Tải bản đầy đủ (.doc) (30 trang)

giải pháp nhằm đẩy mạnh mức hưởng thụ của người tiêu dùng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (262.84 KB, 30 trang )


Mục lục
Lời mở đầu
Phần nội dung
Chương I : Tổng quan về những vấn đề lý luận của đề tài nghiên cứu
1. Khái quát về nền kinh tế thị trường
2. Đặc trưng của nền kinh tế thị trường
3. Hệ thống thị trường
4.Thương mại và những đặc trưng của thương mại
a. Định nghĩa
b, Chức năng
c, Nội dung
d. Vai trò
Chương II : Phương pháp giải quyết các vấn đề thương mại của
kinh tế thị trường
1. Kinh doanh cái gì ?
2. Kinh doanh bằng cách nào ?
3. Bán cho ai ?
Chương III : Thực trạng kinh tế thị trường ở Việt Nam & thế giới
A, Kinh tế Việt Nam
1. Đặc trưng của thương mại trong nền kinh tế thị trường nước ta
2, Tình hình thương mại dịch vụ trong nước những năm gần đây
3, Hội nhập kinh tế quốc tế - Cơ hội & thách thức đối với thương mại dịch vụ
Việt Nam
B, Kinh tế thị trường thế giới
Chương IV : Giải pháp nhằm đẩy mạnh mức hưởng thụ của người
tiêu dùng
Kết luận
Phụ lục
Tài liệu tham khảo


1

Lời mở đầu


Việt Nam vừa mới bước vào tổ chức kinh tế thế giới WTO trong hơn một năm
nhưng đã bộ lộ bản chất của nền kinh tế trong môi trường hội nhập kinh tế quốc
tế. Hoà vào công cuộc hội nhập của đất nước, với tư cách là người sinh viên
thương mại em mong muốn mình được trang bị những kiến thức cơ bản về kinh tế
thị trường và Thương mại trong nền kinh tế thị trường, kinh tế thị trường giải
quyết các vấn đề kinh doanh thương mại như thế nào để sau này có thể vững bước
trên con đường làm nhà quản lý kinh tế, cũng như tránh được những sai lầm đáng
tiếc.
Bài đề án này bao gồm ba phần chính: Phần 1 nêu tổng quan về đề tài, những
khái niệm cần tham khảo trong nội dung của đề tài. Phầm 2 nêu các phương pháp
giải quyết các vấn đề kinh doanh thương mại của nền kinh tế thị trường, trọng tâm
là các biện pháp nhằm giải quyết các vấn đề mà một doanh nghiệp kinh doanh
thương mại quan tâm. Phần3 nêu tóm tắt thực trạng nền thương mại thế giới và
Việt Nam trong những năm gần đây, tuy nhiên cũng chỉ xem xét trên khía cạnh
thương mại quốc tế mà không trình bày những luận điểm về các lĩnh vực khác do
giới hạn nội dung của đề tài. Phần 4 là phần quan trọng, đưa ra các kiến nghị,
giải pháp cho việc phát triển thương mại nói chung và thúc đẩy việc tăng mức
hưởng thụ của người tiêu dùng.
Bài đề tài này được thực hiện trên phương pháp thu thập và xử lý thông tin có
kèm theo phân tích, nhận xét, chú thích.
Trong bài có sử dụng tư liệu từ nhiều nguồn khác nhau trên các ấn phẩm
chuyên ngành thương mại cũng như các ấn phẩm kinh tế của nhìều tác giả, của
nhiều nhà xuất bản khác nhau, qua đó cho thấy cái nhìn từ nhiều góc độ nhằm
phục vụ cho đề tài nghiên cứu thêm phần phong phú.
Do trình độ còn quá nhiều hạn chế, giới hạn của đề tài và thời gian nghiên cứu

không cho phép nên không tránh khỏi những sai lầm, thiếu sót đáng tiếc. Em rất
mong thầy giáo cho nhận xét để em tiếp tục nghiên cứu và hoàn thiện kiến thức.

2

Chương I : Tổng quan về những vấn đề lý luận của đề tài nghiên
cứu

1. Khái quát về nền kinh tế thị trường
Các trào lưu Tân cổ điển và Tân tự do hiên đại đã tạo ra các nền kinh tế tựu
trung theo 4 kiểu mẫu:
- Nền kinh tế tư nhiên
- Nền kinh tế kế hoạch tập trung
- Nền kinh tế hàng hoá
- Nền kinh tế thị trường
- Cuối cùng ngày nay người ta đang chuyển sang nền kinh tế tri thức nhưng nền
kinh tế này không có mô hình, không có học thuyết mà chỉ khái quát trên nền tảng
công nghệ học tiên tiến - tri thức là tư liệu sản xuất.
Kinh tế thị trường là một bước phát triển trong quá trình phát triển của nền kinh
tế thế giới. Kinh tế thị trường là sự phát triển biến đổi về chất so với nền kinh tế tự
nhiên trên cơ sở phân công lao động và xã hội đã phát triển.
Nền kinh tế được coi như là một hệ thống các quan hệ kinh tế. Nền kinh tế thị
trường là nền kinh tế có đặc điểm: các quan hệ kinh tế giữa các chủ thể đều được
tiền tệ hoá và mọi hoạt động mua bán hàng hoá dịch vụ đều theo giá cả thị trường.
Kinh tế thị trường là cách tổ chức nền kinh tế - xã hội, trong đó các quan hệ kinh
tế của các cá nhân, doanh nghiệp đều biểu hiện qua mua bán hàng hoá dịch vụ trên
thị trường và thái độ cư xử củ mọi thành viên, chủ thể kinh tế là hướng vào việc
tìm kiếm lợi ích của chính mình theo sự dẫn dắt của giá cả thị trường.
Kinh tế thị trường là hình thức phát triển cao của kinh tế hàng hoá, khi tất cả
các quan hệ kinh tế trong quá trình tái sản xuất xã hội đều được tiền tệ hoá, các yếu

tố của sản xuất như đất đai và tài nguyên, vốn tiền và vốn vật chất, sức lao động,
công nghệ & quản lý, các sản phẩm dịch vụ tạo ra, chất xám đều là đối tượng mua
bán, là hàng hoá.

2. Đặc trưng của nền kinh tế thị trường
Kinh tế thị trường là một thành tựu đặc biệt của xã hội loài người, nó có những
đặc tính tích cực, tiến bộ hơn hẳn các nền kinh tế trước nó, có những đặc trưng sau:
* Tích cực
- Có một khối lượng hàng hoá, dịch vụ dồi dào, phong phú mà nền kinh tế tự
nhiên, chỉ huy chưa bao giờ đạt được.
- Mọi hoạt động mua bán đều theo giá cả thị trường.
- Tiền tệ hoá các mối quan hệ kinh tế.
- Sản xuất và bán hàng hoá theo nhu cầu của thị trường.

3

- Kinh tế thị trường là nền kinh tế mở.
- Cạnh tranh là môi trường kinh tế thị trường, đây là cơ sở của đổi mới công nghệ
sản xuất, trình đôj quản lý sản xuất kinh doanh, giảm chi phi, nâng cao chất lượng
hàng hoá, dịch vụ.
- Quyền tự chủ, tự do của các doanh nghiệp cao.
* Tiêu cực
Kinh tế thị trường là một hệ thống tự điều chỉnh nền kinh tế, đảm bảo có năng suất
chất lượng và hiệu quả cao, dư thừa và phong phú hàng hoá, dịch vụ được mở rộng
và coi như hàng hoá thị trường; năng động, luôn đổi mới mặt hàng, công nghệ và
thị trường. Song kinh tế thị trường cũng không tránh khỏi việc có những khuyết
điểm, hạn chế.
- Do tính tự phát vốn có, kinh tế thị trường có thể dẫn đến không chỉ tiến bộ mà cả
suy thoái, khủng hoảng, xung đột xã hội.
- Do các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế và cả Chính phủ các quốc gia quá quan

tâm tới tốc độ tăng trưởng kinh tế, tăng trưởng bằng mọi cách nên đã gây ra sự
khai thác cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên, sản xuất gây ô nhiễm môi trường, gây
ảnh hưởng tới chính sức khoẻ của con người và sự cân bằng sinh thái.
- Do các doanh nghiệp được trao quyền tự chủ cùng với áp lực tăng trưởng và chịy
theo lợi nhuận, các doanh nghiệp dễ đi vào con đường phạm pháp: trốn thuế, buôn
lậu, làm hàng giả, hàng kém chất lượng,
- Các quốc gia, các giai cấp thành phầm được hưởng lợi trực tiếp từ nền kinh tế thị
trường hoặc nắm bắt được cơ hội vươn lên làm giảu, trong khi đó một bộ phận còn
lại lại không nắm được cơ hội thì trỏ nên bần cùng; điều này gây bất bình đẳng là
nguyên nhân của bất ổn chính trị, xung đột xã hội,

