Tải bản đầy đủ (.doc) (54 trang)

skkn PHÁT TRIỂN NĂNG lực học tập của học SINH THÔNG QUA dạy học dự án môn hóa học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.18 MB, 54 trang )

___________________________________________________________________________

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập- Tự do- Hạnh phúc

BẢN ĐĂNG KÝ SÁNG KIẾN NĂM 2014
TÊN SÁNG KIẾN:

PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC TẬP CỦA HỌC SINH
THÔNG QUA DẠY HỌC DỰ ÁN MÔN HÓA HỌC

Tác giả sáng kiến: Trần Thị Liên
Đơn vị công tác:
Tổ Hóa học
Trường THPT Chuyên Lương Văn Tụy

Ninh Bình, tháng 5 năm 2014
___________________________________________________________________________
1


___________________________________________________________________________

MỤC LỤC
Danh mục các từ viết tắt
I. Tên sáng kiến………………………………………………………………………..1
II. Tác giả sáng kiến………………...…………………………………………………
1
III. Nội dung sáng kiến………………………………………………………………..1
1. Giải pháp cũ thường


làm…………………………………………………….1
1.1. Mô tả giải pháp cũ thường làm…………………………………………………...1
1.2. Ưu điểm ……..……………………………………………………………..………
1
1.3. Nhược điểm và những tồn tại cần được khắc phục:……………………...…...…
2
2. Giải pháp mới cải tiến……………..……………………………..
…………..2
2.1.



do

chọn

giải

pháp

mới………………………………………………………...2
2.2. Mô tả giải pháp mới................................................................................................6
2.2.1. Cơ sở lí luận .........................................................................................................6
2.2.2. Cơ sở thực
tiễn......................................................................................................6
2.2.3.Thiết kế giáo án dạy học dự án Bài oxi- ozon (hóa học lớp 10 THPT)
……….6
2.2.4.

Đề


xuất

1

số

dự

án

khác.....................................................................................12
2.3 Điểm mới và sáng tạo của giải pháp mới ............................................................13
2.3.1.

Điểm

mới:............................................................................................................13
2.3.2. Điểm sáng tạo:....................................................................................................14
IV. Hiệu quả kinh tế và xã hội dự kiến đạt được......................................................14
V.

Điều

kiện



khả


năng

áp

dụng .............................................................................15
___________________________________________________________________________
2


___________________________________________________________________________

PHỤ LỤC
GIÁO ÁN THƯỜNG BÀI OXI- OZON
......................................................................1
2.2.1. Cơ sở lí luận .........................................................................................................5
2.2.1.1. Quan niệm về năng lực học
tập.........................................................................5
2.2.1.2. Quan niệm về dạy học dự án.............................................................................8
2.2.2. Cơ sở thực
tiễn....................................................................................................13
2.2.2.1. Phương pháp xác định:...................................................................................13
2.2.2.2. Thực trạng về năng lực học tập của học sinh ở

trường THPT hiện

nay…..14
2.2.2.3. Thực trạng việc vận dụng phương pháp dạy học dự án trong
dạy học Hóa học ở trường
THPT. ..............................................................................16
PHIẾU KHẢO SÁT HỌC SINH................................................................................16

HỢP ĐỒNG HỌC TẬP...............................................................................................18
BẢNG GHI CHÉP BIẾT – THẮC MẮC – HIỂU ...................................................19
BẢNG KIỂM MỤC.....................................................................................................20
BẢNG HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ BÀI TRÌNH BÀY TRÊN
MS POWERPOINT.....................................................................................................21
BẢNG HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG NHÓM.....................................22
Sản phẩm của học sinh................................................................................................24

___________________________________________________________________________
3


___________________________________________________________________________

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
STT
1
2
3
4
5
6
7
8

Chữ viết tắt
DHDA
GV
HS
PPDH

SGK
SBT
SKKN
THPT

Nghĩa của chữ viết tắt
Dạy học dự án
Giáo viên
Học Sinh
Phương pháp dạy học
Sách giáo khoa
Sách bài tập
Sáng kiến kinh nghiệm
Trung học phổ thông

___________________________________________________________________________
4


___________________________________________________________________________

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do – Hạnh phúc
BẢN ĐĂNG KÝ SÁNG KIẾN NĂM HỌC 2013 - 2014
I. Tên sáng kiến:
PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC TẬP CỦA HỌC SINH
THÔNG QUA DẠY HỌC DỰ ÁN MÔN HÓA HỌC
II. Tác giả sáng kiến:
Họ và tên: Trần Thị Liên


Ngày/ tháng/năm sinh: 23 / 12 / 1980

Giáo viên môn hoá học, Trường THPT Chuyên Lương Văn Tụy
Trình độ chuyên môn: cử nhân khoa học hoá học
Mail:

Điện thoại: 0912684014

III. Nội dung sáng kiến
1. Giải pháp cũ thường làm
1.1. Mô tả giải pháp cũ thường làm
GV ở các trường THCS và THPT hiện nay thường dựa vào chuẩn kiến
thức, kĩ năng để soạn giáo án dạy học thông thường và tiến hành giảng dạy trên
lớp theo hình thức lớp – bài để giảng dạy tất cả các bài học bộ môn hóa học nói
chung và bài oxi (hóa học lớp 10 THPT) nói riêng ( phụ lục trang 1 ).
Trong các giáo án đó thường sử dụng các phương pháp dạy học truyền thống
như thuyết trình, vấn đáp, trực quan... Hầu như giáo viên chú ý‎ tới chuẩn kiến
thức, kĩ năng của học sinh, trang bị kiến thức cho học sinh, chưa được tiếp cận
với một số phương pháp và kĩ thuật dạy học nhằm phát huy năng lực học tập của
học sinh. Ít chú đến thực tiễn và qua bài dạy tích hợp các vấn đề liên quan thực
tiễn: như bảo vệ môi trường, hóa học và ứng dụng, hóa học và vấn đề an toàn

___________________________________________________________________________
5


___________________________________________________________________________

thực phẩm. Trong bài oxi- ozon phần “Suy giảm tầng ozon” được đưa vào phần
tư liệu đọc thêm. Nếu không có đủ thời gian giáo viên có thể bỏ qua phần này.

