Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

Biện chứng về vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp trong tư tưởng Hồ Chí Minh.DOC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (181.84 KB, 22 trang )

Website: Email : Tel (: 0918.775.368
LỜI MỞ ĐẦU
Chủ tịch Hồ Chí Minh sinh ngày 19/5/1890 trong một gia đình trí thức yêu
nước, nguồn gốc nông dân ở làng Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An,
nơi có truyền thống đấu tranh kiên cường chống ách thống trị nặng nề của thực
dân phong kiến. Hoàn cảnh xã hội và giáo dục gia đình đã ảnh hưởn sâu sắc
đến Hồ Chủ tịch ngay từ thời niên thiếu.
Với tinh thần yêu nước nồng nàn, với sự sáng suốt về chính trị, Người đã
bắt đầu suy nghĩ về những nguyên nhân thành bại của các phong trào yêu nước
hồi bấy giờ và quyết tâm đi tìm con đường đúng đắn để cứu dân, cứu nước.
Cuộc đời của Chủ tịch Hồ Chí Minh là một cuộc đời trong sáng cao đẹp
của mộtngười cộng sản vĩ đại, một anh hùng dân tộc kiệt xuất, một chiến sĩ
quốc tế lỗi lạc, đã đấu tranh không mệt mỏi và hiến dâng cả đời mình vì Tổ
quốc, vì nhân dân, vì lý tưởng cộng sản chủ nghĩa, vì độc lập, tự do của các dân
tộc, vì hòa bình và công lý trên thế giới.
Trong suốt cuộc đời hoạt động của mình Bác đã cống hiến rất nhiều cho
dân tộc Việt Nam, Bác đã để lại cho chúng ta bài học vô cùng có giá trị để đưa
đất nước giành được độc lập, tự do. Với việc nghiên cứu học thuyết Mac-Lenin
nhưng không dập khuôn máy móc mà vận dụng một cách tạo Người đã đưa đất
nước đi theo con đường đúng đắn nhất để giải phóng dân tộc. Một trong những
vấn đề hay nhất, được nhiều nhà nghiên cứu phân tích cũng như được các nhà
chính trị đánh giá cao chính là về: “Mối quan hệ biện chứng giữa giữa vấn đề
dân tộc và vấn đề giai cấp trong tư tưởng Hồ Chí Minh”.
Tư tưởng Hồ Chí Minh là “kết quả sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ
nghĩa Mác- Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta, kế thừa và phát triển các
giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại”
Luận điểm sáng tạo đầu lớn đầu tiên của Bác là luận điểm về chủ nghĩa
thực dân và vấn đề giải phóng dân tộc. Đề cương Về vấn đề dân tộc và thuộc
địa của V.I. Le-nin, viết năm 1920, đã thức tỉnh Nguyễn Ái Quốc, đưa Người
đến với chủ nghĩa Mac- Lenin, vì đây là chủ nghĩa duy nhất quan tâm đến vấn
đề thuộc địa.


Nhưng tư tưởng của Người có những điều gì độc đáo? Mối quan hệ biện
chứng giữa vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp của là gi? Tại sao Người lại
không làm theo tư tưởng của Lenin về vấn đề dân tộc và thuộc địa trong khi
1
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Người luôn coi học thuyết Mac- Lenin là học thuyết dẫn đường, soi sáng và
làm nên tảng cho con đường giải phóng dân tộc.
Chính vì những lý do trên em chọn đề tài: “Biện chứng về vấn đề dân tộc
và vấn đề giai cấp trong tư tưởng Hồ Chí Minh” làm đề tài cho bài tập lớn
bộ môn tư tưởng Hồ Chí Minh. Nội dung chính của bài tập lớn gồm 4 phần
chính như sau:
I. Quá trình hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về quan hệ giai cấp-
dân tộc.
II. Nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề giai cấp
III. Vận dụng và phát triển sáng tạo tư tưởng Hố Chí Minh về mối
quan hệ biện chứng giữa vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp
IV. Mối quan hệ biện chứng giữa vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp
trong tư tưởng Hồ Chí Minh
Trong quá trình nghiên cứu, mặc dù đã cố gắng rất nhiều nhưng do kiến
thức còn hạn chế nên bài làm của em không thể tránh khỏi những thiếu sót. Em
mong nhận được ý kiến đóng góp của thầy giáo. Em xin chân thành cảm ơn.
2
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
PhẦN I. QUÁ TRÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ
QUAN HỆ GIAI CẤP - DÂN TỘC
1.1. Quan hệ giai cấp - dân tộc cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX:
Từ nửa sau của thế kỷ XIX, CNTB đã chuyển thành chủ nghĩa đế quốc.
Chúng đặt ách đô hộ lên giai cấp công nhân và nhân dân lao động các nước
nhược tiểu. Nhiều mâu thuẫn trên thế giới xuất hiện. Cách mạng Nga năm 1917
thắng lợi là thể hiện sự bùng phát của các mâu thuẫn này tại Nga. Cách mạng