3. Hệ thống thị trường
Hệ thống thị trường là một tập hợp các nội dung, thành phần, các yếu tố cấu
thành, ảnh hưởng, chi phối hoạt động của thị trường. Theo quan niệm hiện đại, hệ
thống thị trường bao gồm:
- Các quy luật vận động của thị trường, các quy luật chung như quy luật quan hệ
sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, quy luật giá trị, ,
các quy luật riêng của nền kinh tế như: quy luật cung cầu,
- Hệ thống chính sách quản lý của Nhà nước về kinh tế, quản lý thị trường.
- Môi trường sản xuất kinh doanh
- Hệ thống cấu thành nền kinh tế các loại hình kinh tế, các quan hệ sở hữu tư liệu
sản xuất,
- Các thành phần kinh tế: các chủ thể kinh tế, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, hợp tác
xã, đại lý, cửa hàng phân phối,

4

- Hệ thống sản xuất: bao gồm các doanh nghiệp, đơn vị hoạt động trong lĩnh vực
sản xuất hàng hoá vật chất cho xã hội, cung cấp nguyên nhiên vật liệu, bán thành
phẩm, thành phẩm, hàng hoá.

- Hệ thống phân phối: bao gồm hệ thống các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh
vực phân phối sản phẩm từ nhà sản xuất tới các tổ chức và người tiêu dùng. Hệ
thống này cấu thành từ các đại lý, cửa hàng uỷ nhiệm, nhà phân phối, nhà bán
buôn, nhà bán lẻ, các cửa hàng bán lẻ, cửa hàng bách hoá, siêu thị, chợ cùng các
tổ chức đơn vị có liên quan và các công cụ hỗ trợ cho việc lưu thông hàng hoá.
- Cuối cùng không thể không nhắc tới người tiêu dùng, chủ thể quan trọng bậc nhất
trong nền kinh tế thị trường, là chủ thể quyết định quy mô, kế hoạch sản xuất kinh
doanh, quy định sản phẩm, lĩnh vực kinh doanh, trực tiếp vận hành quá trình sản
xuất xã hội, là người nuôi sống các doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực
trong nền kinh tế. Người tiêu dùng có thể là cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp, Chính
phủ; người sản xuất cũng đồng thời là người tiêu thụ, bởi lẽ nguyên liệu sản xuất
của họ là sản phẩm của một công đoạn, một quá trình sản xuất khác.
* Đường giới hạn khả năng sản xuất

5

Đường giới hạn khả năng sản xuất AB

A
B
t
C
D
b
b’
E
6

- TH1: Khi không có thương mại: đường AB biến thành đường tiêu dùng có hình
như đường kẻ chấm

- TH2: Có thương mại: thành đường tt
Điểm C nằm bên trong giới hạn khả năng sản xuất, lúc này nền kinh tế có thừa khả
năng sản xuất theo yêu cầu tại điểm C. Nền kinh tế không phát huy hết khả năng
tiềm ẩn của nó gây lãng phí nguồn lực.
Điểm D nằm trên đường giới hạn khả năng sản xuất, lúc này nền kinh tế phát huy
vừa đủ điều kiện theo yêu cầu sản xuất tại điểm D. Nền kinh tế tận dụng được hết
những nguồn lực vốn có của nó.
Điểm E nằm ngoài vùng giới hạn khả năng sản xuất của nền kinh tế, lúc này nếu
nền kinh tế huy động hết các nguồn lực của nó để chỉ sản xuất thì không đạt được
yêu cầu. Theo đó, phải tìm ra biện pháp cung cấp từ bên ngoài, hay hoạt động
thương mại có thể bù đắp cho sự thiếu hụt đó. Tại điểm C, có nhiều hàng hoá được
lưu thông, nền kinh tế thu được kết quả sản xuất kinh doanh vượt trội hơn tiềm lực
vốn có của nó, hay có nhiều hàng hoá được lưu thông.
Phát triển thương mại đồng nghĩa với có nhiều hàng hoá hơn lưu thông trên thị
trường, nhờ đó sức tiêu dùng được thoả mãn, như vậy việc phát triển thương mại là
nâng cao mức hưởng thụ của ngưởi tiêu dùng.
* Sự vận động của thị trường
Nền kinh tế thị trường cũng là một hình thái kinh tế tồn tại trong lịch sử xã hội
loài người, nên nó cũng có một số đặc trưng của một nền kinh tế, đó là nó cũng tồn
tại và hoạt động dựa trên những tiền đề và nguyên lý, quy luật nhất định, bên cạnh
đó cũng có những quy luật riêng có của nó.
Con người có rất nhiều nhu cầu, song mỗi người chỉ có thể sản xuất cung ứng
cho mình một hoặc một số nhu cầu nào đó, gây ra hiện tượng không được thoả
mãn, nhưng con người luôn có mong muốn được thoả mãn nhu cầu một cách tối
đa, dẫn đến hoạt động trao đổi hàng hoá giữa những người sản xuất để thoả mãn
nhu cầu cá nhân. Lại xuất hiện một vấn đề là trao đổi những hàng hoá khác nhau,
nên không có tiêu chuẩn để so sánh một thứ này lấy một thứ khác là có công bằng
hay không, phương tiện giá trị đã được dùng để đo lường hàng hoá dịch vụ. Kinh
tế hàng hoá phát triển từ nền kinh tế tự cung tự cấp. Khi tiền tệ_ một phương tiện
trao đổi xuất hiện và đã chứng tỏ được ưu thế thì nó đã được phổ biến trong hoạt

động trao đôi. Khi các quan hệ kinh tế được tiền tệ hoá, tức là mọi hoạt động mua
bán, trao đổi đều thông qua thị trường và được quyết định bởi giá cả thị trường, thì
nền kinh tế thị trường hình thành.
Sự vận động của thị trường cũng tuân theo các quy luật của thị trường; quy luật
giá cả thị trường, quy luật giá trị, quy luật cung cầu Các nhà sản xuất cung ứng ra
thị trường giá trị sử dụng và thu về giá thị, từ đó hình thành quá trình sản xuất xã

7

hội và hình thành dòng lưu chuyển hàng hoá, dịch vụ và dòng lưu chuyển tiền tệ
trong nội bộ nền kinh tế. Những nền kinh tế thị trường là nền kinh tế mở nên dòng
lưu chuyển này không ngừng xâm nhập vào các lĩnh vực của nền kinh tế, thậm chí
xâm nhập vào nền kinh tế khác của các quốc gia khác, gắn kết các thị trường lại
thành một thị trường toàn cầu.
Thị trường vận động qua quá trình sản xuất, phân phối và tiêu dùng sản phẩm
dịch vụ, thị trương gắn kết các hoạt động, các quá trình sản xuất và tiêu dùng lại
với nhau tạo thành một chuỗi hoạt động khớp với nhau, đảm bảo nền kinh tế vận
hành hiệu quả, liên tục và không bị gián đoạn.
4.Thương mại và những đặc trưng của thương mại

a. Định nghĩa
Thương mại theo Tiếng Anh là “Trade” có nghĩa là kinh doanh, vừa có nghĩa là
trao đổi hàng hoá dịch vụ, hoặc là “busimess”, “commerce” nghĩa là sự buôn bán,
mậu dịch hàng hoá. Tiếng Latinh, thương mại là “Commercium” vừa có nghĩa là
mua bán hàng hoá vừa có nghĩa là hoạt động kinh doanh. Như vậy thương mại cần
được hiểu theo cả nghĩa rộng và nghĩa hẹp:
Theo nghĩa rộng: Thương mại là toàn bộ các hoạt động kinh doanh trên thị
trường. Thương mại đồng nghĩa với kinh doanh được hiểu như là các hoạt
động kinh tế nhằm mục tiêu sinh lợi của các chủ thể kinh doanh trên thị trường.
Theo pháp lệnh Trọng tài thương mại ngày 25/05/2003 thì hoạt động thương mại

là việc thực hiện một hay nhiều hành vi thương mại của cá nhân, tổ chức kinh
doanh bao gồm mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ; phân phối, đại diện, đại
lý thương mại; ký gửi; thuê, cho thuê, thuê mua; xây dựng; tư vấn; kỹ thuật;li-
xăng; đầu tư; tài chính, ngân hàng; bảo hiểm; thăm dò khai thác; vận chuyển
hàng hoá, hành khách bằng đường hàng không, đường biển, đường sắt, đường
bộ và các hành vi thương mại khác theo quy định của pháp luật.
Theo nghĩa hẹp, thương mại là quá trình mua bán hàng hoá dịch vụ trên thị trường,
là lĩnh vực phân phối và lưu thông hàng hoá. Theo luật thương mại 1998 thì các
hành vi thương mại bao gồm ; mua bán hàng hoá; đại diện cho thương nhân; môi
giới thương mại; uỷ thác mua bán hàng hoá; đại lý mua bán hàng hoá; gia công
thương mại; đấu giá hàng hoá; đấu thầu hàng hoá; dịch vụ giám định hàng hoá;
khuyến mại; quảng cáo thương mại; trưng bày giới thiệu hàng hoá và hội chợ triển
lãm thương mại.
b. Chức năng

