Tải bản đầy đủ (.pdf) (37 trang)

phát triển chăn nuôi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (932.97 KB, 37 trang )

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
----------

TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN
MÔN HỌC: QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ KINH TẾ
“Thực trạng công tác quản lý nhà nước đối với phát triển nghề chăn
nuôi trên địa bàn huyện Tân Phú - tỉnh Đồng Nai”.

GVHD: TS. VŨ THU HƢƠNG
HVTH: LÊ KIM ANH
Lớp: QLKT K29A2

Đồng Nai, ngày 12 tháng 12 năm 2021


LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành tiểu luận kết thúc mơn học Quản lý nhà nước về kinh tế, trước
hết em xin gửi đến quý thầy, cô giáo trường Đại học Lâm Nghiệp lời cảm ơn chân
thành.
Đặc biệt, em xin gởi đến TS.Vũ Thu Hương - người đã tận tình hướng dẫn, giúp
đỡ em hoàn tiểu luận này lời cảm ơn sâu sắc nhất.
Vì kiến thức bản thân cịn hạn chế, trong q trình thực hiện tiểu luận này em
khơng tránh khỏi những sai sót, kính mong nhận được những ý kiến đóng góp từ Cơ.
Cuối cùng em kính chúc q thầy, cô thật dồi dào sức khỏe để tiếp tục thực hiện
sứ mệnh cao đẹp của mình là truyền đạt kiến thức cho thế hệ mai sau.
Trân trọng!
Đồng Nai, ngày 12 tháng 12 năm 2021
Học viên thực hiện

Lê Kim Anh



2


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU ..................................................................................................................... 4
PHẦN I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI
PHÁT TRIỂN NGHỀ CHĂN NUÔI ................................................................................. 6
1.1. Cơ sở lý luận về hoạt động chăn nuôi. .......................................................................... 6
1.1.1 Một số khái niệm về chăn ni.................................................................................... 6
1.1.2 Vai trị của chăn ni ................................................................................................... 7
1.2 Quản lý nhà nước đối với phát triển nghề chăn nuôi ..................................................... 9
1.2.1 Khái niệm về công tác Quản lý nhà nước trong lĩnh vực chăn nuôi ........................... 9
1.2.2 Vai trị, trách nhiệm của cơng tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực chăn nuôi ........... 9
1.3 Nội dung quản lý nhà nước về công tác chăn nuôi ...................................................... 11
1.3.1 Xây dựng kế hoạch .................................................................................................... 11
1.3.2 Tổ chức, thực hiện ..................................................................................................... 11
1.3.3. Công tác kiểm tra, giám sát ...................................................................................... 12
PHẦN II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI PHÁT
TRIỂN NGHỀ CHĂN NUÔI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TÂN PHÚ, TỈNH ĐỒNG
NAI. .................................................................................................................................... 12
2.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai. ............................ 12
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên..................................................................................................... 12
2.1.2. Đặc điểm kinh tế xã hội ............................................................................................ 14
2.1.3. Đánh giá chung về đặc điểm kinh tế, xã hội ảnh hưởng đến phát triển chăn nuôi trên
địa bàn huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai .............................................................................. 16
2.2 Thực trạng phát triển chăn nuôi trên địa bàn huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai ............ 18
2.2.1 Số lượng đàn và sản lượng ........................................................................................ 18
2.2.2 Số lượng hộ chăn nuôi ............................................................................................... 19
2.3 Đánh giá công tác quản lý nhà nước đối với phát triển nghề chăn nuôi trên địa bàn

huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai. .......................................................................................... 20
2.3.1 Kết quả đạt được ........................................................................................................ 20
2.3.2 Những tồn tại, hạn chế............................................................................................... 28
PHẦN III: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI PHÁT
TRIỂN NGHỀ CHĂN NUÔI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TÂN PHÚ, TỈNH ĐỒNG
NAI. .................................................................................................................................... 30
3.1 Hoàn thiện cơ chế, chính sách...................................................................................... 30
3.2 Hồn thiện quy hoạch liên quan đến phát triển chăn nuôi .......................................... 30
3.3 Tăng cường công tác thú y, phòng trừ dịch bệnh và phòng chống thiên tai. ............... 31
3.4 Nâng cao hiệu quả công tác khuyến nông, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật. .... 32
3.5 Giải pháp tăng cường sự liên kết, tham gia của các tác nhân trong chăn nuôi gia súc,
gia cầm ............................................................................................................................... 32
3.6 Xử lý chất thải và vệ sinh môi trường........................................................................... 33
KẾT LUẬN ....................................................................................................................... 35
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................................ 36

3


LỜI MỞ ĐẦU
Đảm bảo phát triển bền vững nông nghiệp, nông thôn và nông dân là một trong
những nhiệm vụ hàng đầu đặt ra trong quá trình đổi mới và cơng nghiệp hóa, hiện đại
hóa đất nước. Nghị quyết Đại hội XII của Đảng đã đặt ra nhiệm vụ phấn đấu đạt mục
tiêu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Để
đạt được mục tiêu như vậy, chăm lo phát triển lĩnh vực nơng nghiệp nói chung và chăn
ni nói riêng là một trong những ưu tiên chính sách hàng đầu cần phải quan tâm và
thực tế cho thấy không một quốc gia nào có thể phát triển, hiện đại hóa được mà không
đảm bảo phát triển ổn định nông nghiệp, nông thơn, nơng dân.
Với vai trị là một bộ phận quan trọng cấu thành của nền nơng nghiệp, ngành
chăn ni có đóng góp to lớn vào cơ cấu kinh tế, xóa đói giảm nghèo, an sinh xã hội.

Hiện nay theo xu thế của một nền nông nghiệp đang tái cơ cấu, nhất là trong tình hình
dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm , gia cầm ngày càng phức tạp, đòi hỏi ngành chăn
ni cần có những bước đi mới theo hướng phát triển bền vững.
Tân Phú là huyện miền núi nằm phía Đơng Bắc của tỉnh Đồng Nai, là huyện có
nhiều tiềm năng về phát triển sản xuất nơng, lâm, ngư nghiệp. Diện tích tự nhiên của
huyện Tân Phú 775,96 km2, trong đó diện tích đất sản xuất nơng, lâm, ngư nghiệp của
huyện là 73.029 ha, chiếm 94,12% so diện tích đất tự nhiên. Dân số tồn huyện khoảng
169.396 người. Trong đó, dân số nơng nghiệp chiếm hơn 85,54% dân số tồn huyện.
Hiện nay ngành chăn ni đang dần khẳng định vai trị, vị trí đặc biệt quan trọng của
mình trong sản xuất nông nghiệp của huyện Tân Phú; giá trị sản xuất chăn ni tăng
bình qn trong giai đoạn 2015-2020 là 7,1%/năm. Mặc dù liên tục trong những năm
qua, ngành chăn nuôi chịu tác động của nhiều loại dịch bệnh, giá cả liên tục biến động
làm cho đàn gia súc, gia cầm , gia cầm phát triển không ổn định, nhưng tăng trưởng
vẫn đạt khá, chiếm từ 50,2% trên tổng giá trị sản xuất ngành nơng nghiệp, góp phần
quan trọng trong tăng trưởng của ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản của huyện.
Huyện Tân Phú đã có nhiều chính sách, cơ chế quản lý, đầu tư nhằm thúc đẩy sự
phát triền của ngành chăn nuôi trên địa bàn huyện xứng với tiềm năng của nó. Tuy
nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được trong công tác quản lý nhà nước về phát
triển chăn ni cịn có những tồn tại, hạn chế như: thiếu quy hoạch phát triển; cơ sở hạ
tầng chưa được đầu tư đúng mức, đang xuống cấp và lạc hậu,vai trò của doanh nghiệp
và HTX trong lĩnh vực này cịn yếu, chưa có sự liên kết chặt chẽ giữa người chăn nuôi
4


