ví dụ trong bài luyện tập của
tiếng Việt : Với bài luyện tập thường giúp học sinh ôn lại kiến thức và
cũng cố kiến thức bằng các thao tác thực hành .Cùng một lúc để tất cả
học sinh đều được làm việc , đều có nhu cầu thảo luận , giáo viên cần
chia nhóm học tập .Nếu mỗi học sinh thực hiện một yêu cầu , một bài tập
thì sẽ khơng đủ thời gian để làm hết các bài tập trên lớp , như thế làm

download by :


được bài này lại mất bài khác . Hoặc trong giờ luyện nói ở phân mơn tập
làm văn nếu như khơng chia nhóm tổ làm sao thực hiện được u cầu của
bài học , không thể trong một tiết học chỉ có 45 phút tất cả học sinh đều

được tham gia luyện nói trong lớp được .Vì thế chia nhóm , tổ học tập là
một yêu cầu hết sức cần thiết .Cần nói thêm ở phân mơn văn trong phần
tổng kết hoặc luyện tập của bài học củng có thể chia nhóm để học sinh
làm việc
Phuơng pháp dạy học “ Hợp tác trong nhóm nhỏ” cho phép các thành
viên trong nhóm chia sẽ các suy nghĩ ,băn khoăn, kinh nghiệm hiểu biết
bản thân cùng nhau xây dựng nhận thức thái độ mới bằng cách nói ra
những điều đang suy nghĩ , mọi người có thể nhận ra trình độ hiểu biết
của mình về chủ đề nêu ra , thấy mình cần học hỏi thêm những gì .Bài
học trở thành quá trình học hỏi lẫn nhau chứ khơng phải sự tiếp nhận thụ
động từ giáo viên

download by :


Bằng hoạt động thảo luận trong nhóm nhỏ , những nội dung bài học
cần nắm vững đến với học sinh hoàn toàn qua con đường độc lập suy
nghĩ và hợp tác hoạt động , cọ xát trong trao đổi thuộc vào sự nhiệt tình
tham gia của mỗi thành viên .Vì vậy phương pháp này còn được gọi là “
Huy động mọi người cùng tham gia” hoặc rút gọn là “phương pháp cùnh
tham gia”.
Theo phương pháp này mọi người dễ hiểu , dễ nhớ hơn, vì họ được
tham gia trao đổi trình bày vấn đề nêu ra , cảm thấy phấn khới hào hứng
khi thành cơng chung của lớp có sự tham gia của bản thân mình .
Điều đáng nói ở đây là việc học tập , không phải mọi tri thức , kĩ năng ,
thái độ đều được hình thành những hoạt động thuần tuý cá nhân . Lớp
học là mơi trường giao tiếp giữa thầy –trị , trị –trị tạo nên mối quan hệ
tương tác giữa các cá nhân trên đường đi tới những tri thức mới .Trong
phương pháp học tập hợp tác vẫn có sự giao tiếp thầy- trò , nhưng nổi lên


download by :


vẫn là mối quan hệ giao tiếp trị-trị . Thơng qua sự hợp tác tìm tịi nghiên
cứu ,thảo luận , tranh luận trong tập thể , ý kiến của mỗi các nhân được
bộc lộ , được điều chỉnh , khẳng định hay bác bỏ , qua đó người học nâng
mình lên một trình độ mới , bài học vận dụng được vốn hiểu biết và kinh
nghiệm của cá nhân và cả lớp . Từ xưa bên cạnh câu : “Không thầy đố
mày làm nên” , cha ơng ta đã có câu: “Học thầy khơng tày học bạn” .
Hoạt động nhóm các thành viên sẽ được tập thể uốn nắn điều chỉnh ý
thức cộng đồng . Hoạt động trong tập thể sẽ làm cho từng thành viên
quen dần với sự phân công hợp tác trong lao động sản xuất , hiệu quả học
tập sẽ tăng lên , nhất là giải quyết những vấn đề gay cấn , lúc xuất hiện
nhu cầu phối hợp giữa các cá nhân để hoàn thành một nhiệm vụ học tập
xác định.
C-KẾT THÚC VẤN ĐỀ :

download by :


Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực hoá hoạt động học
tập của học sinh là một quá trình lâu dài và phức tạp . Yêu cầu đào tạo
lớp người năng động sáng tạo , đẩy nhanh sự nghiệp cơng nghiệp hố
hiện đại hố đất nước ,địi hỏi đội ngũ giáo viên chúng ta phải quyết tâm
đổi mới nội dung phương pháp dạy học . Trong rất nhiều phương pháp
dạy học thì phương pháp dạy học “Hợp tác theo nhóm” đã giúp học sinh
chủ động tích cực hơn trong việc tiếp nhận nguồn tri thức mới . Tuy
nhiên ngồi những mặt tích cực mà phương pháp dạy học này mang lại
nó cũng khơng tránh khỏi những hạn chế như : Không gian chật hẹp của
lớp học , thời gian hạn định của lớp học cho nên giáo viên phải biết tổ

chức hợp lí mới có kết quả , khơng nên lạm dụng các hoạt động nhóm và
cần đề phịng xu hướng hình thức.
Một thực tế mà giáo viên cần chú ý : giờ học văn chương không phải
lúc nào cũng có thể áp dụng phương pháp hợp tác trong nhóm vì nhiều lẽ

download by :


: lớp quá chật hoặc số học sinh quá đông khơng dễ dàng gì cho việc chia
nhóm , hoặc là do những nội dung văn chương trong một văn bản có mối
liên hệ khăng khít khơng thể chia nhỏ , xé vụn để đọc -hiểu , cảm thụ ,
hoặc sự cảm nhận tinh tế khó có thể giãi bày hết qua trao đổi , thảo luận .
Phần nữa trao đổi thảo luận của học sinh nếu khơng được quản lí chặt chẽ
có thể đi chệch hướng hoặc làm ảnh hưởng đến việc giữ trật tự cho lớp
học .
Nhìn chung để đạt hiệu quả dạy học đạt như mong muốn , đúng như
mục tiêu chương trình đề ra người giáo viên phải vận dụng linh hoạt
đúng mực các phương pháp dạy hoc vốn có . Tuỳ vào mục tiêu của từng
đơn vị bài học , từng phân môn để vận dụng cho hợp lí.
Khi vận dụng phương pháp này , giáo viên phải cân nhắc lựa chon
nội dung nào có thể phù hợp với hoạt động thảo luận và phải dự kiến
trước cách thức tiến hành hoạt động thảo luận mới hi vọng có hiệu

download by :


quả .Trong mỗi tiết học chỉ nên từ 1 đến 3 hoạt động nhóm và nên nhớ
rằng tư duy tích cực của học sinh phải được phát huy .Và ý nghĩa quan
trọng của phương pháp này là rèn luyện năng lực hợp tác giữa các thành
viên trong tổ chức lao động.

Trên đây là một số vấn đề về việc vận dụng phương pháp dạy học
hợp tác trong nhóm nhỏ . Hy vọng rằng các giáo viên tham gia giảng dạy
chương trình sách giáo khoa mới sẽ phát huy tính tích cực chủ động sáng
tạo của học sinh bằng phương pháp này trong một số tiết học cụ thể .
Mục đích cao nhất của quá trình dạy học là giúp người học nắm vững
kiến thức một cách chắc chắn ./.

download by :



×