Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Cách mạng công nghệ 4.0

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (44.61 KB, 4 trang )

Câu 1: Cách mạng cơng nghiệp 4.0 là gì?
Câu 2: Em hãy nêu những cơ hội và thách thức trong giai đoạn cách mạng 4.0
Câu 3: Theo em nên khởi nghiệp khi còn ngồi trên ghế nhà trường hay khi đã ra trường

Bài Làm
Câu 1:
Cách mạng Công nghiệp 4.0 (hay Cách mạng Công nghiệp lần thứ Tư) là sự ra đời của
một loạt các công nghệ mới, kết hợp tất cả các kiến thức trong lĩnh vực vật lý, kỹ thuật
số, sinh học, và ảnh hưởng đến nền kinh tế và các ngành công nghiệp.
Cách mạng công nghiệp lần thứ tư được gọi là Công nghiệp 4.0. Công nghiệp 4.0 tập
trung vào công nghệ kỹ thuật số từ những thập kỷ gần đây lên một cấp độ hoàn toàn mới
với sự trợ giúp của kết nối thông qua Internet vạn vật, truy cập dữ liệu thời gian thực và
giới thiệu các hệ thống vật lý không gian mạng. Công nghiệp 4.0 cung cấp một cách tiếp
cận liên kết và toàn diện hơn cho sản xuất. Nó kết nối vật lý với kỹ thuật số và cho phép
cộng tác và truy cập tốt hơn giữa các bộ phận, đối tác, nhà cung cấp, sản phẩm và con
người. Công nghiệp 4.0 trao quyền cho các chủ doanh nghiệp kiểm soát và hiểu rõ hơn
mọi khía cạnh hoạt động của họ và cho phép họ tận dụng dữ liệu tức thời để tăng năng
suất, cải thiện quy trình và thúc đẩy tăng trưởng.
Cơng nghiệp 4.0 cho phép các nhà máy thông minh, sản phẩm thông minh và chuỗi cung
ứng cũng thông minh, và làm cho các hệ thống sản xuất và dịch vụ trở nên linh hoạt và
đáp ứng khách hàng hơn. Các thuộc tính của hệ thống sản xuất và dịch vụ với Cơng
nghiệp 4.0 đã được nêu bật. Những lợi ích mà Công nghiệp 4.0 mang lại cho các doanh
nghiệp đã được thảo luận. Trong tương lai, công nghiệp 4.0 dự kiến sẽ còn phát triển
mạnh mẽ hơn nữa và do đó các doanh nghiệp cần sẵn sàng để chuẩn bị cho một sự đổi
mình liên tục thể cập nhật các xu hướng hiện đại sắp tới...
Câu 2 :
2. Cơ hội và thách thức đối với Việt Nam
Trước tình hình thực tiễn, cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ mang lại những cơ hội và
thách thức tác động đến phát triển kinh tế Việt Nam thời gian tới. Cụ thể:
2.1. Về cơ hội
Một là: Các chủ thể trong nền kinh tế có điều kiện tiếp thu và ứng dụng những tiến bộ,


thành tựu công nghệ của nhân loại, trước hết là công nghệ thông tin, công nghệ số, công


