Khóa luận tốt nghiệp _ Hồ Thị Thúy Hằng - _ MT51A
PHẦN 1 MỞ ĐẦU
1 1 Tính cấp thiết của đề tài
Nước là tài nguyên quý giá và có vai trò vô cùng quan trọng trong đời
sống của con người Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế, đã và
đang gây ra những tác động xấu đến môi trường nước và sức khỏe của người
dân Đối với Việt Nam, với trên 6070% dân số sống ở nông thôn và phần lớn
trong số đó hoạt động trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp thì ô nhiễm nước
phục vụ sản xuất nông nghiệp là vấn đề được quan tâm nhiều nhất, do tính
chất tuần hoàn, khả năng lan toả nhanh và rộng của nó, trong khi các nguồn
gây ô nhiễm vẫn còn phức tạp, khó kiểm soát Nếu như ở các khu vực đô thị
nước thải sinh hoạt, nước thải sản xuất, nước mưa chảy tràn…được dẫn theo
những hệ thống đường ống khác nhau ra khu xử lý riêng tùy theo đặc tính
từng loại nước thải, thì ở nông thôn chất thải chăn nuôi, sinh hoạt, trồng
trọt… được đổ thẳng ra các ao hồ, sông suối và hệ thống kênh mương thủy lợi
làm cho chất lượng nước ở các thủy vực này bị suy giảm nghiêm trọng, thậm
chí nhiều thủy vực từ chức năng tiêu cấp nước tưới đã trở thành nơi chứa
nước thải từ chính những hoạt động của con người, ví dụ như sông Cầu Bây
của hệ thống thủy lợi Bắc Hưng Hải, sông Ngũ huyện Khuê của hệ thống thủy
lợi Bắc Đuống…
Phù Đổng là một xã ngoại thành Hà Nội, nằm ven bên bờ sông Đuống,
có điều kiện đất đai màu mỡ, thuận lợi cho phát triển chăn nuôi và trồng trọt
Phù Đổng đã từng rất phát triển với nghề trồng dâu nuôi tằm, nuôi giun quế,
và mạnh nhất là chăn nuôi bò sữa với đàn bò sữa gần 1 ,500 con, lợn với gần
5 ,000 con, và gà với xấp xỉ 20 ,000 con Cùng với đó, vấn đề môi trường
1
Khóa luận tốt nghiệp _ Hồ Thị Thúy Hằng - _ MT51A
của Phù Đổng cũng không nằm ngoài xu thế tác động chung của sự phát triển
ở nông thôn, thậm chí ô nhiễm môi trường nước của Phù Đổng còn đang trở
thành vấn đề bức thiết lớn cho các cấp chính quyền ở địa phương và trở thành
nỗi lo lắng của mỗi người dân nơi đây Trong đó vấn đề được quan tâm nhất
của khu vực này phải kể đến sự suy giảm chất lượng nước mặt của tất cả các
thủy vực chứa nước trong xã Theo điều tra sơ bộ thì phần lớn nước thải sinh
hoạt và nước thải trong chăn nuôi ở đây được chảy theo các rãnh dẫn thải
chung của khu dân cư không qua xử lý và thải trực tiếp ra các ao và hệ thống
kênh mương thủy lợi Hệ thống biogas đã có, nhưng với con số gần 400 bể
biogas/ hơn 3 ,204 hộ của cả xã trong đó hơn 90% số hộ chăn nuôi thì lượng
nước thải chăn nuôi được qua xử lý là con số còn rất nhỏ
Xuất phát từ những thực tiễn trên tôi tiến hành đề tài: “Nghiên cứu
diễn biến chất lượng nước mặt của hệ thống kênh mương thủy lợi tại địa
bàn xã Phù Đổng, Gia Lâm , Hà Nội”
1 2 Mục đích và yêu cầu nghiên cứu
1.2.1. .1. Mục đích
+ Đánh giá hiện trạng chất lượng nước mặt của hệ thống thủy lợi xã
Phù Đổng, Gia Lâm, Hà Nội
