Tải bản đầy đủ (.doc) (130 trang)

tạo việc làm cho thanh niên trên địa bàn tỉnh nam định đến năm 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (615.29 KB, 130 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
* * *
HÀ DUY HÀO
TẠO VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NAM ĐỊNH ĐẾN NĂM 2015
LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ
Hà Nội, năm 2010
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
* * *
HÀ DUY HÀO
TẠO VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NAM ĐỊNH ĐẾN NĂM 2015
Chuyªn ngµnh: Kinh tÕ lao ®éng
LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. LÊ THANH HÀ
Hà Nội, năm 2010
MỤC LỤC
MUC LUC̣ ̣ 3
DANH M C CÁC CH VI T T TỤ Ữ Ế Ắ 3
DANH M C BI U Ụ Ể 5
TOM T T LU N V N TH C S ́ ́Ă Ậ Ă Ạ Ỹ 9
L I NÓI UỜ ĐẦ 1
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
1
2
3
4
5
6
7
8


9
10
11
12
13
14
15
16
17
XHCN
CHXHCNVN
CNH - HĐH

LLLĐ
LLLĐ TN
NN
CN - XD
DV
TM - DV
NLN
LĐ - TB & XH
CĐ, ĐH
KT - XH
LV
VL
TT
Xã hội chủ nghĩa
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam
Công nghiệp hóa - hiện đại hóa
Lao động

Lực lượng lao động
Lực lượng lao động thanh niên
Nông nghiệp
Công nghiệp - xây dựng
Dịch vụ
Thương mại - dịch vụ
Nông lâm nghiệp
Lao động - Thương binh và Xã hội
Cao đẳng, Đại học
Kinh tế - Xã hội
Làm việc
Việc làm
Thành thị
18
19
20
21
22
23
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33

34
35
36
37
38
39
NT
THPT
GQVL
XKLĐ
QGGQVL
TTDVVL
CTQGVL
GQVL - GN
THCS
LĐ - VL
CNKT
CMKT
ĐTNN
XĐGN
TPKT
TTLĐ
HĐKT
TVL
SLĐ
TLSX
KTTT
THCN
TNCSHCM
Nông thôn

Trung học phổ thông
Giải quyết việc làm
Xuất khẩu lao động
Quỹ quốc gia giải quyết việc làm
Trung tâm dịch vụ việc làm
Chương trình quốc gia giải quyết việc làm
Giải quyết việc làm và Giảm nghèo
Trung học cơ sở
Lao động – Việc làm
Công nhân kỹ thuật
Chuyên môn kỹ thuật
Đầu tư nước ngoài
Xóa đói giảm nghèo
Thành phần kinh tế
Thị trường lao động
Hoạt động kinh tế
Tạo việc làm
Sức lao động
Tư liệu sản xuất
Kinh tế thị trường
Trung học chuyên nghiệp
Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh
DANH MỤC BIỂU
Trang
Biêu sô 2.1. Tông dân sô tinh Nam inh́ ́̉ ̉ ̉ Đ ̣
trong cac n m 2006 – 2008́ ă 27
Bi u sô 2.2. T ng s vi c làm m i (c úể ổ ố ệ ớ ầ
lao ng m i) cho thanh niên Nam inhđộ ớ Đ ̣
trong các n m 2006 – 2008ă 29
B ng 2.3. Tình tr ng vi c làm c a LLLả ạ ệ ủ Đ

thanh niên Nam nh các n mĐị ă 30
Biêu sô 2.4. Tình hình vi c làm, t ó̉ ệ ạ
vi c làm cho thanh niên qua các n m ệ ă
31
Biêu sô 2.5. Tình tr ng thât nghiêp c á ́̉ ạ ̣ ủ
LLL TN Nam nh các n mĐ Đị ă 33
Bi u sô 2.6. T l th t nghi p c a laóể ỷ ệ ấ ệ ủ
ng và thanh niênđộ 34
t nh Nam nh các n m 2006, 2007, 2008ỉ Đị ă 34
Bi u sô 2.7. T l thi u vi c làm c a Ĺể ỷ ệ ế ệ ủ Đ
thanh niên các n m 2006-2008ă 35
Biêu sô 2.8. C c u lao ng thanh niêń̉ ơ ấ độ
co viêc lam tinh Nam inh ́ ̣̀ ̉ Đ ̣ 37
phân b theo ngành kinh t các n m.ổ ế ă 37
Biêu sô 2.9. C c u lao ng thanh niêń̉ ơ ấ độ
co viêc lam m i cua Nam inh phân b́ ̀ ̣́ ơ ̉ Đ ̣ ổ
theo ngành kinh t các n m.ế ă 38
Bi u 2.10. Tình hình vi c làm, t o vi cể ệ ạ ệ
làm cho thanh niên theo thành th vàị
nông thôn 40
Bi u sô 2.11: S thanh niên có vi c làḿể ố ệ
phân theo thành ph n kinh t .ầ ế 41
Bi u s 2.12. Thu nh p bình quân thángể ố ậ
c a lao ng thanh niên Nam inhủ độ Đ ̣
phân theo ngành kinh t qua các n m.ế ă
43
Bi u sô 2.13. T ng h p ch ng trình vaýể ổ ợ ươ
v n gi i quy t vi c làm các n m.ố ả ế ệ ă 45
Bi u s 2.14. Quy mô và c c u ngu n v nể ố ơ ấ ồ ố
u t c a t nh N các n m.đầ ư ủ ỉ Đ ă 54