Nga mở ra thời đại mới trong lịch sử loài người, thời đại quá độ từ CNTB lên
CNXH, giai cấp công nhân trỏ thành giai cấp trung tâm của thời đại. Bản chất
của QHGC - DT trên thế giới do đó cũng được xác định bởi bản chất của giai
cấp công nhân.
Chịu ảnh hưởng của QHGC - DT trên thế giới, QHGC - DT ở Việt Nam từ
cuối thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX đã thay đổi. Trong 5 giai cấp của xã hội thì
chưa có giai cấp nào đi tiên phong trong phong trào dân tộc, dân chủ xã hội
Việt Nam, dân tộc Việt Nam lúc bấy giờ là một xã hội có kết cấu giai cấp lỏng
lẻo, xộc xệch, rệu rã và mất hết sinh lực. Đó chính là sự khủng hoảng về vai trò
lãnh đạo của một giai cấp đối với xã hội. Tiếp xúc với thực tiễn của QHGC -
DT thời kỳ này, TTHCM về QHGC - DT được hình thành.
1.2. Chủ nghĩa yêu nước Việt Nam truyền thống và chủ nghĩa Mác - Lênin
về quan hệ giai cấp - dân tộc.
Lịch sử Việt Nam cho đến cuối thế kỷ XIX về cơ bản là lịch sử chống
ngoại xâm. Để chống lại sự xâm lược từ bên ngoài, dân tộc Việt Nam đã đoàn
kết đi vào tâm thức của người Việt trở thành chủ nghĩa yêu nước. Chủ nghĩa
này là động lực tinh thần thôi thúc cả dân tộc đứng lên bảo vệ giang sơn tổ
quốc, tạo nên sức sống trường tồn cho dân tộc Việt Nam và ảnh hưởng sâu sắc
đến Hồ Chí Minh. Sau khi gặp chủ nghĩa Mác - Lênin, chủ nghĩa yêu nước của
Hồ Chí Minh lại mang nội dung mới.
Chủ nghĩa Mác - Lênin cho rằng vấn đề dân tộc bao giờ cũng gắn liện với
vấn đề giai cấp, do một giai cấp tiên phong giải quyết. Sự hình thành và phát triển
của dân tộc đều nhằm đáp ứng lợi ích của một gia cấp nhất định. CNMLN kết luận
rằng: trong thời đại ngày nay, dân tộc gắn liền với giai cấp công nhân và để làm
tròn sứ mệnh lịch sử của mình, giai cấp công nhân phải nắm lấy ngọn cờ dân tộc.
3
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
PHẦN II. NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ
QUAN HỆ GIAI CẤP - DÂN TỘC
2.1. Cách mạng là sự nghiệp của toàn dân do giai cấp công nhân lãnh đạo