1.2. Ưu điểm:
+ Phù hợp với kiểu bài lên lớp đang sử dụng hiện nay.
+ Giáo viên lập kế hoạch dạy học không mất quá nhiều thời gian, sử dụng
các phương pháp dạy học quen thuộc như thuyết trình, vấn đáp, trực quan…
+ Cho phép giáo viên truyền đạt những nội dung lý‎ thuyết tương đối khó,
phức tạp, chứa đựng nhiều thông tin học sinh tự mình không dễ dàng tìm hiểu
được một cách sâu sắc.
+ Giáo viên có thể truyền đạt một khối lượng tri thức khá lớn cho nhiều
học sinh trong cùng một lúc.
+ Dễ thực hiện do quen thuộc, đã sử dụng từ lâu.
1.3. Nhược điểm và những tồn tại cần được khắc phục:
+ Chưa phù hợp với chủ chương đổi mới giáo dục nhằm mục đích phát
triển năng lực của học sinh, phát huy tính tích cực hoạt động của học sinh, góp
phần đào tạo ra những con người phát triển toàn diện phù hợp với cuộc sống
trong thời đại mới.
+ Nếu giáo viên không sử dụng linh hoạt các phương pháp dễ làm cho học
sinh thụ động, thiếu tính tích cực trong lĩnh hội tri thức, chỉ thường sử dụng chủ
yếu thính giác cùng với tư duy tái hiện, do đó làm cho học sinh chóng mệt mỏi,
chán nản.
+ Chưa gắn liền hóa học với thực tiễn.
+ Kiến thức học sinh nắm được thường không bền vững, ít có giá trị trong
thực tiễn sau này của học sinh.
+ Học sinh hầu như chưa được rèn luện kĩ năng làm việc nhóm, kĩ năng
lập kế hoạc hoạt động, kĩ năng khai thác, lựa chọn và sử dụng tài liệu trên mạng
internet, kĩ năng sử dụng kiến thức vào thực tiễn, kĩ năng trình bày vấn đề và tư
duy logic…
2. Giải pháp mới cải tiến
2.1. Lý do chọn giải pháp mới

___________________________________________________________________________

6


___________________________________________________________________________

2.1.1. Xuất phát từ yêu cầu phát triển năng lực học tập cho học sinh THPT.
Chúng ta đang sống ở thế kỉ 21 là thế kỉ đi vào văn minh trí tuệ với các xu
thế đã rõ ràng, đó là sự phát triển của công nghệ cao, đặc biệt là công nghệ
thông tin và truyền thông, kinh tế tri thức, xã hội học tập…Sự phát triển xã hội
và đổi mới đất nước đang đòi hỏi cấp bách phải nâng cao chất lượng giáo dục để
đáp ứng được yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao. Để đạt được điều
này, học sinh phải được phát triển năng lực một cách toàn diện ngay từ khi còn
ngồi trên ghế nhà trường. Do vậy, trong ngành giáo dục, cùng với những thay
đổi về nội dung cần có những thay đổi căn bản về phương pháp dạy học . Trong
quá trình dạy học, giáo viên cần chú ý‎ hình thành năng lực cho học sinh.
Cùng với sự đổi mới nội dung, PPDH cũng cần phải được đổi mới. Luật
giáo dục (2005) khoản 2 điều 28 đã ghi rõ: “Phương pháp dạy học phổ thông
phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh, phù hợp
với từng đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học,
rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem
lại niềm vui, hứng thú học tập cho HS”. Ngành Giáo dục và Đào tạo đã và đang
tiến hành tốt yêu cầu đổi mới chương trình, nội dung SGK và đổi mới PPDH.
Đổi mới PPDH là cốt lõi và cần thiết, nhưng đổi mới như thế nào để khơi dậy
được năng lực học tập của tất cả các đối tượng HS? Có thể nói mấu chốt của đổi
mới PPDH là tiến tới hoạt động hóa HS, biến HS thành những chủ thể có khả
năng lĩnh hội kiến thức một cách độc lập, chủ động, sáng tạo. Mặt khác những
kết quả nghiên cứu cho thấy với sự bùng nổ của công nghệ thông tin, HS tiếp
cận với tri thức nhân loại qua rất nhiều kênh thông tin. HS trở nên năng động
hơn, hay tìm tòi khám phá. Vì vậy PPDH theo kiểu truyền thống kiểu “ thầy
truyền đạt, trò tiếp thu” không còn phù hợp, cần phải được thay đổi. Xu hướng

chung của PPDH trên thế giới hiện nay là biến chủ thể nhận thức thành chủ thể
hành động. GV là người chỉ đạo, điều khiển để HS tự lĩnh hội kiến thức. Quan
điểm của PPDH tích cực là “ thầy thiết kế- trò thi công” và quá trình dạy học là
dạy cách học chứ không chỉ dạy kiến thức.

___________________________________________________________________________
7


___________________________________________________________________________

Chính vì thế trong thời gian gần đây, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã khuyến
khích giáo viên sử dụng các phương pháp dạy học tích cực từ đó phát triển năng
lực học tập cho học sinh.
2.1.2. Xuất phát từ đặc điểm môn hóa học
Hóa học là một môn khoa học thực nghiệm, kiến thức Hóa học xuất phát
từ đời sống sản xuất và được ứng dụng mạnh mẽ vào sản xuất và đời sống. Vì
vậy khi dạy học hóa học đòi hỏi những phương pháp dạy học phù hợp để giúp
học sinh hình thành, khắc sâu kiến thức một cách chủ động, nâng cao hiệu quả
việc học tập. Có thể áp dụng những phương pháp dạy học gắn với thực tế hay
xuất phát từ vấn đề thực tế trong cuộc sống cần giải quyết.
2.1.3. Xuất phát từ thực trạng phát triển năng lực học tập trong dạy và học
môn Hóa học hiện nay.
Hiện nay trong nhà trường THPT việc đổi mới phương pháp dạy học vẫn
gặp nhiều khó khăn. Với những phương pháp dạy học truyền thống hiện nay thì
nhiều GV chỉ chú trọng đến việc truyền thụ kiến thức cho HS mà xem nhẹ việc
hình thành phương pháp và các kĩ năng học tập cho các em. Trong khi đó, kiến
thức nhân loại ngày một bùng nổ, lượng kiến thức các em cần tiếp thu cũng càng
nhiều. Do vậy, nếu HS không được phát triển các kĩ năng học tập cần thiết thì
việc tiếp thu kiến thức trở lên quá tải và nặng nề. Bên cạnh đó, rong dạy học bộ

môn Hóa học, cách dạy học của một bộ phận giáo viên hiện nay còn thiên về lý‎
thuyết, giải bài tập, ít liên hệ với thực tế. Học sinh ít khi được giao các bài tập,
công việc về nhà liên quan đến thực tế. Do vậy người học ít có cơ hội được phát
triển các năng lực học tập của mình thông qua quá trình nghiên cứu khoa học.
Do đó, việc hình thành và phát triển năng lực học tập cho HS thông qua
sử dụng các phương pháp dạy học tích cực là một nhiệm vụ quan trọng cần giải
quyết của GV và HS trong quá trình dạy, học.
2.1.4. Xuất phát từ ưu điểm của phương pháp dạy học mới trong đó có
phương pháp dạy học dự án.
Để phát triển năng lực học tập cho học sinh, dạy học theo dự án là một hướng đi
có nhiều triển vọng. Dạy học dự án có nhiều ưu điểm:

___________________________________________________________________________
8


___________________________________________________________________________

• Người học tiếp thu kiến thức mới một cách dễ dàng và khó quên

Trong khi tìm hiểu, tập hợp rồi chọn lọc các thông tin theo yêu cầu của dự án, do
phải đọc đi đọc lại nhiều lần, người học sẽ nhớ lâu và làm chủ kiến thức, phát
huy được tính tự chủ và độc lập trong công việc, có trách nhiệm trong việc làm
giàu kiến thức của chính mình. Trong mô hình này, giáo viên chỉ đóng vai trò
người trợ giúp không phải là người chỉ đường vạch lối.
• Đưa bài học vào hơi thở cuộc sống
Dạy học dựa trên dự án là tạo cơ hội cho người học được áp dụng những kiến
thức đã học vào thực tế cuộc sống bởi vì các dự án hoặc vấn đề được nêu ra phải
xuất phát từ những nhu cầu thực tế, có tính kích thích học sinh. Tính thực tế cao
cũng chính là động lực để học sinh chủ động và tích cực trong hoạt động học tập

của mình.
• Rèn luyện kỹ năng làm việc theo nhóm
Các thành viên cùng làm việc nhóm phải biết tổ chức phân công, chia sẻ, công
việc, học hỏi lẫn nhau, hỗ trợ cho nhau, tăng cường đoàn kết, tăng cường tính kỷ
luật, có trách nhiệm với tập thể. Những kỹ năng làm việc nhóm là tối cần thiết
quyết định sự thành công của phương pháp dạy học này. Đây cũng là nhóm kỹ
năng sống thiết yếu đối với bất kỳ cá nhân nào trong cuộc sống hiện đại.
• Nâng cao kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin
Trong khi thực hiện dự án, người học buộc phải sử dụng vi tính, Internet để truy
cập thông tin và xử lý‎ thông tin cũng như sử dụng các công cụ hổ trợ để hoàn
thiện sản phẩm trình bày lại trước tập thể và người hướng dẫn. Web 2.0 nói
chung và wiki nói riêng đóng vai trò nền tảng công nghệ cho các hoạt động học
tập theo dự án. Những tương tác hữu hiệu giữa các học sinh với nhau và giữa
học sinh với giáo viên cho phép đưa mô hình học theo dự án có thể triển khai
trực tuyến, vượt qua giới hạn về không gian.
• Rèn luyện khả năng trình bày vấn đề và tư duy logic
Trong quá trình học tập theo mô hình này, học sinh thường xuyên phải: 1) tìm
cách trình bày vấn đề 1 cách rõ ràng và logic; 2) tư duy sáng tạo để tập trung

___________________________________________________________________________
9


___________________________________________________________________________

giải quyết vấn đề phát sinh hoặc tìm lối ra cho những khó khăn; 3) bảo vệ ý‎ kiến
có tính xây dựng và truy cầu kiến thức thông qua thảo luận.
• Kỹ năng khai thác thông tin hiệu quả và trực tiếp
Với sự phổ biến của thế giới internet, con người ngày này dường như chịu tác
động khủng hoảng thừa thông tin. Thư viện không còn là nơi duy nhất để truy

cầu kiến thức mà đơn giản chỉ cần một máy tính kết nối internet. Trong cuộc
sống hiện đại đó, kỹ năng khai thác thông tin, định loại thông tin giúp con người
có thể "tìm kim giữa một bể kim" và trở thành lợi thế cạnh tranh cũng như chìa
khóa thành công trong cuộc sống và quá trình học tập.
Từ những lí do trên, với mong muốn xây dựng kế hoạch dạy học theo các
phương pháp nhằm phát triển năng lực học tập cho học sinh, tôi chọn đề tài :
PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC TẬP CỦA HỌC SINH THÔNG QUA
DẠY HỌC DỰ ÁN MÔN HÓA HỌC
2.2. Mô tả giải pháp mới
2.2.1. Cơ sở lí luận (phụ lục trang 5)
2.2.2. Cơ sở thực tiễn (phụ lục trang 13)
Chuyển một số nội dung Hóa học THPT thành dự án và tổ chức học sinh
thực hiện một cách hợp lý‎ thì để phát triển năng lực học tập của HS.
2.2.3.Thiết kế giáo án dạy học dự án Bài oxi- ozon (hóa học lớp 10 THPT)
Gv thiết kế kế hoạch dạy học dự án, sau đó phổ biến cho học sinh, hướng dẫn
học sinh thực hiện, trình bày sản phẩm, sau đó GV và HS đánh giá

KẾ HOẠCH BÀI DẠY THEO DỰ ÁN
Giáo viên
Họ và tên
Số điện thoại

Trần Thị Liên
0912684014

___________________________________________________________________________
10


___________________________________________________________________________


Lớp
Trường


THPT Chuyên Lương Văn Tụy- Ninh Bình

Tổng quan về bài dạy
Tiêu đề bài dạy
BẢO VỆ MÁI NHÀ CỦA TRÁI ĐẤT
Tóm tắt bài dạy
Tầng ozon vốn được xem là tấm áo giáp che chắn các tia bức xạ có hại từ mặt
trời và bảo vệ sự sống trên trái đất. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển, con
người đã sử dụng và thải ra khí quyển một lượng lớn gốc hóa chất làm suy giảm
tầng ozon. Việc suy giảm tấm áo giáp này sẽ làm thay đổi nhiệt độ trái đất, làm
cho hệ sinh thái trên trái đất bị thay đổi, đồng thời trở thành mộtrong những
nguyên nhân gây nên hiện tượng biến đổi khí hậu toàn cầu.
Oxi và Ozon là những khí rất quan trọng trong bầu khí quyển. Oxi giúp duy trì sự
sống, Ozon bảo vệ trái đất. Tuy nhiên sự suy giảm tầng ozon ngày càng nghiêm
trọng, gây ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống con người. Bàng việc tự tìm hiểu
thông tin qua sách giáo khoa, trên mạng internet… học sinh biết, hiểu được các
kiến thức về oxi, ozon và vận dụng được kiến thức giải bài tập cũng như vận dụng
kiến thức vào thực tiễn.
Lĩnh vực bài dạy
Hóa học
Cấp/Lớp
Cấp / lớp sẽ áp dụng bài dạy: Lớp 10
Thời gian dự kiến:
2 tiết( mỗi tiết 45 phút) và 1 buổi ngoại khóa
Chuẩn kiến thức cơ bản

a) Về kiến thức
Biết được:
-Tính chất vật lí, phương pháp điều chế oxi trong phòng thí nghiệm, trong công
nghiệp, sự tạo ra oxi trong tự nhiên
- Ozon là dạng thù hình của nguyên tố oxi, điều kiện tạo thành ozon.
- Tính chất vật lí của ozon trong tự nhiên và ứng dụng của ozon.
Hiểu được:
-Cấu hình electron lớp ngoài cùng dạng ô lượng tử của oxi, cấu tạo phân tử oxi
-Tính chất hóa học: Oxi có tính oxi hóa rất mạnh (oxi hóa được hầu hết kim loại,
phi kim, nhiều hợp chất vô cơ và hữu cơ), ứng dụng của oxi
- Cấu tạo phân tử, tính chất oxi hoá rất mạnh của ozon.
b) Về kỹ năng
- Dự đoán tính chất, kiểm tra, kết luận được về tính chất hoá học của oxi và ozon.
___________________________________________________________________________
11


___________________________________________________________________________

- Quan sát thí nghiệm, hình ảnh...rút ra được nhận xét về tính chất, điều chế
- Viết PTHH minh hoạ tính chất của oxi,ozon, điều chế oxi
-Giải được một số bài tập tổng hợp có liên quan đến oxi
- Giải được một số bài tập : Tính thể tích khí ozon tạo thành, bài tập khác có nội
dung liên quan.
Mục tiêu đối với học sinh / kết quả học tập
a)Về kiến thức:
-Mô tả được công thức cấu tạo của oxi và ozon
-Ghi nhớ được ozon là dạng thù hình của nguyên tố oxi
-Trình bày được tính chất vật lý‎ của oxi và ozon
-Lấy ví dụ chứng minh oxi, ozon là chất có tính oxi hóa rất mạnh

