Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

MỘT số GIẢI PHÁP PHỤ đạo học SINH yếu kém

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (280 KB, 14 trang )

Một số giải phụ đạo học sinh yếu kém

MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHỤ ĐẠO HỌC SINH YẾU KÉM
I- ĐẶT VẤN ĐỀ
- Quán triệt quan điểm chỉ đạo của Đảng và nhà nước ta về giáo dục (chiến
lược phát triển giáo dục năm 2001-2010), ngành giáo dục đang tích cực từng bước
đổi mới về nội dung chương trình đổi mới phương pháp dạy học, công tác quản lý
để nâng cao chất lượng đại trà, từng bước thanh toán học sinh yếu kém.
- Năm học 2011-2012, là năm học thứ 6 ngành giáo dục thực hiện cuộc vận
động "hai không" với bốn nội dung gắn với phong trào "Xây dựng trường học thân
thiện, học sinh tích cực", chống tiêu cực trong thi cử về bệnh thành tích trong giáo
dục, chống học sinh ngồi nhầm lớp.
- Để đạt được những vấn đề trên thì mỗi giáo viên phải thay đổi phương
pháp dạy học và phải kiên trì động viên những học sinh yếu kém, học sinh cá biệt
có hứng thú học tập, tự giác trong học tập để đạt hiệu quả cao hơn. Để tạo được
hứng thú cao trong học tập thì người giáo viên phải tạo được không khí học tập
thoải mái, không gò bó học sinh theo kiểu máy móc mà phải cho các em tự tìm ra
phương pháp học tập riêng cho mình. Từ đó, các em mới chủ động nắm được kiến
thức. Giúp học sinh yếu kém và học sinh không tự giác học tập là một vấn đề khó
khăn yêu cầu mọi người phải đồng tâm cộng lực mới thực hiện được giải pháp
khắc phục học sinh yếu kém.
Vì lí do trên, tôi chọn đề tài "Một số giải pháp phụ đạo học sinh yếu kém".
1. Cơ sở lý luận
- Tìm ra nguyên nhân dẫn đến kết quả học tập yếu kém của học sinh, đề ra
những giải pháp để "Thanh toán" học sinh yếu, giúp giáo viên có biện pháp đúng,
phương pháp đúng để có hiệu quả khắc phục tình trạng học sinh yếu kém.
- Để giáo dục đạt chất lượng, vấn đề thanh toán học sinh yếu kém phải được
quan tâm, có giải pháp phù hợp, tiến hành trong thời gian quy định.
- Thực tế khả năng tiếp thu bài, vận dụng kiến thức của học sinh không đồng
đều, dẫn đến kết quả học tập khác nhau. Cùng môn học, lớp học có học sinh khá,
3



1


Một số giải phụ đạo học sinh yếu kém

giỏi, học sinh yếu kém ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục. Vì vậy, để có kết quả
học tập tốt ngoài việc bồi dưỡng học sinh giỏi phải tăng cường phụ đạo học sinh
yếu kém.
2. Cơ sở thực tiễn
Đề tài qua nghiên cứu, áp dụng thành công sẽ giúp cho:
- Việc thanh toán học sinh yếu kém trong các trường phù hợp với tình
hình đặc điểm của nhà trường. Từng bước giúp các trường nâng cao chất lượng
giảng dạy.
- Tạo phong trào khắc phục tình trạng học sinh yếu kém, xây dựng phong
trào thi đua học tập nâng cao chất lượng dạy và học.
- Thúc đẩy quá trình tự học, bồi dưỡng, tìm tòi biện pháp giảng dạy của giáo
viên, kích thích học sinh yếu kém ham học, tích cực, chủ động nắm kiến thức, từ
yếu kém vươn lên trung bình.
- Phối kết hợp với các lực lượng trong và ngoài nhà trường thực hiện tốt
công tác xã hội hóa giáo dục; từng bước chống được hiện tượng tiêu cực trong thi
cử và bệnh thành tích trong giáo dục. Đặc biệt thanh toán học sinh yếu kém chính
là chống được hiện tượng học sinh ngồi nhầm lớp.
- Góp phần thực hiện chỉ tiêu phổ cập giáo dục THCS, tiến tới phổ cập giáo
dục Trung học Phổ thông, nâng cao trình độ dân trí.

