Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

Bao cao STNMT Thi hanh Luat Dat dai 2013

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (751.19 KB, 15 trang )

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ SA ĐÉC

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số: 85 /BC-UBND

Sa Đéc, ngày 06 tháng 05 năm 2021

BÁO CÁO
tổng kết thi hành Luật Đất đai và đề xuất định hướng sửa đổi.
I. KẾT QUẢ THI HÀNH LUẬT ĐẤT ĐAI
1. Kết quả thực hiện các nội dung quản lý nhà nước về đất đai
1.1. Về việc thể chế các chủ trương, chính sách của Đảng, các quy định
của Hiến pháp
Các nội dung quy định của Luật Đất đai năm 2013 và các Nghị định quy
định chi tiết thi hành Luật Đất đai đã thể chế hóa đầy đủ các quy định của Hiến
pháp, đảm bảo Hiến pháp được thực thi một cách đầy đủ. Đối với địa phương đã
quán triệt thực hiện tốt vai trò của Nhà nước trong công tác quản lý và sử dụng
đất đai như: tăng cường sự giám sát của Hội đồng nhân dân, hàng năm UBND
Thành phố đều lập kế hoạch sử dụng đất trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt
để làm cơ sở thu hồi đất thực hiện dự án, giao đất, cho thuê đất, chuyển mục
đích sử dụng đất và được công bố, công khai minh bạch theo quy định Luật Đất
đai 2013, công tác bồi thường hỗ trợ tái định cư đảm bảo hài hịa lợi ích của
người dân.
1.2. Về việc ban hành văn bản quy định chi tiết thi hành
Từ ngày 01 tháng 07 năm 2014 đến nay, theo thẩm quyền UBND Thành
phố Sa Đéc chỉ ban hành những văn bản chỉ đạo các ban ngành, xã, phường phối
hợp thực hiện công tác quản lý đất đai, công bố, công khai kế quy hoạch, kế
hoạch sử dụng đất.


1.3. Về công tác chỉ đạo, hướng dẫn và việc phổ biến, giáo dục pháp luật
về đất đai
Thực hiện chương trình phổ biến, tập huấn Luật Đất đai và các văn bản
hướng dẫn thi hành của Bộ Tài nguyên và Môi trường, UBND Tỉnh và Sở Tài
nguyên và Môi trường, UBND Thành phố đã cử công chức tham dự đầy đủ các
lớp tập huấn theo đúng thành phần, thời gian, địa điểm triệu tập của đơn vị để
nắm bắt nội dung kịp thời và tham mưu, đề xuất UBND Thành phố xây dựng kế
hoạch triển khai thực hiện đồng bộ và thống nhất. Bên cạnh đó, UBND Thành
phố đã chỉ đạo Phịng Tài nguyên và Môi trường Thành phố phối hợp với Phòng
Tư pháp Thành phố tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật đất đai đối với cán
bộ, công chức, viên chức, người lao động và nhân dân địa phương bằng nhiều
hình thức.
1.4. Về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
Về điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2015 – 2020 thì UBND
Thành phố đã hồn chỉnh được UBND Tỉnh phê duyệt tại Quyết định số


2
202/QĐ-UBND-NĐ ngày 28/6/2019 của UBND tỉnh Đồng Tháp về việc phê
duyệt điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 thành phố Sa Đéc. Kế
hoạch sử dụng đất hàng năm được lập và trình duyệt đúng quy định để phục vụ
công tác thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất…
Hiện nay, UBND thành phố Sa Đéc đã giao phịng Tài ngun và Mơi
trường Thành phố tham mưu lập quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021 – 2030,
đang triển khai lấy ý kiến các ngành liên quan, xã, phường và người dân.
Những khó khăn vướng mắc trong việc thực hiện Quy hoạch, Kế hoạch sử
dụng đất:
Về lập kế hoạch sử dụng đất, xác định diện tích cần phải chuyển mục đích
trên cơ sở xem xét đơn đề nghị của người sử dụng đất. Quy định này các địa
phương đều hiểu và thực hiện theo hướng: nếu người sử dụng đất có đất phù hợp

với quy hoạch sử dụng đất được duyệt nhưng muốn chuyển mục đích sử dụng
đất trong năm kế hoạch thì phải làm đơn đăng ký tại UBND cấp xã hoặc phịng
Tài ngun và Mơi trường Thành phố để đưa vào kế hoạch sử dụng đất hàng
năm trình UBND Tỉnh phê duyệt. Điều này dẫn đến các hộ dân có nhu cầu thực
hiện phải theo dõi thông báo của cơ quan chức năng để làm đơn đăng ký chuyển
mục đích sử dụng đất. Do đó, rất khó khăn thực hiện đối với các hộ dân đang
làm ở xa nơi có đất và chưa tiếp cận được thông tin.
- Tổng hợp biến động diện tích đất theo mục đích sử dụng đất từ năm
2014 đến năm 2020.
Thứ
tự

Mục đích sử dụng



Diện tích
năm 2020

(1)

(2)

(3)

(4)

1
1.1
1.1.1

1.1.1.1
1.1.1.2
1.1.2
1.2
1.2.1
1.2.2
1.2.3
1.3
1.4
1.5
2
2.1
2.1.1
2.1.2
2.2
2.2.1
2.2.2
2.2.3

Tổng diện tích đất của đơn vị hành chính
(1+2+3)
Đất nơng nghiệp
Đất sản xuất nông nghiệp
Đất trồng cây hàng năm
Đất trồng lúa
Đất trồng cây hàng năm khác
Đất trồng cây lâu năm
Đất lâm nghiệp
Đất rừng sản xuất
Đất rừng phòng hộ

Đất rừng đặc dụng
Đất nuôi trồng thủy sản
Đất làm muối
Đất nông nghiệp khác
Đất phi nông nghiệp
Đất ở
Đất ở tại nông thôn
Đất ở tại đô thị
Đất chuyên dùng
Đất xây dựng trụ sở cơ quan
Đất quốc phịng
Đất an ninh

NNP
SXN
CHN
LUA
HNK
CLN
LNP
RSX
RPH
RDD
NTS
LMU
NKH
PNN
OTC
ONT
ODT

CDG
TSC
CQP
CAN

So với năm 2014
Diện tích
(5)

Tăng (+)
giảm (-)
(6) = (4)
- (5)

5,929.8

5,911.0

18.8

3,625,1
3,399.3
1,499.5
837.7
661.7
1,900.2
162.5
63.0
2,304.7
572.3

272.1
300.0
997.0
15.2
45.5
2.5

3,661.0
3,418.8
1,891.4
1,743.1
148.3
1,527.5
150.4
91.8
2,250.0
535.3
253.9
281.4
917.8
9.2
46.3
2.6