+ Xác định loại nguồn thải và mức độ ảnh hưởng đến chất lượng nước
thủy lợi tại khu vực nghiên cứu
+ Xác định khả năng tự làm sạch của thủy vực nghiên cứu theo không
gian và thời gian
+ Đề xuất các biện pháp quản lý và sử dụng phù hợp
1.2 2 Yêu cầu
+ Xác định được loại và mức độ tác động của các nguồn thải đến chất
lượng nước của thủy vực nghiên cứu
2
Khóa luận tốt nghiệp _ Hồ Thị Thúy Hằng - _ MT51A
+ Đánh giá được diễn biến chất lượng nước hệ thống mương thủy lợi
xã Phù Đổng
+ Đề xuất được các biện pháp quản lý và sử dụng phù hợp
PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2 1 Các nguồn ảnh hưởng gây áp lực chính đến chất lượng nước mặt
khu vực nông thôn Việt Nam
Từ xưa đến nay ô nhiễm môi trường nông thôn là vấn đề ít khi được
đề cập đến vì tính không gian rộng lớn, ít yếu tố tác động và khả năng tự làm
sạch cao của môi trường ở đó Tuy nhiên, cùng với sự gia tăng dân số, sự chú
trọng đầu tư cho phát triển kinh tế mà coi nhẹ công tác môi trường, đang ngày
càng làm biến đổi sâu sắc chất lượng môi trường nông thôn, đặc biệt là môi
trường nước mặt Nước thải từ các hoạt động sống của con người như trồng
trọt, chăn nuôi, sinh hoạt, sản xuất công nghiệp, làng nghề…ngày càng xuất
hiện với mức độ lớn và thành phần phức tạp Các loại nước thải này hầu hết
không được qua xử lý mà đổ trực tiếp về các ao hồ, kênh mương … biến
chúng từ chức năng thủy lợi, điều hòa không khí thành những điểm lưu trữ và
tiêu thoát nước thải, làm suy giảm nghiêm trọng chất lượng nước mặt trong
các thủy vực này
2.1.1.Áp lực môi trường từ hoạt động trồng trọt
2 1 1.1. Áp lực môi trường từ hoạt động trồng trọt
Việt Nam là một đất nước có truyền thống sản xuất nông nghiệp lâu
đời, đặc biệt là canh tác lúa nước Tập quán sử dụng phân bón, nhất là các
loại phân chuồng, phân bắc đã trở thành thói quen trong sản xuất nông nghiệp
của người nông dân Về mặt tích cực, phân bón là nguồn cung cấp dinh
3
Khóa luận tốt nghiệp _ Hồ Thị Thúy Hằng - _ MT51A
dưỡng cần thiết cho cây trồng, nguồn bồi hoàn phần dinh dưỡng cây trồng đã
lấy đi từ đất Tuy nhiên, gia tăng dân số và nhu cầu lương thực thực phẩm
ngày càng cao, trong khi diện tích đất sản xuất ngày càng thu hẹp, đòi hỏi
người nông dân tiến hànhphải thâm canh, tăng vụ, đầu tư nhiều phân bón,
HCBVTV để tăng năng suất và phòng trừ sâu bệnh, đã đã làm nảy sinh nhiều
tác động xấu tới môi trường Số liệu thống kê cho thấy trong vòng 20 năm trở
lại đây lượng phân bón sử dụng ở nước ta không ngừng tăng cao qua các năm,
tổng các yếu tố dinh dưỡng đa lượng N+P
2
O
5
+K
2
O năm 2007 đạt trên 2,4
triệu tấn, tăng gấp 5 lần so với lượng sử dụng của năm 1985 Ngoài phân bón
vô cơ, hàng năm nước ta còn sử dụng khoảng 1 triệu tấn phân hữu cơ, hữu cơ
sinh học, hữu cơ vi sinh các loại Từ năm 2000 đến nay, khối lượng thuốc
BVTV được nhập khẩu và sử dụng ở Việt Nam cũng tăng từ 33.000 đến
75.000 tấn.
