Đồ án tốt nghiệp
GVHD : PGS - TS Hoàng Hưng
CHƯƠNG 1
ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1
MỤC TIÊU VÀ NỘI DUNG ĐỀ TÀI
1.1.1 Mục tiêu của đề tài
Thông qua việc tìm hiểu thực tế, lấy mẫu phân tích và tham khảo những
kết quả nghiên cứu trước đây về hệ thống thủy lợi Dầu Tiếng liên quan đến chất
lượng nước mặt qua đó đưa ra các kết quả chính xác về tình hình và những
nguyên nhân chính ảnh hưởng chất lượng nước, từ đó đề xuất các biện pháp quản
lí tài nguyên nước phù hợp cho hệ thống thủy lợi Dầu Tiếng.
1.1.2 Nội dung của đề tài.
Thu thập tài liệu về điều kiện tự nhiên của hệ thống thủy lợi Dầu Tiếng.
Thu thập tài liệu dân sinh kinh tế, xã hội và môi trường của hệ thống thủy
lợi Dầu Tiếng.
Thu thập và tổng hợp đánh giá diễn biến chất lượng nước, đồng thời tìm
hiểu các nguyên nhân làm suy giảm chất lượng nước mặt trên hệ thống thủy lợi
Dầu Tiếng.
Phân tích mẫu trong phòng thí nghiệm.
Thông qua những nghiên cứu, đề xuất các biện pháp giảm thiểu các tác
động bất lợi đến chất lượng nước trong hệ thống thủy lợi Dầu Tiếng.
1.2
PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN
2.1
Phương pháp luận
Hệ thống thủy lợi Dầu Tiếng là một trong những công trình thủy lợi lớn ở
Đông Nam Bộ, nó nằm chủ yếu trên hai tỉnh Tây Ninh, Bình Dương. Chức năng
chính của hệ thống là cấp nước tưới cho nông nghiệp, cho dân sinh, cho công
nghiệp, cho các tỉnh trong lưu vực sông Sài Gòn trong đó có thành phố Hồ Chí
Minh và bảo vệ môi trường. Với vai trò quan trọng như vậy, việc tìm hiểu về diễn
biến cũng như những nguyên nhân gây suy giảm chất lượng nước mặt sẽ góp
SVTH : Phạm Thị Hải Yeán
1
Đồ án tốt nghiệp
GVHD : PGS - TS Hoàng Hưng
phần bảo vệ cũng như duy trì các chức năng và nhiệm vụ quan trọng của hệ thống
thủy lợi Dầu Tiếng.
2.2
Phương pháp nghiên cứu của đề tài
1.2.2.1 Thu thập tài liệu
Tham khảo các kết quả nghiên cứu trước đây của các cơ quan, các nhà
khoa học, các đoàn thể về công trình thủy lợi Dầu Tiếng.
Các số liệu về điều kiện tự nhiên của vùng : vị trí địa lí, địa hình, thổ
nhưỡng, khí hậu, thủy văn, thảm thực vật…
Các số liệu về điều kiện kinh tế xã hội của vùng nghiên cứu.
Thu thập các tài liệu sẵn có liên quan đến chất lượng nước như : đặc điểm
tự nhiên, dân sinh kinh tế, hiện trạng sản xuất, nhu cầu dùng nước,... và mức độ
ảnh hưởng đến môi trường nước trong hệ thống thủy lợi Dầu Tiếng.
1.2.2.2 Phân tích trong phòng thí nghiệm
• Cách lấy mẫu
Can lấy mẫu được rửa kó bằng nước sạch, tráng lại 2 lần bằng nước tại vị trí
cần lấy mẫu, đặt can nhựa dưới mặt nước 20 cm, mở nút can, lấy đầy nước, đậy
nắp và bảo quản mẫu mang về phòng thí nghiệm để phân tích ngay.
• Phân tích mẫu
Các chỉ tiêu phân tích hóa lyù: pH, TSS, Cl -, FeTS, SO42-, N-NO2-, N-NO3-, NNH4+, DO.
Các chỉ tiêu phân tích vi sinh và hữu cơ : COD, tổng coliform.
Phương pháp phân tích thể hiện trong bảng 1 dưới đây :
SVTH : Phạm Thị Hải Yến
2
Đồ án tốt nghiệp
GVHD : PGS - TS Hoàng Hưng
Bảng 1 : Phương pháp phân tích.
ST
Chỉ tiêu phân
T
1
2
3
4
5
6
7
tích
DO
pH
FeTS
TSS
Độ axit
N-NO2N-NO3-
8
N-NH4+
9
10
11
12
SO42ClCOD
Tổng coliform
Phương pháp phân tích
Phương pháp winller cải tiến
Phương pháp đo bằng máy đo
Phương pháp Phenanthroline
Phương pháp trọng lượng
Phương pháp định phân
Phương pháp Diazo
Phương pháp so màu
Phương pháp Nessler hóa trực
tiếp
Phương pháp đo độ đục
Phương pháp Morh
Phương pháp đun kín
Phương pháp lên men nhiều
Thiết bị phân tích
Chai BOD, buret
PH meter
Spectrophotometer
Cân điện tử
Buret
Spectrophotometer
Spectrophotometer
Spectrophotometer
Spectrophotometer
Buret
Buret
Dãy 9 ống nghiệm
ống
Tính toán kết quả phân tích : tương ứng với mỗi chỉ tiêu phân tích, kết quả
sẽ được tính toán theo các công thức được thiết lập riêng phù hợp cho phương
pháp đo.
• Xử lý số liệu
Dùng phần mềm Excel để xử lý và phân tích số liệu xét nghiệm thành
phần ô nhiễm vi sinh, ô nhiễm hữu cơ trong các mẫu vật đưa về phòng thí
nghiệm, đánh giá sự biến đổi chất lượng nước.
Việc đánh giá chất lượng môi trường nước dựa theo các tiêu chuẩn nước
mặt TCVN 5942 – 1995.
SVTH : Phạm Thị Hải Yến
3
Đồ án tốt nghiệp
GVHD : PGS - TS Hoàng Hưng
Dựa vào các tài liệu thu thập và so sánh các kết quả xét nghiệm trong
phòng thí nghiệm, đưa ra kết luận một cách khoa học và chính xác.
2.3
Phương pháp tiếp cận và tổ chức thực hiện
1.2.3.1 Phương pháp tiếp cận
Tổng hợp tài liệu sẵn có liên quan đến nội dung nghiên cứu của đề tài.
Phân tích trên bản đồ và từ thực địa, đưa ra vị trí lẫy mẫu và đo đạc mang
tích chất đặc trưng điển hình cho khu vực trong vùng nghiên cứu.
1.2.3.2 Phương pháp tổ chức thực hiện xây dựng báo cáo
Phương pháp hồi cứu cơ sở dữ liệu liên quan hiện có.
