Tải bản đầy đủ (.doc) (80 trang)

hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần cơ khí xây dựng giao thông thăng long

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (425.15 KB, 80 trang )

Chuyên đề thực tập GVHD: ThS. Phạm Thị Minh Hồng
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I: ĐẶC ĐIỂM SẢN PHẨM, TỔ CHỨC SẢN XUẤT VÀ QUẢN LÝ
CHI PHÍ TẠI CÔNG TY CPCKXDGT THĂNG LONG
1.1. Đặc điểm sản phẩm của Công ty 3
1.2. Đặc điểm tổ chức sản xuất sản phẩm của Công ty 8
1.3. Quản lý chi phí sản xuất của Công ty 10
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ
THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CPCKXDGT THĂNG LONG
2.1. Kế toán chi phí sản xuất 12
2.1.1. Đối tượng, phương pháp tập hợp CPSX 12
2.1.2. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 12
2.1.2.1. Nội dung 12
2.1.2.2. Tài khoản sử dụng 13
2.1.2.3. Quy trình ghi sổ kế toán chi tiết 14
2.1.2.4. Quy trình ghi sổ kế toán tổng hợp 25
2.1.3. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp 29
2.1.3.1. Nội dung 29
2.1.3.2. Tài khoản sử dụng 30
2.1.3.3. Quy trình ghi sổ kế toán chi tiết 31
2.1.3.4. Quy trình ghi sổ kế toán tổng hợp 38
2.1.4. Kế toán chi phí sản xuất chung 41
2.1.4.1. Nội dung 41
2.1.4.2. Tài khoản sử dụng 42
2.1.4.3. Quy trình ghi sổ chi tiết 43
2.1.4.4. Quy trình ghi sổ kế toán tổng hợp 46
 Sinh viên: Vũ Thị Hợp Lớp: Kế toán 48C 
Chuyên đề thực tập GVHD: ThS. Phạm Thị Minh Hồng
2.1.5. Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất, kiểm kê và đánh giá sản phẩm dở dang 48
2.1.5.1. Kiểm kê tính giá sản phẩm dở dang 48


2.1.5.2. Tổng hợp chi phí sản xuất 52
2.2. Tính giá thành sản xuất của sản phẩm 52
2.2.1. Đối tượng và phương pháp tính giá thành của sản phẩm 54
2.2.2. Quy trình tính giá thành 54
CHƯƠNG III: HOÀN THIỆN KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ
THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CPCKXDGT THĂNG LONG
3.1. Đánh giá chung về thực trạng kế toán CPSX và tính giá thành sản phẩm 59
3.1.1. Ưu điểm 59
3.1.2. Nhược điểm 62
3.1.3. Phương hướng hoàn thiện 64
3.2. Giải pháp hoàn thiện kế toán CPSX và tính giá thành sản phẩm 65
3.3. Điều kiện thực hiện 71
KẾT LUẬN 73
TÀI LIỆU THAM KHẢO
 Sinh viên: Vũ Thị Hợp Lớp: Kế toán 48C 
Chuyên đề thực tập GVHD: ThS. Phạm Thị Minh Hồng
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU VÀ SƠ ĐỒ
Tên bảng biểu và sơ đồ Trang
Biểu 1.1: Danh mục sản phẩm của công ty 3
Biểu 1.2: Hệ số kích thước biển báo 5
Biểu 1.3: Kích thước cơ bản Biển báo hệ số 1 5
Sơ đồ 1.4: Quy trình công nghệ sản xuất Biển báo phản quang 9
Biểu 2.1: Định mức tiêu hao 1 đơn vị sản phẩm Biển tam giác 15
Biểu 2.2: Định mức tiêu hao 1 đơn vị sản phẩm Cột biển báo 16
Biểu 2.3: Kế hoạch sản xuất Biển báo phản quang quý I năm 2010 17
Biểu 2.4: Định mức sử dụng NVL tại Xí nghiệp XDTMGT quý I năm 2010 18
Biểu 2.5: Phiếu xuất kho Số 015
C
19
Biểu 2.6: Phiếu báo vật tư còn lại cuối kỳ 22

Biểu 2.7: Sổ chi tiết TK 621:01 24
Biểu 2.8: Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ năm 2010 26
Biểu 2.9: Chứng từ ghi sổ Số 42 27
Biểu 2.10: Sổ cái TK 621 28
Biểu 2.11: Bảng chấm công tháng 1 năm 2010 tại Xí nghiệp XDTHGT 32
Biểu 2.12: Bảng thanh toán tiền lương tháng 1 năm 2010 tại Xí nghiệp XDTMGT 33
Biểu 2.13: Bảng phân bổ tiền lương tháng 1 năm 2010 35
Biểu 2.14: Bảng phân bổ Bảo hiểm xã hội quý I năm 2010 36
Biểu 2.15: Sổ chi tiết TK 622:01 37
Biểu 2.16: Chứng từ ghi sổ Số 193 39
Biểu 2.17: Sổ cái TK 622 40
Biểu 2.18: Sổ chi tiết TK 627:01 45
Biểu 2.19: Sổ cái TK 627 47
Biểu 2.20: Bảng kê tình hình hoàn thành sản phẩm Biển báo phản quang 48
 Sinh viên: Vũ Thị Hợp Lớp: Kế toán 48C 
Chuyên đề thực tập GVHD: ThS. Phạm Thị Minh Hồng
Biểu 2.21: Hệ số phân bổ chi phí cho các loại biển báo 50
Biểu 2.22: Chi phí NVL đơn vị sản phẩm các loại biển báo 51
Biểu 2.23: Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ 52
Biểu 2.24: Sổ chi tiết TK 154:01 53
Biểu 2.25: Bảng tổng hợp chi phí sản xuất 55
Biểu 2.26: Thẻ tính giá thành cột biển báo 55
Biểu 2.27: Thẻ tính giá thành mặt biển báo 56
Biểu 2.28: Bảng tính giá thành mặt biển báo các loại 57
Biểu 2.29: Phiếu nhập kho Số 17
TP
58
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
 Sinh viên: Vũ Thị Hợp Lớp: Kế toán 48C 
Chuyên đề thực tập GVHD: ThS. Phạm Thị Minh Hồng

