LỜI NÓI ĐẦU.
Từ năm 1992 Đảng và Nhà nước ta đã thấy được tầm quan trọng của
TDTT trong chiến lược phát triển con người nên đã đưa vào kế hoạch phát
triển giáo dục trong các trường học: “Công tác giáo dục thể chất trong các
trường học các cấp nhằm góp phần thực hiện mục tiêu xây dựng con người
mới, phát triển cao về trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú về tinh
thần, trong sáng về đạo đức, sẳn sàng xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.
Hiện nay, toàn ngành giáo dục và đào tạo đang nổ lực đổi mới
phương pháp dạy học, cùng với các môn khoa học khác giáo dục thể chất
cũng được quan tâm đổi mới. Với chương trình đổi mới đòi hỏi phải có sự
đổi mới về phương pháp giáo dục: Giảm lý thuyết tăng thực hành, phát huy
khả năng của học sinh trong đó có sự tự quản lý chỉ đạo và tự đánh giá nhận
xét của các em.
Qua thực tế, trong thời gian giảng dạy của mình tôi thấy việc phát
huy hết vai trò chỉ đạo của Ban cán sự lớp trong tiết học thể dục còn ít nên
giáo viên thường mệt mỏi đồng thời tạo tâm lý căng thẳng cho học sinh, ít
gây hứng thú học tập nên chất lượng tiếp thu của học sinh chưa cao.
Mặt khác Trường THCS & THPT Hậu Thạnh Đông là một trường
vùng sâu, điều kiện kinh tế còn khó khăn, đa số người dân đều sống bằng
nghề nông nên điều kiện học tập của các em còn nhiều khó khăn. Từ những
khó khăn về điều kiện học tập đã hình thành trong đầu các em suy nghĩ theo
một truyền thống đó là “ trong các giờ học thì người thầy bao giờ cũng là
nhân vật trung tâm, còn giữa những học sinh trong lớp là bình đẳng không ai
có quyền quản lí, điều khiển hay hướng dẫn cho nhau trong quá trình học
tập. Từ đó, làm cho tiết học nhàm chán, người thầy thì mệt mỏi, còn học
sinh thì bị gò bó, tạo tâm lí căng thẳng cho các em, làm giảm đi chất lượng
của tiết học. Vì vậy các em không tập trung trong học tập bộ môn, tham gia
học để không bị hạ hạnh kiểm hoặc vào học tiết thể dục để có bạn bè đùa
giỡn…
Bên cạnh đó, qua quá trình tìm hiểu, quan sát tôi nhận thấy rằng phần
lớn giáo viên giảng dạy bộ môn thể dục ở trường vẫn còn mang nặng
phương pháp giảng dạy cổ truyền, không thật sự tin tưởng vào khả năng của
học sinh, họ thường nhầm lẫn giữa người cán sự lớp - với người lớp trưởng,
mà người lớp trưởng này thường đa số không hội tụ đầy đủ các điều kiện để
thật sự trở thành một cán sự lớp trong môn thể dục (nhanh nhẹn, giọng nói to
rõ, thể chất cao, khỏe mạnh… điều quan trọng là phải chơi giỏi các môn thể
thao), giáo viên chưa chú trọng đào tạo và phát huy hết năng lực của một số
học sinh có khả năng quản lí điều hành lớp trong tiết học thể dục.
Ngoài những yếu tố trên thì thì điều kiện cơ sở vật chất của nhà
trường cũng ảnh hưởng một phần không nhỏ để phát huy được hết vai trò
của người cán sự lớp như: diện tích sân của trường hẹp cùng lúc chứa nhiều
lớp học trên sân, trường chưa có nhà thi đấu trong khi đó điều kiện thời tiết
ở khu vực trời mưa - nắng không ổn định, dụng cụ luyện tập của trường kém
chất lượng…
- Với khả năng hiện có của mình và những lí do trên, tôi mạnh dạn
chọn và viết sáng kiến “Một số giải pháp phát huy vai trò của Ban cán sự
lớp nhằm nâng cao chất lượng tiết học thể dục lớp10 ở Trường THCS &
THPT Hậu Thạnh Đông”. Đây là đề tài khá rông nên tôi chỉ nghiên cứu và
áp dụng đối với học sinh khối 10 trường THCS & THPT Hậu Thạnh Đông.
Mặc dù vận dụng các hình thức này chưa nhiều, nhưng tôi cũng đã tích lũy
cho mình một số kinh nghiệm, những kinh nghiệm này giúp tôi thành công
trong tiết dạy thể dục ở trường. Tuy đây là đề tài mới được tôi nghiên cứu
với mong muốn góp phần nhỏ phương pháp của mình nhằm nâng cao chất
lượng tiết học thể dục.