Phương pháp thống kê nhằm thu thập, xử lý các số liệu về khí tượng, kinh
tế xã hội trong vùng nghiên cứu.
Tiêu chuẩn Việt Nam (Bộ KHCN & MT, năm 1995) được áp dụng để lấy
mẫu và phân tích các chỉ tiêu.
Báo cáo được viết trên WinWord 2003. Các biểu đồ, đồ thị được vẽ bằng
EXCEL.
Vị trí đo và lấy mẫu mang tính chất đại diện cho khu vực đặc trưng.
1.3
SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Trước năm 1985 ruộng đất nằm dọc ven sông Sài Gòn và sông Vàm Cỏ
Đông luôn bị hoang hóa mà nguyên nhân chính là do phèn và mặn.
• Khu vực ven sông Sài Gòn
Từ đầu mối Dầu Tiếng xuống đến Thủ Dầu Một trước đây thường có hai
loại thiên tai đã hạn chế về năng suất cây trồng và làm thiệt hại mùa màng.
Ruộng đất có cao độ nhỏ hơn 1 m dọc ven sông Sài Gòn thường bị chua
phèn nặng.
Hàng năm vào tháng 9, 10 lũ từ thượng nguồn sông Sài Gòn đổ về thì
ruộng đất ven sông bị ngập lụt. Do đó, trước đây dọc ven sông Sài Gòn vào vụ
mùa là không cấy được.
SVTH : Phạm Thị Hải Yến
4
Đồ án tốt nghiệp
GVHD : PGS - TS Hoàng Hưng
Từ Thủ Dầu Một trở xuống thành phố Hồ Chí Minh ruộng đất bị nhiễm
phèn nặng vào sâu trong nội địa và ở ven sông rạch lại bị nhiễm mặn nặng. Về
mùa mưa (tháng 9, 10) lại ngập úng. Do đó, ruộng đất dọc khu vực này bị hoang
hóa nhiều, năng suất cây trồng rất thấp.
• Khu vực ven sông Vàm Cỏ Đông
Toàn bộ ruộng đất vùng thấp dọc ven sông từ Châu Thành (Tây Ninh) đến
Lộc Giang (Long An) đều bị chua phèn nặng.
Đoạn từ Lộc Giang đến Xuân Khánh mặn kéo dài từ tháng 3 đến hết tháng
5, ruộng đất nằm dọc ven sông thì bị nhiễm mặn, vào sâu trong đồng thì bị chua
phèn. Đặc điểm của vùng này không chỉ chua phèn tại chỗ sinh ra mà còn chịu
ảnh hưởng chua phèn nặng của nước sông vào đầu mùa lũ từ thượng nguồn mang
xuống.
Như vậy công trình thủy lợi Dầu Tiếng ra đời đã cải thiện được hầu hết
những thiên tai đồng thời đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của
nhân dân trên lưu vực, vì vậy khi tìm hiểu về diễn biến chất lượng nước mặt cũng
như những nguyên nhân gây suy giảm chất lượng nước đề tài sẽ góp một phần
nhỏ vào nhiệm vụ bảo vệ công trình và phát triển kinh tế xã hội.
SVTH : Phạm Thị Hải Yến
5
Đồ án tốt nghiệp
GVHD : PGS - TS Hoàng Hưng
CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN VÙNG NGHIÊN CỨU
2.1
ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN
2.1.1 Vị trí địa lý và ranh giới hành chánh
Hồ chứa nước Dầu Tiếng được xây dựng ở thượng lưu sông Sài Gòn, tại
ngã ba Dầu Tiếng, huyện Bến Cát, tỉnh Sông Bé (nay là tỉnh Bình Dương).
Ranh giới hành chính : Lưu vực hồ Dầu Tiếng thuộc 3 tỉnh của Việt Nam là
Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh và một phần thuộc Campuchia.
Tọa độ địa lí : Trải dài từ 11 o12’ tới 12o00’ vó độ Bắc và từ 116o30’ kinh độ
Đông.
Tổng diện tích lưu vực tới tuyến đập chính trên sông Sài Gòn là 2700 km 2,
nằm trên đồi núi thấp với độ cao trung bình là 50 m so với mặt nước biển, độ cao
thấp dần theo hai hướng Tây Bắc, Đông Nam.
2.1.2 Đặc điểm địa hình, địa mạo
Lưu vực hồ Dầu Tiếng có dạng hình lòng chảo thoải dần về phía hai dòng
sông chính (sông Sài Gòn và sông Bà Hảo). Không có sự thay đổi lớn về mặt địa
hình, độ cao trung bình so với mặt nước biển từ 25 – 27 m. Phần thượng lưu của
lưu vực về phía Campuchia có cao độ so với mặt nước biển từ 50 – 100 m.
Địa hình của tỉnh Tây Ninh có thể chia làm 4 hình thái chính :
- Vùng núi : nằm chủ yếu gần núi Bà Đen có diện tích 15 km 2 về phía Tây
– Tây Bắc của tỉnh, cao độ so với mặt nước biển từ 15 – 50 m, có dạng elip với
độ dốc thay đổi lớn từ 20 – 40%.
- Vùng đồi : Là một tập hợp các đồi có cao độ từ 50 – 80 m, có cấu tạo từ
cát hoặc bồi tích. Địa hình này được hình thành từ xói mòn tích tụ. Các lớp đất
trên bề mặt bị xói mòn còn rất mỏng, tại các chân đồi đất bị tích tụ và tạo nên lớp
đất xốp hoặc đất dính ngập nước.
SVTH : Phạm Thị Hải Yến
6
Đồ án tốt nghiệp
GVHD : PGS - TS Hoàng Hưng
- Vùng đồi núi thấp : có cao độ từ 15 – 25 m. Kiểu địa hình này xuất hiện
tại Nam Tân Biên và huyện Dương Minh Châu, Trảng Bàng, Gò Dầu và Bến
Cầu. Các đồi ở đây khá bằng phẳng, có đỉnh tròn và độ dốc rất thoải từ 2 – 3%.
- Vùng đồng bằng : là các bãi sông có cao độ từ 5 – 10 m so với mặt nước
biển, phân bố dọc theo các con sông có độ rộng từ 20 – 150 m và có chiều dài
đáng kể. Vì nằm trong thế đất thấp nên đất ở đây được tạo ra từ các vật liệu tích
tụ, chủ yếu là các bồi tích hiện đại.
Một phần của huyện Củ Chi thuộc thành phố Hồ Chí Minh nằm trong hệ
thống công trình Thủy Lợi là vùng đất thấp có cao độ từ 0.15 – 3.5 m so với mặt
nước biển.
2.1.3 Đặc điểm khí hậu
2.1.3.1 Chế độ nhiệt
Nhiệt độ bình quân trong lưu vực là 27 oC, nhiệt độ lớn nhất là Tmax
39.38oC, nhiệt độ thấp nhất Tmin 12 oC.