Từ viết tắt Từ viết đầy đủ
BHTN Bảo hiểm thất nghiệp
BHXH Bảo hiểm xã hội
BHYT Bảo hiểm y tế
CCDC Công cụ dụng cụ
CPCKXDGT Cổ phần Cơ khí xây dựng giao thông
CPNCTT Chi phí nhân công trực tiếp
CPNVLTT Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
CPSX Chi phí sản xuất
CPSXC Chi phí sản xuất chung
HĐSXKD Hoạt động sản xuất kinh doanh
KPCĐ Kinh phí công đoàn
NVL Nguyên vật liệu
SPDD Sản phẩm dở dang
SXKD Sản xuất kinh doanh
TK Tài khoản
TSCĐ Tài sản cố định
XDTMGT Xây dựng thương mại giao thông
 Sinh viên: Vũ Thị Hợp Lớp: Kế toán 48C 
Chuyên đề thực tập 1 GVHD: ThS. Phạm Thị Minh Hồng
LỜI MỞ ĐẦU
Trong điều kiện nền kinh tế thị trường với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt ngày
nay, một doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển bền vững cần phải biết tự chủ về mọi
mặt trong HĐSXKD từ việc đầu tư, sử dụng vốn, tổ chức sản xuất cho đến tiêu thụ sản
phẩm, phải biết tận dụng năng lực, cơ hội để lựa chọn cho mình một hướng đi đúng
đắn. Để đạt được mục tiêu đó thì một trong những nhiệm vụ đặt ra là sử dụng tiết kiệm
chi phí, hạ thấp giá thành, nâng cao chất lượng sản phẩm.
Đối với doanh nghiệp sản xuất thì giá thành luôn là yếu tố quan trọng để doanh
nghiệp có thể tái sản xuất và tìm kiếm lợi nhuận. Giá thành chính là thước đo mức chi
phí tiêu hao phải bù đắp sau mỗi chu kỳ SXKD. Mặt khác, giá thành còn là một công

cụ quan trọng để doanh nghiệp có thể kiểm soát tình hình SXKD, xem xét hiệu quả của
các biện pháp tổ chức kỹ thuật. Đảm bảo việc tập hợp đầy đủ chi phí sản xuất, tính giá
thành sản phẩm chính xác, kịp thời, phù hợp với đặc điểm hình thành và phát sinh chi
phí ở từng doanh nghiệp là yêu cầu có tính xuyên suốt trong quá trình hoạt động của
bất kỳ một doanh nghiệp nào. Do đó, kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản
phẩm luôn được xác định là khâu trọng tâm của công tác kế toán trong doanh nghiệp
sản xuất. Việc hoàn thiện công tác chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là việc
làm thực sự cần thiết và có ý nghĩa quan trọng trong quản lý hiệu quả và chất lượng
SXKD.
Sau quá trình thực tập tại Công ty Cổ phần Cơ khí xây dựng giao thông Thăng
Long, nhận thức được tầm quan trọng của Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành
sản phẩm, cùng với sự hướng dẫn của cô Phạm Thị Minh Hồng và các anh chị trong
phòng Tài chính – Kế toán của công ty, em đã chọn để tài: “Hoàn thiện kế toán chi
phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Cơ khí Xây dựng giao
thông Thăng Long”.
Kết cấu của chuyên đề bao gồm 3 phần:
Chương I: Đặc điểm sản phẩm, tổ chức sản xuất và quản lý chi phí tại Công ty
Cổ phần Cơ khí xây dựng giao thông Thăng Long
 Sinh viên: Vũ Thị Hợp Lớp: Kế toán 48C 
Chuyên đề thực tập 2 GVHD: ThS. Phạm Thị Minh Hồng
Chương II: Thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại
Công ty Cổ phần Cơ khí xây dựng giao thông Thăng Long
Chương III: Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại
Công ty Cổ phần Cơ khí xây dựng giao thông Thăng Long
 Sinh viên: Vũ Thị Hợp Lớp: Kế toán 48C 
Chuyên đề thực tập 3 GVHD: ThS. Phạm Thị Minh Hồng
CHƯƠNG I:
ĐẶC ĐIỂM SẢN PHẨM, TỔ CHỨC SẢN XUẤT VÀ QUẢN LÝ
CHI PHÍ TẠI CÔNG TY CPCKXDGT THĂNG LONG
1.1.ĐẶC ĐIỂM SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY

