Tải bản đầy đủ (.doc) (46 trang)

nguyên nhân khách quan dẫn tới tình trạng văn hoá doanh nghiệp yếu kém

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (250.96 KB, 46 trang )

MỞ ĐẦU
Đã từ lâu, chñ ®Ò ®îc nh¾c ®Õn rÊt nhiều tới văn hoá gia đình,
văn hoá ứng xử, văn hoá tâm linh, văn hoá làng hoặc giữ gìn bản sắc văn
hoá dân tộc…nhưng ít khi bµn luËn vÒ văn hoá doanh nghiệp. Vậy có
nên đặt vấn đề xây dựng và phát triển một môi trường văn hoá riêng gọi
là văn hoá doanh nghiệp hay không? Và cách xây dựng và phát triển văn
hoá doanh nghiệp đó như thế nào? Nhìn chung phần lớn các doanh
nghiệp trẻ của nước ta, đặc biệt là doanh nghiệp tư nhân chưa chú ý tới
việc xây dựng và phát triển một nền văn hoá đặc thù cho doanh nghiệp
của mình là điều hết sức thiếu sót trong hoạt động kinh doanh.
Một đất nước không phát triển và dẫn đến suy vong nếu không
bảo tồn được một nền văn hoá truyền thống-dân tộc. Một gia đình sẽ
không thể hạnh phúc và hưng thịnh nếu không có “gia phong” một lĩnh
vực thuộc văn hoá gia đình. Cũng như vậy, một doanh nghiệp sẽ không
tồn tại sự nghiệp của mình nếu không có một nền văn hóa đặc thù của
ngành nghề được gọi là văn hoá doanh nghiệp.
Như đã biết, doanh nghiệp tồn tại là để sản xuất của cải vật
chất và làm dịch vụ, mọi hoạt động kinh doanh sản xuất đều gắn liền với
một dây chuyền công nghệ nhất định. Để vận hành được các khâu của
dây chuyền này, trong doanh nghiệp phải có hệ thống tổ chức, quản lý
chặt chẽ từ khâu đầu đến khâu cuối. Điều này có nghĩa là trong các hoạt
động của doanh nghiệp mọi người đều phải tuân theo những giá trị,
chuẩn mực cụ thể nào đó và thực hiện những khuân mẫu văn hoá nhất
định. Như vậy, mỗi doanh nghiệp hoặc tổ chức kinh doanh là một không
gian văn hóa.
Sau 20 năm phát triển nền kinh tế nhiều thành phần vận hành
theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, số lượng doanh
nghiệp Việt Nam đã tăng từ vài chục nghìn lên 240000 doanh nghiệp,
một bộ phận lớn các doanh nghiệp Việt Nam đã trưởng thành, trụ vững
và phát triển mạnh mẽ. Sự phát triển này chính là các doanh nghiệp trên
đã và đang coi trọng, xây dựng và phát triển văn hoá doanh nghiệp.


Nhưng bên cạnh đó vẫn còn tồn tại không ít doanh nghiệp, không ít chủ
doanh nghiệp làm ăn theo kiểu chụp giật, buôn gian bán lận, lừa đảo,
chạy dự án, chạy thầu…Lúc đầu, họ phất lên rất nhanh do thắng những
quả đậm, song không ít doanh nghiệp đã phá sản, chủ doanh nghiệp đã
phải ra trước vành móng ngựa. Và điều rất đáng quan tâm là hiện nay,
hiệu quả sản xuất kinh doanh và sức cạnh tranh của rất nhiều doanh
nghiệp còn quá thấp, mà nguyên nhân sâu xa là hàm lượng văn hoá trong
các doanh nghiệp này còn rất khiêm tốn.
Mặt khác, các doanh nghiệp Việt Nam đã bước vào sân chơi
thương mại toàn cầu. Thời cơ có nhiều, nhưng thách thức cũng rất lớn.
Đó là nguy cơ tụt hậu, hiệu quả kinh tế và sức cạnh tranh thấp, sự tụt hậu
về trình độ văn hoá, chuyên môn, nghề nghiệp của người lao động…dẫn
đến sự suy yếu của sản phẩm, yếu kém của sản xuất kinh doanh và sức
cạnh tranh của hàng hoá. Để đẩy lùi nguy cơ tụt hậu, có doanh nghiệp
chỉ nghĩ đến việc mua sắm, thay đổi công nghệ, mà không quan tâm đến
bồi dưỡng các phẩm chất văn hoá cho các thành viên, nên cán bộ vẫn
quản lý tồi, công nhân không phát huy được công suất, hiệu quả của
công nghệ mới…Thậm chí, có nơi máy nhập về vài năm mà vẫn không
vận hành được. Đáng chú ý là hàm lượng văn hoá thấp trong quan hệ
giữa chủ doanh nghiệp và công nhân, giữa công nhân với công nhân,
giữa doanh nghiệp với khách hang và xã hội đã cản trở rất nhiều đến sự
bền vững của các doanh nghiệp.
Hơn thế nữa, hiện nay còn không ít các lãnh đạo, không ít các
doanh nghịêp chưa nhận thức được vai trò động lực của văn hoá trong
phát triển kinh tế, thậm chí còn coi xây dựng và phát triển văn hoá doanh
nghiệp là vấn đề viển vông, nằm ngoài quá trình sản xuất kinh doanh. Do
đó, chúng ta nói về văn hoá doanh nghiệp để kiến nghị với lãnh đạo các
cấp đẩy mạnh đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, xây dựng môi trường pháp
lý kinh doanh lành mạnh tạo điều kiện cho các doanh nghiệp xây dựng
và phát triển văn hóa doanh nghiệp…

Ngày nay, doanh nghiệp Việt Nam đang đứng trước những cơ
hội mới. Toàn cầu hoá kinh tế đòi hỏi việc xây dựng văn hoá doanh
nghiệp phải có những bước tính khôn ngoan, lựa chọn sáng suốt không
thể để xảy ra tình trạng quốc tế hoá văn hoá doanh nghiệp, mà phải dựa
trên cơ sở văn hoá doanh nghiệp để thu hút lấy tinh hoa của nhân loại,
sáng tạo ra văn hóa doanh nghiệp tiên tiến phù hợp với tình hình và bản
sắc văn hoá Việt Nam, làm sao nền văn hoá doanh nghịêp chúng ta hoà
nhập chứ đừng hoà tan.
Nhận thấy được những vấn đề còn tồn tại trên, em xin được
đưa ý kiến của mình về vấn đề xây dựng và phát triển văn hóa doanh
nghiệp sau khi Việt Nam ra nhập WTO. Trong quá trình làm đề tài này,
do sự hiểu biết có hạn nên không thể tránh khỏi những thiếu sót. Em rất
mong được sự đóng góp ý kiến của thầy cô để bài viết của em được hoàn
chỉnh hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
A. Tổng quan về Văn hoá doanh nghiệp
I.Bản chất Văn hoá doanh nghiệp
1.Khái niệm về Văn hoá
Văn hoá là một khái niệm mang nội hàm rộng lớn, liên quan
đến mọi mặt của cuộc sống, con người và do vậy có rất nhiều cách hiểu
khác nhau. Mỗi người họ nhìn nhận văn hoá dưới một góc độ khác nhau.
Vì vậy, việc có nhiều khái niệm văn hóa khác nhau không có gì đáng
ngạc nhiên, trái lại càng làm cho vấn đề được hiểu biết phong phú và
toàn diện hơn.
Do vậy ta có thể đưa ra một số khái niệm về văn hoá như sau:
 Theo Unesco:
Văn hoá là một thực thể, tổng thể các đặc trưng. diện mạo về
tinh thần vật chất, tri thức, linh cảm… khắc hoạ nên bản sắc của một
cộng đồng, gia đình, xóm làng, quốc gia, xã hội… Văn hoá không chỉ
bao gồm nghệ thuật, văn chương mà cả những lối sống, những quyền cơ