Bảng 2.1: Lượng phân bón vô cơ sử dụng ở Việt Nam qua các năm
(Đơn vị tính: nghìn tấn N, P
2
O
5
, K
2
O)
Năm N P
2
O
5
K
2
O NPK N+P
2
O
5
+K
2
O
1985 342,3 91,0 35,9 54,8 469,2
1995 831,7 322,0 88,0 116,6 1223,7
2005 1155,1 554,1 354,4 115,9 2063,6
2007 1357,5 551,2 516,5 179,7 2425,2
(Nguồn: Cục Trồng trọt, Bộ NN&PTNT)
Từ năm 2000 đến nay, khối lượng thuốc BVTV được nhập khẩu và sử
dụng ở Việt Nam cũng tăng từ 33.000 đến 75.000 tấn.
Tuy nhiên, đối với phân bón, mỗi loại cây trồng chỉ có khả năng sử dụng
một lượng nhất định phân bón đưa vào, còn lại là thất thoát theo các con đường
khác như bay hơi, thấm sâu, chảy tràn…do đó, lượng tồn dư phân bón hàng năm
là khá lớn Theo số liệu tính toán của các chuyên gia trong lĩnh vực nông hóa ở
Việt Nam, hiện nay hiệu suất sử dụng phân đạm mới chỉ đạt từ 30-45%, phân lân
từ 40-45% và Kali từ 40-50%, tùy theo chân đất, giống cây trồng, thời vụ,
4
Khóa luận tốt nghiệp _ Hồ Thị Thúy Hằng - _ MT51A
phương pháp bón, loại phân bón…Như vậy, còn có khoảng 60-65% lượng phân
đạm không được cây trồng hấp thụ (tương đương với 1,77 triệu tấn urê), 55-60%
lượng lân tương ứng với 2,07 triệu tấn supe lân và 55-60% lượng kali tương
đương với 344 nghìn tấn kali Clorua được bón vào đất nhưng cây trồng chưa sử
dụng được [1]… Trong số phân bón chưa được cây sử dụng, một phần còn lại
ở trong đất, một phần bị rửa trôi theo nước mặt do mưa, theo các công trình thủy
lợi ra các ao hồ, sông suối gây ô nhiễm nước mặt Một phần bị rửa trôi theo
chiều sâudọc xuống nguồn nước ngầm và một phần bị bay hơi do tác động của
nhiệt độ hay quá trình phản nitrat hóa gây ô nhiễm không khí (bảng 2 2). Trong
đó, ảnh hưởng của dư thừa phân bón qua nguồn nước gây ra rất nhiều ảnh hưởng
nguy hại. Dư thừa phân bón là nguồn bổ sung N, P, gây ô nhiễm hữu cơ nguồn
nước, nguồn gây thất thoát kim loại nặng ra môi trường, tạo ra nhiều chất độc
cho đời sống thủy sinh, gián tiếp gây hại cho sinh vật trên cạn, đặc biệt là sức
khỏe con người khi nguồn nước uống hay sản phẩm nông nghiệp có hàm lượng
nitrat cao.
Bảng 2.2: Lượng phân bón hàng năm cây trồng chưa sử dụng được
(Đơn vị tính: nghìn tấn N, P
2
O
5
, K
2
O)
Năm N P
2
O
5
K
2
O N+P
2
O
5
+K
2
O
1985 205,4 54,6 21,5 281,5
1995 499,0 193,2 52,8 734,2
2005 693,1 332,5 212,6 1238,2
2007 814,5 330,7 309,9 1455,1
(Nguồn: Cục trồng trọt, Bộ NN&PTNT)
Trong đó, ảnh hưởng của dư thừa phân bón qua nguồn nước gây ra rất nhiều
ảnh hưởng nguy hại. Dư thừa phân bón là nguồn bổ sung N, P, gây ô nhiễm
hữu cơ nguồn nước, nguồn gây thất thoát kim loại nặng ra môi trường, tạo ra
nhiều chất độc cho đời sống thủy sinh, gián tiếp gây hại cho sinh vật trên cạn,
đặc biệt là sức khỏe con người khi nguồn nước uống hay sản phẩm nông
nghiệp có hàm lượng nitrat cao.