Bi u sô 2.15. S l ng dân s trong ́ể ố ượ ố độ
tu i thanh niên (15-29 tu i) cua tinhổ ổ ̉ ̉
Nam inh tham gia l c l ng lao ngĐ ̣ ự ượ độ
các n m 2006-2008ă 56
Bi u sô 2.16. S l ng và c c u l ćể ố ượ ơ ấ ự
l ng lao ông thanh niên tinh Namượ đ ̣ ̉
inh (15 - 29 tu i) theo ia ban các n m̀Đ ̣ ổ đ ̣ ă
2006-2008 56
Bi u 2.17. S thanh niên tham gia H KTể ố Đ
chia theo nhóm tu i và t l so v iổ ỷ ệ ớ
t ng s ng i tham gia H KT toan tinh̀ổ ố ườ Đ ̉
Nam inh cac n ḿĐ ̣ ă 57
Bi u sô 2.18. S thanh niên tham giáể ố
H KT chia theo nhóm tu i và t l soĐ ổ ỷ ệ
v i t ng s thanh niên tham gia H KTớ ổ ố Đ
toan tinh N cac n m 2006 –2008̀ ́̉ Đ ă 57
Bi u sô 2.19. Trình h c v n c a LLĹể độ ọ ấ ủ Đ
TN Nam inh các n mĐ ̣ ă
59
Biêu sô 2.20. C c u trình CMKT cuá̉ ơ ấ độ ̉
LLL TN N n m 2008Đ Đ ă 60
Biêu sô 2.21. C câu thanh niên Naḿ ́̉ ơ
inh chia theo trinh ô CMKT̀Đ ̣ đ ̣ 60
Bi u 2.22: C c u trình CMKT c a LLLể ơ ấ độ ủ Đ
TN theo khu v c n m 2008ự ă 62
Bi u 2.23: Bi u t ng h p k t qu vay v nể ể ổ ợ ế ả ố
120 t o vi c làm ạ ệ 70
cho ng i lao ng t nh Nam nh tườ độ ỉ Đị ừ
n m 2006 – 2008ă 70
Biêu sô 3.1: D bao dân sô 15 tuôi tŕ ́ ́̉ ự ̉ ở

lên va dân sô trong tuôi thanh niêǹ ́ ̉
c a t nh Nam nh (gi nh m c sinhủ ỉ Đị ả đị ứ
gi m xu ng).ả ố 81
Biêu s 3.2: D báo quy mô t o vi c làm̉ ố ự ạ ệ
cho thanh niên Nam nh n n m 2010Đị đế ă
và 2015. 82
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
* * *
HÀ DUY HÀO
TẠO VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NAM ĐỊNH ĐẾN NĂM 2015
Chuyªn ngµnh: Kinh tÕ lao ®éng
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SỸ
Hà Nội, năm 2010
1
LỜI NÓI ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài:
Trong xu thế hội nhập quốc tế và toàn cầu hóa, cùng với việc Việt Nam
trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), đã
đang mở ra nhiều cơ hội mới, song cũng đặt ra nhiều thách thức cho nước ta,
nhất là vấn đề việc làm cho người lao động nói chung và thanh niên nói riêng.
Nước ta đang phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận
hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã
hội chủ nghĩa, việc làm cho người lao động luôn gắn liền với ổn định kinh tế
xã hội, xóa đói giảm nghèo, tạo đà cho phát triển kinh tế đất nước. Do đó, vấn
đề tạo việc làm, sử dụng hợp lý nguồn nhân lực là một trong những vấn đề
kinh tế xã hội được Đảng, Nhà nước và các địa phương đặc biệt quan tâm.
Đối với Nam Định, tạo nhiều việc làm, sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực là
mục tiêu quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Tỉnh Nam Định có một vị trí địa lý thuận lợi cho sự phát triển kinh tế -

xã hội nhanh và bền vững. Được xác định là trung tâm các tỉnh nam sông
Hồng, với vị trí địa lý thuận lợi đó những năm qua Nam Định đã đạt được
những thành tựu đáng kể trong phát triển kinh tế - xã hội và giải quyết việc
làm, hàng năm giải quyết được một số lượng lớn việc làm. Tuy nhiên, tỷ lệ
thất nghiệp của Nam Định vẫn ở mức cao, giải quyết lao động dôi dư đã trở
lên bức xúc. Bên cạnh đó, số lượng thanh niên bước vào tuổi lao động ngày
càng lớn.
Thanh niên gồm những người từ 15 tuổi trở lên đến 29 tuổi, có sức
khỏe, trẻ, năng động, có tinh thần học hỏi, ham tìm tòi, khám phá những tri
thức mới, họ có khả năng thích nghi nhanh khi môi trường làm việc thay đổi,
hơn nữa, thanh niên cũng chính là tương lai của đất nước, tạo mọi thuận lợi
cho thanh niên phát triển chính là thúc đẩy sự phát triển của đất nước.
Hiện nay, cũng như thanh niên cả nước, thanh niên trên địa bàn tỉnh
Nam Định cũng đang phải đối mặt với sức ép to lớn về việc làm, tỷ lệ thất
nghiệp của thanh niên ở thành thị cao trong khi thanh niên ở nông thôn sử
dụng thời gian lao động ít, thiếu việc làm nhiều, chủ yếu làm việc trong lĩnh
vực nông nghiệp, gây lãng phí lớn về nguồn lực. Do đó, thất nghiệp hoặc
thiếu việc làm đối với thanh niên là vấn đề cần đặc biệt quan tâm. Thất nghiệp
đối với thanh niên không chỉ ảnh hưởng đến thu nhập, sức mua, gây ra sự
chán nản, suy giảm lòng tin của người không có việc làm , mà còn là một
trong những nguyên nhân làm phát sinh các tệ nạn xã hội, gây ra những hậu
quả nghiêm trọng cho gia đình và xã hội.
Tất cả những vấn đề trên đang gây sức ép tạo việc làm cho người lao
động, đặc biệt là thanh niên trên địa bàn tỉnh Nam Định. Do đó, việc nghiên
cứu lý luận và thực tiễn về công tác tạo việc làm cho thanh niên Tỉnh Nam
Định nhằm phát huy tiềm năng nguồn lực lao động của thanh niên, tạo ra sự
ổn định về đời sống vật chất và tinh thần của thanh niên, đồng thời góp phần
giữ vững ổn định an ninh, trật tự trên địa bàn tỉnh… Là một việc làm cần
thiết, khách quan, xuất phát từ nhu cầu của thực tiễn đòi hỏi.
Vì vậy, tác giả lựa chọn và viết đề tài "Tạo việc làm cho thanh niên trên

