Tải bản đầy đủ (.pdf) (18 trang)

Tiểu luận triết học: Tiếp cận vấn đề biến đổi khi hậu từ góc độ duy vật biện chứng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (431.26 KB, 18 trang )

KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

Tiểu luận học phần triết học Mác – Lênin
TIẾP CẬN BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TỪ GĨC ĐỘ DUY VẬT BIỆN CHỨNG

SV thực hiện: Hồ Thị Huyền Trân
Mã số SV:
Số báo danh:
Ngành: Quản trị kinh doanh

TP. HỒ CHÍ MINH – 2022


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1
NỘI DUNG ........................................................................................................ 2
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN .......................................................................... 2
1.1.

Những ngyuên tắc cơ bản của chủ nghĩa duy vật biện chứng .... 2

1.1.1. Nguyên tắc tơn trọng tính khách quan kết hợp tính năng động chủ
quan .......................................................................................... 2
1.1.2. Nguyên tắc toàn diện ................................................................ 2
1.1.3. Nguyên tắc phát triển ................................................................ 3
1.1.4. Nguyên tắc lịch sử - cụ thể........................................................ 4
1.2.

Tiếp cận biến đổi khí hậu từ gốc độ duy vật biện chứng ............ 4

1.2.1. Khái niệm và biểu hiện của biến đổi khí hậu ............................. 4


1.2.2. Nguyên nhân của biến đổi khí hậu ............................................ 5
1.2.3. Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến đời sống xã hội ................ 5
Chương 2: BIẾN ĐỔI KHÍ KHÍ HẬU Ở VIỆT NAM HIỆN NAY ................ 7
2.1. Nguyên nhân của biến đổi khí hậu ở Việt Nam hiện nay ............... 7
2.1.1. Nguyên nhân khách quan .......................................................... 7
2.1.2. Nguyên nhân chủ quan .............................................................. 8
2.2. Ảnh hưởng của khí hậu đến đời sống xã hội ở Việt Nam ............... 9
2.2.1. Kinh tế ...................................................................................... 9
2.2.2. Nông nghiệp ............................................................................ 9
2.2.3. Công nghiệp............................................................................ 10
2.2.4. Giao thông vận tải ................................................................... 10
2.2.5. Con người ............................................................................... 11
2.2.5. Các ảnh hưởng khác ................................................................ 11
Chương 3: BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở VIỆT NAM
HIỆN NAY ....................................................................................................... 12
3.1. Đối với các hoạt động của người dân ............................................ 12
3.2. Chính sách và pháp luật đối với biến đổi khí hậu ........................ 13


3.3. Hợp tác quốc tế về biến đổi khí hậu .............................................. 13
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ......................................................................... 14
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................ 15


1

MỞ ĐẦU
Trên thực tế, có rất nhiều sự vật, hiện tượng diễn ra hàng ngày xung quanh
chúng ta nhưng chúng ta vẫn khơng thể hiểu hết được và có những cái nhìn phiến
diện, khơng đúng đắn về chúng. Từ đó cũng đưa ra những kết luận sai lầm, thậm chí

đưa ra những biện pháp khắc phục bị lệch hướng làm vấn đề trở nên trầm trọng hơn.
Trên cơ sở đó, chúng ta có thể nhận ra được tầm quan trọng của Triết học Mác –
Lênin, đặc biệc là các nguyên tắc phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện
chứng: ngun tắc tơn trọng tính khách quan kết hợp tính năng động chủ quan,
nguyên tắc toàn diện, nguyên tắc phát triển và nguyên tắc lịch sử cụ thể. Những
nguyên tắc này giúp chúng có thể nhìn nhận sự vật, hiện tượng từ những góc độ
khác nhau, tồn diện và chính xác hơn thơng qua các mối liên hệ, hồn cảnh, q
trình vận động, phát triển của nó.
Hiện nay, xã hội càng phát triển, trình độ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa càng
cao thì các vấn đề liên quan đến mơi trường càng trở thành những vấn đề nhức nhối
trong xã hội. Trong đó, biến đổi khí hậu là một vấn đề cấp thiết và quan trọng
không chỉ riêng ở Việt Nam mà cịn trên tồn cầu. Trong những năm gần đây, hiện
tượng biến đổi khí hậu đã diễn ra với tốc độ nhanh chóng và đem lại những ảnh
hưởng vơ cùng nặng nề cho nhân loại về nhiều mặt trong đời sống xã hội. Các hoạt
động của Trái Đất cũng như hoạt động sinh hoạt, sản xuất của con người đang
khơng ngừng làm cho hiện tượng biến đổi khí hậu trở nên nghiêm trọng hơn. Biến
đổi khí hậu gây ảnh hưởng rất lớn đến đời sống xã hội của con người. Kinh tế, nông
nghiệp, giao thông vận tải, môi trường...bị thiệt hại nặng nề do các biểu hiện của
biến đổi khí hậu gây nên như sự nóng lên tồn cầu, nước biển dâng, hạn hán, lũ
lụt,..thậm chí là thiệt hại về tính mạng con người. Nếu tình trạng trên khơng có dấu
hiện giảm xuống mà vẫn tiếp tục với tốc độ như vậy thì trong tương lai, chúng ta
phải gánh chịu những hậu quả nặng nề hơn thế nữa. Do vậy, có thể thấy đây là một
vấn đề cấp thiết, quan trọng cần sự quan tâm của cộng đồng và đòi hỏi những biện
pháp để khắc phục và hạn chế tình trạng hiện tại cũng như những hậu quả mà biến
đổi khí hậu mang lại.
Vì những lý do trên nên em chọn đề tài “ Tiếp cận biến đổi khí hậu từ góc
độ duy vật biện chứng” làm đề tài tiểu luận kết thúc học phần Triết học Mac –
Lênin.