-35.9
-11.5
-391.0
-905.4
513.4
372.7

12.1
-28.8
54.7
37
18.2
18.6
79.2
8.0
-0.8
0.1


3
2.2.4
2.2.5
2.2.6
2.3
2.4
2.5
2.6
2.7
2.8
3
3.1
3.2
3.3

Đất xây dựng cơng trình sự nghiệp
Đất sản xuất, kinh doanh phi nơng nghiệp
Đất có mục đích cơng cộng

Đất cơ sở tơn giáo
Đất cơ sở tín ngưỡng
Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ,
NHT
Đất sơng, ngịi, kênh, rạch, suối
Đất có mặt nước chun dùng
Đất phi nơng nghiệp khác
Đất chưa sử dụng
Đất bằng chưa sử dụng
Đất đồi núi chưa sử dụng
Núi đá khơng có rừng cây

DSN
CSK
CCC
TON
TIN

65.2
221.2
647.3
15.1
2.1

65.8
193.6
600.4
14.4
2.3


-0.6
27.6
46.9
0.7
-0.2

NTD

10.3

10.0

0.3

SON
MNC
PNK
CSD
BCS
DCS
NCS

707.5
0.3
0.1
-

769.8
0.4
0.1

-

-62.3
-0.1
-

1.5. Về giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất:
Trên địa bàn Thành phố, chủ yếu là giao đất có thu tiền sử dụng đất cho
hộ gia đình, cá nhân như: bố trí tái định cư, đấu giá quyền sử dụng đất, giao đất
công trên cơ sở quy định pháp luật Đất đai, Quyết định số 33 của UBND Tỉnh
và giao đất dạng vượt lũ theo Quyết định số 105/2002/NĐ-CP của Thủ tướng
Chính phủ. Việc xem xét giải quyết giao đất bám sát vào quy hoạch, kế hoạch
được duyệt, đảm bảo đúng trình tự thủ tục quy định;
Việc cho thuê đất chủ yếu là để nuôi trồng thủy sản theo Quy hoạch vùng
phát triển cá tra đã được phê duyệt, tập trung tại phần đất bãi bồi thuộc ấp Đông
Giang thuộc xã Tân Khánh Đơng;
Việc chuyển mục đích sử dụng đất trong q trình sử dụng đất; việc xem
xét chuyển mục đích sử dụng đất đều dựa trên quan điểm khai thác tiết kiệm,
hiệu quả, đáp ứng được các yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, an ninh - quốc
phòng, phát triển hạ tầng trên cơ sở bám sát vào Quy hoạch, Kế hoạch sử dụng
đất, Quy hoạch đô thị. Do đó, các Dự án khi chuyển mục đích sử dụng đối với
diện tích đất thu hồi, các nhu cầu chuyển mục đích sử dụng đất của hộ gia đình,
cá nhân đều tạo được sự đồng thuận trong nhân dân.
Tóm lại, việc quy định chặt chẽ các căn cứ, điều kiện thu hồi đất, chuyển
mục đích sử dụng đất, giao đất đã góp phần nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng
đất tiết kiệm.
* Tổng hợp kết quả giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất
kể từ ngày Luật Đất đai năm 2013 có hiệu lực thi hành đến nay thuộc thẩm
quyền của UBND Thành phố đối với hộ gia đình, cá nhân. Trong đó:
- Giao đất có thu tiền sử dụng đất thơng qua hình thức đấu giá đối với 85

hộ gia đình, cá nhân, với tổng diện tích 2,9 ha.
- Giao đất có thu tiền sử dụng đất khơng thơng qua hình thức đấu giá
(giao đất nhỏ lẻ và tái định cư) đối với 410 hộ gia đình, cá nhân, với tổng diện
tích 3,8 ha.
- Cho th đất có thu tiền sử dụng đất thơng qua hình thức đấu giá đối với
02 hộ gia đình, cá nhân, với tổng diện tích 0.3 ha.
- Chuyển mục đích sử dụng đất với tổng diện tích 24,5 ha của 1.627 hộ
gia đình, cá nhân.
1.6. Thu hồi đất.


4
Luật Đất đai năm 2013 đã phân loại và quy định cụ thể về trình tự thu hồi
đất theo các mục đích và nội dung khác nhau, tạo điều kiện thuận lợi cho cơ
quan quản lý nhà nước khi thực hiện thủ tục thu hồi đất theo quy định, góp phần
tạo điều kiện đẩy nhanh tiến độ triển khai thi cơng các cơng trình có sử dụng đất
trên địa bàn. Công tác thu hồi đất đã tuân thủ đầy đủ thủ tục, đảm bảo đúng quy
trình, các trường hợp thuộc diện thu hồi đất đều chấp hành đầy đủ kế hoạch thu
hồi đất.
- Tổng hợp số liệu về diện tích đất thu hồi.
Kết quả thực hiện thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà
nước thu hồi đất theo quy định của pháp luật đất đai năm 2013 từ ngày
01/7/2014 đến nay. Gồm:
- Tổng số công trình, dự án đã thực hiện: 32 cơng trình, dự án.
- Tổng diện tích đất đã thu hồi: 52 ha, trong đó:
+ Đất nơng nghiệp: 36,2 ha.
+ Đất phi nơng nghiệp: 15,45 ha.
+ Đất tổ chức: 0,35 ha.
1.7. Bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất
Công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư luôn được quan tâm chỉ đạo tổ

chức thực hiện công khai, dân chủ; đúng trình tự, thủ tục theo quy định của pháp
luật. Sau khi lập phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, tổ chức làm nhiệm
vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng đã phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã nơi
có đất thu hồi tổ chức lấy ý kiến về phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư
theo hình thức tổ chức họp trực tiếp. Việc tổ chức lấy ý kiến được lập thành biên
bản có xác nhận của đại diện Ủy ban nhân dân cấp xã, đại diện Ủy ban Mặt trận
Tổ quốc Việt Nam cấp xã, đại diện những người có đất thu hồi. Được thực hiện
đúng trình tự, thủ tục và phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư được người
dân đồng thuận nên việc thực hiện chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ thuận lợi, do đó
việc khiếu nại, tố cáo liên quan đến bồi thường, hỗ trợ, tái định cư của người dân
giảm đáng kể. Công tác giải quyết đơn, thư khiếu nại, tố cáo luôn được UBND
Thành phố quan tâm chỉ đạo thực hiện, các ngành, các xã, phường đã chủ động,
tích cực vào cuộc giải quyết, nên các đơn thư khiếu nại, tố cáo của người dân cơ
bản đã được giải quyết kịp thời, đảm bảo đúng quy định.
Trong thời gian qua, công tác thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư
để giải phóng mặt bằng triển khai các dự án trên địa Thành phố đã có những
chuyển biến tích cực. Việc thực hiện các dự án với sự tập trung, thống nhất cao
về chủ trương và đề ra các giải pháp tổ chức thực hiện tương đối đồng bộ, chặt
chẽ, có hiệu quả, nhất là sự chỉ đạo tích cực trực tiếp và thường xuyên của
UBND Thành phố, đã kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong tổ
chức triển khai thực hiện nên các công tác thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái
định cư để giải phóng mặt bằng triển khai các dự án trên địa bàn Thành phố đều
cơ bản hoàn thành theo đúng kế hoạch đề ra.
Ngồi những mặc đạt được, cơng tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư vẫn
còn bộc lộ một số tồn tại, vướng mắc như:
Chính sách giải quyết việc làm, chuyển đổi nghề: Trong q trình triển
khai thực hiện chính sách về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, giải quyết việc