PHẦN II: THỰC TRẠNG ĐỀ TÀI
Học sinh lớp 10 - lứa tuổi từ 15 đến 17 là tuổi chuyển tiếp từ thiếu
niên lên trưởng thành vẫn mang tính trẻ con nhưng lại muốn làm người lớn.
Đây chính là thời kì phát triển mạnh mẽ đến mức thiếu cân đối cả về cơ thể,
thể chất, tâm lý lẫn trí tuệ. Vì vậy, trong môn thể dục không nên giảng dạy
theo khuynh hướng thể dục đơn thuần, máy móc, gây cho các em sự mệt
mỏi, căng thẳng, nhàm chán dẫn đến phản tác dụng rèn luyện. Do đó chúng
ta phải kích thích, tác động đến hoạt động toàn diện cả về mặt tâm sinh lý ở
các em, tạo nên sự hứng thú, giúp các em ham thích, tập luyện tốt hơn. Việc
đổi mới phương pháp dạy – học theo hướng phát huy tích cực chủ động của
học sinh nhằm giúp học sinh có tinh thần nhận thức thoải mái, luyện tập các
kiến thức một cách tự giác là một việc làm hết sức cần thiết trong môn thể
dục . Tuy nhiên để đạt hiệu quả cao trong tiết học bản thân tôi thường gặp
không ít những khó khăn.
* Về phía học sinh:
- Đa số học sinh có thói quen “ỷ lại”. Ở nhà thì có sự quan tâm chăm
sóc của ông, bà, cha, mẹ và người thân khi đến trường thì đã có thầy cô
giảng dạy còn bản thân các em thì chỉ có nhiệm vụ ngồi nghe và làm theo
yêu cầu của giáo viên. Từ đó làm hạn chế tính tích cực chủ động của học
sinh trong giờ học cũng như trong cuộc sống.
- Bản thân các em còn quan niệm sai lầm môn chính - môn phụ. Các
em cho rằng: “những môn học trên lớp là môn chính còn các giờ học trái
buổi trong đó có thể dục là môn phụ”. Vì vậy các em chưa thích tham gia
vào tiết học thể dục.
- Đa số các em luôn muốn chứng tỏ mình là người lớn, chỉ nghe sự
hướng dẫn của giáo viên mà tuân theo sự điều khiển của bạn mình.
* Về phía giáo viên:
- Giáo viên chưa coi trọng chất lượng của tiết học thể dục vì vậy chưa
đầu tư tìm tòi sáng tạo để vận dụng nhiều phương pháp vào các tiết dạy.
- Giáo viên chưa lựa chọn và bồi dưỡng đúng cán sự lớp phù hợp với
bộ môn thể dục – thông thường giáo viên thể dục chỉ chọn lớp trưởng do
giáo viên chủ nhiệm bầu sẵn làm cán sự lớp, vì vậy chưa thật sự phát huy vai
trò cán sự lớp trong tiết học thể dục.
Đặc biệt trong quá trình tổ chức tiết học, giáo viên thể dục quá cứng
nhắc, nghiêm khắc khi học sinh mắc phải sai lầm khuyết điểm từ đó làm cho
một số em nhút nhát, không mạnh dạn tham gia các hoạt động sẽ hình thành
trong các em những thói quen luyện tập gượng ép, bắt buộc, sẽ làm hạn chế
kết quả luyện tập và vì vậy chất lượng của tiết học bị giảm xuống.
*Về phía xã hội:
- Trong những năm gần đây, môn thể dục không tham gia rõ ràng vào
thành tích học tập của học sinh ( không cộng điểm vào trung bình môn mà
chỉ đánh giá – xếp loại), vì vậy các em có tư tưởng chủ quan không thích
học môn thể dục.
- Hiện nay, do sự phát triễn của công nghệ thông tin –Internet, đa số
các em chỉ thích chơi các trò chơi trực tuyến trên mạng Internet: game
online… lười vận động, không thích tham gia vào các hoạt động thể dục thể
thao ở bên trong và ngoài nhà trường nên bộ môn thể dục không được các
em chú trọng, quan tâm.
- Đa số các bậc phụ huynh học sinh hiện nay vì quá thương yêu và
cưng chiều con nên trong cuộc sống tất cả các việc đều làm thay con mặc dù
các em có thể tự bản thân làm được (giặt đồ, nấu cơm…), từ đó cơ thể các
em chay lười không thích vận động. Cho nên các em lười nhát khi tham gia
học tiết học thể dục.