2

NỘI DUNG
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1.

Những nguyên tắc cơ bản của chủ nghĩa duy vật biện chứng
1.1.1. Nguyên tắc tôn trọng tính khách quan kết hợp với tính

năng động chủ quan
Ngun tắc tơn trọng tính khách quan kết hợp với phát huy tính năng động
chủ quan:
Trong nhận thức và hoạt động thực tiễn, mọi chủ trương, đường lối, kế
hoạch, mục tiêu đều phải xuất phát từ thực tế khách quan, từ những điều kiện, tiền
đề vật chất hiện có. Phải tôn trọng và hành động theo quy luật khách quan, nếu
không sẽ gây ra những hậu quả tai hại khôn lường. Nhận thức sự vật, hiện tượng
phải chân thực, đúng đắn, tránh tô hồng hoặc bôi đen đối tượng, không được gán
cho đối tượng cái mà nó khơng có. Nhìn chung, nhận thức, cải tạo sự vật, hiện
tượng phải xuất phát từ bản thân sự vật, hiện tượng đó với những thuộc tính, mối
liên hệ bên trong vốn có của nó.
Phải phát huy tính năng động sáng tạo của ý thức, phát huy vai trò của nhân
tố con người, chống tự tưởng, thái độ thụ động, ỷ lại, ngồi chờ, bảo thủ, trì trệ, thiếu
tính sáng tạo; phải coi trọng vai trị của ý thức, coi trọng cơng tác tư tưởng và giáo
dục tư tưởng, coi trọng giáo dục lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ
Chí Minh.
1.1.2. Ngun tắc tồn diện
Từ nội dung của ngun lý về mối liên hệ phổ biến, phép biện chứng khái
quát thành nguyên tắc toàn diện với những yêu cầu đối với chủ thể hoạt động nhận
thức và thực tiễn sau:

Thứ nhất, khi nghiên cứu, xem xét đối tượng cụ thể, cần đặt nó trong chỉnh
thể thống nhất của tất cả các mặt, các bộ phận, các yếu tố, các thuộc tính, các mối
liên hệ của chỉnh thể đó; “cần phải nhìn bao quát và nghiên cứu tất cả các mặt, tất


3

cả các mối liên hệ và “quan hệ gián tiếp” của sự vật đó”, tức là trong chỉnh thể
thống nhất của “tổng hịa những quan hệ mn vẻ của sự vật ấy với sự vật khác”.
Thứ hai, chủ thể phải rút ra được các mặt, các mối liên hệ tất yếu của đối
tượng đó và nhận thức chúng trong sự thống nhất hữu cơ nội tại, bởi chỉ có như vậy,
nhận thức mới có thể phản ánh được đầy đủ sự tồn tại khách quan với nhiều thuộc
tính, nhiều mối liên hệ, quan hệ và tác động qua lại của đối tượng.
Thứ ba, cần xem xét đối tượng này trong mối liên hệ với đối tượng khác và
với môi trường xung quanh, kể cả các mặt của mối liên hệ trung gian, gián tiếp;
trong không gian, thời gian nhất định, tức là cần nghiên cứu cả những mối liên hệ
của đối tượng trong quá khứ, hiện tại và phán đoán tương lai.
Thứ tư, quan điểm toàn diện đối lập với quan điểm phiến diện, một chiều, chỉ
thấy mặt này mà không thấy mặt khác; hoặc chú ý đến nhiều mặt nhưng lại xem xét
dàn trải, không thấy mặt bản chất của đối tượng nên dễ rơi vào thuật ngụy biện
(đánh tráo các mối liên hệ cơ bản thành không cơ bản hoặc ngược lại) và chủ nghĩa
chiết trung (lắp ghép vô nguyên tắc các mối liên hệ trái ngược nhau và một mối liên
hệ phổ biến.
1.1.3. Nguyên tắc phát triển
Nghiên cứu nguyên lý về sự phát triển giúp nhận thức được rằng, muốn nắm
được bản chất, khuynh hướng phát triển của sự vật, hiện tượng thì phải tự giác tuân
thủ nguyên tắc phát triển, tránh tư tưởng bảo thủ, trì trệ. Nguyên tắc này yêu cầu:
Thứ nhất, khi nghiên cứu, cần đặt đối tượng vào sự vận động, phát hiện xu
hướng biến đổi của nó để khơng chỉ nhận thức nó ở trạng thái hiện tại, mà cịn dự
báo được khuynh hướng phát triển trong tương lai.