2.1.3.2 Chế độ ẩm
Độ ẩm trung bình trong khu vực là 77.3% và biến đổi theo mùa. Mùa mưa
độ ẩm trung bình 80 – 85%, mùa khô độ ẩm trung bình là : 60 – 70%.
2.1.3.3 Chế độ bốc hơi
Lượng bốc hơi đo bằng ống piche trong lưu vực trung bình hàng năm từ
876.6 – 1450 mm. Mùa khô nhiệt độ không khí cao trong khi độ ẩm thấp vì vậy
lượng bốc hơi rất cao, nhất là vào các tháng 2, 3, 4. Mùa mưa độ ẩm không khí
cao, trời mát hơn nên lượng bốc hơi giảm chỉ còn 70 – 100 mm.
2.1.3.4 Chế độ mưa
Chế độ mưa phân thành hai mùa, mùa mưa từ tháng 6 đến tháng 10, lượng
mưa chiếm 80 – 90% lượng mưa cả năm, mưa lớn nhất tập trung vào tháng 9, 10
hàng năm. Mùa khô kéo dài từ tháng 11 đến tháng 5 năm sau hầu như không có
SVTH : Phạm Thị Hải Yến
7
Đồ án tốt nghiệp
GVHD : PGS - TS Hoàng Hưng
mưa, nếu có cũng chỉ là các trận mưa nhỏ rải rác. Lượng mưa mùa khô chiếm
khoảng 10 – 20% lượng mưa cả năm.
Đồ thị 1 : Lượng mưa trung bình năm
3000
Xtb (mm)
2500
2000
1500
1000
500
Th
ủ
Đ
ứ c
Th
ủ
D
ầu
M
ột
Ta
ây
N
in
h
Be
ø
N
ha
ø
H
o øa
Ph
ươ
ùc
ến
g
Ti
D
ầu
Ph
ươ
ùc
Lo
ng
0
Trạm quan trắc
2.1.3.5 Chế độ gió
Hướng gió thay đổi theo mùa, gió mùa Đông Nam xuất hiện từ tháng 5 đến
tháng 11, áp suất cao, mang không khí ẩm từ vịnh Thái Lan thổi vào lưu vực sông
Sài Gòn, sinh ra mưa nhiều. Gió mùa Đông Bắc từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau,
gió mang không khí khô và không sinh ra lượng mưa đáng kể trong lưu vực tạo ra
mùa khô.
2.1.3.6 Chế độ chiếu sáng
Lượng bức xạ mặt trời quanh năm khá dồi dào. Trung bình có 6 – 7 giờ
nắng mỗi ngày.
2.1.4 Đặc điểm thủy văn nguồn nước
Hệ thống thủy lợi Dầu Tiếng nằm trong lưu vực sông Sài Gòn và sông
Vàm Vỏ Đông là hai sông chính trong hệ thống sông Đồng Nai. Chế độ thủy văn
trong vùng chịu chi phối mạnh mẽ của chế độ mưa, chế độ thủy triều biển Đông
và sự điều tiết của Hồ Dầu Tiếng.
SVTH : Phạm Thị Hải Yến
8
Đồ án tốt nghiệp
GVHD : PGS - TS Hoàng Hưng
Lưu vực sông Sài Gòn có lượng mưa trung bình nhiều năm khoảng 1825
mm tương đương với modun dòng chảy khoảng 22 l/s-km2.
Lưu vực sông Vàm Cỏ Đông có lượng mưa trung bình nhiều năm khoảng
1650 mm tương đương với modun dòng chảy khoảng 20 l/s-km2.
Trên toàn lưu vực hệ thống sông Đồng Nai, dòng chảy mặt tại lưu vực
thuộc cửa Soài Rạp có tổng lượng nước bình quân khoảng 31 tỷ m 3/năm. Tuy
nhiên chế độ mưa trong khu vực biến đổi theo mùa dẫn đến chế độ dòng chảy
trong các sông, suối cũng chia thành hai mùa lũ và mùa kiệt. Mùa lũ thường xuất
hiện từ tháng 6 đến tháng 7, dòng chảy lũ chiếm khoảng 70-75% dòng chảy năm.
Mùa kiệt bắt đầu từ tháng 12 đến tháng 5 năm sau, dòng chảy mùa kiệt chỉ chiếm
25-30% dòng chảy năm.
Thủy triều biển Đông có dạng bán nhật triều, một ngày lên xuống 2 lần
với 2 lần đỉnh xấp xỉ nhau, thời gian xuất hiện 2 lần chân và đỉnh khoảng 12 giờ.
Vào mùa mưa từ tháng 6 đến tháng 11; thời gian triều lên ngắn hơn thời gian triều
xuống; ngược lại, vào mùa khô từ tháng 12 đến tháng 5 năm sau, thời gian triều
lên dài hơn thời gian triều xuống. Tuy nhiên ảnh hưởng của thủy triều vào hệ
thống kênh rạch trong vùng lại phụ thuộc vào chế độ mưa trong khu vực và đặc
điểm địa hình, độ dốc của từng con sông. Trên sông Sài Gòn, thủy triều tới hồ
Dầu Tiếng; trên sông Vàm Cỏ Đông, thủy triều truyền tới tận biên giới Việt Nam
– Campuchia.
• Sông Sài Gòn
Sông Sài Gòn bắt nguồn từ vùng núi Lộc Ninh – Lộc Thạnh ở cao độ 200 –
250 m. Đoạn đầu chảy theo hướng Đông Bắc – Tây Nam đến Lộc Thành hợp lưu
với suối Sanh Đôi, từ đây dòng chảy đổi theo hướng Tây Bắc – Đông Nam cho tới
cửa ra tại Nhà Bè trên sông Đồng Nai. Tổng diện tích lưu vực là 4500 km 2, sông
dài 280 km, chiều dài tính đến hồ Dầu Tiếng là 135 km. Lưu vực hồ Dầu Tiếng
bao trùm phần thượng nguồn sông Sài Gòn với chiều dài 135 km, dung tích hàng
SVTH : Phạm Thị Hải Yến
9
Đồ án tốt nghiệp
GVHD : PGS - TS Hoàng Hưng
năm hàng tỷ m3 là nguồn cung cấp nước tưới cho tỉnh Tây Ninh, đẩy mặn cho hạ
du sông Sài Gòn và cung cấp một phần nước sinh hoạt cho tỉnh Long An, thành
phố Hồ Chí Minh.
• Sông Vàm Cỏ Đông
Sông Vàm Cỏ Đông có diện tích lưu vực rộng 6300 km 2, chiều dài sông
khoảng 280 km, bắt nguồn từ vùng đồi núi thấp Campuchia ở cao độ khoảng 20
m, chạy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam tới hợp lưu với sông Vàm Cỏ Tây tại
Cầu Nổi sau đó đổ ra sông Nhà Bè tại vị trí cách Soài Rạp 15 km. Sông Vàm Cỏ
Đông chịu tác đông mạnh của thủy triều biển Đông.