5

chuyển đổi nghề nghiệp, tạo công ăn việc làm cho người dân có đất bị thu hồi
phát sinh vướng mắc như về chính sách hỗ trợ cho người dân để xác định, lựa
chọn việc làm, lựa chọn hướng chuyển đổi nghề nghiệp, việc tổ chức đào tạo,
cho học nghề đối với người dân bị thu hồi đất là rất khó; trên thực tế, nhiều hộ
gia đình, cá nhân bị thu hồi đất sản xuất không thực hiện được việc chuyển đổi
ngành nghề, nhiều hộ gia đình, địa phương cịn lúng túng trong việc xác định,
lựa chọn ngành nghề để chuyển đổi. Trong khi các cơ sở sản xuất kinh doanh
trên địa bàn còn rất hạn chế trong việc tiếp nhận, tuyển dụng số lao động của địa
phương, nhất là các đối tượng bị thu hồi đất để thực hiện dự án khi dự án đi vào
hoạt động; bên cạnh đó, số người trong độ tuổi lao động bị thu hồi đất phần lớn
là lao động phổ thơng, trình độ kỹ thuật thấp không đáp ứng được nhu cầu lao
động trong môi trường công nghiệp hoặc lao động kỹ thuật cao.
Giá đất cụ thể để áp dụng trong bồi thường: Theo quy định của Luật Đất
đai năm 2013, việc định giá đất cụ thể để tính bồi thường khi Nhà nước thu hồi
đất được xác định trên cơ sở “giá đất phổ biến trên thị trường”, tuy nhiên, để xác
định một cách đầy đủ giá đất phổ biến trên thị trường trong điều kiện bình
thường là việc rất khó khăn trên địa bàn Thành phố; các cơ quan quản lý nhà
nước gặp nhiều khó khăn trong thực hiện việc theo dõi, giám sát và tổng hợp
được đầy đủ chính xác và kịp thời các thông tin giao dịch về quyền sử dụng đất
trên từng địa bàn, nhất là đối với đất ở. Đối với đất nông nghiệp, những giao
dịch về chuyển quyền sử dụng giữa những người sản xuất nông nghiệp với nhau
là rất ít, khơng phổ biến, nên việc xác định giá đất cụ thể để áp dụng trong bồi
thường là rất khó khăn.
1.8. Đăng ký đất đai, đo đạc, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy
chứng nhận, xây dựng hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu đất đai.
- Tình hình thực hiện quy định đăng ký đất đai bắt buộc theo quy định tại
Điều 95 của Luật Đất đai.
Thực hiện sự chỉ đạo của UBND Tỉnh, Sở Tài nguyên và Môi trường, Ủy
ban nhân dân Thành phố chỉ đạo các ngành, đơn vị có liên quan thực hiện việc
đăng ký đất đai bắt buộc đối với một số thửa chưa đăng ký hướng dẫn của hộ gia

đình, cá nhân tại địa phương. Đến nay, hầu hết tất cả các thửa đất đã được đăng
ký vào hồ sơ địa chính theo quy định. Khi các hộ gia đình, cá nhân được giao
quyền sử dụng đất ln thực hiện đầy đủ và nghiêm túc theo quy định về quyền
của người sử dụng đất được quy định tại Điều 166 của Luật Đất đai năm 2013
gồm: Được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài
sản khác gắn liền với đất; Hưởng thành quả lao động, kết quả đầu tư trên đất;
Hưởng các lợi ích do cơng trình của Nhà nước phục vụ việc bảo vệ, cải tạo đất
nông nghiệp; Được Nhà nước hướng dẫn và giúp đỡ trong việc cải tạo, bồi bổ
đất nông nghiệp; Được Nhà nước bảo hộ khi người khác xâm phạm quyền, lợi
ích hợp pháp về đất đai của mình; Được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất
theo quy định của Luật này; Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện về những hành vi vi
phạm quyền sử dụng đất hợp pháp của mình và những hành vi khác vi phạm
pháp luật về đất đai.
Ngoài việc được hưởng các quyền theo quy định, người sử dụng đất cũng
nghiêm túc thực hiện nghĩa vụ của người sử dụng đất theo quy định tại Điều 170


6
Luật Đất đai năm 2013, bao gồm: Sử dụng đất đúng mục đích, đúng ranh giới
thửa đất, đúng quy định về sử dụng độ sâu trong lòng đất và chiều cao trên
khơng, bảo vệ các cơng trình cơng cộng trong lòng đất và tuân theo các quy định
khác của pháp luật có liên quan; Thực hiện kê khai đăng ký đất đai; làm đầy đủ
thủ tục khi chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho
quyền sử dụng đất; thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất theo quy định của
pháp luật; Thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật; Thực hiện
các biện pháp bảo vệ đất; Tuân theo các quy định về bảo vệ môi trường, không
làm tổn hại đến lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất có liên quan; Tuân theo
các quy định của pháp luật về việc tìm thấy vật trong lịng đất; Giao lại đất khi
Nhà nước có quyết định thu hồi đất, khi hết thời hạn sử dụng đất mà không được
cơ quan nhà nước có thẩm quyền gia hạn sử dụng.