Thứ hai, cần nhận thức được rằng, phát triển là quá trình trải qua nhiều giai
đoạn, mỗi giai đoạn có đặc điểm, tính chất, hình thức khác nhau nên cần tìm hình
thức, phương pháp tác động phù hợp để thúc đẩy hoặc kiềm hãm sự phát triển đó.


4

Thứ ba, phải sớm phát hiện và ủng hộ đối tượng mới hợp quy luật, tạo điều
kiện cho nó phát triển, chống lại quan điểm bảo thủ, trì trệ, định kiến.
Thứ tư, trong quá trình thay thế đối tượng cũ bằng đối tượng mới phải biết kế
thừa các yếu tố tích cực từ đối tượng cũ và phát triển sáng tao chúng trong điều kiện
mới.
1.1.4. Nguyên tắc lịch sử - cụ thể
Cần xem xét sự hình thành, tồn tại và phát triển của sự vật, hiện tượng từ
trong điều kiện, mơi trường, hồn cảnh vừa trong q trình lực sử, vừa ở từng giai
đoạn cụ thể của q trình đó.
1.2.

Tiếp cận biến đổi khí hậu từ góc độ duy vật biện chứng
1.2.1. Khái niệm và biểu hiện của biến đổi khí hậu

Khái niệm biến đổi khí hậu: Biến đổi khí hậu là sự thay đổi của hệ thống khí
hậu gồm khí quyển, thủy quyển, sinh quyển, thạch quyển hiện tại và trong tương lai
được gây ra bởi các nguyên nhân tự nhiên và nhân tạo trong một số giai đoạn nhất
định được tính bằng thập kỷ hay hàng triệu năm. Sự biến đổi khí hậu có thể là thay
đổi thời tiết bình quân hay thay đổi sự phân bố các sự kiện thời tiết quanh một mức
trung bình. Biến đổi khí hậu có thể giới hạn trong một vùng nhất định hay có thể
xuất hiện trên tồn cầu.
Một số biểu hiện của biến đổi khí hậu:
-


Sự nóng lên của khí quyển và Trái đất nói chung, hiệu ứng nhà kính.

-

Hạn hán xuất hiện ở nhiều vùng, miền trên Trái Đất, lượng mưa tăng giảm
thất thường ở nhiều khu vực.

-

Băng tan dẫn đến tình trạng mực nước biển dâng cao gây ngập úng các vùng
đất thấp và đảo nhỏ.

-

Các hiện tượng thời tiết cực đoạn xuất hiện ngày càng thường xuyên và khắc
nghiệt hơn như: bão lớn, lốc xoáy, mưa đá, hạn hán...

-

.....


5

1.2.2. Nguyên nhân của biến đổi khí hậu
Trong từng giai đoạn lịch sử sẽ có những nguyên nhân khác nhau làm biến
đổi khí hậu nhưng nhìn chung, tình trạng biến đối khí hậu xuất phát từ hai nhóm
ngun nhân chính là nguyên nhân khách quan và chủ quan.
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, những tác tác động của con người

vào môi trường tự nhiên là nguyên nhân chủ quan gây nên biến đổi khí hậu. Theo
đó, lượng khí CO2 hàng năm tăng lên rất nhiều do các hoạt động sản xuất cơng
nghiệp, đốt nhiên liệu hóa thạch, giao thơng vận tải, phá rừng,....Theo báo cáo,
lượng khí thải CO2 trên tồn cầu đã khơng ngừng tăng lên và đạt mức cao kỷ luật
vào năm 2019 – 43 tỷ tấn CO2.
Ngồi ra, có một vài yếu tố khách quan cũng gây ra biến đổi khí hậu như là
sự thay đổi quỹ đạo của Mặt Trời mỗi năm qua, thay đổi dòng hải lưu ở đại dương,
hiện tượng núi lửa, kiến tạo mảng,...
1.2.3. Ảnh hưởng của khí hậu đến đời sống xã hội
Khí hậu và các sự vật, hiện tượng khác như con người, tự nhiên và xã hội có
mối liêm hệ mật thiết với nhau. Cho nên biến đổi khí hậu dù ít hay nhiều cũng sẽ có
những ảnh hưởng đến các sự vật hiện tượng này đặc biệt là trong sự biến đổi ngày
càng lớn hiện nay. Một số ảnh hưởng tiêu biểu của biến đổi khí hậu đến đời sống xã
hội:
Mực nước biển đang không ngừng dâng lên trong những năm qua, theo ước
tính, nếu băng tiếp tục tan thì nước biển sẽ dâng lên khoảng 6m vào năm 2100. Điều
này sẽ làm mất các đường bờ biển và nơi cư trú, làm việc của người dân cũng như
nơi ở của các động thực vật, đặc biệt là ở những quốc gia có nhiều đảo như
Indonesia.
Các hệ sinh thái bị phá hủy và mất đa dạng sinh học, khoảng 50% các loài
động thực vật sẽ đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng vào năm 2050 nếu nhiệt độ Trái
Đất tăng lên từ 1,1 đến 6,4 độ C nữa.