bản của con người, những hệ giá trị, những truyền thống, tín ngưỡng…
 Theo Hồ Chí Minh:
Vì lẽ sinh tồn cũng như vì mục đích cuộc sống, loài người mới
phát minh và sáng tạo ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa
học, tôn giáo, văn hoá học nghề, những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày
về ăn, mặc, ở và các phương tiện, phương thức sinh hoạt cúng với toàn
bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hoá. Văn hoá là sự tổng
hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài
người đã sản sinh, ra nhằm thích ứng những nhu cầu cạnh tranh và đòi
hỏi sự sinh tồn.
 Theo Edvard Sapir:
Văn hoá chính là bản thân con người, cho dù là những người
hoang dã nhất sống trong một xã hội tiêu biểu cho một hệ thống phức
hợp của tâpj quán, cách ứng xử và quan điểm được bảo tồn theo truyền
thống.
 Theo E.Herriot:
Văn hóa là cái còn lại sau khi người ta đã quên đi tất cả, là cái
vẫn còn thiếu sau khi người ta đã học được tất cả.
2 Khái niệm về văn hoá doanh nghiệp
Trong xã hội rộng lớn, mỗi doanh nghiệp được coi là một xã
hội thu nhỏ. Xã hội lớn, xã hội nhỏ(doanh nghiệp) cũng cần xây dựng
cho mình một nền văn hóa riêng biệt. Nền văn hóa ấy chịu ảnh hưởng và
đồng thời cũng là bộ phận cấu thành nên nền văn hóa lớn. Như Edgar
Schein, một nhà quản trị nổi tiếng người Mỹ đã nói:” văn hoá doanh
nghiệp gắn với văn hoá xã hội, là một bước tiến của văn hoá xã hội, là
tầng sâu của văn hóa xã hội. Văn hoá doanh nghiệp đòi hỏi vừa chú ý tới
năng xuất và hiệu quả sản xuất, vừa chú ý tới quan hệ chủ thợ, quan hệ
giữa người với người. Nói rộng ra nếu toàn bộ nền sản xuất đều được
xây dựng trên một nền văn hoá doanh nghiệp có trình độ cao, nền sản
xuất sẽ vừa mang bản sắc dân tộc, vừa thích ứng với thời hiện đại hiện

nay.
Mỗi người có cách nhìn nhận khác nhau, mỗi vấn đề được xem
xét dưới nhiều góc độ khác nhau. Do vậy, khái niệm văn hoá doanh
nghiệp có rất nhiều khái niệm và cho đến nay vẫn chưa có một định
nghĩa chuẩn nào được chính thức công nhận.
 Theo tổ chức lao động quốc tế:
Văn hoá doanh nghiệp là sự trộn lẫn đặc biệt các giá trị, các
tiêu chuẩn, các thói quen và truyền thống, những thái độ ứng xử và lễ
nghi mà toàn bộ chúng là duy nhất đối với một tổ chức đã biết.
 Theo ông Georges de Saite Marie:
Văn hoá doanh nghiệp là tổng hợp các giá trị, các biểu tượng,
các huyền thoại, nghi thức, các điều cấm kỵ, các quan điểm triết học, đạo
đức ta ọ thành nền móng sâu xa của doanh nghiệp.
 Theo cách hiểu chung nhất:
Văn hoá doanh nghiệp là toàn bộ những nhân tố văn hóa được
doanh nghiệp chọn lọc, tạo ra, sử dụng và biểu hiện trong hoạt động
kinh doanh tạo nên bản sắc kinh doanh của doanh nghiệp đó.
 Theo nhà xã hội người Mỹ E.N.Schein:
Văn hoá doanh nghiệp là tổng thể những thủ pháp và quy tắc
giải quyết vấn đề thích ứng bên ngoài và thống nhất bên trong các nhân
viên, những quy tắc đã tỏ ra hữu hiệu trong quá khứ và vẫn cấp thiết
trong hiện tại. Những quy tắc và những thủ pháp này là yếu tố khởi
nguồn trong việc tổ chức doanh nghiệp không đắn đo suy nghĩ về ý
nghĩa của những quy tắc và thủ pháp ấy mà coi chúng là đúng đắn ngay
từ đầu.
3.Vai trò, lợi ích, ý nghĩa của văn hoá doanh nghiệp
3.1 Vai trò, lợi ích
 Văn hoá doanh nghiệp tạo nện phong thái của doanh
nghiệp giúp phân biệt doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác.
Văn hoá doanh nghiệp gồm nhiều bộ phận và yếu tố hợp

