Tải bản đầy đủ (.pdf) (53 trang)

(SKKN mới NHẤT) SKKN phát huy năng lực học sinh THPT thông qua hoạt động học tập tìm hiểu di sản văn hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.97 MB, 53 trang )

SỞ GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO HƯNG YÊN
TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG ĐỨC HỢP
----------

SÁNG KIẾN
PHÁT HUY NĂNG LỰC HỌC SINH
TRUNG HỌC PHỔ THƠNG THƠNG QUA HOẠT ĐỘNG
HỌC TẬP TÌM HIỂU DI SẢN VĂN HĨA

Lĩnh vực

:

Nhóm tác giả :

Giáo dục Tập thể/NGLL
Nguyễn Thị Hiếu - Tổ trưởng tổ Sử - Địa

- GDCD
Tạ Thị Thu Mai - Giáo viên môn Địa Lý
Nguyễn Thị Thu Huyền - Giáo viên môn
GDCD

Năm học 2018 - 2019

download by :


download by :

52




PHẦN LÍ LỊCH
Họ tên nhóm tác giả:
* Chủ trì: Nguyễn Thị Hiếu
- Chức vụ: Giáo viên môn Lịch Sử, tổ trưởng tổ Sử - Địa - GDCD.
- Đơn vị: Trường THPT Đức Hợp - Kim Động
* Cộng sự:
1. Tạ Thị Thu Mai
- Chức vụ: Giáo viên mơn Địa Lí
- Đơn vị: Trường THPT Đức Hợp - Kim Động
2. Nguyễn Thị Thu Huyền
- Chức vụ: Giáo viên môn GDCD
- Đơn vị: Trường THPT Đức Hợp - Kim Động
Tên sáng kiến:
Phát huy năng lực học sinh THPT
thông qua hoạt động học tập tìm hiểu di sản văn hóa

download by :

52


A. PHẦN MỞ ĐẦU
I. Đặt vấn đề
1. Thực trạng của hoạt động học tập qua di sản ở trường THPT
Hiện nay, với sự phát triển như vũ bão của cuộc cách mạng khoa học - kĩ
thuật, kiến thức khơng cịn là “tài sản” riêng của trường học mà học sinh có thể
tiếp nhận kiến thức từ nhiều nguồn khác nhau. Khi đó giáo dục đứng trước yêu
cầu đổi mới một cách căn bản và toàn diện. Nội dung Đổi mới giáo dục đào tạo

được thể hiện rõ trong Nghị quyết số 29 HNTW 8 khóa XI - Chuyển từ dạy học
chủ yếu trang bị kiến thức sang hình thành năng lực và phẩm chất học sinh.
Đổi mới đồng bộ mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức dạy học và
kiểm tra, đánh giá theo hướng phát huy tính tích cực học tập để hình thành và
phát triển các năng lực cần thiết cho học sinh. Để đáp ứng yêu cầu đổi mới có
nhiều hình thức giáo dục được áp dụng, trong đó có tổ chức hoạt động học tập
qua di sản (HTQDS) trong nhà trường.
Hiện nay học sinh đang thiếu sự trải nghiệm, thiếu kiến thức thực tế, vì
vậy, mỗi di sản văn hóa là một cơ hội để giáo dục thế hệ trẻ, là một sợi dây gắn
kết trách nhiệm và tình cảm của nhà trường với gia đình và xã hội. Từ năm học
2012-2013, Bộ Giáo dục và Ðào tạo (GD và ÐT) phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể
thao và Du lich, Văn phịng UNESCO tại Hà Nội tiến hành các hoạt động "Sử
dụng di sản văn hóa trong dạy học ở trường phổ thơng" trong cả nước với ba
môn học: Lịch sử, Địa lý, Âm nhạc, bước đầu tạo được sự đồng thuận giữa cán
bộ quản lý, giáo viên và học sinh.
Di sản văn hóa, dù dưới dạng vật thể hoặc phi vật thể đều có thể sử dụng
trong quá trình giáo dục, là nguồn cung cấp chất liệu để xây dựng nội dung dạy
học, giáo dục. Dưới dạng công cụ, thiết bị dạy học, di sản văn hóa giúp cho q
trình học tập của học sinh trở nên hấp dẫn hơn, học sinh hứng thú học tập và
hiểu bài sâu sắc hơn. Hoạt động này là sự tiếp nối các hoạt động dạy học ở trên
lớp, nhằm giáo dục học sinh một cách toàn diện, góp phần hình thành nhân cách,
kỹ năng sống cho học sinh. Vì thế, để mang lại hiệu quả cao cho hoạt động giáo
dục qua di sản chúng tôi đã lựa chọn và quyết định thực hiện đề tài: “Phát huy

download by :

52


năng lực học sinh THPT thông qua hoạt động học tập tìm hiểu qua di sản”