-So sánh tính oxi hoá của oxi và ozon, lấy ví dụ chứng minh
-Giải thích được tại sao ozon được dùng làm chất tẩy màu, khử trùng
- Vận dụng giải được bài tập liên quan kiến thức.
b)Về kỹ năng:
-Đánh giá được ảnh hưởng của hiện tượng suy giảm tầng ozon
- Góp phần hình thành kĩ năng: Thu thập, xử lí thông tin; tìm kiếm thông tin trên
mạng; ứng dụng công nghệ thông tin trong học tập: Sử dụng phần mềm Microsoft
Office;làm việc nhóm; viết và trình bày báo cáo trước đám đông; học tập tích cực,
chủ động, sáng tạo; vận dụng lí thuyết vào thực tiễn.
c)Tình cảm, thái độ:
-Có thái độ nghiêm túc trong học tập, yêu thích khoa học.
-Nâng cao ý‎ thức giữ gìn và bảo vệ môi trường, nhất là bảo vệ tầng ozon, trồng và
bảo vệ cây xanh để giữ bầu không khí trong lành

Bộ câu hỏi định hướng
Câu
hỏi
khái
quát
Câu
hỏi bài
học

Tại sao khí hậu ngày càng xấu đi, thiên tai ngày càng nhiều?
Vì sao ozon được goi là Tấm áo giáp bảo vệ trái đất?
Làm thế nào để “Bảo vệ mái nhà của trái đất”?

1- Cấu tạo nguyên tử, phân tử, tính chất vật lí, phương pháp điều chế
oxi trong phòng thí nghiệm, trong công nghiệp, sự tạo ra oxi trong tự
nhiên

Câu
2- Ozon được hình thành trong khí quyển, trên mặt đất và sự tạo thành
hỏi nội tầng ozon như thế nào?
dung 3- Tầng Ozon bị ảnh hưởng xấu bởi các tác nhân nào?
4- Quá trình gây ra lỗ thủng tầng ozon bởi các chất CFC như thế nào?
5- Việc thủng tầng ozon thì có những tác hại gì?
6- Cần bảo vệ tầng ozon như thế nào?

___________________________________________________________________________
12


___________________________________________________________________________

Yêu cầu: HS làm việc theo nhóm
- Tìm tài liệu về oxi, ozon
-Thiết kế slide giới thiệu về oxi, ozon như cấu tạo, tính chất, ứng dụng và vai
trò của chúng với môi trường sống. Thông qua bài báo cáo cũng nêu lên được
thực trạng của tầng ozon, tác hại và kêu gọi các hành động bảo vệ môi trường.
- Sưu tầm tranh ảnh về lỗ thủng tầng ozon
- Sưu tầm, thiết kế tranh ảnh, khẩu hiệu kêu gọi bảo vệ tầng ozon, bảo vệ
môi trường
Lịch trình đánh giá
Học sinh thực hiện dự
Trước khi bắt đầu dự

án và hoàn tất công

Sau khi hoàn tất dự án


án

việc

Bảng tiêu chí đánh giá sản

Bảng khảo sát K-W-L

* Bảng kiểm mục

phẩm

- Biên bản
phân công
- Kế
hoạch
thực hiện

Tự đánh giá
- Đánh giá
- Bản trình

giữa các

chiếu

thành viên
trong
nhóm


phần trình bày
- Trình bày - Đánh giá chéo
dự án

nhóm
- GV đánh giá
mỗi nhóm

Tổng hợp đánh giá
Trước dự án:
- Phương pháp: biểu đồ Biết-Thắc mắc-Học (K-W-L): Yêu cầu của học sinh phải
điền đầy đủ thông tin vào bảng những nội dung mà các em đã biết. Sử dụng sản
phẩm sau khi thực hiện các phương pháp trên. Mục đích: chúng ta có thể nắm bắt
được nhu cầu và hứng thú của học sinh trong dự án này, và qua đó nắm được kiến
thức, kĩ năng của học sinh trước đó để có những kế hoạch triển khai những
phương pháp sao cho phù hợp
- Công cụ: Viết trên giấy Công cụ: bảng K-W-L
*Trong dự án:
-Đánh giá sự tiến bộ nhóm sử dụng phương pháp quan sát ngẫu nhiên và ghi chép
nhỏ.
-Đánh giá sự chuẩn bị của học sinh: trong tiết semina lần 1
Yêu cầu ghi chép nhanh lại các kỹ năng của HS. Mục đích: để điều chỉnh việc dạy
và cung cấp chứng cứ cho đánh giá cuối cùng
Bảng kiểm mục
*Sau dự án:
___________________________________________________________________________
13


___________________________________________________________________________


Đánh giá kết quả: các sản phẩm: power point, các tranh ảnh khẩu hiệu tuyên
truyền bảo vệ mái nhà trái đất
- Công cụ: phiếu đánh giá hoặc hướng dẫn cho điểm
Các kỹ năng thiết yếu
- Kiến thức và kỹ năng công nghệ mà học sinh cần có để có thể tham gia vào bài
học.
Kĩ năng sử dụng máy tính và internet.
- Kĩ năng làm việc nhóm và thuyết trình
- Kĩ năng lập kế hoạch cho dự án
.- Kỹ năng viết báo cáo toàn văn (cấu trúc, giới hạn số trang, cách trình bày)
Kỹ năng thiết kế các slide (power point) để báo cáo kết quả thực hiện dự án.
Các bước tiến hành bài dạy
Tiết 1: Giáo viên giới thiệu về dạy học dự án và dự án “bảo vệ mái nhà trái đất”,
giới thiệu thời gian dự án, hạn định hoàn thành sản phẩm, hướng dẫn học sinh
nghiên cứu tài liệu tra cứu thông tin trên mạng: cung cấp các trang web, các từ
khóa tra cứu phát phiếu khảo sát, sổ theo dõi dự án, bảng đánh giá cá nhân, đánh
giá làm việc nhóm, đánh giá sản phẩm; nêu ra yêu cầu tổ chức nhóm học tập:
Giao nhiệm vụ về nhà tiến hành làm việc nhóm tìm kiếm thông tin về oxi, ozon
Chia lớp thành 4 nhóm (4 tổ) mỗi nhóm họp cử nhóm trưởng, ghi danh sách thành
viên, lập kế hoạch, phân công công việc cụ thể cho từng thành viên báo cáo với
GV. Hướng dẫn nhóm sử dụng sổ theo dõi dự án, đánh giá cá nhân trong nhóm
trong quá trình làm việc nhóm.
tìm hiểu các thông tin, tư liệu về oxi, ozon ,
Nhóm 1,2: Thiết kế slide báo cáo theo các câu hỏi định hướng ở trên.
Nhóm 3,4: Tìm hiểu về lỗ thủng tầng ozon, sưu tầm tranh ảnh về lỗ thủng tầng
ozon; thiết kế, sưu tầm tranh ảnh, khẩu hiệu tuyên truyền bảo vệ tầng ozon.
Tiết 2: Học sinh báo cáo sơ lược quá trình làm việc nhóm, thu thập thông tin.
Những khó khăn gặp phải và trao đổi về giải pháp.
Ngoại khóa.( vào 1 buổi chiều: khoảng 120 phút)