thành. Triết lý kinh doanh, các tập tục, lễ nghi, thói quen, cách họp hành,
đào tạo, giáo dục, thậm chí cả truyền thuyểt, huyền thoại về người sáng
lập hãng… tất cả những yếu tố đó tạo ra một phong cách, phong thái của
doanh nghiệp và phân biệt nó với các doanh nghiệp các tổ chức xã hội
khác. Phong thái đó có vai trò như “không khí và nước” có ảnh hưởng
cực lớn đến hoạt động hàng ngày của doanh nghiệp. Chúng ta không
mấy khó khăn để nhận ra phong thái của một doanh nghiệp thành công,
phong thái đó thường gây ấn tượng rất mạnh cho người ngoài và là niềm
tự hào của các thành viên trong doanh nghiệp. Có thể chỉ là một vài giá
trị rất chung qua bộ đồng phục, một số khẩu ngữ, phong cách ứng xử…
đều tạo nên sự khác biệt với các doanh nghiệp khác.
 Văn hoá doanh nghiệp tạo nên lực hướng tâm chung cho
toàn doanh nghiệp.
Một nền văn hoá tốt giúp doanh nghiệp thu hút nhân tài và
củng cố lòng trung thành của nhân viên đối với doanh nghiệp. Nếu
doanh nghiệp lại cho rằng chỉ cần trả lương cao là sẽ thu hút, duy trì
được người tài. Nhân viên chỉ trung thành và gắn bó lâu dài khi họ thấy
hứng thú khi họ làm việc trong môi trường doanh nghiệp, cảm nhận bầu
không khí thân thuộc trong doanh nghiệp và có khả năng tự khẳng định
mình để thăng tiến. Trong một nền văn hoá doanh nghiệp chất lượng, các
thành viên nhận thức rõ ràng về vai trò của bản thân trong toàn bộ tổng
thể, họ làm việc vì mục đích và mục tiêu chung.
 Văn hoá doanh nghiệp khích lệ quá trình đổi mới và sáng
chế
Tại những doanh nghiệp mà môi trường văn hóa ngự trị mạnh
m s ny sinh s t lp ớch thc mc cao nht, ngha l cỏc nhõn
viờn c khuyn khớch tỏch bit ra v a ra sỏng kin thm chớ c
cỏc thnh viờn cp c sở. S khớch l ny s gúp phn phỏt huy tớnh nng
ng sỏng to ca cỏc thnh viờn, l c s cho quỏ trỡnh Hội nhập và
phát triển ca cụng ty. Mt khỏc nhng thnh cụng ca thnh viờn trong

vic s to ng lc gn bú h vi cụng ty lõu di v tớch cc hn.
3.2 í ngha
Nõng cao sc tp trung v sc cm hoỏ Vn hoỏ doanh
nghip giỳp cho cụng nhõn viờn ca doanh nghip quan tõm theo ui
mc ớch, nõng cao tinh thn on kt ra sc cụng tỏc, thc hin mc
tiờu doanh nghip ra mt cỏch t giỏc . Nh vy cụng nhõn viờn s
phỏt huy ngy cng tt hn nng lc ca mỡnh, trung thnh vi doanh
nghip, cng hin ti nng trớ tu cho doanh nghip
Nõng cao ý thc cng ng Vn hoỏ doanh nghip cú th bi
dng cụng nhõn viờn, hỡnh thnh t tng cng ng lm cho h thng
nht ý chớ v ho hp vi nhau. Nh vy, s tng cng sc mnh cho
doanh nghip thc hin mc tiờu kinh doanh.
on kt ni b
Vn hoỏ doanh nghip cú tỏc dng t mi quan h qua li gia
cỏc thnh viờn trong doanh nghip, dn dn hỡnh thnh nờn mt giỏ tr
nh hng, qua ú huy ng tp th cụng chc ng tõm hip lc phn
u cho mc ớch ca ton doanh nghip.
Khuụn mu hoỏ vn hoỏ
Khi ó hỡnh thnh c vn hoỏ doanh nghip thỡ nú s thuyt
phc mt cỏch giỏn tip n t tng v hnh vi ca mi cụng nhõn viờn
trong doanh nghiệp, khiến cho họ tuân thủ một cách nhất quán các khuôn
mẫu văn hoá trong quá trình nhận thức cũng như trong giao tiếp xã hội.
Nhờ đó mà doanh nghiệp mới có thể ổn định và phát triển.
II. Đặc điểm của văn hoá doanh nghiệp trong giai đoạn hiện nay
Việt Nam là một quốc gia có hàng nghìn năm văn hiến. Qua
các thời kỳ lịch sử khác nhau, dân tộc Việt Nam đã có nguyên tắc hành
vi và tinh thần cộng đồng mang bản sắc Việt Nam đậm nét. Thời kỳ
công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, một mặt chúng ta quản lý doanh
nghiệp của các nước phát triển. Mặt khác cần nỗ lực xây dựng văn hoá
doanh nghiệp tiên tiến, hài hoà văn hoá từng vùng, miền khác nhau thúc

đẩy sự sáng tạo của tất cả các thành viên trong các doanh nghiệp khác
nhau. Đặc điểm nổi bật của văn hoá dân tộc là coi trọng tư tưởng nhân
bản, chuộng sự hài hoà, tinh thần cầu thực.
Ngày nay, khi Việt nam là thành viên của WTO thì doanh
nghiệp Việt nam đang đứng trước những cơ hội, thách thức mới. Toàn
cầu hoá kinh tế đòi hỏi việc xây dựng những bước tính khôn ngoan, lựa
chọn sáng suốt. Không để xảy ra tình trạng quốc tế hoá văn hoá doanh
nghiệp Việt nam để thu hút lấy tinh hoa của nhân loại, sáng tạo ra văn
hoá doanh nghiệp tiên tiến nhưng phù hợp với tình hình phát triển diện
tích của đất nước. Do đó, văn hoá doanh nghiệp có 4 đặc điểm nổi bật
sau:
 Thứ 1: Tính tập thể: Quan niệm,tiêu chuẩn,đặc điểm
của doanh nghiệp là do toàn thể thành viên doanh nghiệp cùng xây
dựng,cùng đồng lòng và phải mang tính tập thể cao.
 Thứ 2: Tính quy phạm: Văn hoá doanh nghiệp có
công năng điều chỉnh kết hợp. Trong trường hợp lợi ích cá nhân và
doanh nghiệp xảy ra xung đột thì các công nhân viên chức phải phục
tùng các quy phạm quy định của văn hoá mà doanh nghiệp đã đề ra.
Đồng thời doanh nghiệp phải biết lắng nghe và cố gắng giải quyết
hài hoà để xoá bỏ xung đột.
 Thứ 3: Tính độc đáo: Doanh nghiệp ở các quốc gia
khác nhau, doanh nghiệp khác nhau ở cùng một quốc gia để tạo cho
doanh nghiệp mình độc đáo trên cơ sỡ văn hoá của vùng đất mà
doanh nghiệp đang tồn tại. Văn hoá doanh nghiệp phải bảo đảm
những nét đặc sắc của doanh nghiệp, nhưng giữa các doanh nghiệp
khác nhau cần phải tạo nên tính độc đáo của mình.

