Tải bản đầy đủ (.doc) (44 trang)

(THCS) một số giải pháp phụ đạo học sinh yếu kém môn hóa học nhằm nâng cao chất lượng dạy học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (239.72 KB, 44 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ..............
TRƯỜNG THCS ..............

ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN
“MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHỤ ĐẠO HỌC SINH YẾU KÉM
MƠN HĨA HỌC NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
DẠY HỌC Ở TRƯỜNG THCS”
Thuộc lĩnh vực: Hóa học

Người thực hiện : ..............
Chức vụ
: Giáo viên
Đơn vị công tác : Trường THCS ..............

.............., tháng 4 năm 2019


CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN
Kính gửi: Hội đồng xét và cơng nhận sáng kiến kinh nghiệm huyện ..............
Tên tôi là: ...............
Ngày, tháng, năm sinh:
Đơn vị cơng tác: Trường THCS ...............
Chức danh: Giáo viên.
Trình độ chun mơn: Đại học sinh.
Tỉ lệ đóng góp vào việc tạo ra sáng kiến: 100%.
Là tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến: “Một số giải pháp phụ đạo
học sinh yếu kém mơn hóa học nhằm nâng cao chất lượng dạy học ở trường
THCS”.


1. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: ...............
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Môn hóa học cấp THCS.
3. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử
Năm học 2018- 2019
4. Mô tả bản chất của sáng kiến
4.1. Tính mới
Vấn đề học sinh yếu, kém hiện nay cũng được xã hội quan tâm và tìm giải
pháp để khắc phục tình trạng này, để đưa nền giáo dục đất nước ngày một phát
triển tồn diện thì người giáo viên khơng chỉ phải biết dạy mà cịn phải biết tìm
tịi phương pháp nhằm phát huy tính tích cực của học sinh và hạ thấp dần tỉ lệ học
sinh yếu kém.
Vì thực tế đối với các em, khi học mơn hóa học cần phải thuộc lịng các
ký hiệu hố học, tên gọi, hố trị, cân bằng hố học, lập cơng thức hóa học...
Các em cịn lúng túng trong việc dự đoán các sản phẩm tạo thành trong một


phương trình phản ứng hố học.... Việc củng cố, rèn luyện cho các em đối với
môn học này ở bậc THCS giúp cho học sinh có kiến thức cơ bản để làm nền tảng
cho bậc học tiếp theo.
Trên cơ sở kế thừa kinh nghiệm của các Thầy, Cô giáo và đồng nghiệp, tôi
đã xây dựng được 5 giải pháp mới, có tính đột phá, phù hợp với thực trạng, góp
phần nâng cao hiệu quả phụ đạo học sinh yếu bộ mơn Hóa Học của trường THCS
...............
4.2. Tính khoa học
Để khắc phục tình trạng học sinh yếu kém ta vừa phải cố gắng nâng cao hiệu
quả giảng dạy ở trên lớp vừa phải tăng cường phụ đạo giúp đỡ riêng các học sinh
yếu kém (ngồi giờ chính khóa) theo các nhóm nhỏ cá biệt. Lý do là vì trong các
lớp đồng loạt, dù giáo viên có cố gắng giảng dạy sát ba nhóm đối tượng đến đâu
đi nữa thì việc truyền thụ kiến thức và luyện tập cũng cần phải được tiến hành
theo nhận thức và nhịp chung của cả lớp, nếu quá chú ý đến đối tượng học sinh

yếu, kém thì các em khá giỏi trung bình sẽ buồn chán, không muốn học, sinh ra
các ý nghĩ và hành động tiêu cực.
Giáo viên phải là người chịu khó, kiên trì, khơng nản lịng trước sự chậm
tiến của học sinh, phải biết phát hiện ra sự tiến bộ của các em cho dù là rất nhỏ để
kịp thời động viên khuyến khích làm niềm tin cho các em cầu tiến.
Là giáo viên, ai cũng muốn mình có được những học sinh mà bản thân mình
thấy tâm huyết, có được các học sinh tâm huyết giáo viên đó sẽ cố gắng nâng cao
chuyên môn, đầu tư về phương pháp giúp các em học tập tốt và đây cũng là tiền đề
quan trọng để giáo viên đó thực hiện một giờ dạy, mơn dạy với các học sinh thuộc
nhiều đối tượng khác đạt hiệu quả, nâng cao chất lượng bộ môn.
Để đạt được kết quả như mong muốn đòi hỏi mỗi chúng ta phải hiểu sâu,
hiểu rõ những thuận lợi và khó khăn cũng như thực trạng của vấn đề từ đó có
hướng điều chỉnh khắc phục phù hợp.
4.3. Tính thực tiễn
Sáng kiến được áp dụng trong năm học 2018- 2019 đã mang lại những kết
quả đáng kể. Chất lượng của các em ngày càng được nâng dần lên qua các lần


kiểm tra, đây cũng là dấu hiệu mừng cho giáo viên bộ môn cũng như học sinh 2
khối lớp tôi áp dụng với các lớp 8A,B; 9A,B. Giáo viên cần rèn luyện và kiểm tra
thường xuyên để củng cố kiến thức giúp các em học tốt, giảm đến mức thấp nhất
số lượng học sinh học yếu mơn Hố học.


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Đào tạo thế hệ trẻ trở thành những người năng động sáng tạo, độc lập tiếp
thu tri thức là một vấn đề mà nhiều nhà giáo dục đã và đang quan tâm trong giai
đoạn lịch sử hiện nay. Đổi mới phương pháp dạy học được hiểu là tổ chức các
hoạt động tích cực cho người học. Từ đó khơi dậy và thúc đẩy lịng ham muốn,

