Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

CPPNCKH tiểu luận - Lục Thị Ngọc Mai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (134.99 KB, 14 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN
VĂN - ĐHQG HÀ NỘI

TIỂU LUẬN HỌC PHẦN CÁC PHƯƠNG
PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Đề tài: Anh/Chị hãy xây dựng đề cương nghiên cứu khoa học dạng giải pháp
cho sự kiện khoa học: Các cơ quan quản lý nhà nước đã tích cực trong việc ban
hành các chính sách ứng phó và ngăn ngừa dịch bệnh Covid – 19 tại Việt Nam
song hiện nay do sự thiếu ý thức của một số cá nhân khiến các vùng vàng và
vùng đỏ (vùng có ca nhiễm, có nguy cơ lây nhiễm) đang ngày càng mở rộng tại
các đô thị lớn của đất nước, đặt vấn đề kiểm soát tốc độ lây lan virus SARSCoV-2 trong cộng đồng trở thành một thách thức. Sự thu hẹp của vùng xanh
(vùng chưa có ca nhiễm, hoặc khơng cịn nguy cơ lây nhiễm) đem đến những lo
ngại lớn trong xã hội và đòi hỏi sự chung tay của cộng đồng.

Họ và tên sinh viên: Lục Thị Ngọc Mai
Mã sinh viên: 19030921
Mã lớp học phần: HK203 - MNS1053 1

Hà Nội – 2021


1. Phân tích sự kiện khoa học
Trong bối cảnh dịch bệnh SARS-CoV-2 đang diễn ra vô cùng phức tạp và khó
kiểm sốt nhất là trong đợt dịch bùng nổ lần thứ 4 này. Số ca nhiễm mới trong
ngày có thời điểm lên tới gần 8000 ca/ngày, số ca tử vong cũng theo đó mà tăng
lên nhanh chóng. Đây càng lúc càng trở thành vấn đề cấp bách nhất mà toàn xã
hội quan tâm, đứng trước những hiểm họa mà con người phải đối mặt với dịch
bệnh hoành hành các cơ quan quản lí nhà nước đã tích cực phối hợp cùng người
dân phòng chống dịch trong việc ban hành các chính sách ứng phó và ngăn ngừa
dịch bệnh Covid-19 tại Việt Nam hiện nay. Tuy nhiên virus gây bệnh có tốc độ
lây lan rất nhanh và biến thể của nó cũng khơng ngừng biến đổi, trong khi đó


một số bộ phận người dân ý thức rất kém đã làm cho các vùng vàng và đỏ ( vùng
có ca nhiễm, nguy cơ lây nhiễm) đang ngày càng lan rộng tại các đô thị lớn trên
cả nước, đặt vấn đề khoanh vùng và thu hẹp phạm vi dịch bệnh trong cộng đồng
trở thành một thách thức vô cùng lớn. Sự thu hẹp của các vùng xanh (vùng chưa
có ca nhiễm, hoặc khơng còn nguy cơ lây nhiễm) đem đến những mối lo ngại lớn
hơn cho cả cộng đồng.
Tính hai mặt về bản chất của sự kiện khoa học được biểu hiện cụ thể rằng: Các
cơ quan quản lí đã nắm rõ được tình trạng, mối nguy cấp, diễn biến phức tạp của
dịch bệnh từ đó mà từ cấp trung ương đến địa phương đã ban hành những biện
pháp phù hợp với đặc thù của từng vùng để đối phó với dịch bệnh. Về cơ bản
đây chính là một biểu hiện tốt trong cơng tác phịng chống dịch ở nước ta, giúp
Việt Nam tránh được đại nạn như các nước Ấn Độ, Indonesia,… Đối với người
dân, trước những biện pháp có tính răn đe, nghiêm minh về cơng tác phịng
chống dịch mọi người đều được đảm bảo an toàn trong điều kiện cụ thể. Mặt
khác, một bên cố gắng thôi là không đủ, trước những nỗ lực của các cơ quan
quản lí, một bộ phận người dân lại thiếu ý thức, không tuân thủ các quy định về
phòng chống dịch Covid-19 dẫn đến nguy cơ về lây nhiễm dịch bệnh trong cộng
1