Tác động của thủy triều tạo thuận lợi để tưới tự chảy cho những dải đất
canh tác ven sông. Bên cạnh đó lại tạo ra các vùng giáp nước gây chua, ngập úng
cục bộ như khu vực kênh Thày Cai, kênh An Hạ.
• Hồ Dầu Tiếng
Hồ lấy nước từ một số sông, suối bao gồm cả dòng Nước Đục và Krai chảy
từ Campuchia hình thành nên sông Thala các dòng suối Chàm, Ngô, Xa Cát và
Lap chảy vào hồ từ tỉnh Bình Dương.
Vùng lưu vực Dầu Tiếng có hai mùa rõ rệt, mùa lũ bắt đầu thường chậm
hơn từ 1 đến 2 tháng so với các nơi khác và mùa lũ cũng kết thúc muộn hơn. Có
70 – 80% tổng lượng dòng chảy năm tập trung vào 3 – 5 tháng mùa mưa. Chỉ có
từ 20 – 30 % lượng dòng chảy trong năm tập trung vào mùa kiệt. Modun dòng
chảy năm đạt từ 20 – 25 l/s – km2, và như vậy là nhỏ hơn nhiều so với một số hồ
khác như hồ Kẻ Gỗ đạt từ 40 – 50 l/s – km 2; điều đó chứng tỏ là tiềm năng nguồn
nước của khu vực này không lớn.
Nước từ Hồ Dầu Tiếng xả theo 4 hướng : kênh chính Đông, kênh chính
Tây, kênh Tân Hưng và xả trực tiếp xuống sông Sài Gòn qua đập tràn.
SVTH : Phạm Thị Hải Yến
10
Đồ án tốt nghiệp
GVHD : PGS - TS Hoàng Hưng
2.1.5 Đặc điểm địa chất
Lưu vực sông Sài Gòn và sông Vàm Cỏ Đông được hình thành bởi trầm
tích của kỉ đệ tứ, gồm các vật liệu bồi lắng từ sét đến sỏi và các trầm tích đệ tứ
Neogene tạo thành bởi đá trầm tích và bùn.
Các vật liệu gốc của đất hoặc là thuộc bồi tích cổ (thềm bồi lắng) hoặc là
bồi tích mới. Chỉ có các vết lộ là thuộc đất đá đồi ở Tân Biên (Tây Bắc tỉnh Tây
Ninh) và hồ chứa Dầu Tiếng.
Lớp bồi tích cổ dốc về phía Tây Nam ngang qua các bậc thềm nằm có độ
cao từ trên 60 m so với mực nước biển ở phía Đông Bắc tới 1 m trên mực nước
biển ở Long An, tại nơi đó nó bị ngập dưới tầng bồi tích mới.
Tại Bình Dương thành phần gốc chiếm chủ yếu là cát trầm tích từ Thượng
đến Trung Kỷ Pleistocene trải rộng đến phía Tây Tân Biên (Tây Ninh) và Thủ
Dầu Một (Nam Bình Dương). Vật liệu cổ nhất (upper Plllocene) – cát thô và mịn
được tìm thấy ở Chơn Thành. Gần đó là một vùng thuộc lớp bồi tích hạ
Pleistocene bao gồm sét và đá sỏi.
Cát và sét thuộc kỷ Upper Pleistonece (11000 năm) tạo nên các bậc thềm
cao hơn từ phía Tây Châu Thành, Bến Cầu và Đức Hòa. Các bậc thềm thấp và
thung lũng được tạo bởi sét và cát thuộc kỷ Holocene cổ (8000 năm).
Bồi tích trẻ của kỷ Holocene trẻ (5000 năm) là lớp sét mịn có độ cao
khoảng 2 m so với mặt nước biển trải rộng từ phía thượng lưu sông Sài Gòn tới
sông Vàm Cỏ Đông.
2.1.6 Đặc điểm thổ nhưỡng
2.1.6.1 Đất thềm cao
Là loại đất xám có thành phần chủ yếu là bùn và tro nặng lẫn một ít sét.
Loại đất này có thể tìm thấy ở Tân Châu (Tây Ninh), Dầu Tiếng (Bình Dương),
Đức Hòa (Long An), thượng và trung lưu Vàm Cỏ Đông (Châu Thành thuộc tỉnh
Tây Ninh tới Long An); thành phần cơ giới chủ yếu là cát pha sét, độ dày từ 50 –
SVTH : Phạm Thị Hải Yến
11
Đồ án tốt nghiệp
GVHD : PGS - TS Hoàng Hưng
100 cm. Loại đất này có thể sử dụng để trồng lúa, hoa màu và mía có năng suất
cao nếu cung cấp đủ nước tưới và chăm bón tốt.
2.1.6.2 Đất phù sa mới
Thành phần chủ yếu là sét (thường là sét nặng) thuộc các huyện Trảng
Bàng và Đức Huệ. Độ dày lớp sét trên 100 cm. Đây là đất dinh dưỡng, có khả
năng giữ nước tốt (hệ số thấm k ≈ 1 mm/ngày), thích hợp cho trồng lúa và hoa
màu. Một vấn đề của loại đất này là sự có mặt của axit sunphat ở dạng khô.
Trong điều kiện ngập úng và yếm khí quặng sunphit sắt (FeS 2) tiềm tàng trong
đất trong điều kiện khử và sự oxy hóa không xảy ra. Nếu trong điều kiện khô
quặng sunfit sẽ bị oxy hóa trở thành sunphat và tạo ra axit nhập vào đất khi mùa
mưa tới.
2.1.7 Hiện trạng sử dụng đất trên lưu vực hồ Dầu Tiếng
Bảng 2 : Hiện trạng sử dụng đất trên lưu vực hồ Dầu Tiếng.
STT
1
2
3
4
5
6
Loại hình sử dụng đất
Diện tích (ha)
Đất trồng cây hàng năm
44416.35
Đất trồng cây lâu năm
77557.14
Đất có mặt nước
29567.92
Đất rừng
62229.34
Đất chuyên dùng
7506.84
Đất chưa sử dụng
2870.22
Tổng
224147.80
(Nguồn : Viện khoa học thủy lợi miền Nam)
Tỷ lệ (%)
19.82
34.60
13.19
27.76
3.35
1.28
100
2.1.8 Đặc điểm tài nguyên sinh vật
2.1.8.1 Sinh thái cạn và đa dạng sinh học
Hệ thống thủy lợi Dầu Tiếng nằm vắt ngang qua 4 trong 16 vùng sinh thái
của Việt Nam. Bao gồm :
- Tây Ninh và phía trên của thành phồ Hồ Chí Minh nằm trong vùng sinh
thái rừng nhiệt đới phía Đông Đông Dương.
SVTH : Phạm Thị Hải Yến
12
Đồ án tốt nghiệp
GVHD : PGS - TS Hoàng Hưng
- Vùng bờ biển thành phố Hồ Chí Minh thuộc vùng sinh thái rừng ngập
mặn vịnh Thái Lan.