- doanh nghiệp thu mua giết mổ - kinh doanh sản phẩm động vật, hệ thống sản xuất
thiếu đồng bộ. Chưa có cơ chế, chính sách hấp dẫn thu hút các nhà đầu tư lớn vào lĩnh
vực chăn nuôi, nhất là lĩnh vực sản xuất thức ăn, chế biến sản phẩm. Hệ thống quản lý
còn bất cập, tăng trưởng đang có xu hướng chậm lại.
Trong những năm tới, ngành chăn nuôi của huyện sẽ tiếp tục đối mặt với những
thách thức để phát triển đó là: Cạnh tranh sản phẩm và các yêu cầu về vệ sinh an toàn

thực phẩm gay gắt, giá thành cao; dịch bệnh thường xuyên đe dọa và ngày càng phức
tạp, khó kiểm sốt. Chưa có phương pháp hữu hiệu để xử lý vấn đề ô nhiễm mơi
trường trong chăn ni. Những thách thức đó sẽ cản trở phát triển chăn nuôi nếu không
được quan tâm thỏa đáng.
Xuất phát từ những yêu cầu thực tế và bức thiết đang đặt ra, tôi lựa chọn đề tài
“Thực trạng công tác quản lý nhà nước đối với phát triển nghề chăn nuôi trên địa
bàn huyện Tân Phú - tỉnh Đồng Nai”.

5


PHẦN I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI
PHÁT TRIỂN NGHỀ CHĂN NUÔI
1.1. Cơ sở lý luận về hoạt động chăn nuôi.
1.1.1 Một số khái niệm về chăn ni
1.1.1.1 Khái niệm chăn ni
Có nhiều khái niệm về chăn nuôi trên thế giới tuy nhiên ta có thể hiểu chăn ni
là ngành cổ xưa nhất của nhân loại, nó cung cấp cho con người thực phẩm có dinh
dưỡng cao, nguồn đạm động vật như thịt, sữa, các sản phẩm từ sữa, trứng. Sản phẩm
của ngành chăn ni cịn là ngun liệu cho cơng nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng (tơ
tằm, lông cừu, da), cho công nghiệp thực phẩm (đồ hộp), dược phẩm và cho xuất khẩu.
Ngành chăn ni cịn cung cấp sức kéo và phân bón cho ngành trồng trọt, tận dụng
phụ phẩm của ngành trồng trọt. Trồng trọt kết hợp với chăn nuôi tạo ra nền nông
nghiệp bền vững (Lê Viết Ly, 2007).
Chăn nuôi là một ngành quan trọng của nông nghiệp hiện đại, nuôi lớn vật nuôi
để sản xuất những sản phẩm như: Thực phẩm, lông và sức lao động. Sản phẩm từ chăn
nuôi nhằm cung cấp lợi nhuận và phục vụ cho đời sống sinh hoạt của con người. Chăn
nuôi xuất hiện lâu đời trong nhiều nền văn hóa kể từ khi loài người chuyển đổi từ lối
sống săn bắn, hái lượm sang định canh định cư (Hoàng Nghĩa Duyệt, 2008).
Việc chăn ni các lồi vật bắt nguồn từ q trình chuyển đổi lối sống của loài

người sang định canh định cư chứ khơng cịn sinh sống kiểu săn bắn hái lượm. Con
người đã biết thuần hóa động vật và kiểm sốt các điều kiện sống của vật nuôi. Dần
theo thời gian, các hành vi tập thể, vòng đời và sinh lý của vật ni đã thay đổi hồn
tồn (Hồng Nghĩa Duyệt, 2008).
1.1.1.2 Khái niệm phát triển nghề chăn nuôi
Phát triển chăn ni gia súc, gia cầm là q trình phát triển chăn ni bền vững,
trong q trình đó cần sự kết hợp hợp lý, hài hòa, gắn kết chặt chẽ giữa phát triển kinh
tế với việc thực hiện tốt các vấn đề xã hội và môi trường trong chăn nuôi bền vững. Sự
phát triển đó địi hỏi phải đáp ứng được những nhu cầu hiện tại mà không ảnh hưởng,
tổn hại đến những khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai của chăn ni
bền vững. Vì vậy, phát triển chăn nuôi phải thực hiện đồng thời nhiều nội dung khác
nhau, trong đó tập trung vào các nội dung chủ yếu là (Lê Viết Ly, 20090.
6


- Tăng quy mô tổng đàn trong vùng (thể hiện tốc độ tăng trưởng trong chăn nuôi)
bằng cách nhân giống, mua thêm con giống và mở rộng diện tích chăn thả, áp dụng các
hình thức tổ chức chăn ni phù hợp với điều kiện của hộ, của vùng.
- Tăng năng suất, chất lượng bằng cách áp dụng giống mới có năng suất, chất
lượng cao, khả năng chống chịu bệnh tật tốt, thích nghi với điều kiện chăn thả từng
vùng hay khu vực.
- Đảm bảo cơ cấu đàn phù hợp với tái sản xuất đàn.
- Tổ chức các phương thức chăn ni phù hợp, phát huy có hiệu quả tiềm năng
kinh tế và thế mạnh của từng vùng. Áp dụng tốt quy trình kỹ thuật chăn ni, cơng tác
chăm sóc ni dưỡng, vệ sinh phòng bệnh, tạo ra sản phẩm sạch, đảm bảo vệ sinh an
toàn thực phẩm phục vụ nhu cầu con người.
- Phát triển chăn nuôi phải cân đối với sự tăng trưởng chung của sản xuất nông
nghiệp gắn với tăng trưởng kinh tế của vùng và khu vực, đảm bảo vệ sinh môi trường
sống cho con người.
- Trong chăn nuôi, sự phát triển về số lượng và chất lượng có quan hệ hữu cơ với

nhau, sự phát triển về chất lượng là nhân tố làm tăng nhanh sự phát triển về số lượng
và ngược lại. Với những giống có năng suất cao, khả năng chống chịu dịch bệnh tốt,
thích ứng được các điều kiện chăn thả, cùng việc tổ chức chăn nuôi phù hợp là cơ sở
cho phát triển nhanh quy mô đàn, tăng lượng sản phẩm thu được. Việc phát triển nhanh
quy mô đàn, tăng lượng sản phẩm thu được là điều kiện hiệu quả cao trong chăn nuôi.
- Để tạo điều kiện phát triển chăn nuôi thuận lợi, việc phát triển và hoàn thiện các
cơ sở hạ tầng và các dịch vụ phục vụ cho chăn nuôi là vấn đề cấp thiết, đặc biệt là hệ
thống dịch vụ cung cấp giống, dịch vụ thức ăn chăn nuôi, dịch vụ thú y, hệ thống tiêu
thụ sản phẩm như: chợ, cơ sở giết mổ, cơ sở chế biến thực phẩm...
- Thực hiện tốt các nội dung trên sẽ dẫn đến hiệu quả sản xuất từ chăn nuôi cao,
thu nhập của người chăn nuôi tăng lên.
- Phát triển chăn nuôi, không chỉ chú ý các giải pháp tăng trưởng kinh tế của
ngành sản xuất này mà còn phải chú ý cả đến các vấn đề nhằm cải thiện chất lượng sản
phẩm, trên cơ sở bảo vệ tài nguyên, môi trường sinh thái và đảm bảo sức khỏe cho con
người.
1.1.2 Vai trị của chăn ni