đồng ngày càng nghiêm trọng. Đứng trước thực trạng đó các cơ quan quản lí đã
tiến hành nhiều giải pháp nhằm thắt chặt các vùng dịch, bắt buộc người dân phải
tuân thủ các quy tắc, điều khoản trong công tác phòng chống dịch Covid-19.
Tuy nhiên trên thực tế ở một số địa phương, những biện pháp phòng chống dịch
mà cơ quan quản lí đưa ra cịn chưa đủ sát sao và mang nặng tính hành chính dẫn
đến việc nhiều người dân khơng hài lịng tn thủ hoặc khơng mang lại hiệu quả
cao trong cơng tác phịng chống SARS-CoV-2. Bên cạnh đó, về phía cộng đồng,
dịch bệnh diễn ra khơng chỉ là trách nhiệm của bất cứ cá nhân hay tổ chức nào
mà đòi hỏi phải đạt được sự phối hợp của toàn xã hội, song một bộ phận cá nhân
lại khơng cho rằng bản thân họ có trách nhiệm phải tn thủ điều đó. Họ đã tìm

đủ mọi cách để luồn lách, tránh khỏi những luật lệ quy định về cơng tác phịng
chống dịch dẫn đến tình hình diễn biến hiện nay ngày càng phức tạp.
Chính vì thế, việc tìm ra giải pháp để khắc phục những tác động tiêu cực trong
cơng tác phịng chống dịch bệnh SARS-CoV-2 đang là vấn đề cấp bách, đòi hỏi
các nhà nghiên cứu phải tìm ra hướng giải quyết nhằm đưa đất nước trở về trạng
thái an tồn, bình thường nhất.
2. Đặt tên đề tài
Áp dụng công nghệ gắn chip cảm biến dành cho những người có nguy cơ lây
nhiễm ở các vùng vàng và đỏ nhằm đem lại hiệu quả tối đa trong cơng tác phịng
chống Covid-19.
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục tiêu nghiên cứu
- Chứng minh việc áp dụng công nghệ gắn chip cảm biến là giải pháp chủ đạo
để giúp các cơ quan quản lí phối hợp cùng với người dân đạt được hiệu quả
tối đa trong công tác phòng chống Covid-19.
2


3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
-

Nhiệm vụ lý thuyết:

+ Phân tích cơ sở lí luận về mối quan hệ giữa cơng nghệ gắn chip cảm biến
với việc nâng cao hiệu quả trong cơng tác phịng chống Covid-19.
- Nhiệm vụ thực tiễn:
+ Khảo sát và phân tích về những tác động tiêu cực của việc một số bộ phận
người dân thiếu ý thức trong cơng tác phịng chống Covid-19.
+ Tìm ra những nguyên nhân dẫn đến những tác động tiêu cực trong cơng tác
phịng chống Covid-19 trong thời gian vừa qua.

+ Đưa ra nội dung, tiêu chí, cách thức của cơng nghệ gắn chip cảm biến nhằm
nâng cao hiệu quả trong công tác phòng chống Covid-19.
4. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nghiên cứu về thời gian: từ tháng 4 đến tháng 10 năm 2021.
- Phạm vi nghiên cứu về không gian: 5 quận của thành phố Hà Nội là Thanh
Xuân, Hoàng Mai, Đống Đa, Nam Từ Liêm và Cầu Giấy.
- Lí do tôi lựa chọn phạm vi nghiên cứu này là bởi vì: đây chính là khoảng thời
gian đợt dịch lớn nhất trong cả nước bùng phát. Sự cấp bách và bức thiết của tất
cả các cơ quan quản lí và toàn xã hội được đẩy lên đến đỉnh điểm. Đặc biệt lựa
chọn 5 quận này trên địa bàn thành phố Hà Nội bởi vì tại tất cả những địa điểm
này đều đang là những điểm nóng về dịch bệnh, nhất là dịch bệnh diễn ra ở trung
tâm thủ đơ. Chính vì vậy lựa chọn phạm vi nghiên cứu như trên sẽ đáp ứng được
những vấn đề cần nghiên cứu.