phát triển nhu cầu tìm tịi, khám phá, chiếm lĩnh trong tự thân của người học từ
đó phát triển, phát huy khả năng tự học của họ. Trước vấn đề đó người giáo viên
cần phải khơng ngừng tìm tòi khám phá, khai thác, xây dựng hoạt động, vận
dụng, sử dụng phối hợp các phương pháp dạy học trong các giờ học sao cho phù
hợp với từng kiểu bài, từng đối tượng học sinh, xây dựng cho học sinh một
hướng tư duy chủ động, sáng tạo.
Bên cạnh đó, vấn đề học sinh yếu kém hiện nay cũng được xã hội quan
tâm và tìm giải pháp để khắc phục tình trạng này, để đưa nền giáo dục đất nước
ngày một phát triển tồn diện thì người giáo viên khơng chỉ phải biết dạy mà cịn
phải biết tìm tịi phương pháp nhằm phát huy tính tích cực của học sinh và hạ
thấp dần tỉ lệ học sinh yếu kém.
Vấn đề nêu trên cũng là khó khăn với khơng ít giáo viên nhưng ngược lại,
giải quyết được điều này là góp phần xây dựng trong bản thân mỗi giáo viên một
phong cách và phương pháp dạy học hiện đại giúp cho học sinh có hướng tư duy
mới trong việc lĩnh hội kiến thức. Để nâng dần chất lượng học sinh không phải
là chuyện một sớm một chiều mà nó địi hỏi phải có sự kiên nhẫn và lịng quyết
tâm của người giáo viên. Phụ đạo học sinh yếu kém phải được giáo viên quan
tâm nhất là trong tình hình học tập hiện nay của học sinh, nhưng phụ đạo như
thế nào, phương pháp ra sao thì đó cũng là một vấn đề địi hỏi giáo viên cần phải
khơng ngừng tìm hiểu.
Việc phụ đạo học sinh yếu kém bộ môn là một trong những vấn đề rất
quan trọng, cấp bách, cần thiết và không thể thiếu trong mỗi môn học ở các cấp
học nói chung và ở cấp THCS nói riêng. Giảng dạy bộ mơn Hóa học cấp THCS,
tơi nhận thấy Hóa học là bộ môn khoa học tự nhiên mà học sinh được tiếp cận
1


muộn nhất, nhưng nó lại có vai trị rất quan trọng trong nhà trường phổ thơng.
Mơn Hóa học cung cấp cho học sinh hệ thống kiến thức phổ thông, cơ bản và
thiết thực đầu tiên về Hóa học, rèn cho học sinh óc tư duy sáng tạo và khả năng

trực quan nhanh nhạy. Hình thành cho các em những phẩm chất cần thiết như
cẩn thận, kiên trì, trung thực, tỉ mỉ và yêu thích khoa học.
Và để thực hiện tốt cuộc vận động "Hai khơng", địi hỏi GV và HS phải
dạy thực chất và học thực chất. Tuy nhiên học sinh cũng phải nhanh chóng tiếp
cận được phương pháp dạy học mới đang được triển khai, HS học theo hướng
tích cực, độc lập, chủ động nghiên cứu, tìm tịi, sáng tạo,... để lĩnh hội và vận
dụng kiến thức.
Đối với bộ mơn Hóa học rất cần phụ đạo cho một số HS bị mất căn bản từ
các tiết học đầu các em đã khơng chịu học. Bên cạnh đó cũng cần tạo hứng thú
học tập mơn Hóa học cho HS, để các em tự mình chiếm lĩnh lấy tri thức, vận
dụng được kiến thức, các cơng thức hóa học vào giải các bài tập có liên quan.
Với các lý do trên tơi phân tích một số ngun nhân dẫn đến tình trạng
học sinh yếu kém mơn Hóa học, để từ những ngun nhân đó có thể tìm ra
hướng khắc phục khó khăn giúp học sinh vươn lên trong học tập thông qua kinh
nghiệm “Một số giải pháp phụ đạo học sinh yếu kém mơn hóa học nhằm
nâng cao chất lượng dạy học ở trường THCS” .............. năm học 2018- 2019
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Xuất phát từ quá trình giảng dạy bộ mơn Hóa học số HS học yếu mơn
Hóa học tương đối nhiều, hơn nữa kinh nghiệm này qua tham khảo chưa thấy ai
nghiên cứu, nên tôi khai thác để làm cơ sở lý luận và thực tiễn, làm tài liệu tham
khảo cho bản thân, cho GV và HS.
3. Mục tiêu nghiên cứu
Tìm hiểu những nguyên nhân học sinh yếu kém mơn Hóa ở lớp 8,9. Từ đó
tìm ra giải pháp phụ đạo học sinh yếu kém bộ môn.
Nâng cao chất lượng giáo dục của trường THCS .............. ở bộ mơn
Hóa học.

2



4. Đối tượng, phạm vi, nhiệm vụ nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu:
+ Các giải pháp phụ đạo học sinh yếu kém bộ mơn Hóa Học lớp 8,9
+ Học sinh khối 8,9
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Tìm hiểu các nguyên nhân học sinh yếu kém mơn Hóa học cấp THCS
+ Các giải pháp phụ đạo học sinh yếu kém môn Hóa học cấp THCS.
- Nhiệm vụ nghiên cứu:
+ Khảo sát tình hình học yếu mơn Hóa học của học sinh khối 8,9.
+ Tiếp cận với học sinh, các thầy cô trong khối, các bậc phụ huynh học
sinh để tìm ra những biện pháp có hiệu quả nhất trong việc phụ đạo HS yếu.
+ Rút ra kết luận và những kinh nghiệm để giải quyết một số khó khăn
(nếu có) nhằm nâng cao chất lượng giáo dục.
5. Phương pháp nghiên cứu, thời gian nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu:
+ Nghiên cứu lý luận: nghiên cứu các tài liệu, các trang web, bài viết,…
có liên quan.
+ Nghiên cứu tư liệu và sản phẩm hoạt động sư phạm.
+ Phương pháp hỏi đáp: Trao đổi trực tiếp với giáo viên, học sinh về
những vấn đề liên quan đến nội dung đề tài.
+ Phương pháp thống kê, phân tích số liệu
+ Nghiên cứu thực nghiệm: Tìm hiểu ngun nhân học sinh yếu kém mơn
Hóa học cấp THCS và đưa ra giải pháp phụ đạo.
- Thời gian nghiên cứu:
Từ tháng 9 năm 2018 đến tháng 4 năm 2019.
6. Điểm mới của kinh nghiệm
Vấn đề học sinh yếu, kém hiện nay cũng được xã hội quan tâm và tìm giải
pháp để khắc phục tình trạng này, để đưa nền giáo dục đất nước ngày một phát
triển toàn diện thì người giáo viên khơng chỉ phải biết dạy mà cịn phải biết tìm


3


tịi phương pháp nhằm phát huy tính tích cực của học sinh và hạ thấp dần tỉ lệ
học sinh yếu kém.
Vì thực tế đối với các em, khi học mơn hóa học cần phải thuộc lịng các
ký hiệu hố học, tên gọi, hố trị, cân bằng hố học, lập cơng thức hóa học... Các
em cịn lúng túng, mù mờ trong việc dự đoán các sản phẩm tạo thành trong một
phương trình phản ứng hố học.... Việc củng cố, rèn luyện cho các em đối với
môn học này ở bậc THCS giúp cho học sinh có kiến thức cơ bản để làm nền
tảng cho bậc học tiếp theo.
Trên cơ sở kế thừa kinh nghiệm của các Thầy, Cô giáo và đồng nghiệp, tơi
đã xây dựng được 5 giải pháp mới, có tính đột phá, phù hợp với thực trạng, góp
phần nâng cao hiệu quả phụ đạo học sinh yếu bộ môn Hóa Học của trường
THCS ...............