6

Hạn hán và bão lục xảy ra thường xuyên và khắc ngiệt hơn ảnh hưởng đến
hoạt động sinh hoạt, sản xuất và sức khỏe con người. Cụ thể, đợi nóng kỷ luật vào
năm 2003 kéo dài hai tháng đã cướp đi tính mạng của 70.000 người trên tồn Châu
Âu, trong đó nước Pháp chiếm 13.000 người. Gần đây hơn, vào tháng 7 năm 2019,

gần 3.000 người Hà Lan cũng bị thiệt mạng do thời tiết khắc nghiệt. Nhiệt độ toàn
cầu tăng cao cũng tạo điều kiện để các kí sinh, vi – rút và nhiều loài sinh vật mang
mầm bệnh phát triển.
Biến đổi khí hậu cũng gây thiệt hại rất lớn đến nền kinh tế. Nước biển dâng
cao nhấn chìm các nhà cửa, đất đai; bão lụt và hạn hán phá đi hàng triệu cơng trình
kiến trúc, hoa màu, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất nông nghiệp, đánh bắt, chăn
ni; tiêu phí tiền của để khơng chế các loại dịch bên phát sinh, khắc phục và giảm
thiểu biến đổi khí hậu. Theo nghiên cứu của báo The Guadian – nguồn báo nổi tiếng
ở Vương quốc Anh, nền kinh tế của các quốc gia G7(Mỹ, Anh, Pháp, Canada, Đức,
Italia, Nhật) suy giảm trung bình khoảng 4,2% GDP trong thời kì đại dịch COVID
19 nhưng nếu nhiệt độ toàn cầu tăng 2,6 độ C, các nước nãy sẽ mất 8,5% GDP mỗi
năm.


7

Chương 2
BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
2.1.

Nguyên nhân của biến đổi khí hậu ở Việt Nam
2.1.1. Nguyên nhân khách quan

Nguyên nhân dẫn đến biến đổi khí hậu ở Việt Nam hiện nay bao gồm cả các
nguyên nhân biến đổi khí hậu tồn cầu khách quan như:
Quỹ đạo Trái Đất thay đổi: Những biến đổi nhỏ về quỹ đạo của Trái Đất
gây ra những thay đổi về sự phân bố năng lượng mặt trời trên bề mặt Trái Đất. Đó
là những thay đổi nhỏ theo năng lượng mặt trời trung bình hàng năm nhưng có thể
gây ra biến đổi mạnh mẻ các mùa và địa lí cũng như khí hậu. Tuy nhiên, sự biến đổi
của Trái Đất diễn ra khá chậm. Cụ thể, sự thay đổi độ lệch tâm có chu kỳ đến

96.000 năm, độ nghiên trục dao động trong khoảng 41.000 năm, tiến động của trục
Trái Đất vào khoảng 19.000 đến 23.000 năm.
Thay đổi dòng hải lưu ở đại dương: Đại dương là một nền tảng quan trọng
của hệ thống khí hậu, do đó sự thay đổi của các dịng hải lưu ở đại dương có sự ảnh
hưởng đến khí hậu. Do khả năng truyền nhiệt cao của nước biến so với khơng khí,
các dịng hải lưu nóng và lạnh đã điều tiết sự chênh lệch nhiệt độ của các vùng cũng
như ảnh hưởng đến lượng mưa, độ ẩm, đa dạng sinh học ở các nơi mà nó đi qua.
Hiện tượng núi lửa: Núi lửa là một quá trình vận chuyển vật chất từ vỏ và
lớp phủ của Trái Đất lên bề mặt của nó. Phun trào núi lửa giải phóng khí núi lửa,
khí CO2 và các hạt tro, bụi vào trong khí quyển. Nếu ảnh hưởng đủ lớn sẽ gây ra
ảnh hưởng đến khí hậu, gây nóng lên tồn cầu và tuyệt chủng hàng loạt. Tuy nhiên,
Cục Khảo sát Đại chất Hoa Kỳ ước tính rằng các hoạt động của con người còn tạo
ra nhiều hơn 100 – 300 lần số lượng CO2 được phát ra từ núi lửa.
Kiến tạo mảng: Qua các thời kỳ địa chất do hoạt động kiến tạo mảng, bề mặt
Trái Đất cũng bị biến dạng làm thay đổi vị trái của lục địa và đại dương. Điều này