Đối với hộ gia đình, cá nhân ngồi việc chấp hành nghiêm túc các quy
định về quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất được quy định tại điều 166 và
điều 170 còn thực hiện nghiêm túc các quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất
được quy định tại điều 179, Luật đất đai năm 2013.
- Tình hình đo đạc, lập bản đồ, hồ sơ địa chính, xây dựng hệ thống thơng tin,
cơ sở dữ liệu đất đai.
Tính đến nay tồn thành phố đã triển khai đo đạc lập bản đồ địa chính chính
quy lưới tọa độ được 09/09 xã, phường.
Việc xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai: Đến nay Tỉnh chưa có nguồn kinh
phí hỗ trợ thực hiện xây dựng hệ thống hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu quản lý
đất đai của Thành phố.
Về hệ thống thơng tin đất đai: Hiện nay Tỉnh đã hồn thành Dự án xây
dựng hệ thống thông tin cơ sở dữ liệu GIS phục vụ quản lý cơ sở hạ tầng (giai
đoạn 1) của thành phố Sa Đéc, việc chỉnh lý biến động hồ sơ địa chính được
thực hiện tốt theo chương trình Elis.
- Tình hình cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở
và tài sản khác gắn liền với đất, nêu rõ số lượng Giấy chứng nhận đã cấp cho
từng loại đất và từng đối tượng sử dụng đất.
Tính đến thời điểm hiện nay, thành phố Sa Đéc đã cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất 60.148 giấy, với 4.483 ha. Trong đó:
- Đất sản xuất nông nghiệp đã cấp giấy chứng nhận: 23.521 giấy với diện
tích 1.978,2 ha.
- Đất ở nơng thơn đã cấp giấy chứng nhận: 10.952 giấy với diện tích 1.266,7 ha.
- Đất ở đô thị đã cấp giấy chứng nhận: 19.660 giấy với diện tích 798,8 ha.
- Các loại đất cịn lại đã cấp giấy chứng nhận: 17.190 giấy với diện tích
1.567.6 ha.
1.9. Về tài chính đất đai, giá đất.
- Tình hình ban hành bảng giá đất: Bảng giá đất được UBND Tỉnh ban
hành định kỳ 05 năm (từ năm 2015 đến năm 2019) tại Quyết định số
34/2014/QĐ-UBND ngày 19/12/2014, qua hơn 05 năm thực hiện, cơ bản đã đáp

ứng tốt yêu cầu đề ra; thực tế trên địa bàn những năm qua giá các loại đất khơng
có biến động nhiều, cơ bản phục vụ tốt cho công tác quản lý nhà nước về đất
đai. Hệ số điều chỉnh giá đất tại địa phương: Thực hiện theo quy định, hàng năm


7
Ủy ban nhân dân Tỉnh ban hành quy định hệ số điều chỉnh giá đất để áp dụng
theo đúng quy định.
- Tình hình tổ chức thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất: Căn cứ Luật Đất
đai 2013; Thông tư 14/2015/TTLT-BNTMT-BTP, ngày 04/4/2015, quy định
việc tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất, để giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc
cho thuê đất; Quyết định số 08/2018/QĐ-UBND, ngày 04/5/2018 của UBND
tỉnh Đồng Tháp, quy định về đấu giá quyền sử dụng đất, để giao đất có thu tiền
sử dụng đất hoặc cho thuê đất.
- Đánh giá kết quả đạt được và những tồn tại, vướng mắc trong quá trình
thực hiện chính sách tài chính về đất đai, giá đất, đấu giá quyền sử dụng đất:
Nhìn chung trong thời gian qua, công tác quản lý nhà nước về đất đai của
Thành phố có chuyển biến rõ nét; q trình thực hiện các quy định về Luật Đất
đai 2013 và các văn bản chỉ đạo của UBND Tỉnh, các sở, ngành Tỉnh cơ bản đáp
ứng yêu cầu công tác định giá đất, giao đất, cho thuê đất, đấu giá quyền sử dụng
đất của Thành phố.
- Những mặt được:
Xác định giá đất cụ thể đến từng thửa đất mang tính thực tiễn cao, đã thể
hiện tính chính xác và hiệu quả hơn; giúp đẩy nhanh công tác thu hồi đất, đấu
giá quyền sử dụng đất... đáp ứng được yêu cầu về nâng cao chất lượng định giá
đất phục vụ tốt cho công tác đấu giá quyền sử dụng đất tạo động lực phát triển
kinh tế, ổn định chính trị xã hội; đáp ứng được mục tiêu về tiếp tục đổi mới
chính sách, pháp luật về đất đai.
- Khó khăn, vướng mắc và nguyên nhân:
Hiện nay, đất sản xuất kinh doanh không phải thương mại dịch vụ, đất

thương mại, dịch vụ và đất nông nghiệp khác trên địa bàn thành phố, các trường
hợp giao dịch chuyển nhượng, trúng đấu giá rất ít dẫn đến việc điều tra giá đất
thị trường làm cơ sở xác định giá đất cụ thể cịn gặp khó khăn.
Trường hợp xác định giá đất để tính tiền bồi thường khi Nhà nước thu hồi
đất đối với các Dự án, việc điều tra giá đất thị trường cịn khó khăn, thơng tin
giao dịch bất động sản chưa có dữ liệu nhiều, tính minh bạch chưa cao, từ đó dễ
dẫn đến định giá mang tính chủ quan nên sự đồng thuận chưa cao của người có
đất bị thu hồi.
1.10. Chế độ sử dụng các loại đất.
Tình hình thực hiện chế độ sử dụng đất theo đúng quy định của Luật Đất
đai 2013.
1.11. Về quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất.
- Những kết quả đạt được:
Thực hiện Luật Đất đai năm 2013 và các văn bản hướng dẫn thi hành,
các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân khi được giao quyền sử dụng đất luôn thực
hiện đầy đủ và nghiêm túc theo quy định về quyền của người sử dụng đất được
quy định tại Điều 166, Luật Đất đai năm 2013 gồm: Được cấp Giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;
Hưởng thành quả lao động, kết quả đầu tư trên đất; Hưởng các lợi ích do cơng
trình của Nhà nước phục vụ việc bảo vệ, cải tạo đất nông nghiệp; Được Nhà
nước hướng dẫn và giúp đỡ trong việc cải tạo, bồi bổ đất nông nghiệp; Được


8
Nhà nước bảo hộ khi người khác xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp về đất đai
của mình; Được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất theo quy định của Luật
này; Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện về những hành vi vi phạm quyền sử dụng đất
hợp pháp của mình và những hành vi khác vi phạm pháp luật về đất đai.
Ngoài việc được hưởng các quyền theo quy định, người sử dụng đất
cũng nghiêm túc thực hiện nghĩa vụ của người sử dụng đất theo quy định tại