địa bàn tỉnh Nam Định đến năm 2015" làm luận văn thạc sỹ.
2. Nội dung và mục đích nghiên cứu:
- Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn tạo việc làm cho thanh niên.
- Phân tích thực trạng tạo việc làm cho thanh niên trên địa bàn tỉnh
Nam Định, phát hiện nguyên nhân của những tồn tại trong vấn đề tạo việc làm
cho thanh niên trong thời gian qua.
- Đề xuất một số quan điểm và giải pháp nhằm tạo việc làm cho thanh
niên trên địa bàn tỉnh Nam Định đến năm 2015.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu: Tạo việc làm cho thanh niên.
2
- Phạm vi nghiên cứu: Thanh niên từ 15 – 29 tuổi tham gia hoạt động
kinh tế thường xuyên do Nam Định quản lý đến năm 2015.
4. Phương pháp nghiên cứu:
Trong quá trình nghiên cứu, tác giả sử dụng một số phương pháp như
phương pháp duy vật biện chứng, phương pháp duy vật lịch sử, phương pháp
phân tích tổng hợp, thống kê, so sánh, khảo sát thực tế,…
5. Kết cấu của luận văn:
Tên luận văn "Tạo việc làm cho thanh niên trên địa bàn tỉnh Nam
Định đến năm 2015".
Ngoài phần mục lục, lời nói đầu, kết cấu luận văn, danh mục và tài liệu
tham khảo, luận văn gồm 3 chương:
Chương I: Việc làm và sự cần thiết tạo việc làm cho thanh niên.
Chương II: Phân tích thực trạng tạo việc làm cho thanh niên trên địa
bàn tỉnh Nam Định trong những năm qua.
Chương III: Quan điểm và giải pháp chủ yếu tạo việc làm cho thanh
niên trên địa bản tỉnh Nam Định đến năm 2015.
3
CHƯƠNG 1. VIỆC LÀM VÀ SỰ CẦN THIẾT TẠO VIỆC LÀM
CHO THANH NIÊN

1.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM VỀ VIỆC LÀM VÀ TẠO VIỆC LÀM CHO
THANH NIÊN.
1.1.1. Việc làm.
Đã có nhiều công trình nghiên cứu đưa ra khái niệm việc làm theo các
khía cạnh khác nhau:
* Theo Điều 13, chương II (Việc làm) của Bộ Luật lao động nước
CHXHCNVN (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2007) quy định: "Mọi hoạt
động lao động tạo ra nguồn thu nhập, không bị pháp luật cấm đều được thừa
nhận là việc làm".
Theo khái niệm trên, một hoạt động được coi là VL cần thỏa mãn 2 điều kiện:
Một là, hoạt động đó phải có ích và tạo ra thu nhập cho người lao động và
cho các thành viên trong gia đình. Điều này chỉ rõ tính hữu ích và nhấn mạnh
tiêu thức tạo ra thu nhập của việc làm.
Thứ hai, hoạt động đó không bị pháp luật ngăn cấm. Điều này chỉ rõ tính
pháp lý của việc làm.
Hai tiêu thức đó có quan hệ chặt chẽ với nhau và là điều kiện cần và đủ để
một hoạt động lao động được thừa nhận là việc làm. Nếu một hoạt động tạo ra
thu nhập nhưng vi phạm pháp luật như trộm cắp, buôn bán ma tuý… thì không
được thừa nhận là việc làm. Mặt khác một hoạt động dù là hợp pháp và có ích
nhưng không tạo ra thu nhập cũng không được thừa nhận là việc làm.
Hạn chế của khái niệm trên:
Thứ nhất, tính hợp pháp của một hoạt động lao động được thừa nhận là
việc làm tuỳ thuộc vào luật pháp của mỗi quốc gia và mỗi thời kỳ.
4
Thứ hai, không phải mọi hoạt động có ích và cần thiết cho gia đình và xã
hội đều tạo ra thu nhập mặc dù nó góp phần giảm chi tiêu cho gia đình thay vì
thuê người làm công.
* Theo Tổ chức lao động quốc tế (ILO) thì khái niệm việc làm chỉ đề cập
đến trong mối quan hệ với lực lượng lao động. Vì vậy, “việc làm được coi là
hoạt động có ích mà không bị pháp luật ngăn cấm có thu nhập bằng tiền