- Tỉnh Bình Dương nằm giữa vùng sinh thái rừng nhiệt đới phía Đông Đông
Dương và vùng sinh thái rừng ven biển miền Nam Việt Nam.
- Tỉnh Long An nằm trong vùng sinh thái đầm lầy than bùn Tông Lê Sáp
Mê Kông.
Tuy hệ sinh thái rừng trong khu vực vô cùng phong phú và đa dạng nhưng
hiện nay độ che phủ của rừng đã giảm xuống liên tục, trước năm 1945 độ che phủ
của rừng trong lưu vực Dầu Tiếng là 45%, nay giảm xuống chỉ còn 18%. Những
nguyên nhân quan trọng của việc phá rừng đó là phá hoại xảy ra trong chiến
tranh chống Mỹ, du canh, khai thác gỗ quá mức, chuyển đổi đất sang mục đích
nông nghiệp.
Những khu vực nhỏ rừng nguyên sinh và thứ sinh vẫn tồn tại ở Tây Nam
tỉnh Tây Ninh.
Bảng 3 : Diện tích rừng trong khu vực công trình.
Tỉnh
Tổng diện tích
Diện tích rừng
Rừng đặc dụng
(ha)
tự nhiên (ha)
(ha)
Tây Ninh
392417
50282
22949
Bình Dương
205326
3228
2928
Long An
443454
0
0
TP. Hồ Chí Minh
193191
736
0
(Nguồn : Đánh giá tác động môi trường dự án hỗ trợ thủy lợi Việt Nam, 2003)
2.1.8.2 Nguồn tài nguyên thủy sản
a)
Các loài cá
Trong lòng hồ Dầu Tiếng có 54 loài cá thuộc 9 bộ, 19 họ khác nhau và 2
loài tôm thuộc họ tôm càng Palaemonidae.
• Nhóm cá đen (nhóm cá đồng)
Đây là nhóm cá điển hình bao gồm các loài cá kinh tế chính như : cá lóc
(Channa striata), cá rô đồng (Anabas testudineus), cá trê trắng (Clarias
SVTH : Phạm Thị Hải Yeán
13
Đồ án tốt nghiệp
GVHD : PGS - TS Hoàng Hưng
batrachus), cá trê vàng (Clarias macrocephalus). Nhóm cá đồng phát triển phù
hợp ở đây cả vòng đời chúng sinh sống, sinh sản và phát triển vì vậy cần chú ý
bảo vệ các bãi đẻ của chúng.
• Nhóm cá trắng
Nhóm này chủ yếu thuộc họ cá chép Cyprinidae và họ cá leo siluridae,
điển hình một số loài có giá trị kinh tế cao như : cá cóc, cá duồng, cá mè vinh, cá
mè lúi, cá leo, cá trèn bầu...
• Nhóm kích thước lớn
Nhóm kích thước lớn : cá lớn trong hồ Dầu Tiếng rất hiếm, hiện nay chỉ
gặp nhiều nhất là loài cá còm (Chitalaornata).
Nhóm kích thước trung bình : gồm các loài cá chép Cyrinidae, siluridae,
Clariidae.
Nhóm kích thước bé gồm :
- Nhóm cá cơm : gồm cá cơm sông (Coriaca laciniata), cá cơm trích
(Clupeioides borneensis).
- Nhóm lòng tong : lòng tong sắt (Esomus metallicus), lòng tong mại
(Raboramyersi), cá đỏ đuôi (Rasbora borapetensis).
• Nhóm cá nuôi
Trog hồ Dầu Tiếng có cá Điêu Hồng là đối tượng nuôi chính, một số ít hộ
nuôi cá Lăng.
b)
Biến động thành phần trước và sau khi hình thành hồ
Hồ Dầu Tiếng được hình thành từ phần thượng lưu của sông Sài Gòn, cơ
cấu thành phần loài trước đây thuộc khu hệ cá sông với các loài cá có nguồn gốc
nội địa và nước biển di cư vào theo mùa. Sau năm 1986, hồ được hình thành làm
thay đổi lớn khu hệ sinh thái của cá từ hệ sinh thái cá sông sang hệ sinh thái cá
hồ chứa với nhiều đặc trưng riêng. Sự thay đổi này làm nhiều loài cá mất đi cũng
như xuất hiện thêm nhiều loài cá đặc trưng cho khu vực hồ chứa.
SVTH : Phạm Thị Hải Yến
14
Đồ án tốt nghiệp
GVHD : PGS - TS Hoàng Hưng
Việc hình thành hồ làm ngăn cản sự di cư của một số loài cá nước lợ. Vì
thế có nhiều loài cá mất đi như chạch rằn (Macrognathus taeniagaster), chạch lấu
đỏ (Mastacembelus erythrotaenia), cá chiên (Bagarius), cá lưỡi trâu (Paraplagusia
bilineata), cá hường (Datnioides microlepis), cá hường vện (Datnioides
quadrifasciatus), cá bống cát (Glossogobius giuris). Ngoài ra một số loài cá nước
lợ hiện diện trong hồ thích nghi với môi trường sống trong hồ sẽ tồn tại và phát
triển số lượng loài như cá cơm sông (Coria laciniata, coria sorbona), cá cơm trích
(Clupeioides borneensis).
Có sự thay thế của 33 loài cá mới ở giai đoạn sau khi hình thành hồ. Trong
đó chiếm ưu thế là các loài cá thuộc bộ cá chép (Cyprinidae với 14/33 loài mới)
như lòng tong sắt (Esomus metallicus), lòng tong bay (Esomus daurica), cá đỏ
đuôi (Rasbora borapetenis), cá ngựa chấm (Hampala dispar), cá duồng (Cirrhinus
microlepsis),... trong khi các nhóm cá thuộc bộ cá da trơn (Siluriformes) và bộ cá
vược (Perciformes) lại mất đi nhiều thay vào đó là sự xuất hiện của nhiều loài cá
thuộc các bộ khác như bộ Clupeiformes (cá cơm, cá trích), Belonoformes (cá
nhái, cá kình) và bộ Tetrodotiformses (cá nóc). Nhìn chung các loài cá xuất hiện
là các loài cá có đặc trưng hệ cá nội đồng, thích sống nơi nước sạch, có dòng chảy
chậm hay đứng và có nhiều thủy sinh vật.
2.1.8.3 Đặc điểm thủy sinh vật
a)
Tổng quan
Các sinh vật luôn phải chịu ảnh hưởng tổng hợp của các nhân tố môi
trường đồng thời chính sự có mặt của chúng cũng phản ánh điều kiện sống trong
môi trường đó. Như vậy, dựa vào thành phần loài, cấu trúc và chức năng của các
quần xã sinh vật trong thủy vực ta có thể xác định được đặc điểm môi trường sống
của thủy vực.