 Danh mục sản phẩm
Công ty CPCKXDGT Thăng Long chuyên sản xuất các sản phẩm phục vụ an
toàn giao thông. Các sản phẩm của công ty được chia thành các nhóm sản phẩm sau:
STT Tên sản phẩm STT Tên sản phẩm
1 Biển báo phản quang 13 Hộ lan
2 Bột sơn 14 Hộp số giảm tốc
3 Bu lông 15 Máy phát điện
4 Bục đảo 16 Máy sơn đường
5 Cánh cổng 17 Rọ
6 Chân 3 chạc 18 Tấm chống chói
7 Chóp nón cao su 19 Tấm sóng
8 Chốt cầu 20 Thiết bị nấu nhựa
9 Cột các loại 21 Thiết bị phun tưới nhựa đường
10 Dầm cầu 22 Xe phun nhũ tương
11 Đinh đương phản quang 23 Xe phun nhựa đường
12 Gương cầu
Biểu 1.1: Danh mục sản phẩm của Công ty CPCKXDGT Thăng Long
Mỗi nhóm sản phẩm bao gồm nhiều loại sản phẩm với mẫu mã và kích thước
khác nhau. Chẳng hạn “Biển báo phản quang” bao gồm:
 Sinh viên: Vũ Thị Hợp Lớp: Kế toán 48C 
Chuyên đề thực tập 4 GVHD: ThS. Phạm Thị Minh Hồng
STT Tên sản phẩm Mã SP STT Tên sản phẩm Mã SP
1 Biển 0,3×0,7m
B0,3×0,7
6
Biển 1×1,2m
B1×1,2
2
Biển 0,4×0,6m
B0,4×0,6

7 Biển 1×1,6m
B1×1,6
3
Biển 0,6×0,6m
B0,6×0,6
8 Biển phản quang tam giác C700
BTG
4 Biển 0,6×0,8m
B0,6×0,8
9 Biển phản quang tam giác C900
BTGC900
5 Biển 0,7×0,7m
B0,7×0,7
10 Biển phụ gương
BPG
 Tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm
Việc công bố tiêu chuẩn chất lượng (tiêu chuẩn cơ sở) sản phẩm là thủ tục bắt
buộc đối với tất cả các sản phẩm được sản xuất theo phương pháp công nghiệp. Chứng
nhận tiêu chuẩn sản phẩm của Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền trên cơ sở hồ sơ công
bố của doanh nghiệp để sản phẩm được lưu hành trên thị trường. Đồng thời, hoạt động
công bố chất lượng sản phẩm là một cam kết của nhà sản xuất đối với người tiêu dùng
về sản phẩm mà doanh nghiệp cung cấp.
Là một doanh nghiệp sản xuất công nghiệp, Công ty CPCKXDGT Thăng Long
đã đăng ký chất lượng cho các sản phẩm của mình, và công bố tiêu chuẩn chất lượng
sản phẩm với người tiêu dùng. Xin được minh học tiêu chuẩn chất lượng cho sản phẩm
“Biển báo phản quang” của công ty.
Tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm “Biển báo đường bộ phản quang” là TCCS 02:
2007/THALOCOMESC. Cụ thể:
• Thông số, kích thước cơ bản: theo tiêu chuẩn ngành 22TCN237-01:
- Kích thước của biển báo hiệu được quy định theo tốc độ thiết kế tương ứng với loại

biển báo phải nhân với hệ số ghi trong bảng sau:
 Sinh viên: Vũ Thị Hợp Lớp: Kế toán 48C 
Chuyên đề thực tập 5 GVHD: ThS. Phạm Thị Minh Hồng
Biển chỉ dẫn 2 2 1,5 1,3
Biểu 1.2: Hệ số kích thước biển báo
- Kích thước cơ bản Biển báo hiệu hệ số 1:
Tốc độ thiết kế (km/h)
≤60
BIỂN
BÁO
TRÒN
Đường kính ngoài của biển báo, D-cm 70
Chiều rộng của mép viền đỏ, B-cm 10
Chiều rộng của vạch đỏ, A-cm 5
BIỂN
BÁO
TAM
GIÁC
Chiều dài cạnh tam giác, A-cm 70
Chiều rộng đường mép đỏ, B-cm 7
BIỂN
BÁO
BÁT
GIÁC
Đường kính ngoài của biển báo, D-cm 60
Độ rộng viền trắng xung quanh, B-cm 3,5
BIỂN BÁO
TAM GIÁC
Chiều dài cạnh của hình tam giác, A-cm 70
Chiều rộng của viền mép màu đen, B-cm 5

Bán kính góc vát tròn của viền mép màu đen, R-cm 3,5
Biểu 1.3: Kích thước cơ bản Biển báo hiệu hệ số 1
• Yêu cầu kỹ thuật:
- Yêu cầu về NVL: + Thép CT3 dầy 3 mm
+ Tôn dầy 3 mm
Mặt biển được ép bằng màng phản quang
 Sinh viên: Vũ Thị Hợp Lớp: Kế toán 48C 
Chuyên đề thực tập 6 GVHD: ThS. Phạm Thị Minh Hồng
- Yêu cầu đối với sản phẩm: Sản phẩm biển báo đường bộ phản quang có các chỉ tiêu
và mức chất lượng theo quy định tại bảng dưới đây:
Tên chỉ tiêu Đơn vị Mức chất lượng
1. Độ sai lệch về kích thước mm
≤1
2. Trị số phản quang chỗ in mầu so với
màng 3m
%
≥50
• Phương pháp: Kiểm tra kích thước bằng các dụng cụ đo thông dụng. Các chỉ tiêu
còn lại kiểm tra theo tiêu chuẩn ngành 22TCN237-01.
• Ghi nhãn, vận chuyển, bảo quản:
- Ghi nhãn: ngoài bao bì đựng sản phẩm có ghi nhãn với nội dung chính sau
- Vận chuyển: vận chuyển bằng ô tô hoặc bằng thủ công tùy theo quãng đường. Xếp,
dỡ không được lẫn với các hàng hóa cồng kềnh gây va chạm, khi xếp phải bọc lót cẩn
thận.
- Bảo quản: xếp trong kho có giá kê, không được để chồng lên nhau; Không để ở nơi
ẩm ướt, mưa dột
 Sinh viên: Vũ Thị Hợp Lớp: Kế toán 48C 
BIỂN BÁO ĐƯỜNG BỘ PHẢN QUANG
===========
CÔNG TY CỔ PHẦN CƠ KHÍ XÂY DỰNG GIAO THÔNG THĂNG LONG