Điều 170, Luật Đất đai năm 2013, bao gồm: Sử dụng đất đúng mục đích, đúng
ranh giới thửa đất, đúng quy định về sử dụng độ sâu trong lòng đất và chiều cao
trên khơng, bảo vệ các cơng trình cơng cộng trong lòng đất và tuân theo các quy
định khác của pháp luật có liên quan; Thực hiện kê khai đăng ký đất đai; làm
đầy đủ thủ tục khi chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế,
tặng cho quyền sử dụng đất; thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất theo quy
định của pháp luật; Thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật;
Thực hiện các biện pháp bảo vệ đất; Tuân theo các quy định về bảo vệ môi
trường, không làm tổn hại đến lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất có liên
quan; Tuân theo các quy định của pháp luật về việc tìm thấy vật trong lịng đất;
Giao lại đất khi Nhà nước có quyết định thu hồi đất, khi hết thời hạn sử dụng đất
mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền gia hạn sử dụng.
Đối với hộ gia đình, cá nhân ngồi việc chấp hành nghiêm túc các quy
định về quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất được quy định tại điều 166 và
điều 170 còn thực hiện nghiêm túc các quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất
được quy định tại điều 179, Luật đất đai năm 2013.
- Hạn chế: Còn phát sinh một số trường hợp các hộ gia đình, cá nhân thực
hiện giao dịch, nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất, thay đổi mục đích sử
dụng trái quy định.
- Nguyên nhân: chưa chú trọng công tác tuyên truyền, chưa nêu cao vai
trị trách nhiệm trong cơng tác quản lý, nhiều trường hợp vi phạm với diện tích
lớn, triển khai xây dựng trong một thời gian dài nhưng không được phát hiện,
ngăn chặn và xử lý dứt điểm. Một số trường hợp mặc dù đã phát hiện, ngăn chặn
nhưng tổ chức, cá nhân vẫn cố tình vi phạm.
1.12. Thủ tục hành chính trong lĩnh vực đất đai
Cơng tác thực hiện thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực đất đai theo Quyết
định số 1692/QĐ-UBND-HC ngày 31 tháng 12 năm 2019 của Uỷ ban nhân dân
tỉnh Đồng Tháp về việc công bố Danh mục thủ tục hành chính và phê duyệt Quy
trình nội bộ giải quyết thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở
Tài nguyên và Môi trường, Uỷ ban nhân dân cấp huyện, Uỷ ban nhân dân cấp xã

trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp và Quyết định số 1693/QĐ-UBND-HC ngày 31
tháng 12 năm 2019 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp về việc công bố Danh
mục thủ tục hành chính liên thơng và phê duyệt Quy trình nội bộ giải quyết thủ
tục hành chính liên thơng thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Tài nguyên và
Môi trường, Uỷ ban nhân dân cấp huyện, Uỷ ban nhân dân cấp xã trên địa bàn
tỉnh Đồng Tháp.
Công tác phối hợp giữa Văn phòng Đăng ký đất đai Tỉnh, Chi nhánh Văn
phòng Đăng ký đất đai thành phố Sa Đéc với Uỷ ban nhân dân các xã, phường
và Phòng Tài nguyên và Môi trường thành phố Sa Đéc trong thời gian thực hiện


9
tương đối tốt, qua công tác phối hợp đã nâng cao trách nhiệm của cơ quan có
liên quan trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình nhằm
góp phần đẩy nhanh việc giải quyết thủ tục hành chính về đất đai và những vấn
đề có liên quan đến lĩnh vực phối hợp; đồng thời đảm bảo các thủ tục đất đai và
những vấn đề có liên quan đến lĩnh vực phối hợp được thực hiện đồng bộ, chặt
chẽ đúng quy định pháp luật.
Trong quá trình phối hợp các cơ quan đã chủ động trao đổi, cung cấp
thông tin văn bản về những vấn đề có liên quan đến lĩnh vực phối hợp hoặc liên
quan đến việc thực hiện nhiệm vụ được giao.
Việc thành lập Văn phòng Đăng ký đất đai một cấp có ảnh hưởng đến
cơng tác phối hợp ở địa phương trong công tác đo đạc, chỉnh lý biến động các
dự án cơng trình phục vụ phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn thành phố; công
tác phối hợp thực hiện một số quy trình như đo đạc, khai thác hồ sơ giải quyết
khiếu nại, cung cấp thơng tin, trích lục, trích đo giao đất, cho thuê đất, chuyển
mục đích sử dụng đất chưa chặt chẽ.
1.13. Giám sát, theo dõi, đánh giá quản lý, sử dụng đất; giải quyết tranh
chấp, khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai
Công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo về tài nguyên và môi trường luôn

được UBND Thành phố xác định là nhiệm vụ trọng tâm trong công tác quản lý
nhà nước và đã tập trung chỉ đạo giải quyết. Do đó, kết quả giải khiếu nại, tố cáo
đã có nhiều chuyển biến tích cực, góp phần ổn định tình hình chính trị, trật tự an
toàn xã hội tại địa phương.
Trong những năm qua nhìn chung tình hình đơn thư khiếu nại, tố cáo về
lĩnh vực tài nguyên và môi trường của cơng dân có xu hướng giảm. Việc khiếu
nại, tố cáo, phản ánh chủ yếu tập trung vào lĩnh vực đất đai, bồi thường giải
phóng mặt bằng, về giá đất, khiếu nại về việc cấp Giấy chứng nhận QSD đất và
tranh chấp đất đai đặc biệt là các khiếu nại liên quan đến công tác bồi thường dư
án để thực hiện các dự án phát triển kinh tế xã hội. Nội dung chủ yếu là khiếu
nại về quyết định hành chính và hành vi hành chính trong lĩnh vực thu hồi đất,
giải phóng mặt bằng, bồi thường, hỗ trợ tái định cư, cấp Giấy chứng nhận QSD
đất và tranh chấp đất đai.
Nguyên nhân dẫn đến tình hình khiếu nại, tố cáo hiện nay thì có nhiều
nhưng chủ yếu là do nguồn gốc sử dụng đất phức tạp do lịch sử để lại; công tác
lưu trữ hồ sơ, tài liệu liên quan đến công tác quản lý đất đai, bồi tường GPMB
các giai đoạn trước, các loại biên bản xử lý vi phạm thiếu chặt chẽ; một số địa
phương, công tác cắm mốc GPMB được triển khai khi thiết kế chưa hoàn chỉnh,
phải điều chỉnh vị trí mốc nhiều lần nhưng khơng thông báo kịp thời; Nhận thức
của nhân dân về pháp luật đất đai, về trích đo địa chính, thu hồi đất, GPMB cịn
hạn chế. Ở một số địa phương, cơng tác tuyên truyền, vận động, tổ chức đối
thoại hiệu quả chưa cao, chưa tập trung trọng tâm, trọng điểm. Khi phát sinh
khiếu nại, tố cáo, có nhiều vụ việc giải quyết chậm, thẩm tra, xác minh, thu thập
chứng cứ không đầy đủ, phương án giải quyết thiếu thuyết phục, dân khơng
đồng tình, tiếp tục khiếu nại, tố cáo.
Cơng tác thanh, kiểm tra trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường ngày càng
được tăng cường và chuyên sâu. Qua thanh tra đã kịp thời phát hiện những sai phạm