4


PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÍ LUẬN - CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ
NGHIÊN CỨU
1. Cơ sở lý luận
Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX có ghi: “Chính sách bảo vệ
chăm sóc trẻ em tập trung vào thực hiện quyền trẻ em, tạo điều kiện cho mọi
trẻ em được sống trong mơi trường an tồn và lành mạnh, phát triển hài hồ
về thể chất, trí tuệ, tinh thần và đạo đức”.
Nhà trường, đặc biệt là trường ở cấp học THCS là nơi tạo ra những nền
tảng kiến thức cơ bản, là nơi trang bị kiến thức cho các em bước vào trường
THPT, các trường dạy nghề, cho các em có những kiến thức cơ bản để các em

vào đời. Đây cũng chính là nơi tạo ra nguồn lực để đáp ứng cho việc phát triển
kinh tế, văn hố, xã hội của đất nước, góp phần thực hiện nhiệm vụ của ngành
giáo dục mà Đảng và Nhà nước đã đặt ra. Điều này trong văn kiện Đại hội Đại
biểu toàn quốc lần thứ IX: “Phát triển giáo dục và đào tạo là một trong những
động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp cơng nghiệp hố - hiện đại hoá là
điều kiện để phát huy nguồn lực con người - yếu tố cơ bản để phát triển xã
hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững”.
Theo Luật Giáo dục thì vai trị vơ cùng quan trọng của Giáo dục đã được
Đảng và Nhà nước ta xác định: “Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu
nhằm nâng cao dân trí đào tạo nhân lực bồi dưỡng nhân tài” (Điều 9 - luật
giáo dục năm 2005 )
Đảng và Nhà nước ta đặc biệt coi trọng giáo dục ở bậc học THCS trong
nhiệm vụ “Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài”.
Kiến thức là cơ sở, là nền tảng để hình thành kỹ năng, nhưng ngược lại
việc nắm vững kỹ năng, kỹ xảo sẽ có tác dụng trở lại giúp kiến thức trở nên sống
động, linh hoạt hơn.

5


Dạy Hố học khơng phải là q trình truyền thụ kiến thức, “rót” kiến thức
vào học sinh mà chủ yếu là quá trình giáo viên thiết kế, tổ chức, điều khiển các
hoạt động của học sinh theo các mục tiêu cụ thể.
Hố học khơng phải là q trình tiếp nhận kiến thức một cách thụ động
những tri thức Hoá học mà chủ yếu là quá trình học sinh nhận thức tự khám phá,
tìm tịi tri thức khoa học một cách chủ động tích cực là q trình tự phát hiện và
giải quyết các vấn đề.
Đổi mới phương pháp Hoá học là:
* Đổi mới hoạt động của giáo viên theo hướng tích cực.
* Đổi mới hoạt động học tập của học sinh theo hướng chủ động tích cực.

* Đổi mới các hình thức tổ chức dạy học: phải đa dạng, phong phú hơn
cho phù hợp với việc tìm tịi cá nhân, hoạt động theo nhóm và tồn lớp.
* Sử dụng một cách linh hoạt các phương pháp dạy học đặc thù của bộ
mơn Hố học với các kỹ thuật thiết kế tổ chức hoạt động dạy học theo hướng
tích cực.
* Một số kỹ thuật thiết kế tổ chức kết hợp với hoạt động học tập của học
sinh phát huy có hiệu quả ý thức học tập của các em, giúp các em u thích mơn
học, tự giác trong học tập và học tập đạt hiệu quả.
Trong tất cả các giải pháp đưa ra để phụ đạo học sinh yếu, một mục đích
cuối cùng của thầy dạy và trị học nâng cao chất lượng bộ môn nhằm tạo ra
nhiều học sinh năng động, giỏi giang và sáng tạo phù hợp với xu thế phát triển
của xã hội.
2. Cơ sở thực tiễn
Trường THCS .............. là một trường cách trung tâm huyện ..............
15km, cơ sở vật chất đã có nhiều thay đổi nhưng đời sống nhân dân vẫn cịn
nhiều khó khăn, trên 90% nhân dân làm nông nghiệp. Trong những năm gần đây,
đội ngũ giáo viên hết sức nhiệt tình trong cơng tác giảng dạy, các ban ngành, các
cấp hết sức quan tâm và nhà trường cũng đã có nhiều cố gắng, có được những
thành tích nhất định trơng cơng tác giáo dục, song kết quả giáo dục thực sự cũng
chưa được như mong muốn.
6


Bởi vì phần nhiều học sinh khả năng nhận thức, phân tích tổng hợp của
học sinh cịn hạn chế. Nhiều học sinh chưa chủ động trong học tập, còn lười
làm bài tập ở nhà, chưa tự giác học. Đặc biệt đối với mơn Hóa học lên lớp 8
các em mới được tiếp cận bắt đầu hình thành các khái niệm mới, hơn nữa thời
lượng dành cho luyện tập rất ít hết một chương mới có bài luyện tập. Kết thúc
mỗi bài lí thuyết có tới 5 đến 7 bài tập cuối bài, đối với các em học sinh học
yếu và lười học nhìn thấy lượng kiến thức như vậy khơng tránh khỏi sự nản

