Tải bản đầy đủ (.doc) (71 trang)

Chuyên đề thực tập: xây dựng phần mềm quản lý bán hàng tại công ty mdf gia lai chi nhánh hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (470.77 KB, 71 trang )

CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP KHOA TIN HỌC KINH TẾ
LỜI MỞ ĐẦU
Sự ra đời và phát triển của công nghệ thông tin là một trong những thành quả vĩ
đại nhất của con người. Nhịp độ phát triển của công nghệ thông tin đang là một vấn đề
rất được các ngành khoa học, giáo dục, kinh tế, . . . quan tâm. Nó hiện hữu với một tầm
vóc hết sức mạnh mẽ, to lớn và ngày đang một lớn mạnh thêm.
Tin học giữ vai trò đặc biệt trong hoạt động của con người, trong đời sống xã hội,
trong khoa học kỹ thuật, trong sản xuất kinh doanh, trong quản lý khách hàng, trong
các hoạt động mua bán hàng hóa . . . Ứng dụng tin học trong việc quản lý dường như
không còn xa lạ với các doanh nghiệp, công ty hiện nay. Lợi ích mà các chương trình
phần mềm quản lý đem lại khiến ta không thể phủ nhận tính hiệu quả của nó.
Ngày nay những thành tựu, những đổi mới trong công nghệ, trong quản lý kinh
doanh, trong lĩnh vực giáo dục, . . . đều có sự góp phần quan trọng của tin học. Vai trò
của tin học rất to lớn, đa dạng, vô tận, . . . bởi vậy khi loài người đang bước vào thời kỳ
công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tin học đã thực sự trở thành một ngành khoa học công
nghệ mũi nhọn.
Trong nền sản xuất hiện đại cùng với các công nghệ khoa học khác, tin học đã trở
thành lực lượng sản xuất trực tiếp, công cụ khám phá, khai thác và phục vụ rất hiệu quả
trong các lĩnh vực sản xuất, đời sống xã hội, . . .
Trong hoạt động sản xuất kinh doanh như hiện nay, việc tin học hóa các hoạt
động mua bán hàng hóa là rất cần thiết. Một doanh nghiệp muốn phát triển khả năng
tiếp cận thông tin, thị trường, . . . và khả năng đáp ứng nhu cầu của khách hàng cũng
như của đối tác một cách hiệu quả nhất thì không thể thiếu một hệ thống thông tin hỗ
trợ.
Việc ứng dụng vào các lĩnh vực làm sao để đạt được một cách có hiệu quả, sự lựa
chọn và vận dụng những phần mềm sao cho phù hợp và đạt được kết quả tốt là câu hỏi
luôn đặt ra đối với các nhà quản lý. Để lựa chọn một phần mềm phù hợp bao giờ cũng
quan trọng đối với các doanh nghiệp. Ngày nay các phần mềm cơ bản đó được ứng
dụng và phát triển rộng rãi trong hầu hết mọi doanh nghiệp. Thế nhưng yêu cầu của
người sử dụng phần mềm ngày càng đa dạng và nhiều tính năng hơn. Do đó yêu cầu
người làm phần mềm phải đáp ứng được yêu cầu trên.


Nguyễn Quang Dương Lớp Tin học kinh tế K48
1
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP KHOA TIN HỌC KINH TẾ
Cũng nhằm mục đích nói trên mà đề tài “Xây dựng phần mềm Quản lý bán
hàng tại công ty MDF Gia Lai chi nhánh Hà Nội” được ra đời.
Đề tài gồm những nội dung chính sau:
Chương I: Giới thiệu về công ty MDF Gia Lai và tính cấp thiết của đề tài
Chương này sẽ tập trung giới thiệu về công ty MDF Gia Lai và lý do lựa chọn đề
tài.
Chương II: Tổng quan phương pháp luận xây dựng phần mềm
Chương này trình bày về các cơ sở phương pháp luận xây dựng phần mềm.
Chương III: Xây dựng phần mềm Quản lý bán hàng tại Công ty MDF Gia Lai
chi nhánh Hà Nội
Chương này trình bày những kết quả phân tích, thiết kế cụ thể của bài toán quản
lý bán hàng tại công ty MDF Gia Lai chi nhánh Hà Nội.
Qua đây em xin chân thành cảm ơn sự quan tâm giúp đỡ tận tình của thầy giáo
Th.S Trần Quang Yên, người đã trực tiếp hướng dẫn em, và chị Trần Thị Thu Trang
cùng các anh, chị phòng kinh doanh công ty MDF Gia Lai chi nhánh Hà Nội đã hướng
dẫn, tạo mọi điều kiện tốt nhất giúp em hoàn thành chuyên đề thực tập tốt nghiệp này.
Với sự nỗ lực cao nhất của bản thân, trong thời gian thực tập em đã vận dụng
những kiến thức đã được học trong nhà trường kết hợp với những kinh nghiệm tích lũy
từ thực tế để hoàn thành chuyên đề thực tập này một cách tốt nhất. Nhưng do thời gian
và kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, lập trình còn nhiều hạn chế nên không thể tránh
khỏi những thiếu suốt. Vì vậy em rất mong được sự quan tâm, góp ý của các thầy cô
giáo,các bạn và các anh chị trong công ty MDF Gia Lai chi nhánh Hà Nội để đề tài
được hoàn thiện một cách tốt nhất.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày tháng năm 2010
Sinh viên
Nguyễn Quang Dương