3


5. Mẫu khảo sát
5.1. Khách thể nghiên cứu
- Cán bộ các cấp, người dân và lực lượng nhân viên y tế trên địa bàn 5 quận
Thanh Xuân, Hoàng Mai, Đống Đa, Nam Từ Liêm và Cầu Giấy.
5.2. Mẫu khảo sát
- Mỗi quận sẽ khảo sát ngẫu nhiên 100 các cán bộ từ cấp tổ dân phố trở lên, 300
hộ gia đình và 100 nhân viên y tế trên từng địa bàn tại 5 quận Thanh Xuân,
Hoàng Mai, Đống Đa, Nam Từ Liêm và Cầu Giấy.
- Phân tích cách chọn mẫu khảo sát: Lựa chọn mẫu khảo sát như trên (dựa vào
khách thể nghiên cứu) bởi vì đây là 3 đối tượng trực tiếp tiến hành tham gia phối
hợp thực hiện cơng tác phịng chống dịch Covid-19 trên địa bàn các quận Thanh
Xuân, Hoàng Mai, Đống Đa, Nam Từ Liêm và Cầu Giấy, họ sẽ có cái nhìn xác
thực nhất về vấn đề cần nghiên cứu. Nếu chỉ chọn 2 trong 3 đối tượng trên làm

mẫu khảo sát thì sẽ khơng đủ dữ liệu về những góc nhìn khách quan và đa chiều
trong quá trình nghiên cứu, ngược lại nếu chọn số lượng đối tượng làm mẫu
khảo sát quá nhiều sẽ gây rối loạn thông tin và làm cho nhà nghiên cứu khó
khoanh vùng vấn đề, nguyên nhân của đề tài. Chính vì vậy, lựa chọn mẫu khảo
sát như trên đã hoàn toàn đủ để đại diện cho khách thể nghiên cứu.
6. Câu hỏi nghiên cứu
6.1. Câu hỏi nghiên cứu chủ đạo

4


- Cần áp dụng công nghệ gắn chip cảm biến như thế nào để giúp các cơ quan
quản lí phối hợp cùng với người dân nâng cao hiệu quả trong cơng tác phịng
chống Covid-19 ?
6.2. Câu hỏi nghiên cứu bổ trợ
- Thực trạng về việc dẫn đến các cơ quan quản lý nhà nước đã tích cực trong việc
ban hành các chính sách ứng phó và ngăn ngừa dịch bệnh Covid – 19 tại Việt
Nam song hiện nay do sự thiếu ý thức của một số cá nhân khiến công tác phòng
chống dịch chưa đạt được hiệu quả cao ?
- Những nguyên nhân nào dẫn đến việc các cơ quan quản lý nhà nước đã tích cực
trong việc ban hành các chính sách ứng phó và ngăn ngừa dịch bệnh Covid – 19
tại Việt Nam song cơng tác phịng chống dịch chưa đạt được hiệu quả cao ?
7. Giả thuyết nghiên cứu
7.1. Giả thuyết nghiên cứu chủ đạo
- Các tiêu chí để giúp các cơ quan quản lí phối hợp với người dân nâng cao hiệu
quả trong cơng tác phịng chống dịch Covid-19 bằng cách sử dụng cộng nghê
gắn chip cảm biến:
+ Ưu tiên áp dụng phương án này cho địa phương đáp ứng được đầy đủ yêu cầu
về sử dụng công nghệ gắn chip cảm biến cho người dân và đang là điểm nóng về
Covid-19.

+ Yêu cầu các cán bộ quản lí trực tiếp phải nắm rõ và thành thạo công nghệ gắn
chip cảm biến để tiến hành thao tác dễ dàng, nhanh chóng và thuận tiện.

5


+ Chip cảm biến này dành cho tất cả các đối tượng đang cần được theo dõi và
kiểm soát về Covid-19.
7.2. Giả thiết nghiên cứu bổ trợ
- Tình trạng người dân thiếu ý thức, luồn lách các chốt kiểm dịch đang diễn ra
ngày càng nhiều và phức tạp. Nhiều cơ quan quản lí tắc trách, làm cơng tác
phịng chống dịch lỏng lẻo khiến cho mối nguy hại dịch bệnh trở nên nghiêm
trọng trong cộng đồng.
- Những nguyên nhân dẫn đến thực trạng cơng tác phịng chống dịch Covid-19
chưa đạt được hiệu quả cao:
+ Ý thức của một số bộ phận người dân cịn hạn chế, nghĩ rằng mình khơng có
trách nhiệm về dịch bệnh.
+ Cơ quan quản lí chưa thực sự sát sao đến từng địa phương và hướng dẫn người
dân chi tiết các quy định và biện pháp phòng chống dịch.
8. Phương pháp nghiên cứu
8.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu trong nghiên cứu này nhằm tìm kiếm và tổng
hợp những tài liệu từ nguồn có sẵn như: tư liệu, tạp chí, bài báo,… liên quan đến
nội dung về dịch Covid – 19, từ đó tổng hợp những ý kiến, quan điểm về việc
tìm và đưa ra những giải pháp để phịng chống dịch Covid – 19.
- Tài liệu tham khảo
Chương 1:
6