Để tìm hiểu rõ hơn về những nguyên nhân hạn chế nêu trên tôi đã tiến
hành khảo sát về tình hình học sinh khi tham gia tiết học thể dục ở năm học
2009 – 2010, kết quả cụ thể như sau:
Bảng khảo sát 100 học sinh vào năm học 2009- 2010
Số học sinh
được khảo sát
Nội dung
Số
học
sinh
Tỉ
lệ
100
Số học sinh thích học môn thể dục 75 75%
Số học sinh thấy được lợi ích của luyện
tập thể dục
65 65%
Nội dung và phương pháp thể hiện trong
giờ học thể dục có đáp ứng nhu cầu
nguyện vọng của học sinh
45 45%
Qua bảng khảo sát thực tế trên, những con số đã làm cho tôi rất bâng
khuâng, lo ngại về chất lượng của tiết học thể dục nói riêng và tình hình
công tác giáo dục thể chất cũng như sức khỏe của học sinh nói chung. Vì
nếu các em chưa nhìn thấy được tầm quan trọng khi tham gia học môn thể
dục thì khi vào tiết học thể dục bản thân các em có tinh thần nhận thức
không thoải mái, lười vận động, hoặc luyện tập các kiến thức một cách bị
động, từ đó hình thành trong các em những thói quen luyện tập gượng ép,
bắt buộc, sẽ làm hạn chế kết quả và có thể có hại cho sức khỏe, chất lượng
của tiết học thể dục của bị giảm xuống một cách đáng kể. Như vậy, để hạn
chế bớt những khó khăn trên, tôi luôn quan tâm đến từng khâu tổ chức trong
tiết học thể dục bằng lòng nhiệt huyết mông muốn sau cho chất lượng của
giờ học ngày càng được nâng lên, học sinh ham thích luyện tập thể dục thể
thao kể cả trong và ngoài nhà trường. Để thực hiện được vấn đề này, tôi luôn
học hỏi, tìm tòi sáng tạo những phương pháp phù hợp giúp cho các em tham
gia luyện tập một cách chủ động, tích cực trong tiết học.
PHẦN II: CÁC GIẢI PHÁP
Việc áp dụng phương pháp tích cực vào dạy học và phát huy tích cực vai trò
của Ban cán sự lớp trong tiết dạy thể dục không những giúp cho học sinh tự
giác chiếm lĩnh những kiến thức, kĩ năng mà từ đó hình thành cho học sinh
tính tự giác trong học tập, biết sai và tự sửa sai. Qua giảng dạy thực tế ở
trường và quan sát một số tiết dạy của đồng nghiệp và của chính bản thân tôi
thấy viếc phát huy vai trò chỉ đạo của ban cán sự lớp chiếm tới 70%. Như
vậy việc phát huy vai trò chỉ đạo của ban cán sự lớp đòi hỏi giáo viên phải
biết lựa chọn và bồ dưỡng đội ngũ ban cán sự lớp, xây dựng thói quen tập
luyện của học sinh dưới sự chỉ đạo của ban cán sự lớp, bên cạnh đó giáo
viên cần phải đổi mới về cách sọan giáo án, thay đổi về cách nhận xét đánh
giá học sinh tránh tình trạng nhận xét chung chung. Giáo viên phải xây dựng
cho học sinh về những khái niệm về kiến thức động tác khi ôn động tác cũ
cũng như khi học động tác mới, khi xây dựng giáo viên thị phạm về động tác
mẫu và phân tích kĩ từng chi tiết động tác để từ đó học sinh có thể tự hình
thành và nắm bắt rõ từng chi tiết của động tác để quản lí và nhận xét đánh
giá một cách toàn diện hơn. Để làm được điều này đòi hỏi người giáo viên
phải tốn nhiều công sức trong thời gian đầu năm học với các giải pháp sau:
1. Lựa chọn và bồi dưỡng Ban cán sự lớp:
a. Lựa chọn:
Một trong những yếu tố thành công của người chỉ huy là khả năng chỉ
đạo, có sự thông minh, nhanh nhẹn, giọng nói, thái độ và cử chỉ rõ ràng,
nghiêm túc, vui vẻ và hòa đồng.
Thông thường giáo viên dạy thể dục lấy ngay ban cán sự lớp ở các tiết
học văn hóa trong lớp. Song không hẳn đội ngũ đó đã có tác dụng lớn trong
tiết học thể dục và đó cũng chính là yếu tố làm giảm khả năng phát huy vai
trò và tính tích cực trong tiết học thể dục.