10

và xử lý kịp thời, đúng hành vi, đúng đối tượng, đúng thẩm quyền, áp dụng đúng hình
thức xử lý và đảm bảo về trình tự, thủ tục xử lý VPHC. Tiến hành lập biên bản ra
quyết định xử phạt vi phạm hành chính; đề xuất các biện pháp chấn chỉnh công tác
quản lý về tài nguyên và môi trường; tuyên truyền pháp luật về tài nguyên và môi
trường, giúp cho người sử dụng đất và mọi cá nhân hiểu rõ hơn các quy định mới của
pháp luật đất đai. Tuy nhiên, so với yêu cầu thực tế đặt ra vẫn chưa thực sự đáp ứng
đầy đủ các yêu cầu của công tác quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường …
- Công tác tiếp dân: tiếp được 300 lượt người (thường xuyên 251 lượt; định kỳ
và đột xuất 49 lượt). Nội dung tiếp công dân chủ yếu khiếu nại ở lĩnh vực hành chính
về đất đai, trả lại đất, quyết định thu hồi đất, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
không đúng quy định của pháp luật...
- Công tác xử lý đơn: trong kỳ phát sinh 410 đơn, đã tham mưu xử lý 410
đơn; hiện không cịn tồn.
- Cơng tác tham mưu Chủ tịch UBND Thành phố giải quyết tranh chấp,
khiếu nại liên quan đến đất đai thuộc thẩm quyền: Trong kỳ phát sinh 315 đơn
khiếu nại và 95 đơn kiến nghị liên quan đến đất đai. Ngồi ra Phịng Tài ngun
và Mơi trường cịn tham mưu UBND Thành phố cung cấp thơng tin cho Tịa án
nhân dân 705 vụ tranh chấp dân sự liên quan đến đất đai, hiện nay đã tham mưu,
giải quyết xong, hiện khơng cịn tồn.
- Quyết định giải quyết của Thành phố: Tồn đầu kỳ: không; Phát sinh
trong kỳ 70 quyết định; đã tổ chức thực hiện xong 70 quyết định, hiện khơng
cịn tồn.
- Quyết định giải quyết của cấp tỉnh: Tồn đầu kỳ 10 quyết định; Phát sinh
trong kỳ 15 quyết định; Đã tổ chức thực hiện xong 25 quyết định, hiện khơng
cịn tồn.
Cơng tác kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai trên địa
bàn được quan tâm thực hiện, nhiều vụ việc được phát hiện ngăn chặn và xử lý
kịp thời. Thẩm tra, xác minh việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
không đúng quy định theo Điều 106, Luật Đất đai năm 2013: Trong kỳ phát sinh
175 vụ, đã giải quyết xong, đến nay khơng cịn tồn.

2. Đánh giá chung về những kết quả đạt được, những tồn tại, hạn chế
và nguyên nhân
2.1. Kết quả đạt được.
Sau hơn 07 năm triển khai thi hành Luật Đất đai 2013 và các văn bản
hướng dẫn thi hành cho thấy, pháp luật Đất đai đã đi vào thực tiễn cuộc sống,
tạo sự chuyển biến tích cực trong cơng tác quản lý và sử dụng đất đai; công tác
giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất được thực hiện chặt chẽ, đúng quy định; tình
trạng vi phạm các quy định của pháp luật đã được ngăn chăn, xử lý nghiêm
minh, có chiều hướng thuyên giảm; quyền lợi của người sử dụng đất được đảm
bảo; một số khó khăn, vướng mắc trong cơng tác cấp Giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất tiếp tục được tháo gỡ để
đảm bảo quyền lợi chính đáng của người sử dụng đất; việc công khai, minh bạch
trong quản lý, sử dụng đất đai ngày càng được tăng cường, phát huy dân chủ; bộ
máy quản lý từng bước được kiện toàn theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại.


11
Các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thi hành Luật đã được ban
hành đồng bộ và kịp thời, đúng quy định của pháp luật, phù hợp với điều kiện
thực tế của địa phương; các văn bản được ban hành đều bám sát chủ trương đẩy
mạnh cải cách hành chính, tăng cường tính cơng khai, minh bạch, đảm bảo hài
hịa lợi ích của Nhà nước, người dân và doanh nghiệp; giúp cho Luật sớm đi vào
cuộc sống, giải quyết kịp thời các vấn đề bức thiết mà thực tế đang địi hỏi. Góp
phần phát huy nguồn lực tài ngun và môi trường cho phát triển kinh tế - xã
hội, tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý, ngăn ngừa, tham nhũng, lãng phí
trong lĩnh vực đất đai, đưa cơng tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn đi
vào nền nếp.
2.2. Những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân.
Tồn tại, hạn chế
Bên cạnh những kết quả đã đạt được, việc triển khai thi hành Luật Đất đai

và các văn bản hướng dẫn cho thấy vẫn cịn có một số nội dung pháp luật về đất
đai chưa có quy định điều chỉnh; một số nội dung mặc dù đã có quy định nhưng
khó khả thi vì chưa phù hợp với điều kiện thực tiễn. Khó khăn khi giải quyết đối
với trường hợp phát sinh các dự án, công trình chưa có trong kế hoạch sử dụng
đất hàng năm của Thành phố do chưa có quy định về việc điều chỉnh kế hoạch.
Thiếu các quy định để xử lý chuyển tiếp giữa Luật cũ và Luật mới về các trường
hợp giao đất, cho thuê đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Vẫn còn chồng chéo giữa quy hoạch các ngành với quy hoạch sử dụng
đất, kế hoạch sử dụng đất gây ra khó khăn trong giải quyết thủ tục hành chính về
đất đai của hộ gia đình, cá nhân.
Nguyên nhân
Thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới gắn
với quy hoạch lại hệ thống giao thông nông thôn, rất nhiều trường hợp đã hiến
đất để thực hiện mở rộng, nâng cấp hệ thống giao thông, thủy lợi dẫn đến thay
đổi cơ bản so với các giấy chứng nhận đã cấp; do đó, phải thực hiện đo đạc,
chỉnh lý lại bản đồ địa chính, hồ sơ địa chính và cấp đổi giấy chứng nhận cho
người dân.
Việc báo cáo kết quả thống kê đất đai hàng năm gặp nhiều khó khăn, do
phải thực hiện rà sốt, điều chỉnh diện tích đối với các trường hợp biến động.
Kinh phí hỗ trợ thực hiện kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất
năm 2014 chưa đáp ứng, dẫn đến khó khăn trong quá trình thực hiện.
Việc thu thập thơng tin, tài liệu có liên quan phục vụ công tác thanh tra,
kiểm tra gặp nhiều khó khăn do quy định, điều kiện về lưu trữ hồ sơ những năm
trước đây chưa được quan tâm.
II. TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH, PHÁP LUẬT VỀ ĐẤT ĐAI
ĐỐI VỚI KINH TẾ, XÃ HỘI VÀ MÔI TRƯỜNG
1. Đối với phát triển nông nghiệp, nông thôn
Luật Đất đai năm 2013 đã có những sự điều chỉnh quan trọng trong việc
hồn thiện chính sách đối với khu vực nơng nghiệp, nơng thơn theo hướng thúc
đẩy phát triển thị trường hàng hóa nơng nghiệp, tạo điều kiện đẩy mạnh cơng

nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp, nơng thơn.