2. Tác dụng của học tập qua di sản
* Tác dụng giáo dục
- Hoạt động học tập qua di sản góp phần giáo dục tính tổ chức, tính kế
hoạch, tinh thần làm chủ và hợp tác trên cơ sở những hoạt động thực tế. Điều
này được thực hiện cơ bản dựa trên sự tự nguyện, tự giác của học sinh cộng với
sự giúp đỡ của giáo viên sẽ động viên học sinh nỗ lực hết mình giải quyết vấn đề
đặt ra.
- Hoạt động giáo dục qua di sản làm cho quá trình dạy và học bộ môn
thêm phong phú đa dạng, làm cho việc học tập của học sinh thêm hứng thú sinh
động, đó là điều kiện để phát triển khả năng, năng lực sẵn có của học sinh. Qua
đó học sinh có điều kiện tự làm, tập dượt phát huy óc sáng tạo, tự tin ở mình, có
thể dám nghĩ dám làm.
* Tác dụng giáo dưỡng
- Hoạt động giáo dục qua góp phần củng cố, bổ sung kiến thức cho học
sinh. Thông qua hoạt động này, kiến thức học sinh thu nhận được sẽ sâu sắc
hơn. Trong khi tiến hành hoạt động, học sinh được tự mình nghiên cứu, tự mình
tìm hiểu vấn đề và tranh luận với bạn bè trong sự cân nhắc kĩ lưỡng. Chính vì
thế hoạt động này góp phần đắc lực trong việc phát triển trí lực và khả năng sáng
tạo của học sinh.
- Vì điều kiện thời gian, trong chương trình nội khố có những phần giáo
viên khơng thể giới thiệu hết được. Thông qua việc tổ chức thực hiện hoạt động
học tập qua di sản thì kiến thức của học sinh sẽ được mở rộng thêm. Học sinh có
thể thu nhận được kiến thức dưới nhiều hình thức như: nhóm thảo luận trực
tuyến, biểu mẫu điều tra trực tuyến, bài test e-learning, các bài thuyết trình ...
* Tác dụng giáo dục kĩ thuật tổng hợp, định hướng nghề nghiệp
Qua hoạt động học tập qua di sản, học sinh được phát huy một số năng
lực như: tập nghiên cứu một vấn đề, thuyết minh trình bày trước đám đơng, tập
sử dụng những dụng cụ, thiết bị thường gặp trong đời sống, những máy móc từ
đơn giản tới hiện đại… qua đó sẽ nảy nở ở học sinh tình cảm nghề nghiệp và


download by :

52


bước đầu có ý thức về nghề nghiệp mà học sinh sẽ chọn trong tương lai.
* Hoạt động học tập qua di sản là điều kiện thuận lợi để giáo viên có thể
thử nghiệm các phương pháp, kĩ thuật dạy học, ứng dụng công nghệ thông tin:
Qua việc tổ chức hoạt động học tập qua di sản giáo viên có điều kiện tốt
để thực hiện và kiểm tra các kết quả nghiên cứu của mình, tìm hiểu tâm lí và nhu
cầu nhận thức của người học; là cơ hội để giáo viên có thể khai thác những phần
mềm dạy học, các ứng dụng web nhằm mang lại hiệu quả cao trong dạy học.
3. Phạm vi, giới hạn, vấn đề nghiên cứu
3.1. Phạm vi nghiên cứu
- Giáo viên giảng dạy môn Lịch sử, Địa lí, Giáo dục cơng dân trường
THPT Đức Hợp.
- Học sinh lớp 11A7, trường THPT Đức Hợp, Kim Động, Hưng Yên.
3.2. Giới hạn nội dung nghiên cứu
- Hoạt động học tập tìm hiểu di sản: Phát huy năng lực cho học sinh
THPT thông qua hoạt động học tập qua di sản
3.3. Vấn đề nghiên cứu của đề tài
- Nghiên cứu về hoạt động học tập qua di sản ở trường THPT.
II. Phương pháp tiến hành
1. Cơ sở lý luận
Hình thức tổ chức dạy học là một thành tố trong cấu trúc của quá trình
dạy học. Hình thức tổ chức dạy học được hiểu là cách tổ chức sắp xếp và tiến
hành q trình dạy học. Nó cịn được coi là cách sắp xếp tổ chức các biện pháp
sư phạm thích hợp, nó thay đổi tuỳ thuộc vào mục đích, nhiệm vụ dạy học, mối
quan hệ giữa giáo viên và học sinh, quan hệ giữa học sinh với nhau, theo số
lượng người học, theo không gian diễn ra quá trình dạy học, theo cơ sở vật chất,

thiết bị kĩ thuật phục vụ cho quá trình dạy học.
Hệ thống hình thức tổ chức dạy học ở trường trung học phổ thơng gồm có
các hình thức chủ yếu sau:
+ Hình thức lớp - bài (lên lớp)
+ Hình thức dạy học theo nhóm

download by :

52


+ Hình thức tự học
+ Hình thức thực hành
+ Hình thức thảo luận và xêmina
+ Hình thức giúp đỡ riêng (phụ đạo)
+ Hình thức hoạt động ngoại khố
+ Hình thức tham quan học tập
+ Hình thức trị chơi
+ Hình thức kể chuyện
+ Hình thức nghiên cứu khoa học.
Ngồi ra, dựa theo thành phần học sinh người ta còn phân thành dạy học
cá nhân, dạy học theo lớp, dạy học theo nhóm.
Theo quan điểm hiện đại về dạy học (dạy học bằng hoạt động, thơng qua
hoạt động của học sinh) thì việc tổ chức dạy học thực chất là tổ chức cho học
sinh hoạt động tự lực thơng qua đó chiếm lĩnh tri thức, kĩ năng, phát triển năng
lực và hình thành thái độ. Trong mỗi hình thức tổ chức dạy học lại có nhiều cách
thức tổ chức hoạt động của học sinh. Lựa chọn hình thức tổ chức hoạt động phải
tuỳ thuộc vào mục đích, nội dung, phương tiện dạy học và trình độ học sinh.
Mỗi hình thức tổ chức dạy học có ưu điểm riêng, đáp ứng được việc thực hiện
một số mặt trong mục tiêu chung của dạy học KHXH. Việc phối hợp khéo léo,

hài hịa các hình thức tổ chức dạy học sẽ mang lại hiệu quả cao, tạo ra một chất
lượng toàn diện ở học sinh.
Do sự hạn chế của thời gian lên lớp trong chương trình chính khố, đồng
thời với sự gia tăng khơng ngừng của tri thức đã sớm xuất hiện mâu thuẫn giữa
nhu cầu nhận thức của học sinh với tính kế hoạch của chương trình. Để giải
quyết mâu thuẫn này, người ta tổ chức các hoạt động ngoại khoá nhằm tạo điều
kiện cho mỗi học sinh có thể mở rộng, đào sâu kiến thức, phát triển những hứng
thú, năng lực cá nhân và kích thích thiên hướng của các em về một mặt hoạt
động nào đó.
Hoạt động học tập thơng qua di sản là một hình thức tổ chức dạy học có
đặc điểm:

download by :