321 PHỐ VĨNH HƯNG – Q.HOÀNG MAI – HÀ NỘI
SẢN XUẤT THEO TCCS 02: 2007/THALOCOMESC
Chuyên đề thực tập 7 GVHD: ThS. Phạm Thị Minh Hồng
 Loại hình sản xuất
Sản phẩm của công ty là rất đa dạng và chúng khác nhau về cả sản lượng sản
xuất hàng năm cũng như mức độ ổn định. Vì vậy mà tùy theo đặc điểm của từng loại
sản phẩm mà công ty áp dụng các loại hình sản xuất khác nhau. Có 3 loại hình sản xuất
được áp dụng ở công ty:
- Sản xuất đơn chiếc: là dạng sản xuất có sản lượng hàng năm rất ít (từ 1 đến vài
chục chiếc), sản phẩm không ổn định do chủng loại nhiều, chu kỳ chế tạo lại không xác
định. Các sản phẩm được áp dụng loại hình sản xuất này như: Máy quét đường, Mô tơ
thủy lực, Nồi nấu nhựa, Rơ moóc phun nóng, Xe phun nhựa đường.
- Sản xuất hàng loạt: là dạng sản xuất có sản lượng hàng năm không quá ít, sản
phẩm chế tạo theo từng loạt với chu kỳ xác định. Sản phẩm tương đối ổn định. Các sản
phẩm được áp dụng loại hình sản xuất này như: Sơn các loại, Biển báo các loại, Áo
phản quang, Bu lông các loại, Hạt phản quang, Đinh đường phản quang …
- Sản xuất theo đơn đặt hàng: đây cũng là loại hình sản xuất phổ biến tại công
ty. Tuy nhiên, do đặc điểm các đặt hàng của công ty là: chủng loại sản phẩm nhiều, số
lượng sản phẩm ít, các mặt hàng được sản xuất tại các xí nghiệp khác nhau. Vì vậy
công ty không tập hợp CPSX theo đơn đặt hàng. Cuối kỳ, kế toán tính giá thành các
sản phẩm đó như sản phẩm kế hoạch của công ty. Giá thành của đơn đặt hàng là tổng
giá thành của các mặt hàng trong đơn đặt hàng.
 Đặc điểm sản phẩm dở dang
SPDD là khối lượng sản phẩm, công việc còn đang trong quá trình sản xuất, gia
công, chế biến trên các giai đoạn của quy trình công nghệ, hoặc đã hoàn thành ở một
vài quy trình chế biến nhưng vẫn còn phải gia công chế biến tiếp mới thành sản phẩm.
- Với sản phẩm là “Biển báo phản quang” thì SPDD là: tôn mới cắt chưa được
gia công, làm sạch bằng dung môi; giấy phản quang đã cắt nhưng chưa ép vào tôn;
thép ống đã hoặc chưa gia công nhưng chưa được sơn …
- Với sản phẩm là “Áo phản quang” thì SPDD là: vải phản quang đã cắt nhưng

chưa may hay chế biến …
 Sinh viên: Vũ Thị Hợp Lớp: Kế toán 48C 
Chuyên đề thực tập 8 GVHD: ThS. Phạm Thị Minh Hồng
Giá trị NVL chiểm tỷ trọng tương đối lớn trong giá thành sản phẩm, nên công ty
xác định giá trị SPDD theo phương pháp CPNVLTT.
1.2.ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC SẢN XUẤT SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY
 Quy trình công nghệ:
Dưới đây là quy trình công nghệ sản xuất “Biển báophản quang”:
Sản xuất Biển báo phản quang bao gồm việc sản xuất 2 bộ phận độc lập là: mặt
biển và cột biển. Số lượng cột biển phụ thuộc vào từng loại biển báo.
Sản xuất biển :
- B1: Cắt các mẫu thiết kế trên một màng đặc biệt; Tách các chi tiết và loại bỏ phần
diềm thừa để tạo khuôn thủng
- B2: Dán khuôn thủng lên một tấm bình phong có phết nhũ tương; Ép và cán loại bỏ
tất cả các nếp nhăn và khí để in hình biển báo giao thông
- B3: Xử lý sạch các tấm tôn bằng dung môi; Cắt các tấm tôn theo hình dạng biển
báo; Dập các góc tròn của biển báo và dập các lỗ để lắp bu lông
- B4: In mẫu biển báo giao thông lên từng tấm tôn
- B5: Ép giấy phản quang lên mặt biển báo
Sản xuất cột biển báo:
- B1: Làm sạch các ống thép;
- B2: Sơn màu cột biển báo theo thiết kế và sơn lớp chống rỉ
- B3: Lắp biển báo vào cột bằng bu lông
 Sinh viên: Vũ Thị Hợp Lớp: Kế toán 48C 
Chuyên đề thực tập 9 GVHD: ThS. Phạm Thị Minh Hồng
Quy trình công nghệ trên được tóm tắt bằng sơ đồ sau:
Sơ đồ 1.4: Quy trình công nghệ sản xuất Biển báo đường bộ phản quang
 Cơ cấu tổ chức sản xuất:
Trước khi tiến hành cổ phần hóa năm 2005, công ty có 10 phân xưởng sản xuất.
Sau khi cổ phần hóa, công ty đổi tên thành Công ty CPCKXDGT Thăng Long và các