7


1.1.2.1 Chăn nuôi là nguồn cung cấp thực phẩm dinh dưỡng cao (thịt,
trứng, sữa) cho đời sống con người
Các vật nuôi vốn là các động vật hoang được con người thuần dưỡng, chọn
giống, lai tạo. Chăn nuôi là ngành cổ xưa nhất của nhân loại, nó cung cấp cho con
người thực phẩm có dinh dưỡng cao (thịt, sữa. trứng).
Các sản phẩm chăn ni đều là các sản phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, hàm
lượng protein cao và giá trị sinh vật học của protein cao hơn các thức ăn có nguồn gốc
thực vật. Vì vậy, thực phẩm từ chăn nuôi luôn là các sản phẩm quý trong dinh dưỡng
con người.
1.1.2.2 Chăn nuôi là nguồn cung cấp nguyên liệu cho các ngành công

nghiệp
Các ngành công nghiệp chế biến, công nghiệp tiêu dùng đều sử dụng nguyên liệu
từ chăn nuôi. Thịt, sữa là sản phẩm đầu vào của các quá trình công nghiệp chế biến
thịt, sữa, da, lông là nguyên liệu cho quá trình chế biến, sản xuất da dày, chăn, đệm,
sản phẩm thời trang. Các loại mỹ phẩm, thuốc chữa bệnh, vaccine phịng nhiều loại
bệnh đều có nguồn gốc từ sữa và trứng, nhung (từ hươu). Chăn nuôi cung cấp nguyên
liệu cho các nhà máy chế biến thức ăn cho gia súc…
Sản phẩm của ngành chăn ni cịn là ngun liệu cho công nghiệp sản xuất hàng
tiêu dùng (tơ tằm. lông cừu, da), cho công nghiệp thực phẩm (đồ hộp), dược phẩm và
cho xuất khẩu.
1.1.2.3 Chăn nuôi là nguồn cung cấp sức kéo
Ngày nay tuy nhu cầu sức kéo trong cày kéo có giảm đi, nhưng việc cung cấp sức
kéo cho lĩnh vực khai thác lâm sản tăng lên. Vận chuyển lâm sản ở vùng sâu, vùng cao
nhờ sức kéo của trâu, bò, ngựa thồ, ngựa cưỡi phục vụ nhiệm vụ bảo vệ an ninh, quốc
phòng vùng biên giới, du lịch ngày càng tăng.
1.1.2.4 Chăn nuôi là nguồn cung cấp phân bón cho trồng trọt, thức ăn cho
ni trồng thuỷ sản.
Phân chuồng với tỷ lệ N.P.K cao và cân đối, biết chế biến và sử dụng hợp lý có ý
nghĩa lớn trong cải tạo đất trồng trọt, nâng cao năng suất cây trồng. Mỗi năm từ một
con bò cho 8 - 10 tấn phân hữu cơ, từ một con trâu 10 - 12 tấn (kể cả độn chuồng),
trong đó 2 - 4 tấn phân nguyên chất. Phân trâu, bò, lợn sau khi sử lý có thể là thức ăn
tốt cho cá và các đối tượng nuôi thuỷ sản khác.
8


1.1.2.5 Chăn ni là một mắt xích quan trọng trong sản xuất nông nghiệp
bền vững, tạo việc làm, tăng thu nhập, góp phần xố đói giảm nghèo.
Chăn ni tận dụng phụ phẩm của trồng trọt, thuỷ sản tạo nên hệ sinh thái nông
nghiệp V.A.C (vườn, ao, chuồng) hoặc V.A.C.R (vườn, ao, chuồng, rừng) có hiệu quả
kinh tế và bảo vệ được môi trường sống. Tận dụng nguồn lao động ở các vùng nơng

thơn, tham gia vào q trình sản xuất chăn nuôi, tạo thêm sản phẩm cho xã hội, tăng
nguồn thu và mức sống cho mỗi gia đình.
1.2 Quản lý nhà nƣớc đối với phát triển nghề chăn nuôi
1.2.1 Khái niệm về công tác Quản lý nhà nƣớc trong lĩnh vực chăn nuôi
Quản lý nhà nước trong lĩnh vực chăn nuôi là sự quản lý vĩ mô của Nhà nước đối
với nơng nghiệp nói chung và chăn ni nói riêng, thông qua các công cụ về kế hoạch,
pháp luật và các chính sách để tạo những điều kiện tiền đề, tạo môi trường thuận lợi
cho các hoạt động sản xuất - kinh doanh nông nghiệp nhằm hướng tới mục tiêu chung
sự phát triển bền vững cho ngành nông nghiệp.
1.2.2 Vai trị, trách nhiệm của cơng tác quản lý nhà nƣớc trong lĩnh vực
chăn ni
1.2.2.1 Chính phủ thống nhất Quản lý nhà nước về chăn ni trong phạm vi
cả nước
Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về chăn nuôi trong phạm vi cả nước
thông qua Bộ NN&PTNT là cơ quan đầu mối trực tiếp thực hiện

Hình 1: Sơ đồ QLNN trong lĩnh vực chăn nuôi

9


1.2.2.2 Bộ NN&PTNT là cơ quan đầu mối giúp Chính phủ thực hiện quản lý
nhà nước về chăn nuôi trong phạm vi cả nước
- Xây dựng, chỉ đạo thực hiện chiến lược, kế hoạch, đề án trong chăn nuôi;
- Ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành và tổ chức
thực hiện chính sách, văn bản quy phạm pháp luật trong chăn nuôi;
-Xây dựng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia trong chăn nuôi; quy định chỉ
tiêu chất lượng bắt buộc phải công bố; xây dựng và hướng dẫn quy trình thực hành
chăn ni tốt;
-Tổ chức thống kê, điều tra cơ bản, báo cáo trong chăn nuôi;

- Nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ cao, công nghệ tiên tiến, công nghệ
mới;
- Xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch đào tạo, tập huấn, bồi
dưỡng kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ về chăn nuôi;
-Tổ chức thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về chăn nuôi;
-Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm pháp luật về chăn
nuôi theo thẩm quyền;
-Đầu mối thực hiện hợp tác quốc tế về chăn nuôi.
1.2.2.3 UBND cấp tỉnh
-Thực hiện quản lý nhà nước về chăn nuôi thuộc phạm vi quản lý;
-Ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành văn bản
hướng dẫn, tổ chức thi hành pháp luật về chăn nuôi trên địa bàn; xây dựng, ban hành
quy chuẩn kỹ thuật địa phương về chăn nuôi;
-Xây dựng nội dung chiến lược phát triển chăn nuôi của địa phương phù hợp với
chiến lược phát triển chăn nuôi trên phạm vi cả nước và chiến lược phát triển kinh tế xã hội của địa phương;
-Xây dựng và tổ chức vùng chăn nuôi, sản xuất và chế biến thức ăn chăn nuôi tập
trung gắn với xử lý chất thải, bảo vệ môi trường;
- Chỉ đạo, tổ chức tuyên truyền, phổ biến, bồi dưỡng, tập huấn kiến thức, giáo
dục pháp luật về chăn nuôi;
-Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm pháp luật theo
thẩm quyền và phối hợp xử lý vi phạm pháp luật về chăn nuôi trên địa bàn;

10


- Giao đất, cho thuê đất, tạo quỹ đất, bảo đảm nguồn nước để phát triển chăn nuôi
và trồng cây nguyên liệu thức ăn chăn nuôi, cơ sở giết mổ tập trung theo thẩm quyền;
cấp, cấp lại, thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện chăn nuôi đối với trang trại chăn
ni quy mơ lớn;
-Trình Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định khu vực thuộc nội thành của thành

phố, thị xã, thị trấn, khu dân cư không được phép chăn ni, quyết định vùng ni
chim yến và chính sách hỗ trợ khi di dời cơ sở chăn nuôi ra khỏi khu vực không được
phép chăn nuôi.
1.2.2.4 UBND cấp huyện
- Chỉ đạo, tổ chức tuyên truyền, phổ biến kiến thức giáo dục pháp luật về chăn
nuôi;
- Giao đất, cho thuê đất, tạo quỹ đất theo thẩm quyền để phát triển chăn nuôi và
trồng cây nguyên liệu thức ăn chăn nuôi;
- Tổ chức quản lý, phát triển chăn nuôi tại địa phương; thống kê, đánh giá và hỗ
trợ thiệt hại cho cơ sở chăn nuôi sau thiên tai, dịch bệnh;
-Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm pháp luật về chăn
nuôi trong địa bàn huyện theo thẩm quyền.
1.2.2.5 UBND cấp xã
-Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về chăn nuôi;
- Tổ chức thực hiện việc kê khai hoạt động chăn nuôi trên địa bàn;
- Thống kê cơ sở chăn nuôi, hộ chăn nuôi, cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi trên
địa bàn
1.3 Nội dung quản lý nhà nƣớc về công tác chăn nuôi
1.3.1 Xây dựng kế hoạch
- Bộ NN&PTNT xây dựng, chỉ đạo thực hiện chiến lược, kế hoạch, đề án trong
chăn nuôi;
- UBND cấp tỉnh xây dựng nội dung chiến lược phát triển chăn nuôi của địa
phương phù hợp với chiến lược phát triển chăn nuôi trên phạm vi cả nước và chiến
lược phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
1.3.2 Tổ chức, thực hiện