lòng học tập của các em, hơn nữa sách giáo khoa đã đưa được ra các dạng bài
tập Hóa học áp dụng với tính chất là để củng cố lại phần kiến thức đã học
trong bài như củng cố tính chất hóa học của oxit, axit, bazơ, muối mà các dạng
bài tập lại không nằm gọn trong một phần kiến thức nào cả, có thể trong một
phần kiến thức rất nhỏ cũng có rất nhiều dạng bài tập để học sinh luyện tập,
điều đó địi hỏi học sinh phải tích cực, tự giác trong việc tự học ở nhà, làm đi
làm lại nhiều lần để có kỹ năng từ đó mới phân dạng được bài tập và rút ra
được phương pháp giải các dạng bài tập đó. Mà thực sự thời gian trên lớp chỉ
đủ cho giáo viên truyền thụ hết lượng kiến thức mới mà chương trình u cầu
hoặc chỉ giải được rất ít bài tập nên khó khăn cho việc học tập của các em đặc
biệt là những học sinh học yếu.
Để nâng cao chất lượng giảng dạy bộ mơn tơi đã nghiên cứu, tìm tòi, đúc
rút kinh nghiệm, tham khảo tài liệu, học hỏi đồng nghiệp tìm ra được 5 giải pháp
cơ bản để phụ đạo học sinh yếu bộ mơn Hóa học nhằm góp phần nâng cao hiệu
quả trong giảng dạy.Trong dạy học, thơng thường nếu giáo viên giúp học sinh có
hứng thú học tập bộ mơn thì đó là một thành cơng trong sự nghiệp.
Là giáo viên, ai cũng muốn mình có được những học sinh mà bản thân
mình thấy tâm huyết, có được các học sinh tâm huyết giáo viên đó sẽ cố gắng đào
sâu chuyên môn, đầu tư về phương pháp giúp các em học tập tốt và đây cũng là
tiền đề quan trọng để giáo viên đó thực hiện một giờ dạy, môn dạy với các học
sinh thuộc nhiều đối tượng khác đạt hiệu quả, nâng cao chất lượng bộ mơn.
Để đạt được kết quả như mong muốn địi hỏi mỗi chúng ta phải hiểu sâu,
hiểu rõ những thuận lợi và khó khăn cũng như thực trạng của vấn đề từ đó có
hướng điều chỉnh khắc phục phù hợp.
7


a. Thuận lợi
Đối với học sinh cấp THCS, các em cũng đã khá lớn nên ý thức, động cơ
học tập tương đối cao. HS có thể nhận được sự giúp đỡ từ nhiều phía: gia đình,

nhà trường và xã hội, bạn bè qua chuyên đề: "Đôi bạn cùng tiến".
Đội ngũ giáo viên đạt chuẩn, nhiệt tình, thân thiện, ln quan tâm giúp đỡ
học sinh đặc biệt là học sinh yếu kém.
Được sự quan tâm, chỉ đạo của Ban giám hiệu cùng các đồn thể nhà trường.
Đặc thù mơn học gần gũi, có thể vận dụng giải thích các vấn đề trong thực tế.
b. Khó khăn
- Trong trường số lượng giáo viên cùng chun mơn ít nên việc dự giờ rút kinh nghiệm khó đạt hiệu quả.
Đối tượng học sinh yếu có những khác biệt về cách nhận thức, hồn cảnh
gia đình, kinh tế, lười học hoặc thiếu sự quan tâm của cha mẹ,... Những điều này
đã ảnh hưởng nhiều đến vấn đề học tập của học sinh, từ đó dẫn đến các em chán
nản việc học, và hổng kiến thức.
Đặc điểm của trường là ở nông thôn, điều kiện đi học của học sinh khó
khăn, nhà xa trường...
Mặt khác, một số đơng học sinh cịn bị ảnh hưởng bởi cơng việc của gia
đình nơng thơn, nên khơng đảm bảo thời lượng tự học ở nhà không chuẩn bị bài
ở nhà, trong giờ học thì lơ là khơng tập trung,... làm giảm khả năng tư duy của
học sinh.
c. Xác định đối tượng học sinh yếu kém
Căn cứ 1: Điểm bộ môn Hóa qua kiểm tra khảo sát, tham khảo thêm điểm
một số mơn học có liên quan ví dụ như Tốn, Lý.
Căn cứ 2: Khơng thể dựa hồn tồn vào điểm bộ môn của năm học qua
mà phải kết hợp với những biểu hiện và quá trình học tập trên lớp, các con điểm
hiện tại…
d. Nguyên nhân dẫn đến học sinh yếu kém
d.1. Về phía học sinh
Học sinh là người học, là người lĩnh hội những tri thức thì nguyên nhân
học sinh yếu kém có thể kể đến là do:
8



Học sinh lười học: Qua quá trình giảng dạy, bản thân nhận thấy rằng các
em học sinh yếu kém là những học sinh cá biệt, vào lớp không chịu chú ý
chun tâm vào việc học, về nhà thì khơng xem bài, không chuẩn bị bài, không
làm bài tập, cứ đến giờ học thì cắp sách đến trường. Cịn một bộ phận nhỏ thì
các em khơng xác định được mục đích của việc học. Các em chỉ đợi đến khi lên
lớp, nghe giáo viên giảng bài rồi ghi vào những nội dung đã học sau đó về nhà
lấy vở ra “học vẹt” mà khơng hiểu được nội dung đó nói lên điều gì. Chưa có
phương pháp và động cơ học tập đúng đắn.
Học sinh khơng có thời gian cho việc tự học: Đa số học sinh của trường
đều ở nông thôn, gia đình chủ yếu là sống bằng nghề nơng, các em ở nhà phải
phụ giúp gia đình việc đồng áng, chăn ni; thậm chí có học sinh phải đi làm
thêm trái buổi để kiếm tiền ăn học.
Học sinh bị hổng kiến thức từ lớp dưới, lười học đã thành thói quen…
Đây là một điều không thể phủ nhận với chương trình học tập hiện nay.
d.2. Về phía giáo viên
Ngun nhân học sinh học yếu khơng phải hồn tồn là ở học sinh mà
một phần ảnh hưởng không nhỏ là ở người giáo viên:
Còn một số GV chưa nắm chắc những những yêu cầu kiến thức của từng
bài dạy. Việc dạy học còn dàn trải, còn nâng cao kiến thức một cách tùy tiện.
Còn một số giáo viên chưa thực sự chú ý đúng mức đến đối tượng học
sinh yếu, kém. Chưa theo dõi sát sao và xử lý kịp thời các biểu hiện sa sút của
học sinh.
Tốc độ giảng dạy kiến thức mới và luyện tập còn nhanh khiến cho học
sinh yếu kém không theo kịp.
Một số giáo viên chưa thật sự chịu khó, tâm huyết với nghề, chưa thật sự
“giúp đỡ” các em thốt khỏi yếu kém. Từ đó các em cam chịu, dần dần chấp
nhận với sự yếu kém của chính mình và nhụt chí khơng tự vươn lên...
Một số giáo viên cịn thiếu nghệ thuật cảm hố học sinh yếu kém, không
gây hứng thú cho học sinh thích học mơn mình...