3

2



Một số giải phụ đạo học sinh yếu kém

II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
1. Nguyên nhân dẫn đến kết quả học tập yếu kém
Khắc phục học sinh yếu kém ở các trường THCS hiện nay thường gặp một
số khó khăn”
- Về phía học sinh: Học sinh chưa tự giác học, chưa có động cơ học tập. Khả
năng phân tích, tổng hợp, so sánh còn hạn chế, chưa mạnh dạn trong học tập do
hiểu chưa sâu, nắm kiến thức chưa chắc, thiếu tự tin. Học sinh lười suy nghĩ, còn
trông chờ thầy cô giải giúp, vốn kiến thức ở lớp dưới còn hạn chế. Khả năng chú ý
vào bài giảng của giáo viên không bền, đi học thất thường, học vẹt không có khả
năng vận dụng kiến thức.
- Về phía giáo viên: Hệ thống câu hỏi chưa lô-gic, chưa phù hợp với từng
đối tượng học sinh. Việc sử dụng đồi dùng dạy học trực quan, tranh ảnh, sách giáo
khoa, thí nghiệm còn hạn chế. Chưa xử lý hết các tình huống trong tiết dạy. Chưa
động viên tuyên dương kịp thời khi học sinh có biểu hiện tích cực, tiến bộ trong
học tập. Chưa quan tâm đến tất cả học sinh trong lớp, thường giáo viên chỉ chú
trọng đến học sinh khá, giỏi. Tinh thần trách nhiệm chưa cao, thiếu quyết tâm,
bệnh thành tích, không đánh giá đúng thực chất chất lượng môn mình giảng dạy.
Công tác “thanh toán học sinh yếu kém” phải được tiến hành thường xuyên
và đưa vào đánh giá chất lượng giảng dạy của giáo viên bộ môn. Quá trình khắc
phục học sinh yếu kém, tìm ra những thuận lợi, khó khăn, giải pháp tốt nhất để
điều chỉnh biện pháp thực hiện.
“Thanh toán học sinh yếu kém” phải xác định là nhiệm vụ quan trọng của
nhà trường, mọi thành viên trong hội đồng giáo dục phải có trách nhiệm thực hiện
kế hoạch đề ra.
2. Thực trạng trong những năm gần đây
- Vấn đề “Thanh toán” học sinh yếu kém đã được đạt ra trong mục tiêu
của nhiệm vụ các năm học. Thế nhưng cho đến nay, vẫn còn một tỉ lệ học sinh

yếu kém. Tỉ lệ ấy so sánh giữa các năm học gần đây có giảm nhưng giảm
không đáng kể. Thống kê tỉ lệ học sinh yếu kém, trường THCS Kim Sơn qua
các năm học như sau:
3

3


Một số giải phụ đạo học sinh yếu kém

Năm học
2005-2006
2006-2007
2007-2008
2008-2009
2009-2010
2010-2011
2011-2012

Tỉ lệ
7.1%
6.75%
6.6%
4.6%
4.2%
3.5%
1.88%

3. Thực trạng năm học 2011-2012
- Đầu năm học, nhà trường tổ chức khảo sát chất lượng các môn học, giáo

viên bộ môn lập danh sách học sinh yếu kém, có biện pháp "Thanh toán".
- Hàng tháng giáo viên bộ môn báo cáo Ban giám hiệu kết quả thanh toán
học sinh yếu kém, đề ra biện pháp phù hợp tiếp tục chú trọng việc thanh toán học
sinh yếu kém.
- Tăng cường, nâng cao nhận thức cho cán bộ giáo viên về công tác quản lý,
thanh toán học sinh yếu kém.
- Nhân điển hình, biểu dương đồng chí giáo viên có kinh nghiệm làm tốt
công tác thanh toán học sinh yếu kém.
- Năm học 2011-2012, tỉ lệ học sinh yếu kém của trường THCS Kim Sơn
giảm so với các năm học trước.
4. Một số giải pháp nhằm khắc phục tình trạng học sinh yếu kém
a. Nâng cao nhận thức cho giáo viên về nhiệm vụ thanh toán học sinh yếu kém
- Để đáp ứng yêu cầu ngày càng nâng cao sự nghiệp giáo dục, nâng cao trình
độ dân trí, đòi hỏi mỗi giáo viên phải nhận thức được tầm quan trọng của việc nâng
cao chất lượng học tập của học sinh.
- Trong giờ dạy giáo viên phải chú trọng đến các đối tượng, đặc biệt là đối
tượng học sinh yếu kém.
- Việc đánh giá thi đua học kỳ, năm học đưa chỉ tiêu thanh toán học sinh vào
bình xét.
b. Xây dựng đội ngũ giáo viên có kinh nghiệm, năng lực trong công tác nâng
cao chất lượng dạy học
3