Nguyễn Quang Dương Lớp Tin học kinh tế K48
2
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP KHOA TIN HỌC KINH TẾ
CHƯƠNG I
GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY MDF GIA LAI VÀ TÍNH
CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
1.1.GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY MDF GIA LAI
1.1.1.Giới thiệu chung
Công ty MDF Gia Lai là doanh nghiệp nhà nước hạch toán kinh tế độc lập,đơn
vị thành viên của Tổng công ty Lâm nghiệp Việt Nam (VINAFOR) được thành lập
theo quyết định số 3642/QĐ-BNN/TCCB ngày 15 tháng 09 năm 1999 và quyết định số
4058/QĐ/BNN-TCCB ngày 02 tháng 10 năm 2002 của Bộ Nông nghiệp và phát triển
nông thôn.
Công ty MDF Gia Lai được thành lập vào năm 2002, có trụ sở chính đặt tại Km
74 – Quốc lộ 19 – thị xã An Khê – tỉnh Gia Lai. Ngành nghề kinh doanh chủ yếu của
công ty là sản xuất và kinh doanh xuất nhập khẩu các mặt hàng ván nhân tạo, đồ mộc,
hàng nông sản, lâm sản, phân bón, sản phẩm cao su, kinh doanh xuất nhập khẩu các
loại vật tư, nguyên vật liệu, hóa chất.
Công ty được Nhà Nước đầu tư xây dựng một dây chuyền thiết bị hiện đại của
Cộng hòa liên bang Đức để sản xuất ván sợi có tỷ trọng trung bình (MDF), với công
suất 54.000 m
3
/năm. Sản phẩm ván MDF của công ty được quản lý theo hệ thống quản
lý chất lượng ISO 9001 – 2000 nên đã thỏa mãn các yêu cầu thiết kế kỹ thuật, mỹ thuật
cao của những công trình nội thất cao cấp trong nước và đồ mộc xuất khẩu. Các sản
Nguyễn Quang Dương Lớp Tin học kinh tế K48
3
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP KHOA TIN HỌC KINH TẾ
phẩm ván MDF của công ty hiện nay đang được tiêu thụ rộng rãi trên toàn quốc và
ngày càng có uy tín cao trên thị trường.

+ Tên giao dịch Tiếng Anh: Gia Lai Medium Density Fiber Board company (Gia
Lai MDF company).
+ Giấy đăng ký kinh doanh số: 110531 do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Gia Lai
cấp ngày 10/10/2002.
Trụ sở chính văn phòng công ty: Km 74, Quốc lộ 19, Xã Song An, Thị xã An
Khê, Tỉnh Gia Lai, Việt Nam.
Điện thoại: 059 3537069
Fax: 059 3537069
Email:
Website:
Các đơn vị trực thuộc:
1. Các đội trồng và quản lý bảo vệ rừng : Chuyên trồng rừng và cung ứng
nguyên liệu cho Nhà máy MDF Gia Lai hoạt động.
• Đội Trồng & QLBV Rừng An Khê.
• Đội Trồng & QLBV Rừng Mang Yang.
• Đội Trồng & QLBV Rừng Kông Chro.
• Đội Trồng & QLBVR Krông Pa.
2. Chi nhánh công ty MDF Gia Lai tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Địa chỉ: 273 Đinh Bộ Lĩnh, Phường 26, Quận Bình Thạnh, TP.HCM.
Điện thoại : 08 35172482
Fax: 08 35172482
3. Chi nhánh công ty MDF Gia Lai tại Hà Nội.
Địa chỉ : 32 Đại Từ, Đại Kim, Hoàng Mai, TP Hà Nội.
Điện thoại/fax: 04 35400802
4. Chi nhánh Công ty MDF Gia Lai tại Đà Nẵng.
Địa chỉ: 118 Cách Mạng tháng 8, Q. Cẩm Lệ, TP. Đà Nẵng.
Điện thoại/fax: 0511.39867213
Nguyễn Quang Dương Lớp Tin học kinh tế K48
4
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP KHOA TIN HỌC KINH TẾ

5. Cửa hàng giới thiệu sản phẩm Quy Nhơn.
Địa chỉ: 200 Hoàng Văn Thụ, TP. Quy Nhơn, Bình Định.
Điện thoại/fax: 056.3812638
6. Cửa hàng giới thiệu sản phẩm Gia lai.
Địa chỉ: 178 Phan Đình Phùng, TP. Pleiku, Gia Lai.
Điện thoại/fax: 059.3830181
7. Cửa hàng giới thiệu sản phẩm Song An.
Địa chỉ: Song An, An Khê, Gia Lai.
Điện thoại/fax: 059.3537111
8. Danh sách các đại lý, cửa hàng giới thiệu sản phẩm.
TT KHÁCH HÀNG ĐỊA CHỈ SỐ ĐIỆN THOẠI
KHU VỰC I:
1
CN Công ty MDF Gia
Lai tại Hà Nội
32 Đại Từ, Đại Kim, Hoàng
Mai, TP.Hà Nội
04.35400802
2
Đại lý: Công ty Cổ phần
Tạp phẩm & BHLĐ
11A Cát Linh, TP.Hà Nội 04.38462092
3
Đại lý: Công ty TNHH
TM Minh Trung
42A Tổ 34, Xã Bắc Hồng,
Đông Anh, TP.Hà Nội
04.39584479
KHU VỰC II:
1

CN Công ty MDF Gia Lai
tại Đà Nẵng
118 Cách Mạng Tháng Tám,
Q.Cẩm Lệ , TP.Đà Nẵng
0511.3986721
2 Đại lý: DNTN Chí Thạnh
Khu quy hoạch Bắc Hương Sơ,
TP. Huế
054.3580149
3 Đại lý: DNTN Minh Trân
101 A Triệu Nữ Vương, Quận
Hải Châu, TP.Đà Nẵng
0511.3839459
4 Cửa Hàng GTSP Gia Lai
178 Phan Đình Phùng,
TP.Pleiku, Gia Lai
059.3830181
5 Cửa Hàng GTSP Song An Song An, An Khê, Gia Lai 059.3537111
6
Cửa Hàng GTSP Quy
Nhơn
200 Hoàng Văn Thụ, TP. Quy
Nhơn, Bình Định
056.3812638
KHU VỰC III:
Nguyễn Quang Dương Lớp Tin học kinh tế K48
5
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP KHOA TIN HỌC KINH TẾ
1
CN Công ty MDF Gia Lai