Nhóm 1, 2: Báo cáo kết quả bằng thuyết trình trên máy chiếu bằng PowerPoint
Nhóm 3, 4. Trình chiếu kết quả tìm hiểu về lỗ thủng tầng ozon; thiết kế, sưu tầm
___________________________________________________________________________
14


___________________________________________________________________________

tranh ảnh, khẩu hiệu tuyên truyền bảo vệ tầng ozon
các nhóm thảo luận, tự đánh giá, đánh giá chéo nhóm,
giáo viên nhận xét, đánh giá yêu cầu các nhóm hoàn thành, chỉnh sửa lại sản
phẩm nếu cần và nộp lại cho giáo viên để làm tài liệu tham khỏa cho cả lớp và các
học sinh lớp khác.
Điều chỉnh phù hợp với đối tượng
Mô tả những thay đổi dành cho đối tượng học sinh, ví dụ như
dành thêm thời gian nghiên cứu, điều chỉnh mục tiêu học tập,
Học sinh tiếp thu
chậm

thay đổi các mẫu đánh giá, chia nhóm, lịch trình đánh giá, kỹ
năng công nghệ và sự hỗ trợ của các chuyên gia. Mô tả
những thay đổi về cách mà học sinh sẽ trình bày kết quả học
tập (Ví dụ như thay bài kiểm tra viết tay bằng bài thuyết

Học sinh năng

trình)
-Nêu vấn đề yêu cầu học sinh tự giải quyết.

khiếu

Công nghệ - Phần cứng (Đánh dấu vào những thiết bị cần thiết)
Máy quay

Đĩa Laser

Đầu máy VCR

Máy tính

Máy in

Máy quay phim

Máy ảnh kỹ thuật số

Máy chiếu

Thiết bị hội thảo Video

Đầu đĩa DVD

Máy quét ảnh

Thiết bị khác

Kết nối Internet

TiVi

Công nghệ - Phần mềm (Đánh dấu vào những phần mềm cần thiết)

Cơ sở dữ liệu/ bảng
tính
Ấn phẩm
Phần mềm thư điện tử
Bách khoa toàn thư

Phần mềm xử lý‎ ảnh
Trình duyệt Web
Đa phương tiện

Phần mềm thiết
kế Web
Hệ soạn thảo văn
bản
PowerPoint

trên đĩa CD
___________________________________________________________________________
15


___________________________________________________________________________

SGK Hóa học, SBT Hóa học (cơ bản và nâng cao)
Tư liệu in

đề cương, hướng dẫn thực hành phòng Lab, tài liệu tham khảo
v.v.
Bản trình bày Powerpoint của giáo viên


Hỗ trợ
Những đồ vật cần thiết cho bài dạy.
www.youtube.com, www.google.com, www.vnexpress.net
Nguồn
, />
Internet

, khoahoc.com
Yêu cầu

Khách mời, người hướng dẫn, học sinh lớp khác, giáo viên…

khác

Mẫu các bảng hỗ trợ học sinh: Bảng phân công nhiệm vụ nhóm, hợp đồng học
tập, bảng K-W- L, bảng kiểm mục, các bảng đánh giá
( phụ lục trang 18-23 )
Sản phẩm của học sinh (phụ lục 4 trang 24)
2.2.4. Đề xuất 1 số dự án khác
Khối
10

Bài/ Chương
Cấu tạo
nguyên tử

Oxi
S và hợp chất

11


Halogen
Nitophotpho

Dự án
Dự án 1: đóng vai một nhà khảo cổ, hãy xác
định niên đại của 1 số mẫu vật
Dự án 2: Lợi ích và tác hại của phản ứng hạt
nhân, phản ứng phóng xạ
Dự án 3: Các loại bảng tuần hoàn-ưu, nhược
điểm của chúng
Dự án 4: Chữ “O” kỳ diệu
Dự án 5: Bảo vệ mái nhà trái đất
Dự án 6: Hiện tượng mưa axit
Dự án 7: Giảm thiểu tác nhân ô nhiễm nguồn
nước
Dự án 8: Axit sunfuric- hóa chất hàng đầu
trong sản xuất
Dự án 9: Chất tẩy mầu, diệt khuẩn
Dự án 10: bạn hãy đóng vai một nhà quảng
cáo
hãy thiết kế một poster quảng cáo giới thiệu
về sản phẩm phân bón của công ty bạn.
Dự án 11: Giảm thiểu ô nhiễm do phân bón

___________________________________________________________________________
16


___________________________________________________________________________


Cacbon- silic

12

Nguồn
Hidrocacbon
thiên nhiên
Este-lipit
Cacbonhidrat
Vật liệu
polime
Đaị cương
về kim loại
Sắt, sản
xuất gang
thép
Hóa học và
vấn đề kinh tế
xã hội môi
trường

hóa học
Dự án 12: Giảm thiểu hiện tượng hiệu ứng
nhà kính
Dự án 13: Công nghiệp silicat
Dự án 14: thăm dò và khai thác dầu khí ở
Việt nam.
Dự án 15: xà phòng, chất giặt rửa tổng hợp
Dự án 16:Đường, Đường hóa học

Dự án 17 : Chất dẻo
Dự án 18: Vật liệu compozit
Dự án 19: Biện pháp giảm thiểu sự ăn mòn
kim loại
Dự án 20: Giới thiệu công nghiệp sản xuất
gang thép
Dự án 21: Hóa học và an toàn thực phẩm
Dự án 22: Hóa học và môi trường
Dự án 23: Hóa học và ứng dụng

2.3 Điểm mới và sáng tạo của giải pháp mới
2.3.1. Điểm mới:
- Hệ thống hóa cơ sở lí luận về năng lực, năng lực học tập của học sinh
- Giới thiệu về phương pháp dạy học dự án giúp giáo viên hiểu rõ hơn về
phương pháp dạy học mới này.
- Phân tích được thực trạng về năng lực học tập của học sinh để từ đó giáo viên
lựa chọn các phương pháp dậy học phù hợp nhằm phát huy năng lực của học
sinh
- Phân tích được thực trạng việc vận dụng phương pháp dạy học dự án trong dạy
học Hóa học ở trường THPT.
- Thiết kế một giáo án dạy học dự án mẫu, sử dụng thử nghiệm bước đầu cho
học sinh lớp 10 chuyên Hóa, trường THPT Chuyên Lương Văn Tụy trong năm
học 2013-2014
- Đề xuất 23 dự án thuộc chương trình hóa học THPT

