Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

Phân tích tính khả thi và hoạch định bán hàng dự án kinh doanh sinh vật cảnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (218.58 KB, 16 trang )

Đề Tài Tiểu luận
PHÂN TÍCH TÍNH KHẢ THI VÀ HOẠCH ĐỊNH BÁN HÀNG
DỰ ÁN KINH DOANH SINH VẬT CẢNH
Thực hiện bởi: Nhóm 3B- Lớp quản trị 12B
Danh sách các thành viên nhóm 3B
1. Ts. Bùi Tuấn Anh
2. Trần Văn Chung
3. Nguyễn thị Nga
4. Nguyễn thị Xuân Huyền
5. Mai Thị Ánh Tuyết
6. Nguyễn Thành Tài
7. Nguyễn Thị Hồng Mai
8. Đoàn thị Bé Thu
9. Trần huỳnh Như
10.Bùi phương Dung
Mục lục
Lời mở đầu 03
CHƯƠNG I..TỔNG QUÁT QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH DỰ ÁN.......................03
1.LỢI ÍCH SẢN PHẨM MANG LẠI CHO KHÁCH HÀNG................................03
2.PHÂN TÍCH MÔI TRƯỚNG KINH DOANH.....................................................03
2.1.PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG VĨ MÔ...............................................................03
2.1.1 Kinh tế...............................................................................................................04
2.1.2.Chính trị............................................................................................................04
2.1.3.Pháp luật............................................................................................................04
2.1.4.Xã hội................................................................................................................05
2.1.5.Khoa học công nghệ.........................................................................................05
2.1.6.Điều kiện tự nhiên.............................................................................................05
2.1.7.Yếu tố môi trường quốc tế................................................................................05
2.2.PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG TRONG NGHÀNH............................................05
2.2.1.Đối thủ cạnh tranh.............................................................................................05
2.2.2.Người mua..........................................................................................................06


2.2.3.Người cung cấp..................................................................................................06
2.2.4.Đối Thủ tiềm ẩn.................................................................................................07
2.2.5.Sản phẩm thay thế..............................................................................................07
2.3.PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG NỘI BỘ...............................................................07
3.PHÂN TÍCH SWOT................................................................................................08
CHƯƠNG II: KẾ HOẠCH TỔNG QUÁT DỰ ÁN.............................................08
1.KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY................................................................................08
2.MỤC TIÊU VÀ MỤC ĐÍCH CÔNG TY.............................................................09
3.THỊ TRƯỜNG MỤC TIÊU..................................................................................09
4.KHÁCH HÀNG MỤC TIÊU................................................................................09
5.ĐỊA ĐIỂM KINH DOANH..................................................................................11
6.SẢN PHẨM KINH DOANH CHỦ YẾU.............................................................11
CHƯƠNG III:KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG KINH DOANH.........12
1.CHIẾN LƯỢC KINH DOANH............................................................................12
2.LỰC LƯỢNG BÁN HÀNG..................................................................................12
2.1.Lực lượng bên trong và bên ngoài...................................................................12
2.2.Đại lý bán hàng.............................................................................................13
3.HOẠT ĐỘNG XÚC TIẾN YỂM TRỢ BÁN HÀNG..........................................13
4.PHÂN PHỐI...........................................................................................................14
5.CHÍNH SÁCH VỚI CÁC ĐẠI LÝ PHÂN PHỐI................................................14
6.KẾ HOẠCH NGUỒN HÀNG..............................................................................14
CHƯƠNG IV. CHIẾN LƯỢC KINH DOANH..................................................15
1.CHIẾN LƯỢC KINH DOANH............................................................................15
2.GIÁ CỦA SẢN PHẨM.........................................................................................15
DỰ ÁN KINH DOANH SINH VẬT CẢNH
Lời mở đầu:
Ngày nay, đời sống kinh tế được cải thiện nhu cầu của người dân không còn
chỉ là ăn uống mà nhu cầu về tinh thần cũng được nâng cao. Số lượng khách tìm đến
các tua du lịch sinh thái hay đến những quán cà phê… được trang trí bằng cảnh
quan thiên nhiên đẹp ngày càng tăng. Tại sao lại có xu hướng này? Liệu có phải khi