4


Một số giải phụ đạo học sinh yếu kém

- Đội ngũ giáo viên có tầm quan trọng rất lớn trong việc nâng cao chất lượng
giảng dạy. Chất lượng giảng dạy ở đây là tỉ lệ học sinh khá giỏi cao, không có

(hoặc tỉ lệ thấp) học sinh yếu kém.
- Hàng năm, nhà trường tổ chức rút kinh nghiệm, tổng kết công tác thanh
toán học sinh yếu kém. Từ đó, tìm ra giáo viên kinh nghiệm trong việc thanh toán
học sinh yếu kém để nhân rộng trong toàn trường.
- Đầu tư xây dựng đội ngũ giáo viên giỏi về chuyên môn, nhiệt tình trong công
tác, có ý thức, kinh nghiệm nâng cao chất lượng (thanh toán học sinh yếu kém).
- Phân công chuyên môn một cách hợp lý, khơi dậy năng lực của từng giáo
viên. Mỗi giáo viên có thể đảm nhận tốt môn dạy ở các khối lớp khi được phân công.
c. Tìm hiểu phân tích nguyên nhân dẫn đến kết quả yếu kém của học sinh để
tìm ra những giải pháp tích cực thanh toán học sinh yếu kém
- Ngay từ đầu cấp học, học sinh có khả năng nhận thức không đồng đều,
giáo viên phải có phương pháp dạy phù hợp với các đối tượng để các em tiếp thu
được kiến thức, có hệ thống kiến thức cơ bản vững chắc, không bị hổng, tạo cho
các em niềm say mê trong học tập.
- Tuyên truyền giáo dục học sinh, xác định rõ mục đích của việc học tập, từ
đó tự giác, có ý thức vươn lên trong học tập.
- Tuyên truyền giáo dục cho học sinh, xác định rõ mục đích của học tập từ
đó tự giác, có ý thức vươn lên trong học tập.
- Quan tâm tạo mọi điều kiện để các em có hoàn cảnh gia đình khó khăn
vươn lên trong học tập. Phối kết hợp chặt chẽ giữa nhà trường, gia đình, đoàn thể
thực sự đưa giáo dục thành sự nghiệp của quần chúng.
- Nhà trường quản lý chặt chẽ việc học tập của học sinh nhà trường, thông
báo kịp thời đến phụ huynh học sinh những thông tin cần thiết.
- Tổ chức các nhóm, đôi bạn học tập, phân công học sinh khá giỏi kèm cặp
học sinh yếu kém. Giao cho giáo viên bộ môn có kế hoạch thanh toán học sinh yếu
kém. Giao cho giáo viên bộ môn có kế hoạch thanh toán học sinh yếu kém, sau
mỗi tháng kiểm tra đánh giá báo cáo kết quả cho Ban giám hiệu. Nhà trường tổ
3