11


- Bộ NN&PTNT có nhiệm vụ: Cơng bố, chỉ đạo, hướng dẫn, đánh giá và chịu

trách nhiệm thực hiện các cơ chế, chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch đã được
phê duyệt thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ. Chỉ đạo xây dựng, kiểm tra thực
hiện quy hoạch vùng chăn nuôi tập trung, sản phẩm chăn nuôi an tồn;
- Sở NN&PTNT có nhiệm vụ: Tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch, phương
án sử dụng đất dành cho chăn nuôi sau khi được phê duyệt.
1.3.3. Công tác kiểm tra, giám sát
- Bộ NN&PTNT tổ chức thanh tra, kiểm tra, giám sát, giải quyết khiếu nại, tố
cáo, xử lý vi phạm pháp luật về chăn nuôi theo thẩm quyền;
- UBND cấp tỉnh tổ chức thanh tra, kiểm tra, giám sát, giải quyết khiếu nại, tố
cáo, xử lý vi phạm pháp luật theo thẩm quyền và phối hợp xử lý vi phạm pháp luật về
chăn nuôi trên địa bàn;
- UBND cấp huyện thực hiện thanh tra, kiểm tra, giám sát, giải quyết khiếu nại,
tố cáo, xử lý vi phạm pháp luật về chăn nuôi trong địa bàn huyện theo thẩm quyền.
PHẦN II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI PHÁT
TRIỂN NGHỀ CHĂN NUÔI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TÂN PHÚ, TỈNH ĐỒNG
NAI.
2.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai.
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên.
2.1.1.1. Vị trí địa lý
Tân Phú là huyện miền núi, nằm về phía Đơng Bắc tỉnh Đồng Nai thuộc vùng
trung du miền Đông Nam Bộ, Trung tâm huyện cách thành phố Biên Hịa 90 km,
thành phố Hồ Chí Minh 125 km; có tầm quan trọng về an ninh quốc phịng, bảo vệ
mơi trường sinh thái, tài ngun rừng trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, có
ranh giới hành chính tiếp giáp như sau:
- Phía Bắc giáp tỉnh Lâm Đồng và tỉnh Bình Phước.
- Phía Nam giáp tỉnh Bình Thuận.
- Phía Đơng giáp tỉnh Lâm Đồng và tỉnh Bình Thuận.
- Phía Tây giáp huyện Vĩnh Cửu và Định Quán (tỉnh Đồng Nai).

12



Tồn huyện có 18 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm: 01 thị trấn và 17 xã;
với tổng diện tích tự nhiên là 77.693ha, dân số 168.770 người, mật độ dân số 217
người/km2 .
Huyện Tân Phú có địa hình dạng bán sơn địa, với những dãy đồi thoải lượn
sóng, độ cao trung bình từ 150-300m so với mặt nước biển; địa hình đa dạng,
phong phú, khí hậu thời tiết ôn hòa, đất đai màu mỡ cơ bản thuận lợi cho cây
trồng sinh trưởng và phát triển, cho phép bố trí đa dạng hóa cây trồng vật ni;
thích hợp cho phát triển sản xuất nơng nghiệp, hình thành những vùng sản xuất tập
trung như: vùng chuyên canh lúa nước, tiêu, cà phê, điều; vùng cây ăn quả với
những cây trồng chủ lực như: bưởi, cam, quýt, sầu riêng…đồng thời có trục đường
quốc lộ 20 đi qua, nối liền Quốc lộ 1 với thành phố Đà Lạt và các tỉnh vùng Tây
ngun, thuận lợi về giao thơng đối ngoại, có điều kiện tiếp thu khoa học kỹ thuật
và giao thương hàng hố.
2.1.1.2. Điều kiện thời tiết, khí hậu
- Khí hậu: Nhiệt độ trung bình hàng năm 250c, nhiệt độ trung bình cao nhất
33,40c ( vào khoảng tháng 3), nhiệt độ trung bình thấp nhất 18,50c (vào khoảng tháng
1); biên độ nhiệt ngày đêm khá cao, trung bình từ 3-50c do đó có lợi cho việc tích trữ
dinh dưỡng của cây trồng. Nhìn chung nhiệt độ khơng khí ở huyện Tân Phú đồng đều,
ơn hịa, dễ chịu; đây là điều kiện nhiệt độ thuận lợi để phát triển cây trồng, vật nuôi.
- Độ ẩm: Độ ẩm khơng khí trung bình hàng năm ở huyện Tân Phú khá cao (79%)
và có sự thay đổi theo mùa; theo đó độ ẩm trung bình cao nhất vào tháng 7 và độ ẩm
trung bình thấp nhất vào tháng 01. Sự chênh lệch về độ ẩm ở các tháng trong năm
không lớn nên thuận lợi cho sản xuất nơng nghiệp.
Nhìn chung các yếu tố khí hậu thời tiết cơ bản thuận lợi cho cây trồng sinh
trưởng và phát triển, cho phép bố trí đa dạng hóa cây trồng vật ni. Đồng thời có
nhiều thuận lợi trong việc thu hoạch, phơi sấy, bảo quản sản phẩm giảm tỷ lệ thất
thốt. Tuy nhiên, tình trạng thiếu nước cho sản xuất và đời sống của nhân dân trong
mùa khô và lũ lụt trong mùa mưa đã ảnh hưởng rất lớn đến phát triển kinh tế-xã hội

của huyện nói chung và nơng nghiệp, nơng thơn nói riêng.
2.1.1.3. Tình hình đất đai

13


Công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trên địa bàn huyện được thường
xuyên quan tâm, đảm bảo quỹ đất hợp lý cho các đối tượng sử dụng, trên cơ sở sử
dụng hiệu quả đất sản xuất.
Diện tích đất sản xuất nông lâm ngư nghiệp của huyện Tân Phú là 72.197 ha,
chiếm 93,17% so diện tích tự nhiên. Trong đó, đất sản xuất nơng nghiệp là 23.992 ha,
chiếm 33,23% so diện tích đất sản xuất nơng, lâm, ngư nghiệp; đất lâm nghiệp là
46.601 ha, chiếm 64,55%; đất nuôi trồng thủy sản 1.476 ha, chiếm 2,05% và còn lại
đất nông nghiệp khác là 127 ha, chiếm 0,18%. Đất phi nơng nghiệp 5.292 ha, chiếm
6,83% so diện tích tự nhiên; đất chưa sử dụng 03 ha, chiếm 0,004% so diện tích tự
nhiên. Hiện trạng sử dụng đất trên địa bàn được thể hiện ở bảng 2.1 sau:
Bảng 2.1. Hiện trạng sử dụng đất huyện Tân Phú năm 2019
TT
1
1.1
1.1.1
1.1.2
1.2
1.3
1.4
2
2.1
2.2
2.3
3


Loại đất
Diện tích (ha)
Tỷ trọng (%)
Đất nông nghiệp
72.197,56
93,17
Đất SXNN
25.992,38
33,23
Đất trồng cây hàng năm
12.806,91
53,37
Đất trồng cây lâu năm
10.262,17
46,62
Đất lâm nghiệp
46.601,20
64,55
Đất nuôi trồng thủy sản
1.476,22
2,05
Đất nông nghiệp khác
127,05
0,18
Đất phi nông nghiệp
5.292,23
6,83
Đất ở
2.035,65

38,46
Đất chuyên dùng
2.780,83
52,54
Đất sông suối, mặt nước
1.497,75
0,91
Đất chƣa sử dụng
0,3
0,004
Tổng diện tích tự nhiên
77.693,56
100
(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Tân Phú 2019)

2.1.2. Đặc điểm kinh tế xã hội
2.1.2.1. Đặc điểm kinh tế
Giá trị sản xuất nông - lâm nghiệp - thủy sản năm 2019 đạt 3.120 tỷ đồng (theo
giá so sánh năm 2010) đạt 100% kế hoạch, tăng 5,03% so năm 2019; trong đó, nông
nghiệp đạt 2.957 tỷ đồng, lâm nghiệp đạt 16,1 tỷ đồng, thủy sản đạt 148 tỷ đồng.