52


- Là một hoạt động ngoại khoá được thực hiện ngồi giờ học, nó khơng
mang tính bắt buộc mà tuỳ thuộc vào hứng thú, sở thích, nguyện vọng của mỗi
học sinh trong khuôn khổ khả năng và điều kiện tổ chức có được của nhà
trường.
- Hoạt động học tập qua di sản có thể được tổ chức dưới nhiều dạng:
Dạng tập thể cả lớp, dạng nhóm theo năng khiếu, dạng học tập, dạng vui chơi,
dạng thường kì, dạng đột xuất nhân những dịp kỉ niệm hay lễ hội.
- Hoạt động học tập qua di sản có thể được tổ chức theo những hình thức
như: tổ ngoại khố; câu lạc bộ khoa học; dạ hội khoa học; dạ hội nghệ
thuật .v.v...
- Nội dung cho hoạt động học tập qua di sản rất đa dạng, bao gồm cả mặt
văn hoá, khoa học công nghệ, kĩ thuật... nhằm giúp học sinh mở rộng, đào sâu,
làm phong phú thêm những điều đã được học trong các giờ nội khố của mơn

học tương ứng.
Để tiến hành các hoạt động học tập qua di sản đạt hiệu quả tốt đẹp địi hỏi
phải có sự tổ chức chặt chẽ, tỉ mỉ của giáo viên, sự giúp đỡ của nhà trường, của
hội cha mẹ học sinh và những tổ chức đỡ đầu, kết nghĩa... bên cạnh đó, giáo viên
cần động viên được sự tham gia nhiệt tình của tập thể học sinh, của mỗi cá nhân,
cần tạo dựng được những hạt nhân nòng cốt trong mỗi dạng hoạt động này.
2. Cơ sở thực tiễn
Để nhận biết thực trạng tổ chức hoạt động học tập qua di sản ở các trường
THPT, qua thực tế giảng dạy ở trường THPT kết hợp với tiến hành điều tra ở
một số trường THPT thuộc các khu vực lân cận kết quả cho thấy:
Tại nhiều trường THPT hoạt động học tập qua di sản đã nhiều năm không
tổ chức được, số trường tổ chức được hoạt động này cịn rất ít.
Gần đây, về mặt nhận thức nhiều giáo viên đã nhận thấy tầm quan trọng
của các hoạt động ngoại khóa nên thường xuyên tổ chức hoạt động này dưới
nhiều hình thức khác nhau
Học sinh ở cấp học THPT thích thể hiện mình và muốn khẳng định mình
nên các em rất hào hứng với các hoạt động học tập và tham gia rất tích cực với

download by :

52


số lượng đơng đảo.
Tuy nhiên vẫn cịn một số cán bộ, giáo viên, phụ huynh và học sinh chưa
nhìn một cách đúng đắn vai trò của hoạt động giáo dục ngồi giờ lên lớp nên
trong q trình chỉ đạo, quản lí và tổ chức các hoạt động giáo dục ngồi giờ lên
lớp cịn nhiều hạn chế, hình thức hoạt động cịn đơn điệu, cơng tác phối kết hợp
cịn chưa hiệu quả. Hơn nữa nhiều giáo viên chỉ chú trọng vào cơng tác chun
mơn nên chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc tổ chức các hoạt động học tập

qua di sản. Do vậy việc tổ chức các hoạt động này còn hình thức, đơn điệu,
nhàm chán và chưa thu hút được nhiều học sinh tham gia
Cơ sở vật chất của nhiều nhà trường còn thiếu nhất là các trường ở vùng
sâu, vùng xa và vùng nông thôn kể cả phục vụ cho hoạt động chính khóa và
ngoại khóa.
Ở nhiều trường nguồn kinh phí dành cho các hoạt động ngoại khóa cịn ít
nên việc tổ chức gặp nhiều khó khăn.
Ngồi ra học sinh THPT đã có sự phân hóa trong q trình học tập, các
em tập trung hơn vào nhóm các mơn phục vụ thi THPTQG nên nhiều khi không
quan tâm đến các hoạt động ngoài giờ lên lớp .
3. Biện pháp tiến hành và thời gian
3.1. Biện pháp tiến hành
- Thực nghiệm đối với học sinh lớp 11A7 trường THPT Đức Hợp, Kim
Động.
- Phương pháp điều tra, khảo sát.
- Phương pháp phân tích, phân loại
- Phương pháp so sánh, đối chiếu
3.2. Thời gian
- Thời điểm bắt đầu: Từ đầu năm học 2018 - 2019
- Thời gian hoàn thành: Tháng 2 năm 2019
4. Đóng góp của đề tài
- Đề xuất được phương pháp xây dựng và tổ chức hoạt động giáo dục qua
di sản cho học sinh trường THPT theo hướng phát huy năng lực học sinh.

download by :

52


- Là tài liệu tham khảo cho giáo viên và các môn học khác.