9


d.3. Về phía phụ huynh
Cịn một số phụ huynh HS thiếu quan tâm đến việc học tập ở nhà của con
em. Phó mặc mọi việc cho nhà trường và thầy cơ.
Gia đình học sinh gặp nhiều khó khăn về kinh tế hoặc đời sống tình cảm
khiến trẻ khơng chú tâm vào học tập.
Một số cha mẹ quá nuông chiều con cái, quá tin tưởng vào con mình nên
học sinh lười học xin nghỉ để làm việc riêng (như đi chơi, đi du lịch, giả bệnh,...)
cha mẹ cũng đồng ý cho phép nghỉ học, vơ tình là đồng phạm góp phần làm học
sinh lười học, mất dần căn bản...và rồi yếu kém!
Trên đây là thực trạng của vấn đề dẫn đến tình trạng học sinh yếu kém mà
bản thân tơi nhận thấy trong q trình cơng tác. Qua việc phân tích những
ngun nhân đó, bản thân tơi đưa ra một số biện pháp để giáo dục, phụ đạo học
sinh yếu kém được thể hiện rõ trong chương II.

10


CHƯƠNG II: MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHỤ ĐẠO HỌC SINH YẾU KÉM KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
1. Giải pháp chung
1.1. Xây dựng môi trường học tập thân thiện
1.2. Gây hứng thú học tập bộ môn cho học sinh
1.3. Phân loại đối tượng học sinh
1.4. Giáo dục ý thức học tập cho học sinh
1.5. Kèm cặp học sinh yếu kém
2. Giải pháp cụ thể
2.1. Xây dựng môi trường học tập thân thiện
Sự thân thiện của giáo viên là điều kiện cần để những biện pháp đạt hiệu

quả cao. Thông qua cử chỉ, lời nói, ánh mắt, nụ cười… giáo viên tạo sự gần gũi,
cảm giác an toàn nơi học sinh để các em bày tỏ những khó khăn trong học tập,
trong cuộc sống của bản thân mình.
Giáo viên ln tạo cho bầu khơng khí lớp học thoải mái, nhẹ nhàng,
khơng mắng hoặc dùng lời thiếu tôn trọng với các em, đừng để cho học sinh cảm
thấy sợ giáo viên mà hãy làm cho học sinh thương u và tơn trọng mình.
Bên cạnh đó, giáo viên phải là người đem lại cho các em những phản hồi
tích cực. Ví dụ như giáo viên nên thay chê bai bằng khen ngợi, giáo viên tìm
những việc làm mà em hoàn thành dù là những việc nhỏ để khen ngợi các em.
Hoặc có thể dùng các phiếu thưởng có in các lời khen phù hợp với từng việc làm
của các em như: “Biết giúp đỡ người khác”, “Thái độ nhiệt tình và tích cực”…
2.2. Gây hứng thú học tập bộ môn cho học sinh
Dựa trên kiến thức hóa học cơ bản trong chương trình hóa 8, 9 tơi xây
dựng hệ thống thí nghiệm vui giúp học sinh phát triển khả năng quan sát, phân
tích tổng hợp các hiện tượng từ thí nghiệm. Từ đó khái qt hóa kiến thức mà
mình được học vào giải quyết một số vấn đề liên quan trong thực tế kích thích
lịng say mê mơn học.
Ví dụ: Trong chương trình hóa học 8:
Thí nghiệm vui dựa vào kiến thức bài “Sự biến đổi của chất”
11


NÚI LỬA PHUN
Lấy 100g mạt sắt mịn cùng với 50g lưu huỳnh bột. Trộn kĩ và đổ vào một
chút ít nước nóng cho đến khi hỗn hợp trở nên sền sệt. Sau đó, đặt hỗn hợp lên
đĩa hoặc khay sắt và lấy đất sét nhão trộn với những hòn sỏi nhỏ, đắp phủ lên
hỗn hợp mạt sắt và lưu huỳnh, sao cho giống như một ngọn núi thực sự. Dùng
que gỗ chọc từ miệng núi một lỗ, qua lớp đất sét.
Sau 10 - 12 phút núi lửa tí hon bắt đầu hoạt động.
Từ miệng phun, khói bốc mù mịt và “dung nham” phun trào ra dữ dội,

giống hệt một ngọn núi lửa trong thiên nhiên, chỉ thiếu tiếng nổ.
Giải thích:
Fe và S sau khi tiếp xúc với nhau một thời gian ngắn dưới tác dụng của
nhiệt độ, bắt đầu phản ứng tạo thành FeS.
Fe + S

t0

FeS

Phản ứng tỏa nhiệt mạnh làm nước bốc hơi và cũng nhờ nhiệt phản ứng
mạnh, làm cả khối “sơi” trào ra ngồi.
Thí nghiệm dựa vào kiến thức điều chế oxi trong phịng thí nghiệm:
* Ngun tắc điều chế Oxi trong phịng thí nghiệm là nhiệt phân các hợp
chất giàu nguyên tử oxi và dễ bị phân hủy ở nhiệt độ cao.
PHÁO HOA TỪ MIỆNG ỐNG NGHIỆM
Trộn nửa thìa kali pemanganat (KMnO4) vào nửa thìa than gỗ nghiền nhỏ.
Đổ cả hỗn hợp ấy vào một ống nghiệm, kẹp chặt và đốt nóng. Một lúc sau,
từ miệng ống nghiệm sẽ bắn ra một bó những tia lửa sáng rực như chùm hoa.
Giải thích: Khi đun nóng KMnO4 bị nhiệt phân giải phóng ra oxi.
2KMnO4

t0

K2MnO4 + MnO2 + O2

Oxi được giải phóng sẽ “đốt cháy” các hạt than rất nhỏ đã được đun nóng.
Khí oxi thốt ra từ trong hỗn hợp làm bắn tung các hạt than đang cháy lên
Thí nghiệm dựa vào tính chất hóa học của Nước
Nước tác dụng với một số kim loại kiềm (K, Na…) tạo dung dịch bazơ và

giải phóng khí hiđro.