phân xưởng sản xuất cũng được đổi tên thành các xí nghiệp sản xuất. Mỗi xí nghiệp
sản xuất chịu trách nhiệm sản xuất một hoặc một vài sản phẩm, dịch vụ của công ty.
- Xí nghiệp Sản xuất cơ khí giao thông số 1+2: sản xuất các thiết bị máy móc, sửa
chữa thường xuyên, đại tu các loại xe vận tải, máy thi công; là đơn vị sản xuất ra tường
hộ lan mềm.
- Xí nghiệp Sản xuất sản phẩm an toàn giao thông: Chuyên sản xuất các loại gương
cầu lồi bằng kính, bằng inox đủ kích cỡ … để phục vụ công tác an toàn giao thông.
- Xí nghiệp Xây dựng công trình giao thông số 1+2: Chuyên mạ kẽm, phun sơn kẻ
đường, gia công lắp đặt tường hộ lan mềm, sửa chữa và xây dựng mới các công trình.
- Xí nghiệp Thương mại Dịch vụ vận tải: chuyên chế tạo các SP mới của công ty,
 Sinh viên: Vũ Thị Hợp Lớp: Kế toán 48C 
Cắt các
khuôn thủng
Kho thành
phẩm
In mẫu biển
báo lên các
tấm tôn
Cắt tôn theo
hình dạng
biển báo
Làm sạch
ống thép
Lắp biển báo
vào cột
Sơn cột biển
báo
Ép giấy
phản quang
Chuyên đề thực tập 10 GVHD: ThS. Phạm Thị Minh Hồng

chế tạo ra các loại máy phun sơn nóng, máy phun nhũ tương…
- Xí nghiệp Xây dựng dân dụng Dịch vụ Thương mại: chủ yếu là xây dựng các công
trình dân dụng, tham gia quan hệ với bạn hàng, trực tiếp làm với khách hàng cho công
ty.
- Xí nghiệp Sản xuất kinh doanh hàng dân dụng dịch vụ Tổng hợp: sản xuất, kinh
doanh các mảng dịch vụ như xuất nhập khẩu trang thiết bị, vật tư; kinh doanh ở các
quầy hàng, mua và bán SP, hàng hoá.
- Xí nghiệp Xây dựng thương mại giao thông: chuyên sản xuất các loại biển báo
phản quang phục vụ công tác an toàn giao thông, biển quảng cáo… Chủ yếu là các sản
phẩm đơn nhất, không phải qua nhiều công đoạn chế biến, sản xuất nên mỗi sản phẩm
được giao cho một bộ phận sản xuất trong xí nghiệp.
- Xí nghiệp Sản xuất cơ khí xây dựng giao thông số 3: chuyên chế tạo thử các SP
mới của công ty, chế tạo máy phun sơn kẻ đường, máy phun nhũ tương…
1.3.QUẢN LÝ CHI PHÍ SẢN XUẤT CỦA CÔNG TY
Tại công ty CPCKXDGT Thăng Long, trách nhiệm quản lý chi phí thuộc về
Phòng Tài chính – Kế toán, Phòng Kế hoạch – Kỹ thuật và Phòng Kinh doanh. Ba
phòng ban này phối hợp với nhau để xây dựng kế hoạch, dự toán, định mức, cung cấp
thông tin chi phí cho Ban Tổng Giám đốc gồm: Tổng Giám đốc, Phó Tổng Giám đốc
sản xuất và Phó Tổng Giám đốc kinh doanh. Ban Tổng Giám đốc là người phê duyệt
và điều chỉnh các kế hoạch về chi phí căn cứ vào các thông tin mà các phòng ban cung
cấp. Chi phí nói chung và CPSX nói riêng của công ty được kiểm soát theo các bước
sau đây:
- Phòng Kế hoạch – Kỹ thuật lập định mức cho các khoản chi phí theo những tiêu
chuẩn cụ thể gắn với từng sản phẩm, từng giai đoạn cụ thể trên cơ sở phân tích hoạt
động của công ty. Việc lập định mức chi phí nói trên dựa trên những nghiên cứu về các
dữ liệu trước đây được cung cấp bởi Phòng Kế toán – Tài chính, để đưa ra một sự so
sánh chuẩn cũng như căn cứ vào diễn biến giá cả trên thị trường và chiến lược phát
triển của công ty.
 Sinh viên: Vũ Thị Hợp Lớp: Kế toán 48C 
Chuyên đề thực tập 11 GVHD: ThS. Phạm Thị Minh Hồng

- Bước kế tiếp là thu thập các thông tin về chi phí thực tế. Công việc này không
chỉ là trách nhiệm của Phòng Kế toán – Tài chính mà còn được tham gia của Phòng Kế
hoạch – Kỹ thuật và Phòng Kinh doanh để công ty có thể chủ động hơn trong việc xử
lý những thông tin liên quan đến chi phí. Các chi phí sẽ được phân bổ thành từng loại
cụ thể: CPSX, chi phí ngoài sản xuất; trong CPSX lại bao gồm các loại chi phí:
CPNVLTT, CPNCTT, CPSXC.
- Phòng Kinh doanh có trách nhiệm phân tích biến động giá cả trên thị trường
theo định kỳ, dựa trên những thông tin chi phí thực tế và so sánh với định mức đã thiết
lập để dễ dàng xác định sự khác biệt giữa chi phí thực tế với định mức, đồng thời
khoanh vùng những nơi phát sinh chi phí biến động. Sau khi điều tra và biết được
nguyên nhân biến động chi phí, Phòng Kinh doanh cùng với Phòng Kế hoạch – Kỹ
thuật tiến hành xác định và kiểm soát chi phí.
- Căn cứ vào các thống kê kế toán, báo cáo doanh thu, báo cáo nhân sự và tiền
lương… do bộ phận kế toán, quản trị và thống kê cung cấp, đồng thời kết hợp với
những yếu tố khách quan, Phòng Tài chính – Kế toán tiến hành phân loại, tổng hợp,
phân tích và đánh giá các khoản chi phí, so sánh kết quả phân loại của kỳ này với các
kỳ trước của công ty với các công ty cùng ngành, lĩnh vực sản xuất, so sánh với các
chuẩn mực của ngành.
- Căn cứ vào các đánh giá và phân tích nói trên, Phòng Tài chính – Kế toán gửi
báo cáo lên Ban Tổng Giám đốc để giúp Tổng Giám đốc hoạch định chiến lược chi tiêu
ngắn hạn và dài hạn của công ty.
 Sinh viên: Vũ Thị Hợp Lớp: Kế toán 48C 
Chuyên đề thực tập 12 GVHD: ThS. Phạm Thị Minh Hồng
CHƯƠNG II:
THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VẦ TÍNH GIÁ
THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CPCKXDGT THĂNG LONG
2.1. KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT
2.1.1. Đối tượng, phương pháp tập hợp CPSX
Sản phẩm của công ty chủ yếu là các sản phẩm đơn nhất, mỗi loại sản phẩm
được giao cho một bộ phận trong các xí nghiệp sản xuất. Do đó công ty tiến hành tập