SVTH : Phạm Thị Hải Yến
15
Đồ án tốt nghiệp
GVHD : PGS - TS Hoàng Hưng
Đối với các thủy vực nước ngọt các loài thuộc ngành tảo lục (Chlorophyta)
chiếm ưu thế về thành phần loài, đối với các thủy vực nước mặn các loài thuộc
ngành tảo silic (Bacillariophyta) chiếm ưu thế.
b)
Thực vật phù du
Đã phát hiện được 98 loài thực vật phù du thuộc 5 ngành tảo trong đó
ngành tảo lục có số lượng chiếm ưu thế 48 loài (49%), tiếp đến là tảo silic 30 loài
(30.6%), tảo mắt 10 loài (10.2%), tảo lam 9 loài (9.2%) và tảo giáp là 1 loài.
So sánh thành phần loài giữa mùa mưa và mùa khô cho thấy có sự sai khác
đáng kể về thành phần loài thực vật giữa mùa khô và mùa mưa. Vào mùa mưa có
59 loài, mùa khô có 69 loài. Tảo lục vẫn là loài chiếm ưu thế trong cả mùa khô
và mùa mưa, điều này phản ánh đúng hiện trạng môi trường nước trong toàn vùng
chịu chi phối chủ yếu của khối nước ngọt.
Vào mùa mưa số lượng các loài thuộc ngành tảo lục là 35 loài chiếm tỉ lệ
59.3% và tảo Silic là 10 loài chiếm tỷ lệ là 16.9%; sang mùa khô cấu trúc thành
phần loài đã có sự thay đổi lớn, dù tảo lục vẫn chiếm ưu thế về thành phần loài là
32 nhưng chỉ còn tỉ lệ 47.1% trong khi đó tảo Silic đã có số loài tăng lên là 23
chiếm tỉ lệ là 33.8%.
Sự xuất hiện tới 10 ngành tảo mắt chứng tỏ môi trường nước trong vùng đã
có dấu hiệu ô nhiễm bởi chất hữu cơ.
SVTH : Phạm Thị Hải Yến
16
Đồ án tốt nghiệp
GVHD : PGS - TS Hoàng Hưng
Bảng 4 : Số lượng và thành phần loài thực vật phù du.
ST
Chung
Tháng 10
Tỷ lệ
Tỷ lệ
T
tảo
Số loài
Số loài
(%)
(%)
1 Tảo mắt
10
10.2
6
10.2
2 Tảo giáp
1
1
1
1.7
3 Tảo lam
9
9.2
7
11.9
4 Tảo lục
48
49
35
59.3
5 Tảo silic
30
30.6
10
16.9
Tổng
98
100
59
100
(Nguồn : Viện khoa học thủy lợi miền Nam)
c)
Ngành
Tháng 4
Tỷ lệ
Số loài
(%)
7
10.3
1
1.5
5
7.4
32
47.1
23
33.8
68
100
Động vật phù du
Đã phát hiện được 54 loài động vật phù du thuộc 6 nhóm trong đó nhóm
chân mái chèo (Copepoda) chiếm ưu thế về thành phần loài (22 loài, 40.7%) tiếp
đến là nhóm râu nhánh (Cladocera) 17 loài bằng 31.4%; nhóm trùng bánh xe
(Rotatoria) 8 loài; động vật nguyên sinh (Protozoa) 4 loài, phan lớp có vỏ
(Ostracoda) 2 loài và Decapoda 1 loài.
Tuy tổng số loài đã phát hiện là 54 loài nhưng vào mỗi thời kì số loài vẫn
thay đổi. Vào mùa mưa chỉ phát hiện được 29 loài, mùa khô là 49 loài, chứng tỏ
có sự khác biệt rất lớn về thành phần loài giữa hai mùa trong năm.
SVTH : Phạm Thị Hải Yến
17
Đồ án tốt nghiệp
GVHD : PGS - TS Hoàng Hưng
Bảng 5 : Số lượng và tỷ lệ thành phần loài động vật phù du.
STT
Nhóm ĐVPD
1
2
PROTOZOA
ROTATORIA
CLADOCER
3
4
5
Chung
Tỷ lệ
Số loài
(%)
4
7.4
8
14.8
A
COPEPODA
OSTRACOD
Tháng 10
Tỷ lệ
Số loài
(%)
2
6.9
4
13.8
Tháng 4
Tỷ lệ
Số loài
(%)
4
8.2
6
12.2
17
31.5
11
37.9
16
32.7
22
40.7
11
37.9
20
40.8
1
3.4
2
4.1
29
100
1
49
2.0
100
2
3.7
A
6
DECAPODA
1
1.9
Tổng
54
100
(Nguồn : Viện khoa học thủy lợi miền Nam)
Từ bảng trên cho thấy có sự khác biệt rõ về cấu trúc thành phần loài giữa
tháng 10 và tháng 4. Tại thời điểm tháng 10 số loài thuộc nhóm Cladocera và
Copepoda chiếm ưu thế cùng là 11 loài chiếm tỷ lệ 37.9%, sang thời điểm tháng
4 số loài thuộc nhóm Cladocera tăng lên là 16 loài và số loài thuộc nhóm
Copepoda là 20 loài. Sự khác biệt lớn này chứng tỏ môi trường nước đã có những
biến đổi nhất định giữa 2 thời điểm, điều này cũng được giải thích thông qua kết
quả chuyển hóa môi trường nước. Vào mùa mưa (tháng 10) hầu như môi trường
tại các điểm trong khu vực là môi trường nước ngọt, môi trường nước thường
xuyên được lưu thông giữa các vùng vì vậy khu hệ động vật phù du tại thời điểm
này không có nhiều thay đổi giữa các vùng. Tại thời điểm mùa khô diễn biến môi
trường nước đã có sự thay đổi lớn, tại các điểm đầu nguồn vẫn mang đặc tính môi
trường nước ngọt, tại các vùng phía dưới do tác động của thủy triều đẩy nước mặn
xâm nhập lên và đem theo các động vật phù du đặc biệt là các loài thuộc nhóm
Cladocera và Copepoda làm cho khu hệ động vật phù du trong vùng tăng lên
đáng kể vào mùa khô.
2.1.9 Nhận xét về điều kiện tự nhiên
SVTH : Phạm Thị Hải Yến
18
Đồ án tốt nghiệp
GVHD : PGS - TS Hoàng Hưng
Hệ thống thủy lợi Dầu Tiếng có vị trí địa lý hết sức thuận lợi, nó nằm trên
vùng kinh tế trong điểm phía Nam lại tiếp giáp 3 tỉnh Bình Dương, Bình Phước,
Tây Ninh nên đóng vai trò then chốt trong công cuộc phát triển kinh tế, phục vụ
dân sinh và bảo vệ môi trường ở khu vực Đông Nam Bộ.