tại TP. HCM
273 Đinh Bộ Lĩnh, Phường 26,
Quận Bình Thạnh,TP.HCM
08.35172482
2
Đại lý: Công ty TNHH
TM Hứa Nguyên
52-54 Ng.T.M.Khai, Phường
Đa Kao, Quận 1, TP. HCM
08.38293898
3
Đại lý: Công ty TNHH
Tân Quang Thành
82A Lạc Long Quân, Phường
8, Quận Tân Bình,TP.HCM
08.39717771
1.1.2.Ngành nghề sản xuất kinh doanh
• Trồng rừng nguyên liệu phục vụ sản xuất Ván sợi ép.
• Sản xuất ván sợi ép (MDF) từ nguyên liệu rừng trồng.
• Kinh doanh xuất nhập khẩu tổng hợp.
Tổng vốn đầu tư: 515,4 tỷ đồng.
Trong đó: Trồng rừng nguyên liệu: 180 tỷ đồng.
1.1.3.Chính sách và mục tiêu chất lượng của MDF Gia Lai
Ván sợi ép (MDF Gia lai) là sản phẩm đầu tiên được sản xuất tại
Việt Nam bằng thiết bị và công nghệ hiện đại nhất của Thụy
điển đạt tiêu chuẩn chất lượng của hiệp hội ván MDF Châu
Âu .Với năng lực của máy móc thiết bị – công nghệ và đội ngũ
kỹ sư, công nhân được đào tạo căn bản, giàu kinh nghiệm trong
quản lý sản xuất – Kinh doanh. MDF Gia Lai xin được công bố
chính sách và mục tiêu chất lượng cụ thể như sau:

• Chính sách chất lượng của MDF Gia Lai:
Với phương châm: “ MDF Gia Lai luôn làm hài lòng quý khách hàng về các sản
phẩm và dịch vụ của mình với giá cả, số lượng, chủng loại, đặc tính kỹ thuật phù hợp,
an toàn trong sử dụng và giao hàng nhanh chóng, phương thức thanh toán phù hợp.”
Trong mọi hoạt động của mình, MDF Gia Lai luôn lấy Chất lượng, chữ Tín làm trọng,
coi đó là yếu tố cơ bản để phát triển.
“MDF Gia Lai là nền tảng vững chắc cho sự phát triển bền vững của mọi sản
phẩm đồ Gỗ trong hiện tại và tương lai”.
“MDF Gia lai mong muốn là nhà cung cấp nguyên liệu tốt nhất, có hiệu quả và
cùng có lợi cho tất cả quý khách hàng trong và ngoài nước”.
ISO 9001:2000
Nguyễn Quang Dương Lớp Tin học kinh tế K48
6
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP KHOA TIN HỌC KINH TẾ
Để đạt được các yêu cầu trên, chúng tôi cam kết rằng:
1 - Tuân thủ hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001 -2000.
2 - Mục tiêu chất lượng phải được coi là hàng đầu, quyết định sự tồn tại của
công ty.
3 - Đảm bảo tất cả cán bộ, nhân viên của Công ty thấu hiểu chính sách chất
lượng, nhận thức được mối liên quan và tầm quan trọng của các hoạt động của họ trong
việc đạt được chính sách và các mục tiêu chất lượng dựa vào năng lực thực tế trên cơ
sở được đào tạo, giáo dục có kỹ năng và kinh ngiệm trong tổ chức sản xuất kinh doanh
của doanh nghiệp.
• Mục tiêu chất lượng của MDF Gia Lai:
Trên cơ sở chất lượng được đề ra, MDF Gia Lai đề ra các mục tiêu chất lượng cụ
thể như sau:
1 - 100% sản phẩm bán ra đúng yêu cầu kỹ thuật và đáp ứng mục đích sử dụng
của khách hàng.
2 - 99% giao hàng đúng hẹn, đúng số lượng, chủng loại theo đơn đặt hàng của
khách hàng.

3 - Đảm bảo giá bán phù hợp, cân bằng với cung cầu, rẻ hơn giá bán sản phẩm
cùng loại của các đối thủ cạnh tranh là 3%.
4 - Tỷ lệ sản phẩm hư hỏng phát sinh trong quá trìnhvận chuyển giao hàng là
0,5%.
5 - 100% nhân viên bán hàng được đào tạo phù hợp với yêu cầu công việc.
6 - Tối đa chỉ cho phép không quá 02 khiếu nại của khách hàng về các yêu cầu
liên quan đến sản phẩm bao gồm các yêu cầu về hoạt động giao hàng và sau giao hàng
(Trừ yêu cầu kỹ thuật và mục đích sử dụng).
7 - Không có khiếu nại của khách hàng về thái độ phục vụ của nhân viên bán
hàng.
8 - Đạt khối lượng tiêu thụ 54.000 m3 /năm.
1.2.GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY MDF GIA LAI CHI NHÁNH HÀ NỘI
Để phục vụ cho công tác tiêu thụ sản phẩm, ngày 18/10/2002 công ty MDF Gia
Lai ra quyết định thành lập một chi nhánh tại Hà Nội với tên giao dịch là: "Chi nhánh
Hà Nội – Công ty MDF Gia Lai", gọi tắt là chi nhánh Hà Nội. Thời gian đầu Chi nhánh
Nguyễn Quang Dương Lớp Tin học kinh tế K48
7
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP KHOA TIN HỌC KINH TẾ
có trụ sở đặt tại số nhà 127 Lò Đúc – Hai Bà Trưng – Hà Nội. Sau đó chuyển đến 315
Phố Vọng – Hai Bà Trưng – Hà Nội. Đến tháng 3 năm 2009 cho đến nay, trụ sở của
Chi nhánh được đặt tại số 32 – Đại Từ – Đại Kim - Hoàng Mai – Hà Nội.
Nhiệm vụ chính của Chi nhánh là đảm nhiệm công tác tiêu thụ sản phẩm ván
MDF của công ty trên địa bàn các tỉnh miền Bắc (từ Quảng Trị trở ra).
1.2.1.Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của chi nhánh
1.2.1.1.Chức năng của chi nhánh
Chi nhánh Hà Nội cùng với Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh và Chi nhánh Đà
Nẵng được công ty thành lập để thực hiện các chức năng sau:
- Chi nhánh Hà Nội là đơn vị thành viên thực hiện chế độ hoạch toán phụ thuộc
đối với công ty MDF Gia Lai. Chi nhánh có con dấu riêng và được mở tài khoản tại
ngân hàng theo quy định của Nhà Nước.