8

Chức năng của thương mại là một phạm trù khách quan được hình thành trên cơ sở
phát triển lực lượng sản xuất và trình độ phân công lao động xã hội. Ở nước ta,
thương mại có những chức năng cơ bản sau:
Thứ nhất: Tổ chức quá trình lưu thông hàng hoá, dịch vụ trong nước và với nước
ngoài. Đây là chức năng xã hội của thương mại. Với chức năng này, thương mại
phải nghiên cứu và nắm vững nhu cầu thị trường hàng hoá, dịch vụ ; huy động và
sử dụng hợp lý các nguồn hàng nhằm thoả mãn tốt mọi nhu cầu của xã hội, thiết
lập hợp lý các mối quan hệ kinh tế trong nền kinh tế quốc dân và thực hiện hiệu
quả các hoạt động dịch vụ trong quá trình kinh doanh. Để thực hiện chức năng này,
ngành thương mại có đội ngũ lao động chuyên nghiệp, có một hệ thống quản lý
kinh doanh và có tài sản cố định và tài sản lưu động riêng.
Thứ hai: Thông qua quá trình lưu thông hàng hoá, thương mại thực hiện chức năng
tiếp tục quá trình sản xuất trong khâu lưu thông. Thực hiện chức năng này, thương

mại phải tổ chức công tác vận chuyển hàng hoá, tiếp nhận, phân loại, và ghép đồng
bộ hàng hoá,v.v…
Thứ ba: Thông qua hoạt động trao đổi, mua bán hàng hoá trong và ngoài nước
cũng như thực hiện các dịch vụ, thương mại làm chức năng gắn sản xuất với thị
trường và gắn nền kinh tế nước ta với nền kinh tế thế giới, thực hiện chính sách mở
cửa nền kinh tế.
Thứ tư: Chức năng thực hiện giá trị hàng hoá, dịch vụ, qua đó thương mại đáp ứng
tốt mọi nhu cầu của sản xuất và đời sống, nâng cao mức hưởng thụ của người tiêu
dùng. Chuyển hoá hình thái giá trị của hàng hoá là chức năng quan trọng của
thương mại, thực hiện chức năng này, thương mại tích cực phục vụ và thúc đẩy sản
xuất phát triển, đảm bảo lưu thông thông suốt, là thực hiện mục tiêu của quá trình
kinh doanh thương mại, dịc vụ.
c. Nội dung
Thương mại là một quá trình kinh tế phức tạp nhưng thường có những nội dung
chủ yếu sau đây:
Thứ nhất: Là quá trình điều tra, nghiên cứu và xác định nhu cầu thị trường về
các loại hàng hoá, dịch vụ. Đây là khâu công việc đầu tiên trong quá trình hoạt
động kinh doanh thương mại, dịch vụ trả lời câu hỏi: Cần kinh doanh hàng hoá,
dịch vụ gì? chất lượng ra sao? số lượng bao nhiêu? Mua bán lúc nào? Bán ở đâu?
Thứ hai: Là quá trình huy động và sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên để
thoả mãn các nhu cầu của xã hội. Trong điều kiện cạnh tranh và hàng hoá kinh tế,
việc tạo nguồn để đáp ứng các nhu cầu và nâng cao được năng lực cạnh tranh là
khâu công việc hết sức quan trọng.

9

Thứ ba: Là quá trình tổ chức các mối quan hệ kinh tế thương mại, ở khâu công
tác này, giải quyết các vấn đề về kinh tế, tổ chức và luật pháp phát sinh giữa các
doanh nghiệp trong quá trình mua bán hàng hoá.
Thứ tư: Là quá trình tổ chức hợp lý các kênh phân phối và tổ chức chuyển giao

hàng hoá dịch vụ. Đây là quá trình liên quan tới việc điều hành và vận chuyển hàng
hoá, dịch vụ từ nơi sản xuất tới người sử dụng với những điều kiện hiệu quả tối đa.
Quá trình này giải quyết các vấn đề : thay đổi quyền sở hữu tài sản, di chuyển hàng
hoá qua các khâu vận chuyển, dự trữ, bảo quản, đóng gói, bốc dỡ, cung cấp thông
tin thị trường cho nhà sản xuất.
Thứ năm: Là quá trình quản lý hàng hoá ở các doanh nghiệp và xúc tiến mua
bán hàng hoá. Đối với các doanh nghiệp thương mại, đây là nội dung công tác
quan trọng kết thúc quá trình kinh doanh hàng hoá.
d. Vai trò
Thương mại là một ngành kinh tế quan trọng trong nền kinh tế quốc dân của
mọi nền kinh tế trên thế giới nói chung cũng như nước ta nói riêng. Xác định rõ vai
trò của thương mại cho phép tác động đúng hướng và tạo được nhữn điều kiện
thuận lợi cho thương mại phát triển. Vai trò của thương mại một mặt được thể hiện
trong quá trình thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của nó, mặt khác nó còn được
thể hiện ở các khía cạnh sau:
Thứ nhất: Thương mại là điều kiện để thúc đẩy sản xuất hàng hoá phát triển.
Thông qua hoạt động thương mại trên thị trường, các chủ thể kinh doanh mua bán
được các hàng hoá, dịch vụ; điều đó đảm bảo cho quá trình tái sản xuất được tiến
hành bình thường, lưu thông hàng hoá, dịch vụ thông suốt. Do đó, không có hoạt
động thương mại phát triển thì sản xuất hàng hoá không phát triển được.
Thứ hai: Thông qua việc mua bán hàng hoá dịch vụ trên thị trường, thương
mại có vai trò quan trọng trong việc mở rộng khả năng tiêu dùng, nâng cao mức
hưởng thụ của các cá nhân và doanh nghiệp, góp phần thúc đầy sản xuất và mở
rộng phân công lao động xã hội, thực hiện cách mạng khoa học công nghệ trong
các ngành của nền kinh tế quốc dân.
Thứ ba: Trong xu thế quốc tế hoá đời sống kinh tế diễn ra mạnh mẽ, thị trường
trong nước có mối liên hệ chặt chẽ với thị trường ngoài nước thông qua hoạt động
ngoại thương. Sự phát triển mạnh mẽ của ngoại thương sẽ đảm bảo mở rộng thị
trường các yếu tố đầu vào, đầu ra của thị trường trong nước và đảm bảo sự cân
bằng giữa hai thị trường đó. Vì vậy, thương mại có vai trò là cầu nối gắn kết kinh

tế trong nước với nền kinh tế thế giới, thực hiện chính sách mở cửa.
Thứ tư: Khi nói đến thương mại là nói đến sự cạnh tranh giữa các chủ thể kinh
doanh trên thị trường trong mau bán hàng hoá, dịch vụ. Quan hệ giữa các chủ thể
kinh doanh là quan hệ bình đẳng, thuận mua vừa bán, nói cách khác là các quan hệ

10

đó được tiền tệ hoá. Vì vậy, trong hoạt động thương mại đòi hỏi các doanh nghiệp
tính năng động sáng tạo trong sản xuất kinh doanh, thúc đẩy cải tiến, phát huy sáng
kiến để nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng hoá dịch vụ trên thị trường. Điều
đó góp phần thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển nhanh chóng, giúp các doanh
nghiệp tồn tại và phát triển trong môi trường cạnh tranh gay gắt hiện nay.
Với ý nghĩa quan trọng như vậy của thương mại, để phát triển thương mại nước
ta cần chú trọng và đẩy mạnh phát triển cả ngoại thương và nội thương, đảm bảo
hàng hoá lưu thông thông suót, nâng cao năng lực và chất lượng hoạt động thương
mại để mở rộng thị trường trong nước và hội nhập có hiệu quả.