được hòa mình vào thiên nhiên, được ngắm nhìn màu xanh của cây cối, những bông
hoa xinh đẹp chúng ta mới có những giây phút thư giãn thật sự? Đó là một phần
những gì mà sản phẩm của ý tưởng kinh doanh này muốn mang lại cho bạn: cảm
giác thư thả sau những mệt mỏi với công việc; cảm giác được đắm mình cùng
những dòng chảy ngọt ngào của cảm xúc, thật sự gần gũi với mẹ thiên nhiên,-nơi
xoa dịu tất cả, cách thư giãn thực sự mà không một công nghệ giải trí nào sánh
bằng.
Việt nam đã là thành viên chính thức của tổ chức thương mại thế giới WTO,
đây là thị trường có nhu cầu Hoa- Cây cảnh khoảng 102 tỷ USD/năm. Song mỗi
năm nước ta chi xuất khẩu được chưa đầy 1 tỷ USD, thậm chí thị trường trong nước
vẫn phải nhập khẩu hoa tươi từ Thái lan, Campuchia…Trong khi nước ta lại có trên
70% cơ cấu dân số nông nghiệp với 4,5 triệu ha đất canh tác. Mặt khác cơ cấu nông
nghiệp thì lại quá nghiêng vào đầu tư cà cá nghành lúa gạo, cà phê, cao su, điều và
hồ tiêu - nơi có thị trường nhỏ, không quá 10 tỷ USD/năm. Trong khi thị trường hoa
- cây cảnh rất lớn với mức tăng trưởng trung bình 6% một năm bất kể suy thoái kinh
tế thì lại ít đầu tư, nên hầu như chúng ta không có thị phần nào trên thị trường thế
giới. Vậy chúng ta phải làm gì để nắm bắt cơ hội thâm nhập thị trường béo bở này?
CHƯƠNG I. TỔNG QUÁT QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH DỰ ÁN
ý tưởng kinh doanh của nhóm hình thành dực trên hai cơ sở chính sau:
1. Những Lợi Ích Sản Phẩm Mang Lại Cho Khách Hàng
Với những khách hàng sử dụng cho mục đích cá nhân: sản phẩm của cty sẽ
mang lại cho khách hàng một cảnh quan đẹp để tận hưởng bầu không khí trong lành
chan hòa với thiên nhiên. Một sự thư giãn thực sự và còn thỏa mãn nhu cầu của
những khách hàng có sở thích chơi sinh vật cảnh với mức giá và dịch vụ đi kèm tốt
nhất.
Với những khách hàng doanh nghiệp(nhà hàng, quán cà phê): Có một cảnh
quan đẹp sẽ thu hút lượng khách hàng đến với doanh nghiệp nhiều hơn, thỏa mãn tốt
hơn nhu cầu giải trí thư giãn. Từ đó mang lại doanh thu và sức cạnh tranh cho doanh
nghiệp.
Với những khách hàng là khối cơ quan văn phòng: khi có một cảnh quan đẹp