8

có thể làm ảnh hưởng đến các kiểu khí hậu khu vực và toàn cầu cũng như tác động
đến các dòng hải lưu ở đại dương gây ảnh hưởng đến khí hậu.
2.1.2. Ngun nhân chủ quan
Ngồi những ngun nhân khách quan khơng thể kiểm sốt được thì các hoạt
động của con người chính là nguyên nhân chủ quan gây ra những biến đổi lớn về
khí hậu ở Việt Nam. Trong những hoạt động sinh hoạt, sản xuất hàng ngày, con
người đã thải ra số lượng lớn khí CO2, CH4, N2O,...vào bầu khí quyển kiến trái đất
nóng lên và bị thay đổi khí hậu do hiệu ứng nhà kính. Một số hoạt động của con
người gây biến đổi khí hậu:
Năng lượng: Các hoạt động đốt nhiên liệu ở các ngành sản xuất điện, công
nghiệp, xây dựng, giao thông vận tải,...đã thải ra 151,4 triệu tấn CO2 vào năm 2013

(gấp 3 lần năm 2000). Trong đó, ngành giao thơng vận tải chiếm khoảng 30 triệu
tấn CO2. Lượng khí thải tăng nhanh qua các năm, tăng 2 lần từ 12,58 triệu tấn (năm
2000) lên 29,7 triệu tấn (năm 2013).
Nông nghiệp: Theo kết quả kiểm kê khí nhà kính của Bộ Tài nguyên và Mơi
trường, lượng khí nhà kính phát thải trong lĩnh vực nông nghiệp là 52,45 triệu tấn
CO2 vào năm 1994 - chiếm 50,5% tổng lượng khí nhà kính phát thải cả nước. Đến
năm 2013, lượng khí phát sinh phát thải trong lĩnh vực này là 89,4 triệu tấn CO2 chiếm 34,5% tổng lượng khí nhà kính phát thải của cả nước.
Chất thải: Nhìn chung, phát thải từ lĩnh vực chất thải chỉ chiếm tỷ lệ khá
nhỏ. Tổng lượng phát thải khí nhà kính của lĩnh vực này năm 2013 là 20,7 triệu tấn
CO2, chiếm 7% trong cơ cấu tổng phát thải quốc gia. Trong đó, nước thải đơ thị có
thị phần phát thải khí nhà kính lớn nhất, chiếm 45,6%. Phát thải CH4 từ các bãi
chôn lấp rác thải chiếm 35,9%, ngồi ra cịn các phát thải N2O từ nước cống sinh
hoạt.
Lâm nghiệp: Theo Tổng cục Lâm nghiệp (Bộ Nông nghiệp và phát triển
nông thôn), chỉ trong hơn 5 năm từ 2012 – 2017, diện tích rừng tự nhiên bị mất do
chặt phá rừng trái phép chiếm 11%. Tính đến tháng 9 năm 2017, diện tích rừng bị


9

chặt phá là 155,68 ha và 5364,85 ha diện tích rừng bị cháy. Điều này làm giảm khả
năng hấp thụ CO2 của rừng, cũng làm thải ra rất nhiều khí thải (do cháy rừng) và
làm mất cân bằng sinh thái.
Ngoài ra, việc tăng dân số cũng làm tăng lượng khí thải do nhu cầu sinh hoạt
tăng lên làm biến đổi khí hậu. Chỉ trong 40 năm (từ 1980 đến 2020) dân số Việt
Nam đã tăng từ 54,3 triệu dân lên 97,3 triệu dân và không ngừng tăng qua các năm.
Số dân tăng trung bình khoảng 918 nghìn người mỗi năm ( giai đoạn 2010 – 2020).
2.2.