(hoặc bằng hịên vật)”.
*Theo giáo trình Kinh tế nguồn nhân lực của Khoa Kinh tế & Quản
lý nguồn nhân lực - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội, khái niệm
việc làm được hiểu là:“Việc làm là trạng thái phù hợp về số lượng và chất
lượng giữa tư liệu sản xuất với sức lao động, để tạo ra hàng hóa theo yêu cầu
của thị trường”.
Như vậy theo khái niệm này có thể hiểu việc làm là một phạm trù để
chỉ trạng thái phù hợp giữa SLĐ và TLSX hoặc những phương tiện để sản
xuất ra của cải vật chất và tinh thần cho xã hội. Theo quan điểm này việc làm
có các đặc trưng sau:
Một là, VL là sự biểu hiện quan hệ của 2 yếu tố SLĐ (V) và TLSX (C).
Hai là, mang lại lợi ích (vật chất và tinh thần) cho xã hội.
Ba là, việc làm đó là trạng thái phù hợp giữa SLĐ và TLSX hoặc
những phương tiện mà họ sử dụng để thực hiện hoạt động. Sự phù hợp được
thể hiện ở cả hai mặt số lượng và chất lượng. Trạng thái phù hợp này có thể
được biểu hiện bằng mối quan hệ tỷ lệ của hai yếu tố này theo phương trình:
Việc làm = C/V
Trong đó: C: Đơn vị tư liệu sản xuất; V: Đơn vị lao động.
Như vậy, chỉ khi ở đâu có sự phù hợp của hai yếu tố SLĐ và TLSX
(hoặc phương tiện sản xuất) thì ở đó có VL. Từ mối quan hệ này cho thấy tỷ
lệ một đơn vị SLĐ có thể vận hành bao nhiêu đơn vị TLSX (thường biểu hiện
ở chỉ tiêu suất đầu tư cho một chỗ làm việc). Tỷ lệ này phụ thuộc vào từng
5
ngành nghề, từng nơi làm việc. Mặt khác trạng thái phù hợp giữa SLĐ và
TLSX chỉ có tính chất tương đối và thường xuyên thay đổi do tiến bộ khoa
học kỹ thuật hay trình độ phát triển của quan hệ sản xuất, theo hướng một đơn
vị LĐ sống sẽ vận hành ngày càng nhiều hơn số LĐ vật hóa. Trạng thái phù
hợp được thể hiện thông qua quan hệ tỷ lệ giữa chi phí ban đầu (C) như nhà
xưởng, máy móc thiết bị, nguyên vật liệu… và chi phí về SLĐ (V). Quan hệ
tỷ lệ biểu diễn sự kết hợp với trình độ công nghệ sản xuất. Khi trình độ công

nghệ thay đổi thì sự kết hợp đó cũng thay đổi theo, có thể công nghệ sử dụng
nhiều vốn hoặc công nghệ sử dụng nhiều SLĐ. Do đó, tuỳ từng điều kiện cụ
thể mà lựa chọn phương án phù hợp để có thể tạo việc làm cho người LĐ.
Khi chuyển từ trạng thái phù hợp này sang trạng thái phù hợp khác,
thông thường sẽ giảm bớt chi phí lao động, từ đó dẫn đến tình trạng thất
nghiệp hoặc thiếu việc làm. Như vậy có thể thấy sự phù hợp giữa SLĐ và
TLSX được thể hiện ở một số dạng như:
- Dạng tối ưu: Sử dụng triệt để tiềm năng về LĐ và các điều kiện vật
chất. Sự phù hợp này sẽ dẫn đến việc làm hợp lý, hiệu quả nhất. Trong trường
hợp này thể hiện sự phù hợp giữa chi phí ban đầu và SLĐ (tức là C/V = 1), có
nghĩa là mọi người có khả năng LĐ, có nhu cầu làm việc đều có việc làm.
- Dạng chấp nhận được: Trong trường hợp này chủ yếu mới chỉ sử
dụng hết thời gian lao động mà chưa tính đến hiệu quả của việc làm.
Sự không phù hợp giữa hai yếu tố này (tức là C/V < 1) được biểu hiện
dưới các dạng:
- Một bộ phận người LĐ bị tách khỏi quy trình sản xuất trở thành người
không có việc làm hoặc thất nghiệp hữu hình (là sự tồn tại một bộ phận
LLLĐ có khả năng và sẵn sàng làm việc nhưng không tìm được việc làm).
- Một bộ phận thời gian LĐ không được sử dụng hết và người LĐ trở
thành thiếu việc làm hoặt thất nghiệp trá hình.
6
Việc làm, thiếu VL, thất nghiệp là những phạm trù gắn liền với nhau và
gắn liền với người có khả năng LĐ. Những khái niệm này được hiểu như sau:
Thiếu việc làm
Thiếu việc làm hay còn gọi là bán thất nghiệp hoặc thất nghiệp trá hình,
là những người làm việc ít hơn mức mà mình mong muốn.
Thất nghiệp
Thất nghiệp là hiện tượng người lao động trong độ tuổi lao động có khả
năng lao động, muốn đi làm nhưng chưa có việc làm.
Người có việc làm