- Chi nhánh Hà Nội là bộ phận trực thuộc Công ty MDF Gia Lai, chịu sự quản
lý và chỉ đạo trực tiếp của giám đốc công ty MDF Gia Lai.
- Là đơn vị được công ty MDF Gia Lai giao vốn, tài sản, lao động để thực hiện
nhiệm vụ phát triển thị trường, trực tiếp bán sản phẩm cho công ty trên địa bàn các tỉnh
phía Bắc (từ Quảng Trị trở ra).
1.2.1.2.Nhiệm vụ của chi nhánh
Nhiệm vụ cụ thể của Chi nhánh bao gồm:
- Là đại diện cho Công ty ở khu vực phía Bắc, tổ chức tiêu thụ hàng hóa, tư vấn
cho lãnh đạo Công ty MDF Gia Lai về phát triển kinh doanh trên địa bàn miền Bắc và
duy trì mối quan hệ chặt chẽ với khách hàng, các đối tác kinh doanh trên địa bàn.
- Tổ chức các hoạt động kinh doanh được phân công và được giám đốc Công ty
MDF Gia Lai ủy quyền.
- Quản lý vật tư, tài sản, nhân lực do giám đốc Công ty MDF Gia Lai giao.
- Tổ chức thực hiện chế độ kế toán, thống kê theo quy định của pháp luật.
1.2.1.3.Quyền hạn
Chi nhánh Hà Nội có các quyền sau:
- Được quyền sử dụng các loại vật tư, tài sản, tiền vốn và nhân lực do công ty
MDF Gia Lai giao.
Nguyễn Quang Dương Lớp Tin học kinh tế K48
8
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP KHOA TIN HỌC KINH TẾ
- Được quyền tự tổ chức quản lý các hoạt động tiêu thụ sản phẩm của công ty trên
địa bàn các tỉnh miền Bắc.
- Được sử dụng chiết khấu tiêu thụ do công ty quy định để tổ chức các hoạt động
của chi nhánh.
1.2.2.Cơ cấu tổ chức và nhân sự của Công ty MDF Gia Lai chi nhánh Hà Nội
1.2.2.1.Cơ cấu tổ chức
Trong đó:
Giám đốc điều hành và quản lý, giám sát toàn bộ hoạt động kinh doanh của công
ty, chức năng và nhiệm vụ được quy định trong điều lệ của công ty.

BP kinh doanh làm nhiệm vụ tìm kiếm các đơn đặt hàng, các khách hàng, nghiên
cứu phát triển thị trường, xây dựng và tổ chức toàn bộ hoạt động mua bán hàng hóa của
công ty, tham mưu cho giám đốc trong việc lập kế hoạch mua bán hàng hóa.
BP kế toán chịu trách nhiệm trước Giám đốc về hạch toán kinh doanh của toàn
công ty, giao dịch với cơ quan thuế, ngân hàng và các tổ chức khác, trợ giúp cho bộ
phận kinh doanh trong quá trình thanh toán nợ của khách hàng.
Giám đốc
BP Kinh doanh BP Kế toán BP HC nhân sự BP Kho
Nhân viên
Thư ký KD
NV kế toán
Thủ quỹ
Thu hồi nợ
NV HC NV kho
Nguyễn Quang Dương Lớp Tin học kinh tế K48
9
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP KHOA TIN HỌC KINH TẾ
BP hành chính nhân sự theo dõi thái độ làm việc của cán bộ công nhân viên
trong công ty, tiếp nhận và chuyển giao các công văn giấy tờ, lập kế hoạch tuần tới cho
Giám đốc, tuyển dụng, lưu trữ hồ sơ và làm công việc văn phòng khác.
BP kho làm nhiệm vụ quản lý kho hàng, vận chuyển hàng hóa đến tay khách
hàng.
1.2.2.2.Cơ cấu nhân sự
Toàn bộ chi nhánh có 13 cán bộ trong biên chế và một số lao động hợp đồng ngắn
hạn (nhân viên bốc dỡ, vận chuyển hàng hóa).
• Giám đốc: Có trình độ đại học.
• Phó giám đốc: Có trình độ đại học.
• Phòng kinh doanh: Có 4 nhân viên, cả 4 người đều có trình độ đại học.
• Phòng kế toán: Gồm 3 nhân viên, trong đó có 2 nhân viên kế toán và 1
nhân viên thủ quỹ (kiêm văn thư). Cả 3 người đều có trình độ đại học.

• Phòng hành chính : Có 4 nhân viên.
Biên chế nhân sự của bộ máy quản lý của chi nhánh có trình độ đại học đạt 100%,
nhân viên ở đây tương đối trẻ năng động, nhiệt tình và sáng tạo. Điều này rất có lợi
trong việc tổ chức hoạt động tiêu thụ của chi nhánh.
1.3.TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI
1.3.1.Sự cần thiết phải xây dựng chương trình quản lý bán hàng.
Hiện nay, công ty MDF Gia Lai chi nhánh tại Hà Nội chưa sử dụng một phần
mềm quản lý bán hàng nào cả. Nghiệp vụ quản lý bán hàng ở đây hoàn toàn được thực
hiện trên Excel và sổ sách. Phương pháp quản lý này hiện còn gặp nhiều khó khăn cần
được khắc phục, ví dụ như :
- Chưa in được hóa đơn xuất, nhập kho bằng phần mềm. Công ty hiện nay vẫn
đang sử dụng mẫu phiếu xuất, nhập kho của bộ tài chính nhưng là mẫu viết
tay.
- Chưa cập nhật được thông tin nhập xuất thường xuyên. Thông thường thì cứ
cuối ngày mới tổng kết lại lượng hàng nhập, xuất và nhập vào máy tính. Vì
vậy nếu cần biết thông tin về hàng hóa trong kho vào một thời điểm nào đó thì
số liệu là chưa được cập nhật chính xác.
Nguyễn Quang Dương Lớp Tin học kinh tế K48
10
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP KHOA TIN HỌC KINH TẾ
- Việc quản lý xuất nhập tồn còn gặp khó khăn: Khi cần báo cáo xuất nhập tồn,
nhân viên buộc phải mở tất các sheet excel ra và làm bản tổng hợp.
- Khi cần biết thông tin về một lại ván nào đó trong kho, nhân viên buộc phải
mở excel ra và tìm, công việc này rất mất thời gian, dễ nhầm lẫn …
Vì vậy, công ty rất cần có một phần mềm quản lý bán hàng để đáp ứng được việc
cung cấp các thông tin về hàng hóa và hoạt động giao dịch một cách chính xác, kịp
thời, . . . Phần mềm sẽ hạn chế được các khó khăn kể trên, giúp nhân viên kinh doanh
thực hiện công việc của mình dễ dàng và chính xác hơn. Do đó, em quyết định chọn đề
tài: “ Xây dựng phần mềm quản lý bán hàng tại Công ty MDF Gia Lai chi nhánh
Hà Nội ”.