hợp CPSX theo từng sản phẩm sản xuất. Chẳng hạn, trong quý I năm 2010, tại Xí
nghiệp XDTMGT, kế toán tập hợp CPSX cho sản phẩm “Biển báo phản quang” theo
các khoản mục chi phí:
- CPNVLTT sản xuất Biển báo phản quang
- CPNCTT sản xuất Biển báo phản quang
- CPSXC sản xuất Biển báo phản quang
Theo đó công ty áp dụng phương pháp tập hợp CPSX theo từng sản phẩm. Đó
sẽ là cơ sở để kế toán tính giá thành sản phẩm.
2.1.2. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
2.1.2.1. Nội dung
Tại công ty CPCKXDGT Thăng Long, được tập hợp vào khoản mục CPNVLTT
bao gồm:
- NVL chính xuất kho phục vụ cho hoạt động sản xuất sản phẩm như: thép ống,
thép hình các loại, tôn, giấy phản quang, bạc đồng, hạt phản quang…
- NVL phụ xuất kho phục vụ cho hoạt động sản xuất sản phẩm như: đề can, bu
lông, đinh tán, cao su, van, long đen, bông thủy tinh…
Đơn giá NVL xuất kho sẽ là cơ sở để hạch toán CPNVLTT. Đối với NVL mua
ngoài không nhập kho mà chuyển thẳng xuống xí nghiệp sản xuất thì CPNVLTT
không bao gồm chi phí thu mua (chi phí vận chuyển, chi phí bốc dỡ). Và theo quy định
 Sinh viên: Vũ Thị Hợp Lớp: Kế toán 48C 
Chuyên đề thực tập 13 GVHD: ThS. Phạm Thị Minh Hồng
của công ty, trong trường hợp này thì, toàn bộ chi phí thu mua NVL được tính vào
CPSXC trong kỳ.
Hàng quý, Phòng Kế hoạch – Kỹ thuật lập định mức vật tư căn cứ vào kế hoạch
SXKD do phòng Kinh doanh lập ra và chuyển xuống các Xí nghiệp sản xuất. Các Xí
nghiệp sản xuất mang “Định mức NVL sử dụng” xuống phòng Tài chính - Kế toán để
lập phiếu xuất kho, sau đó xuống kho để lĩnh NVL. Trong trường hợp kho không có
hoặc không đủ NVL theo yêu cầu thì các Xí nghiệp sản xuất sẽ trực tiếp mua ở ngoài
khi được sự phê duyệt của Trưởng phòng Kinh doanh, sau đó mang chứng từ về Phòng
Tài chính – Kế toán để thanh toán. Lúc này NVL mua về được đưa thẳng xuống Xí

nghiệp sản xuất mà không phải nhập kho công ty. Giá trị lô NVL này được hạch toán
vào chi phí NVL trong kỳ.
Đến cuối quý, Kế toán Hàng tồn kho, Thủ kho xuống xí nghiệp sản xuất đánh
giá, kiểm kê vật tư không sử dụng hết. Số vật tư không dùng hết này được giữ lại xí
nghiệp để sản xuất kỳ sau chứ không nhập lại kho của công ty, nhưng kế toán Hàng tồn
kho vẫn hạch toán Nợ TK 1521, Có TK 621 (chi tiết cho từng loại sản phẩm).
Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành căn cứ vào các phiếu xuất kho, định
mức vật tư, báo cáo sử dụng vật tư, báo cáo vật tư tồn tại xí nghiệp sản xuất để tính ra
giá trị NVL thức tế đã sử dụng trong kỳ theo công thức:
Giá trị NVL
sử dụng
trong kỳ
=
Giá trị NVL
tồn ở xí nghiệp
đầu kỳ
+
Giá trị NVL
nhập từ kho
trong kỳ
+
Giá trị NVL
mua ngoài
trong kỳ
-
Giá trị NVL
tồn ở xí nghiệp
cuối kỳ
Sau khi tính được giá trị NVL sử dụng trong kỳ, Kế toán đối chiếu với số liệu
trên Sổ chi tiết TK 621. Nếu có chênh lệch thì tiến hành điều chỉnh, ghi giảm