Ví dụ: Khi chọn cán sự lớp trong tiết học thể dục là cán sự lớp ở các tiết học
văn hóa trong lớp mặc dù người cán sự này học giỏi văn hóa nhưng lại yếu
trong hoạt động thể dục thể thao, giọng nói nhỏ nhẹ, cử chỉ chậm chạp…làm
mất đi lòng tin của học sinh đối với cán sự lớp.
Chính vì vậy, người giáo viên dạy thể dục phải là người nhạy bén
trong vịêc lựa chọn đội ngũ cán sự thể dục, giáo viên có thể giữ nguyên hay
cũng có thể thay đổi đội ngũ cán sự. Giáo viên nên quan sát, phân tích các
yêu cầu cần đạt được để lựa chọn các cán sự có năng lực chỉ đạo điều hành
lớp trong tiết thể dục. Môt yếu tố để các thành viên khác trong lớp, tổ, nhóm
thực hiện tốt các hoạt động dưới sự chỉ đạo của Ban cán sự lớp đó là sự tin
tưởng, sự đồng ý vào khả năng chỉ huy của ban cán sự. Chính vì vậy người
giáo viên nên định hướng cho học sinh bầu ra ban cán sự để từ đó vai trò chỉ
đạo của ban cán sự có hiệu quả cao.
Ví dụ: khi học sinh được luyện tập với một cán sự lớp: chơi thể thao giỏi
nhanh nhẹn, giọng nói to rõ… thì các em cũng tin tưởng và ham thích luyện
tập hơn.
b. Bồi dưỡng thường xuyên:
Nếu ngay từ đầu năm học trong các tiết học đầu tiên, người thầy chỉ
đạo là chủ yếu còn ban cán sự là thứ yếu thì sẽ tạo ra sức ỳ, thói quen “ỷ lại
” sự chỉ đạo của thầy. Chính vì vậy ngay từ buổi đầu tiên tiếp xúc với môn
học, người giáo viên phải xây dựng, hình thành và rèn luyện cho ban cán sự
những kĩ năng chỉ đạo lớp từ khâu tập trung, báo cáo, khởi động và các hoạt
động tập luyện đến việc thả lõng, nhận xét, đánh giá. Để đạt được điều này,
giáo viên phải hướng dẫn các em tỉ mỉ, cụ thể đồng thời giáo viên phải theo
dõi uốn nắn, sữa chữa kịp thời cho ban cán sự trong các tiết tiếp theo. Trong
một tiết học giáo viên nên giao nhiệm vụ cho lớp trưởng sau đó lớp trưởng
giao nhiệm vụ cho các thành viên khác trong lớp hoặc giáo viên có thể giao
nhiệm vụ trực tiếp cho các thành viên trong lớp.
Ví dụ:
+/ Lớp trưởng chỉ đạo chung cả lớp, quan sát và đôn đốc các bạn
+/ Lớp phó lao động : Chỉ đạo các bạn phần khởi động
+/ Lớp phó học tập : Chỉ đạo các bạn phần thả láng
Trong từng phần cơ bản sau khi giáo viên hướng dẫn chung xong thì
cần hướng dẫn thêm cho ban cán sự theo hướng điều hành cần đạt theo mục
tiêu bài học đề ra.
Không chỉ có vậy mà khả năng nhận xét đánh giá về kĩ thuật động tác,
thái độ tập luyện cũng rất quan trọng. Nên giáo viên cần xây dựng mối quan
hệ đánh giá hai chiều và phải là người trọng tài trong việc đánh giá nhận xét.
Ví dụ: Trong môn bóng chuyền, khi luyện tập kĩ thuật phát bóng thấp tay,
giáo viên nên chia lớp thành nhiều nhóm nhỏ, sau đó lần lượt cho từng nhóm
thực hiện và phân công học sinh mỗi nhóm phải quan sát và nhận xét lẫn
nhau trong quá trình thực hiện, sau đó giáo viên là người tổng hợp nhận xét
và rút ra hạn chế và ưu điểm của nhóm
2. Xây dựng thói quen tập luyện cho học sinh dưới sự chỉ đạo của ban
cán sự:
Với học sinh , nhu cầu trong giao tiếp với bạn bè, được hoạt động
chung với nhau, muốn được bạn bè tôn trọng công nhận năng lực của mình,
rất sợ bạn bè xa lánh song các em luôn có cảm giác, thái độ không thích bạn
bè chỉ đạo mình nên nhiều khi không tuân theo. Do đó việc xây dựng thói
quen luyện tập của học sinh dưới sự chỉ đạo của ban cán sự lớp là một biện
pháp để phát huy vai trò chỉ đạo của ban cán sự.