11

Chương II : Phương pháp giải quyết các vấn đề thương mại của
kinh tế thị trường
Kinh tế thị trường giải quyết câu hỏi :
1. Kinh doanh cái gì ?
Đây là câu hỏi khó khăn với nhiều nhà kinh doanh, nhất là đối với những người
mới bước vào sự nghiệp kinh doanh. Theo quan điểm Marketing hiện đại thì mục
đích cuối cùng của các doanh nghiệp là tìm kiếm lợi nhuận, mà muốn có lợi nhuận
thì mình phải cung cấp một thứ hàng hoá gì đó cho thị trường, được thị trường
chấp nhận, người tiêu dùng sẽ thanh toán cho chúng ta, chúng ta có thu nhập và lợi
nhuận. Trong thời kinh tế thị trường ngày nay thì thị trường là trọng tâm của quá
trình sản xuất kinh doanh, cho nên khi lựa chọn lĩnh vực kinh doanh, chúng ta

không thể nhắm mắt làm liều hoặc cung cấp những bất cứ thứ gì mà ta có sẵn cho
thị trường mà phải nghiên cứu thị trường và tìm xem thị trường cần gì và ta đáp
ứng nhu cầu đó. Đây là nguyên tắc quan trọng hiện nay của các nhà kinh doanh
trong nền kinh tế thị trường là phải thấu hiểu thị trường, bám chắc thị trường, nhạy
cảm với những thay đổi của thị trường, như thế mới tồn tại được trong môi trường
cạnh tranh khốc liệt hiện nay.
Ngoài ra, sau khi xác định được những ngành nghề mà doanh nghiệp có thể
kinh doanh, thì xem xét tới những chỉ tiêu khác nữa đó là thu nhập, chi phí, lỗ,
lãi chúng ta chỉ làm khi thật sự tìm thấy lợi ích trong hoạt động đó theo quy
luật :lợi ích chi phối hành động; không thể làm không công, phải tính tới lợi ích
kinh tế. Kinh tế thị trường chỉ ra cho các doanh nghiệp phải đánh giá các phương
án hành động, các phương án kinh doanh và đưa ra quyết định mà từ đó tối đa
doanh thu, tối thiểu hoá chi phí nhờ đó thu được lợi nhuận tối đa.
2. Kinh doanh bằng cách nào
* Nguồn hàng
Nhiệm vụ cơ bản, chủ yếu nhất của doanh nghiệp thương mại là bảo đảm cung
ứng cho sản xuất và tiêu dùng những hàng hoá cần thiết đủ về số lượng, tốt nhất về
chất lượng, kịp thời gian yêu cầu, thuận lợi cho khách hàng và thường xuyên liên
tục, ổn định ở các nơi cung ứng. Để thực hiện được nhiệm vụ này doanh nghiệp
phải tổ chức tốt công tác tạo nguồn hàng của doanh nghiệp thương mại.
Nguồn hàng của doanh nghiệp thương mại là toàn bộ khối lượng và cơ cấu hàng
hoá thích hợp với nhu cầu của khách hàng đã và có khả năng mua được trong kỳ kế
hoạch.
Nguồn hàng quyết định khối lượng hàng bán ra và tốc độ hàng bán ra, cũng như
tính ổn định và kịp thời của việc cung ứng hàng hoá dịch vụ. Nguồn hàng của

12

doanh nghiệp thương mại đòi hỏi phải nhanh, nhạy, phải có tầm nhìn xa, quan sát
rộng và thấy được xu hướng phát triển nhu cầu của khách hàng. Điểm bắt đầu của

của công tác tạo nguồn hàng là việc nghiên cứu và xác đinh nhu cầu của khách
hàng về khối lượng, cơ cấu mặt hàng, quy cách, cỡ loại, màu sắc, thời gian, địa
điểm mà khách hàng có nhu cầu, phải nắm bắt được khách hàng cần hàng để làm
gì và đồng thời phải chủ động nghiên cứu và tìm hiểu khả năng của các đơn vị sản
xuất trong nước, thị trường nước ngoài để tìm nguồn hàng, để đặt hàng, để ký kết
hợp đồng mua hàng; doanh nghiệp thương mại cũng cần phải có các biện pháp cần
thiết để tạo điều kiện và tổ chức tốt việc đặt hàng, mua hàng, vận chuyển, giao
nhận, phân phối hàng về các điểm cung ứng phì hợp với nhu cầu thực tế của khách
hàng.
Phân theo khối lượng hàng hoá mua được thì nguồn hàng phần thành; nguồn
hàng chính, nguồn hàng phụ, mới và nguồn hàng trôi nổi.hoặc cũng có thể phân
thành nguồn hàng trong nước, nguồn hàng nhập khẩu và nguồn hàng tồn kho. Nên
tìm nhiều nguồn hàng khác nhau để phân tán rủi ro, việc quyết định nguồn hàng
nào là chủ yếu thì phụ thuộc mục đích cũng như đặc thù của từng doanh nghiệp mà
xem xét cho phù hợp.
Nguồn hàng có những tác dụng to lớn: Thứ nhất: nguồn hàng là một điều kiện
quan trọng của hoạt động kinh doanh, nếu không có nguồn hàng thì doanh nghiệp
thương mại không thể tiến hành kinh doanh được. Thứ hai: tạo nguồn và mua hàng
phù hợp với nhu cầu của khách hàng giúp cho hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp thương mại tiến hành thuận lợi, kịp thời, đẩy mạnh được tốc độ lưu chuyển
hàng hoá rút ngắn thời gian lưu thông. Thứ ba: Tạo nguồn và mua hàng tốt còn có
tác dụng lớn giúp cho hoạt động tài chính của doanh nghiệp thương mại thuận lợi.
Thu hồi vốn nhanh, có tiền bù đắp các khoản chi phí kinh doanh, có lợi nhuận để
mở rộng và phát triển kinh doanh, tăng them thu nhập cho người lao động và đóng
góp vào ngân sách Nhà nước.
Những biện pháp thực tế để xác định nguồn hàng:
- Nghiên cứu nhu cầu mặt hàng của khách hàng
- Nghiên cứu thị trường nguồn hàng
- Lựa chọn bạn hàng, thiết lập mối quan hệ truyền thống, trực tiếp, lâu dài với các
bạn hàng tin cậy.

- Thiết lập mối quan hệ kinh tế thương mại bằng hợp đồng kinh tế mua bán hàng
hoá
- Kiểm tra hàng hoá và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hoá.
* Công nghệ kinh doanh
Nền kinh tế thị trường là trình độ phát triển cao của nền kinh tế hàng hoá. Ngoài
quan hệ sản xuất mới tiên tiến hơn, còn có kỹ thuật công nghệ sản xuất kinh doanh
mới, tiên tiến hơn. Công nghệ kinh doanh là tổng hợp việc áp dụng những yếu tố

13

công nghệ, trình độ, kinh nghiệm quản lý, tiến bộ khoa học kỹ thuật vào hoạt động
kinh doanh nhằm tăng năng suất chất lượng, hiệu quả kinh doanh. Công nghệ trong
nền kinh tế thị trường chính là một yếu tố cạnh tranh trực tiếp, công nghệ quyết
định năng suất, chất lượng sản phẩm dịch vụ, tăng tính cạnh tranh so với hàng hoá
của các đối thủ cạnh tranh. Đổi mới công nghệ sản xuất là một yêu cầu cấp bách
trong nền kinh tế thị trường, nhất là trong thời đại khoa học công nghệ phát triển
nhanh như vũ bão, tài sản máy móc kỹ thuật có thời gian khấu hao rất ngắn, hao
mòn hữu hình diễn ra quá nhanh. Kinh tế thị trường yêu cầu đưa các ứng dụng
khoa học phục vụ hoạt động thương mại, từ lưu chuyển hàng hoá tới hoạt động
thông tin liên lạc, thậm chí cả tiến bộ trong lĩnh vực khoa học quản lý vào quản lý
hoạt động kinh doanh.
3. Bán cho ai?
Trong nền kinh tế toàn cầu quá rộng lớn, lượng người tiêu thụ rất lớn, rất nhiều
người muốn tiêu dùng hàng hoá dịch vụ của doanh nghiệp nhưng không phải thế
mà có thể bán cho tất cả những người đó. Đa số họ là những người có nhu cầu
nhưng không có khả năng thanh toán hoặc không muốn thanh toán. Phải nghiên
cứu thị trường và tìm ra những nhóm khách hàng có khả năng thanh toán, có tiền
và chấp nhận thanh toán.