Chủ nghĩa yêu nước Việt Nam truyền thống và CNMLN về QHGC - DT
có thể nói đã được kết hợp nhuần nhuyễn trong TTHCM, thể hiện thành quan
điểm của Người về QHGC - DT.
Vận dụng sáng toạ CNMLN vào việc phân tích kết cấu xã hội - giai cấp ở
Việt Nam, Hồ Chí Minh đã nhận ra rằng trong các giai cấp của xã hội Việt Nam
thì công nhân nông dân, tiểu tư sản, tư sản dân tộc đều có kẻ thù chung là đế
quốc và phong kiến. Do đó theo Hồ Chí Minh cách mạng phải là sự nghiệp của
toàn dân. Tức là của 4 giai cấp này. Đồng thời khi phủ nhận vai trò lãnh đạo
cách mạng của giai cấp nông dân, tiểu tư sản, tư sản dân tộc thì Hồ Chí Minh
cũng khẳng định vai trò lãnh đạo của giai cấp công nhân đối với cách mạng
Việt Nam. Người cho rằng lãnh đạo được hay không là do đặc tính giai cấp chứ
không phải do số lượng nhiều hay ít của giai cấp đó. Giai cấp công nhân là giai
cấp có nhiều đặc tính tiến bộ và có hệ tư tưởng CNMLN nên giai cấp công
nhân ắt phải là người lãnh đạo cách mạng Việt Nam.
Nhưng Hồ Chí Minh cũng cho rằng, giai cấp công nhân Việt Nam muốn
hoàn thành sứ mệnh lịch sử của mình thì phải lập nên Đảng cộng sản. Đảng là
điều kiện quan trọng hàng đầu để cách mạng giành thắng lợi. Xuất phát từ nhận
thức như thế, Hồ Chí Minh đã nỗ lực chuẩn bị mọi mặt để thành lập Đảng cộng
sản Việt Nam năm 1930.
Đồng thời với việc xác định lực lượng cách mạng là toàn dân, giai cấp
lãnh đạo cách mạng là công nhân, Hồ Chí Minh cũng xác định vai trò, vị trí của
các giai cấp trong cấu trúc của lực lượng cách mạng qua các giai đoạn lịch sử.
Trước khi Đảng ra đời, Người xác định: động lực của cách mạng là công nhân,
nông dân; bầu bạn của cách mạng là tiểu tư sản, tư sản dân tộc. Nhưng qua thử
thách của thời gian, động lực của cách mạng được Hồ Chí Minh xác định là
công nhân, nông dân, tiểu tư sản. Tư sản dân tộc là lực lượng cách mạng.
Người lãnh đạo cách mạng là giai cấp công nhân.
4
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Trên cơ sở xác định vai trò vị trí các giai cấp như thế, Hồ Chí Minh đã kêu

gọi toàn dân đoàn kết, thực hiện nhiệm vụ cách mạng. Có thể nói, những lời
kên gọi vang dậy núi sông của Người đối với toàn thể quốc dân đồng bào là quá
trình thể hiện cụ thể tư tưởng của Người về lực lượng cách mạng. Nhờ đó cách
mạng Việt Nam đã giành thắng lợi to lớn trong giải phóng dân tộc và xây dựng
CNXH.
Như vậy dựa vào CNMLN, kết hợp với chủ nghĩa yêu nước Việt Nam
truyền thống, Hồ Chí Minh đã phân tích cơ cấu xã hội - giai cấp ở Việt Nam,
thấy được vai trò vị trí của các giai cấp này. Trên cơ sở đó Người khẳng định:
cách mạng là sự nghiệp của toàn dân do giai cấp công nhân lãnh đạo. Đó là
luận điểm cơ bản TTHCM về QHGC - DT.
2.2. Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội
- con đường giải quyết triệt để giai cấp và dân tộc. Theo Hồ Chí Minh, ở
Đông dương giải phóng dân tộc, giành độc lập cho dân tộc là điều kiện hàng
đầu để giải quyết giai cấp. Bởi vì Hồ Chí Minh cho rằng, trong các mâu thuẫn
cơ bản của xã hội Việt Nam thì mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc với chủ nghĩa
đế quốc là mâu thuẫn chủ yếu. Mặt khác nếu vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp
là hai yếu tố song sinh thì trong mọi giai đoạn của lịch sử Việt Nam, vấn đề dân
tộc luôn luôn chiếm vị trí nổi bật. Chính vì vậy Hồ Chí Minh cho rằng độc lập
dân tộc là điều kiện hàng đầu để giải phóng giai cấp. Đó là một bộ phận trong
tư tưởng của Người về QHGC - DT.
Nhưng sau khi giành được độc lập thì dân tộc sẽ thực hiện quyền tự quyết
theo con đường nào? TBCN hay XHCN? theo Hồ Chí Minh ĐLDT gắn liền với
CNXH thì mới giải quyết triệt để giai cấp và dân tộc. Người viết: "Làm tư sản
dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản". Chiến
lược này vừa đáp ứng được nguyện vọng trước mắt, vừa đáp ứng được nguyện
vọng mục tiêu lâu dài của nhân dân nên đã lôi cuốn được đông đảo nhân dân đi
theo, tạo ra lực lượng vô cùng to lớn cho cách mạng. KHi đó quyền lãnh đạo
của giai cấp công nhân được khẳng định và củng cố vững chắc. Tức là toàn dân
được giải phóng đến đâu thì giai cấp công nhân được giải phóng đến đó. QHGC
- DT sẽ luôn luôn hài hoà, xoắn xít bên nhau. Có thể nói rằng tính chất và giá