___________________________________________________________________________
17


___________________________________________________________________________


- Thông qua dự án học tập tích hợp bảo vệ môi trường với hóa học, gắn kiến
thức hóa học với thực tiễn kích thích lòng đam mê hóa học, đam mê học tập.
2.3.2. Điểm sáng tạo:
Tính sáng tạo trước hết thể hiện trong tính mới của giải pháp đã nêu ở
trên. Đặc biệt tác giả đã chuyển được nội dung kiến thức trong chương trình hóa
học thành dự án trong cuộc sống. Thiết kế giáo án dạy học dự án phù hợp và sử
dụng nhằm phát huy tính tích cực chủ động của học sinh khi chiếm lĩnh tri thức
góp phần giúp học sinh phát triển năng lực học tập.
IV. Hiệu quả kinh tế và xã hội dự kiến đạt được
1. Hiệu quả kinh tế:
- Việc sử dụng đề tài tiết kiệm được nhiều thời gian, công sức tìm hiểu tài liệu
của giáo viên trong việc tiếp cận phương pháp giảng dạy mới theo chuẩn năng
lực của người học theo chủ chương đổi mới giáo dục của nước ta hiện nay.
- Tiết kiệm chi phí mua tài liệu, sưu tầm tài liệu cho giáo viên.
- Kết hợp với việc sử dụng các phương pháp dạy học khác một cách linh hoạt và
các chuyên đề lí thuyết, bài tập môn học đã đóng góp một phần đáng kể vào kết
quả học tập của các em học sinh; phát triển năng lực học tập của học sinh.
- Qua sản phẩm dự án cho thấy năng lực chủ động tìm hiểu, lựa chọn, nghiên
cứu và làm chủ kiến thức của học sinh rất tốt.
2. Hiệu quả xã hội:
- Phát triển lí luận và làm phong phú phương pháp dạy học Hóa học
-Việc áp dụng đề tài trên trong quá trình giảng dạy tạo cho học sinh tư duy sáng
tạo, khả năng suy luận logic để quá trình học tập đạt kết quả cao, đồng thời rèn
luyện, phát triển cho học sinh phương pháp học tập và phương phương pháp
nghiên cứu trong tương lai.
- Kết quả lấy ý‎ kiến từ học sinh cho thấy: Học sinh rất hào hứng với phương
pháp dạy học dự án.
V. Điều kiện và khả năng áp dụng


___________________________________________________________________________
18


___________________________________________________________________________

- Vận dụng dạy học dự án, xây dựng được dự án mẫu để giúp đồng nghiệp có
thể vận dụng trong quá trình giảng dạy. Áp dụng làm tài liệu tham khảo cho
giáo viên.
- Áp dụng cho khối 10 ban cơ bản và nâng cao, trường học có trang bị máy tính,
máy chiếu.
- Đề tài được tác giả sử dụng dạy cho học sinh THPT từ năm 2013 và sẽ có bổ
xung thường xuyên, kết hợp giữa các phương pháp dạy học truyền thống và hiện
đại để tiếp tục góp phần phát huy năng lực học tập của học sinh.

Xác nhận của cơ quan, đơn vị

Tác giả sáng kiến
Trần Thị Liên

PHỤ LỤC
Phụ lục 1:GIÁO ÁN THƯỜNG BÀI OXI- OZON
Ngày soạn
Ngày dạy:
Lớp dạy:
Chương 6 : OXI – LƯU HUỲNH
Bài 29: OXI – OZON –LUYỆN TẬP
I- MỤC TIÊU:
1/ Kiến thức: Học sinh
Biết được :

-Oxi: vị trí ,cấu hình electron lớp ngoài cùng ;Tính chất vật lí ,phương pháp điều chế
oxi trong phòng thí nghiệm, trong công nghiệp .
-Ozon là một dạng thù hình của oxi ; Điều kiện tạo thành ozon ; Ozon trong tự nhiên
và ứng dụng của ozon.
Hiểu :
-Tính oxi hóa mạnh của oxi, trong đó ozon có tính oxi hóa mạnh hơn oxi.
- Nguyên nhân tính oxi hóa mạnh của oxi và ozon.
- Vai trò của oxi và tầng ozon đối với sự sống trên trái đất.
- Phương pháp nhận biết ozon.
___________________________________________________________________________
19


___________________________________________________________________________

-Nguyên tắc điều chế oxi trong phòng thí nghiệm
2/ Kỹ năng:
Viết phương trình hóa học của các phản ứng O 2 tác dụng với một số đơn chất và hợp
chất.
-Dự đoán ,kiểm tra ,kết luận về tính chất hóa học của oxi ,ozon.
-Quan sát thí nghiệm ,hình ảnh và rút ra nhận xét về tính chất , điều chế .
-Viết phương trình hóa học minh họa tính chất và điều chế oxi.
-Tính thành phần phần trăm về thể tích khí oxi và ozon trong hỗn hợp.
3/ Thái độ: Vai trò, trách nhiệm để bảo vệ tầng ozon bảo vệ sự sống con người.
Chống ô nhiễm môi trường và nguồn nước.
II- CHUẨN BỊ :
1/ Chuẩn bị của giáo sinh: Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học
2/ Chuẩn bị của học sinh: Phản ứng oxihóa-khử, tính chất của nguyên tố Clo.
III- HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1/ Ổn định tình hình lớp: (1 phút)

2/ Kiểm tra bài cũ:
3/Giảng bài mới:

(2 phút)

Giới thiệu bài mới: Nguyên tố mà đơn chất của nó có vai trò vô cùng quan
trọng trong cuộc sống của con người và động vật. Đó là nguyên tố nào mà trong khí
quyển này chiếm khoảng 20%. Đó là oxi. Vậy oxi có những tính chất vật lý‎ và hóa học
nào? Vai trò và ứng dụng với cuộc sống ra sao? Điều chế oxi bằng cahcs nào? Thù
hình của oxi là ozon có vai trò và tính chất gì? Trả lời cho những câu hỏi đó là nội
dung của bài hôm nay, chúng ta cùng đi vào bài oxi-ozon.
Tiến trình tiết dạy:
Thời
Hoạt động của
Hoạt động của học sinh
lựơng
giáo sinh
Hoạt động 1: Vị trí và cấu tạo của oxi.
10’
-GV: Giới thiệu -Học sinh trình bày sơ lược

lược
về về nguyên tố oxi.
nguyên tố oxi:… -Công thức cấu tạo của
-GV có thể dùng phân tử O2 là: O = O
bảng tuần hoàn để -Nguyên tố oxi ở ô thứ 8,
giới thiệu sơ lược chu kì 2 vì nguyên tử có
về vị trí của 2lớp electron, có 6e ngoài
nguyên tố oxi cùng nên ở nhóm VIA,
trong HTTH.

thiếu 2e so với cấu hình e

Nội dung
A- OXI
I-VỊ TRÍ VÀ CẤU TẠO
-Kí hiệu hóa học : O
-Số hiệu :
8
-Cấu hình e: 1s22s22p4
-Khối lượng nguyên tử :
16
-Công thức phân tử: O2
-Công thức cấu tạo: O=O
-Khối lượng phân tử : 32

___________________________________________________________________________
20


___________________________________________________________________________

-Yêu cầu học sinh của nguyên tố khí hiếm Ne
viết CTCT và giải -Phân tử O2 gồn hai nguyên
thích CTCT đó
tử Oxi liên kết nhau bằng
-Trình bày vị trí liên kết CHT không có cực.
của nguyên tố
Oxi trong HTTH?
Hoạt động 2: Tính chất vật lý của oxi.
12’

-GV: Yêu cầu học
sinh trình bày một -Học sinh trình bày một số
số tính chất vật lý‎ tính chất của oxi.
được biết của oxi
(lấy từ trong
32
không khí).
≈1,1 nên Oxi hơi
- Vì: d=
-Khí oxi nặng hay
29
nhẹ hơn không nặng hơn không khí.
khí? Giải thích?
-100ml nước ở
200C, 1atm, hòa
tan được 3,1ml
khí O2. Độ tan
của khí O2 ở 200C

1atm

0,0043g
trong
100g H2O.
Hoạt động 3: Tính chất hóa học của oxi.
20’
-GV: Đặt vấn đề: -Tính chất hóa học chung
Tính chất hóa học của nguyên tố oxi là tính
cơ bản của Oxi là oxihóa mạnh. O2 + 2.2e →
gì?