1. Hải Anh (2021), “Xử lý dứt điểm những “điểm nghẽn”, vướng mắc, tồn
tại để phát triển đất nước nhanh và bền vững hơn”, trang thơng tin điện tử
tạp trí của Hội Dầu khí Việt Nam – PetroTimes, trích dẫn từ
/>trích dẫn 12/8/2021.
2. Vũ Thị Kim Hoa (2021), “Ứng dụng truyền thơng đa phương tiện trong
cơng tác thơng tin phịng chống dịch Covid – 19 hiện nay”, Tạp chí điện
tử

của

học

viện

báo

chí



tuyên

truyền,

trích

dẫn

từ


ngày trích dẫn 12/8/2021.
3. Trần Thanh Thảo (2021), “Tích cực hơn trong phịng chống dịch Covid –
19”,

Cổng

thơng

tin

y

tế

Tiền

Giang,

trích

dẫn

từ

ngày trích dẫn 12/8/2021.
4. Thanh Thu (2020), “Đoàn kết là sức mạnh trong cuộc chiến chống Covid
-19”, Tạp chí của Ban tuyên giáo trung ương, trích dẫn từ
ngày trích dẫn 12/8/2021.
Chương 2:
1. Hải Anh (2021), “Xử lý dứt điểm những “điểm nghẽn”, vướng mắc, tồn

tại để phát triển đất nước nhanh và bền vững hơn”, trang thơng tin điện tử
tạp trí của Hội Dầu khí Việt Nam – PetroTimes, trích dẫn từ
7


/>trích dẫn 12/8/2021.
2. Trần Thanh Thảo (2021), “Tích cực hơn trong phịng chống dịch Covid –
19”,

Cổng

thơng

tin

y

tế

Tiền

Giang,

trích

dẫn

từ

ngày trích dẫn 12/8/2021.

3. Diệp Trương (2021), “Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: Triển khai đồng bộ
“chiến lược vùng” để sớm kiểm soát dịch Covid – 19 khu vực phía Nam”,
trích dẫn từ ngày trích dẫn 12/8/2021.
Chương 3:
1. Hồng Nhưỡng (2021), “Hiệu quả trong ứng dụng cơng nghệ thơng tin để
kiểm sốt dịch Covid – 19”, trích dẫn từ />ngày trích dẫn 12/8/2021.
2. Hà Văn (2021), “Quyết tâm cao nhất để có vắc xin sản xuất trong nước
vào tháng 9 năm 2021”, trang thơng tin điện tử Hà Nội mới, trích dẫn từ
ngày trích dẫn
12/8/2021.
8.2. Phương pháp phỏng vấn.
8


- Nhóm đối tượng phỏng vấn : Cán bộ các cấp, người dân và lực lượng nhân viên
y tế địa bàn 5 quận Thanh Xuân, Hoàng Mai, Đống Đa, Nam Từ Liêm và Cầu
Giấy.
- Đối tượng được phỏng vấn :
+ Cán bộ cấp quận trở xuống đến tổ dân phố.
Câu hỏi: Ơng/bà có đánh giá như thế nào về cơng tác phịng chống dịch của
quận/phường mình đang cơng tác hiện tại ?
+ Người dân tại 5 quận trên :
Câu hỏi: Ông/bà đang thực hiện những quy định của nhà nước và địa phương về
cơng tác phịng và chống dịch như thế nào? Ơng/ bà có cảm thấy điều gì bất cập
trong những quy định ấy?
+ Cán bộ nhân viên y tế:
Câu hỏi: Ơng/ bà gặp phải những khó khăn gì trong q trình thực hiện cơng tác
phịng chống dịch Covid - 19?
- Cách thức phỏng vấn: Phỏng vấn trực tiếp tại địa điểm được chọn hoặc phỏng
vấn online, phỏng vấn vào thời gian nghỉ của đối tượng được chọn.