hay một văn phòng được bố trí sinh vật cảnh sẽ làm cho nơi làm việc của nhân viên
giàu sức sống. kích thích tinh thần làm việc, sức sáng tạo cũng như giảm streess hữu
hiệu với kinh phí thấp nhất. Từ đó làm tăng năng suất lao động trong nhân viên.
2. PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG KINH DOANH
2.1.PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG VĨ MÔ
2.1.1.KINH TẾ
Theo thống kê tại thành phố Hồ chí Minh: Doanh thu từ kinh doanh cây cảnh và
hoa Lan trong các năm 2003 là 200-300 tỷ đồng thì đến quý I năm 2006 , con số này
đã tăng lên mức 400 tỷ đồng, năm 2009 là trên 600 tỷ đồng, mức tăng trưởng bình
quân là 6%.Mặt khác sức tiêu thụ thị trường thế giới mỗi năm đạt trên 102 tỷ
USD(2003), tăng trưởng bình quân 6%, giá cả cũng tăng 2-3% mỗi năm. Điều này
cho thấy Hoa- Cây cảnh là ngành có nhiều tiềm năng, sức cầu của thị trường là rất
lớn, hứa hẹn mức lợi nhuận béo bở. Song, nhu cầu người tiêu dùng ngày càng cao,
bên cạnh đó với sự trợ giúp của công nghệ khoa học cho ra đời ngày càng nhiều sản
phẩm mới phù hợp thị hiếu, nguồn vốn… sẽ là những thách thức không nhỏ trong
việc cạnh tranh.
Sự hồi phục kinh tế thế giới cũng như Việt Nam, thúc đẩy nhu cầu thị trường
quốc tế và trong nước đối với các mặt hàng nói chung và sinh vật cảnh nói riêng. Tuy
nhiên nền kinh tế mới bắt đầu hồi phục cộng với chính sách bảo hộ của chính phủ thị
trường các nước nhập khẩu sẽ tiềm ẩn những rủi ro cần đề phòng.
Hiện nay chúng ta có lợi thế là nguồn nhân lực giá rẻ, tận dụng được lợi thế này
chúng ta có thể tiết kiệm được chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm và nâng cao
sức cạnh tranh cho Hoa –cây cảnh trên thị trường trong và ngoài nước.
Về vấn đề thương hiệu, hiện nay ở các nước xuất khẩu Hoa- Cây cảnh lớn như Hà
Lan, Úc, New zealand…đã có được thương hiệu mạnh. Để quảng bá thương hiệu cần
sự hợp tác phía các Doanh nghiệp,chính phủ, Bộ ngoại giao,…
2.1.2.CHÍNH TRỊ
Nước ta được coi là một trong những nước có nền chính trị ốn định nhất thế
giới.Đây là yếu tố thuận lợi cho sự phát triển bền vững của thị trường hoa cây cảnh
trong nước, đồng thời tạo sự an tâm cho các nhà đầu tư nước ngoài cũng như các đối

tác xuất khẩu. Thị trường các nước nhập khẩu lớn hiện nay hầu hết đều khá ổn định
về chính trị như Mỹ, EURO, Nhật Bản, Trung quốc…song cần theo dõi cẩn trọng
đặc biệt là Hàn quốc và các nước trung đông để đề phòng rủi ro.
2.1.3.PHÁP LUẬT
Chính phủ, ngành nông nghiệp và lãnh đạo các ban ngành địa phương đặc biệt là
thành phố Hồ Chí Minh đã xem hoa- cây cảnh là hướng đổi mới trong ngành nông
nghiệp và có nhiều đề án quy hoạch phát triển và hỗ trợ. Lãnh đạo thành phố đã ban
hành nhiều Nghị quyết, Chỉ thị, Quyết định, xây dựng các chương trình mục tiêu, các
dự án, cụ thể hóa bằng các chính sách tín dụng, xây dựng cơ sở hạ tầng, lưu thông…
như khu nông nghiệp công nghệ cao củ chi mới đi vào hoạt động, hay quyết định số
718/QD-UB ngày 25 tháng 02 năm 2004 …sẽ tạo cơ hội cho sự phát triển của ngành
và cơ hội tiếp cận nguồn vốn cho doanh nghiệp.
Song với thị trường các nước nhập khẩu như Mỹ, EURO… luật pháp về bảo vệ sức
khỏe người tiêu dùng, luật chống phá giá…rất khắt khe là những trở ngại không nhỏ
trong việc xuất khẩu.
2.1.4.XÃ HỘI
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế đời sống của người dân ngày càng cao, nhu
cầu sử dụng hoa- cây cảnh để trang trí và chơi cũng ngày một gia tăng, hứa hẹn một
thị trường phát triển bền vững.
Sự phát triển của ngành cảnh quan sẽ mang lại cho thành phố cảnh quan đẹp thỏa
mãn nhu cầu thư giãn, giải trí cho người dân. Từ đó, đóng góp những lợi ích nhất
định cho xã hội và sẽ nhận được sự đồng tình ủng hộ của xã hội.
2.1.5.KHOA HỌC CÔNG NGHỆ
Việc khoa học công nghệ phát triển cùng với những ứng dụng khoa học công
nghệ tiên tiến như:công nghệ sinh học, công nghệ nhà kính, công nghệ thủy canh và
bán thủy canh, công nghệ thông tin, công nghệ sử dụng hiệu quả nước,…đang giúp
cho Hoa- Cây cảnh phát triển tốt nhờ chất lượng ngày càng được cải thiện. Một số
nước có mô hình dạng này là Úc, New Zealand, Israel, Ở châu Á như Thái Lan,
Malaysia, Singapore, nước ta mới chỉ đi vào họat động 3 khu nông nghiệp công nghệ
cao ở Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh và Đà Lạt song đây là những tiền đề không thể thiếu