5



Một số giải phụ đạo học sinh yếu kém

chức, thành lập các học sinh yếu kém, cử giáoviên có kinh nghiệm giảng dạy, dần
từng bước "thanh toán" học sinh yếu kém.
- Bên cạnh những giải pháp trên một trong những giải pháp không thể thiếu
đó là đổi mới phương pháp dạy học phổ thông, phải phát huy tính tích cực, tự giác,
chủ động sáng tạo của học sinh. Phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học,
bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực
tiễn, tác động đến tình tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú trong học tập cho học
sinh. Rèn luyện cho học sinh có được phương pháp, kỹ năng, thói quen, ý chí tự
học thì sẽ tạo cho học sinh lòng ham học, khơi dậy nội lực vốn có từng học sinh,
kết quả học tập của học sinh được nâng lên. Lớp học là môi trường giao tiếp thầy trò, trò - thầy, tạo lên mối quan hệ hợp tác giữa các cá nhân trên con đường chiếm
lĩnh nội dung học tập. Thông qua thảo luận, tranh luận trong tập thể, ý kiến mỗi cá
nhân được bộc lộ, những khẳng đinh hay bác bỏ học sinh hoà nhập vào tiết học
trong đó có học sinh yếu kém, được trình bày suy nghĩ, nhận thức của mình, dẫn
đến các em thấy ham học, có sự cố gắng vươn lên. Người học- đối tượng của hoạt
động "dạy", đồng thời chủ thể của hoạt động "học" được cuốn hút vào các hoạt
động học tập, giáo viên tổ chức và chỉ đạo thông qua đó khám phá được những
điều mình chưa rõ chứ không phải thụ động tiếp thu những kiến thức đã được giáo
viên sắp đặt. Được đặt vào những tình huống của đời sống thực tế, người học trực
tiếp quan sát, thảo luận, làm thí nghiệm, giải quyết vấn đề đặt ra theo cách suy nghĩ
của mình, từ đó vừa nắm vững được những kiến thức kỹ năng mới, vừa nắm được
phương pháp "làm ra" kiến thức đó, không dập khuôn theo những khuôn mẫu sẵn có,
được bộc lộ và phát huy tiềm năng sáng tạo. Để tất cả học sinh năm được kiến thức,
giáo viên phải hiểu rõ được khả năng của từng học sinh để có phương pháp dạy phù
hợp với các đối tượng, điều này từng bước "thanh toán" được học sinh yếu kém.
Để "thanh toán" được học sinh yếu kém cần có những phương pháp tích cực
dạy phù hợp với đối tượng học sinh. Một trong những phương pháp tích cực đó là

vấn đáp, tìm tòi. Giáo viên đặt ra những câu hỏi để học sinh trả lời hoặc có thể
tranh luận với nhau và với tất cả giáo viên, qua đó học sinh lĩnh hội được nội dung
bài học. Vấn đáp tái hiện: giáo viên đặt ra những câu hỏi chủ yếu để học sinh nhớ
3

6


Một số giải phụ đạo học sinh yếu kém

lại kiến thức đã biết và trả lời dựa vào trí nhớ, không càn suy luận, vấn đáp tái hiện
phù hợp với đối tượng học sinh trung bình, yếu. Vấn đáp giải thích - minh hoạ:
nhằm mục đích làm sáng tỏ một đề tài nào đó, giáo viên lần lượt nêu ra những câu
hỏi kèm theo những ví dụ minh hoạ để gây cho học sinh dễ hiểu, dễ nhớ. Vấn đáp
tìm tòi: giáo viên dùng một hệ thống câu hỏi được sắp xếp hợp lý để hướng dẫn
học sinh từng bước phát hiện bản chất của sự vật, tính quy luật của hiện tượng
đang tìm hiểu, kích thích sự ham muốn hiểu biết, giáo viên có tỏ chức sự trao đổi ý
kiến - kể cả tranh luận - giữa thầy với cả lớp, có khi giữa trò với trò, nhằm giải
quyết một vấn đề xác định. Trong vấn đề tìm tòi giáo viên giống như người tổ hcức
sự tìm tòi còn học sinh giống như người tự lực phát hiện kiến thức mới. Vì vậy, khi
kết thúc cuộc đàm thoại, học sinh có niềm vui của sự khám phá, trưởng thành thêm
một bước về trình độ tư duy, tất cả các đối tượng học sinh yếu kém, trung bình, khá
giỏi đều được tham gia đàm thoại tạo không khí thoải mái hoà hợp cộng đông. Đây
chính là phương pháp giúp các em học sinh yếu kém tự vươn lên, ham học, ham
hiểu biết.
Trong các giờ lên lớp, giáo viên đặc biệt chú trọng đến đối tượng học sinh
yếu kém - luôn luôn đưa ra các tình huống để các em cùng hoạt động nhận thức
hoà nhập với các đối tượng học sinh khác (trung bình, khá, giỏi). Động viên, khích
lệ kịp thời tạo cơ hội để các em được phát biểu xây dựng bải (thường là những câu
hỏi nên vừa sức với các em), từ đó các em ham mê, say sưa học tập, từng bước