1.3.2.Mô tả về đề tài
1.3.2.1.Mục đích của đề tài
Đề tài này nhằm cập nhật được hàng hóa có trong kho một cách nhanh chóng,
chính xác về số lượng, chủng loại. Mỗi đơn đặt hàng đến đều phải được đối chiếu với
số lượng hàng hóa trong kho để có phương án giải quyết. Khi đơn đặt hàng đã được
kiểm tra thì hàng hóa sẽ được xuất đi và trừ ngay vào số lượng hàng hóa có trong kho.
Chương trình này cũng giúp cho nhân viên kinh doanh có thể dễ dàng kiểm tra
được doanh số bán của mình qua từng ngày, từng tháng, từng quý, từng năm, … để có
thể tự đánh giá được năng lực thực hiện công việc của mình.
Chương trình này cũng giúp tìm kiếm nhanh chóng các thông tin theo yêu cầu của
nhà quản lý.
Ngoài ra trên cơ sở tổng kết tình hình bán hàng qua từng ngày có thể phân tích
được doanh số bán hàng của công ty để từ đó có kế hoạch đặt hàng hợp lý phục vụ cho
việc bán hàng.
1.3.2.2.Phạm vi ứng dụng
Chương trình xây dựng nhằm mục đích phục vụ công việc quản lý bán hàng tại
Công ty MDF Gia Lai chi nhánh tại Hà Nội, bao gồm những nghiệp vụ chính sau :
• Quản lý đặt hàng.
• Quản lý việc nhập hàng theo đơn đặt hàng.
• Quản lý xuất hàng.
Nguyễn Quang Dương Lớp Tin học kinh tế K48
11
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP KHOA TIN HỌC KINH TẾ
• Quản lý những khoản thanh toán giữa cửa hàng với các khách
hàng và nhà cung cấp.
• Quản lý tồn kho hàng hóa.
• Quản lý doanh thu bán hàng, cho biết kết quả kinh doanh hàng
tháng.
1.3.2.3.Thông tin đầu vào
Thông tin đầu vào để xây dựng phần mềm bao gồm hóa đơn bán hàng, phiếu xuất

kho, phiếu nhập kho, hóa đơn giá trị gia tăng, …
1.3.2.4.Thông tin đầu ra
Thông tin đầu ra là các báo cáo về tình hình xuất nhập tồn, báo cáo tình hình bán
hàng của từng nhân viên, báo cáo tình hình thu hồi công nợ khách hàng, . . .
1.3.3.Phương pháp luận sử dụng để nghiên cứu đề tài
Trong đề tài này em sử dụng phương pháp thu thập thông tin chủ yếu là nghiên
cứu tài liệu và quan sát, phỏng vấn.
Phương pháp nghiên cứu tài liệu giúp em nghiên cứu kỹ và tỉ mỉ về nhiều khía
cạnh của tổ chức như : lịch sử hình thành và phát triển của công ty, vai trò và nhiệm vụ
của các thành viên trong công ty.
Ngoài ra phải tiến hành quan sát trực tiếp để trực tiếp phát hiện ra quy trình hoạt
động của công ty một cách thực tế và xác minh lại sự quan sát của mình bằng cách
phỏng vấn nhân viên trong Công ty.
1.3.4.Công cụ lập trình
Công cụ sử dụng để lập trình là hệ quản trị cơ sở dữ liệu Access 2003, ngôn ngữ
lập trình Visual Basic 6.0 và công cụ lập báo cáo Crystal Report 8.5
CHƯƠNG II
Nguyễn Quang Dương Lớp Tin học kinh tế K48
12
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP KHOA TIN HỌC KINH TẾ
TỔNG QUAN CƠ SỞ PHƯƠNG PHÁP LUẬN XÂY
DỰNG PHẦN MỀM
2.1.CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ PHẦN MỀM
2.1.1.Công nghệ phần mềm
2.1.1.1.Khái niệm công nghệ phần mềm
Mặc dù sự ra đời của máy tính đã được gần nửa thế kỉ nhưng khái niệm công
nghệ phần mềm mới xuất hiện trong khoảng thời gian gần đây. Mặc dù việc phát triển
phần mềm đã có từ lâu và trải qua những bước tiến quan trọng trong lịch sử, song chỉ
với những bước tiến nhảy vọt ở thập niên cuối cùng thế kỉ XX, và thập niên đầu thế kỉ
XXI cùng với sự phát triển như vũ bão của công nghệ thông tin, điện tử viễn thông thì

phần mềm mới trở thành một ngành công nghiệp có vị trí đáng kể trong nền kinh tế
quốc dân. Với quy mô sản xuất công nghiệp, phần mềm từ chỗ là các công cụ phân tích
và xử lý thông tin đã trở thành một ngành công nghiệp mũi nhọn. Nó góp phần quan
trọng đưa loài người tiến vào kỉ nguyên của kinh tế tri thức.
Khái niệm công nghệ phần mềm được hiểu như sau: Công nghệ phần mềm là một
tổ hợp các công cụ, phương pháp và thủ tục làm cho người quản trị viên dự án nắm
được xu thế tổng quát phát triển của phần mềm và giúp cho kỹ sư lập trình có một nền
tảng để triển khai các định hướng của phần mềm.
2.1.1.2.Mô hình công nghệ phần mềm
Theo quan điểm của nhiều nhà nghiên cứu, ta có thể biểu diễn khái niệm công
nghệ phần mềm một cách trực quan theo mô hình sau nhằm tới mục tiêu chất lượng,
chi phí, thời hạn phát triển phần mềm :