cho sự phát triển và tăng sức cạnh tranh cho Ngành Hoa- Cây cảnh trong nước.
2.1.6.ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN
Nước ta có khí hậu nhiệt đới gió mùa với hệ thực vật phong phú đa dạng đóng
góp nguồn Gen, giống lớn và có nhiều loại có gía trị kinh tế cao cho ngành sinh vật
cảnh như: Đào, Mai, Sanh, Lộc Vững, Cần thăng…đặc biệt là phong lan với 755
loài.. Ngoài ra diện tích đất nông nghiệp 4,5 triệu ha, cùng với nguồn lao động giá
rẻ… là những thuận lợi lớn cho ngành sinh vật cảnh phát triển và thu hút đầu tư nước
ngoài.
Tuy nhận được nhiều ưu đãi về mặt thiên nhiên, song nông nghiệp Việt Nam -
nhất là hoa - cây cảnh đã bộc lộ những lỗ hổng rất lớn trong các khâu: giống, diện
tích sản xuất, dây chuyền sản xuất, công nghệ sản xuất, công nghệ sau thu hoạch,
chất lượng mặt hàng, an toàn vệ sinh và đặc biệt nhất là “tay nghề” của thành phần
sản xuất chủ lực - nông dân - vẫn còn theo lề lối cũ, làm ăn theo kiểu manh mún nhỏ
lẻ nên sức cạnh tranh còn kém và tiềm ẩn nhiều rủi ro do thời tiết. Cho nên nhìn
chung tính bền vững của hoa - cây cảnh Việt Nam đang còn kém, bấp bênh vì chưa
đưa được chất xám vào sản xuất.
2.1.7.YẾU TỐ MÔI TRƯỜNG QUỐC TẾ
Nhu cầu của thị trường quốc tế về mặt hàng sinh vật cảnh hiện nay không chỉ
cao mà còn ra tăng bền vững. Kim ngạch lên đến gần 102 tỷ USD/năm (2003) với
mức tăng trưởng 6% mỗi năm, giá cả cũng tăng khoảng 2-3% mỗi năm. Cho thấy đây
là mặt hàng hứa hẹn sẽ mang lại lợi nhuận cao và tăng trưởng bền vững, song sức
cạnh tranh là không nhỏ.
Việc ứng dụng công nghệ sinh học vào sản xuất sinh vật cảnh tạo ra hàng loạt
các sản phẩm mới đáp ứng ngày càng tốt nhu cầu người tiêu dùng. Song, ở Nước ta
ngành sinh vật cảnh mới chỉ ở giai đoạn sơ khai, nên để theo kịp và cạnh tranh với
các nước có thế mạnh xuất khẩu hoa cây cảnh như: Thái lan, Trung quốc…quả là
một điều không dễ dàng.
Những rào cản của thị trường quốc tế về chất lượng, kỹ thuật, an toàn vệ sinh,
cạnh tranh…sẽ là những thách thức không nhỏ khi tiếp cận và thâm nhập thị trường.
2.2.PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG TRONG NGHÀNH