2O2-Trong hợp chất, Oxi
-Trong hợp chất, thường có hóa trị II, số
Oxi có trị bao oxihóa là -2. Khi tham gia
nhiêu

số phản ứng, nguyên tử oxi dễ
oxihóa là gì?
dàng nhận thêm 2e, nên oxi
là một phi kim họat động
mạnh và là chất oxihóa
mạnh chỉ kém thua Flo.
-Oxi không tác dụng với các
kim loại Au,Pt. Khi tác
-GV: Oxi không dụng được với các kim loại
tác dụng với tạo thành oxit kim loại(hay
những kim loại oxit bazơ).
nào, khi tác dụng
4M + nO2 → 2M2On
kim loại tạo thành -Oxi không tác dụng với các
hợp chất gì?
phi kim Halogen. Khi tác
-GV: Oxi không dụng với phi kim tạo thành
tác dụng với oxit phi kim hay oxit axit.

II-TÍNH CHẤT VẬT LÍ
-Oxi là chất khí không
màu, không mùi, không
vị, hơi nặng hơn không
khí
(d=


32
≈1,1 ).
29

-Hóa lỏng ở -183oC, ít tan
trong nước.

II-TÍNH CHẤT HÓA
HỌC
Tính chất hóa học chung
của Oxi là tính oxihóa
mạnh.
O2 + 2.2e → 2O2-

1/ Tác dụng với kim loại.
(Trừ Au, Pt…) tạo oxit
kim loại.
4Na + O2 → 2Na2O
3Fe + 2O2 → Fe3O4
4Al + 3O2 → 2Al2O3
2/ Tác dụng với phi kim.
(Trừ các Halogen) tạo oxit
phi kim.
S + O2 → SO2
4P + 5O2 → 2P2O5

___________________________________________________________________________
21



___________________________________________________________________________
những phi kim -Học sinh hoạt động nhóm
C + O2 → CO2

nào, khi tác dụng để viết các phản ứng.
phi kim tạo thành -Học sinh viết các phản
hợp chất gì?
ứng.
t
O2 + 4Fe(OH)2 →
2Fe2O3
+ 4H2O
3O2 + 2H2S → 2SO2 +2H2O
t
4FeS2 + 11O2 →
2Fe2O3 +8SO2
-GV: Yêu cầu học
sinh viết các phản
ứng giữa O2 với
các hợp chất
khác:
Fe(OH)2,
NO, FeO,

3/ Tác dụng với hợp chất
khác.
O2 + FeO → Fe2O3
O
O2 + 2SO2 V

→ 2SO3
t
O2 + 4Fe(OH)2 →
2Fe2O3 + 4H2O
3O2 + 2H2S → 2SO2
+2H2O
t
4FeS2 + 11O2 →
2Fe2O3 +8SO2
Phản ứng :
2H2S +
O 2 → 2S +
2H2O
0,1mol
0,05mol
HS thảo luận với nhau để 0,1mol
trình bày bài giải:
O2 dư 0,07mol
S
+
O2 → SO2
0,07mol
0,07mol
0,07mol
S còn dư: 0,03mol
SO2:
0,07mol
0

2


5,

0

0

GV cung cấp bài
tập: Cho 0,1mol
H2S tác dụng với
0,12mol O2 ta thu
được những chất
nào? Bao nhiêu
mol?
Hoạt động 4: Ứng dụng và điều chế oxi.
12’
-Học sinh : Cần duy trì sự
-Oxi có những sống cho con người
ứng dụng thiết -Lượng oxi cần dùng cung
thực nào trong cấp cho công nghiệp luyện
thực tế?
thép là lớn nhất so với các
ngành công nghiệp khác,
Để điều chế một dùng cho công nghiệp hóa
lượng nhỏ khí chất…
Oxi để làm thí
nghiệm.
-Nhiệt phân muối KMnO4,
-Viết phản ứng hoặc KClO3…
t

điều chế Oxi 2KMnO4 →
K2MnO4 +
trong phòng thí MnO2+ O2
nghiệm
từ 2KClO3 →
t
2KCl + 3O2
KMnO4, KClO3.
-Từ không khí: sau khi loại
bỏ hết hơi nước, bụi, CO2,
-GV: Điều chế được hóa lỏng và sau đó
Oxi trong công đem chưng cất phân đọan
nghiệp
dùng không khí lỏng thu được
phương
pháp oxi.
nào?
-Từ nước: Thu được Oxiở
-GV: hướng dẫn điện cực dương(Anôt).
cho học sinh viết
0C

0C

0

IV-ỨNG DỤNG
-Oxi có vai trò quyết định
đến sự sống của con người
và động vật. Mỗi người,

mỗi ngày cần 2030cm3không khí để thở.
-Oxi phục vụ cho các
ngành công nghiệp, y tế

V-ĐIỀU CHẾ
1/ Trong phòng thí
nghiệm
Nhiệt
phân
KMnO4,
KClO3…
t
2KMnO4 →
K2MnO4
+ MnO2+ O2
0C

2/ Trong công nghiệp
a/ Chưng cất không khí
b/ Điện phân nước
dp
2H2O →
2H2 + O2

___________________________________________________________________________
22


___________________________________________________________________________


phản ứng.
Hoạt động 5: Giới thiệu tính chất của ozon.
15’
-GV: Yêu cầu học
sinh nêu một số -Học sinh trình bày chi tiết.
tính chất vật lí
của O3?
-Công thức cấu tạo của O3
-GV: Viết công là :
thức cấu tạo của
O=O → O
O3.
Lưu ý : O3 + 2e -O3 phản ứng với kim loại
→ O2- + O2
Ag, còn O2 không phản
-Để so sánh tính ứng.
oxihóa của O3
mạnh hơn O2 ta -Có khí bay ra, có kết tủa
lấy phản ứng nào đen tím và dung dịch làm
chứng minh?
quỳ tím hóa màu xanh. Vì
-Để nhận biết O3 KOH tạo ra là một bazơ
ta có thể dùng mạnh làm quỳ tím hóa
dung dịch KI có xanh.
kèm theo hồ tinh
bột hoặc dung
dịch quỳ tím.Có
hiện tượng gì?
Giải thích.
Hoạt động 6: Ozon trong tự nhiên.

