Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Những vấn đề nảy sinh và hướng giải quyết trong quá trình quản trị NNL trong điều kiện toàn cầu hoá về kinh tế.doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (177.69 KB, 13 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
-----  -----
TIỂU LUẬN MÔN HỌC
QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC
Đề tài: “Những vấn đề nảy sinh và hướng giải quyết trong quá trình
quản trị NNL trong điều kiện toàn cầu hoá về kinh tế”
GVHD:
HỌC VIÊN:
LỚP: CAO HỌC QTKD
LỜI MỞ ĐẦU
Trong xu thế toàn cầu hóa về kinh tế ngày nay, cạnh tranh quốc tế đang diễn ra trên
tất cả các lĩnh vực ngày càng trở nên gay gắt, đòi hỏi mọi loại hình thiết chế tổ chức xã hội
phải tái cấu trúc lại chính mình để thích nghi và phát triển, dựa trên cơ sở phát huy nguồn
lực nội sinh và tìm kiếm, dung nạp các nguồn lực ngoại sinh. Lý luận và thực tiễn cho thấy,
nguồn lực con người là một nguồn lực nội sinh và ngày càng được các nhà quản trị thừa
nhận là năng lực cốt lõi, sáng tạo ra giá trị cho tổ chức, cho khách hàng, tạo lập vị thế cạnh
tranh bền vững cho công ty, nó có thể tạo nên sự phát triển đột phá và bền vững của một tổ
chức, khi tổ chức đó biết khai thác, vận dụng các yếu tố con người vào hoạt động của
mình.
Chính vì vậy, quản trị nguồn nhân lực đã và đang trở nên hết sức quan trọng trong
sự phát triển của các quốc gia khi mà môi trường kinh doanh ngày càng phức tạp. Xu thế
toàn cầu hoá làm nảy sinh sự hội nhập của các nền kinh tế quốc gia vào nền kinh tế thế
giới, sự ra đời các tổ chức kinh tế quốc tế, là một xu hướng tất yếu, buộc các quốc gia phải
giải quyết nhiều vấn đề phức tạp nảy sinh trong đó có vấn đề quản trị nguồn nhân lực. Để
tìm hiểu rõ hơn những vấn đề này sinh và giải pháp trong quản trị nguồn nhân lực trong xu
thế toàn cầu hóa kinh tế hiện nay, bản thân tôi chọn Đề tài: “ Những vấn đề nảy sinh và
hướng giải quyết của quá trình quản trị nguồn nhân lực trong bối cảnh toàn cầu hóa về
kinh tế hiện nay ” để thực hiện bài tiểu luận môn học: Quản trị nguồn nhân lực.
Ngoài lời mở đầu và kết luận, tiểu luận gồm có 2 phần như sau:
Phần I: KHÁI QUÁT MỘT SỐ NỘI DUNG LÝ THUYẾT VỀ QUẢN TRỊ
NGUỒN NHÂN LỰC VÀ TOÀN CẦU HÓA KINH TẾ


Phần II: NHỮNG VẤN ĐỀ NẢY SINH VÀ HƯỚNG GIẢI QUYẾT (GIẢI
PHÁP) TRONG QUÁ TRÌNH QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC TRONG BỐI
CẢNH TOÀN CẦU HÓA VỀ KINH TẾ HIỆN NAY
Mặc dù có rất nhiều cố gắng nhưng với vốn kiến thức còn hạn chế nên bài tiểu luận
này không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của thầy và
bạn đọc.
PHẦN I
KHÁI QUÁT MỘT SỐ NỘI DUNG LÝ THUYẾT
VỀ QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC VÀ TOÀN CẦU HÓA KINH TẾ
1. Một số nội dung lý thuyết về nhân lực và Quản trị nguồn nhân lực:
1.1. Định nghĩa:
1.1.1. Nguồn nhân lực là tổng thể những tiềm năng của con người (trước hết & cơ
bản nhất là tiềm năng lao động). Gồm: thể lực, trí lực, nhân cách của con người đáp ứng
một cơ cấu kinh tế - xã hội đòi hỏi.
1.1.2. Quản trị nguồn nhân lực là thiết kế các chính sách và thực hiện các lĩnh vực
hoạt động nhằm làm cho con người đóng góp giá trị hữu hiệu nhất cho tổ chức, bao gồm
các lĩnh vực như phân tích và thiết kế CV, hoạch định, tuyển chọn, đào tạo,…
1.2. Đặc trưng của quản trị nguồn nhân lực:
- Có sự cam kết của người lao động với công việc, mục tiêu, chiến lược của tổ chức.
- Quản lí hướng vào khuyến khích, lương thưởng.
- Mục tiêu quan tâm hàng đầu: Lợi ích của tổ chức lẫn nhân viên
1.3. Chức năng cơ bản của Quản trị nguồn nhân lực:
1. Chức năng thu hút, tuyển chọn và bố trí nhân sự
Chức năng này nhằm đảm bảo đủ số lượng nhân viên với trình độ, kỹ năng, phẩm
chất phù hợp với công việc và bố trí họ vào đúng công việc để đạt được hiệu quả cao nhất.
2. Chức năng đào tạo và phát triển
Nhóm chức năng này nhằm nâng cao trình độ lành nghề, các kỹ năng và các nhận thức mới
cho nhân viên. Đào tạo, phát triển hướng đến nâng cao các giá trị của tài sản nhân lực cho
doanh nghiệp nhằm tăng khả năng cạnh tranh cũng như tăng khả năng thích ứng với môi
trường đầy thay đổi.