CPNVLTT trong kỳ.
2.1.2.2. Tài khoản sử dụng
Nhằm phục vụ cho công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm,
căn cứ vào chế độ kế toán hiện hành cũng như đặc điểm hoạt động sản xuất, công ty sử
dụng TK 621 “Chi phí nguyên vật liêu trực tiếp” để tập hợp CPNVLTT.
 Sinh viên: Vũ Thị Hợp Lớp: Kế toán 48C 
Chuyên đề thực tập 14 GVHD: ThS. Phạm Thị Minh Hồng
Nội dung TK:
Bên Nợ Bên Có
- Tập hợp chi phí nguyên, vật liệu xuất dùng
trong chế tạo sản phẩm hay thực hiện các
- Giá trị vật liệu xuất dùng không hết
- Kết chuyển chi phí vật liệu trực tiếp
Không có số dư cuối kỳ
TK này được chi tiết cho từng sản phẩm như sau:
-TK 621:01 Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp sản xuất Biển báo phản quang
-TK 621:02 Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp sản xuất Tấm sóng các loại
-TK 621:03 Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp sản xuất Gương cầu giao thông
-TK 621:07 Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp sản xuất Sơn đường
-TK 621:08 Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp sản xuất Máy phun sơn nóng
-TK 621:11 Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp sản xuất Tấm chống chói
-TK 621:12 Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp sản xuất Sàn lót
-TK 621:37 Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp sản xuất Rọ đá
-TK 621:45 Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp sản xuất Cột km
-TK 621:47 Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp sản xuất Nhôm kính
……….
2.1.2.3. Quy trình ghi sổ kế toán chi tiết
Công ty tiến hành theo dõi và quản lý CPNVLTT bắt đầu từ khâu xuất kho NVL
cho sản xuất sản phẩm. Việc xuất kho NVL cho sản xuất chỉ được thực hiện khi có
định mức vật tư đã được phê duyệt của Phòng kinh doanh.

Căn cứ vào kế hoạch sản xuất trong kỳ, và dựa vào định mức tiêu hao cho từng
sản phẩm, phòng Kế hoạch – Kỹ thuật xác định số lượng và chủng loại NVL cần thiết
cho từng xí nghiệp sản xuất và từng loại sản phẩm, sau đó tiến hành lập định mức vật
 Sinh viên: Vũ Thị Hợp Lớp: Kế toán 48C 
Chuyên đề thực tập 15 GVHD: ThS. Phạm Thị Minh Hồng
tư cho từng chủng loại NVL đã xác định. Sau khi được ký duyệt, định mức vật tư được
chuyển xuống các xí nghiệp sản xuất. Căn cứ vào phiếu này, các xí nghiệp xuống kho
vật liệu để lĩnh vật tư về xí nghiệp để tiến hành sản xuất.
Định mức vật tư được lập thành 3 liên trong đó:
- Liên 1: do xí nghiệp có nhu cầu sử dụng vật tư giữ
- Liên 2: giao cho thủ kho, cuối tháng chuyển lên cho phòng Tài chính – Kế toán
- Liên 3: phòng Kế hoạch - Kỹ thuật giữ
Biểu 2.1: Định mức tiêu hao NVL của 1 đơn vị sản phẩm Biển tam giác
(Nguồn: Phòng Kế hoạch – Kỹ thuật)
 Sinh viên: Vũ Thị Hợp Lớp: Kế toán 48C 
Mã SP: BTG Tên SP: Biển tam giác cạnh 700 ĐV tính: chiếc
1 Tôn dầy 3mm
TON
3mm
kg 4,37 3 4,50 Nội địa
2 Giấy phản quang 74 m
2
0,263 5 0,276 Nội địa
Ngày … tháng … năm …
Chuyên đề thực tập 16 GVHD: ThS. Phạm Thị Minh Hồng
Biểu 2.2: Định mức tiêu hao NVL của 1 đơn vị sản phẩm Cột biển báo
(Nguồn: Phòng Kế hoạch – Kỹ thuật)
Nhìn chung định mức tiêu hao NVL một đơn vị sản phẩm thường không thay
đổi trong các kỳ, nó chỉ thay đổi đôi chút về chất lượng, mẫu mã, khối lượng NVL khi
tiến hành sản xuất theo đơn đặt hàng đặc biệt.

Các xí nghiệp sản xuất lĩnh vật tư tại kho NVL căn cứ vào phiếu tổng hợp chủng
loại và số lượng NVL cần thiết cho sản xuất của xí nghiệp mình trong kỳ được xác
định dựa trên định mức tiêu hao NVL cho một đơn vị sản phẩm và khối lượng sản
phẩm kế hoạch sản xuất trong kỳ.
Khối lượng biển báo phản quang mà phòng Kinh doanh phê duyệt sản xuất
trong Quý I năm 2010 cho Xí nghiệp XDTMGT như sau:
 Sinh viên: Vũ Thị Hợp Lớp: Kế toán 48C 

Tên SP: Cột biển báo ĐV tính: cột
STT
Tên nguyên vật
liệu

NVL
ĐV
tính
Định
mức
Tỷ lệ hao
hụt
Định mức kể
cả hao hụt
Nguồn
cung cấp
1 Thép ống phi 90 TOF90 cây 0,5 0,5 Nội địa
2 Sơn chống rỉ SCR kg 0,1 0,1 Nội địa
3 Sơn màu SON kg 0,1 0,1 Nội địa