5
Khóa luận tốt nghiệp _ Hồ Thị Thúy Hằng - _ MT51A
Đối với thuốc BVTV, việc lạm dụng bừa bãi vừa gây lãng phí thuốc,
gây hiện tượng kháng thuốc đối với sâu bệnh có hại, tiêu diệt nhiều sinh vậât
có ích, đồng thời ảnh hưởng xấu tới môi trường và môi sinh do tính độc của
các chất có trong thành phần của thuốc như Clo hữu cơ, Phosphat hữu cơ,
Nitơ hữu cơ và các kim loại nặng có tính độc cao Theo thống kê của tổ chức
y tế thế giới, tại các nước nghèo, trình độ dân trí thấp đã có hơn 100 000
người chết vì ngộ độc hóa chất BVTV trong nguồn nước và trong thực phẩm,
ngoài ra có khoảng 400 000 người khác bị ảnh hưởng đến sức khỏe[6] Ở
nước ta, qua điều tra thực tế tại các tỉnh, thành phố cho thấy hầu như 100%
nông dân thường vứt bao bì sau khi sử dụng tại các bờ ruộng, kênh rạch, vườn
cây…và sau khi phun thuốc BVTV thường súc rửa bình phun ngay tại các
kênh mương, ao hồ Đây chính là một nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường
nước mặt vùng nông thôn, và gây độc cho con người và sinh vật
2.11 2. Áp lực môi trường môi trường từ hoạt động chăn nuôi
Cùng với trồng trọt, chăn nuôi là một nguồn tác động lớn tới môi
trường nước mặt vùng nông thôn bởi tính phổ biến và thế mạnh của hoạt động
chăn nuôi trong phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn Trong thời gian
qua, ngành chăn nuôi nước ta phát triển với tốc độ nhanh chóng Tốc độ tăng
trưởng bình quân giai đoạn 2001-2006 đạt 8,9% Tổng đàn trâu, bò từ 6,7
triệu con năm 2002 tăng lên 9,7 triệu con năm 2007 (tăng 7,4%/năm), trong
đó:, đàn bò sữa tăng 15,0% / năm, đàn bò thịt tăng 9,7%/ năm và đàn trâu
tăng 1,1% / năm; đàn lợn tăng từ 21,8 triệu con năm 2001 lên 26,6 triệu con
năm 2007 (tăng 3,3%/ năm); đàn gia cầm trước khi có dịch cúm tăng mạnh từ
218 triệu con năm 2001 lên 254 triệu con năm 2003 (tăng 8,4%/năm); hiện
nay tổổng đàn gia cầm là 266 triệu con., Dự kiến mức tăng trưởng bình quân
6
Khóa luận tốt nghiệp _ Hồ Thị Thúy Hằng - _ MT51A
giai đoạn 2008-2010 đạt 8-9% năm; giai đoạn 2010 2015 đạt 6-7% năm và
giai đoạn 2015-2020 đạt 5-6% năm Do đó, lượng chất thải phát sinh trong
chăn nuôi hiện nay của nước ta là rất lớn Ước tính năm 2007, riêng ngành
chăn nuôi đã tạo ra hơn 61 triệu tấn phân các loại nhưng chỉ khoảng 40% số
chất thải này được xử lý, còn lại được xả thẳng trực tiếp ra môi trường
Mặc dù đã có bước phát triển, nhưng hình thức chăn nuôi chủ yếu ở nước
ta trong thời gian qua vẫn là chăn nuôi nông hộ với 2-3 con trâu bò, 5-10 con lợn
và 20-30 con gia cầm/ hộ Đi liền với kiểu chăn nuôi manh mún và nhỏ lẻ
theo truyền thống này là việc chất thải trong chăn nuôi được thải chung vào