 Thứ 4: Tính thực tiễn: Chỉ có thông qua thực tiễn,
các quy định của văn hoá doanh nghiệp mới được kiểm chứng, lúc
đó văn hoá doanh nghiệp mới phát huy được vai trò của nó trong

thực tiễn và khi đó mới thực sự có ý nghĩa.
III. Văn hoá doanh nghiệp của Mc Donald
Nhắc đến Mc Donađ, chắc có đến 60% dân số trên thế giới
không còn bỡ ngỡ, không còn lạ lẫm với thương hiệu này. Một doanh
nghiệp đã rất thành công không chỉ ở nước Mỹ mà ở hầu hết các nước
trên thế giới. Người ta đã thống kê cứ khoảng 9 phút lại có ở đâu đó mọc
lên một cưả hàng thức ăn nhanh của Mc Donald. Vậy chúng ta phải đặt
ra câu hỏi là tại sao doanh nghiệp đó lại phát triển mạnh mẽ đến như vậy.
Để thành công được như vậy, có rất nhiều nguyên nhân. Nhưng một
trong số các nguyên nhân đó là do Mc Donađ đã xây dựng một nền văn
hoá doanh nghiệp vô cùng vững mạnh.
Với phương châm đặt ra là:
Điều 1: Khách hàng luôn luôn đúng
Điều 2: Nếu khách hàng sai hãy xem lại điều 1
Chính vì luôn coi khách hàng là thượng đế nên toàn bộ nhân
viên luôn phục vụ khách hàng một cách nhanh chóng, thân thiện, cởi mở,
nhiệt tình( phục vụ khách hàng, chỉ cho khách hàng đứng đợi trong vòng
9 giây là có ngay sản phẩm cho khách.Khi làm việc nhân viên luôn phải
đeo bao tay, giữ gìn vệ sinh sạch sẽ). Họ đã xây dựng được một doanh
nghiệp có nề nếp từ việc đồng phục(những nhân viên thường mang biển
hiệu công ty trước ngực cùng với tên tuổi,chức vụ cña mình), từ lời nói
đến thái độ cử chỉ phục vụ khách hàng. Họ còn đề cao cách trình bày
trang trí cửa hàng cũng đặc biệt hơn so với các cửa hàng khác. Không
những thế doanh nghiệp luôn bồi dưỡng đào tạo nâng cao tay nghề cho
cán bộ công nhân viên giáo dục tinh thần đoàn kết hợp tác giữa từng dây
chuyền, từng phân xưởng coi trọng xây dựng thiết chế văn hoá và đời
sống văn hoá trong doanh nghiệp.
Văn hoá doanh nghiệp ở Mc Donald đã tạo cho công ty một
bầu không khí làm việc như trong một giai đoạn, các thành viên gắn bó
với nhau chặt chẽ. Lãnh đạo của công ty luôn quan tâm đến các thành

viên. Thậm chí ngay cả trong những chuyện riêng tư của họ như cưới
xin, ma chay, ốm đau, sinh con… cũng đều được lãnh đạo quan tâm chu
đáo.
Hàng năm khi các ngày lễ ngày tết ngày kỷ niệm lãnh đạo đều
tổ chức các cuộc thi văn nghệ, thể thao, các cuộc nghỉ du lịch….Tất cả
những hoạt động đó đều tạo tinh thần làm việc hăng say cống hiến hết
mình cho doanh nghiệp, tăng thêm tình gắn bó giữa công nhân viên và
lãnh đạo. Tạo ra môi trường làm việc lành mạnh và đó có lẽ là nhân tố
tạo nên sự thành công của Mc Donald.
B. Thực trạng của văn hoá doanh nghiệp Việt Nam
I Thực trạng
Nhìn nhận một cách tổng quát chúng ta thấy văn hoá trong các
doanh nghiệp nước ta còn có những hạn chế nhất định. Đó là một nền
văn hoá được xây dựng trên nền tảng dân trí thấp và phức tạp do những
nhân tố khác ảnh hưởng tới môi trường làm việc có nhiều bất cập dẫn tới
có cái nhìn ngắn hạn, chưa có quan niệm đúng đắn về cạnh tranh hợp
tác, làm việc chưa có tính chuyên nghiệp, còn bị ảnh hưởng bởi các
khuynh hướng cực đoan của nền kinh tế bao cấp, chưa có sự giao thoa
giữa các quan điểm đào tạo nên chất lượng chưa cao. Mặt khác, văn hoá
doanh nghiệp còn bị những yếu tố khác ảnh hưởng như: Nền sản xuất
nông nghiệp nghèo nàn lạc hậu, ảnh hưởng của tàn dư đế quốc phong
kiến.
Văn hoá doanh nghiệp có vị trí và vai trò rất quan trọng trong
sự phát triển của mỗi doanh nghiệp, bởi bất kỳ một doanh nghiệp nào
nếu thiếu đi yếu tố văn hoá, ngôn ngữ, tư liệu, thông tin nói chung được
gọi là tri thức thì doanh nghiệp đó khó có thể đứng vững và tồn tại được.
Trong khuynh hướng xã hội ngày nay thì các nguồn lực của doanh
nghiệp là con người mà văn hoá doanh nghiệp là cái liên kết và nhân lên
nhiều lần các giá trị của từng nguồn lực riêng lẻ. Do vậy, có thể khẳng
định văn hoá doanh nghiệp là tài sản vô hình của mỗi doanh nghiệp. Văn

hoá doanh nghiệp được thực hiện ở phong cách lãnh đạo của người lãnh
đạo và tác phong làm việc của nhân viên. Trong quan hệ làm ăn thì ngoài
việc quan tâm tới lợi nhuận của công ty họ còn đánh giá doanh nghiệp
qua văn hoá của doanh nghiệp đó.
Sự thành công của mỗi doanh nghiệp, đặc biệt là ở các nước
châu Á thường được dựa trên mối quan hệ cá nhân của người lạnh đạo,
còn các nước Tây Âu thì thành công của doanh nghiệp lại dựa trên các
yếu tố như khả năng quản lý các nguồn lực, năng xuất làm việc, tính
năng động của nhân viên … Ngoài những yếu tố chủ quan để xây dựng
văn hoá doanh nghiệp còn phải chú trọng tới những yếu tố khách quan.
Đó là việc tạo lập thị trường, lợi ích của người tiêu dùng, được thể hiện
qua “ các nguyên tắc chỉ đạo để bảo vệ người tiêu dùng” là quá trình hội
nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới.
Qua đó ta thấy vấn đề xây dựng văn hóa doanh nghiệp hiện
nay còn một số tồn tại như sau:
1 Nhiều doanh nghiệp chưa quan tâm xây dựng văn hoá doanh
nghiệp
Cụ thể là việc quan tâm đến xây dựng đời sống văn hoá của
công nhân, viên chức và người lao động chưa tương xứng với mức sống
của họ. Nhiều doanh nghiệp cho rằng người lao động chỉ cần có thu nhập
cao thì có thể giải quyết được tất cả. Lãnh đạo các doanh nghiệp thiếu
tầm nhìn hoặc không có chiến lược kinh doanh, đầu tư dài hạn. Chưa
quan tâm xây dựng thương hiệu sản phẩm. Các doanh nghiệp nhà nước
vẫn còn ảnh hưởng của bao cấp, chưa sẵn sàng chủ động để cạnh tranh
bình đẳng.
Các doanh nghiệp chưa thực sự tâm huyết với việc xây dựng
một nền văn hoá lấy con người làm gốc. Họ quên đi một điều rằng văn
hoá doanh nghiệp chính là lấy việc nâng cao tố chất toàn diện của con
người làm trung tâm để nâng cao trình độ quản lý doanh nghiệp. Do đó
việc bồi dưỡng tinh thần trách nhiệm của công nhân viên chức, bồi