12


BẮN CHÁY TÀU CHIẾN ĐỊCH
Dùng loại giấy thấm nước để gấp một cái tàu chiến. Bỏ vào trong tàu một
mẫu kim loại natri (hoặc kali) to bằng hạt đậu xanh rồi thả vào chậu nước đã
được thêm vài giọt phenolphtalein không màu. Sau vài phút tàu sẽ tự bốc cháy
và nước trong chậu có loang màu hồng từ chỗ con tàu cháy, giống như cảnh tàu
chiến địch bị bắn cháy, máu giặc nhuốm đỏ dịng sơng.
Giải thích:
Nước tấm qua giấy, tác dụng với natri (hoặc kali), theo phương trình phản
ứng sau:

2Na + 2H2O
2K + 2H2O

2NaOH + H2
2KOH + H2

Phản ứng trên tỏa nhiều nhiệt, làm cho khí H 2 thốt ra tự bốc cháy, đồng
thời NaOH (hoặc KOH) tạo thành làm cho phenolphtalein không màu chuyển
sang màu hồng.
Chú ý: Trong thí nghiệm trên, mẩu natri hoặc kali nhất thiết chỉ được lấy to
bằng hạt đậu xanh. Nếu lấy to hơn, phản ứng xảy ra mảnh liệt, sẽ nổ, nguy hiểm.
Ví dụ: Trong chương trình hóa học 9:
Thí nghiệm dựa trên tính háo nước của axit sunfuric (H2SO4):
HĨA THAN MÀ KHƠNG CẦN ĐỐT CHÁY
Đổ 6g đường kính vào một cốc cao và hẹp, đặt lên đĩa, rót vào cốc 5ml

H2SO4 đậm đặc rồi trộn nhanh các chất này. Khối chất trong cốc bắt đầu hóa
đen, phồng ra dâng cao lên, cuối cùng “bị” ra khỏi miệng cốc, đơng đặc lại ở
dạng kì qi, uốn cong thành “hình dấu phẩy”.
Giải thích:
H2SO4 rất háo nước. Đường kính cịn gọi là hiđratcacbon vì cơng thức của
chúng có thể viết dưới dạng cacbon ngậm nước. Chẳng hạn, đường saccarozơ
(C12H22O11) có thể viết là C12(H2O)11. Axit đặc phân hủy đường, chiếm nước, giải
phóng cacbon. Phản ứng trên tỏa nhiều nhiệt, do nhiệt độ tăng một phần, cacbon
tác dụng với H2SO4 tạo thành khí SO2 và khí CO2. Các khí đó làm cacbon trở
nên xốp và tăng thể tích, làm cho nó bị ra ngồi cốc.
Chú ý: Tránh để dây axit vào quần áo
13


Thí nghiệm dựa trên tính chất hóa học của kim loại:
BIẾN ĐỒNG THÀNH BẠC
Ai cũng biết bạc là kim loại quý, thế mà ta có thể biến đồng thành “bạc”
như một nhà giả kim thuật thời Trung Cổ.
Lấy một vật nào đó bằng đồng, ví dụ cái chìa khóa. Nhúng chìa khóa vào
dung dịch HNO3 lỗng, sau đó rửa sạch bằng nước (khơng để lâu vì HNO 3 hịa
tan đồng).
Thả chìa khóa vào dung dịch HgCl2. Sau đó vài phút lấy chiếc chìa khóa
ra, chìa khóa có màu rất bẩn. Nhưng nếu lấy tờ giấy lọc hoặc mảnh vải lau thật
sạch, chìa khóa sẽ sáng bóng trắng như bạc vậy.
Giải thích: Trong thí nghiệm này xảy ra phản ứng hóa học
Cu + HgCl2

CuCl2 + Hg

Thủy ngân sinh ra có đặc tính kết hợp với đồng bám chặt lên mặt đồng làm

cho chìa khóa sáng như bạc, chứ khơng phải là những giọt thủy ngân rời rạc.
Chú ý: Rửa sạch tay sau khi làm thí nghiệm vì thủy ngân rất độc.
CÂY PHỦ TUYẾT
Ở các nước ôn đới, về mùa đông rất lạnh, cây cối thường rụng hết lá và bị
phủ tuyết trắng xóa.
Ta có thể tạo ra cảnh có tuyết như sau: Dùng các phoi đồng chắp nối
thành một cái cây rụng hết lá. Thả chìm cây này vào cốc thủy tinh loại lớn chứa
đầy dung dịch AgNO3. Sau vài giờ cây sẽ bị phủ đầy “tuyết” trắng xóa.
Giải thích:
Cu hoạt động mạnh hơn Ag nên đẩy Ag ra khỏi muối AgNO3.
Cu + 2AgNO3

Cu(NO3)2 + 2Ag

Các tinh thể Ag bám lên cành cây trông giống như cây bị phủ tuyết.
2.3. Phân loại đối tượng học sinh
Giáo viên cần xem xét, phân loại những học sinh yếu đúng với những đặc
điểm vốn có của các em để lựa chọn biện pháp giúp đỡ phù hợp với đặc điểm
chung và riêng của từng em. Một số khả năng thường hay gặp ở các em là: Sức
khoẻ kém, khả năng tiếp thu bài, lười học, thiếu tự tin, nhút nhát…
14


Lập danh sách học sinh yếu kém thông qua bài kiểm tra chất lượng đầu
năm và quá trình học tập trên lớp.
DANH SÁCH HỌC SINH YẾU KÉM
STT
1.
2.
3.

4.
5.
6.
7.
8.
9.
10.
11.
12.
13.
14.
15.
16.
17.
18.
19.
20.
21.
22.
23.
24.
25.
26.
27.
28.
29.
Điểm

Họ và tên học sinh
Lớp

Trương Thị Bích Hạnh
8A
Lương Thị Huyền
8A
Phạm Hồng Nhung
8A
Trương Quốc Triệu
8A
Phạm Tuấn Thành
8A
Phạm Thị Huế
8A
Trình Trung Quốc
8A
Nơng Thị Phương
8A
Nguyễn Mạnh Hùng
8B
Lê Văn Nguyên
8B
Vương Minh Quân
8B
Trần Quang Đại
8B
Tô Hữu Bằng
8B
Đặng Thị Hồng
8B
Trần Thị Minh Thư
8B

Nguyễn Mạnh Cường
8B
Phan Quý Huy
9A
Trần Văn Khánh
9A
Trần Thành Công
9A
Lưu Trung Kiên
9A
Hàn Ngọc Sáng
9A
Nguyễn Trọng Hiếu
9A
Chu Quốc Anh
9B
Lê Quang Đạt
9B
Lưu Văn Hải
9B
Trình Thị Lan
9B
Dương Lâm Phúc
9B
Nguyễn Thế Tuân
9B
Nguyễn Thị Phương
9B
danh học sinh mỗi buổi học, ghi nhận và báo với GVCN những


trường hợp học sinh bỏ học phụ đạo để có biện pháp khắc phục.
Trong thực tế người ta nhận thấy có bao nhiêu cá thể thì sẽ có chừng ấy
phong cách nhận thức. Vì vậy hiểu biết về phong cách nhận thức là để hiểu sự
đa dạng của các chức năng trí tuệ giúp cho việc tổ chức các hoạt động sư phạm
thông qua đặc trưng này.
15