hệ thống dẫn nước thải của gia đình và đổ tập trung ra những nơi chứa nước
trong khu dân cư mà không hề qua xử lý Một số các trang trại, gia trại với
quy mô lớn hơn bước đầu đã áp dụng các hình thức xử lý sơ bộ lượng phân và
nước thải bằng biogas hoặc ủ làm phân bón nhưng con số này không nhiều và
xử lý vẫn chưa triệt để Hơn nữa, các trang trại, gia trại vẫn chủ yếu nằm đan
xen trong khu dân cư và nước thải, phân thải được hòa lẫn với nước thải sinh
hoạt nên vừa gây ô nhiễm môi trường, vừa khó khăn cho công tác xử lý. Theo
kết quả điều tra chăn nuôi lợn 8 vùng sinh thái, số gia trại, trang trại chăn nuôi
lợn có áp dụng các biện pháp xử lý chất thải chiếm khoảng 74%, còn không
xử lý chiếm khoảng 26%; trong các hộ, các cơ sở có xử lý thì 64% áp dụng
các phương pháp sinh học (biogas, ủ ), số còn lại 36% xử lý bằng phương
pháp khác
Bảng 2.3: Thành phần hóa học của phân và nước tiểu một số loại gia súc
Loại chất thải
của vật nuôi
Hàm lượng theo % trọng lượng
N P
2
O
5
K
2
O
Phân tươi lợn 0,45 – 0,6 0,32 – 0,5 0,5 – 0,6
Nước tiểu lợn 0,07 – 0,15 0,2 – 0,7 0,3 – 0,5
Nước rửa chuồng lợn 0,25 0,49 0,48
Phân tươi bò sữa 0,7 0,5 0,5
Phân tươi bò thịt 0,3 0,2 0,5
Phân tươi gia cầm 1,2 1,3 0,6
7
Khóa luận tốt nghiệp _ Hồ Thị Thúy Hằng - _ MT51A
(Nguồn: Trần Hiếu Nhuệ, 2001)
Ngoài ra, tập quán chăn thả đại gia súc của bà con nông dân vẫn còn
phổ biến, đặc biệt đối với trâu và bò, làm cho các loại chất thải (phân và nước
tiểu) không những không được thu gom mà còn phát tán trên diện rộng, ảnh
hưởng trực tiếp đến đất đai, nguồn nước
Trong khi đó, chất thải chăn nuôi (chủ yếu là phân, nước tiểu và nước
rửa chuồng trại) có đặc tính là nhiều hữu cơ dễ phân hủy, nhiều chất rắn lơ
lửng nhiều vi sinh vật gây bệnh và có mùi hôi thối Theo kết quả phân tích
180 mẫu nước thải chăn nuôi cho thấy Coliform từ 1,1 10
2
– 7,5 10
8
/ ml,
E coli từ 1,9 10
2
– 6,7 10
8
, Clostridium từ 0,2 10
2
– 2,1 10
4
/ ml, và đều
vượt giới hạn cho phép, trên 30% số mẫu phát hiện Salmonella(+); 100% mẫu
nước thải đều không đạt TCVN 5942-2005 loại B về các chỉ tiêu cơ bản như
COD, BOD, SS, N
ts
, P
ts
Lượng gây ô nhiễm cao gấp 1,6 lần đến hàng ngàn
lần so với tiêu chuẩn Do đó, khi các chất thải này được các hộ thải trực tiếp
ra hệ thống ao hồ mương máng đã gây ra tình trạng ô nhiễm hữu cơ nặng nề
trong các thủy vực vùng nông thôn Gây mùi hôi thối và gây ra rất nhiều
bệnh ngoài da, bệnh về đường tiêu hóa ở các vùng chăn nuôi
Bảng: Thành phần hóa học của phân và nước tiểu một số loại gia súc
Loại chất thải của vật nuôi Hàm lượng theo % trọng lượng