dưỡng quan điểm giá trị doanh nghiệp và tinh thần doanh nghiệp, đào tạo
và phát triển tài nguyên văn hoá trong doanh nghiệp vẫn chưa thực sự
được quán triệt. Chế độ thưởng phạt, cơ chế quản lý dân chủ vẫn chưa rõ
ràng cụ thể.
Lãnh đạo chưa xây dựng được một thiết chế cho công ty, dù
biết rằng xây dựng thiết chế văn hoá doanh nghiệp là nhiệm vụ rất quan
trọng trong xây dựng văn hoá doanh nghiệp. Trong khi đó công việc này
phái được chủ động ngay từ đầu xây dựng các thiết chế văn hoá, như
thiết chế thông tin thời sự chính sách, thiết chế các sinh hoạt dân chủ, hội
nghị cán bộ công nhân viên, các ngày đối thọai giữa giám đốc và công
nhân viên, thiết chế sinh hoạt văn hoá cộng đồng : văn nghệ, thể thao,
chế độ bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng, thiết chế thi đua khen thưởng…xây
dựng được những thiết chế văn hoá đó mới có cơ sỡ để xây dựng môi
trường văn hoá. Môi trường văn hoá lành mạnh, tốt đẹp sẽ là cơ sỡ cho
việc bồi dưỡng hình thành các phẩm chất văn hoá tốt đẹp cho các thành
viên doanh nghiệp .
Nhiều doanh ng hiệp chưa thực sự đi vào việc xây dựng uy tín
cho lôgô, thương hiệu doanh nghiệp. Dù biết rằng lôgô, thương hiệu là
kết tinh các giá trị văn hoá của các thành viên và của cả doanh nghiệp
vào trong giá trị chân, thiện, mỹ, truyền thống, hiện đại của từng sản
phẩm của doanh nghiệp. Đầu tư nâng cao uy tín cho lôgô, thương hiệu
của doanh nghiệp thực chất cũng là đầu tư vào giáo dục, bồi dưỡng, đào
tạo các phẩm chất văn hoá tốt đẹp cho mỗi thành viên và cho cả doanh
nghiệp đầu tư xây dựng thiết chế văn hoá, xây dựng môi trường văn hoá
doanh nghiệp.
2. Một số người đứng đầu cơ quan đơn vị chưa cập nhật kịp thời các
kiến thức quản lý hiện đại.
Lãnh đạo là người soi đường chỉ lối, chèo chống cả con thuyền
“doanh nghiệp” ra khơi. Vì thế mà lãnh đạo phải là người tinh thông
nhất, cập nhập thông tin nhanh chóng và hiện đại nhất, như thế mới có

những chiến lược mới cho doanh nghiệp. Thời đại công nghệ thông tin
hiện đại các doanh nghiệp cạnh tranh ngày càng khốc liệt hơn. Chính vì
thế mà thông tin là rất quan trọng ai nắm bắt nhanh nhẹn thông tin một
cách chính xác thì người đó nắm trong tay phần thắng.
Trong khi đó các nhà lãnh đạo hầu như còn rất hạn chế trong
nhận thức nội dung cũng như vai trò của văn hoá doanh nghiệp đối với
sự phát triển bền vững của doanh nghiệp. Họ chưa nhận thức được hết
giá trị của những danh hiệu, những thành tựu đã đạt được, đã tạo ra trong
suốt quá trình phát triển của doanh nghiệp, của ngành. Những hoạt động
và sinh hoạt các buổi nói chuyện về các chuyên đề văn hoá chưa phong
phú và cuốn hút người lao động.
Ngày nay, khi mà xu hướng hội nhập khu vực, thế giới càng
ngày càng phát triển rộng rãi, Việt Nam cũng không nằm ngoµi con số
đó, thì tất yếu cạnh tranh sẽ càng mãnh liệt hơn khốc liệt hơn. Doanh
nghiệp nào có lợi thế cạnh tranh tốt thì doanh nghiệp đó sẽ trụ vững trên
thương trường, doanh nghiệp nào yếu thì tất nhiên sẽ bị đánh bật ra khỏi
thị trường. Do đó, lãnh đạo phải là người có một tầm nhìn tốt. Để làm
được điều đó lãnh đạo phải thường xuyên học hỏi trau dồi được những
phương thức quản lý hiện đại của các nước phát triển, phải có lòng có
quyết tâm, kiên trì bền bỉ trong việc tìm tòi các phong cách quản trị hiện
đại. Có như thế mới đưa doanh nghiệp tiến xa bay cao được.
3.Tình trạng tham nhũng, lãng phí đang diễn ra ngày càng trầm
trọng
Như chúng ta đã biết tham nhũng là một trong những vấn đề
bức xúc vµ nan gi¶I nhất hiện nay. Một số cán bộ đã lợi dụng chức vụ
của mình để tham lợi,chiếm đoạt của công thành của riêng, đặt lợi ích
cá nhân lên trên hàng đầu để rồi làm những điều trái với đạo đức luân
lý, gây ảnh hưởng không nhỏ đối với doanh nghiệp, cộng đồng vµ xã
hội.
Vấn đề này đang là một thực trạng rất phổ biến ở hầu hết mọi

doanh nghiệp. Không tham lợi lớn thì tham lợi nhỏ, không chiếm đoạt
nhiều thì chiếm đoạt ít. Từ những cái như giấy, bút, các loại văn phòng
phẩm trong công ty thì đều bị nhân viên lợi dụng để đem về nhà, rồi đến
chuyện gọi điện thoại một cách thoải mái. Đấy là những cái có giá trị
nhỏ nhặt nhất. Giá trị tài sản lớn hơn chút nữa là những cái máy fax,máy
vi tính đều cũng được đem về làm của công. Không chỉ có thế một số
nhân viên kế toán, trưởng phòng lợi dụng chức vụ của mình làm những
việc riêng, nhưng khi thanh toán thì vẫn tính vào biên lai của công ty và
tất nhiên những khoản đó được coi là một khoản chi phí phải chi của
công ty. Đó là những hành vi chiếm đoạt của công thành của riêng của
nhân viên. Còn đối với cấp trên, cấp cao của doanh nghiệp thì hành vi đó
còn tinh vi hơn. Chiếm đoạt với những giá trị tài sản lớn hơn, sau đó họ
bảo kế toán ghi vào phiếu chi của doanh nghiệp và coi đó cũng là một
khoản chi của công ty… còn rất rÊt nhiều hình thức khác nữa để chiếm
đoạt của công. Cả công ty ai cũng có tư tưởng tham nhũng có cơ hội là
chớp lấy ngay, ban lãnh đạo không những không quán triệt mà còn tiếp
tay cho hành động đó, thö hỏi doanh nghiệp có phát triển được không.
Và chính điều này đã làm giảm lòng tin không khơi dậy được trí tuệ, sự
cống hiến của người lao động đối với doanh nghiệp. Thử hỏi thì làm sao
xây dựng một bầu không khí một môi trường làm việc hết mình, trong
sạch, văn minh cho doanh nghiệp được.
4. Nhận thức của người lãnh đạo còn rất khiêm tốn
Lãnh đạo của nhiều doanh nghiệp chưa thật sự có một trình độ
đầy đủ, chưa thấy hết được tầm quan trọng của mối quan hệ giữa hiệu
quả sản xuất kinh doanh và yếu tố con người với nhu cầu phát triển toàn
diện, cả về thể lực, năng lực chuyên môn lẫn tâm hồn, tình cảm. Chính vì
vậy, họ chưa quan tâm đến đào tạo nguồn nhân lực cả về phẩm chất đạo
đức, lý luận chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ năng lực công tác. Điều
này ảnh hưởng không nhỏ đến hình thành văn hoá và phát triển doanh
nghiệp. Hàng năm có đến hàng nghìn doanh nghiệp mọc lên, nhưng một