Nguyễn Quang Dương Lớp Tin học kinh tế K48
13
CÔNG NGHỆ PHẦN MỀM
Thành phần Chức năng
Thủ tục
Công cụ
Phương pháp
Quản
trị
viên dự
án
Kỹ

phần
mềm
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP KHOA TIN HỌC KINH TẾ
Ba thành phần của công nghệ phần mềm gồm :

• Thủ tục: liên quan đến vấn đề quản trị phát triển phần mềm như lập kế hoạch,
quản trị chất lượng, chi phí, mua bán sản phẩm phụ, cấu hình phần mềm, quản trị sự
thay đổi, quản trị nhân sự (Trong môi trường làm việc nhóm), việc chuyển giao,đào
tạo, tài liệu.
• Phương pháp: hay cách thức, phương pháp công nghệ, kỹ thuật để làm phần
mềm: liên quan đến tất cả các công đoạn phát triển hệ thống như nghiên cứu yêu cầu,
thiết kế, lập trình, kiểm thử và bảo trì. Phương pháp dựa trên những nguyên lý cơ bản
nhất cho tất cả các lĩnh vực công nghệ kể cả các hoạt động mô hình hóa và kỹ thuật mô
tả.
• Công cụ: thành phần này liên quan trực tiếp đến việc cung cấp các phương
tiện hỗ trợ tự động hay bán tự động cho thành phần thủ tục hoặc phương pháp.
Về mặt chức năng có hai thành phần:
• Quản trị viên dự án: là một người có kinh nghiệm trong quản lý dự án phần
mềm, có trách nhiệm quản lý dự án, trực tiếp tham gia các công việc then chốt của dự
án, kiểm soát tiến trình của dự án, phân công các chức danh trong quá trình thực hiện
dự án, lập báo cáo và tổng kết dự án.
• Kỹ sư phần mềm: là một người biết cách áp dụng rộng rãi những kiến thức về
cách phát triển ứng dụng vào việc tổ chức phát triển một cách có hệ thống các ứng
Nguyễn Quang Dương Lớp Tin học kinh tế K48
14
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP KHOA TIN HỌC KINH TẾ
dụng. Công việc của người kỹ sư phần mềm là: đánh giá, lựa chọn, sử dụng những
cách tiếp cận có tính hệ thống, chuyên biệt, rõ ràng trong việc phát triển, đưa vào ứng
dụng, bảo trì và thay thế phần mềm.
Như vậy ta thấy ở đây công nghệ phần mềm là một khái niệm đề cập không chỉ
tới các cồng nghệ và công cụ phần mềm mà còn tới cả cách thức phối hợp công nghệ,
phương pháp và công cụ theo các quy trình nghiêm ngặt để làm ra sản phẩm có chất
lượng.
2.1.2.Phần mềm
2.1.2.1.Khái niệm phần mềm

Trong công nghệ phần mềm người ta sử dụng định nghĩa sau đây của một nhà tin
học người Mỹ Roger Pressman: Phần mềm trong công nghệ phần mềm được hiểu là
tổng hợp gồm ba yếu tố:
• Các chương trình máy tính.
• Các cấu trúc dữ liệu.
• Tài liệu hệ thống hướng dẫn sử dụng.
Định nghĩa này xác định được thành phần của phần mềm trong công nghệ phần
mềm.
Phần mềm là sản phẩm của một nền công nghiệp mới, phần mềm gồm có hai tính
chất sau:
+ Phần mềm là hệ thống logic chứ không phải kỹ thuật. Do đó nó không được lắp
ráp theo nghĩa thông thường như sản phẩm công nghiệp khác. Một phần mềm cần có
sự đầu tư nhiều trí tuệ của những người chế tác phần mềm.
+ Sản phẩm của các nền công nghiệp truyền thống sẽ bị hao mòn trong quá trình
sử dụng. Giá trị của phần mềm càng tăng lên khi nó được người sử dụng càng hiểu sâu
về nó.
2.1.2.2.Các giai đoạn phát triển của phần mềm
Nguyễn Quang Dương Lớp Tin học kinh tế K48
15
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP KHOA TIN HỌC KINH TẾ
Từ khi ra đời cho đến nay tiến trình phát triển của phần mềm bao gồm các giai
đoạn được biểu diễn trong hình vẽ dưới đây:
Giai đoạn 1
1950 - 1960
Giai đoạn 2
1960 - 1970
Giai đoạn 3
1970 – 1990
Giai đoạn 4
1990 trở đi

• Xử lý theo lô
• Đơn chiếc
theo đơn đặt
hàng
• Nhiều người sử
dụng
• Thời gian thực
• Bắt đầu có phần
mềm thương mại
• Hệ phân tán
• Hiệu quả
thương mại
hoá
• Hệ thống để bàn
• Hệ thống thông
minh
• Quy mô công
nghiệp
2.1.3.Cấu hình phần mềm
Trong công nghệ phần mềm người ta đưa ra khái niệm cấu hình phần mềm
tương thích với khái niệm cấu hình phần cứng. Cấu hình phần mềm chính là quá trình
phát triển một phần mềm. Cấu hình phần mềm gồm các thành phần được biểu diễn
theo hình vẽ sau:
2.2.NỀN TẢNG THIẾT KẾ PHẦN MỀM
2.2.1.Vai trò của thiết kế trong công nghệ phần mềm
Thiết kế phần mềm là khâu trung tâm trong quy trình sản xuất ra một phần mềm
công nghiệp và được dùng để chỉ chung cho ba quy trình thiết kế, lập trình và kiểm
thử. Trong sản xuất quy mô công nghiệp, vấn đề thiết kế có vai trò đặc biệt quan trọng:
• Thiết là nền tảng để phát triển một phần mềm đảm bảo tính ổn định và bền
vững.