Theo tài liệu điều tra lao động việc làm của Bộ LĐ - TB & XH hàng năm:
Người có việc làm là những người từ đủ 15 tuổi trở lên trong nhóm dân
số HĐKT mà trong tuần lễ điều tra:
+ Đang làm công việc để nhận tiền lương, tiền công hay lợi nhuận bằng
tiền hay hiện vật.
+ Đang làm công việc không được hưởng tiền lương, tiền công hay lợi
nhuận trong các công việc sản xuất, kinh doanh của hộ gia đình mình.
+ Đã có công việc trước đó, song trong tuần lễ điều tra tạm thời không
làm việc và sẽ trở lại tiếp tục làm việc ngay sau thời gian tạm nghỉ việc.
Người có VL được chia làm 2 loại: Người có VL đầy đủ và người thiếu VL.
Người có việc làm đầy đủ: Gồm những người có số giờ làm việc trong
tuần lễ điều tra lớn hơn hoặc bằng 40 giờ, hoặc những người có số giờ làm
việc nhỏ hơn 40 giờ nhưng không có nhu cầu làm thêm, hoặc những người có
số giờ nhỏ hơn 40 giờ nhưng lớn hơn hoặc bằng số giờ qui định.
Người thiếu việc làm
Theo hướng dẫn điều tra lao động việc làm của Bộ Lao động - Thương
binh và Xã hội thì: người thiếu việc làm gồm những người trong tuần lễ điều
tra có tổng số giờ làm việc dưới 40 giờ, hoặc có số giờ làm việc nhỏ hơn giờ
7
quy định và có nhu cầu làm thêm giờ (trừ những người có số giờ làm việc
dưới 8 giờ, có nhu cầu làm việc mà không có việc làm).
Người thất nghiệp
Theo tài liệu hướng dẫn điều tra LĐ-VL của Bộ LĐ - TB & XH hàng
năm thì khái niệm người thất nghiệp được hiểu như sau: Người thất nghiệp là
người từ đủ 15 tuổi trở lên trong nhóm dân số HĐKT, mà trong tuần lễ điều
tra không có việc làm nhưng có nhu cầu được làm việc.
Các tỷ lệ người có việc làm, người thất nghiệp, người thiếu việc làm
theo thống kê sử dụng trong luận văn được tính dựa vào các số liệu điều tra
thực trạng LĐ-VL hàng năm. Các thước đo này được hiểu như sau:
- Tỷ lệ người có việc làm: là tỷ lệ phần trăm của số người có việc làm

so với dân số HĐKT.
- Tỷ lệ người thiếu việc làm: là tỷ lệ phần trăm của số người thiếu việc
làm so với dân số HĐKT.
- Tỷ lệ người thất nghiệp: là tỷ lệ phần trăm của số người thất nghiệp so
với Dân số hoạt động kinh tế.
Trong đó, dân số HĐKT được hiểu như sau:
Dân số HĐKT hay còn gọi là LLLĐ bao gồm những người đủ 15 tuổi
trở lên đang có việc làm hoặc không có việc làm, nhưng có nhu cầu làm việc.
Trong dân số HĐKT nếu xét theo tình trạng việc làm thì nó bao gồm
người có việc làm và người thất nghiệp.
Trong luận văn này, tác giả đồng tình với khái niệm “Việc làm là phạm
trù để chỉ trạng thái phù hợp giữa sức lao động và những điều kiện cần thiết
(vốn, tư liệu sản xuất, công nghệ…) để sử dụng sức lao động đó”. Trên cơ sở
này sẽ phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tạo VL và các mô hình tạo VL.
1.1.2. Tạo việc làm cho người lao động (trong đó có thanh niên).
Như trên đã phân tích, thực chất của việc làm là trạng thái phù hợp giữa
hai yếu tố SLĐ và TLSX bao gồm cả về số lượng và chất lượng. Tuy nhiên đó
8
mới chỉ là điều kiện cần để có được việc làm. Hay nói cách khác những điều
kiện về SLĐ và TLSX mới tồn tại như là một khả năng để tạo việc làm, muốn
biến khả năng này thành hiện thực (việc làm) phải cần có môi trường thuận
lợi cho sự kết hợp hai yếu tố này. Tuy SLĐ và TLSX kết hợp với nhau trong
điều kiện nhất định mới tạo ra việc làm song việc làm đó có được duy trì hay
không thì lại phụ thuộc vào nhiều yếu tố quan trọng khác như khả năng quản
lý, thị trường,.v.v. Thực tế cho thấy khi không có thị trường hoặc trình độ
quản lý yếu kém thì nhiều việc làm được tạo ra nhưng không duy trì được. Do
vậy tạo việc làm là một quá trình trong đó việc tạo ra chỗ làm việc và thu hút
lao động vào làm việc mới là khâu đầu tiên của quá trình đó.
Theo Giáo trình Kinh tế nguồn nhân lực của Khoa Kinh tế & Quản
lý nguồn nhân lực - Trường Đại học KTQD Hà nội, “Tạo việc làm được

hiểu là quá trình tạo ra số lượng và chất lượng tư liệu sản xuất, số lượng và
chất lượng sức lao động và các điều kiện kinh tế xã hội khác để kết hợp tư
liệu sản xuất và sức lao động”.
Tạo việc làm cho người lao động theo nghĩa chung nhất được hiểu là
đưa người lao động vào làm việc để tạo ra trạng thái phù hợp giữa SLĐ và
TLSX nhằm tạo ra hàng hoá và dịch vụ theo yêu cầu của thị trường.
Do đó, để có thể khái quát một cách đầy đủ về tạo việc làm cần bao
hàm các hoạt động sau:
- Thứ nhất là tạo ra TLSX: Tạo ra số lượng và chất lượng TLSX, biểu
hiện rõ nhất là vốn.
- Thứ hai là tạo ra số lượng và chất lượng SLĐ: Số lượng SLĐ phải
phù hợp, chất lượng SLĐ không ngừng được nâng cao để đáp ứng nhu cầu
đòi hỏi của nền kinh tế.
- Thứ ba là hình thành môi trường kinh tế - chính trị - xã hội cho sự kết
hợp hai yếu tố SLĐ và TLSX. Môi trường cho sự kết hợp các yếu tố này bao
gồm hệ thống các chính sách phát triển KT-XH, chính sách về khuyến khích
9
và thu hút lao động, chính sách bảo hộ sản xuất, trợ giúp thất nghiệp, thu hút
và khuyến khích đầu tư,.v.v.
- Thứ tư là thực hiện các giải pháp nhằm duy trì việc làm ổn định và có
hiệu quả cao: Các giải pháp có thể kể tới trong nhóm này là các giải pháp về
quản lý điều hành, về thị trường các yếu tố đầu vào và đầu ra của sản xuất,
các biện pháp khai thác có hiệu quả các nguồn lực, duy trì và nâng cao chất
lượng của SLĐ, kinh nghiệm quản lý của người sử dụng lao động,.v.v.
1.1.3. Thanh niên và những đặc điểm của thanh niên
1.1.3.1. Quan điểm về thanh niên và lực lượng lao động thanh niên.
Theo Điều 1, “Chương I: Những quy định chung” Luật Thanh niên Việt
Nam ban hành năm 2005, quy định: “Thanh niên quy định trong Luật này là
công dân Việt Nam từ đủ mười sáu tuổi đến ba mươi tuổi.”
Thanh niên là lứa tuổi đang trong thời gian chuyển tiếp giữa thời thiếu