2.2.1.ĐỐI THỦ CẠNH TRANH
Bảng phân tích đối thủ cạnh tranh trực tiếp và giải pháp
Tên Thế mạnh Điểm yếu Giải pháp
Liên hiệp
nhà vườn
-Hệ thống cửa hàng
liên kết có tới 1-2
-Giá cả còn cao,
mặt hàng chưa
-Giá cả hợp lý, đa
dạng hóa sản phẩm
Thiên
Thanh
cửa hàng/quận
-Những cây có giá
trị thấp
đa dạng
-Chưa mạnh
trong thi công
thiết kế cảnh
quan
-Liên kết mở rộng địa
điểm phân phối
-Tạo dựng uy tín và
thương hiệu
Công ty Cổ
phần Sinh
vật cảnh
Giao Châu
-Hệ thống phân phối

mạnh
-Có uy tín trong
ngành
-Sản phẩm phong
phú đa dạng
-Hệ thống giá cả
còn cao
-Giá cả hợp lý
-Liên kết mở rộng địa
điểm phân phối
-Tạo dựng uy tín và
thương hiệu
Công ty
TNHH Sinh
vật cảnh Sài
Gòn
- Mạnh về thi công
thiết kế cảnh quan
-Hệ thống phân
phối hạn hẹp
-Giá còn cao,
mặt hàng chưa
đa dạng
-Giá cả hợp lý, đa
dạng hóa sản phẩm
--Liên kết mở rộng địa
điểm phân phối
-Tạo dựng uy tín và
thương hiệu
Các nhà

vườn, cửa
hàng
-Số lượng nhiều,
phân tán rộng, phần
lớn kinh doanh
riêng một nhóm mặt
hang
-Chất lượng sản
phẩm dịch vụ
hạn chế
- Làm ăn nhỏ lẻ
manh mún, giá
thành cao
-Tập trung chủ
yếu ở ngoại
thành
-Giá cả hợp lý, đa
dạng hóa sản phẩm
-Chế độ sau bán hàng
-Liên kết hợp tác và
lôi kéo
Ngoài ra, Lực lượng bán hàng rong hiện nay là khá đông, song giá cả và chất
lượng không đảm bảo nên khó có được lòng tin của người mua.
2.2.2.NGƯỜI MUA
Theo thống kê tại thành phố Hồ chí Minh, Doanh thu từ kinh doanh cây cảnh
và hoa Lan trong các năm 2003 là 200-300 tỷ đồng thì đến quý I năm 2006 , con số
này đã tăng lên mức 400 tỷ đồng, năm 2009 là trên 600 tỷ đồng. Festival sinh vật
cảnh được tổ chức tại thành phố chỉ trong 4 ngày (1 - 4/9/2006 ) đã đón tiếp trên 10
vạn lượt khách đến thăm quan thưởng ngoạn, bên cạnh đó xu hướng tìm đến những
khu du lịch sinh thái để nghỉ dưỡng và thưởng ngoạn phong cảnh đẹp cuối tuần ngày

càng tăng… cho thấy nhu cầu chơi sinh vật cảnh của người dân trên địa bàn thành
phố không chỉ lớn mà ngày càng tăng mạnh.
Tuy nhiên, nhu cầu người tiêu dùng ngày càng cao và biến đổi phức tạp, một số
mặt hàng giá trị thấp và trung thường có xu hướng chạy theo mốt. Đặt ra yêu cầu khả
năng nắm bắt thị trường và chi phí cho hoạt động nghiên cứu nhu cầu người tiêu
dùng.
2.2.3.NGƯỜI CUNG CẤP

×