Nguyễn Quang Dương Lớp Tin học kinh tế K48
16
Kế hoạch Đặc tả yêu cầu Thiết kế Văn bản
chương trình
Kiểm thử
Chươn
gtrình
làm
việc
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP KHOA TIN HỌC KINH TẾ
• Nhờ có thiết kế chúng ta có thể đảm bảo không có sự đổ vỡ một phần mềm khi
có sự biến động xảy ra hoặc thay đổi trong phần mềm.
Quy trình thiết kế chiếm đến 75% các chi phí cần thiết để sản xuất một phần mềm
công nghiệp và chịu trách nhiệm đến 80% đối với sự thành công của một sản phẩm.
Quy trình này được biểu diễn một cách nhất quán trong sơ đồ dưới đây thể hiện vị trí
trong công nghệ phần mềm:
Đối với 1 phần mềm không có thiết kế đầy đủ chỉ cần thay đổi nhỏ trong cấu trúc
dữ liệu hay chức năng chương trình cũng có thể dẫn đến sự phá hủy phần mềm hay
hỏng hóc chức năng ban đầu của nó. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay khi xuất hiện
khái niệm lập trình tự động, lập trình bằng máy tính. Hiệp hội công nghệ phần mềm thế
giới vẫn tuyên bố 1 tài liệu trong đó xác định nhu cầu của thế giới hiện nay và trong
tương lai không phải người lập trình biết nộ dung câu lệnh để chế tác phần mềm mà
trước hết là những người biết đọc bản vẽ thiết kế.
2.2.2.Các phương pháp thiết kế trong công nghệ phần mềm
2.2.2.1.Phương pháp thiết kế từ đỉnh xuống
Thiết
kế
Lập trình
Kiểm
thử

Mô hình chức năng
Mô hình thông tin
Các yêu cầu khác
Mô hình hành vi
Thiết kế kiến trúc
Thiết kế kỹ thuật
Phần mềm đã tích hợp
Nguyễn Quang Dương Lớp Tin học kinh tế K48
17
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP KHOA TIN HỌC KINH TẾ
Ý tưởng của phương pháp thiết kế giải thuật từ đỉnh xuống dựa trên ý niệm
module hoá( Phân rã 1 vấn đề cần giải quyết thành các vấn đề nhỏ hơn, chi tiết hơn
theo sở đồ hình cây cho để khi nhận được các module độc lập không phân chia nhỏ
hơn được nữa). tức là khi thiết kế 1 phần mềm ứng dụng, người ta đi từ tổng quát đến
chi tiết, để tạo thành 1 hệ thống thống nhất. Trên cơ sở của hệ thống này, người ta phân
chia công việc cho các nhóm mà vẫn đảm bảo tính mục tiêu của chương trình.
Để nắm được ý tưởng của phương pháp này, chúng ta xem xét bài toán tin học
hoá 1 trung tâm thương mại: Trên cơ sở thực tế, chúng ta lần lượt đưa ra các mô hình
của bài toán dưới dạng phác thảo:
• Phác thảo 1:
Trên cơ sở phác thảo nền thứ nhất, chúng ta tiếp tục phân rã thành các khối chi tiết
hơn:
• Phác thảo 2:
• Phác thảo 3:
Quản lý trung
tâm thương mại
Quản lý bán
hàng
Quản lý nhân lực Quản lý kho
hàng

Nguyễn Quang Dương Lớp Tin học kinh tế K48
18
Quản lý bán
hàng
Quản lý theo
quầy
Quản lý theo mặt
hàng
Lập bảng tổng
hợp
Quản lý nhân lực
Quản lý đào tạo Quản lý tuyển dụng Quản lý đề bạt khen
thưởng kỷ luật
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP KHOA TIN HỌC KINH TẾ
• Phác thảo 4:
Trên cơ sở của 4 phác thảo trên đây, người ta tích hợp lại thành hệ quản lý trung
tâm thương mại, với giả sử rằng quá trình không được phân rã tiếp. Trên thực tế các
quá trình phải được cụ thể hơn nữa.
• Phác thảo 5:
Nguyễn Quang Dương Lớp Tin học kinh tế K48
19
Quản lý kho
hàng
Quản lý xuất
kho
Quản lý nhập
kho
Quản lý lưu kho
Quản lý trung
tâm thương mại

Quản lý bán
hàng
Quản lý nhân lực Quản lý kho
hàng
Quản lý theo
quầy
Quản lý theo
mặt hàng
Lập bảng tổng
hợp
Quản lý tuyển
dụng
Quản lý đào
tạo
Quản lý đề bạt
KT-KL
Quản lý xuất
kho
Quản lý nhập
kho
Quản lý lưu
kho
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP KHOA TIN HỌC KINH TẾ
2.2.2.2.Phương pháp thiết kế từ đáy lên
Trong phương pháp này, chúng ta xuất phát từ cụ thể chi tiết đến tổng hợp. Truớc
hết tiến hành giải quyết các vấn đề cụ thể sau đó trên cơ sở đáng giá mức độ tương tự
về chức năng của các vấn đề này trong việc giải quyết bài toán chúng ta gộp lại thành
từng nhóm cùng chức năng từ dưới lên trên cho đến module chính. Sau đó sẽ thiết kế
thêm một số chương trình làm phong phú hơn, đầy đủ hơn chức năng của các phân hệ
và cuối cùng thiết kế chương trình tập hợp các module thành một thể thống nhất, hoàn