niên và trưởng thành. Tuy nhiên, theo cơ cấu lứa tuổi của dân số các nước
trên thế giới có những quy định khác nhau về độ tuổi thanh niên, thông
thường từ 15 đến 24, 25, 29 hoặc 34 tuổi. Theo Liên Hợp Quốc lứa tuổi 15-34
là thuộc cơ cấu lao động trẻ. Còn thanh niên thường chỉ tính trong độ tuổi 15-
24 để hàm ý ở độ tuổi này thanh niên bao gồm những người rời ghế nhà
trường sớm nhất từ 15 tuổi (kết thúc PTCS khi 15 tuổi) và kết thúc việc đào
tạo nghề nghiệp ở cấp Đại học lúc 24 tuổi. Nhiều nước quy định ở độ tuổi 15-
24, riêng Việt Nam quy định ở độ tuổi 16 - 30 (tuổi còn sinh hoạt trong tổ
chức đoàn Thanh niên).
Tuy nhiên, trong phạm vi đề tài, nhằm đảm bảo phù hợp với các nhóm
lứa tuổi theo quy định trong thống kê, điều tra hàng năm tại Việt Nam, đảm
bảo cho việc phân tích được thống nhất, chính xác, thanh niên được hiểu là
công dân Việt Nam trong độ tuổi từ đủ 15-29 tuổi, với ba phân nhóm nhỏ, từ
đủ 15-19 tuổi, 20-24 tuổi và 25-29 tuổi.
10
Trong dân số thanh niên bao gồm dân số hoạt động kinh tế (hay còn gọi
là LLLĐ thanh niên) và dân số không hoạt động kinh tế (người đi học, nội trợ,
người tàn tật, ).
Sơ đồ 1. Cơ cấu dân số thanh niên theo nhu cầu làm việc
(Nguồn: Tổng hợp từ các định nghĩa tại các cuộc điều tra lao động – việc làm hàng năm)
Theo quy định tại điều 6, Bộ Luật Lao động (đã được sửa đổi, bổ sung
năm 2007), người lao động là “người ít nhất đủ 15 tuổi, có khả năng lao
động và có giao kết hợp đồng lao động”, tuy nhiên trong tình hình thực tế
phổ biến của thị trường lao động (TTLĐ), khái niệm về LLLĐ được hiểu là
những người có khả năng làm việc và sẵn sàng làm trong thời điểm điều tra.
Do đó, khái niệm LLLĐ thanh niên (sau đây gọi tắt là lao động thanh niên)
được sử dụng trong luận văn là những người trong độ tuổi từ đủ 15-29 tuổi,
có khả năng lao động và sẵn sàng làm việc, được chia ra làm 3 nhóm:
- Nhóm sau khi tốt nghiệp THCS hoặc THPT không có điều kiện học
lên, tham gia ngay vào TTLĐ. Đó là lao động phổ thông, chưa có nghề;

11
Dân số thanh niên
(từ đủ 15-29 tuổi)
Dân số thanh niên không
hoạt động kinh tế
Dân số thanh niên hoạt động
kinh tế (LLLĐ)
Lao động thanh niên
có việc làm
Lao động thanh niên
thất nghiệp
Lao động thanh niên
đủ việc làm
Lao động thanh niên
thiếu việc làm
- Nhóm sau khi tốt nghiệp các trường CĐ, ĐH, Dạy nghề sẵn sàng tham
gia vào TTLĐ. Đó là lao động có CMKT (có nghề);
- Nhóm bị mất việc làm hoặc thất nghiệp đang có nhu cầu việc làm, sẵn
sàng tham gia hoặc trở lại TTLĐ.
Như vậy, thanh niên khi xem xét dưới góc độ lực lượng tham gia TTLĐ
được gọi là lao động thanh niên, bao gồm những những thanh niên trong độ
tuổi (từ đủ 15 – 29) có khả năng lao động, hiện đang có việc làm hoặc thất
nghiệp.
1.1.3.2. Những đặc điểm của thanh niên:
*Những điểm mạnh của lao động thanh niên:
- Có thể lực, đáp ứng được nhu cầu sử dụng của các doanh nghiệp về
bộ phận nhân lực trẻ khỏe, thậm chí trong các công việc dùng sức là chính.
Đối với lao động qua đào tạo: Trong thực tế tuyển dụng lao động của
các doanh nghiệp, nhu cầu lao động được chia thành các cấu phần khác nhau.
Có những công việc đòi hỏi kỹ năng, kinh nghiệm; có những công việc đòi