Người giáo viên phải nhận thấy rõ yếu tố này từ đó có biện pháp xây
dựng thói quen luyện tập. Thường xuyên nhắc nhở ban cán sự có thái độ hòa
nhã, đồng thời thể hiện tốt khả năng chỉ đạo để các bạn thực hiện nghiêm túc
theo sự chỉ đạo của mình.
Giáo viên phải quan tâm động viên, nhắc nhở các học sinh khác tập
luyện có ý thức.
Ngoài ra không chỉ có ban cán sự chỉ đạo lớp hoạt động mà giáo viên
cần rèn luyện cho tất cả các học sinh trong lớp đều có thể tự điều khiển tập
luyện.
Ví dụ: Giáo viên phải chủ động giao nhiệm vụ cho học sinh: Tự hô nhịp
thực hiện bài thể dục nhịp điệu; Tự phân tích một động tác thành nhiều giai
đoạn rồi thực hiện động tác đó theo sự phân tích của mình….
3.Tổ chức các trò chơi lồng ghép vào tiết học thể dục
Do đặc điểm tâm sinh lý của lứa tuổi học sinh lớp 10: là lứa tuổi dậy
thì, có sự biến đổi nhiều, đôi lúc có sự thay đổi đột ngột về tâm sinh lý nên
đã hỏi giáo viên giảng dạy bộ môn này phải hiểu và chọn phương pháp
giảng dạy sao cho phù hợp, giúp các em vừa ổn định được tâm lý vừa phát
triển được thể lực một cách toàn diện, để các em có đủ sức khỏe học tập lĩnh
hội các kiến thức một cách tốt nhất. Trò chơi không chỉ là một phương tiện
giáo dục mà còn được nâng lên vị trí của mỗi phương pháp giáo dục đó là:
“Phương pháp vui mà học, học mà vui” như Bác Hồ đã căn dặn chúng ta.
“Trong lúc học, cũng cần cho chúng vui, trong lúc vui cũng làm cho chúng
học” vì vậy trò chơi đã cuốn hút tất cả các em từ bậc tiểu học đến THPT kể
cả một số thanh niên tuổi đời còn trẻ cũng rất thích vui chơi, đòi hỏi được
vui chơi, giải trí mà đã chơi thì rất đam mê.
Ví dụ: Vào đầu giờ học bao giờ giáo viên cũng cho học sinh khởi động toàn
diện, song bài tập như thế có thể một số học sinh thực hiện còn hời hợt, thì
sự khởi động đó chưa đạt yêu cầu, nhất là các tiết học vào đầu buổi sáng khi
các em sau một đêm ngủ các cơ bắp nghỉ, cơ thể còn mệt mỏi uể oải.
Nếu giáo viên cho tổ chức trò chơi sau khi thực hiện bài tập khởi
động, các em sẽ thấy thoải mái, hưng phấn hẳn lên. Khởi động có chất lượng
hơn, thì vào bài tập luyện có sự vận động mạnh các em sẽ thấy dễ dàng và
còn tránh được các tai nạn như trật khớp, đau cơ bắp sau khi tập luyện - Do
đó ta chọn trò chơi động là chủ yếu. Theo tính chất vận động của tiết dạy mà
chọn nội dung trò chơi cho phù hợp với sự vận động đó. Có thể cải tiến
những trò chơi cũ thành trò chơi mới mà sự vận động trong trò chơi phù hợp
với nội dung bài.
Ví dụ: Tiết 12 (thể dục 10) nội dung chạy nhanh.
. Ôn: chạy nâng cao đùi (tiết 40)
. Học mới: Đứng tại chỗ đánh tay. Đi chuyển sang chạy nhanh (20-
30)
- Vì yêu cầu đánh mạnh tay, chạy nâng cao đùi và nhanh nên giáo
viên có thể chọn một trò chơi động như: “trò chơi gió thổi”. Trò chơi này
dựa trên trò chơi “Mưa rơi” mà nhiều giáo viên và học sinh đã biết.
- Giáo viên là người điều khiển bằng lời, học sinh thực hiện động tác
theo quy định:
* Gió hiu hiu: học sinh đánh tay vòng từ sau ra trước từ từ nhe
nhàng.
* Gió mạnh: học sinh đánh hai tay vòng từ sau ra trước nhanh mạnh
hơn.
* Gió thành bão: học sinh đánh hai tay vòng từ sau ra trước nhanh
mạnh hơn nữa.