Ảnh hưởng của khí hậu đến đời sống xã hội ở Việt Nam


Ở từng khu vực và lĩnh vực khác nhau mà mức độ ảnh hưởng của biến đối
khí hậu đối với những khu vực và lĩnh vực đó cũng nặng nhẹ khác nhau. Dưới đây
là một số ảnh hưởng của biến khí hậu đến Việt Nam:
2.2.1. Kinh tế
Việt Nam là một nước có đường bờ biển dài 3.260 km và 70% dân số sống ở
các vùng ven biển và đồng bằng trũng. Theo báo cáo của Ủy ban Liên chính phủ về
biến đổi khí hậu, khi mực nước biển dâng lên 100cm thì diện tích bị mất đi của Việt
Nam sẽ là 40.000 km2, chiếm 12,1% diện tích đất hiện có, nhấn chìm nhiều nhà cửa
và đất đai của người dân gây thiệt hại hàng tỷ USD mỗi năm. Chỉ trong 10 năm qua,
dưới tác động của biến đổi khí hậu, các loại thiên tai như lũ lụt, hạn hán, xâm nhập
mặn,...đã làm chết và mất tích hơn 9.500 người, tàn phá các cơng trình kiến trúc,
hoa màu và thiệt hại về tài sản ước tính 1,5% USD/năm. Điều này cũng làm giảm
khả năng lao động sản xuất của người dân, làm giảm tốc độ phát triển kinh tế của
Việt Nam.
Bên cạnh đó, việc chống lại và làm giảm biến đổi khí hậu cũng tiêu tốn rất
nhiều tiền của và công sức.
2.2.2. Nông nghiệp
Việt Nam là có nơng nghiệp là ngành sản xuất chính với đặc trưng của khí
hậu nhiệt đới gió mùa và lúa nước là cây trồng chủ lực của nước ta, ảnh hưởng của


10

biến đổi khí hậu đến sản xuất lúa hàng năm chiếm tỷ lệ rất lớn. Theo bản Đóng góp
dự kiến do Quốc gia tự quyết định của Việt Nam(2015), nếu mực nước biển dân lên
100cm, trên 10% diện tích đồng bằng sơng Hồng, trên 2,5% diện tích thuộc các tỉnh
ven biển miền Trung và trên 20% diện tích thành phố Hồ Chí Minh có nguy cơ bị
ngập. Với khu vực đồng bằng sơng Cửu Long , có khoảng 39% diện tích sẽ bị ngập
và ảnh hưởng tiêu cực tới gần 35% dân số. Vào năm 2016, theo tính tốn của Tổng

cục Thống kê, hạn hán và xâm nhập mặn ảnh hưởng đến 527,7 nghìn ha lúa, trong
đó có khoảng 44% diện tích bị thiệt hại hồn tồn.
Ngồi lúa nước, các loại cây trồng khác như hoa màu, cây ăn quả, cây cơng
nghiệp cũng bị ảnh hưởng, biến đổi khí hậu làm giảm khoảng 50% năng suất cây
trồng. Các hoạt động chăn nuôi gia súc, gia cầm của chúng ta cũng bị ảnh hưởng
bởi sự thay đổi thất thường của thời tiết hiện nay và các loại mầm bệnh mới.
2.2.3. Công nghiệp
Biến đổi khí hậu sẽ tác động đến ngành cơng nghiệp chế biến, đặc biệt công
nghiệp chế biến các sản phẩm nông nghiệp. Sản lượng các sản phẩm nông nghiệp bị
giảm rất nhiều do biến đổi khí hậu làm giảm số lượng sản phẩm cơng nghiệp sản
xuất ra. Ngồi ra sự nóng lên tồn cầu sẽ làm tăng nhu cầu và chi phí sử dụng các
thiết bị làm mát và bảo quản thực phẩm. Những nghiên cứu về mực nước biển cho
thấy, nếu nước biên dâng cao 100cm thì hầu hết các khu công nghiệp ven biển sẽ bị
ngập, thấp nhất là 10% diện tích và cao nhất đến khoảng 67% diện tích.
2.2.4. Giao thơng vận tải
Biến đổi khí hậu cịn ảnh hưởng tới hoạt động giao thơng vận tải, theo
nghiên cứu của kịch bản biến đổi khí hậu, nếu mực nước biển dâng lên cao 100cm
thì có khoảng 9% hệ thống đường quốc lộ, 12% hệ thống đường tỉnh lộ, 4% hệ
thống đường sắt bị ảnh hưởng, trong đó tập trung nhiều nhất ở khu vực đồng bằng
sông Cửu Long chiếm 28% đường quốc lộ và 27% đường tỉnh lộ của cả nước, tiếp
đến là các tỉnh ven biển miền Trung và đồng bằng sông Hồng làm ảnh hưởng lớn