Ngày … tháng … năm …
Người lập TP Kế hoạch - Kỹ thuật TP Kinh doanh

(Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên)
Chuyên đề thực tập 17 GVHD: ThS. Phạm Thị Minh Hồng
Biểu 2.3: Kế hoạch sản xuất Biển báo phản quang quý I năm 2010
STT Tên sản phẩm
Mã sản
phẩm
Đơn vị Số lượng
1 Biển tam giác cạnh 700 BTG biển 160
2 Biển tam giác cạnh 900 BTGC900 biển 2
3 Biển tròn phi 700 BT biển 80
4 Biển tròn phi 900 BTF900 biển 30
5 Biển 1×1,6m B1×1,6m biển 25
6 Biển 1×1,2m B1×1,2m biển 2
7 Biển 2,75×0,8m B2,75×0,8m biển 1
8 Biển 0,7×0,7m B0,7×0,7m biển 21
9 Biển 0,7×1m B0,7×1m biển 2
10 Biển 0,6×0,9m B0,6×0,9m biển 4
11 Biển phụ gương BPG biển 30
12 Biển 1,5×2,4m B1,5×2,4m biển 1
13 Biển 1,4×10m B1,4×10m biển 1
(Nguồn: Phòng Kế hoạch – Kỹ thuật)
Dưới đây là định mức NVL sử dụng tại Xí nghiệp XDTMGT sử dụng để sản
xuất biển báo phản quang trong Quý I năm 2010:
 Sinh viên: Vũ Thị Hợp Lớp: Kế toán 48C 
Chuyên đề thực tập 18 GVHD: ThS. Phạm Thị Minh Hồng
Biểu 2.4: Định mức sử dụng NVL tại Xí nghiệp XDTMGT quý I năm 2010
Biểu 2.4: Định mức sử dụng NVL tại Xí nghiệp XDTMGT quý I năm 2010
(Nguồn: Phòng Kế hoạch – Kỹ thuật)
Các xí nghiệp sản xuất mang phiếu phiếu này lên phòng Kế toán – Tài chính để
lập phiếu xuất kho. Sau đó mang phiếu xuất kho xuống kho để lĩnh vật tư về để phục

vụ HĐSXKD của xí nghiệp mình. Nếu số lượng NVL lĩnh chưa đủ so với định mức thì
căn cứ vào số thực lĩnh, xí nghiệp có thể đề nghị phòng kinh doanh để mua vật tư trực
tiếp bên ngoài; hoặc khi kho có đủ NVL cần thiết thì xí nghiệp sẽ yêu cầu được lĩnh đủ
số lượng NVL còn thiếu.
 Sinh viên: Vũ Thị Hợp Lớp: Kế toán 48C 
ĐỊNH MỨC SỬ DỤNG NGUYÊN VẬT LIỆU
TẠI XÍ NGHIỆP XÂY DỰNG THƯƠNG MẠI GIAO THÔNG
QUÝ I NĂM 2010
1 Tôn dầy 3mm TON 3mm kg
5317
2300
2 Thép ống F90 TOF90 cây 30 30
3 Giấy phản quang 74 m
2
171,34 167
4 Sơn chống rỉ SCR kg 5,8 5,75
5 Sơn màu SON kg 5,8 5,75
6 Bu lông M 10 BLM10 bộ 60 60

Ngày … tháng … năm …
Người lập
(Ký, ghi rõ họ tên)
TP Kế hoạch - Kỹ thuật
(Ký, ghi rõ họ tên)
TP Kinh doanh
(Ký, ghi rõ họ tên)
Chuyên đề thực tập 19 GVHD: ThS. Phạm Thị Minh Hồng
Biểu 2.5: Phiếu xuất kho Số 015
C
(Nguồn: Phòng Tài chính – Kế toán)

 Sinh viên: Vũ Thị Hợp Lớp: Kế toán 48C 
CÔNG TY CỔ PHẨN CƠ KHÍ
XÂY DỰNG GIAO THÔNG
THĂNG LONG
Mẫu số: 02-VT
(Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC)
ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng BTC

PHIẾU XUẤT KHO
Ngày 17 tháng 1 năm 2010 Nợ TK 621:01
Số: 015
C
Có TK 1521

-Họ và tên người nhận hàng: Ông Khải Bộ phận: XNXDTMGT
-Lý do xuất kho: sản xuất biển báo
-Xuất tại kho: NVL

ST
T
Tên, nhãn hiệu, quy cách,
phẩm chất vật tư, dụng cụ,
sản phẩm, hàng hóa
Mã số
ĐV
tính
Số lượng
Đơn giá Thành tiền
Yêu
cầu

Thực
xuất
A B C D 1 2 3 4
1 Thép ống phi 90 TOF90 cây 30
341.905 10.257.150
2 Giấy phản quang 74 m
2
167 122.612 20.476.204
Cộng
30.733.354

-Tổng số tiền (Viết bằng chữ): ba mươi triệu bẩy trăm ba mươi ba nghìn ba trăm năm
mươi bốn đồng
-Số chứng từ gốc kèm theo: ………………………………………

Ngày 17 tháng 1 năm 2010
Người lập phiếu
(Ký, họ tên)
Người nhận hàng
(Ký, họ tên)
Thủ kho
(Ký, họ tên)
Kế toán trưởng
(Ký, họ tên)
Giám đốc
(Ký, họ tên)
Chuyên đề thực tập 20 GVHD: ThS. Phạm Thị Minh Hồng
Phiếu xuất kho được lập thành 3 liên. Trong đó:
- Liên 1: Lưu tại Phòng Tài chính – Kế toán
- Liên 2: Chuyển xuống thủ kho

- Liên 3: Lưu tại xí nghiệp lĩnh vật tư
Tại Phòng Tài chính – Kế toán, căn cứ vào phiếu xuất kho Kế toán nhập số liệu
vào phần mềm kế toán:
Giao diện phần mềm kế toán khi nhập Phiếu xuất kho:
Ngoài phiếu xuất kho trên thì trong Quý I còn phát sinh 2 Phiếu xuất kho từ kho
NVL phục vụ cho hoạt động sản xuất Biển báo phản quang của Xí nghiệp XDTMGT:
- Phiếu xuất kho số 019
C
ngày 19/1/2010, xuất 2300 kg tôn dầy 3mm với tổng
giá tổng giá trị 22.123.700 đ
 Sinh viên: Vũ Thị Hợp Lớp: Kế toán 48C 

×