Áp dụng giải pháp này này tôi thấy mang lại hiệu quả rõ rệt trong
việc phát triển trò chơi trong tiết dạy cho học sinh, giáo dục cho các em tinh
thần đoàn kết gắn bó, giúp đỡ lẫn nhau cùng học tập – tập luyện . Giúp cho
học sinh hứng thú hơn và làm cho các em luôn tích cực hăng say và hiểu rõ
được kỹ năng vận động, phương pháp tập luyện của một giờ học, một buổi
học . Từ đó nâng cao chất lượng dạy và học.
4. Thực hiện tốt công tác tham mưu, đề xuất, phối hợp.
Trong các môn học của chương trình giáo dục phổ thông thì vai trò của đồ
dùng dạy học rất quan trọng, nó góp phần làm cho tiết học sinh động gây
hứng thú cho người học. Nhưng đối với môn thể dục thì đồ dùng dạy học –
dụng cụ luyện tập – sân bãi có tầm quan trọng lớn hơn rất nhiều, ngoài việc
góp phần làm cho tiết học sinh động, gây hứng thú cho người học, nó còn
quyết định chất lượng của tiết học.
Ví du: Học bóng đá mà không có bóng, cầu môn, sân bãi thì không thể luyện
tập. Học cầu lông mà không có cầu và vợt, sân luyện tập thì không thể nâng
cao thành tích…
Tuy nhiên để có đầy đủ đồ dùng dạy học – dụng cụ luyện tập – sân bãi phục
vụ cho công tác giảng nâng cao chất lượng tiết học thì việc tham mưu đề
xuất với ban giám hiệu, phối hợp với các bộ phận trong nhà trường là không
thể thiếu được.
Ví dụ: Ngay từ đầu năm học, tôi phối với các giáo vien thể dục khác và giáo
viên thiết bị thống kê lại tình hình các thiết bị, dụng cụ phục vụ cho bộ môn,
sau đó tôi xây dựng một bảng kế hoạch nhằm tham mưu, đề xuất với ban
giám hiệu bổ sung thêm các thiết bị đã bị hư hỏng, kém chất lượng.
Hoặc khi tổ chức một giải thể thao nhằm mục đích thu hút học sinh vào các
hoạt động bên trong nhà trường, kích thích các em luyện tập thể dục thể
thao, không có thời gian tham gia hoạt động không có ít bên ngoài nhà
trường thì một mình tôi không thể quán xuyến hết tất cả các nội dung trong
kế hoạch tổ chức giải : thành lập trọng tài, cơ sở vật chất thi đấu, giải
thưởng, an ninh trật tự trong suốt thời gian diễn ra các trận đấu; vì vậy tôi
cần phải phối hợp với các bộ phận.
Ví dụ: Muốn tổ chức giải bóng đá, trước hết tôi cần phối hợp với bộ phận
Đoàn thanh niên đẻ xây dựng kế hoạch, phối hợp với nhóm thể dục để thành
lập tổ trọng tài, phối hợp với ba an ninh trật tự trường học đẻ đảm bảo an
ninh trật tự các trận đấu….
PHẦN III: KẾT QUẢ
Nhờ áp dụng tốt một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tiết học thể
dục cho nên năm học 2010 – 2011 kết quả có nhiều chuyển biến hơn năm
học 2009 – 2010, cụ thể như sau:
Bảng khảo sát 100 học sinh vào năm học 2009- 2010
Số học sinh
được khảo sát
Nội dung
Số
học
sinh
Tỉ
lệ
100
Số học sinh thích học môn thể dục 75 75%
Số học sinh thấy được lợi ích của luyện
tập thể dục
65 65%
Nội dung và phương pháp thể hiện trong
giờ học thể dục có đáp ứng nhu cầu
nguyện vọng của học sinh
45 45%
Bảng khảo sát 100 học sinh vào năm học 2010- 2011
Số học sinh
được khảo sát
Nội dung
Số
học
sinh
Tỉ lệ
100
Số học sinh thích học môn thể dục 100 100%
Số học sinh thấy được lợi ích của luyện
tập thể dục
90 90%
Nội dung và phương pháp thể hiện trong
giờ học thể dục có đáp ứng nhu cầu
nguyện vọng của học sinh
80 80%
Như vậy qua bảng phân tích trên cho thấy các giải pháp nhằm nâng
cao chất lượng tiết học thể dục, thì học sinh thích học môn thể dục, thấy
được lợi ích của luyện tập thể dục trong năm học 2010 – 2011 có nhiều thay
đổi. Thể hiện ở năm học 2009 – 2010 khi tôi chưa có những giải pháp phát
huy vai trò của Ban cán sự lớp nhằm nâng cao chất lượng tiết học thể dục thì
số lượng học sinh thích học môn thể dục chỉ đạt 75/100 học sinh chiếm 75%,
số học sinh thấy được lợi ích của luyện tập thể dục đạt 65/100 chiếm 65%,
nội dung và phương pháp thể hiện trong giờ học thể dục đáp ứng nhu cầu
nguyện vọng của học sinh đạt 45/100 học sinh chiếm 45%. Nhưng sang năm
học 2010 – 2011, khi tôi đưa ra và sử dụng các giải pháp phù hợp thì kết quả
thu được rõ rệt như sau:
Số lượng học sinh thích học môn thể dục đạt 100/100 học sinh chiếm
100%, số học sinh thấy được lợi ích của luyện tập thể dục đạt 90/100 chiếm
90%, nội dung và phương pháp thể hiện trong giờ học thể dục đáp ứng nhu
cầu nguyện vọng của học sinh đạt 80/100 học sinh chiếm 80%.