14


3500

3120

3000


2568

2500
1833

2000
1500
1000
500

041

034

024

0
Sản xuất nông lâm –
thủy sản

Công nghiệp – XDCB
Giá trị (tỷ đồng)

Thương mại – dịch vụ

Cơ cấu(%)

Biểu 2.1: Cơ cấu GDP của huyện Tân Phú
(Nguồn: Báo cáo phát triển kinh tế - xã hội huyện Tân Phú 2020)
Sản xuất nông nghiệp tiếp tục được đầu tư phát triển, công tác khuyến nông,

chuyển đổi cây trồng, thâm canh tăng vụ và phịng chống dịch bệnh trên cây trồng, vật
ni được quan tâm thực hiện đạt hiệu quả; diện tích gieo trồng vụ Đông Xuân 20182019 đạt 106,3% KH; vụ Hè thu đạt 86% KH; tiến độ gieo trồng vụ Mùa đạt 94% KH.
Thực hiện thu trong cân đối ngân sách 100.494 triệu đồng, đạt 112,6% dự toán; ước
thực hiện chi ngân sách được 940.297 triệu đồng, đạt 105,1% dự toán; các dự án đầu
tư xây dựng cơ bản được triển khai đồng bộ, đúng tiến độ, giá trị giải ngân ước đạt
95,7% kế hoạch.
Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2019 (theo giá so sánh 2010) đạt 2.568 tỷ đồng,
đạt 100,02% kế hoạch năm và tăng 18,18% so với năm 2018; trong đó, giá trị sản xuất
khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 1.861 tỷ đồng.
Thương mại - dịch vụ - du lịch: Năm 2019 (theo giá cố định 2010) đạt 1.833 tỷ
đồng đạt 100,6% kế hoạch và bằng 109,7% so với cùng kỳ. Tốc độ tăng trưởng đạt
0,97%.
2.1.2.2. Tình hình dân số-lao động
Huyện Tân Phú có 01 thị trấn (thị trấn Tân Phú) và 17 xã (xã Phú Điền, Trà Cổ,
Phú Lộc, Phú Thịnh, Phú Lập, Tà Lài, Núi Tượng, Nam Cát Tiên, Phú An, Đắc Lua,
Phú Sơn, Phú Trung, Phú Bình, Phú Lâm, Thanh Sơn, Phú Xuân, Phú Thanh). Năm
2019, dân số trung bình của huyện Tân Phú là 153.008 người, chiếm 4,91% dân số

15


trung bình của tỉnh Đồng Nai; tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 0,97%; mật độ dân số 197
người/km2
Nhìn chung, tốc độ đơ thị hóa của huyện Tân Phú tương đối chậm; năm 2019,
dân số đô thị của huyện có 17.296 người, bằng 11,3% so với dân số tồn huyện. Trình
độ chun mơn của nguồn lao động cịn thấp. Tỷ lệ lao động qua đào tạo chưa cao, chỉ
chiếm 65% số lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế. Nhìn chung chất lượng
lao động trên địa bàn huyện còn thấp, đội ngũ cán bộ kỹ thuật và cán bộ quản lý kinh
doanh giỏi còn rất thiếu. Cần phát triển đa dạng hóa các hình thức đào tạo nghề cho lao
động nơng thơn.

2.1.2.3. Tình hình y tế, giáo dục
Ngành y tế thực hiện tốt công tác khám và điều trị bệnh cho nhân dân; khám và
điều trị bệnh cho 282.647 lượt người; thực hiện tốt các chương trình mục tiêu y tế
Quốc gia, chương trình phịng chống sốt rét, sốt xuất huyết được quan tâm thực hiện.
Tổng số cas sốt xuất huyết tính từ đầu năm đến nay là 139 ca. Tỷ lệ trẻ em dưới 2 tuổi
suy dinh dưỡng cân nặng chiếm 5,7%; trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng chiều cao
chiếm 12,48%, suy dinh dưỡng cân nặng chiếm 6,51%. Tỷ lệ người dân tham gia bảo
hiểm y tế đạt 90%. Giám sát chặt chẽ các loại bệnh truyền nhiễm, đảm bảo khống chế
không để xảy ra dịch bệnh trên địa bàn; duy trì, củng cố xã đạt chuẩn Quốc gia về y tế.
Công tác xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo: Trình độ đào tạo
trên chuẩn của cán bộ quản lý các cấp đạt 100%; trình độ đào tạo trên chuẩn của giáo
viên: Mầm non 91,05%; Tiểu học 92,6%; THCS 85,8%. Phân cơng, bố trí đội ngũ cán
bộ quản lý, giáo viên, nhân viên: Thực hiện điều chuyển hoặc phân công hợp lý, linh
động để giải quyết nhu cầu cán bộ quản lý, giáo viên, viên chức trong khi chờ tuyển
dụng. Trang bị, sửa chữa, bổ sung cơ sở vật chất: Các trường chủ động, tích cực trong
việc sửa chữa, bổ sung cơ sở vật chất để phục vụ tốt cho năm học mới.
2.1.3. Đánh giá chung về đặc điểm kinh tế, xã hội ảnh hƣởng đến phát triển
chăn nuôi trên địa bàn huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai
2.1.3.1.Thuận lợi cơ bản
Huyện Tân Phú có vị trí địa lý hết sức thuận lợi trong phát triển kinh tế, xã
hội và giao lưu thương mại. Tiềm năng về thị trường hàng hoá và dịch vụ của
huyện rất lớn. Là địa bàn cận kề nội thành và các khu công nghiệp, nông thôn Tân

16


Phú có lợi thế về tiêu thụ nơng sản, đặc biệt là các loại nông sản, thực phẩm sạch,
nông sản, thực phẩm cao cấp, rau an toàn, trái cây, hoa, cây cảnh...Kinh tế phát triển
với nhịp độ cao, hiệu quả, bền vững; đời sống nhân dân được cải thiện đáng kể cả về
vật chất lẫn tinh thần; an ninh chính trị ổn định.

Trong phát triển kinh tế đã có sự đầu tư đúng hướng, tạo môi trường thuận lợi
cho các nhà đầu tư, phát triển nhanh trong lĩnh vực công nghiệp, chú trọng phát triển
ổn định ngành nông nghiệp, các hoạt động trong lĩnh vực thương mại - dịch vụ cũng
phát triển nhanh chóng, góp phần tăng trưởng kinh tế. Với môi trường làm việc trên, lề
lối làm việc và tư duy của đội ngũ cán bộ từng ngày hiện đại hơn, tư duy kinh tế thị
trường.
Bằng nhiều nguồn vốn đầu tư, đến nay huyện Tân Phú đã xây dựng được hệ
thống cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội tương đối tốt so với nhiều huyện khác trong tỉnh.
Đây là điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế xã hội huyện với tốc độ cao và ổn
định. Nguồn lao động dồi dào, chất lượng lao động khá là lợi thế rất cơ bản trong quá
trình phát triển kinh tế - xã hội của huyện.
Trên địa bàn huyện có các trung tâm nghiên cứu, đào tạo, chuyển giao khoa học
kỹ thuật nơng nghiệp lớn nên có lợi thế lớn trong việc ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên
tiến vào phát triển sản xuất nơng sản hàng hố chất lượng cao.
2.1.3.2. Khó khăn
Nền kinh tế vẫn là một xã nơng nghiệp, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình qn
hàng năm tuy đạt mức khá song chất lượng tăng trưởng còn thấp; tốc độ chuyển dịch
cơ cấu kinh tế chậm so với huyện; nguồn thu ngân sách trên địa bàn hạn hẹp.
- Hiệu quả sản xuất kinh doanh và sức cạnh tranh của nhiều sản phẩm công
nghiệp trên địa bàn chưa cao, thu hút đầu tư trên địa bàn chậm. Lượng vốn đăng ký
của các dự án đầu tư từ trước đến nay là khá lớn, nhưng lượng vốn thực hiện đầu tư
thấp.
- Năng suất lao động, chất lượng nông sản hàng hố cịn thấp. Vùng sản xuất
nơng sản hàng hố có quy mơ nhỏ. Chăn ni phổ biến theo kiểu truyền thống và riêng
lẻ trong khu dân cư.
- Mạng lưới trường, lớp của giáo dục phổ thông chưa đáp ứng yêu cầu, chất lượng
giáo dục chuyển biến chậm, chất lượng đội ngũ giáo viên ở các ngành, bậc học, chưa
đồng đều, nhất là đội ngũ giáo viên ở bậc học mầm non.
17