11

đến di chuyển và vận chuyển hàng hóa, các hoạt động du lịch. Ngồi ra cịn tốn rất
nhiều chi phí cho hoạt động xây dựng và sửa chữa.
2.2.5. Con người
Do biến đổi khí hậu dẫn đến nhiệt độ Trái Đất tăng cao, hạn hán xảy ra ở
nhiều nơi trên thế giới. Điều này đoe dọa đến tính mạng của nhiều người đặc biệt là

những người già, trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai và những người có cơ địa yếu, có tiền
sử bị bệnh. Bên cạnh đó, biến đổ khí hậu cịn tạo mơi trường thuận lợi để các mần
bệnh phát triển như sốt xuất huyết, thổ tả, viêm não nhật bản, dịch hạch,... khiến
nhiều người bỏ mạng.
2.2.6. Các ảnh hưởng khác
Tác động của biến đổi khí hậu cũng khiến cho diện tích rừng ở Việt Nam suy
giảm do diện tích rừng ngập mặn tăng lên cũng nhưng các vụ cháy rừng tự phát do
Trái Đất nóng lên. Khơng chỉ rừng mà các loại động thực vật quý hiếm sống trong
rừng cũng có nguyên cơ nguy cơ tuyệt chủng, các hệ siinh thái cũng bị phá hủy.
Một hậu quả khác nữa là các nguồn nước ngọt sinh hoạt, tưới tiêu dần trở nên khan
hiếm, nguồn nước ngày càng bị nhiễm phèn, nhiễm mặn, nguồn nước ngầm dần cạn
kiệt. Ngoài ra, những hoạt động đánh bắt thủy hải sản trên biển của ngư dân cũng bị
ảnh hưởng và thiệt hại do tần suất xuất hiện ngày càng nhiều và cấp độ càng cao của
các cơn bão....


12

Chương 3
BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở VIỆT NAM HIỆN
NAY
Tình trạng biến đổi khí hậu ở Việt Nam và trên thế giới đang không ngừng
trở nên nghiêm trọng hơn và đem lại nhiều thiệt hại nặng nề cho nhân loại. Do đó,
có thể thấy rằng việc đề ra các biện pháp khắc phục là vô cùng quan trọng và cấp
thiết. Dưới đây là một số biện pháp có thể áp dụng:
3.1.

Đối với các hoạt động của người dân

Bảo vệ rừng, tích cực trồng cây xanh: Rừng và biến đổi khí hậu có những

ảnh hưởng qua lại với nhau, nếu sản lượng rừng bị giảm và các hoạt động chặt phá
rừng, đốt rừng diễn ra thường xuyên hơn thì số lượng CO2 mà rừng hấp thụ được sẽ
ngày càng ít đi góp phần gây nên hiệu ứng nhà kính. Ngồi ra, rừng có có khả năng
làm giảm thiểu hậu quả của các hiện tượng thời tiết cực đoan mang lại như chắn
gió, hấp thu nước, hạn chế sạc lỡ đất,..Chính vì thế, bảo vệ rừng và trồng rừng sẽ
làm giảm thiểu biến đổi khí hậu.
Hạn chế sử dụng các nguyên liệu hóa thạch: Một biện pháp khắc phục hiệu
quả biến đổi khí hậu là giảm số sử dụng ngun liệu hóa thạch vì số lượng khí CO2
thải ra từ việc đốt các nhiên liệu như than, dầu mỏ, khí đốt,... của các ngành sản
xuất cơng nghiệp là vơ cùng lớn (151,4 triệu tấn – 2013).
Nâng cao kĩ thuật canh tác, chăn nuôi: Đa số người dân Việt Nam cịn có
các hình thức canh tác lạc hậu, nhiều hạn chế, phân thải từ các vật nuôi vẫn được xả
trực tiếp ra môi trường chưa qua xử lý. Điều này gây ơ nhiễm mơi trường và làm
tăng lượng khí gây hiệu ứng nhà kính. Kĩ thuật của người dân được nâng cao cũng
đồng nghĩa góp phần hạn chế biến đổi khí hậu.
Sử dụng phương tiện giao thơng cơng cộng và các phương tiện tiết kiệm
năng lượng: Việc sử dụng các phương tiện như xe buýt, xe công ty, xe đạp hay đi


13

bộ để lưu thông sẽ làm giảm đáng kể số lượng khí thải ra mơi trường do việc đốt
nhiên liệu cho các động cơ hoạt động.
Thực hiện tốt kế hoạch hóa gia đình: Dân số tăng dẫn đến các nhu cầu về ăn
mặc, đi lại, hoạt động của con người cũng tăng lên, từ đó lượng khí thải thải ra môi
trường cũng tăng. Do vậy, người dân nên thực hiện đúng kế hoạch hóa gia đình góp
phần làm giảm tốc độ gia tăng dân số.
3.2.