nghệ điều khiển và tự động hóa để nâng cao năng suất, hiệu quả trong tất cả các khâu của
nền sản xuất xã hội.
Hai là: Cơ hội phát triển nhanh hơn nhiều ngành kinh tế và phát triển những ngành mới
thông qua mở rộng ứng dụng những tiến bộ, thành tựu về công nghệ thông tin, công nghệ
số, công nghệ điều khiển, công nghệ sinh học (thuộc các lĩnh vực như công nghiệp không
gian, công nghiệp sáng tạo, công nghiệp giải trí, cơng nghiệp sinh học, cơng nghiệp quốc
phịng, nơng nghiệp ứng dụng cơng nghệ cao,...).
Ba là: Cơ hội đón đầu, hình thành và phát triển nhanh nền kinh tế tri thức, thu hẹp khoảng
cách và đuổi kịp những nước đi trước trong khu vực và thế giới thông qua tiếp thu, làm
chủ và ứng dụng nhanh vào sản xuất kinh doanh, quản lý những tiến bộ, thành tựu công
nghệ (kể cả phương thức sản xuất, quản lý) từ cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4.
Đối với năng lượng tái sinh, đặc biệt là năng lượng mặt trời, năng lượng sinh học, Việt
Nam có lợi thế đối với hai loại hình năng lượng này bởi chi phí của nó không quá cao.
Việc chuyển dịch cơ cấu năng lượng sẽ giúp Việt Nam giảm tải được áp lực về môi
trường và sự phụ thuộc vào bên ngoài đối với thủy điện, nhiệt điện, dầu khí và điện hạt
nhân.
Bốn là: Lĩnh vực công nghệ thông tin, công nghệ mạng xã hội, di động, phân tích và điện
tốn đám mây (SMAC) đang là xu hướng mới mẻ của cả thế giới và Việt Nam có cơ hội
phát triển lĩnh vực này.
Với lợi thế hiện có như hạ tầng Internet tương đối tốt, giá rẻ trong khi thiết bị di động cấu
hình cao, giá thấp đang trở nên phổ biến cũng như sự khuyến khích phát triển của chính
phủ, Việt Nam có tiềm năng phát triển công nghệ SMAC rất lớn. Một yếu tố thuận lợi
nữa là Việt Nam có các đối tác quan trọng là các tập đồn cơng nghệ lớn và có nhiều kinh
nghiệm như Microsoft trong q trình tư vấn, xây dựng, và phát triển SMAC nói chung
và điện tốn đám mây tại Việt Nam. Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 này là một cơ hội
để Việt Nam đuổi kịp các nước phát triển trong kỷ nguyên số. Việc ứng dụng kỷ nguyên
số còn cho phép chúng ta đẩy nhanh được việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong nhiều

ngành nghề, góp phần khắc phục những khó khăn hiện có. Những ngành cần ứng dụng
này nhất hiện nay là thương mại điện tử, giao thông vận tải, đo lường địa chất, hay đo
lường chất lượng môi trường.
Năm là: Công nghệ sinh học, CMCN 4.0 có tác động mạnh mẽ đến năng suất cũng như
chất lượng cây trồng vật nuôi, từ đó, tăng giá trị gia tăng trong mỗi sản phẩm nơng
nghiệp. Việt Nam được đánh giá vẫn có lợi thế đối với ngành Nơng nghiệp. Nếu có
những sự cải cách về giống cùng cách thức nuôi, trồng sẽ tạo ra một nền nơng nghiệp
sạch với các sản phẩm có chất lượng cao, đủ sức cạnh tranh trên thị trường thế giới.
Đối với lĩnh vực y tế, nhiều bệnh nan y, nhất là ung thư đang trở thành vấn đề sức khỏe
mang tính chất tồn cầu, gây ra những mất mát về người, sự tốn kém về kinh tế trong
điều trị và ngăn chặn. Những cơng trình nghiên cứu của công nghệ sinh học ứng dụng


thành công trong y dược, đặc biệt là trong sản xuất thuốc và trong chuẩn đoán bệnh là đặc
biệt quan trọng đối với Việt Nam trong giai đoạn tới đây.
2.2. Về thách thức
Một là: Thách thức trong lĩnh vực giải quyết việc làm: với sự mở rộng ứng dụng các
thành tựu của công nghệ thông tin, điều khiển, tự động hóa. Các hệ thống robot có trí
thơng minh nhân tạo sẽ thay thế con người trong nhiều công đoạn hoặc trong toàn bộ dây
chuyền sản xuất nhất là trong những ngành sử dụng nhiều lao động. Đây là một trong
những thách thức lớn nhất, bởi chuyển dịch cơ cấu lao động trong gần 20 năm qua của
Việt Nam rất chậm và chậm hơn nhiều nếu so với chuyển dịch cơ cấu GDP. Nền kinh tế
Việt Nam hiện nay vẫn dựa nhiều vào các ngành thâm dụng lao động giá rẻ. Tuy nhiên,
trong xu thế phát triển của kinh tế tri thức, nguồn nhân lực có trình độ chun mơn giỏi,
có năng lực sáng tạo mới là lợi thế. Hơn thế, các cơng nghệ hiện đại châm ngịi cho cuộc
cách mạng mới trong nhiều ngành trong nền kinh tế thế giới như cơng nghệ in 3D, robot
và tự động hóa lại sử dụng rất ít nhân cơng. Các loại hình cơng nghệ này sẽ thách thức
mơ hình “sản xuất hàng loạt” bằng mơ hình “tùy chỉnh hàng loạt” và tự động hóa với chi
phí thấp hơn. Trong tương lai, nhiều lao động trong các ngành nghề của Việt Nam có thể
thất nghiệp ví dụ như lao động dệt may, lắp ráp, số lao động này hiện đang chiếm một tỷ