chỉnh.Lĩnh vực nghiên cứu của phương pháp này là những cơ sở đã được tin học hoá
từng phần. Phương pháp này cho phép vừa sử dụng được những chương trình đã có và
phát huy hiệu quả mà không phải xoá đi để làm lại từ đầu mà vẫn đảm bảo chỉnh thể
của một hệ thống.
Để nắm được ý tưởng của phương pháp này, ta xét một bài toán cụ thể: quản lý
một khoa trong trường đại học. Vấn đề quản lý đã được tin học hoá từng phần bằng
cách sử dụng một số chương trình.
Prog 1: in ra danh sách sinh viên theo lớp
Prog 2: in ra hồ sơ sinh viên
Nguyễn Quang Dương Lớp Tin học kinh tế K48
20
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP KHOA TIN HỌC KINH TẾ
Prog 3: in ra chương trình đào tạo hệ chính quy
Prog 4: in ra hồ sơ cán bộ
Prog 5: in ra bảng điểm của sinh viên
Prog 6: in ra chương trình đào tạo cao học
Các chương trình này đã được đưa vào ứng dụng thực tế và phát huy hiệu quả tích
cực. Bây giờ lãnh đạo khoa muốn phát triển thành một hệ thống tin học đồng bộ hơn.
Phương pháp giải quyết bài toán trong trường hợp này là không nên xoá đi tất cả để
làm lại từ đầu mà nên dựa vào chương trình đã có và hoàn thiện thêm. Để áp dụng
phương pháp thứ hai, chúng ta dựa vào các phần mềm đã có và thực hiện lần lượt các
bước sau đây:
• Bước 1: Căn cứ vào chức năng của từng phần mềm, ghép chúng lại thành một
nhóm. Trên cơ sở này, gộp Prog 1, Prog 2 và Prog 5 thành phân hệ quản lý sinh
viên.
• Bước 2: Gộp Prog 3 và Prog 6 thành phần hệ quản lý chương trình đào tạo
• Bước 3: Chương trình Prog 4 là 1 nhóm độc lập liên quan đến quản lý cán bộ
Nguyễn Quang Dương Lớp Tin học kinh tế K48
21
Quản lý sinh

viên
PROG 1 PROG 2 PROG 5
Quản lý chương
trình đào tạo
Chương trình đào
tạo chính quy
Chương trình đào
tạo cao học
Quản lý cán bộ
công nhân viên
In hồ sơ
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP KHOA TIN HỌC KINH TẾ
Bước tiếp theo, trên cơ sở 3 nhóm này chúng ta phát triển thêm phần mềm cho
mỗi nhóm:
+ Quản lý sinh viên: Prog 7: In bảng điểm tốt nghiệp
Prog 8: In bằng tốt nghiệp
+ Quản lý CTĐT: Prog 9: In ra chương trình đạo tạo tiến sĩ
Prog10: In ra chương trình hoàn chỉnh kiến thức
+ Quản lý cán bộ: Prog 11: In danh sách CBCNV trong khoa
Prog 12: In học vị học hàm tiến sĩ trở lên
• Bước 4: Như vậy từ 6 chương trình ban đầu, nhờ phương pháp thiết kế từ đáy
lên chúng ra đã thiết kế thành 12 chương trình. Nhưng luôn luôn có định hướng,
tức là các chương trình luôn nằm trong các phân hệ. Bây giờ, chúng ta tích hợp
chúng lại.
Nguyễn Quang Dương Lớp Tin học kinh tế K48
22
QUẢN LÝ
KHOA
Quản lý sinh
viên

Quản lý chương
trình đào tạo
Quản lý cán bộ
công nhân viên
PROG 1
PROG 2
PROG 5
PROG 6
PROG 3
PROG 9
PROG 4
PROG 11
PROG 7
PROG 8
PROG 10
PROG 12
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP KHOA TIN HỌC KINH TẾ
2.2.3.Tiến trình thiết kế trong công nghệ phần mềm
Khi sản xuất một phần mềm công nghiệp theo quan điểm quản lý dự án việc thiết
kế phần mềm được tiến hành theo hai bước là:
• Thiết kế sơ bộ
• Thiết kế chi tiết
Xét từ góc độ quản lý thì thiết kế sơ bộ đưa ra một cái nhìn tổng quát về phần
mềm tương lai còn thiết kế chi tiết đi sâu vào các lĩnh vực thiết kế cụ thể : thiết kế dữ
liệu, thiết kế thủ tục, thiết kế chương trình. Nếu xét từ phương diện kỹ thuật thì quy
trình sản xuất một phần mềm công nghiệp là được phân chia thành 4 công đoạn:
• Thiết kế kiến trúc
• Thiết kế dữ liệu
Nguyễn Quang Dương Lớp Tin học kinh tế K48
23

CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP KHOA TIN HỌC KINH TẾ
• Thiết kế thủ tục
• Thiết kế giao diện
Hai góc độ quản lý và kỹ thuật trong tiến trình thiết kế phần mềm có mối liên
quan rất chặt chẽ với nhau được biểu diễn trong hình vẽ:
Việc phân chia thành góc độ quản lý và kỹ thuật giúp cho việc quản lý tiến trình
phần mềm được mô hình hóa những bước rất cụ thể.
2.2.4.Kiến trúc phần mềm
Kiến trúc phần mềm là hiện thân của những quyết định thiết kế sớm nhất để đạt
đến đích của những nhu cầu về chức năng và phi chức năng quan trọng nhất. Việc xem
xét lại kiến trúc phần mềm là một phương thức phát triển phần mềm để đánh giá các
quyết định thiết kế kiến trúc, chú ý tới những thuộc tính chất lượng mong muốn (những
nhu cầu phi chức năng, như sự thực thi, tính bảo mật, độ tin cậy, tính khả dụng, khả
năng thay đổi, chi phí, . . . Phương thức này được nhìn nhận như một trong những kỹ
thuật quan trọng và mang lại hiệu quả đúng như dự kiến và làm giảm thiểu những rủi
ro thuộc về kiến trúc.
Yêu cầu chung đối với mỗi kiến trúc phần mềm là phải đạt được hai vấn đề:
Nguyễn Quang Dương Lớp Tin học kinh tế K48
24
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP KHOA TIN HỌC KINH TẾ
• Đảm bảo tính chặt chẽ trong kiến trúc để không xảy ra những lỗ hổng trong
phần mềm.
• Kiến trúc phải đảm bảo không quá phức tạp để khi dịch thành chương trình quy
mô của chương trình không quá lớn khi thực hiện mỗi chức năng.
Mô hình chuyển từ bài toán thực tế sang giải pháp phần mềm được biểu diễn như
hình vẽ sau:
Nguyễn Quang Dương Lớp Tin học kinh tế K48
25

×