khi đã đi vào hoạt động thì có rất nhiều yếu tố tác động vào. Để có thể
đứng vững và bước tiếp trên con đường thì quả thật là một điều mà
doanh nghiệp nào cũng mơ ước. Theo con số thống kê doanh nghiệp mới
được thành lập thì có đến 50% số doanh nghiệp đó sẽ bị phá sản trong
vòng 3 năm, số 30% doanh nghiệp còn lại sẽ hoạt động với mức thu
nhập chỉ đủ để trang trải mọi chi phí. Còn 20% doanh nghiệp tiếp đó
hoạt động có lợi nhuận. Vậy thử đặt ra câu hỏi tại sao các doanh nghiệp
lại hoạt động kém như vậy. Trước hết, phải kể đến trình độ nhận thức
của lãnh đạo, cái tầm nhìn, phương pháp ra các quyết định, phương pháp
xây dựng chiến lược, chiến thuật của một nhà quản trị vẫn còn bị hạn chế
rất nhiều. Hầu như, chủ doanh nghiệp chưa từng có trải nghiệm cuộc
sống chưa có kinh nghiêm trường đời, họ chưa có những bài học đau
thương, chưa từng nếm những vị đắng thất bại trong kinh doanh nên
chưa có được những kinh nghiêm trong kinh doanh… Vì vậy, đến khi đi
vào hoạt động kinh doanh họ chưa có kỹ năng để lãnh đạo, xử lý những
vấn đề đó. Và tất nhiên phá sản là mét hÖ qu¶ tÊt yÕu.
5. Hình thành môi trường văn hoá doanh nghiệp một cách tự phát
Một quốc gia không thể tồn tại và phát triển nếu không bảo
tồn, gìn giữ được nền văn hoá truyền thống của mình. Cũng như vậy một
doanh nghiệp sẽ không phát triển bền vững nếu không có văn hoá đặc
thù. Nhận thấy được giá trị của văn hoá doanh nghiệp một số doanh
nghiệp cũng đã khá thành công trong vấn đề xây dựng văn hoá cho
doanh nghiệp mình, nhưng cơ së cho việc hình thành đó còn mang tính
tự phát rất nhiều. Lãnh đạo chưa có một tầm nhìn chiến lược dài
hạn,rộng lớn. Chưa đề ra được những triết lý,biểu tượng, biểu trưng… tất
cả còn mang tính mơ hồ chưa rõ ràng. Họ xây dựng nền văn hoá doanh
nghiệp cho gọi là có, chứ chưa hề nghĩ, chưa hề lên kế hoặch xây dựng
một cách cụ thể, rõ ràng.
Văn hoá phải được xây dựng một cách công phu, được chuẩn
bị phải thật là chu đáo. Nó phải là thứ ăn sâu vào từng dòng máu của mỗi

nhân viên trong doanh nghiệp. Và người lãnh đạo phải là người thổi
luồng khí đó vào trong tiềm thức của mỗi nhân viên. Để thành công
trong việc xây dựng văn hoá doanh nghiệp, lãnh đạo phải là người hiểu
rõ vấn đề đó hơn bao giờ hết, phải thấy rõ tầm quan trọng của văn hóa
khi nó mang lại hiệu quả cho doanh nghiệp. Để từ đó xây dựng một nền
văn hoá bằng chính tâm huyết, nhiệt huyết của mình chứ không phải hời
hợt. Nếu chỉ xây dựng trên tinh thần tự phát thì đừng mong đợi nó sẽ
mang lại những nề nếp tốt cho doanh nghiệp mà biết đâu nó lại gây ra
tác động phụ làm cho mọi người lại suy nghĩ lệch lạc sai vấn đề.
Để xây dựng được một nền văn hoá mạnh, để cho mọi người
nhận thức được một nề nếp, một triết lý, và có chung một mục đích xây
dựng doanh nghiệp, thì nhà lãnh đạo phải thật sự tâm huyết với việc xây
dựng nền văn hoá đó, để co chiến lược, biện pháp xây dựng một cách
hợp lý.
II. Nguyên nhân khách quan dẫn tới tình trạng văn hoá doanh
nghiệp yếu kém
Hầu hết các doanh nghiệp Việt nam hiện nay chưa xây dựng
được nền tảng văn hoá riêng, bản sắc riêng cho doanh nghiệp mình. Do
vậy khả năng cạnh tranh đã giảm đi ®¸ng kÓ. Hơn nữa quá trình hội nhập
bắt buộc mỗi doanh nghiệp phải tạo một sắc thái riêng cho doanh nghiệp
mình. Vậy để xây dựng được một văn hoá doanh nghiệp vững mạnh
trước tiên ta phải đi xem xét tại sao văn hoá doanh nghiệp hiện nay còn
yếu, chưa toàn diện.
1 Văn hoá doanh nghiệp tách rời văn hoá cộng đồng xã hội
Một trong những bất cập đó là chất lượng của hệ thống giáo
dục. Sản phẩm của hệ thống giáo dục là các kỹ sư, các công nhân viên…
Phần đông họ rất thiếu hiểu biết về kiến thức xã hội, ý thức cộng đồng
doanh nghiệp của rất nhiều trong số họ hầu hết không mấy quan tâm tới
bản thân, bạn bè, gia đình, thậm chí những vấn đề lớn của quốc gia, thế
giới.Hä thờ ơ với hoặc không mấy quan tâm tới sự sống còn, tồn tại hay