5. Cấu trúc đề tài
Cấu trúc đề tài gồm các phần:
A. PHẦN MỞ ĐẦU
B. PHẦN NỘI DUNG
I.

Mục tiêu của đề tài

II. Các giải pháp cụ thể
1. Thu thập thông tin của học sinh bằng Google Form
2. Xây dựng nội dung của hoạt động học tập qua di sản sử dụng công cụ bản
đồ tư duy trực tuyến Popplet.
3. Tổ chức cho học sinh xây dựng các bài tập thuyết trình về di sản theo
nhóm.
4. Tổ chức thực hiện kế hoạch học tập đã xây dựng
4.1 Tổ chức cho học sinh thuyết minh về khu di sản theo kế hoạch.
4.2 Tổ chức một số trò chơi nhằm tạo khơng khí hứng khởi cho buổi học
tập
5. Thiết kế các nội dung học tập tại di sản thành các bài tập E-learning
6. Kết quả thực nghiệm
C. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

download by :

52


B. PHẦN NỘI DUNG
I. Mục tiêu của đề tài
- Giúp cho giáo viên tự trau dồi kiến thức, nâng cao năng lực chuyên môn

phục vụ cho công tác giảng dạy
- Bồi dưỡng cho học sinh năng lực tự học, trước hết ở các môn khoa học
xã hội không chỉ đơn thuần từ sách giáo khoa, mà còn được khai thác từ nhiều
nguồn như báo, tạp chí, niên giám thống kê, các trang điện tử,.... Từ đó bồi
dưỡng thêm cho các em khả năng tự học suốt đời để tự hoàn thiện bản thân.
- Với hoạt động học tập qua di sản giúp giáo viên và học sinh phát huy
một số năng lực như: năng lực sử dụng công nghệ thông tin, năng lực tư duy
tổng hợp theo lãnh thổ, năng lực học tập tại thực địa, năng lực giao tiếp, hợp tác,
… Qua đó góp phần đắc lực trong việc phát triển và hồn thiện trí lực và khả
năng sáng tạo của học sinh. Đặc biệt trong xã hội hiện đại năng lực giao tiếp có
ý nghĩa hết sức quan trọng để thê hiện bản thân và khẳng định bản thân. Làm tốt
các hoạt động này giúp các em học sinh tự tin hơn vào bản thân và giúp các em
giải phóng được những thế mạnh tiềm ẩn của riêng mình.
Thơng qua hoạt động học tập qua di sản góp phần tăng thêm tinh thần
đồn kết, gắn bó giữa các thành viên trong lớp, trong trường từ đó giáo dục tinh
thần tương thân tương ái giúp đỡ nhau khi khó khăn khơng chỉ trong học tập mà
cịn ở tất cả các lĩnh vực của cuộc sống.
Hơn nữa các hoạt động này còn giúp học sinh mở rộng, đào sâu kiến thức
các mơn xã hội, giúp các em có nhận thức đầy đủ về vai trị các mơn KHXH
trong trường phổ thơng vì vậy góp phần nâng cao vị thế của các môn học mà
trước đây vẫn bị coi là “môn phụ”
Hoạt động học tập qua di sản góp phần tăng thêm hứng thú học tập các
môn KHXH và bước đầu giúp học sinh THPT xác định được các môn thế mạnh
để có định hướng tốt trong các kì thi THPTQG và định hướng được được cơ bản
các nghề nghiệp liên quan.
Thơng qua hoạt động học tập qua di sản cịn giúp giáo hiểu rõ hơn về tình
hình học tập, thế mạnh của từng học sinh từ đó sẽ có biện pháp phân loại, giúp

download by :


52


đỡ học sinh kịp thời. Qua đó cịn tăng thêm hiểu biết, hình thành và phát triển
tình cảm thân thiện giữa giáo viên và học sinh.
II. Các giải pháp cụ thể
Nhằm tạo hứng thú học tập, phát huy tính tích cực, và chú trọng vào việc
xây dựng những kĩ năng cần thiết cho học sinh; chúng tôi đã tiến hành một số
phương pháp sau:
1. Thu thập thông tin học sinh bằng Google Form
Google form là một ứng dụng hữu ích trong các ứng dụng do Google xây
dựng và phát triển. Với mục đích chính là để tạo Form đăng ký, khảo sát online.
Trong quá trình tổ chức sự kiện, vấn đề quản lý người đăng ký như truyền thống
thường gây khó khăn và khó kiểm sốt.
Việc sử dụng biểu mẫu Google mang lại những lợi ích sau:
- Cho phép nhận các câu trả lời nhanh chóng. Có thể áp dụng vào những
công việc như: Lên kế hoạch cho chuyến cắm trại tiếp theo, quản lý đăng ký sự
kiện, chuẩn bị một cuộc thăm dò nhanh, thu thập địa chỉ email cho bản tin, tạo
một trò chơi giải đố nhanh ...
- Tạo bản khảo sát bằng kiểu trình bày ta có thể sử dụng ảnh hoặc biểu
trưng của riêng của mình, hỏi và đáp theo nhiều cách : Chọn từ một loạt các tùy
chọn câu hỏi, từ câu hỏi trắc nghiệm đến danh sách thả xuống theo thang tuyến
tính. Thêm hình ảnh và video trên YouTube hoặc sáng tạo hơn bằng tính năng
phân nhánh trang và logic bỏ qua câu hỏi.
- Tạo hoặc phản hồi nhanh chóng : Biểu mẫu có tính phản hồi. Điều này
đồng nghĩa với việc ta có dễ dàng (và khéo léo) tạo, chỉnh sửa cũng như phản
hồi biểu mẫu trên màn hình lớn và nhỏ.
- Biểu mẫu có thể được sắp xếp và phân tích một các linh hoạt : Các câu
trả lời cho bản khảo sát của bạn được thu thập gọn gàng và tự động trong Biểu
mẫu với thông tin phản hồi và biểu đồ trong thời gian thực. Ngoài ra, hãy cân

nhắc thêm dữ liệu của bạn bằng cách xem tất cả nội dung của dữ liệu trong
Trang tính.
- Biểu mẫu cho phép hợp tác cùng xây dựng phát triển. Người lập biểu

download by :