phấn đấu vươn lên. Tránh tình trạng giáo viên cứ dạy, cứ giảng không chú ý đến
đối tượng học sinh yếu kém, đôi khi còn quá nghiêm khắc đối với các em. Từ đó
tạo ra tâm lý chán nản, không ham muốn học tập. Vì thế đã yếu kém về học lực lại
yếu kém về ý thức tổ chức kỷ luật.

d. Tăng cường các điều kiện làm việc, dạy và học
- Tạo điều kiện thuận lợi để giáo viên làm tốt công tác thanh toán học sinh
yếu kém, có phòng tổ chức học riêng, đủ trang thiết bị, dụng cụ cần thiết cho việc
giảng dạy và học tập.
3

7


Một số giải phụ đạo học sinh yếu kém

- Đẩy mạnh công tác xã hội hoá giáo dục, thông qua Hội cha mẹ học sinh,
các ban ngành, tổ chức quan tâm, khuyến khích, hỗ trợ kinh phí, mua sắm trang
thiết bị cần thiết phục vụ giảng dạy.
e. Tăng cường công tác khen thưởng, biểu dương đối với giáo viên có thành tích
thanh toán học sinh yếu kém, học sinh có thành tích vượt khó vươn lên.
- Đánh giá kịp thời các đợt thanh toán học sinh yếu kém, kịp thời khen
thưởng giáo viên có thành tích.
- Biểu dương, khích lệ học sinh từ yếu kém vươn lên là trung bình tiếp tục
phấn đấu đạt học sinh khá.
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu về "Một số giải pháp để phụ đạo học sinh yếu kém" đối tượng
chính là giáo viên đang trực tiếp giảng dạy năm học 2011-2012.
Phương pháp nghiên cứu chủ yếu là nghiên cứu các văn bản hướng dẫn về
nhiệm vụ năm học của Bộ giáo dục và đào tạo, Phòng giáo dục huyện Đông Triều.

Ngoài ra, bằng phương pháp phân tích, tổng hợp, điều tra, quan sát, tổng hợp đúc
rút kinh nghiệm công tác thanh toán học sinh yếu kém nhiều năm qua của nhà trường.
- Có sự chỉ đạo sát sao của Ban giám hiệu tinh thần trách nhiệm cao của đội
ngũ giáo viên.
- Có giải pháp tích cực trong việc thanh toán học sinh yếu kém năm học qua
nhà trường đã làm tốt công tác thanh toán học sinh yếu kém cụ thể:
+ Khảo sát đầu năm: tỉ lệ học sinh yếu kém là 4,7%
+ Kết quả cả năm học: tỉ lệ học sinh yếu kém là 1,88%
IV. KẾT LUẬN
Đề tài “Một số giải pháp phụ đạo học sinh yếu kém” được nghiên cứu, áp
dụng trong phạm vi trường THCS Kim Sơn; từ việc tiến hành tìm hiều nguyên
nhân dẫn đến học sinh học tập yếu kém tìm ra các giải pháp để thanh toán học sinh
yếu kém đã có hiệu quả. Tỉ lệ học sinh yếu kém các năm học (từ năm học 20052006 đến 2011-2012) giảm đi rõ rệt. Điều đó chứng tỏ áp dụng “Một số giải pháp

3

8


Một số giải phụ đạo học sinh yếu kém

phụ đạo học sinh yếu kém” của đề tài có tác dụng thiết thực cần thiết, hiệu quả
trong tình hình thực tế hiện nay.
Áp dụng đề tài này, có những thuận lợi là “thanh toán học sinh yếu kém” từ
trước đến nay được coi là nhiệm vụ quan trọng của nhà trường nhằm nâng cao chất
lượng toàn diện, duy trì sĩ số, góp phần thực hiện kết quả phổ cập giáo dục.
Tuy vậy, bên cạnh đó vẫn còn một số khó khăn: Bản thân học sinh chưa xác
định được động cơ học tập, ngại khó, thiếu tinh thần cố gắng vươn lên. Giáo viên
trong quá trình giảng dạy chưa thực sự chú ý đến đối tượng học sinh yếu kém,
chưa có biện pháp cụ thể hoặc có biện pháp nhưng không kiên trì thực hiện.