trị của nền độc lập của Việt Nam sau cách mạng Tháng tám năm 1945 đã được
thay đổi nhiều. Dân tộc được giải phóng đến đâu thì giai cấp sẽ được giải
5
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
phóng theo nấc thang tương ứng đến đó. QHGC - DT theo đó cũng được giải
quyết tốt hơn của giai đoạn sau so với giai đoạn trước. Như thế theo Hồ Chí
Mính, ĐLDT gắn liền với CNXH là con đường giải quyết triệt để QHGC - DT.
Nếu ĐLDT gắn liền với CNXH là con đường giải quyết triệt để QHGC -
DT thì ngược lại, Hồ Chí Minh cũng cho rằng: CNXH là điều kiện bảo đảm độc
lập thực sự, hoàn toàn. Đó là một nền độc lập về mọi mặt và nhân dân có quyền
tự quyết. Người viết: "chỉ có CNXH, chủ nghĩa cộng sản mới giải phóng được
các dân tộc bị áp bức và những người lao động trên toàn thế giới khỏi ách nô
lệ". Bởi vì Hồ Chí Minh cho rằng học thuyết CNXH rất phù hợp với văn hoá và
các giá trị truyền thống của Việt Nam, rất dễ cắm sâu vào xã hội Việt Nam,
giúp Việt Nam giành được độc lập hoàn toàn, độc lập thực sự. Trên thực tế, sự
du nhập của học thuyết CNXH vào Việt Nam, thông qua Hồ Chí Minh đã giúp
Việt Nam giành được độc lập năm 1945 và giải phóng Miền Bắc năm 1954.
Sau 1954, Nam Việt Nam vẫn chưa được giải phóng. Hồ Chí Minh cho
rằng Miền Bắc phải đi lên CNXH thì mới tạo điều kiện giải phóng Miền Nam,
hoàn thành ĐLDT trên cả nước. Chế độ XHCN ở Miền Bắc là nền tảng cho sự
nghiệp thống nhất này. Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ đã kiểm
chứng quan điểm này của Hồ Chí Minh.
Như vậy vận dụng sáng tạo CNMLN vào điều kiện lịch sử cụ thể Việt
Nam, TTHCM về QHGC - DT đã được xác lập. Nội dung của nó là khẳng định
lực lượng cách mạng là toàn dân; người lãnh đạo cách mạng là giai cấp công
nhân; phương hướng tiến lên của cách mạng là CNXH.
6
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Phần III. Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về quan hệ giai cấp - dân
tộc vào sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam hiện nay

3.1. Thực trạng giải quyết quan hệ giai cấp - dân tộc trong thời kỳ đổi mới
vừa qua và những vấn đề đặt ra
Vấn đề dân tộc và giai cấp trong thời kỳ đổi vừa qua đã được giải quyết
đạt những thành tựu và những hạn chế còn tồn đọng như sau:
Về thành tựu: Đảng đã từng bước hoàn thiện đường lối đổi mới, xác định
những nét chính của mô hình CNXH ở Việt Nam với mục tiêu dân giàu, nước
mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh. Bản chất và linh hồn của những
chủ trương đổi mới trên đây của Đảng ta là nắm vững ngọn cờ ĐLDT và
CNXH, thực hiện lợi ích dân tộc trên quan điểm, lập trường giai cấp công nhân.
Trong thời kỳ 1991 - 2000, đất nước đã ra khỏi khủng hoảng kinh tế xã hội.
Nền kinh tế đất nước chuyển từ cơ chế tập trung bao cấp sang cơ chế thị
trường, định hướng XHCN; Hệ thống chính trị hoàn thiện từng bước; bản sắc
văn hoá dân tộc và nhiều giá trị văn hoá được phát huy.
Về khuyết điểm tồn tại: Nền kinh tế nước ta còn đứng trước nguy cơ tụt
hậu xa hơn nữa so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Nều kinh tế phát
triển chưa cân đối; tăng trưởng kinh tế chưa thực sự gắn liền với tiến bộ, công
bằng xã hội; Trên lĩnh vực chính trị tư tưởng đang diễn ra xu hướng tuyệt đối
hoá lợi ích và các giá trị vật chất, xem nhẹ và coi thường các giá trị tinh thần;
chủ nghĩa cá nhân thực dụng đang lây lan với quy mô khá rộng. Nhìn chung đát
nước đứng trước nhiều nguy cơ lớn, đe doạ lợi ích giai cấp và lợi ích dân tộc.
Những thành tựu và khuyết điểm yếu kém tồn tại trong sự nghiệp đổi mới
đang đặt ra nhu cầu là: phát huy những thành tựu đã đạt được, đẩy lùi những
nguy cơ to lớn, đe doạ lợi ích giai cấp và lợi ích dân tộc.
3.2 Vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp ở Việt Nam
Nhận định được tình hình trong nước, đặc biệt là những mâu thuẫn gay gắt
trong xã hội Việt Nam Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đưa ra những quan điểm vận
dụng sáng tạo học thuyết Mac- Lenin. Do kết hợp đúng đắn vấn đề dân tộc với
vấn đề giai cấp phù hợp với đặc điểm và điều kiện cụ thể Việt Nam.
Chủ nghĩa Mac- Lenin đề cao nhiệm vụ giải phóng giai cấp sau đó mới
đến giai quyết vấn đề giải phóng dân tộc