Lấy kết quả của năm học 2009 – 2010 so với năm học 2010 – 2011
cho thấy số lượng học sinh thích học môn thể dục đạt 100/100 chiếm 100%
tăng hơn so với năm học 2009 – 2010 25%; số học sinh thấy được lợi ích
của luyện tập thể dục đạt 90/100 chiếm 90% tăng hơn so với năm học 2009
– 2010 25% ; nội dung và phương pháp thể hiện trong giờ học thể dục đáp
ứng nhu cầu nguyện vọng của học sinh đạt 80/100 học sinh chiếm 80% tăng
hơn so với năm học 2009 – 2010 35 học sinh.
Chính vì vậy, sau khi thành công trong các tiết học thể dục tôi đã và
đang tiếp tục phát huy các giải pháp trên trong năm học và cho các năm học
sau nhằm nâng cao chất lượng tiết học thẻ dục, góp phần cùng với nhà
trường thực hiện mục tiêu xây dựng con người mới, phát triển cao về trí tuệ,
cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức, sẳn
sàng xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
KẾT LUẬN:
Với chương trình đổi mới hiện nay đòi hỏi phải có sự đổi mới phương
pháp giáo dục: Giảm lý thuyết, tăng thực hành, phát huy khả năng của học
sinh trong đó có sự tự quản lý chỉ đạo và tự đánh giá nhận xét của các em
học sinh.Qua quá trình nghiên cứu đề tài, tôi thấy việc phát huy vai trò chỉ
đạo của Ban cán sự là cần thiết phù hợp với chương trình đổi mới phương
pháp dạy và học. Trong qu¸ thực hiện tối thấy việc phát huy vai trò chỉ đạo
của học học sinh đã phần nào có có hiệu quả, các em luyện tập với tinh thần
tự giác cao, học sinh hưng phấn luyện tập kể cả khi luyện tập nhóm, đa số
thực hiện tốt theo sự chỉ huy của ban cán sự lớp phát huy tính vai trò chỉ đạo
của người chỉ huy, giáo viên đóng vai trò hướng dẫn và nhắc nhở các em
luyện tập, không mất thời gian để đi sửa sai từng cá nhân hoặc từng nhóm
mà mang tính bao quát tập thể học sinh trong quá trình luyện tập để khi tổng
quát tiết học từ đó giáo viên có thể đánh giá nhân xét đúng về quá trình
luyện tập của học sinh và từng cá nhân trong lớp.
Những vấn đề cơ bản để phát huy sức mạnh của Ban cán sự lớp nhằm
giúp nâng cao chất lượng tiết học thể dục lớp 10 trường THCS & THPT Hậu
Thạnh Đông đẽ được thể hiện qua các nội dung cơ bản sau:
-Vào đầu năm học giáo viên thể dục phải lựa chọn ban cán sự lớp nhằm
phục vụ cho công tác bộ môn, những học sinh được lựa chọn làm ban cán sự
lớp phải đáp ứng được những yêu cầu đặc trưng của bộ môn thể dục: có sự
thông minh, nhanh nhẹn, giọng nói, thái độ và cử chỉ rõ ràng, nghiêm túc,
vui vẻ và hòa đồng… khi đã xác định đối tường học sinh làm cán sự , công
việc tiếp theo là giáo viên phải thực hiên công tác bồi dưỡng, hướng dẫn các
em tỉ mỉ, cụ thể đồng thời giáo viên phải theo dõi uốn nắn, sữa chữa kịp thời
cho ban cán sự trong các tiết các tiết học.