trọng không nhỏ trong lực lượng lao động của nước ta hiện nay. Ngoài ra, chất lượng
nguồn nhân lực thấp cũng làm cản trở về nâng cao năng lực tiếp thu, làm chủ và ứng
dụng hiệu quả các công nghệ mới ở các quy mô doanh nghiệp, ngành lĩnh vực và cả nền
kinh tế trong điều kiện xuất phát điểm phát triển của Việt Nam còn thấp so với nhiều
nước.
Hai là: Thách thức về quản trị nhà nước cũng là một trong những thách thức lớn nhất đối
với nước ta. Sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước sẽ gặp nhiều khó khăn nếu
cơng cuộc cải cách cơ cấu kinh tế, đổi mới mơ hình tăng trưởng được Nhà nước đề ra
trong thời gian qua thực hiện không thành công. Bên cạnh đó, những thách thức về an
ninh phi truyền thống sẽ tạo ra áp lực lớn nếu Nhà nước khơng đủ trình độ về cơng nghệ
và kỹ năng quản lý để ứng phó.
Ba là: Các nước cơng nghiệp mới nổi và nhiều nước đang phát triển đều cạnh tranh quyết
liệt, tìm cách thu hút, hợp tác để có đầu tư, chuyển giao cơng nghệ, nhanh chóng ứng
dụng những thành tựu công nghệ từ cuộc Cách mạng công nghiệp thứ 4 đem lại để giành
lợi thế phát triển. Áp lực lớn cho Việt Nam về sự tỉnh táo trong hội nhập, hợp tác quốc tế,
phát triển nền kinh tế thị trường nhất là thị trường khoa học công nghệ, cải thiện đổi mới
mơi trường đầu tư kinh doanh, tích lũy đầu tư để thu hút chuyển giao, ứng dụng nhanh
những thành tựu khoa học công nghệ vào phát triển nền kinh tế.
Câu 3:


-

Theo em nên khởi nghiệp khi đã ra trường vì khi cịn ngồi trên ghế nhà trường
mình cịn thiếu trải nghiệm, cộng với sự non trẻ, thiếu kinh nghiệm, nguồn vốn…
nên rất dễ thất bại.

-

Khi còn ngồi trên ghế nhà trường, bạn hãy tranh thủ rèn luyện các kỹ năng cần

thiết như làm việc nhóm, phối hợp kỹ năng mỗi người, quản lý thời gian và công
việc, khả năng thuyết phục, lãnh đạo… Đây là những kiến thức cần thiết khi bạn
bước vào môi trường làm việc thực tế
Để khởi nghiệp, thứ đầu tiên cần có chính là đam mê. Tuy nhiên, chỉ đam mê thì
chưa đủ. Bạn phải nhận thức được khả năng, tố chất của mình có phù hợp để trở
thành một doanh nhân. Sinh viên khởi nghiệp cũng cần có kỹ năng bán hàng, kiến
thức rộng về các lĩnh vực tài chính, đầu tư, kế tốn,…
Người khởi nghiệp giống như đánh một trận lớn, ngoài việc quân trang đầy đủ thì
nắm bắt tình hình, xác định điểm yếu đối thủ vô cùng quan trọng.
Sự chủ động: phải chủ động tìm hiểu bản thân muốn gì, chủ động tích lũy kiến
thức, kỹ năng cần có, chủ động tìm đến các nhà đầu tư, nhà đồng sáng lập
Không ai khẳng định mình có thể thành cơng ngay lần đầu khởi nghiệp, và con số
về khởi nghiệp thất bại cũng gây hoang mang cho các bạn trẻ. Tuy nhiên, người có
đam mê vẫn nên thử.

-

-



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×