7
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Tư tưởng Hồ Chí Minh lại đề cao việc giải phóng dân tộc trước, coi đó là
nền tảng, là vấn đề trước mắt, cần giải quyết trước.
Sự khác biệt này nảy sinh chính là do việc nhận định chính xác tình hình
mâu thuẫn trong xã hội nước ta. Nhận định của chủ tịch Hồ Chí Minh:
Một là, trong hoàn cảnh đất nước ta có rất nhiều các tầng lớp, lợi ích cũng
khác nhau nhưng đều có một kẻ thù chung là chủ nghĩa đế quốc là bọn tay sai.
Trong lịch sử dân tộc ta, mỗi khi tổ quốc bị xâm lăng mỗi người dân đều đồng
lòng đứng lên giết giặc. Tinh thần yêu nước đã ngấm vào máu của từng người
con đất Việt. Chẳng thế mà ông cha ta đã làm nên một Bạch Đằng giang lẫy
lừng , một vua tôi nhà Trần ba lần đại phá quân Mông Nguyên, rồi cả những
Ngọc Hồi, Đống Đa vang danh non song đất nước. Trong tất cả những chiến
thắng đó, tại thời điểm nào trong xã hội cũng đều tồn tại giai cấp, đều tồn tại
nhưng mâu thuẫn của người bị trị và kẻ cai trị. Nhưng trên hết vẫn là tinh thần
đồng lòng đánh đuổi giặc xâm lăng. Một dân tộc anh hùng như vậy, sao có thể
chịu cảnh áp bức bóc lột của đế quốc, bè lũ tay sai và sự bạc nhược của triều
đình nhà Nguyễn. Chính vì lý do đó mà vấn đề giải phóng dân tộc cần phải
được đặt lên hàng đầu.
Hai là, nước ta là nước phong kiến nữa thuộc địa, nền kinh tế còn nghèo
nàn lạc hậu phát triển chưa cao. Nông nghiệp vẫn chiếm hơn 90% nền kinh tế.
Do vậy, sự phân hóa giai cấp chưa rõ rệt, mâu thuẫn giai cấp chưa thật sự gay
gắt như ở các nước phương Tây.
Ba là, việc giải phóng dân tộc là nhiệm vụ tất yếu phải thực hiện nhưng
cần phải khai thác thiệt để yếu tố dân tộc trong đấu tranh, cách mạng không thể
dừng lại ở giải phóng dân tộc mà còn phải giải phóng con người, giai cấp. Xóa
bỏ áp bức dân tộc mà không xóa bỏ được tình trạng áp bức bóc lột giai cấp thì
nhân dân lao động vẫn chưa được giải phóng. Chỉ có xóa bỏ tận gốc tình trạng
áp bức, boc lột, chỉ có thiết lập một nhà nước thực sự của dân, do dân, vì dân
mới đảm bảo người lao động có quyền làm chủ, mới thực hiện được sự phát

triển hài hòa giữa cá nhân và xã hội, giữa độc lập dân tộc với tự do và hạnh
phúc của con người.
8

×