Từ thuận lợi, khó khăn trên rút ra bài học: Muốn “thanh toán học sinh yếu
kém” cần có sự quan tâm, đồng nhất, kiên trì của mọi thành viên trong Hội đồng
giáo dục thì sẽ có hiệu quả cao trong việc “thanh toán học sinh yếu kém”.
V. ĐỀ NGHỊ
Xuất phát từ cơ sở thực tiễn và thực trạng công tác thanh toán học sinh yếu ở
trường THCS Kim Sơn, tôi xin đề xuất giải pháp nhằm thanh toán học sinh yếu
kém có hiệu quả:
1. Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý và giáo viên về công tác thanh
toán học sinh yếu.
2. Bồi dưỡng đội ngũ giáo viên có năng lực chuyên môn nghiệp vụ giỏi,
không chỉ có năng lực bồi dưỡng học sinh khá giỏi, chất lượng đại trà mà còn có
kinh nghiệm thanh toán học sinh yếu.
3. Xây dựng kế hoạch chỉ đạo công tác thanh toán học sinh yếu cụ thể, chi
tiết, tăng cường công tác kiểm tra, báo cáo, rút kinh nghiệm.
4. Tăng cường các phương tiện, điều kiện phục vụ dạy và học.
5. Tăng cường công tác thi đua, khen thưởng, biểu dương kịp thời.
6. Coi công tác thanh toán học sinh yếu kém là nhiệm vụ quan trọng, là
nhiệm vụ, trách nhiệm của mọi thành viên trong Hội đồng giáo dục.
7. Phối kết hợp với các ban ngành, tổ chức, các cấp lãnh đạo để thực hiện kế
hoạch đề ra.

3

9


Một số giải phụ đạo học sinh yếu kém

Trên đây là một số kinh nghiệm của bản thân trong việc tìm ra giải pháp
thanh toán học sinh yếu kém. Rất mong được sự đóng góp ý kiến của các cấp lãnh

đạo và đồng nghiệp./.
Kim Sơn, ngày 18 tháng 5 năm 2012
NGƯỜI VIẾT

Đặng Viết Tư

3

10


Một số giải phụ đạo học sinh yếu kém

TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Kết quả xếp loại 2 mặt giáo dục cả năm các năm học.
- Tổng hợp báo cáo hàng tháng của giáo viên bộ môn về chất lượng giảng dạy.
- Các văn bản chỉ đạo chuyên môn, nhiệm vụ năm học của Bộ Giáo dục &
Đào tạo, Phòng Giáo dục & Đào tạo.
- Công văn số 1582/SGD&ĐT của Sở Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn thực
hiện nhiệm vụ giáo dục trung học năm học 2008 - 2009.

3

11


Một số giải phụ đạo học sinh yếu kém

MỤC LỤC
I. ĐẶT VẤN ĐỀ…………………………………………………………….1

1. Cơ sở lý luận ...............................................................................................1
2. Cơ sở thực tiễn ............................................................................................2
II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU.....................................................................3
1. Nguyễn nhân dẫn đến kết quả học tập yếu kém ..........................................3
2. Thực trạng những năm gần đây ..................................................................3
3. Thực trạng trường THCS Kim Sơn năm học 2011-2012 ............................4
4. Một số giải pháp nhằm thanh toán học sinh yếu kém .................................4
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.....................................................................8
IV. KẾT LUẬN...............................................................................................8
V ĐỀ NGHỊ....................................................................................................9
VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................11
VII. MỤC LỤC ............................................................................................12

3

12


Một số giải phụ đạo học sinh yếu kém

XÁC NHẬN CỦA NHÀ TRƯỜNG

3

13


Một số giải phụ đạo học sinh yếu kém

NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC PHÒNG GD&ĐT


3

14



×