Những tồn tại, hạn chế trên dẫn đến khó khăn trong việc huy động vốn của hộ,
tập trung chuyên môn hóa sản xuất và vấn đề đào tạo lao động. Ngoài ra năng suất lao
động chưa cao, chất lượng sản phẩm thấp dẫn đến không cạnh tranh được với thị
trường làm giảm kết quả, hiệu quả trong phát triển chăn nuôi của huyện.
2.2 Thực trạng phát triển chăn nuôi trên địa bàn huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai
Chăn nuôi là một trong hai ngành sản xuất chủ yếu của nông nghiệp, nó có tác
dụng kích thích trồng trọt phát triển thơng qua tận thu sản phẩm phụ làm phân bón.
Chăn ni cung cấp nhiều sản phẩm có giá trị dinh dưỡng và giá trị kinh tế cao. Xu
hướng tiêu dùng có tính quy luật là khi xã hội càng phát triển thì nhu cầu tiêu dùng các
sản phẩm chăn ni càng tăng lên cả về mặt số lượng, chủng loại cũng như chất lượng.
Chăn nuôi không những phục vụ nhu cầu sản phẩm tươi mà còn cung cấp nguyên liệu
cho ngành công nghiệp chế biến phát triển. Việc phát triển ngành chăn ni sẽ có tác
dụng thúc đẩy, tạo điều kiện cho phát triển một ngành nông nghiệp cân đối và bền
vững. Trong những năm qua, chăn ni nói chung, chăn ni bền vững nói riêng, đặc
biệt là chăn ni heo nạc, gà siêu trứng trên địa bàn huyện Tân Phú đã phát triển
nhanh, mạnh, tạo thêm việc làm, tăng thu nhập, cải thiện đời sống cho người lao động,
góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn.
2.2.1 Số lƣợng đàn và sản lƣợng
Bảng 2.3. Số lƣợng gà, heo chăn nuôi trên địa bàn
huyện Tân Phú (2017-2019) - ĐVT: con
So sánh (%)
TT

1

Chỉ tiêu

2017


Nuôi tập trung 215.109

2018

2019

2018/

2019/

2017

2018

BQ %

301.520

370.000

140,17

122,71

131,15

xa KDC
2

Tổng đàn gà


678.980

895.200

1.237.000 131,84

138,18

134,97

3

Nuôi tập trung 317.205

605.300

913.000

190,82

150,83

169,65

xa KDC
4

Tổng đàn heo


45.908

78.305

86.503

170,57

110,47

137,27

5

Nuôi tập trung 25.078

45.073

63.422

179,73

140,71

159,03

18


xa KDC

(Nguồn: Phòng NN&PTNT huyện Tân Phú)
Với sự quan tâm của các cấp, các ngành chăn nuôi bền vững (heo, gà) ở địa bàn
huyện Tân Phú những năm qua đã đạt được kết quả khả quan. Số lượng đàn gia súc,
gia cầm của huyện tăng liên tục qua các năm.
Tổng đàn gà năm 2018 là 895.200 con; bình quân 3 năm tăng 134,97%. Qua bảng
cho thấy số lượng vật nuôi được chăn ni tập trung xa khu dân cư có mức tăng cao
hơn mắc tăng chung của tổng đàn. Bình quân 03 năm đàn gà chăn nuôi tập trung xa
khu dân cư tăng 169,65% và đàn heo chăn nuôi tập trung xa khu dân cư tăng 159,03%.
2.2.2 Số lƣợng hộ chăn nuôi
Trong những năm vừa qua, mặc dù số lượng đàn heo có xu hướng tăng, tuy nhiên
số lượng hộ chăn ni có xu hướng giảm. Năm 2019, số hộ chăn ni heo là 4610 hộ,
bình qn 3 năm số hộ chăn nuôi heo giảm 0,8%. Tuy nhiên số hộ chăn ni tập trung
xa khu dân cư tăng lên, bình quân 3 năm số hộ chăn nuôi gà tập trung xa khu dân cư
tăng 29%; hộ chăn nuôi heo tập trung xa khu dân cư tăng 50%. Một trong những
nguyên nhân của hiện tượng số lượng đầu gia súc, gia cầm tăng nhưng số hộ chăn nuôi
giảm là do tỉnh Đồng Nai nói chung và huyện Tân Phú nói riêng đang có chủ trương
phát triển chăn ni theo hướng bền vững, nhằm phát triển quy mô chăn nuôi, giải
quyết vấn đề ơ nhiễm mơi trường, do đó các hộ chăn ni ít đi, tuy nhiên số lượng vật
ni trong các hộ tăng lên đã làm cho tổng đàn vật nuôi và tổng trọng lượng thịt luôn
tăng.
4736
5000

4685

4610

4736

4610


4000
3000
2000

1124

1000

34 62 77

21 29 35

0
Hộ chăn nuôi heo

Hộ CN xa khu
dân cư
2017

Hộ chăn nuôi gà

2018

Hộ CN xa khu
dân cư

2019

Biểu 2.3. Số lƣợng hộ chăn nuôi heo gà trên địa bàn huyện Tân Phú

(2017-2019)

19


Mặc dù tỷ lệ tăng số hộ chăn nuôi tập trung xa khu dân cư tăng cao, nhưng hiện
nay tỷ lệ hộ thực hiện chăn nuôi xa khu dân cư so với tổng số hộ chăn nuôi rất thấp.
Đối với chăn nuôi heo, số cơ sở chăn nuôi tăng trưởng bình qn 50%/năm. Tuy
nhiên so với cơng suất chuồng ni được thiết kế, các cơ sở chưa chăn nuôi chăn đạt
công suất tối đa. Năm 2019, số cơ sở chăn nuôi tăng 80% so với năm 2018, huyện Tân
Phú đã thành công trong việc vận động người dân chuyển chăn nuôi ra xa khu dân cư,
tuy nhiên quy mô chăn ni của các hộ gia đình cịn nhỏ nên quy mơ chăn ni bình
qn/hộ thấp hơn năm 2017. Ngồi ra, năm 2019 do biến động giá cả liên tục giảm,
dịch bệnh xảy ra nhiều đã làm giảm tổng đàn heo của hơn...
Kết quả phân tích trên cho thấy tính khả quan trong phát triển chăn nuôi tập trung
xa khu dân cư. Theo đó, tỷ lệ cơ sở chăn ni đang tăng lên nhưng số lượng vật ni
được tập trung cịn hạn chế so với tổng đàn của cả huyện. Mục tiêu của huyện Tân Phú
cần đưa được chăn ni hồn toàn ra khỏi khu dân cư, đảm bảo đầu tư tập trung và
không gây ảnh hưởng đến các khu dân cư, phù hợp với xu hướng phát triển đô thị.
Phát triển chăn nuôi tập trung xa khu dân cư tại huyện Tân Phú bắt đầu từ 2017
đến nay đã đạt được kết quả tốt, quy mô chăn nuôi và số lượng cơ sở chăn nuôi liên tục
tăng. Tuy nhiên, tỷ lệ cơ sở chăn ni xa khu dân cư cịn thấp.
2.3 Đánh giá công tác quản lý nhà nƣớc đối với phát triển nghề chăn nuôi trên địa
bàn huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai.
2.3.1 Kết quả đạt đƣợc
2.3.1.1 Chủ trương, chính sách của huyện Tân Phú về phát triển chăn ni
Hệ thống chính sách liên quan đến phát triển chăn nuôi theo hướng bền vững mà
trọng tâm là phát triển chăn nuôi tập trung xa khu dân cư được tỉnh, huyện và chính
quyền địa phương triển khai thực hiện; bước đầu đã mang lại hiệu quả thiết thực, tác
động tích cực đến kinh tế chính trị xã hội của địa phương nói chung và chăn ni nói