8.3. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi.
- Xây dựng bảng hỏi gồm các câu hỏi phản ánh hiệu quả của việc áp dụng công
nghệ gắn chip cảm biến trong công tác phòng chống dịch Covid-19 hiện nay
nhằm nâng cao hiệu quả của việc phòng chống dịch Covid-19 ở Việt Nam.
9


- Sắp xếp các câu hỏi theo trình tự logic, các câu hỏi kèm theo mẫu trả lời sẵn:
có, khơng và ý kiến khác ( nếu có).
- Sử dụng các phần mềm và ứng dụng nhằm hỗ trợ trong việc xử lý những thông
tin điều tra bảng hỏi, như: Statistic Package for social Studies và các phương
pháp xử lý, quản lý thông tin điều tra của các nhà Xã hội học,…
* Một số các phương pháp khác :
+ Phương pháp thực nghiệm: Phương pháp thực nghiệm so sánh – hỏi ý kiến cán
bộ địa phương, người dân và nhân viên y tế về việc sử dụng công nghệ gắn chip
cảm biến trong cơng tác phịng chống dịch Covid-19 hiện nay.
+ Phương pháp trắc nghiệm xã hội: Đưa ra những câu hỏi trắc nghiệm nhanh
gọn, mấu chốt vấn đề để cán bộ địa phương, người dân và nhân viên y tế phản
ánh chân thực nhất về cơng tác phịng chống dịch Covid-19 hiện nay.
ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT
CHƯƠNG 1. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG DỊCH
COVID-19 Ở NƯỚC TA HIỆN NAY, NHẤT LÀ Ở NHỮNG THÀNH PHỐ
LỚN CHƯA ĐẠT ĐƯỢC HIỆU QUẢ CAO.
1.1. Thực trạng của cơng tác phịng chống dịch Covid-19 hiện nay.
1.1.1. Những tích cực trong cơng tác phịng chống dịch Covid-19 hiện nay.
1.1.2. Những vấn đề còn tồn đọng.
1.2. Tác động của cơng tác phịng chống dịch Covid-19 hiện nay.
10



1.2.1. Tác động tích cực.
1.2.2. Tác động tiêu cực.
1.3. Vấn đề đặt ra cho xã hội.
1.3.1. Trách nhiệm của cơ quan quản lí.
1.3.2. Yêu cầu giải pháp để nâng cao hiệu quả trong cơng tác phịng chống
dịch Covid-19 hiện nay.
CHƯƠNG 2. NGUN NHÂN DẪN ĐẾN CƠNG TÁC PHỊNG CHỐNG
DỊCH COVID-19 HIỆN NAY CHƯA ĐẠT ĐƯỢC HIỆU QUẢ CAO.
2.1. Nhân tố ảnh hưởng đến việc cơng tác phịng chống dịch Covid-19 hiện
nay chưa đạt được hiệu quả cao.
2.1.1. Sự lỏng lẻo trong cơng tác quản lí.
2.1.2. Ý thức của một số bộ phận người dân còn hạn chế.
2.2. Nguyên nhân khiến cơng tác phịng chống dịch Covid-19 hiện nay chưa
đạt được hiệu quả cao.
2.2.1. Nguyên nhân khách quan.
2.2.2. Nguyên nhân chủ quan.
2.3. Tác động tiêu cực mà cơng tác phịng chống dịch Covid-19 hiện nay
chưa đạt được hiệu quả, ảnh hưởng đến đời sống người dân cả nước.

11


2.3.1. Gây nên những mối lo ngại nguy hiểm cho cộng đồng trong làn sóng
dịch bệnh đang diễn ra phức tạp.
2.3.2. Gia tăng nguy cơ lây nhiễm trong cộng đồng.
2.3.3. Các cơ quan quản lí khơng kiểm sốt được hết các vùng đỏ và vùng
vàng.
CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG CÔNG NGHỆ GẮN CHIP CẢM
BIẾN NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ TRONG CƠNG TÁC PHỊNG
CHỐNG DỊCH COVID-19.

3.1. Xác định mục tiêu.
3.1.1. Đối với cán bộ địa phương.
3.1.2. Đối với người dân.
3.1.3. Đối với nhân viên y tế.
3.2. Quy trình áp dụng.
3.2.1. Giai đoạn 1.
3.2.2. Giai đoạn 2.
3.2.3. Giai đoạn 3.
3.3. Khảo nghiệm tính hiệu quả của giải pháp sử dụng cơng nghệ gắn chip
cảm biến nhằm giúp cơng tác phịng chống dịch Covid-19 hiện nay đạt hiệu
quả cao.
12


KẾT LUẬN
Việc nâng cao hiệu quả trong cơng tác phịng chống dịch Covid-19 hiện nay
đang là vấn đề cấp bách, nóng hổi mà tồn xã hội quan tâm, chính vì vậy
việc áp dụng công nghệ gắn chip cảm biến là giải pháp chủ đạo trong vấn đề
này.

13



×