hỏi kiến thức, kỹ năng và tố chất trẻ. Người sử dụng lao động thường không
đánh giá người lao động thanh niên và lao động lớn tuổi theo cùng một cách.
Đối với những công việc đòi hỏi kỹ năng và kinh nghiệm thường thì những
người lao động đứng tuổi chiếm ưu thế. Tuy nhiên, đối với những công việc
đòi hỏi không chỉ kiến thức, khả năng thích ứng, mà còn các tố chất thuộc về
sức trẻ thì LĐ thanh niên tốt nghiệp ĐH, CĐ và dạy nghề lại chiếm ưu thế.
Đối với lao động phổ thông: Trong cơ cấu sử dụng nhân lực của các
doanh nghiệp, không phải tất cả các bộ phận đều cần dùng nhân lực qua đào
tạo mà vẫn cần một bộ phận nhân lực làm các công việc đơn giản, yêu cầu có
sức khỏe là chính. Nhu cầu về lao động loại này tuy không nhiều, nhưng rõ
ràng lao động thanh niên có ưu thế hơn lao động trung niên và cao tuổi. Khả
năng cạnh tranh một vị trí làm việc của lao động thanh niên, do vậy là cao
hơn so với các nhóm lao động khác.
12
Rất nhiều phẩm chất của người lao động thanh niên được doanh nghiệp
đánh giá cao. Đây là điểm mạnh để ổn định việc làm. Trong số những phẩm
chất này, đáng chú ý nhất là sức khoẻ, quan hệ với đồng nghiệp tại nơi làm
việc. Nhờ những phẩm chất này mà việc hội nhập vào môi trường làm việc
của doanh nghịêp trở nên dễ dàng hơn. Lao động tốt nghiệp đại học, cao đẳng
và dạy nghề còn có những phẩm chất khác nữa như mong muốn thăng tiến
trong nghề nghiệp, khả năng tiến bộ trong công việc, quan hệ tốt với đồng
nghiệp và dễ hoà nhập vào môi trường làm việc
* Những hạn chế của lao động thanh niên:
- Đối với lao động thanh niên tốt nghiệp phổ thông, hạn chế lớn nhất là
không qua đào tạo nên việc hội nhập vào thị trường lao động không dễ dàng.
- Đối với lao động thanh niên qua đào tạo, hạn chế lớn nhất là cơ cấu
lao động tốt nghiệp ĐH, CĐ và trường nghề quá mất cân đối. Cơ cấu cung lao
động mất cân đối thể hiện trước hết ở quan hệ giữa lao động có trình độ đại
học với lao động có trình độ cao đẳng và công nhân kỹ thuật. Quan hệ này
thường được nhắc tới như “thừa thầy-thiếu thợ”. Đối với lao động tốt nghiệp

cao đẳng, đại học hay trường nghề, hạn chế thứ hai là kiến thức, kỹ năng có
được từ trường đào tạo còn có khoảng cách lớn đối với thực tiễn công việc
đòi hỏi. Chính vì vậy, sau khi tuyển xong, nhiều doanh nghiệp đã phải tổ chức
đào tạo lại, hoặc gửi đi đào tạo trước khi có thể sử dụng được họ. Khoảng
cách đối với yêu cầu của người sử dụng lao động có thể xem xét trên các mặt:
kinh nghiệm, kiến thức cập nhật, kỹ năng thích nghi, ngoại ngữ, khả năng
giao tiếp, v.v… Những khía cạnh này ít được đề cập hoặc đề cập không đầy
đủ trong quá trình học tập
- Đối với lao động thanh niên, họ còn có hạn chế nữa là tác phong lao
động công nghiệp, ý thức kỷ luật lao động còn yếu.
Lao động phổ thông phần lớn xuất thân từ nông thôn, nên ít có tác
phong lao động công nghiệp, hạn chế trong hiểu biết về luật pháp lao động,
13
ngỡ ngàng với những qui định, thủ tục giao kết hợp đồng lao động, chấp hành
nội qui lao động, v.v… nên không dễ cho lao động phổ thông tìm việc. Lối
sống hợp tác trong công việc với đồng nghiệp, tuân thủ sự chỉ đạo của cán bộ
quản lý còn yếu.
Cũng giống như lao động phổ thông, lao động tốt nghiệp từ các cơ sở
đào tạo còn mang nặng tác phong của người lao động ở một nước có phần
đông lao động làm việc ở nông thôn, trong khu vực nông nghiệp. Do nhiều
nội dung, nhiều khía cạnh không được trang bị trong trường đào tạo nên họ ít
có tác phong lao động công nghiệp, hạn chế trong hiểu biết về luật pháp lao
động, ngỡ ngàng với những qui định, thủ tục giao kết hợp đồng lao động,
chấp hành nội qui lao động, v.v…
- Lao động thanh niên nói chung có các mối quan hệ xã hội, nhất là
mạng lưới tuyển dụng rất hạn chế. Đây cũng là điểm yếu của họ khi tìm việc.
Nhiều nghiên cứu về thị trường lao động đã cho thấy việc tuyển dụng lao
động hiện nay chủ yếu thông qua các mối quan hệ xã hội - tồn tại một mạng
lưới xã hội trong tuyển dụng lao động.
- Tâm lý kén việc của người lao động thanh niên