12
Việc lập và thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã góp phần làm
thay đổi diện mạo của nông thôn mới của các địa phương trên địa bàn huyện,
quỹ đất sản xuất nơng nghiệp đã được bố trí một cách hợp lý theo các vùng
chuyên canh, giá trị sản xuất nơng nghiệp trên một đơn vị diện tích đất nơng
nghiệp được nâng lên.
Các chương trình xây dựng nơng thơn mới đã được quan tâm đẩy mạnh.
Các cơng trình công cộng trong khu dân cư nông thôn như nhà trẻ, trường học,
nhà văn hóa, khu vui chơi cho trẻ em, sân vận động… đã được đầu tư xây dựng
cơ bản để các xã hoàn thành các chỉ tiêu về xây dựng nông thôn mới.
Luật Đất đai năm 2013 và các văn bản hướng dẫn đã mở rộng các quyền
của người sử dụng đất, việc cấp giấy chứng nhận đã tạo điều kiện cho người dân
thế chấp, vay vốn mở rộng sản xuất trong nơng nghiệp. Chính sách bồi thường,
hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất đã có những sự điều chỉnh quan
trọng góp phần trong việc ổn định chỗ ở, đời sống, đặc biệt là đối với những
người trực tiếp sản xuất nông nghiệp nhằm giải quyết hài hịa lợi ích của Nhà
nước, của người có đất bị thu hồi và nhà đầu tư.
2. Đối với phát triển kết cấu hạ tầng, công nghiệp, đô thị và dịch vụ
Việc chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất trong thời gian qua về cơ bản phù
hợp với quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động, cơ cấu đầu tư, tạo bước đi hợp lý
cho quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp
hóa, hiện đại hố đất nước. Quỹ đất dành cho phát triển công nghiệp, dịch vụ,
xây dựng kết cấu hạ tầng, phát triển đô thị được mở rộng, từng bước đáp ứng
nhu cầu của phát triển kinh tế-xã hội và nhu cầu đơ thị hố của Thành phố.
3. Phát triển thị trường quyền sử dụng đất trong thị trường bất động sản
Luật Đất đai năm 2013 và các pháp luật khác có liên quan được ban hành
đã làm thay đổi căn bản thị trường bất động sản nói chung, thị trường quyền sử

dụng đất nói riêng. Đã tạo lập được cơ chế để thị trường bất động sản hoạt động
và phát triển tương đối nhanh, đồng bộ. Giao dịch về quyền sử dụng đất đã dần
đi vào nề nếp.
Ban Quản lý dự án và phát triển quỹ đất, Chi nhánh Văn phòng đăng ký
đất đai Thành phố đã hoạt động ngày càng chuyên nghiệp, hỗ trợ tích cực cho
thị trường bất động sản. Thị trường quyền sử dụng đất vận hành đã góp phần tạo
nguồn thu cho ngân sách và trở thành một trong những nguồn lực quan trọng
cho việc phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
4. Tác động đến các vấn đề xã hội và bảo vệ môi trường
Giải quyết các vấn đề xã hội là một trong những chủ trương và giải pháp
lớn để phát triển kinh tế - xã hội. Chính sách, pháp luật về đất đai với tầm ảnh
hưởng sâu rộng tới mọi mặt của đời sống xã hội đã có những đóng góp tích cực
trong việc giữ vững ổn định chính trị, đảm bảo an sinh xã hội; đã tạo được nhiều
việc làm, ổn định đời sống cho người dân thông qua chuyển dịch cơ cấu kinh tế
nông nghiệp sang công nghiệp, dịch vụ, chuyển dịch quỹ đất nông nghiệp sang
đất phi nơng nghiệp. Đặc biệt là chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi
Nhà nước thu hồi đất đã góp phần ổn định đời sống của người có đất bị thu hồi.
Quyền và lợi ích hợp pháp của người dân được đảm bảo thông qua các chính
sách, pháp luật và tổ chức thực hiện các quy định về công bố, công khai quy


13
hoạch, kế hoạch sử dụng đất; phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư; thủ
tục hành chính; ...
Đã thực hiện có hiệu quả chương trình “xóa đói, giảm nghèo” thơng qua
các chính sách hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở cho các hộ dân có đời sống khó
khăn; chính sách giao đất khơng thu tiền đối với đất sản xuất nơng nghiệp; chính
sách miễn, giảm tiền sử dụng đất khi Nhà nước giao đất ở, công nhận quyền sử
dụng đất và chính sách miễn, giảm các loại thuế liên quan đến đất đai cho các hộ
nghèo; ...

Thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có cơng với cách mạng, người
có thu nhập thấp, ... thơng qua chính sách ưu đãi về miễn, giảm tiền sử dụng đất,
thuế, phí, lệ phí và các chính sách khác có liên quan.
Trong cơng tác lập và triển khai thực hiện quy hoạch sử dụng đất đã đáp
ứng cơ bản quỹ đất để xây dựng các cơng trình phúc lợi, an sinh xã hội, y tế, văn
hóa, giáo dục - đào tạo, thể dục - thể thao; xây dựng các khu xử lý chất thải, rác
thải; phòng chống giảm nhẹ thiên tai và biến đổi khí hậu. Mặt khác, việc tiếp tục
thực hiện chính sách giao đất nơng nghiệp ổn định lâu dài đã khuyến khích
người dân yên tâm đầu tư cải tạo, bồi bổ đất giảm nguy cơ suy thối và ơ nhiễm
đất nơng nghiệp, góp phần bảo vệ được môi trường sinh thái.
III. ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ
1. Đề xuất, kiến nghị sửa đổi, bổ sung Luật Đất đai và các văn bản
quy định chi tiết thi hành:
1.1. Nội dung 1:
Thực hiện theo khoản 3, Điều 191 của Luật Đất đai quy định “3. Hộ gia
đình, cá nhân khơng trực tiếp sản xuất nông nghiệp không được nhận chuyển
nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất trồng lúa.”
- Vướng mắc, bất cập:
+ Hiện nay một số trường hợp nhận tặng cho quyền sử dụng đất đối với đất
trồng lúa giữa hộ gia đình, cá nhân có quan hệ hơn nhân, huyết thống hay nuôi
dưỡng mà không thuộc đối tượng “trực tiếp sản xuất nông nghiệp” nhưng
không được nhận tặng cho, gây cản trở, khó khăn cho người sử dụng đất, phát
sinh tranh chấp.
+ Theo hiện trạng là vùng đất trồng lúa. Nhưng theo Quy hoạch định hướng
vùng đất này là đất ở và trong khu vực đó đã được đầu tư cơ sở hạ tầng làm nền
tảng cho phát triển đơ thị. Khi người dân có đất (người sử dụng đất cũ) khơng có
khả năng chuyển mục đích, xây dựng nhà ở theo quy hoạch, nên muốn chuyển
nhượng cho người khác (người sử dụng đất mới) không trực tiếp sản xuất nơng
nghiệp, nhưng có đủ năng lực để đầu tư theo định hướng của nhà nước. Trong
trường hợp này, người sử dụng đất mới không được nhận chuyển nhượng quyền

sử dụng đất trồng lúa của hộ gia đình, cá nhân. Như vậy, dẫn đến làm chậm sự
phát triển đô thị.
- Đề xuất sửa đổi, bổ sung:
Quy định này là chính sách lớn, phù hợp với những vùng bảo vệ đất chuyên
trồng lúa nước đã được khoanh định cắm mốc. Nhưng chưa phù hợp với những
khu vực quy hoạch phát triển đô thị…