52


mẫu có thể thêm cộng tác viên để cho phép bất kì ai như bạn bè, bạn học, đồng
nghiệp...cùng xây dựng biểu mẫu.Việc này cho phép hướng tới một cộng đồng
học tập tương tác và xây dựng năng lực hợp tác của học sinh.
Trên cơ sở tính năng của Google Form, trước khi tiến hành tổ chức hoạt
động học tập qua di sản giáo viên có thể xây dựng biểu mẫu điều tra để thu thập
thông tin liên lạc của học sinh, tìm hiểu những vấn đề mà học sinh quan tâm,
những nội dung mà người học có nguyện vọng tìm hiểu thêm để từ đó xây dựng
nội dung các hoạt động cho phù hợp. Đồng thời tạo tâm thế tích cực chủ động
cho học sinh khi tham gia vào các hoạt động này. Việc này nếu chỉ tiến hành
bằng phương pháp điều tra với phiếu điều tra truyền thống sẽ mất rất nhiều công
sức và thời gian để cung cấp và xử lí số liệu thu được.
Giáo viên có thể thiết kế biểu mẫu điều tra, thông báo tới học sinh và cấp
link rút gọn trên bảng tin của trường để tồn bộ học sinh có thể tham gia qua đó
thu thập được đơng đảo ý kiến của học sinh.
Sau khi học sinh hoàn thành biểu mẫu, giáo viên có thể trích xuất thơng
tin điều tra ở dạng bảng tính để khai thác và xử lí thơng tin.

Thơng tin học sinh lớp 11A7 - Trường THPT Đức Hợp

download by :


52


Phiếu thu thập thông tin
phục vụ hoạt động học tập qua di sản Văn Miếu Xích Đằng - Hưng Yên

Link form:
/>70-VpzwK5el54H3i8LuXQ/viewform?usp=sf_link
Link rút gọn: />
download by :

52


Nội dung kiến thức học sinh quan tâm
2. Xây dựng nội dung của hoạt động học tập qua di sản sử dụng công cụ xây
dựng bản đồ tư duy trực tuyến Popplet.
Với Popplet, người học có thể ghi lại ý tưởng và sắp xếp trong thời gian
thực một cách nhanh chóng và dễ dàng. Giáo viên có thể khai thác những tính
năng rất hữu ích sau của Poppet:
 Triển khai ý tưởng: Brainstorming, Mindmapping
 Xây dựng kế hoạch: biểu đồ, đồ thị quy trình
 Ghi lại ý tưởng: bài báo, ghi chú, danh sách
 Thu thập ý tưởng.
 Tạo thư viện: album ảnh, portfolio, bài thuyết trình
 Nghiên cứu: chương trình học, ghi chú trên lớp.
Trên cơ sở dữ liệu thông tin học sinh, giáo viên tạo Popplet và gửi link cho học
sinh để thu thập và triển khai ý tưởng về các nội dung kiến thức liên quan đến di
sản sẽ tìm hiểu theo kế hoạch.


download by :

52


Poppet thu thập ý tưởng về kiến thức liên quan đến Văn Miếu Xích Đằng
Link : />3. Tổ chức cho học sinh xây dựng các bài tập thuyết trình về di sản theo
nhóm.
Trên cơ sở thơng tin từ Popplet và Google Form, giáo viên chia nhóm cho
học sinh chuẩn bị các bài thuyết trình theo các mảng mà học sinh quan tâm. Làm
việc theo nhóm là cách học cho phép tất cả các thành viên trong nhóm giải quyết
một cam kết làm việc được mô tả rõ ràng, không được giáo viên dẫn dắt trực
tiếp mà chỉ nhờ vào sự hợp tác chặt chẽ và sự phân công công việc trong nhóm.
Vì vậy, mỗi thành viên trong nhóm tự ý thức được phải cố gắng hết mình khơng
phải chỉ vì thành tích cá nhân mà cịn vì thành cơng của cả nhóm. Phương pháp
làm việc theo nhóm nâng cao được tính trách nhiệm của từng thành viên. Do
mỗi thành viên trong nhóm được phân cơng thực hiện một vai trị nhất định, một
công việc và trách nhiệm cụ thể. Trách nhiệm của mỗi thành viên là yếu tố quyết
định việc thành cơng hay thất bại của nhóm. Việc giáo viên giao nhiệm vụ chuẩn
bị các bài thuyết trình theo nhóm sẽ tạo điều kiện để học sinh phát triển tốt năng
lực giao tiếp, hợp tác, sử dụng công nghệ thông tin ...
Giáo viên có thể tạo kho chia sẻ dữ liệu trực tuyến với Google Drive để
tất cả cùng thảo luận về nội dung các bài thuyết trình.

download by :

52


(Powerpoint Slice thuyết trình về Văn Miếu của học sinh)