3. Chức năng duy trì và sử dụng nguồn nhân lực
Chức năng này nhằm vào việc sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực. Chức năng này
hướng đến sự phát huy tối đa khả năng làm việc của nhân viên đồng thời tạo ra sự gắn bó
trung thành với tổ chức. Các chính sách liên quan đến động viên đúng đắn sẽ góp phần
nâng cao tinh thần và nhiệt tình cho nhân viên.
4. Chức năng thông tin và dịch vụ về nhân lực (Quan hệ lao động)
Chức năng này nhằm cung cấp các thông tin có liên quan đến người lao động và
thực hiện các dịch vụ mang tính phúc lợi cho nhân viên. Các thông tin về lao động bao
gồm các vấn đề như: chính sách tiền lương, tiền công, thông tin về tuyển dụng, đề bạt, đào
tạo, … Thực hiện tốt chức năng này nhằm thỏa mãn sự hài lòng cho nhân viên. Họ cảm
thấy được tôn trọng khi mà không có gì là bí mật đối với họ.
1.4. Mục tiêu của Quản trị nguồn nhân lực:
a. Mục tiêu xã hội: Phải đáp ứng nhu cầu và thách đố của XH.
b. Mục tiêu thuộc về tổ chức: Làm cách nào để cơ quan, tổ chức hoạt động có
hiệu quả.
c. Mục tiêu chức năng và nhiệm vụ:
Phải đóng góp phục vụ cho nhu cầu của cơ quan, tổ chức.
d. Mục tiêu cá nhân: Phải giúp các nhân viên mình đạt được các mục tiêu cá nhân
của họ.
1.5. Nhiệm vụ của Quản trị nguồn nhân lực
Để thực hiện các chức năng trên, nhiệm vụ của quản trị nguồn nhân lực bao gồm:
1. Hoạch định và dự báo nhu cầu nhân sự
2. Thu hút, tuyển mộ nhân viên
3. Tuyển chọn nhân viên
4. Huấn luyện , đào tạo , phát triển nguồn nhân lực
5. Bố trí sử dụng và quản lý nhân viên
6. Thúc đẩy , động viên nhân viên
7. Trả công lao động
8. Đánh giá năng lực thực hiện công việc của nhân viên
9. An toàn và sức khỏe

10. Thực hiện giao tế nhân sự
11. Giải quyết các tương quan nhân sự (các quan hệ lao động như: khen thưởng, kỷ
luật, sa thải, tranh chấp lao động …).
Điều đó được giải thích bởi thực tiễn rằng con người trong tổ chức có khả năng giúp
đạt được mục đích của tổ chức và quản trị nguồn nhân lực là yếu tố then chốt cho thành
công của tổ chức.
2. Một số nội dung liên quan vấn đề toàn cầu hóa:
2.1. Định nghĩa:
Toàn cầu hóa là khái niệm dùng để miêu tả các thay đổi trong xã hội và trong nền
kinh tế thế giới, tạo ra bởi mối liên kết và trao đổi ngày càng tăng giữa các quốc gia, các tổ
chức hay các cá nhân ở góc độ văn hoá, kinh tế, v.v. trên quy mô toàn cầu. Đặc biệt trong
phạm vi kinh tế, toàn cầu hoá hầu như được dùng để chỉ các tác động của thương mại nói
chung và tự do hóa thương mại hay "tự do thương mại" nói riêng. Cũng ở góc độ kinh tế,
người ta chỉ thấy các dòng chảy tư bản ở quy mô toàn cầu kéo theo các dòng chảy thương
mại, kỹ thuật, công nghệ, thông tin, văn hoá.
2.2. Các dấu hiệu của toàn cầu hoá:
- Gia tăng thương mại quốc tế với tốc độ cao hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế thế giới
- Gia tăng luồng tư bản quốc tế bao gồm cả đầu tư trực tiếp từ nước ngoài
- Gia tăng luồng dữ liệu xuyên biên giới thông qua việc sử dụng các công nghệ như
Internet, các vệ tinh liên lạc và điện thoại
- Toàn cầu hoá cũng tác động đến ý thức con người, khiến con người chú ý hơn đến những
vấn đề có ảnh hưởng toàn cầu như vấn đề nóng lên của khí hậu, …
- Làm mờ đi ý niệm chủ quyền quốc gia và biên giới quốc gia
- Gia tăng di cư, bao gồm cả nhập cư trái phép
- Phát triển các hệ thống tài chính quốc tế
- Gia tăng thị phần thế giới của các tập đoàn đa quốc gia
- Gia tăng vai trò của các tổ chức quốc tế như WTO,IMF
- Thúc đẩy thương mại tự do
+ Về hàng hoá: giảm hoặc bỏ hẳn các loại thuế quan; xây dựng các khu mậu dịch tự do với
thuế quan thấp hoặc không có

+ Về tư bản: giảm hoặc bỏ hẳn các hình thức kiểm soát tư bản; Giảm, bỏ hẳn hay điều hoà
việc trợ cấp cho các doanh nghiệp địa phương
- Thắt chặt vấn đề sở hữu trí tuệ
+ Hoà hợp luật sở hữu trí tuệ giữa các quốc gia (nói chung là thắt chặt hơn)
2.3. Tác động của toàn cầu hoá
2.3.1. Khía cạnh kinh tế
- Các tổ chức quốc gia sẽ mất dần quyền lực, quyền lực này sẽ chuyển về tay các tổ
chức đa phương như WTO.

×