không tồn tại, hiệu quả hay lãng phí của cái cộng đồng mà họ gắn bó
suốt 8 tiếng quý báu. Đó là một điều hoàn toàn rất phi lý. Hệ quả của nó
là nhiều «ng chñ, kỹ sư, cư nhân lại làm việc kém hơn các nhân viên có
làm việc. Điều này giải thích tại sao có một số lượng lớn các kỹ sư cử
nhân thất nghiệp trong xã hội ngày nay.
2 Xã hội chưa quan tâm tới việc hỗ trợ các doanh nghiệp
trong việc xây dựng nền văn hóa của họ
Trên thực tế chưa có cơ quan nào thực sự quan tâm tới việc hỗ
trợ hoạt động của các doanh nghiệp hoặc nếu có sự hỗ trợ chẳng qua chỉ
có hai năm vận hành tổ chức kinh tế bé nhỏ của mình và chỉ được một
đại diện nhà nước duy nhất quan tâm, nhưng được phân công về ®Þa ph-
¬ng nơi doanh nghiệp đang kinh doanh. Bên cạnh đó các công ty trong
nước lại cạnh tranh với nhau giành giật nhân viên của nhau. Điều đó tạo
cho người lao động trong các doanh nghiệp nhỏ một tâm lý cực kỳ bất
ổn. Các doanh nghiệp tư nhân của Việt nam không coi trọng thư tiến cử,
giới thiệu của doanh nghiệp cũ nơi người giử đơn vào cho mình. Mặc dù
khi phỏng vấn mỗi ứng cử viên đều nghĩ ra những lý do rất thuyÕt phôc
cho việc bỏ việc cũ, họ cũng không coi trọng loại giấy tờ này như một
chứng chỉ có giá trị. Tập quán này tạo cho những nhân viên không được
người lao động cũng như doanh nghiệp mà mình làm việc. Những phần
tử như thế sẽ là lực cản lớn nhất trong việc đi xin việc. Ví dụ như ở Đài
loan, nếu bạn đi xin việc và muốn được công nhận là có kinh nghiệm
làm việc ( với vị trí và mức lương tương đương với nghề nghiệp và thư
tiến cử do cơ quan cũ của bạn cấp). Đặc biệt như trường hợp nếu là
người nước ngoài sẽ có giấy tờ đó phải được cục lãnh sự nhà nước mình
và văn phòng văn hóa kinh tế Đài Bắc tại Hà nội xác nhận. Có người đã
không thể xin được xác nhận của cục lãnh sự vì các công ty đó đều là
công ty tư nhân. Nếu hệ thống công quyền các công ty đó coi trọng việc
nhận xét hồ sơ cá nhân của các công ty tư nhân thì người lao động ý thức
người lao động sẽ được cải thiện rất nhiều và sẽ thuận lợi rất nhiều cho

các giám đốc coi trọng trong vấn đề này.
3. Bản thân người lãnh đạo chưa coi trọng việc xây dựng
văn hoá doanh nghiệp
Giám đốc doanh nghiệp tham gia vào quá trình hoạt động kinh
doanh với một mục đích kiếm càng nhiều lợi nhuân càng tốt, và họ làm
bằng nhiều cách để đạt được những mục tiêu đã đặt ra. Chính điều đó
làm cho họ không còn có tư tưởng để quan tâm đến những vấn đề khác
nữa. Họ quên đi một điều rằng để đạt được lợi nhuận cao, thì có rất
nhiều yếu tố tác động vào. Và một trong các yếu tố đó là một nền văn
hoá vững mạnh. Nhưng các nhà lãnh đạo họ chưa có một kế hoach một
chiến lược cụ thể để xây dựng những triết lý, những nét đặc trưng riêng
của doanh nghiệp. Chính vì vậy chưa tạo ra được động lực tinh thần giúp
cho toàn bộ nhân viên doanh nghiệp cống hiến hết mình vì sự nghiệp
chung của doanh nghiệp. Chính vì vậy, các giám đốc phải thật sự đặt
việc xây dựng nền văn hoá doanh nghiệp là nhiệm vụ quan trong cần
thiết trong việc phát triển của doanh nghiệp.
4 Chưa tuyên truyền sâu rộng về văn hoá doanh nghiệp
Người Việt Nam đã rất đoàn kết gắn bó trong cạnh tranh các
thế lực ngoại bang những truyền thống đó dường như mờ đi trong thời
kỳ mở cửa. Cần có sự tuyên truyền giáo dục ngay trong gia đình nhà
trường các em hoc sinh cần được giáo dục để họ hiểu rằng không thể
sống tách rời cộng đồng môi trường gia đình thân thương. Họ phải biết
tôn trọng cộng đồng nhỏ nơi họ sẽ làm việc là các công sở hoặc không
nên đem các câu chuyện bực mình nơi công sở về nhà kể cho con cái
nghe khi họ chưa đủ trưởng thành, nghề nghiệp, sắp xếp công việc,
khách hàng ảnh hưởng tới tâm hồn non nớt của các em để rồi các em lớn
lên với thời gian như thế. Đất nước ta rồi sẽ phát triển, các công ty doanh
nghiệp tư nhân sẽ xuất hiện càng ngày nhiều hơn, tham gia ngày càng
mạnh và sâu rộng hơn trên thị trường kinh tế của đất nước. Để tăng
cường tính cạnh tranh trên sân nhà, thiết nghĩ các cơ quan hữu quan và

bản thân doanh nghiệp phải quan tâm hơn đến sự phát triển bền vững.
Bởi đó là những bí quyết để xây dựng thành công mô hình văn hoá của
mỗi doanh nghiệp. Để mội trường văn hóa đó tự nó sẽ có sức cảm hoá,
động viên sự nổ lực của các doanh nghiệp.
C. Một số kiến nghị trong việc Xây dựng và phát
triển văn hoá doanh nghiệp Việt Nam.
I.Từ phía nhà níc
1.Quán triệt quan điểm của Đảng và Nhà nước về xây dựng văn hoá
kinh doanh và văn hoá doanh nghiệp ở Việt Nam.
Chúng ta đều biết một trong những nét đặc trưng của văn hoá
kinh doanh là phụ thuộc vào trình độ phát triển của kinh doanh. Tuy
nhiên, văn hoá có tính bảo tồn, còn kinh doanh có tính năng động. Khi
văn hoá không theo kịp trình độ phát triển của kinh doanh thì nó trở
thành yếu tố kìm hãm sự phát triển của kinh doanh. Vì thế phải có sự
định hướng cho công việc kinh doanh bao hàm một ý nghĩa sâu sắc và
cao cả, phải coi việc phát huy các nhân tố văn hoá trong hoạt động kinh
doanh vừa là một nhu cầu nội tại, một sự phát triển tất yếu vừa là một
đòi hỏi bức hệ biện chúng giữa văn hoá với kinh tế và kinh doanh, vai
trò của văn hoá đối với hoạt động kinh tế, kinh doanh từ đó định hướng
cho xây dựng văn hoá kinh doanh Việt Nam nói chung và văn hoá doanh
nghiệp nói riêng.
Tại đại hội VIII, Đảng ta khẳng định; “ Văn hoá là nền tảng
tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy sự phát
triển kinh tế- xã hội”
Tiếp đó, tại Hội nghị Trung ương 5, khoá VIII, nhiệm vụ xây
dựng và phát triển văn hoá đã được Đảng ta đặt ra một cách toàn diện và
cụ thể hơn là “… làm cho văn hoá thấm sâu vào toàn bộ đời sống xã hội
và hoạt động xã hội, vào từng người, từng gia đình, từng tập thể và cộng
đồng, từng địa bàn dân cư, vào mọi lĩnh vực sinh hoạt và quan hệ người,
tạo ra trên đất nước ta đời sống tinh thần cao đẹp, trình độ dan trí cao,