Hồ Dầu Tiếng được xây dựng đã góp phần điều hòa khí hậu trong khu vực,
khí hậu trở nên mát hơn, mực nước ngầm dâng cao hơn nên cuộc sống của cư dân
được cải thiện rất nhiều. Thực tế so với trước khi chưa có hồ, nhiệt độ hiện tại đã
giảm đi 1oC, lượng mưa dồi dào vào mùa mưa được giữ lại trong hồ để phục vụ
cho mùa khô hạn do đó không còn tình trạng khan hiếm nước như trước đây.
Thổ nhưỡng trong khu vực chủ yếu là hai loại đất xám và đất phù sa mới,
đây là hai loại đất giàu dinh dưỡng, có khả năng giữ nước tốt nên rất thích hợp
trồng lúa, hoa màu và mía. Nhìn chung, trên lưu vực cây trồng cạn chiếm đa số
diện tích đất canh tác. Diện tích trồng lúa không đáng kể (3.5%). Đất rừng chiếm
diện tích 27.76% chủ yếu nằm tập trung ở tỉnh Bình Phước và một phần ở Tây
Ninh. Cây lâu năm chiếm diện tích nhiều nhất (34.6%) chủ yếu là cây cao su và
cây công nghiệp lâu năm. Cây hàng năm chiếm tỷ lệ 19.82% trong đó chủ yếu là
chuyên màu và cây công nghiệp ngắn ngày.
2.2
ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ – XÃ HỘI
2.2.1 Dân số, nhân khẩu học và thành phần dân tộc
Dân cư trong khu vực hệ thống tưới Dầu Tiếng có tuổi trẻ ở mức vừa phải
(23% dân số có độ tuổi nhỏ hơn 18 tuổi), không kể vùng nông thôn thì dân số
khoảng 385000 người. Trung bình 5.1 người trong một hộ gia đình.
Phần lớn dân số nông thôn sống phân tán, tuy nhiên do các yêu cầu về
thông tin liên lạc, giao thông cũng như ngập lụt mà dân cư phân bố không đều,
tập trung dọc các bờ kênh, các con sông và dọc hai bên đường. Hầu hết các gia
đình nông dân sống trong các làng nhỏ và các điểm định cư trong xã tại các ngã
SVTH : Phạm Thị Hải Yeán
19
Đồ án tốt nghiệp
GVHD : PGS - TS Hoàng Hưng
tư hay dọc theo bờ kênh và các con sông. Huyện Củ Chi đang được đô thị hóa
mạnh cùng với sự phát triển đô thị của thành phố Hồ Chí Minh.
Có hơn 99% người Kinh sống tại các khu vực thuộc công trình thủy lợi Dầu
Tiếng, riêng tại khu vực thượng lưu của hệ thống đập Dầu Tiếng thì thành phần
người Kinh là 98%, phần còn lại là một số dân tộc ít người hoặc việt kiều
Campuchia.
2.2.2 Thu nhập và tình trạng đói nghèo
Thu nhập bình quân thực tế của một người dân trong một tháng trong khu
vực hưởng lợi Dầu Tiếng là 1.106 triệu đồng. Trong đó khoảng 82% là từ các
hoạt động sản xuất nông nghiệp, phần còn lại là từ các hoạt động khai thác như
làm thuê, kinh doanh, làm hàng thủ công.
Khoảng 63% thu nhập bình quân thực tế của một người dân trong 1 năm là
từ lúa gạo.
2.2.3 Sức khỏe cộng đồng
Trong khu vực tập trung các bệnh của vùng khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt.
Sự có mặt phổ biến của các vi khuẩn trong nước sinh hoạt và nước uống có
nghóa người hưởng lợi đang có nguy cơ bị nhiễm các bệnh theo đường nước thông
thường. Tuy nhiên, tác động của các bệnh lây truyền qua đường nước đã giảm
xuống vào những năm gần đây do chương trình cấp nước sạch và đào tạo về vệ
sinh công cộng được cải thiện.
2.2.4 Hoạt động kinh tế
2.2.4.1 Vùng lưu vực
Mục tiêu chính của hệ thống thủy lợi Dầu Tiếng là cung cấp nước tưới cho
172000 ha trên bảy huyện của tỉnh Tây Ninh (Tân Biên, Tân Châu, Dương Minh
Châu, Châu Thành, Hòa Thành, Gò Dầu, Trảng Bàng) và huyện Củ Chi thuộc
thành phố Hồ Chí Minh. Trên thực tế, vùng tưới của hệ thống hồ chứa Dầu Tiếng
là 63000 ha, trong đó : 14500 ha của huyện Củ Chi và 48500 ha của tỉnh Tây
SVTH : Phạm Thị Hải Yến
20
Đồ án tốt nghiệp
GVHD : PGS - TS Hoàng Hưng
Ninh. Nước cấp cho công nghiệp và sinh hoạt của tỉnh Tây Ninh là 3 m 3/s, nước
bổ sung cho sông Vàm Cỏ Đông qua kênh Phước Hội – Bến Định. Tiêu nước từ
mặt ruộng ra các kênh tiêu, các kênh này được nối với hệ thống thoát quốc gia
như các con lạch, cuối cùng đổ ra sông Vàm Cỏ Đông.
Cơ cấu cây trồng được người dân áp dụng phụ thuộc rất lớn vào lượng nước
tưới sẵn có. Nếu nước được cung cấp đầy đủ vào đúng các thời điểm yêu cầu
trong năm thì cơ cấu cây trồng sẽ là 2 và 3 vụ lúa. Trong điều kiện canh tác chủ
yếu dựa vào mưa có tưới bổ sung bằng nước ngầm thì một hoặc hai vụ lúa có thể
thay thế bằng đậu, rau và lạc. Còn trong điều kiện canh tác dựa hoàn toàn vào
mưa thì mía và sắn là các cây trồng chính.
Hệ số sử dụng đất thay đổi từ vụ này sang vụ khác và theo từng vùng của
hệ thống. Hệ số sử dụng đất trung bình trong vụ hè thu (trước mùa mưa) là 55%,
trong mùa mưa là 95% và trong vụ đông xuân (mùa khô) là 90%. Hệ số sử dụng
đất cả năm cho toàn hệ thống là 240%. Trong những năm gần đây hệ số sử dụng
đất tăng cao khi hệ thống kênh mương được cải tạo và các công trình điều tiết
được hoàn thiện, nhờ đó năng suất lúa cũng được cải thiện đáng kể.
Năng suất lúa trung bình năm là 9 tấn/ha_năm, trong đó vụ đông xuân là
3.2 tấn/ha, vụ hè thu là 2.8 tấn/ha, vụ mưa là 3 tấn/ha. Năng suất lúa thấp chủ
yếu là do chất lượng nước kém, sử dụng phân bón không phù hợp, và sử dụng
trên diện rộng giống chất lượng kém.