Trong quá trình thiết kế bài học, giáo viên cần cân nhắc các mục tiêu đề ra
nhằm tạo điều kiện cho các em học sinh yếu được củng cố và luyện tập phù hợp.
Trong dạy học cần phân hóa đối tượng học tập trong từng hoạt động, dành
cho đối tượng này những câu hỏi dễ, những bài tập đơn giản để tạo điều kiện
cho các em được tham gia trình bày trước lớp, từng bước giúp các em tìm được
vị trí đích thực của mình trong tập thể. u cầu luyện tập của một tiết là 4 bài
tập, các em này có thể hồn thành 1, 2 hoặc 3 bài tuỳ theo khả năng của các em.
Ngoài ra, giáo viên có thể tổ chức phụ đạo cho những học sinh yếu khi
các biện pháp giúp đỡ trên lớp chưa mang lại hiệu quả cao. Có thể tổ chức phụ
đạo từ 1 đến 2 buổi trong một tuần. Tuy nhiên, việc tổ chức phụ đạo phải kết
hợp với hình thức vui chơi nhằm lôi cuốn các em đến lớp đều đặn và tránh sự
quá tải, nặng nề.
2.4. Giáo dục ý thức học tập cho học sinh
Giáo viên phải giáo dục ý thức học tập của học sinh tạo cho học sinh sự
hứng thú trong học tập, từ đó sẽ giúp cho học sinh có ý thức vươn lên. Trong
mỗi tiết dạy giáo viên nên liên hệ nhiều kiến thức vào thực tế để học sinh thấy
được ứng dụng và tầm quan trọng của môn học trong thực tiễn. Từ đây, các em
sẽ ham thích và say mê khám phá tìm tịi trong việc chiếm lĩnh tri thức.
Bên cạnh đó, giáo viên phải tìm hiểu từng đối tượng học sinh về hồn
cảnh gia đình và nề nếp sinh hoạt, khuyên nhủ học sinh về thái độ học tập, tổ
chức các trò chơi có lồng ghép việc giáo dục học sinh về ý thức học tập tốt và ý
thức vươn lên trong học tập, làm cho học sinh thấy tầm quan trọng của việc học.

Đồng thời, giáo viên phối hợp với gia đình giáo dục ý thức học tập của học sinh.
Do hiện nay, có một số phụ huynh ln gị ép việc học của con em mình, sự áp
đặt và quá tải sẽ dẫn đến chất lượng không cao. Bản thân giáo viên cần phân tích
để các bậc phụ huynh thể hiện sự quan tâm đúng mức. Nhận được sự quan tâm
của gia đình, thầy cơ sẽ tạo động lực cho các em ý chí phấn đấu vươn lên.
2.5. Kèm cặp học sinh yếu kém
Tổ chức cho học sinh khá, giỏi thường xuyên giúp đỡ các bạn yếu, kém
về cách học tập, về phương pháp vận dụng kiến thức.
16


Tổ chức kèm cặp, phụ đạo cho các em. Trong các buổi này, tôi chủ yếu
kiểm tra việc lĩnh hội các kiến thức giảng dạy trên lớp, nếu thấy các em chưa
chắc, tôi tiến hành ôn tập củng cố kiến thức để các em nắm vững chắc hơn, nói
chuyện để tìm hiểu thêm những chỗ các em chưa hiểu hoặc chưa nắm chắc để bổ
sung, củng cố. Hướng dẫn phương pháp học tập: học bài, làm bài, việc tự học ở
nhà; phối hợp với gia đình tạo điều kiện cho các em học tập, đôn đốc thực hiện
kế hoạch học tập ở trường và ở nhà.
2.5.1. Xác định kiến thức cơ bản, trọng tâm và cách ghi nhớ
Xác định rõ kiến thức trọng tâm, kiến thức nền (những kiến thức cơ bản,
có nắm được những kiến thức này mới giải quyết được những câu hỏi và bài tập)
trong tiết dạy cần cung cấp, truyền đạt cho học sinh.
Đối với học sinh yếu kém không nên mở rộng, chỉ dạy phần trọng tâm, cơ
bản, làm bài tập nhiều lần và nâng dần mức độ của bài tập sau khi các em đã
nhuần nhuyễn dạng bài tập đó.
Nhắc lại kiến thức kiến thức cơ bản, công thức cần nhớ ở cấp THCS mà
các em đã hổng, cho bài tập lý thuyết khắc sâu để học sinh nhớ lâu.
2.5.2. Hóa trị của các nguyên tố
Rất nhiều học sinh, ngay cả học sinh lớp 9 khơng thuộc hóa trị của các
ngun tố. Trong khi đó, vấn đề xác định hóa trị của một nguyên tố rất quan

trọng để: viết phương trình phản ứng hóa học, giải các bài tập liên quan đến
phương trình, hóa trị liên hệ mật thiết với việc xác định công thức để cân bằng
phản ứng, viết cơng thức hóa học,...
Nhìn chung thì hóa trị của các ngun tố kim loại thường ổn định, ít biến
đổi hơn các nguyên tố phi kim. Mặt khác, nếu có hóa trị của nguyên tố kim loại sẽ
xác định được hóa trị của các nguyên tố phi kim trong hợp chất. Tuy nhiên, trong
hóa học có đến hơn 80 ngun tố là kim loại thì việc nhớ hóa trị của từng nguyên
tố kim loại là điều rất khó khăn đối với học sinh yếu kém. Do đó, mức độ yêu cầu
ở đây là chỉ cần các em nhớ hóa trị của những nguyên tố cơ bản, thường gặp để
áp dụng vào viết cơng thức hóa học, viết phương trình và làm bài tập.