14


Chương III : Thực trạng kinh tế thị trường & thương mại ở Việt
Nam & thế giới
A, Kinh tế Việt Nam
1. Đặc trưng của thương mại trong nền kinh tế thị trường nước ta
Nền kinh tế nước ta có đặc trưng là nền kinh tế hỗn hợp vừa có cơ chế tự điều
chỉnh của thị trường và vừa có cơ chế quản lý, điều tiết của Nhà nước. Trong điều
kiện như vậy, thương mại nước ta có những đặc trưng sau:
- Thương mại hàng hoá dịch vụ phát triển dựa trên cơ sở nền kinh tế nhiều thành
phần ( thương mại nhiều thành phần). Cơ sở khách quan của sự tồn tại nhiều thành
phần đó là do còn nhiều hình thức sở hữu khác nhau về tư liệu sản xuất. Đại hội
Đảng IX đã khẳng định tiếp tục thực hiện nhất quán chính sách kinh tế nhiều thành
phần theo định hướng xã hội chủ nghiax, tạo mọi điều kiện thuận lợi để doanh
nghiệp và công dân đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, tập trung sửa đổi, bổ
xung cơ chế, chính sách, pháp luật, đổi mới công tác chỉ đạo thực hiện để đảm bảo
các thành phẩn kinh tế đều được khuyến khích phát triển lâu dài, hợp tác cạnh
tranh lành mạnh đó là kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế cá thể và tiểu chủ,
kinh tế tư bản tư nhân, kinh tế tư bản nhà nước, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.
Nền kinh tế nhiều thành phần trong sự vận động của cơ chế thị trường ở nước ta là
nguồn lực tổng hợp to lớn để phát triển nền kinh tế đưa thương mại phát triển.
- Thương mại phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa dưới sự quản lý của Nhà
nước. Sự vận động của nền kinh tế, thương mại theo cơ chế thị trường không thể
nào giải quyết hết được những vấn đề do chính cơ chế đó và bản thân hoạt động
thương mại dịch vụ đặt ra. Đó là các vấn đề về quan hệ lợi ích, thương mại với môi
trường, nhu cầu kinh doanh với các nhu cầu xã hội, buôn lậu, gian lận thương
mại Những vấn đề đó trực tiếp hay gián tiếp đều có tác động ngược trở lại và có
ảnh hưởng đến sự phát triển thương mại dịch vụ. Vì vậy sự tác động của Nhà nước
vào các hoạt động thương mại trong nước và với nước ngoài là một tất yếu của sự
phát triển. Sự quản lý của Nhà nước đối với thương mại ở nước ta được thưc hiện
bằng luật pháp và các chính sách, chiến lược, quy hoạch và kế hoạch phát triển

thương mại. Nhà nước sử dụng những công cụ đó để quản lý các hoạt động thương
mại làm cho thương mại phát triển trong trật tự kỷ cương, kinh doanh theo quy tắc
của thị trường.
- Thương mại tự do hay tự do lưu thông hàng hoá dịch vụ theo quy luật kinh tế thị
trường và theo pháp luật. Sản xuất hàng hoá trước hết là sản xuất những giá trị sử
dụng những những giá trị sử dụng này phải trao đổi mới trở thành hàng hoá được.
Bởi vậy, thương mại làm cho sản xuất phù hợp với những biến đổi không ngừng

15

của thị trường trong nước và thế giới, với tiến bộ kỹ thuật thay đổi nhanh chóng,
thông suốt là điều kiện nhất thiết phải có để phát triển thương mại và kinh tế hàng
hoá. Sản xuất bị gò bó, hạn chế thì rút cuộc sản xuất cũng bị kìm hãm.
- Thương mại theo giá cả thị trường. Giá cả thị trường được hình thành trên cơ sở
giá trị thị trường, nó là giá trị trung bình và là giá trị các biệt của những hàng hoá
chiếm phần lớn trên thị trường. Mua bán theo giá cả thị trường tạo cơ ra động lực
để thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển, tạo cơ hội để các doanh ngiệp vươn lên
làm giàu.
- Tất cả các mối quan hệ kinh tế trong lĩnh vực thương mại dịch vụ đều được tiền
tệ hoá và được thiết lập một cách hợp lý theo quy định hướng của Nhà nước, tuân
theo các quy luật của lưu thông hàng hoá của kinh tế thị trường.
2, Tình hình thương mại dịch vụ trong nước những năm gần đây
* Tình hình thương mại dịch vụ những năm gần đây
Thương mại dịch vụ nước ta những năm gần đây đã có những bước phát triển
vượt bậc, điều này thể hiện qua sự gia tăng không ngừng của quy mô thị trương,
khối lượng hàng hoá mua bán, chủng loại hàng hoá và thị trường đang được mỏ
rộng. Điều này thể hiện qua các bảng thống kê sau:
Bảng 2: Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng theo giá
thực tế
Bảng 5: Tổng mức bán lẻ toàn xã hội giai đoạn 1995-2005

* Bán lẻ hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng 8 tháng 2008
Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 8/2008 ước
đạt 81,7 nghìn tỷ đồng, nâng tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu
dùng 8 tháng lên 609,2 nghìn tỷ đồng, tăng 30% so với cùng kỳ năm 2007. Nếu
loại trừ yếu tố tăng giá thì tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu
dùng 8 tháng đầu năm 2008 chỉ tăng 6,4%. Trong tổng mức bán lẻ hàng hoá và
doanh thu dịch vụ tiêu dùng thì kinh doanh thương nghiệp đạt 501,9 nghìn tỷ đồng,
chiếm 83,2%, khách sạn nhà hàng đạt 69,1 nghìn tỷ đồng, chiếm 11,4%, du lịch đạt
8 nghìn tỷ đồng chiếm 1,3%, dịch vụ đạt 30,2 nghìn tỷ đồng chiếm 5%.
Vận chuyển hàng hoá 8 tháng đầu năm ước tính đạt 391 triệu tấn đạt 113,9 tỷ
tấn.km, tăng 11,9% về số tấn và tăng 39,9% về số tấn.km so với cùng kỳ năm
2007. Vận tải hàng hoá của các ngành vận tải đều tăng cả về khối lượng vận
chuyển và khối lượng luân chuyển so với cùng kỳ năm trước, trong đó vận tải
đường bộ đạt 275,9 triệu tấn và 14,3 tỷ tấn.km, tăng 12,5% về khối lượng vận
chuyển và tăng 18,7% về khối lượng luân chuyển, vận tải đường biển đạt 36,2 triệu

16

tấn và 92,9 tỷ tấn.km, tăng 28% và tăng 47%; đường song đạt 72,8 triệu tấn và 3,5
tỷ tấn.km, tăng 3,8% và tăng 4,1%; đường sắt tăng 2,4% và tăng 14,5%.
www.neu.edu.vn
* Lĩnh vực hoạt động, quy mô, mặt hàng
Bảng: Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu khu vực dịch vụ giai đoạn 2001-2005
Đơn vị: Triệu USD. %
Nội dung 2001 2002 2002 2004 2005
KN Tăng KN Tăng KN Tăng KN Tăng KN Tăng
Tổng số 3.317 12,5 3.741 12,8 4.227 13,0 4.887 15,6 5.650 10,5
Tỷ trọng XK/GDP 9,5 10,0 10,5 11,3 12,0
Thương mại dịch vụ nước ngày càng phát triển vói quy mô rộng lớn, điều này
thể hiện qua các chỉ tiêu như là lĩnh vực hoạt động, không chỉ hoạt động trên lĩnh

vực phân phối hàng hoá thông thường qua hệ thống cửa hàng bán lẻ, cửa hàng
bách hoá, hệ thống chợ, mà còn có thêm các loại hình phân phối hiện đại như:
trung tâm thương mại và hệ thống siêu thị. Ngày càng có thêm lực lượng lao động
tham gia vào ngành dịch vụ, thương mại: 5/11 triệu lao động trong lĩnh vực thương
mại và dịch vụ. Sức tăng trưởng mạnh mẽ giúp quy mô ngành trở nên to lớn doanh
thu lớn, đóng góp 25% vào tổng thu ngân sách Nhà nước.
* Cạnh tranh:
- Cạnh tranh nội địa : Lấy ví dụ ngành ngân hàng tài chính, thông tin liên lạc bưu
chính viễn thông, lĩnh vực thuê bao di động, cung cấp mạng Internet.
Hoạt động của ngành bưu chính viễn thông những năm gần đây có mức tăng
trưởng cao và ổn định, được các tổ chức viễn thông thế giới đánh giá là một điểm
sáng. Số thuê bao điện thoại tháng 8/2008 ước tính đạt gần 2,3 triệu thuê bao, đưa
số thuê bao cả 8 tháng 2008 lên 15,3 triệu tăng 14,9% so với 8 tháng 2007. Tính
đến hết tháng 8/2008 đạt 67,1 thuê bao điện thoại. Số thuê bao internet tính phát
triển mới 8 tháng 2008 ước tính đạt 952,8 nghìn nâng tổng số thuê bao internet đến
cuối tháng 8/2008 đạt 6,2 triệu, đưa số người sử dụng lên tới 20,7 triệu, tăng 20,5%
so với cùng kỳ 2007. Trong ngành bưu chính viễn thông là ngành có bước tăng
trưởng vượt bậc, cạnh tranh trong lĩnh vực này cũng vô cùng khắc nghiệt trên lĩnh
vực điện thoại cố định, thuê bao di động, cung cấp dịch vụ internet. Cuộc cạnh
tranh diễn ra trên cả việc tìm kiếm thuê bao mới của các nhà cung cấp : Tổng công
ty viễn thông quân đội Viettel, VNPT với mạng Vinaphone, Mobiphone, mà còn cả
trên việc tạo chất lượng dịch vụ, giá cả phải chăng, dịch vụ mới: Viettel cung cấp