Link thư mục chia sẻ file:
/>Link rút gọn: />4. Tổ chức thực hiện kế hoạch học tập đã xây dựng
Khi tiến hành tổ chức cho học sinh học tập trải nghiệm tại các khu di sản cần
đảm bảo các nguyên tắc sau:
- Đảm bảo tính mục đích và tính kế hoạch: các hoạt động học tập phải được
lên kế hoạch, chỉ rõ mục đích, nội dung, hình thức và thời gian thực hiện.
- Đảm bảo tính thích hợp và hiệu quả: kế hoạch hoạt động phải vừa sức và
đủ điều kiện để thực hiện thống nhất giữa nội dung học tập và chương trình nội
khóa của nhà trường.
- Đảm bảo sự thống nhất của yêu cầu của giáo viên với sự tự nguyện, chủ
động và hứng thú, nhu cầu học hỏi của học sinh. Tự đó sẽ là nguồn lực để động
viên học sinh tích cực tham gia.
- Nội dung hoạt động học tập phải linh hoạt, phong phú, cân đối giữa các
loại hình hoạt động (tập thể, nhóm, cá nhân ...); các nội dung học tập và vui chơi...
- Đảm bảo an toàn cho cả học sinh và giáo viên, thực hiện ứng xử có văn hố
tại các khu vực công cộng và tuân thủ quy định của các khu di sản.

download by :

52


- Huy động được sự giúp đỡ của nhà trường, đồn thể, địa phương và hội
phụ huynh học sinh. Có sự quan tâm, chỉ đạo sâu sắc của ban giám hiệu và thầy cơ,
có sự hỗ trợ về kinh phí tổ chức.
4.1. Tổ chức cho học sinh thuyết minh về khu di sản theo kế hoạch.
Hoạt động thuyết minh về các di sản có tác dụng phát triển mạnh nhóm năng
lực giao tiếp, năng lực giải quyết vấn đề sáng tạo cũng như năng lực ngôn ngữ của
người học.
Học sinh xác định được mục đích giao tiếp phù hợp với đối tượng và ngữ

cảnh giao tiếp; dự kiến được thuận lợi, khó khăn để đạt được mục đích trong giao
tiếp. Các em cũng học được cách lựa chọn nội dung thuyết trình cũng như phương
tiện thuyết trình khác phù hợp với ngữ cảnh tại khu di sản với đối tượng là chính
thầy cơ và các bạn học của mình. Đồng thời, cũng là dịp để học sinh tiếp nhận được
các văn bản về những vấn đề khoa học, nghệ thuật phù hợp với khả năng và định
hướng nghề nghiệp của bản thân, có sử dụng ngơn ngữ kết hợp với các loại phương
tiện phi ngơn ngữ đa dạng để trình bày thông tin, ý tưởng và để thảo luận, lập luận,
đánh giá về các vấn đề trong khoa học, nghệ thuật phù hợp với khả năng và định
hướng nghề nghiệp. Qua đó, học sinh biết cách chủ động trong giao tiếp; tự tin và
biết kiểm soát cảm xúc, thái độ khi nói trước nhiều người.
Được chủ động tham gia thực hiện các hoạt động học tập trong vai trò
hướng dẫn người khác sẽ là cơ hội để học sinh tự hình thành, nhận ra các ý
tưởng mới qua đó biết phát hiện và làm rõ các vấn đề trong các mối quan hệ đa
chiều cũng như tìm được ý nghĩa cả tình huống đó trong học tập và trong thực
tiễn. Từ việc triển khai các ý tưởng mới, các em sẽ học cách hình thành, đề xuất
và triển khai ý tưởng mới trong học tập và cuộc sống; biết linh hoạt điều chỉnh, cập
nhật các cách thức triển khai, kết nối các ý tưởng để đạt hiệu quả cao. Đồng thời
cũng có khả năng đánh giá rủi ro, có phương án dự phòng hiệu quả.
Nhằm hỗ trợ tốt học sinh trong các hoạt động thuyết minh thuyết trình, giáo
viên cần giúp học sinh nẵm rõ các nguyên tắc sau:
- Giới thiệu và nhắc lại các ý chính
Hầu hết, những bài thuyết trình đều có mục đích rõ ràng và ý nghĩa quan

download by :

52


trọng. Vì vậy, học sin cần làm việc nghiêm túc, tập trung để có được một bài thuyết
minh lơi cuốn. Hãy thu thập tài liệu và tổ chức nội dung bài diễn thuyết theo những

ý chính để khán giả tiện theo dõi.
Không phải ai nghe qua cũng hiểu ngay nội dung bạn định nói. Thậm chí có
những người mù tịt về những gì mà bạn đang đề cập. Bởi vậy, bạn phải hướng họ
đi theo những luận điểm trong bài thuyết trình. Những luận điểm đó sẽ giúp khán
giả hình dung được những gì mà họ đang nghe và hiểu hơn về nội dung bạn muốn
chia sẻ.
Trong q trình nói chuyện, thi thoảng, bạn nên nhắc lại các ý chính để khắc
sâu hơn trong tâm trí người nghe. Với những người quen hùng biện, họ gọi đây là
quy tắc “nêu những gì sẽ nói và nhắc lại điều đã nói”.
- Duy trì liên lạc ánh mắt.
Điều này khơng có nghĩa là người thuyết trình cứ nhìn chằm chằm vào
người nghe, nhưng khi bạn nhìn vào người nghe, họ sẽ cảm thấy bạn đang thực sự
nói chuyện với họ chứ khơng phải là với khu vực mà họ đang đứng, họ sẽ chú ý
hơn vào bài thuyết minh của bạn.
Đừng hướng ánh mắt của bạn đi bất cứ nơi nào khác bởi điều đó gây cho
người nghe cảm giác bạn đang không tự tin. Khi bắt gặp ánh mắt của ai đó đang
nhìn bạn, hãy dừng lại vài giây. Tuy nhiên khơng nên nhìn q lâu hay tỏ ra thiếu
tự nhiên bởi đây là điểu tối kị khi thuyết minh. Cố gắng duy trì ánh mắt tự nhiên
như lúc nói chuyện với một người quen vậy.
Nếu bạn cảm thấy thật khó để nhìn vào mắt người ta, bạn có thể nhìn vào
khoảng giữa lông mày của họ. Như thế sẽ khiến bạn khơng cịn bối rối hay thiếu tự
nhiên mà cịn khiến người đối diện cảm giác bạn đang nhìn vào mắt họ.
- Thuyết trình một cách tự nhiên
Bạn đã bao giờ tự đặt câu hỏi, tại sao một số người có thể nói chuyện rất lơi
cuốn trong khi một số khác gây cho người ta cảm giác tẻ nhạt và nhàm chán khi nói
chuyện? Thực tế, có nhiều yếu tố tạo nên một buổi diễn thuyết hấp dẫn nhưng cách
nói chuyện tự nhiên của người diễn thuyết đóng vai trị khơng nhỏ.
Để cho cách nói của mình được tự nhiên, khơng q gị bị sách vở, bạn hãy