14
Do đó, cần xem xét sửa đổi khoản 3, Điều 191 của Luật Đất đai theo
hướng: “3. Hộ gia đình, cá nhân không trực tiếp sản xuất nông nghiệp không
được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất trồng lúa trong
những vùng bảo vệ đất chuyên trồng lúa nước đã được khoanh định cắm mốc.”
1.2. Nội dung 2: Quy định cụ thể về độ tuổi của người sử dụng đất là hộ
gia đình, cá nhân được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu
nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
- Vướng mắc, bất cập:
+ Căn cứ theo Luật Đất đai và các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn
thi hành Luật Đất đai chưa có quy định về độ tuổi của người sử dụng đất là hộ
gia đình, cá nhân được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu
nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
+ Do đó, hiện nay địa phương đang gặp lúng túng về các trường hợp người
sử dụng đất (là hộ gia đình, cá nhân) dưới 18 tuổi khi có nhu cầu thực hiện thủ
tục đăng ký đất đai (Đăng ký lần đầu hoặc Đăng ký biến động).
- Đề xuất bổ sung:
+ Đề xuất “Đối tượng là hộ gia đình, cá nhân được cấp cấp giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất khi
đủ điều kiện thực hiện thủ tục đăng ký đất đai (Đăng ký lần đầu hoặc Đăng ký
biến động), không hạn chế về độ tuổi.
1.3 Nội dung 3: Tại điểm a khoản 4 Điều 94 Nghị định số 43/NĐ-CP,

trình tự thủ tục thẩm định, phê duyệt kết hoạch sử dụng đất hàng năm cấp huyện
quy định: Quý III hàng năm, UBND cấp huyện gửi hồ sơ kế hoạch sử dụng đất
hàng năm của năm sau đến Sở Tài nguyên và Môi trường thẩm định.
- Vướng mắc, bất cập: do vào thời gian này nhiều dự án đầu tư cơng quan
trọng vẫn cịn chưa được phê duyệt.
- Đề xuất sửa đổi: thành quý IV hàng năm.
1.4. Nội dung 4: Tại Khoản 7, Điều 67 Thông tư 29/2014/TT-BTNMT,
quy định về lập điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Về lập kế hoạch sử
dụng đất hàng năm cần xác định diện tích đất phải chuyển mục đích sử dụng đất
để thực hiện việc nhận chuyển nhượng, thuê quyền sử dụng đất, nhận góp vốn
bằng quyền sử dụng đất trong năm kế hoạch trên cơ sở xem xét đơn đề nghị của
người sử dụng đất.
- Vướng mắc, bất cập:
Quy định này các địa phương đều hiểu và thực hiện theo hướng: Nếu
người sử dụng đất có đất phù hợp với quy hoạch sử dụng đất được duyệt nhưng
muốn chuyển mục đích sử dụng đất trong năm kế hoạch thì phải làm đơn đăng
ký với UBND cấp xã hoặc phòng Tài nguyên và Môi trường để đưa vào kế
hoạch sử dụng đất hàng năm trình UBND Tỉnh phê duyệt. Điều này dẫn đến các
hộ dân có nhu cầu phải theo dõi thông báo của các cơ quan chức năng để làm
đơn đăng ký.
- Đề xuất sửa đổi: Căn cứ vào tình hình thực tế ở địa phương, hàng năm
các xã, phường, thị trấn có văn bản gửi đến UBND cấp huyện, các cơ quan
chun mơn rà sốt quy hoạch tham mưu gửi cấp có thẩm quyền phê duyệt kế
hoạch sử dụng đất hàng năm.


15
1.5. Nội dung 5: Theo khoản 2, Điều 5 của Nghị định số 43/NĐ-CP ngày
15/5/2014 của Chính phủ quy định về Tổ chức phát triển quỹ đất. Theo đó, Tổ
chức phát triển quỹ đất là đơn vị sự nghiệp công được thành lập theo quy định

của pháp luật về thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp cơng lập; có tư
cách pháp nhân, có trụ sở, con dấu riêng và được mở tài khoản để hoạt động
theo quy định của pháp luật; có chi nhánh tại các quận, huyện, thị xã, thành phố
thuộc tỉnh. Đối với địa phương đã có Tổ chức phát triển quỹ đất cấp tỉnh và cấp
huyện thì tổ chức lại Tổ chức phát triển quỹ đất trên cơ sở hợp nhất Tổ chức
phát triển quỹ đất cấp tỉnh và cấp huyện hiện có.
Tuy nhiên, Căn cứ theo Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 25/10/2017 của
Ban Chấp hành Trung ương (Khóa XII). Theo đó, về lĩnh vực tài nguyên và môi
trường: Chuyển các trung tâm phát triển quỹ đất về trực thuộc Uỷ ban nhân dân
cấp huyện quản lý.
Đề xuất: Sửa đổi khoản 2, Điều 5 của Nghị định số 43/NĐ-CP ngày
15/5/2014 của Chính phủ cho phù hợp với Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày
25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương.
2. Đề xuất các giải pháp khác để tổ chức thi hành Luật Đất đai
1. Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật hướng dẫn Luật Đất đai.
2. Tăng cường hơn nữa công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp
luật về đất đai; Tiếp tục kiện toàn cơ cấu tổ chức, bộ máy thực hiện công tác
quản lý đất đai bảo đảm tinh gọn, theo hướng hiện đại.
3. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc quản lý, sử dụng
đất; tiếp tục chỉ đạo các địa phương tăng cường công tác kiểm tra việc thi hành
Luật Đất đai.
4. Tập trung nguồn lực xây dựng hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu đất đai
để vừa đáp ứng được yêu cầu thông tin cho công tác quản lý, đồng thời phục vụ
cho phát triển kinh tế - xã hội; tạo điều kiện để thực hiện quản lý đất đai công
khai, minh bạch và thuận lợi trong việc thực hiện cải cách thủ tục hành chính.
Ủy ban nhân dân thành phố Sa Đéc báo cáo đến Sở Tài nguyên và Môi
trường tổng hợp./.

Nơi nhận:


TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH

- Sở TN-MT;
- CT, PCT UBND TP;
- Phòng TN-MT TP;
- Lưu: VT+NC.

Nguyễn Văn Hon



×