riêng, cụ thể:
a) Quyết định 1520/QĐ-TTg ngày 06/10/2020 về việc phê duyệt chiến lược
phát triển chăn ni giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2045.
Chiến lược phát triển ngành Chăn nuôi trong giai đoạn mới căn cứ trên quan
điểm phát huy tiềm năng, lợi thế của các vùng sinh thái phát triển chăn ni tồn diện,
hiệu quả, bền vững và thích ứng với biến đổi khí hậu gắn với các chuỗi giá trị. Qua đó,
20


nâng cao giá trị gia tăng, bảo đảm an toàn sinh học, dịch bệnh, mơi trường và an tồn
thực phẩm đáp ứng thị trường trong nước và tăng cường xuất khẩu. Phát triển ngành
chăn ni theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đồng thời đẩy mạnh chăn ni
hữu cơ, chăn ni truyền thống theo hướng sản xuất hàng hóa chất lượng cao, an toàn.
b) Nghị định số 98/2018/NĐ-CP ngày 05/7/2018 của Chính phủ ban hành
Chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản
phẩm nơng nghiệp.
Trong đó quy định các hình thức hợp tác, liên kết và chính sách của nhà nước
nhằm khuyến khích xây dựng chuỗi trong chăn ni từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm,
hướng tới một nền sản xuất hàng hóa có kiểm sốt, phát triển các sản phẩm có định
hướng, theo thị trường và nâng cao giá trị gia tăng của ngành chăn nuôi,
c) Quyết định số 899/QĐ-TTg ngày 10/6/2013 của Chính phủ về việc phê
duyệt đề án “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và
phát triển bền vững”.
Theo đó, định hướng phát triển ngành chăn nuôi theo hướng từng bước chuyển
đổi từ chăn nuôi nhỏ lẻ, phân tán sang phát triển chăn ni tập trung ở khu vực có mật
độ dân số thấp. Khuyến khích chăn ni ứng dụng cơng nghệ theo chuỗi khép kín
nhằm đảm bảo an tồn thực phẩm, kiểm sốt tốt dịch bệnh và mơi trường, phát triển
cơng nghiệp chế biến và đa dạng hóa các sản phẩm chăn nuôi.
d) Quyết định số 50/2014/QĐ-TTg ngày 04/9/2014 của Thủ tướng Chính
phủ về chính sách hỗ trợ nâng cao hiệu quả chăn nuôi nông hộ giai đoạn 2015-2020.

Quy định một số chính sách hỗ trợ các hộ chăn nuôi về phối giống nhân tạo gia
súc, gia cầm, con giống vật nuôi, xử lý chất thải chăn nuôi nhằm nâng cao hiệu quả
chăn nuôi nông hộ và bảo vệ môi trường. Đối tượng được hưởng hỗ trợ là các hộ gia
đình trực tiếp chăn ni heo, trâu, bị, gia cầm, trừ các hộ chăn nuôi gia công cho các
doanh nghiệp; người làm dịch vụ phối giống nhân tạo gia súc, gia cầm.
e) Quyết định số 984/QĐ-BNN-CN và Quyết định số 985/QĐ-BNN-CN ngày
09/5/2014 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về phê duyệt và kế hoạch hành động thực
hiện đề án: “Tái cơ cấu ngành chăn nuôi theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát
triển bền vững”.
Trong đó đề ra nội dung tái cơ cấu sản xuất chăn nuôi theo vùng, đối tượng vật
nuôi, phương thức chăn nuôi, theo chuỗi giá trị và ngành hàng, song song với đó là giải
21


pháp và kế hoạch để thực hiện các yêu cầu và nhiệm vụ mà đề án tái cơ cấu ngành
chăn nuôi đã đặt ra.
Đề án này đã được triển khai cụ thể, hiệu quả và đã có nhiều tác động tích cực
đến tình hình sản xuất chăn ni trong nước. Đầu tư xã hội cho phát triển chăn nuôi
được tăng cường theo hướng chuyển dịch từ đầu tư công sang tư nhân và mơ hình PPP;
tăng cường hợp tác liên kết sản xuất theo chuỗi, áp dụng công nghệ cao.
f) Nghị định số 83/2018/NĐ-CP của Chính phủ về Khuyến nơng
Quy định cụ thể về nhiều chính sách hỗ trợ với hoạt động chuyển giao cơng nghệ
trong nơng nghiệp, trong đó có phát triển chăn ni thơng qua hoạt động Khuyến nông.
Để hỗ trợ cho hoạt động khuyến nông chăn nuôi ở các địa phương, Bộ Tài chính
đã ban hành Thơng tư số 75/2019/TT-BTC ngày 04/11/2019 về hướng dẫn quản lý và
sử dụng kinh phí sự nghiệp từ nguồn ngân sách nhà nước thực hiện hoạt động khuyến
nông. Đây cũng là cơ sở để khuyến khích các cơng ty, doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh
vực chăn nuôi ở các địa phương.
g) Luật Chăn nuôi và các Văn bản hướng dẫn Luật.
h) Một số chính sách phát triển chăn ni trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.

- Nghị quyết số 143/2018/NQ-HĐND ngày 07/12/2018 của HĐND tỉnh Đồng
Nai quy định chính sách hỗ trợ liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trên
địa bàn tỉnh Đồng Nai.
Được áp dụng đối với các sản phẩm nằm trong danh mục ngành hàng, sản phẩm
quan trọng cần khuyến khích và ưu tiên hỗ trợ trong liên kết sản xuất, tiêu thụ sản
phẩm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
- Chỉ thị số 16/CT-UBND ngày 29/9/2017 của UBND tỉnh Đồng Nai về tăng
cường vai trò quản lý nhà nước trong việc triển khai các giải pháp để phát triển chăn
nuôi, quản lý sắp xếp giết mổ và an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh.
Ngành chăn nuôi tỉnh Đồng Nai trong những năm qua đã phát triển nhanh, đáp
ứng đủ nhu cầu cung ứng sản phẩm thịt trong tỉnh và cung cấp cho các thị trường lân
cận, hướng tới xuất khẩu, chất lượng sản phẩm ngày càng cao đóng góp tích cực vào
tăng trưởng chung nền kinh tế của tỉnh. Tuy nhiên, từ cuối năm 2015 đến nay, chăn
nuôi heo cả nước phát triển nhanh dẫn đến cung vượt cầu từ tháng 11/2016 đến nay giá
thịt heo giảm sâu dưới mức giá thành đã ảnh hưởng trực tiếp đến người chăn nuôi. Để
tháo gỡ những khó khăn, ổn định phát triển, tham gia thị trường TP. Hồ Chí Minh;
22