17

dịch vụ G-phone, VNPT cung cấp Homephone điện thoai cố định không dây phát
triển trên nền cơ sở đường truyền thông tin di động,
- Cạnh tranh trên trường quốc tế
Xuất khẩu gạo Việt Nam hiện đứng hàng thứ hai thế giới, sau Thái Lan, sang
nhiều thị trường thế giới, gạo Việt Nam được nhiều đối tác trên thế giới ưa chuộng

mặt hàng này có vị thế cạnh tranh tương đối cao.
Cao su: Nước ta là nước có lượng cao su xuất khẩu tương đối lớn trên thế giới,
nếu tính riêng cao su robusta thì chiếm hàng đầu thế giới.
Hồ tiêu: sản lượng chiếm hơn 60% sản lượng thế giới, có vai trò chi phối giá
bán. Hiện nay Việt Nam được bầu làm chủ hiệp hội các nước xuất khẩu hồ tiêu.
Thủy sản: hiện thủy sản nước ta chiếm lĩnh thị trường nhiều nước, khu vực trên
thế giới: Mỹ , Nhật Bản, EU, Nga, với các sản phẩm như cá tra, cá basa, tôm,
3, Hội nhập kinh tế quốc tế - Cơ hội & thách thức đối với thương mại dịch vụ
Việt Nam
Ngay từ thời kỳ trước đổi mới Việt Nam đã chú trọng tới ngoại thương nhưng do
điều kiện thời kỳ đó nên thương mại chủ yếu với Liên Xô và các nước xã hội chủ
nghĩa Đông Âu. Thương mại lúc đó tương đối đơn điệu nghèo nàn, chủ yếu là quan
hệ tương hỗ trong hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa, quan hệ không cân xứng
nguồn chủ yếu là viện trợ. Nước ta chủ yếu xuất yếu mặt hàng sản phẩm nông
nghiệp, lương thực, thực phẩm, nhập máy móc sản xuất nông nghiệp và phục vụ
công nghiệp hoá nông thôn, hàng tiêu dùng, nguyên nhiên vật liệu,
Sau đổi mới nước ta có chủ trương hội nhập, với chủ trương “Việt Nam muốn
làm bạn với tất cả các nước trên thế giới” trên nguyên tắc bình đẳng, hợp tác cùng
có lợi, không tham dự vào công việc nội bộ của nhau. AFFTA, ASEAN, diễn đàn
kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương,
Cuối năm 2006, đầu năm 2007 Việt Nam chính thức gia nhập tổ chức thương
mại thế giới WTO, từ đây nước ta chính thức bước vào sân chơi kinh tế toàn cầu
với tư thế hoàn toàn bình đẳng với các quốc gia khác trên thế giới. Việt Nam ngày
càng hội nhập sâu, rộng vào nền kinh tế thế giới. Từ đây cũng tạo ra nhiều cơ hội
và thách thức cho nền kinh tế nước ta:
* Cơ hội
- Nền kinh tế nước ta có tận dụng được những thuận lợi, do công cuộc hội nhập
đem lại
- Việt Nam có cơ hội nâng cao mức sống của người dân thông qua thực hiện giao
lưu kinh tế thế giới

- Có cơ hội tiếp cận nguồn vốn từ nước ngoài có chất lượng cao
- Chuyển giao công nghệ, quy trình sản xuất, kinh nghiệm quản lý của các nền
kinh tế phát triển trên thế giới.

18

- Được hưởng các quy chế bình đẳng trên trường quốc tế, hàng hoá Việt Nam có
cơ hội thama nhập sâu vào thị trường nhiều nước, vùng lãnh thổ.
* Thách thức
- Sức cạnh tranh trên thị trương quốc tế quá khốc liệt trong khi các doanh nghiệp
Việt Nam chưa được chuẩn bị sẵn, cũng như chưa có kinh nghiệm cạnh tranh quốc
tế
- Thị trường nội địa mở cửa,các tập đoàn xuyên quốc gia với số vốn khổng lồ có
thế bóp nghẹt hệ thống phân phối nhỏ bé của nước ta.
- Các Cty nước ngoài có tiềm lực sẽ chi phối nền kinh tế nước ta làm ảnh hưởng tới
những chính sách điều tiết kinh tế vĩ mô.
B, Kinh tế thị trường thế giới
Tình hình ngoại thương của một số nước và khu vực kinh tế trên thế giới được
miêu tả tóm tắt qua bảng số liệu sau:
Bảng 3: Xuất nhập khẩu trên thế giới
Những kinh nghiệm của một số doanh nghiệp thành công trên thế giới
Wal-Mart là chuỗi bán lẻ lớn nhất thế giới xây dựng một hệ thống điều hành chuỗi
cung và kho hàng khiến diện mạo công ty thay đổi hoàn toàn. Pete Abell giám đốc
nghiên cứu bán lẻ của Cty tư vấn công nghệ cao AMR tại Boston nói “ Chúng tôi
cho rằng Wal-Mart alf chuỗi cung vĩ đại nhất của mọi thời đại”. Wal-Mart có thể
tạo lợi thế cạnh tranh là mua hàng với số lượng lớn trực tiếp từ nhà sản xuấ, song
các nhà sản xuất khó có thể vận chuyển hàng đến các cửa hàng của hãng nằm rải
rác khắp nơi. Họ thành lập một trung tâm phân phối để tập trung hàng hoá mà tất
cả các nhà sản xuất cùng vận chuyển đến. Từ trung tâm này các xe tải của hãng
vận chuyển tới các cửa hàng của công ty. Để duy trì trung tâm này Cty mất thêm

3% chi phí, nhưng do mua hàng trực tiếp từ nhà sản xuất nên họ tiết kiệm được
5%, rút cuộc thì họ tiết kiệm được 2% chi phí.
Chẳng hạn, sau khi các nhà sản xuất chở hàng tới trung tâm phân phối, Cty phải
chuyển hàng tới từng cửa hàng phân phối, vì vậy Wal-Mart cần có mạng lưới vận
chuyển trên toàn nước Mỹ, họ nhanh chóng nhận ra rằng bằng cách liên lạc băng
vô tuyến với các lái xe, họ có thể nhận hàng khi trở về tại một cửa hàng khác gần
nơi giao hàng. Như vậy tránh được việc chạy trở về không tải. Như thế cũng góp
phần giảm chi phí rất nhiều.