download by :


52


linh động, thường xuyên thay đổi âm lượng, âm điệu cũng như cảm xúc như thể
bạn đang nói chuyện hằng ngày với bạn bè. Một người bình thường có thể đọc 200
đến 300 từ trong một phút và có thể nói 100 đến 150 từ cũng trong khoảng thời
gian đó. Nếu cứ nói một cách đều đều, khơng âm điệu, không cảm xúc, người nghe
sẽ cảm thấy bạn không phải đang nói mà là đọc, đọc với tốc độ chậm rãi, từ từ
khiến người nghe sốt ruột. Đây chính là nguyên nhân gây nên sự mất tập trung. Vì
thế, giữ cho lời nói, hành động thật tự nhiên là yếu tố hết sức quan trọng.
- Tìm hiểu về khơng gian, địa điểm thuyết trình
Nói chuyện trước cơng chúng là việc dễ gây ra sự lo lắng, căng thẳng, vì
vậy, nên chú ý đến cả những chi tiết nhỏ để phòng ngừa tình huống bất ngờ xảy ra.
Biết rõ về khơng gian thuyết minh (di sản ngồi trời hay trong phịng) sẽ giúp học
sinh chủ động chú ý đến âm lượng giọng nói của mình đảm bảo vừa đủ cho mọi
người, đồng thời có thể kết hợ vừa nói vừa có sự di chuyển vị trí cho hợp lý.
- Nhanh chóng bỏ qua lỗi khi thuyết minh.
Dù có luyện tập kĩ bao nhiêu đi nữa thì vẫn có thể mắc một vài lỗi nhỏ khi
thuyết trình. Đây là tình huống khơng ai muốn gặp và bạn nên chuẩn bị tâm lí ứng
phó. Bạn cần phải nghiêm túc với chính mình nếu muốn người nghe tôn trong bạn.
Những lỗi về phát âm có thể xảy ra, đơi khi vì nói nhanh, bạn có thể bị vấp nhưng
đừng quá bận tâm đến đó. Bạn cứ bỏ qua những lỗi ấy thật nhanh, giữ thái độ bình
tĩnh và lấy nội dung bài thuyết minh để đạt được hiệu quả cao.
Bên cạnh những nguyên tắc trên, cũng cần lưu ý cho học sinh khi thuyết
minh về di sản cũng cần phải dành thời gian cho các câu hỏi từ phía người nghe để
tăng thêm hiệu quả tương tác của buổi học.

download by :


52


Học sinh tham gia thuyết minh phần kiến trúc tại Văn Miếu Xích Đằng

download by :

52


Học sinh tham gia thuyết minh tại Văn miếu Xích Đằng

download by :

52


4.2. Tổ chức một số trị chơi nhằm tạo khơng khí hứng khởi cho buổi học tập.
Các trị chơi, nhất là những trị chơi tập thể, có tác dụng rất lớn trong việc
thay đổi trạng thái cơ thể, tăng cường ý thức của cá nhân cùng với ý thức về trách
nhiệm cộng đồng. Các trò chơi cũng tạo điều kiện để người chơi trải nghiệm ý
tưởng mới bằng việc tham gia một mơi trường "an tồn" giúp họ tự do khám phá,
mạo hiểm với ý tưởng mới mà không sợ phạm lỗi. Trong một môi trường tập thể,
các giá trị cá nhân cũng có cơ hội được khằng định. Hoạt động tập thể là một công
cụ tuyệt vời để thuyết phục những ai hoài nghi giá trị của sự hợp tác. Sự nghi kị
hoặc khơng có kinh nghiệm khi làm việc đội nhóm là rào cản lớn nhất khiến họ do
dự chia sẻ thông tin và trách nhiệm. Kết quả tích cực của một đội vui nhộn, thơng
hiểu và hết lòng với nhau sẽ khiến cho những người nghi ngờ có cơ hội quan sát
trực tiếp. Đội sẽ có cơ hội khám phá giá trị của sự đa dạng và thống nhất. Đội càng
đa dạng, ý tưởng và kinh nghiệm càng phong phú, khả năng thành công càng cao