đồng thời thực hiện tốt công tác quản lý, sắp xếp giết mổ và an tồn thực phẩm, có truy
xuất nguồn gốc.
- Quyết định số 34/2018/QĐ-UBND ngày 14/8/2018 của UBND tỉnh Đồng Nai
về sửa đổi, bổ sung một số điều quy định về mức hỗ trợ trong việc áp dụng quy trình
sản xuất nơng nghiệp tốt (VietGAP) trong nơng, lâm nghiệp và thủy sản trên địa bàn
tỉnh Đồng Nai ban hành kèm theo Quyết định số 22/2016/QĐ-UBND ngày 31/3/2016
của UBND tỉnh.
Định hướng trong thời gian tới, ngành chăn nuôi vẫn tiếp tục phát triển theo
hướng công nghiệp với quy mô lớn, đạt chuẩn an tồn. Trong đó việc xây dựng thương
hiệu chuỗi sản phẩm chăn nuôi cũng cần được đầu tư đúng mức, đặc biệt đối với các
sản phẩm được chứng nhận VietGAHP để có đầu ra thật sự bền vững bằng uy tín, chất

lượng. Định hướng phát triển chăn nuôi trong giai đoạn hội nhập, Đồng Nai tiếp tục
khuyến khích các mơ hình liên kết giữa doanh nghiệp với hộ chăn ni nhỏ lẻ.
Bước đầu các chính sách nêu trên đã tạo động lực cho ngành chăn nuôi tỉnh Đồng
Nai phát triển, giá trị sản xuất chăn nuôi năm 2019 tăng 3,11%, chiếm 56% tỷ trọng giá
trị sản xuất nông nghiệp. Chăn nuôi dịch chuyển từ sản xuất nhỏ lẻ sang chăn nuôi
trang trại tập trung, sản xuất theo hướng hàng hóa, an tồn dịch bệnh, VietGAHP và an
tồn vệ sinh thực phẩm. Các giống heo, gà hiện nay chủ yếu là các giống được lai tạo
từ các giống có chất lượng cao, phẩm chất tốt. Đồng thời đã hình thành các chuỗi liên
kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Các cơng nghệ tiên tiến (chuồng kín, hệ thống
cho ăn tự động,…) được ứng dụng trong sản xuất chăn nuôi, giúp giảm bớt nhân công
lao động, kiểm soát tốt dịch bệnh, hạ giá thành sản xuất, nâng cao năng suất, chất
lượng sản phẩm.
Một số chính sách đã và đang đi vào sản xuất như: Chính sách khuyến khích
doanh nghiệp đầu tư vào nơng nghiệp, nơng thơn; chính sách hỗ trợ VietGAHP theo đề
án “phát triển chăn nuôi bền vững , gia cầm và nuôi trồng thủy sản bền vững đến năm
2015, tầm nhìn đến năm 2020” giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, qua
đó góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất chăn nuôi trên địa bàn tỉnh. Đồng thời các kế
hoạch phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm, thủy sản hàng năm trên địa bàn tỉnh
được ban hành kịp thời, góp phần chủ động trong cơng tác phịng, chống dịch.
2.3.1.2 Thực hiện Quy hoạch phát triển chăn nuôi bền vững
Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của huyện giai đoạn 2016 - 2020 là tiếp tục
23


đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu cây trồng vật ni có giá trị kinh tế cao,
áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào thâm canh sản xuất cây trồng, vật nuôi.
Tăng cường công tác phịng, chống dịch bệnh cho đàn heo; tun truyền cơng tác
chuyển dịch chăn nuôi từ nuôi thả sang nuôi nhốt; Duy trì cơng tác cung ứng vật tư
nơng nghiệp cho nơng dân theo phương thức trả chậm; Khuyến khích các thành phần
kinh tế phát triển trên cơ sở phát huy lợi thế tiềm năng của địa phương; Mở mang dịch

vụ, đẩy mạnh công tác xây dựng cơ bản, quản lý bảo vệ môi trường sinh thái.
Huy động tối đa nguồn lực để phát triển kinh tế xã hội, hoàn thành các mục tiêu
KT - XH năm 2020. Trước hết là phấn đấu tăng thu ngân sách địa phương, hoàn thành
chỉ tiêu ngân sách để tiếp tục đầu tư vào hạ tầng cơ sở, như nâng cấp đường giao thông
và một số cơng trình cơng cộng khác.
Ưu tiên xây dựng cơ sở hạ tầng như làm đường giao thông nông thôn từ nguồn
vốn huy động trong nhân dân và các tổ chức trên địa bàn có sự hỗ trợ từ ngân sách địa
phương.
Phát huy nguồn lực mọi thành phần kinh tế, tăng thu ngân sách nhà nước bảo
đảm hoạt động chi thường xuyên của Huyện uỷ, HĐND, UBND huyện. Tăng thu, tiết
kiệm chi để đầu tư xây dựng cơ bản. Tăng cường công tác tuyên truyền cho nhân dân
để đẩy mạnh tiến độ thực hiện các dự án đầu tư vào địa bàn huyện.
Thực hiện kế hoạch năm HĐND và UBND huyện Tân Phú đã tập trung phát
triển quy hoạch chăn nuôi trên quy mô lớn ở các xã: Phú Thanh, Phú Bình, Phú
Thịnh, Trà Cổ, Núi Tượng, Đắc Lua…
Bảng 2.4 Diện tích đất cho chăn ni của huyện Tân Phú
và các xã khảo sát 2019
Chỉ tiêu

Toàn huyện

Phú Thanh

DT đất tự nhiên (ha)

77.693,56

5.679,57

4.955,85


5.176,43

DT đất NN

25.992,38

1.599,49

1.499,52

1.845,57

205,15

16,68

13,82

17,78

77,6

6,17

4,85

6,97

127,55


8,5

7,97

9,81

33,88

28,16

30,26

35,65

Diện tích đất chăn ni
Chăn ni gà
Chăn nuôi heo

Phú An

Đắc Lua

Cơ cấu (%)
DT đất NN

24


Diện tích đất chăn ni


0,86

1,04

0,92

0,96

Chăn ni gà

37,83

36,99

35,09

39,20

Chăn ni heo

62,17

50,96

57,67

55,17

(Nguồn: Tổng hợp số liệu thu thập 2020)

Trong đề án xây dựng nông thôn mới của huyện giai đoạn 2015 - 2020 đã có
những mục tiêu, quy hoạch rất cụ thể về phát triển chăn nuôi như sau:
- Đầu tư phát triển chăn ni theo mơ hình trang trại, chăn ni tập trung xa
khu dân cư. Phát triển chăn nuôi bảo đảm vệ sinh môi trường, chuẩn bị tốt nguồn
giống và cung ứng thuốc thú y, thức ăn và tiêm phòng; tiếp tục duy trì các chốt
kiểm dịch động vật, kiểm sốt giết mổ động vật không để lây lan dịch bệnh, bảo vệ
mơi trường. Có biện pháp quản lý sử dụng đội ngũ khuyến nông viên, thú y viên cơ
sở đạt hiệu suất công tác cao hơn.
- Quy hoạch và xây dựng vùng sản xuất nguyên liệu thức ăn, tận dụng nguồn
thức ăn sẵn có của địa phương để phát triển chăn ni thơng qua áp dụng các quy trình
xử lý, chế biến nhằm nâng cao giá trị dinh dưỡng và khả năng hấp thu của vật nuôi.
- Đề án cũng đã có những mục tiêu về vấn đề cơ sở hạ tầng để phục vụ cho việc
chăn nuôi xa khu dân cư như: Nhà nước hỗ trợ 100% kinh phí giải phóng mặt bằng
khu chăn ni tập trung xa khu dân cư, hỗ trợ 50% kinh phí làm đường, điện, máng
dẫn nước đến tận hàng rào khu chăn nuôi.
Bảng 2.5. Tình hình quy hoạch chăn ni của các hộ điều tra
Chỉ tiêu

Đơn
vị

1.Diện tích chăn

Nhóm hộ
I (QMN)

II(QMV)

III(QML)


389,1

812,3

1.308,8

183,8

397,2

631,6

205,3

415,1

677,2

thả
-

CN Heo

-

CN gà

m2

2. Chăn ni xa khu dân cư

-

CN Heo

-

CN Gà

% hộ

47,2

65,8

79,6

35,5

58,1

51,0

3,1

3,4

3,2

3. Số lứa BQ/năm
-




Lứa

25


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×