19

Chương IV : Giải pháp nhằm đẩy mạnh mức hưởng thụ của người
tiêu dùng
Những lập luận trên đã chứng minh luận điểm là: việc phát triển thương mại
dịch vụ đồng nghĩa với việc nâng cao mức hưởng thụ của người tiêu dùng. Cho
nên để tìm những biện pháp nhằm nâng cao mức hưởng thụ của người tiêu dùng ta
phải đi tìm những biện pháp nhằm phát triển thương mại dịch vụ. Sau đây là những
biện pháp cơ bản để phát triển thương mại dịch vụ:
- Tiếp tục hoàn thiện hệ thống cơ chế chính sách pháp luật nhằm quản lý có hiệu
quả nền kinh tế vĩ mô, tạo điều kiện hoạt động và hành lang pháp lý cho các doanh
nghiệp trong lĩnh vực thương mại dịch vụ.
- Đơn giản hoá thủ tục hành chính có liên quan đến kinh doanh, thủ tục đất đai, xây
dựng, hải quan, cấp giấp phép xuất nhập khẩu,
Thúc đẩy nhanh quá trình cổ phần hoá các doanh nghiệp Nhà nước trong lĩnh vực
thương mại dịch vụ, tách chức năng quản lý nhà nước với chức năng kinh doanh
thương mạ. Xây dựng môi trường kinh doanh bình đẳng, minh bạch, dễ dự đoán.
- Tiếp tục phát triển thêm hàng hoá, dịch vụ mới.
- Tổ chức nghiên cứu, phân đoạn thị trường, xác định thị trường mục tiêu nhằm tập
trung nguồn lực, sức mạnh, phát huy tối đa hiệu quả đầu tư.
- Tổ chức nghiên cứu, thiết kế, cung cấp những sản phẩm phù hợp với từng đoạn

thị trường, đặc biết chú ý tới thị trường mục tiêu.
- Tăng cường quản lý hệ thống giao thông vận tải, thông tin liên lạc nhằm giảm chi
phí lưu thông.
- Phát triển kênh phân phối, hệ thống đại lý, cửa hàng bán lẻ, tiếp tục hoàn thiện hệ
thống phân phối, đặc biệt chú ý tới loại hình siêu thị ở thành phố và chợ ở nông
thôn.
- Tập trung vào cung ứng hàng hoá, dịch vụ tạo giá trị gia tăng cao
- Chú ý mở rộng thị trường tiêu thụ trong nước, liên kết các tập đoàn thương mại
mạnh có khả năng chẳng những phân phối thành công hàng hoá trên thị trường
Việt Nam mà còn đưa hàng hoá Việt Nam thâm nhập sâu vào thị trường thế giới.
- Nhà nước cần có những cơ chế chính sách thích hợp nhằm khuyến khích phát
triển thương mại, trao đổi hàng hoá ở vùng nông thôn, đặc biệt ở vùng núi cao,
vùng đồng bào dân tộc ít người, vùng sâu, vùng xa và hải đảo.
- Mở rộng việc đầu tư sản xuất hàng hoá phục vụ xuất khẩu, ưu tiên những mặt
hàng truyền thống, thủ công mỹ nghệ và những mặt hàng có những lợi thế cạnh
tranh nhất định như: dệt may, cao su, hồ tiêu, nông lâm thuỷ sản, giày dép,
- Đầu tư có hiệu quả vào cơ sở vật chất kỹ thuật của hoạt động thương mại: xây
dựng trung tâm thương mại, trung tâm logicstics, hệ thống kho, sàn giao dịch hàng
hoá, các siêu thị hiện đại,

20

- Có kế hoạch nhập khẩu những nguyên nhiên vật liệu mà trong nước không đáp
ứng được nhằm phục vụ sản xuất kinh doanh như nguyên liệu phục vụ ngành dệt
may, nguyên liệu thuỷ sản, và máy móc kỹ thuật nguồn nhằm phục vụ công cuộc
công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước, đặc biệt chú ý tới việc chuyển giao công
nghệ sản xuất điện đại, kinh nghiệm quản lý kinh tế từ những nước phát triển.
- Đẩy mạnh tìm kiếm và mở rộng thị trường xuất khẩu mới Châu Phi, Châu Mỹ,
Úc, bên cạnh những thị trường truyền thống như ASEAN, Mỹ, Nhật, Trung
Quốc, theo hướng đa phương hoá.

- Thiết lập các tiêu chuẩn chất lượng nhằm quản lý hàng hoá Việt Nam đạt chất
lượng cao, nâng cao các tiêu chuẩn hàng hoá nhằm đưa những tiêu chuẩn đó tiếp
cận và phù hợp với tiêu chuẩn chung của thế giới: ISO,TQM, JIT,Q_Base,
GMP,HACCP, SA8000,v.v tránh bị áp đặt hạn ngạch, bị phạt về tiêu chuẩn
khôngchuẩn, các hàng rào chất lượng quốc tế nhất là từ Mỹ, EU, Nhật Bản,
- Tích cực tham gia các diễn đàn, tổ chức tế nhằm phối hợp hoạt động, tạo điều
kiện phát triển ngoại thương, tranh thủ sự giúp đỡ của các tổ chức đó, vận động
hành lang, tìm kiếm thị trường, xúc tiến thương mại.
- Tiến hành nghiên cứu nghiêm túc về kinh tế thị trường, toàn cầu hoá, những cơ
hội và thách thức cho nền kinh tế nước ta. Có những chính sách cụ thể nhằm đưa
nước ta tham dự và được hưởng lợi trong chuỗi giá trị gia tăng toàn cầu.
Nghiên cứu mở rộng về phát triển kinh tế và thương mại - dịch vụ: xu hướng
kinh tế toàn cầu và chuỗi giá trị gia tăng toàn cầu.
1, Đôi nét về chuỗi giá trị gia tăng
Một trong những nội dung thực hiện hội nhập kinh tế quốc tế, tự do hoá thương
mại và đầu tư là các vấn đề liên quan đến chuỗi giá trị gia tăng ( từ nội dung, khái
niệm, phân loại, đến giải pháp để tham gia ) của hàng hoá dịch vụ. Việc giải quyết
các nội dung liên quan đến chuỗi giá trị gia tăng không chỉ liên quan đến hoạt động
của doanh nghiệp, doanh nhân mà còn liên quan đến chặt chẽ đến tổ chức quản lý
hoạt động của nền kinh tế quốc dân, đến hiệu quả, tính bền vững trong xây dựng và
phát triển kinh tế.
Chuỗi giá trị gia tăng, một thuật ngữ kinh tế xuất hiện trong điều kiện nhất định
hay nói cách khác, nó phản ánh trình độ phát triển nhất định của nền kinh tế, bởi lẽ:
+ Kinh tế thị trường phát triển đến một trình độ nhất định, nhận thức của con người
về hoạt động kinh tế là một hệ thống, các khâu của quá trình tái sản xuất xã hội
được chuyên môn hoá tạo nên tính hai mặt, đó là vừa độc lập vừa phụ thuộc lẫn
nhau giữa các khâu của quá trình sản xuất, tiêu dùng, là cơ sở khách quan cho sự
hình thành chuỗi giá trị gia tăng.
+ Chỉ đến khi xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế, tự do hoá thương mại và đầu tư
trở thành một xu hướng khách quan, người ta nhận thức và thấy được chuỗi giá trị


21

gia tăng là gì, hay nói cách khác, chuỗi giá trị gia tăng toàn cầu là biểu hiện cụ thể
của hội nhập kinh tế quốc tế của tự do hoá thương mại, đầu tư khu vực và thế giới.
+ Giá trị là một phạm trù gắn với sản xuất hàng hoá. Chỉ khi kinh tế hàng hoá trở
thành kinh tế thị trườn và hình thái kinh tế này phát triển đến một trình độ nhất
định, mới xuất hiện chuỗi giá trị gia tăng, chuỗi giá trị.
+ Chuỗi giá trị gia tăng có thể là của hàng hoá dịch vụ trong một nền kinh tế mà
cũng có thể của toàn cầu, của một sản phẩm, của một ngành kinh tế. Như vậy có
thể hiểu chuỗi giá trị gia tăng là tập hợp giá trị của hàng hoá dịch vụ trong chu kỳ
từ sản xuất, phân phối, lưu thông đến tiêu dùng diễn ra trên phạm vi thế giới.
+ Chuỗi giá trị được hình thành do có sự tham gia tạo ra giá trị của nhiều nền kinh
tế, vùng kinh tế.
+ Chuỗi giá trị gia tăng toàn cầu có phạm vi số lượng hàng hoá, dịch vụ ít hơn
nhiều so với chuỗi giá trị của hàng hoá dịch vụ nói chung.
Hiện nay theo quan niệm của kinh tế hiện đạim người ta chia quá trình sản xuất
sản phẩm dịch vụ gồm các khâu; nghiên cứu triển khai thiết kế, sản xuất (chế tạo,
gia công lắp ráp ), phân phối, tiếp thị ( bán hàng ). Chuỗi giá trị gia tăng cũng có
thể hiểu đó là giá trị gia tăng của các khâu trên cộng lại.
2, Chúng ta đang ở đâu trong chuỗi giá trị gia tăng toàn cầu ?
Thật khó để trả lời một cách chính xác cho câu hỏi này, nhưng ở một mức độ
nào đó, các nhà kinh tế cùng các chuyên gia phân tích kinh tế có những quan điểm
chung về vấn đề này: Nền kinh tế Việt Nam đang còn ở giai đoạn đầu của nền kinh
tế thị trường, bản thân nền kinh tế chưa đạt tới trình độ phát triển cao, và đang học
hỏi kinh nghiệm quản lý của các nền kinh tế thị trường phát triển khảc trên thế
giới. Nền kinh tế nước ta còn đang ở trình độ nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu vói
kỹ thuât canh tác nửa cơ giới, trình độ ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất
chưa cao. Mục tiêu tới năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp
theo hướng hiện đại.