Bên cạnh công tác bồi dưỡng cán sự lớp, người giáo viên cần phải bồi
dưỡng, rèn luyện sau cho tất cả học sinh trong lớp làm quen với tiết học có
sự quản lí của cán sự lớp vì đối với học sinh , nhu cầu trong giao tiếp với
bạn bè, được hoạt động chung với nhau, muốn được bạn bè tôn trọng công
nhận năng lực của mình, rất sợ bạn bè xa lánh song các em luôn có cảm
giác, thái độ không thích bạn bè chỉ đạo mình nên nhiều khi không tuân
theo. Do đó việc xây dựng thói quen luyện tập của học sinh dưới sự chỉ đạo
của ban cán sự lớp là một biện pháp để phát huy vai trò chỉ đạo của ban cán
sự.
Khi người cán sự lớp đã nhuần nhuyễn với vai trò của mình và học sinh
trong lớp có thói quen luyện tập dưới sự chỉ đạo của ban cán sự lớp thì câu
hỏi đặt ra cho người giáo viên lúc bấy giờ là làm sao để phát huy sức mạnh
của Ban cán sự lớp; học sinh tích cực luyện tập trong tiết học…Để tìm ra
đáp án, người giáo viên cần phải tìm ra phương pháp nào đó - và cách tổ
chức trò chơi lồng ghép vào tiết học thể dục đã trả lời được câu hỏi trên.
Trong trò chơi các em vừa được học vừa được được vui chơi, khi học sinh
tham gia trò chơi thì vai trò chỉ đạo của ban cán sự cũng được phát huy cao
nhất bởi vì theo nguyên tắc khi tham gia trò chơi phải mỗi đội phải có người
đứng đầu lãnh đạo đội và cũng thông qua trò chơi trong tiết dạy cho học
sinh, giáo dục cho các em tinh thần đoàn kết gắn bó, giúp đỡ lẫn nhau cùng
học tập – tập luyện, nâng cao chất lượng tiết dạy và học.
Trong bộ môn thể dục để tiết học có chất lượng thì cơ sở vật chất, dụng
cụ luyện tập, sân bãi đóng một vai trò vô cùng quan trọng như; học bóng
chuyền phải có sân thi đấu, bóng lưới, trụ; học bóng rổ phải có bảng rổ,
bóng…. Nhưng để có đầy đủ cơ sở vật chất, dụng cụ luyện tập sân bãi đáp
ứng yêu cầu của tiết học, hoặc phục vụ cho công tác tổ chức thể dục thể thao
của trường thì công tác tham mưu, đề xuất phối hợp phải luôn đồng hành
cùng với người giáo viên giảng dạy bộ môn.
Trên đây là một số giải pháp phát huy vai trò của Ban cán sự lớp nhằm
nâng cao chất lượng tiết học thể dục lớp10 ở Trường THCS & THPT Hậu
Thạnh Đông. Để thực hiện tốt kinh nghiệm này đòi hỏi người giáo viên phải
tốn nhiều công sức, yêu nghề, chịu khó, quan tâm, yêu thương học sinh. Đề
tài này tôi chỉ áp dụng ở năm học 2010-2011 của trường THCS & THPT
Hậu Thạnh Đông.
Ngoài ra, phát huy vai trò của Ban cán sự lớp có tác dụng mạnh mẽ nhằm
đưa công tác giáo dục lên một tầm cao mới, do đó đề tài tối nghiên cứu cũng
có thể áp dụng một phần vào các môn học khác.
Đề tài tôi nghiên cứu áp dụng trong phạm vi nhất định, khả năng bản
thân, thời gian và điều kiện hạn chế nên không tránh khỏi những thiếu sót.
Vì vậy tôi mong muốn nhận được sự đóng góp ý kiến, bổ sung cho đề tài
này ngày càng hoàn thiện hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Sách giáo viên – Thể dục 6 – XB 1993
2.Sách giáo viên – Thể dục 7 – XB 1994
3. Sách giáo viên – Thể dục 8 – XB 1994
4.Sách giáo viên – Thể dục 8 – XB 1994
5.Hướng dẫn sử dụng luật một số môn TDTT ở trường phổ thông.
Nhà XBGD – 1995.
6.Tài liệu Bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viênchu kì III môn thể
dục. Nhà XBGD - 2005
7.Tài liệu hướng dẫn cán bộ quản lý trường học, giáo viên viết
sáng kiến kinh nghiệm – Tiến só Bùi Văn Sơm – XB 2005