Chính sách và pháp luật đối với biến đổi khí hậu


Chính phủ Việt Nam cũng đã đề ra nhiều chính sách và pháp luật nhằm khắc
phục biến đổi khí hậu. Kể từ năm 2008, Chính phủ Việt Nam đã triển khai Chương
trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu.Năm 2011, đề ra Chiến lược
quốc gia về biến đổi khí hậu. Năm 2012, Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh
được phê duyệt, nhằm giảm phát thải khí nhà kính và đề ra các giải pháp triển khai
bao gồm ban hành các quy định liên quan tới thị trường cacbon quốc tế. Năm 2013,
Luật Phòng, chống thiên tai được ban hành nhằm ứng phó với những thảm họa thiên
nhiên tác động tới đất nước, chủ yếu là những hiện tượng do biến đổi khí hậu gây
ra. Luật Bảo vệ Mơi trường năm 2014 đưa ra nhằm thảo luận về biến đổi khí hậu.
Những hành động mới nhất gồm phê duyệt Chương trình mục tiêu ứng phó với biến
đổi khí hậu và tăng trưởng xanh giai đoạn 2016 – 2020; phê duyệt Chương trình
quốc gia về giảm phát thải khí nhà kính thơng qua hạn chế mất và suy thoái rừng;
bảo tồn, nâng cao trữ lượng cacbon và quản lý bền vững tài nguyên rừng tới 2030,...
3.2.

Hợp tác quốc tế về biến đổi khí hậu

Việt Nam phối hợp với cộng đồng quốc tế trong việc ứng phó với biến đổi
khí hậu là một trong bốn mục tiêu của Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu.
Cùng với việc đẩy mạnh hợp tác với các nước phát triển như Nhật Bản, Hàn Quốc,
Pháp, Hà Lan và Mỹ, Việt Nam cũng tích cực phối hợp với Ngân hàng Thế giới,
Ngân hàng Phát triển Châu Á, Liên hợp quốc, và nhiều tổ chức quốc tế khác để đạt
được những mục tiêu đề ra về vấn đề biến đổi khí hậu.


14

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Bằng cách áp dụng các nguyên tắc phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật

biện chứng, chúng ta có thể nhận thấy rằng khi xem xét vấn đề biến đổi khí hậu
dưới nguyên tắc này, vấn đề có thể được xem xét tồn diện, chính xác hơn cũng như
tìm ra những nguyên nhân đúng đắn và biện pháp khắc phục phù hợp hơn.
Có thể nói, biến đổi khí hậu là một vấn đề nan giải của cả Việt Nam và thế
giới. Nó đã đem lại những tổn thất đáng kể cho chúng ta và đặt ra những câu hỏi
khó để giải quyết vấn đề đó, mà nguyên nhân của những điều này một phần lớn là
xuất phát từ chính con người chúng ta. Con người tác động tiêu cực đến môi trường
tự nhiên và ngược lại, môi trường tự nhiên cũng mang lại những ảnh hưởng tiêu
cực, nặng nề đến đời sống xã hội của con người. Nhưng may mắn thay, hiện nay
chúng ta đã nhận thức được những điều này. Chúng ta đã và đang áp dụng những
biện pháp khắc phục để làm giảm biến đổi khí hậu cũng như những hậu quả mà
chúng đã gánh chịu và nó có hiệu quả. Qua vấn đề này, chúng ta có thể thấy được
tầm quan trọng của môi trường tự nhiên đối với đời sống xã của con người là rất
lớn. Vì thế, bảo vệ mơi trường tự nhiên cũng chính là bảo vệ cuộc sống của chúng ta
sau này.


15

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ giáo dục và Đào tạo (2021), Giáo trình Triết học Mác – Lênin, Nxb
Chính trị quốc gia sự thật Hà Nội.
2. Biến đổi khí hậu, Wikipedia, 26/01/2022.
3. Biến đổi khí Hậu, OpenDevelopment Vietnam, />26/01/2022.
4. Biến đổi khí hậu là gì? Các ngun nhân gây biến đổi khí hậu, Thanh
Bình, 26/01/2022.
5. Dân số Việt Nam, Danso, 26/01/2022.
6. Nguyễn Hạnh (08/06/2021), Biến đổi khí hậu làm suy giảm nền kinh tế
gấp 2 lần so với COVID – 19, Lao động, />26/01/2022.
7. Vũ Phong (Tổng hợp) (04/12/2019), Thế giới thập kỷ qua: Nóng nhất lịch

sử, khí CO2 cao kỷ luật, Báo điện tử chính phủ, />26/01/2022.
8. Trường Sơn (01/11/2021), Việt Nam nổ lực cùng thế giới chống biến đổi
khí hậu, Nhân dân, 26/01/2022.
9. Phân tích tình trạng phát thải khí nhà kính tại Việt Nam, Tạp chí Cơng
thương, , 26/01/2022.
10. Th.S Mai Văn Tâm, Nhận thức về khái niệm “biến đổi khí hậu” và “ứng
phó với biến đổi khí hậu”, Ủy ban nhân dân tỉnh Hải Dương – Sở Tài
nguyên và Môi trường, , 26/01/2022.
11. Thực trạng chặt phá rừng ở Việt Nam và biện pháp phòng ngừa, Social
Forestry, 26/01/2022.
12. VH (Tổng hợp), 16/10/2010, Biến đổi khí hậu và tác động của biến đổi
khí hậu, Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam, ,
26/01/2022.



×