Người lao động phổ thông là thanh niên, mặc dù không có trình độ
chuyên môn kỹ thuật nhưng về mặt tâm lý, hầu hết muốn làm việc tại các đô
thị lớn; rất ít người muốn làm việc ở khu vực nông thôn. Thêm vào đó đa số
hiện nay thanh niên muốn làm việc ở khu vực nhà nước và khu vực có vốn
đầu tư nước ngoài và ít người muốn làm việc ở khu vực tư nhân.
Với lao động qua đào tạo cũng có tâm lý kén việc. Hầu hết muốn làm
việc tại các đô thị lớn; rất ít người muốn làm việc ở khu vực nông thôn. Thêm
vào đó gần như đa số muốn làm việc ở khu vực nhà nước; chỉ ít người muốn
làm việc ở khu vực tư nhân. Trong khi khu vực kinh tế tư nhân là khu vực dẫn
đầu về tạo việc làm thì những tâm lý như vậy sẽ là rào cản cho việc hội nhập
vào thị trường lao động.
14
- Riêng đối với lao động thanh niên thất nghiệp, chưa có việc làm, họ
có những điểm mạnh và điểm yếu nói trên, song họ còn có một hạn chế nữa là
tính năng động trong tìm việc làm còn hạn chế, các kênh tuyển dụng trực tiếp
còn chưa được lao động thanh niên sử dụng. Việc quá lệ thuộc vào các trợ
giúp bên ngoài có thể là một trong những hạn chế lớn nhất của lao động thất
nghiệp, chưa có việc làm.
1.1.3.3. Những cơ chế chính sách của nhà nước về lao động- việc làm
cho thanh niên:
Trong mọi thời kỳ, với mỗi quốc gia, thanh niên bao giờ cũng có vai trò
hết sức to lớn, họ là sức sống hiện tại và tương lai của dân tộc. Cách đây 80
năm (1925) Bác Hồ đã chỉ rõ : “Một dân tộc muốn hồi sinh, trước hết phải hồi
sinh thanh niên, nếu thanh niên không chịu giác ngộ, không đủ nghị lực,
không còn sức sống, không được tổ chức lại, chỉ chìm đắm trong rượu cồn và
thuốc phiện thì dân tộc có nguy cơ bị diệt vong.”
Do đó, thanh niên luôn được coi là người chủ tương lai của đất nước.
Nghị quyết TW4 khoá VII Đảng ta cũng đã khẳng định: “Vấn đề thanh niên
phải đặt ở vị trí trung tâm trong chiến lược phát huy nhân tố và nguồn lực con
người…Sự nghiệp đổi mới có thành công hay không, đất nước bước vào thế

kỷ XXI có vị trí xứng đáng trong cộng đồng thế giới hay không, cách mạng
Việt Nam có vững bước theo con đường XHCN hay không, phần lớn tùy
thuộc vào lực lượng thanh niên, vào việc bồi dưỡng và rèn luyện thế hệ thanh
niên”.
Nếu như trong kháng chiến, phong trào thanh niên “3 sẵn sàng” và
khẩu hiệu “Sẻ dọc Trường Sơn đi đánh Mỹ” đã được lịch sử dân tộc ghi nhận,
bạn bè thế giới ngợi ca, thì ngày nay, các phong trào “Thanh niên lập nghiệp”,
“Tuổi trẻ giữ nước”, “Học vì ngày mai lập nghiệp” đã và đang thu hút đông
đảo bạn trẻ tham gia.
15
Để có được những khởi sắc đáng trân trọng đó, hơn 10 năm qua, Đảng
và Chính phủ đã có nhiều nghị quyết và chính sách quan trọng, tạo đà cho
thanh niên khởi nghiệp và lập nghiệp bền vững như:
Quyết định 770/1994/TTg của Thủ tướng về tổ chức và chính sách đối
với TNXP xây dựng kinh tế; Chỉ thị 145/1994/TTg; Chỉ thị 06/2005/TTg của
Thủ tướng về phát huy vai trò thanh niên tham gia phát triển KT-XH; Quyết
định số 70/2003/QĐ-TTg ngày 29/4/2003 của Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt Chiến lược phát triển thanh niên đến năm 2010, trong đó vấn đề giải
quyết việc làm cho thanh niên là một nhiệm vụ trọng tâm của Đảng và Nhà
nước; Đề án Hỗ trợ thanh niên học nghề và tạo việc làm giai đoạn 2008-2015
theo Quyết định số 103/2008/QĐ-TTg ngày 21 tháng 7 năm 2008 của Thủ
tướng Chính phủ;…Đặc biệt gần đây Quốc hội đã ban hành Luật thanh niên
theo số 53/2005/QH11 ngày 29/11/2005 của Quốc hội nước CHXHCNVN, đã
có một chương về vấn đề việc làm cho thanh niên, trong đó quy định rất rõ
các quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của thanh niên. Các cơ quan liên quan đã
và đang phối hợp với TW Đoàn soạn thảo các văn bản hướng dẫn thực hiện
Luật Thanh niên để luật sớm đi vào cuộc sống.
Những cơ chế chính sách đó chủ yếu tập trung đáp ứng các nhu cầu
thiết yếu và cơ bản của thanh niên về học tập, sao cho thanh niên Việt Nam
không còn tụt hậu so với thanh niên thế giới về khoa học kỹ thuật, công nghệ,

quản lý và hoà nhập nhanh vào KTTT, kinh tế tri thức; về định hướng nghề
nghiệp và việc làm, sao cho chuyển đổi được nhận thức toàn xã hội không
còn coi cánh cổng trường ĐH là con đường lập nghiệp duy nhất của thanh
niên, để xã hội ta “giảm thầy tăng thợ giỏi”; về nâng cao trình độ thẩm mỹ, lối
sống, thể lực và nâng cao tâm hồn cốt cách cho thanh niên Việt Nam…
16

×