khoa học phát triển, phục vụ đắc lực sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại
hoá vì mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn
minh, tiến bước vững chắc lên chủ nghĩa xã hội”.
Vì “văn hoá và kinh tế có quan hệ gắn bó hữu cơ, vừa là mục
tiêu, động lực của nhau”, cho nên chính sách văn hoá trong kinh tế đảm
bảo cho văn hoá thể hiện rõ trong các hoạt động kinh tế, đồng thời thúc
đẩy các hoạt động kinh tế tạo điều kiện nhiều hơn cho sự nghiệp phát
triển văn hoá”
Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ IX cũng nêu ra: “Văn hoá trở
thành nhân tố thúc đẩy con người tự hoàn thiện nhân cách, kế thừa
truyền thống cách mạng của dân tộc, phát huy tinh thần yêu nước, ý chí
tự lực tự cường xây dựng và bảo vệ tổ quốc”, “tập trung tháo gỡ mọi
vướng mắc, xoá bỏ mọi trở lực để khơi dậy nguồn nội lực to lớn trong
dân, cổ vũ các nhà kinh doanh và mọi người dân ra sức làm giầu cho
mình và cho đất nước”, “nâng cao tính văn hoá trong hoạt đôngk kinh tế,
chính trị, xã hội và sinh hoạt của nhân dân”.

2 Tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại
Văn hoá không phải là cái bất biến hay không thể chia sẻ.
Trong tiến trình hội nhập quốc tế, cơ hội giao lưu văn hoá với các dân
tộc, các quốc gia khác trên thế giới ngày càng tăng lên. Cơ hội học hỏi
những kiến thức, công nghệ, kinh nghiệm trong kinh doanh từ bên ngoài
cũng ngày càng được mở rộng. Hơn nữa, với một nền văn hoá kinh
doanh nói chung và văn hoá doanh nghiệp nói riêng chưa thật lành
mạnh, chua theo kịp trình độ phát triển chung của thế giới như Việt Nam
thì việc học hỏi, tiếp thu tinh hoa văn hoá từ bên ngoài là một nhu cầu
cấp thiết. Điều đó cho phép chúng ta tiếp thu cái hay, cái đẹp của văn
hoá, lối sống của các dân tộc khác nhau trên thế giới, cũng như biết loại
trừ cái dở cái xấu xa, phản văn hoá, phản nhân văn trong giai đoạn hiện
nay. Mở rộng giao lưu với nhiều nền văn hoá kinh doanh giàu bản sắc sẽ

kích thích sáng tạo và đổi mới các giá trị văn hoá kinh doanh của dân tộc
Việt, làm giàu thêm bản sắc văn hoá doanh nhân. Trong quá khứ, Việt
Nam đã học hỏi được nhiều qua các cuộc giao lưu văn hoá với Trung
Hoa, Pháp, Mỹ, các nước xã hội chủ nghĩa…Trong lịch sử lâu dài hàng
nghìn năm của mình, nền văn hoá Đất Việt luôn phải tiếp xúc, giao lưu
(cưỡng bức và tự nguyện) với nhiều nền văn hoá ngoại lai. Tiếp thu, hấp
thụ một cách có chọn lọc những nét văn hoá đặc sắc, tinh hoa nhất, đồng
thời biến đổi nó mềm mại, dịu dàng hơn cho phù hợp với con người và
phong cách Việt Nam là điều rất có ý nghĩa.
3 Khai thác các giá trị tinh thần thích hợp cho xây dựng văn
hoá doanh nhân.
Trong quá trình xây dựng văn hoá doanh nhân, nguồn lực quan
trọng hàng đầu là khai thác bản thân các giá trị đang tiềm ẩn trong mỗi
người lao động, mỗi doanh nghiệp.
Mặc dù quan niệm truyền thống không coi trọng việc kinh
doanh, nhưng trong các gía trị tinh thần tiếp thu từ văn hoá dân tộc, có
rất nhiều giá trị có ảnh hưởng tích cực đến hoạt động kinh doanh như
tính cần cù, vượt khó, đức tính ham học hỏi tiết kiệm… Nhiều quốc gia
ở châu Á như Hàn Quốc, Trung Quốc đã biết khai thác những giá trị văn
hoá dân tộc và đạt được nhiều thành công.
Hệ thống văn hoá dân tộc và văn hoá kinh doanh Việt Nam có
hàng loạt các giá trị có tác động tích cực đến kinh doanh như: nền văn
hoá nông nghiệp trong một khu vực thiên nhiên khắc nghiệt, khí hâu thất
thường đã hun đúc cho con người Việt Nam đước tính cần cù, chịu khó,
yêu lao động, có tinh thần tự lực tự cường. Lịch sủ hàng ngàn năm dựng
nước và giữ nước đã làm cho người Việt Nam gắn kết với nhau trong
tinh thần dân tộc, nhất là trong hoàn cảnh khó khăn. Quá trình tiếp thu
đạo Phật hướng con người đến các giá trị nh©n v¨n s©u s¾c như lòng
nhân ái, trọng tình nghĩa, tiết kiệm, không xa hoa lãng phí. Đạo Khổng
đã giáo dục con người coi trọng tập thể, tôn trọng tôn ti trật tự, trọng

người lớn tuổi, ưa giữ hoà khí.
Bên cạnh những yếu tố văn hoá truyền thống nêu trên, quá
trình giao lưu với các nền văn hoá Trung Hoa, Pháp, Mỹ, Đông Âu… đã
tạo thêm nhiều giá trị tinh thần như: Dám nghĩ dám làm, vươn lên khắc
phục khó khăn, tôn trọng sự bình đẳng nam nữ, vai trò của văn hoá, văn
hoá kinh doanh va doanh nhân trong xã hội được nâng lên…
Qua những giao lưu văn hoá này, kinh nghiệm và kiến thức
của doanh nhân Việt Nam được nâng lên, cùng với xu thế hợp tác quốc
tế những nhược điểm của họ cũng sẽ được hạn chế dần.
4. Thiết lập các điều kiện tiền đề cho việc xây dựng văn
hóa doanh nghiệp.
Văn hoá doanh nhân được biểu hiện trong mọi hoạt động của
quá trình kinh doanh của doanh nghiệp. Văn hoá doanh nghiệp như tấm

×