2.2.4.2 Vùng lòng hồ
Do diện tích vùng lòng hồ là khá lớn với trữ lượng nước dồi dào, động thực
vật phong phú nên các hoạt động kinh tế dựa trên nguồn tiềm năng này diễn ra
rất sôi động.
a)
Khai thác thủy sản
Theo thống kê thì tại khu vực lòng hồ có 21 loài động vật đáy thuộc các
nhóm tôm, cua, trai, ốc, ấu trùng, côn trùng và 16 loài cá. Với hệ động vật phong
SVTH : Phạm Thị Hải Yeán
21
Đồ án tốt nghiệp
GVHD : PGS - TS Hoàng Hưng
phú như vậy nên các hoạt động khai thác thủy sản diễn ra mạnh mẽ ngay từ khi
Hồ Dầu Tiếng được đưa vào sử dụng. Tuy nhiên, do hoạt động đánh bắt diễn ra
không theo một kế hoạch nhất định nên trữ lượng thủy sản trong hồ ngày một
giảm dần, điều này có thể thấy rõ qua bảng số 6.
Bảng 6 : Sản lượng khai thác thủy sản trong Hồ Dầu Tiếng qua các năm.
Năm
Sản
lượng
1995
2003
2004
2500 2000 1800 1500 1000 900
(tấn)
(Nguồn : Công ty khai thác thủy lợi Dầu Tiếng Tây Ninh)
450
350
b)
1990
1991
1992
1993
1994
Nuôi trồng thủy sản
Hoạt động nuôi trồng thủy sản chỉ diễn ra mạnh trong những năm gần đây,
tính đến cuối năm 2004 thì trên 2 làng cá của khu vực lòng hồ có khoảng 1208
lồng nuôi. Tuy nhiên phần lớn các hộ nuôi cá là do phong trào mà hình thành chứ
không theo một chính sách, kế hoạch nào nên trong thời kì đầu do phát triển trong
môi trường tự nhiên mà sản lượng cá thu được rất cao nhưng càng về sau thì sản
lượng giảm đi bởi người nuôi không được học tập kó thuật nuôi. Nhưng do tình
trạng nước hồ trở nên ô nhiễm vì nuôi cá nên đến cuối năm 2005 các lồng bè đã
bị giải tỏa triệt để.
c)
Khai thác cát
Khu vực thượng lưu hồ có lưu lượng lớn và độ dốc khá lớn nên lượng phù
sa bồi lắng vào hồ rất nhiều, do đó hoạt động khai thác cát diễn ra thường xuyên.
Qua kiểm tra việc khai thác cát trong hồ Dầu Tiếng cho thấy trong năm 2004 đã
có 13 doanh nghiệp, cá nhân được cấp giấy phép khai thác, với tổng số phép khai
thác là 181000 m3, thực tế đã khai thác được 140000 m 3. Và phương tiện khai thác
cát có 30 tàu sắt và 19 tàu gỗ. Tuy nhiên trên thực tế số lượng tàu tham gia khai
thác lớn hơn nhiều và hoạt động không có giấy phép.
2.2.5 Giao thông vận tải
SVTH : Phạm Thị Hải Yến
22
Đồ án tốt nghiệp
GVHD : PGS - TS Hoàng Hưng
2.2.5.1 Giao thông bộ
Giao thông dọc theo các trục chính trên toàn vùng nhìn chung là tốt. Tuyến
đøng cao tốc từ thành phố Hồ Chí Minh đi thị xã Tây Ninh mới được nâng cấp,
chất lượng tốt, thời gian từ thành phố Hồ Chí Minh đi Tây Ninh chưa đến 2 giờ.
Các tuyến đường cũng đã đến tận các xã và làng. Tuy nhiên các tuyến đường liên
tỉnh, liên huyện, liên xã có chất lượng không tốt, các tuyến đường này không có
lớp mặt và hầu hết là đường cải tạo do đó đi lại rất khó khăn vào mùa mưa.
2.2.5.2 Giao thông thủy
Tất cả sông, kênh chính và kênh cấp một trong vùng được sử dụng cho
giao thông thủy. Có nhiều thuyền lớn được sử dụng để vận chuyển hàng hóa như
cát, gỗ, các sản phẩm đầu vào và đầu ra của nông nghiệp trên các tuyến đường
thủy này.
2.2.6 Nhận xét chung điều kiện kinh tế - xã hội
Tình hình xã hội cho thấy tuy cuộc sống của người dân có phát triển nhưng
thu nhập bình quân đầu người của nhân dân sống trong khu hưởng lợi Dầu Tiếng
còn thấp và cơ sở hạ tầng phục vụ đời sống còn rất hạn chế.
Vùng thượng lưu hồ Dầu Tiếng nhân dân sống tập trung dựa vào sản xuất
nông nghiệp do đó cần phải dùng tới một lượng lớn các loại phân bón và thuốc
trừ sâu. Tuy nhiên đây lại là mối nguy hiểm cho môi trường nước, vì phần lớn
lượng phân bón và thuốc trừ sâu còn tồn đọng lại trong đất sẽ bị rửa trôi vào lòng
hồ và hệ thống kênh tiêu, kênh tưới gây ảnh hưởng đến các loài thủy sinh vật
sống trong lòng hồ và hoạt động sinh hoạt sản xuất của những người dân lấy nước
từ hệ thống.
Trong lòng hồ hoạt động kinh tế chủ yếu là khai thác cát, nuôi trồng và
khai thác thủy sản. Các hoạt động này diễn ra thường xuyên mà chưa có sự kiểm
soát chặt chẽ của các ban ngành chức năng nên trong năm 2004, 2005 tình hình
SVTH : Phạm Thị Hải Yến
23
Đồ án tốt nghiệp
GVHD : PGS - TS Hoàng Hưng
chất lượng nước trong hồ có biểu hiện xấu đi tại một số nơi nhưng qua năm 2006
chất lượng nước đã được cải thiện đáng kể.
SVTH : Phạm Thị Hải Yến
24
Đồ án tốt nghiệp
GVHD : PGS - TS Hoàng Hưng
CHƯƠNG 3
HỆ THỐNG CÔNG TRÌNH THỦY LI DẦU TIẾNG
3.1 QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN VÀ XÂY DỰNG CÁC CÔNG TRÌNH HỒ
DẦU TIẾNG
Công trình hồ Dầu Tiếng được xây dựng ban đầu theo luận chứng kinh tế
kó thuật số 190 TTg ngày 15/05/1979 với các thông số kó thuật như sau :
- Cấp công trình : Công trình cấp 1 theo TCVN 50-60-90.
- Tần suất bảo đảm chống lũ : p = 0.1%.
- Lưu lượng xả lũ thiết kế : Qp = 2800 m3/s.
- Tần suất bảo đảm cho sản xuất nông nghiệp : p = 0.1%.
- Diện tích mặt hồ ứng với mực nước dâng bình thường : 270 km2.
- Diện tích mặt hồ ứng với mực nước chết : 110 km2.
- Chế độ điều tiết nhiều năm.
SVTH : Phạm Thị Hải Yeán
25