8’
-Tạo thành trong khí quyển
-GV: Trong tự khi có sự phóng điện, hoặc
nhiên O3 có ở đâu, do sự oxihóa một số chất
có tác dụng gì?
hữu cơ.
-Tập trung ở lớp khí quyển
cách mặt đất 20-30km, tạo
thành do tia tử ngoại
chuyển O2 thành O3
phong dien
3O2 
→ 2O3
Hoạt động 7: Ứng dụng của ozon.
6’
-GV: Yêu cầu học -Làm cho không khí trong
sinh nêu một số lành, một lượng lớn có hại.
ứng dụng của O3. -Dựa vào tính oxihóa dùng
để tẩy trắng tinh bột, dầu
ăn,y học sát trùng nước…

B-OZÔN
I-TÍNH CHẤT
-Khí ozôn màu xanh nhạt,
mùi đặc trưng, hóa lỏng ở
-1120C, tan trong nườc
nhiều hơn so với oxi
-Ozôn có tính oxihóa
mạnh, mạnh hơn oxi,
oxihóa được nhiều kim

loại(trừ Au, Pt) nhưng :
2Ag + O3 → Ag2O + O2
Phản ứng với dung dịch
KI
2KI + O3 + H2O → 2KOH
+ O2 + I2

II-OZÔN TRONG TỰ
NHIÊN
-Tạo thành trong khí
quyển khi có sự phóng
điện, hoặc do sự oxihóa
một số chất hữu cơ.
-Tập trung ở lớp khí
quyển cách mặt đất 2030km
III-ỨNG DỤNG
-Làm cho không khí trong
lành, một lượng lớn có
hại.
-Dựa vào tính oxihóa
dùng để tẩy trắng tinh bột,
dầu ăn,y học sát trùng
nước…

Hoạt động 8: Củng cố.
3’
Hãy dẫn ra những phản ứng hóa học chứng minh rằng:
-oxi và ozon đều có tính oxi hóa.
-ozon có tính oxi hóa mạnh hơn oxi.
4. Dặn dò: (1 phút)

___________________________________________________________________________
23


___________________________________________________________________________

-Học bài cũ và đọc trước bài mới: “lưu huỳnh”.
-Làm các bài tập 1-6 trang 127,128 /SGK. Đọc bài đọc thêm “sự suy giảm tầng ozon”.
IV- RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG:
...............................................................................................................................................................
Phụ lục 2
2.2.1. Cơ sở lí luận
2.2.1.1. Quan niệm về năng lực học tập
2.2.1.1.1. Quan niệm về học.
Đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu, tìm hiểu về quá trình học. Trong
quá trình phát triển, quan điểm về học được nhìn nhận qua nhiều góc độ khác nhau:
- Theo quan điểm sinh lý‎ học của Pavlop thì học là thành lập phản xạ có điều
kiện.
- Theo quan điểm của Skinninnor thì học là tự điều chỉnh hành vi.
- Các quan điểm dạy học truyền thống thì học là quá trình chiếm lĩnh, ứng
dụng hay sử dụng kiến thức, hoặc học là ghi nhớ, lặp lại và thuộc lòng.
Lý thuyết về học:
Có rất nhiều lý‎ thuyết khác nhau về Học: lý‎ thuyết phản xạ có điều kiện, lý‎
thuyết hành vi, lý‎ thuyết nhận thức, lý‎ thuyết hoạt động, lý‎ thuyết kiến tạo,...Trong
khuôn khổ đề tài này, chúng tôi sử dụng lý‎ thuyết kiến tạo làm nền tảng lý‎ luận cho
việc phát triển năng lực học tập cho học sinh thông qua dạy học dự án.
Tư tưởng chủ đạo của thuyết kiến tạo là đặt vai trò, vị trí của chủ thể nhận thức
lên hàng đầu trong quá trình chiếm lĩnh tri thức: “Mỗi cá nhân tự xây dựng nên tri
thức riêng cho mình, không đơn thuần chỉ là sự tiếp nhận tri thức của người khác”.
Theo Piaget: “cấu trúc của nhận thức được phát triển dần dần trong quá trình chủ thể

thích nghi với môi trường”
Tóm lại, có nhiều quan niệm khác nhau về học, mỗi quan niệm dựa trên các lí
thuyết khác nhau nhưng nhiều tác giả cho rằng “học là quá trình nhận ra nội dung,
xác định được bản chất của các nội dung, xác định được quan hệ giữa các nội dung,
hệ thống hóa được các nội dung và sử dụng được vào những tình huống có ý nghĩa”.
2.2.1.1.2. Khái niệm về năng lực
*Khái niệm chung về năng lực

___________________________________________________________________________
24


___________________________________________________________________________

Khái niệm năng lực có nguồn gốc tiếng La tinh là competentia. Ngày nay năng
lực được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau. Năng lực được hiểu như sự thành thạo, khả
năng thực hiện của cá nhân đối với một công việc. Năng lực cũng được hiểu là khả
năng, công suất của một doanh nghiệp, thẩm quyền pháp lý‎ của một cơ quan.
Như vậy năng lực là một thuộc tính tâm lý‎ phức hợp, là điểm hội tụ của nhiều
yếu tố như tri thức, kĩ năng, kĩ xảo, kinh nghiệm, sự sẵng sàng hành động và trách
nhiệm. Khái niệm về năng lực gắn liền với khả năng hành động. Làm rõ hơn về thành
phần của năng lực, Xavier Roegiers nêu: “năng lực là một tập hợp trật tự các kĩ năng
(các hoạt động) tác động một cách tự nhiên lên các nội dung trong một loại tình
huống cho trước để giải quyết những vấn đề do những tình huống này đặt ra”.
* Cấu trúc năng lực
Có nhiều loại năng lực khác nhau:
- Năng lực chuyên môn: (Professional competency): Là khả năng thực hiện các nhiệm
vụ chuyên môn cũng như khả năng đánh giá kết quả chuyên môn một cách độc lập, có
phương pháp và chính xác về mặt chuyên môn. Trong đó bao gồm cả khả năng tư duy
lô gic, phân tích, tổng hợp, trừu tượng hóa, khả năng nhận biết các mối quan hệ hệ

thống và quá trình. Năng lực chuyên môn hiểu theo nghĩa hẹp là năng lực “nội dung
chuyên môn”, theo nghĩa rộng bao gồm cả năng lực phương pháp chuyên môn.
- Năng lực phương pháp (Methodical competency): Là khả năng đối với những hành
động có kế hoạch, định hướng mục đích trong việc giải quyết các nhiệm vụ và vấn đề.
Năng lực phương pháp bao gồm năng lực phương pháp chung và phương pháp chuyên
môn. Trung tâm của phương pháp nhận thức là những khả năng tiếp nhận, xử lý‎, đánh
giá, truyền thụ và trình bày tri thức.
- Năng lực xã hội (Social competency): Là khả năng đạt được mục đích trong những
tình huống xã hội cũng như trong những nhiệm vụ khác nhau trong sự phối hợp chặt
chẽ với những thành viên khác.
- Năng lực cá thể (Induvidual competency) : Là khả năng xác định, đánh giá được
những cơ hội phát triển cũng như những giới hạn của cá nhân, phát triển năng khiếu,
xây dựng và thực hiện kế hoạch phát triển cá nhân, những quan điểm chuẩn giá trị đạo
đức và động cơ chi phối các thái độ và hành vi ứng xử.
2.2.1.1.3. Dạy học định hướng phát triển năng lực.

___________________________________________________________________________
25


×