khi giải quyết vấn đề và đạt mục tiêu chung. Lồng ghép các trò chơi tập thể vào các
buổi học tập qua di sản sẽ có tác dụng rất tích cực trong việc tạo sự gắn kết cộng
đồng, cũng như tạo được động lực cho từng cá nhân người học.
Tùy từng tình hình cụ thể, giáo viên có thể tổ chức cho học sinh tham gia
một số trò chơi sau:
1. Nhảy kẹp bong bóng tiếp sức
- Các tổ xếp hàng dọc trước vạch xuất phát. Người đầu tiên của mỗi tổ cầm
một cái bong bóng đã được thổi to.
- Bắt đầu chơi, người thứ nhất của mỗi tổ lấy bong bóng kẹp vào đùi, chụm
hai chân lại nhảy tới điểm đích rồi vịng trở về giao bóng cho người thứ hai và chạy
ra sau hàng. Người thứ hai cũng tiếp tục như thế và trở về giao bóng cho người thứ
ba, và người thứ ba tiếp tục nhảy cho đến hết. Tổ nào xong trước là đạt.
Lưu ý: Kẹp bóng cho chắc khơng để rớt và bể.
2. Đập bong bóng
- Cột một chùm bong bóng khoảng 10 cái được thổi to để dưới đất. (hoặc
cho nước vào và thổi bong bóng lên rồi treo trên cây).
- Mỗi tổ cử ra một người. Người này bị bịt mắt và cầm một khúc cây dài 2

download by :

52


m, đứng cách chùm bong bóng chừng 6m.
- Bắt đầu chơi, người này đứng tại chỗ quay 3 vòng và đi tới chùm bong
bóng, dùng cây đập 3 cái liên tiếp. Bể bao nhiêu cái là bấy nhiêu điểm.
Lưu ý: Chân khơng được chạm chùm bong bóng, khi đập phải giơ gậy cao
lên và đập xuống ngay không quơ qua quơ lại
3. Bóng nổ tiếp sức
- Các tổ xếp hàng dọc trước vạch xuất phát. Mỗi người cầm một cái bong

bóng chưa thổi và một cong thun.
- Cách vạch xuất phát 10 m có để một cái ghế trước mỗi tổ.
- Còi thổi, người thứ nhất của mỗi tổ cầm bong bóng chạy lên tới ghế, thổi
bong bóng cho to. Một tay cầm bong bóng để trên ghế và dùng đít ngồi lên cho bể.
Xong chạy về đụng người thứ hai, và chạy tiếp cho đến hết.
Lưu ý: Không được dùng tay làm bể bong bóng. Bóng xì thổi lên và làm lại.
Khơng được thổi bong bóng trước.
4. Truyền tin
Các tổ xếp hàng dọc ngồi sát nhau, số lượng mỗi tổ đều nhau
- Bắt đầu chơi, người cuối cùng mỗi tổ chạy lên gặp NĐK nhận bản tin (bản
tin là một số hay một chữ hai vần). Nhận xong, khi nghe thổi cịi, chạy về truyền
cho người phía trước bằng cách dùng tay viết trên lưng người trước bản tin đã
nhận. Cứ thế tiếp tục truyền bằng viết tay trên lưng người trước cho đến hết tới
người đầu mỗi tổ. Người này sẽ chạy lên nói với NĐK bản tin đã nhận được.
- Tổ nào đúng chính xác sẽ thắng.
Lưu ý: Khơng được truyền bằng miệng, người trước khơng được nhìn
xuống, khơng được truyền tắt.
5. Giật cờ
- Người chơi chia làm hai phe A và B số lượng bằng nhau, điểm số từ 1 đến
hết, được xếp thành 2 hàng ngang đối diện nhau, cách nhau 10m ở giữa có cắm cây
cờ.
- NĐK gọi số của hai phe và chạy ra giựt cờ (nếu gọi số 1 thì hai người
mang số 1 chay ra). Người nào giựt được phải nhanh chân chạy về không để người

download by :

52


kia bắt được.

- Ai giựt được cờ hoặc bắt được người kia cầm cờ đã giựt thì thắng.
Lưu ý: NĐK có thể gọi cùng lúc 2 hoặc 3 số. Nếu lâu q mà khơng có ai
giựt cờ thì có thể cho cá số đó về và kêu số khác lên. Mình mang số nào thì bắt
người đối phương cùng số với mình. Khơng được bắt số khác.
6. Tìm dép tiếp sức
- Mỗi người trong tổ bỏ đơi dép của mình vào một cái bao lộn xộn.
- Các tổ xếp hàng dọc dưới vạch xuất phát cách vạch xuất phát 10m, để cái
bao đựng dép trước mỗi tổ.
- Bắt đầu chơi, người thứ nhất mỗi tổ chạy lên mở bao tìm đơi dép của mình
rồi mang vào chân chạy về, người thứ hai tiếp tục cho đến hết. Tổ nào xong trước
là đạt.
Lưu ý: Khi tìm dép khơng được để dép trong bao rơi ra ngoài.
7. Đổ nước chai
- Dụng cụ mỗi tổ có một cái thau đựng nước, một chai khơng và một cái
thìa.
- Các tổ xếp hàng dọc trước vạch xuất phát trước mỗi tổ khoảng 10m, đặt cái
chai không và một thau nước.
- Các đội dùng thìa múc nước ở chậu đổ vào chai sao cho chai của mình có
nhiều nước.
Cách chơi:
- Mỗi đội cử một trọng tài giám sát đội bạn.
- Kẻ vạch giữa chậu nước và chai.
- Khi có lệnh của quản trị, người số 1 của các đội dùng thìa múc nước, chạy
tới chỗ để chai, đổ nước vào chai, sau đó chạy quay trở lại đội mình để đưa thìa cho
người số 2 ở vạch. Người số 2 làm như người số 1 và đưa thìa cho người số 3, v.v...
trò chơi tiếp tục cho đến khi có hiệu lệnh dừng lại.
- So sánh mực nước ở chai của các đội, đội nào có số lượng nước ở chai
nhiều hơn đội đó thắng.
Luật chơi:


download by :

52


×