Nền kinh tế nông nghiệp nước ta còn lạc hậu, năng suất cây trồng vật nuôi chưa
cao, chất lượng còn thấp kém. Mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nông nghiêp là gạo,
với vị trí hiện tại là nước xuất khẩu gạo thứ hai thế giới sau Thái Lan, nhưng vẫn
còn nhiều việc phải làm đối vói gạo nước ta. Quảng bá hình ảnh chất lượng chưa
tốt, thương hiệu chưa thực sự tạo được thế cạnh tranh.Chỉ xuất khẩu gạo, mà chưa
chú ý tới chế biến và xuất khẩu các mặt hàng chế biến từ gạo.
Nền công nghiệp còn nhỏ bé, chưa tiếp cận được trình độ sản xuất công nghiệp
kỹ thuật cao của thế giới, máy móc của các nhà máy hiện nay đã quá hạn sử dụng,
là công nghệ của nhiều thập kỷ trước và đã trở nên quá lạc hậu so với sự phát triển
như vũ bão của khoa học công nghệ hiện nay. Dẫn đến không sản xuất được những
mặt hàng có hàm lượng kỹ thuật cao, sản lượng thấp, tiêu hao nguyên nhiên vật
liệu cao, chất lượng hàng hoá thấp, sức cạnh tranh thấp.

22

Trong lĩnh vực thương mại dịch vụ, hoạt động còn tương đối manh mún, hoạt
động chủ yếu chi phối thị trường là các tổng công ty thương mại dịch vụ và các
công ty thành viên trên địa bàn các địa phương. Thương mại bán lẻ tương đối phát
triển, tuy tổ chức mạng lưới chưa được khoa học, và vốn hoạt động còn nhỏ.
Thương mại dịch vụ, nhất là lĩnh vực phân phối nước ta đang đứng trước nguy cơ
lớn khi vào đầu năm 2009 nước ta thực hiện cam kết WTO mở cửa thị trường bán
lẻ cho các công ty nước ngoài vào thị trường Việt Nam, các công ty hoạt động
trong lĩnh vực phân phối nước ta có quy mô quá nhỏ bé so với các tập đoàn phân
phối quốc tế với số vốn hàng trăm tỷ USD.
3, Làm gì để tham gia vào được chuỗi giá trị gia tăng toàn cầu ?
Đối với những nền kinh tế kém phát triển, để tham gia có hiệu quả và thành
công vào chuỗi giá trị toàn cầu, trước hết cần tập trung giải quyết.
Thứ nhất: nhận thức về sự tất yếu khách quan phải tham gia vào chuỗi giá trị
toàn cầu của doanh nghiệp, doanh nhân. Đây là yêu cầu xuất phát từ xu hướng toàn
cầu hoá, hội nhập kinh tế. Các nền kinh tế tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu để

khắc phục sự hạn chế trong trình độ phát triển của mỗi nền kinh tế.
Thứ hai: có nhiều nhận thức không đầy đủ về chuỗi giá trị gia tăng toàn cầu và
sự tham gia vào chuỗi. Cần khẳng định thực chất của tham gia vào chuỗi giá trị là
quá trình thực hiện yêu cầu của tính quy luật trong phân công, chuyên môn hoá lao
động, sản xuất và kinh doanh trên phạm vi thế giới. Đó là thiết lập được mối liên
hệ thường xuyên ổn định giữa doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp nước
ngoài trong quá trình tạo ra toàn bộ giá trị của hàng hoá dịch vụ. Việc tham gia vào
chuỗi giá trị toàn cầu được thể hiện bằng hợp đồng liên doanh, liên kết sản xuất
kinh doanh, có hay không có thời hạn,
Thứ 3: Tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu là quá trình phân bố lại các nguồn
lực của nền kinh tế. Quá trình này diễn ra thường xuyên, liên tục theo sự vận động
của sản xuất kinh doanh. Yêu cầu này đặt ra trước mỗi doanh nghiệp, cũng như bộ
máy tổ chức nền kinh tế quốc dân phải chú ý trong đánh giá kết quả trong thực tiễn
sản xuất kinh doanh và hoạt động dự báo sự biến động của quá trình này, từ đó đề
ra các giải pháp phù hợp để duy trì sự tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu.
Cơ sở tham gia này là dựa trên lợi thế so sánh tương đối, lợi thế này luôn biến
đổi so với sự phát triển của sản xuất kinh doanh, vì thế cần thiết lập một thiết chế
nghiên cứu, ứng dụng lợi thế so sánh, coi đây như một định hướng chiến lược cho
tham gia vào chuỗi giá trị gia tăng toàn cầu.
Vấn đề nữa cần giải quyết đó là các nội dung liên quan đến chính sách thương
mại, cần hoàn thiện chính sách thương mại có liên quan.

23

Kết luận
Đề án trên đã làm rõ những khái niệm căn bản về kinh tế thị trường và thương
mại, cho thấy những nguyên lý hoạt động của kinh tế thị trường cùng hoạt động
thương mại trong nền kinh tế thị trường. Nội dung của đề án đề cập tới những
nguyên tắc thị trường, đặc trưng của nền kinh tế thị trường, thương mại và những
đặc trưng của thương mại dịch vụ, hoạt động thương mại trong nền kinh tế thị

trường, kinh tế thị trường đã giải quyết các vấn đề thương mại như thế nào. Qua đó
cung cấp cho ta những cái nhìn khái quát về kinh tế thị trường và thương mại trong
nền kinh tế thị trường trong môi trường hội nhập kinh tế thế giới hiện nay.
Áp dụng những hiểu biết về nguyên lý và các quy tắc của thị trường vào thực tế
hoạt động thương mại giúp ta tránh được những sai lầm, đồng thời giúp nâng cao
hiệu quả đầu tư, sản xuất kinh doanh thương mại. Doanh nghiệp hoạt động thương
mại trong nền kinh tế thị trường phải chú ý tới những vấn đề trọng tâm của thương
mại về kinh doanh như thế nào? Làm ra sao ? kinh doanh với công nghệ như thế
nào ? Tổ chức bán hàng ra sao ? Hệ thống bán hàng thế nào là hợp lý ? Ngoài ra
doanh nghiệp cũng phải đặc biệt chú ý tới nguồn hàng, công tác tạo nguồn hàng và
đảm bảo nguồn hàng liên tục để hoạt động kinh doanh diễn ra thuận lợi.
Thương mại là ngành kinh tế quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Hoạt động
thương mại có vai trò vô cùng quan trọng giúp gắn kết các hoạt động sản xuất kinh
doanh, và là phần không thể thiếu của nền kinh tế.
Kinh tế thị trường là một nền kinh tế có những ưu điểm hơn hẳn các nền kinh
tế trong lịch sử, nó giải quyết các vấn đề kinh doanh một cách triệt để và có hệ
thống. Qua những vấn đề nghiên cứu đã chỉ ra ở trên thì có thể khẳng định: “Kinh
tế thị trường là thành tựu vĩ đại của nhân loại”

24

Phụ lục

Bảng 1: Kim ngạch xuất nhập khẩu phân theo nước, khối nước và vùng lãnh
thổ chủ yếu sơ bộ 7 tháng 2008
Kim ngạch xuất nhập khẩu phân theo nước, khối nước và vùng lãnh thổ chủ
yếu sơ bộ 7 tháng năm 2008
1000USD

Khối nước, nước

Sơ bộ 7 tháng
Xuất khẩu Nhập khẩu
E
U
6 346 488 3 300 147
Trong đó:
Ai-len 32 609 23 616
Anh 937 104 275 328
Áo 62 845 51 562
Bỉ 629 293 240 752
Bồ Đào Nha 52 207 9 679
Đan Mạch 107 428 91 211
Đức 1 194 595 918 182
Hà Lan 840 343 311 308
Hy Lạp 57 371 24 469
I-ta-li-a 593 856 391 695
Phần Lan 71 020 60 934
Pháp 588 077 434 736
Tây Ban Nha 583 897 101 393
Thụy Điển 133 093 135 830
Ba Lan 134 377 72 842
Ê-xtô-ni-a 5 374 1 606
Hung-ga-ri 42 550 23 942
Lát-vi-a 6 153 5 972
Li-tu-a-ni-a (Lít-va) 15 207 2 973
Man-ta 1 881 67 049
Séc 75 119 17 774
Síp 12 534 11 129
Xlô-va-ki-a 62 548 3 835


25

×