17


Sau đây là kinh nghiệm dạy phần hóa trị cho học sinh đầu cấp của bản
thân đã thực hiện và có hiệu quả giúp học sinh nhớ một cách ngắn gọn nhất hóa
trị của một số nguyên tố kim loại cơ bản, thường gặp:
* Đối với kim loại: thường gặp nhất là hóa trị I, II, III
Hóa trị

Nguyên tố

I

Kim loại nhóm IA (Li, Na, K), Ag, Cu (nhưng ít gặp)

II

Cu, Fe,........ (và hầu hết các nguyên tố còn lại)


III

Al, Fe

* Đối với phi kim: Thường những nguyên tố phi kim có nhiều hóa trị nên
khơng thể áp dụng cách nhớ được thì ta xác định hóa trị của ngun tố phi kim
một cách gián tiếp thơng qua hóa trị của những ngun tố đã biết và áp dụng
cơng thức hóa trị:

Axa B yb

→ a.x = b.y

Hóa trị của Hidro là I
Hóa trị của Oxi là II
Ví dụ: Xác định hóa trị của lưu huỳnh (S) trong các hợp chất sau:
a. Na2S Ta có: hóa trị của Na là I → I.2 = x.1 → x = 2 (Vậy hóa trị của S
là II)
b. SO3:hóa trị của O là II → x.1 = II.3 → x = VI (Vậy hóa trị của S là VI)
* Đối với hợp chất:
Hóa trị của một số gốc axit thường gặp
Gốc axit

Tên gọi

Hóa trị

Gốc axit

Tên gọi


SO4
sunfat
II
HCO3
hidrocacbonat
CO3
cacbonat
II
SO3
sunfit
PO4
photphat
III
S
sunfua
Cách xác định hóa trị trong hợp chất 3 nguyên tố có oxi:

Axa B ybOzc → a.x + b.y = c.z
Ví dụ: a. Xác định hóa trị của Cl trong KClO3
Ta có: K có hóa trị I, oxi có hóa trị II
→ I.1 + b.1 = II.3 → b = V (hóa trị của Clo là V)
b. Xác định hóa trị của Lưu huỳnh trong hợp chất H2SO4
Ta có: H có hóa trị I, oxi có hóa trị II
18

Hóa trị

I
II

II


→ I.2 + b.1 = II.4 → b = VI (hóa trị của Lưu huỳnh là VI)
c. Xác định hóa trị của Lưu huỳnh trong hợp chất K2SO3
Ta có: K có hóa trị I, oxi có hóa trị II
→ I.2 + b.1 = II.3 → b = IV (hóa trị của Lưu huỳnh là IV)
Cho học sinh chép và ghi nhớ bài ca hóa trị.
Kali; Iot; Hidro
Natri với Bạc; Clo một lồi
Là hóa trị I em ơi
Nhớ ghi cho kĩ kẻo thời phân vân
Magie; Đồng; Kẽm; Thủy ngân
Canxi; Chì đó cũng gần Bari
Cuối cùng thêm chú oxi
Hóa trị II đó có gì khó khăn
Bác Nhơm hóa trị III lần
Ghi sâu trong óc lúc cần có ngay
Cacbon; Silic này đây
Là hóa trị IV chẳng ngày nào quên
Sắt kia kể cũng quen tên
II; III lên xuống thật phiền lắm thôi
Nito rắc rối nhất đời
I; II; III; IV; lúc thời tới V
Lưu huỳnh lắm lúc chơi khăm
Từ II lên VI lúc nằm thứ IV
Phơtpho nói đến chẳng dư
Nếu ai có hỏi thì ừ III; V
Mong em cố gắng học chăm
Sao cho hóa trị quanh năm thuộc lịng.

2.5.3. Dãy hoạt động hóa học của các nguyên tố
Dãy hoạt động hóa học (tên gọi ở cấp THCS) cũng là một phần quan
trọng trong chương trình phổ thông. Giúp học sinh giải quyết được nhiều vấn đề:
19


Phản ứng của kim loại với axit, với muối có xảy ra hay không?, thứ tự phản ứng,
đặc biệt quan trọng ở chương trình lớp 12. Tuy vậy, rất nhiều học sinh không
nhớ được dãy hoạt động này, các em không xác định được kim loại nào đứng
trước kim loại nào. Từ đó dẫn đến việc khơng giải được các bài tập liên quan.
Dãy hoạt động hóa học của các kim loại:
K Ba Ca Na Mg Al Zn Fe

Ni Sn Pb H Cu Hg Ag Pt Au

Khi Bà Con Nào May Áo Záp Sắt Nên Sang Phố Hỏi Cửa Hàng Á Phi Âu
Phạm vi áp dụng của dãy hoạt động:
- Những kim loại đứng trước H tác dụng với axit giải phóng khí hidro
Ví dụ: Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2 ↑
Cu + HCl → × (do Cu đứng sau H nên không phản ứng)
- Từ sau Mg, những kim loại đứng trước đẩy kim loại đứng sau ra khỏi
dung dịch muối
Ví dụ: Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu (Fe đứng trước Cu nên đẩy Cu ra khỏi
dung dịch muối của nó)
Fe + AlCl3 → × (do Fe đứng sau Al nên không đẩy được)
- Giải các bài tập hỗn hợp kim loại.
Ví dụ: Cho 26 gam hỗn hợp Zn và Cu vào dung dịch HCl dư thu được
6,72 lít khí ở đktc. Tính khối lượng mỗi chất có trong hỗn hợp đầu.
Trước tiên, hướng dẫn học sinh tóm tắt đề và định hướng cách giải:
- Hỗn hợp Zn và Cu tác dụng với axit HCl: chỉ có Zn phản ứng (do Zn

đứng trước H) cịn Cu khơng phản ứng (do Cu đứng sau H)
- Khí sinh ra là khí hidro, ở phương trình Zn + HCl
- Viết phương trình hóa học, tính số mol khí, áp dụng quy tắc tam suất
tính số mol Zn, sau đó tính khối lượng Zn và cuối cùng suy ra khối lượng Cu.
Bài giải:
nH 2 =

V
6,72
=
= 0,3mol
22,4 22,4

20


Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2
0,3 mol

0,3 mol

Cu + HCl → ×
Khối lượng Zn: mZn = n.M = 0,3.65 = 19,5gam
Khối lượng Cu: mCu = mhh - mZn = 26 - 19,5 =6,5 gam
2.5.4. Các cơng thức hóa học liên quan đến bài tập tính tốn
Đối với một bài toán, tùy theo dữ kiện đề bài cho mà ta áp dụng công thức
cho hợp lý. Giáo viên hướng dẫn học sinh biết cách xác định các dữ kiện đề cho,
vận dụng công thức và định hướng cách giải.
1. Công thức tính số mol:


m
n =
M

; n=

V (đktc )
; n = C M × Vdd
22,4

2. Cơng thức tính khối lượng:

m = n ×M ; mct =

C % × mdd
100%

3. Cơng thức tính khối lượng dung dịch:

mdd = mct + mdm

; mdd = Vdd ( ml ) × D ; mdd =

4. Cơng thức tính nồng độ phần trăm

C% =

mct ×100%
mdd


21

mct .100%
C%


×