N P
2
O
5
K
2
O
Phân tươi lợn 0,45 – 0,6 0,32 – 0,5 0,5 – 0,6
Nước tiểu lợn 0,07 – 0,15 0,2 – 0,7 0,3 – 0,5
Nước rửa chuồng lợn 0,25 0,49 0,48
Phân tươi bò sữa 0,7 0,5 0,5
Phân tươi bò thịt 0,3 0,2 0,5
Phân tươi gia cầm 1,2 1,3 0,6
Nguồn: Trần Hiếu Nhuệ, 2001
2.1 3 Áp lực môi trường từ hoạt động sinh hoạt
8
Khóa luận tốt nghiệp _ Hồ Thị Thúy Hằng - _ MT51A
Trong hoạt động sống hàng ngày con người phải sử dụng rất nhiều
nước cho việc ăn uống tắm giặt, vệ sinh, y tế và rất nhiều các hoạt động khác
Nước sau khi qua quá trình sử dụng đó của con người được gọi là nước thải
sinh hoạt Người ta đã ước tính rằng lượng nước thải sinh hoạt chiếm xấp xỉ
80% lượng nước tiêu thụ Do đó, cùng với sự tăng lên về dân số và mức sống
thì nước thải sinh hoạt ở các vùng nông thôn cũng ngày càng gia tăng về
lượng và thành phần
Bảng 2.4: Một số thành phần cơ bản trong nước thải từ khu dân cư
Thành phần Nguồn thải Ảnh hưởng trong nước
Các chất tiêu thụ oxy Hầu hết các chất hữu cơ Tiêu thụ oxy hòa tan
Các chất hữu cơ ít có khả
năng phân hủy sinh học
Chất thải công nghiệp, sản
phẩm sinh hoạt
Độc hại cho thủy sinh vật
Vi sinh vật Chất thải của con người Gây bệnh cho con người
Các chất tẩy rửa Các chất tẩy rửa trong
sinh hoạt và công nghiệp
Độc hại cho thủy sinh vật
Phosphat Các chất tẩy rửa Gây phú dưỡng
Dầu mỡ Chất thải sinh hoạt Độc hại cho thủy sinh vật
Các chất vô cơ Chất thải sinh hoạt Tăng độ muối trong nước
Các kim loại nặng Chất thải công nghiệp Độc hại trong nước
Các hợp chất càng cua Một số chất tẩy rửa, chất
thải công nghiệp
Vận chuyển và hòa tan
các ion kim loại nặng
Các chất thải rắn Mọi nguồn thải Độc hại cho thủy sinh vật
(Nguồn: Nguyễn Kim Thái, Lê Thị Thao – Sinh thái học và bảo vệ môi trường2007)
Những nhà lập kế hoạch đã ước tính ở các khu vực làng xã trong tương
lai sẽ cần 150 lít/người/ ngày cho việc sinh hoạt, và với động vật nuôi sẽ cần
150lít /động vật /ngày đối với động vật lớn, 8-10 lít /động vật /ngày đối với động
vật nhỏ[2] Do đó, với hơn 60 % dân số đang sống ở vùng nông thôn như nước
ta hiện nay và tốc độ gia tăng dân số trung bình là 1,2 % thì lượng nước thải sinh
hoạt hàng ngày là vô cùng lớn., Bên cạnh đó, với 44% số hộ dân nông thôn có
hố xí hợp vệ sinh và 100% nước thải từ bể phốt không qua xử lý được thải trực
9
Khóa luận tốt nghiệp _ Hồ Thị Thúy Hằng - _ MT51A
tiếp ra các thủy vực chứa nước thì nguy cơ suy giảm chất lượng nước mặt ở
nông thôn là điều dễ thấy
Bảng : Một số thành phần cơ bản trong nước thải từ khu dân cư
Thành phần Nguồn thải Ảnh hưởng trong nước
Các chất tiêu thụ oxy Hầu hết các chất hữu cơ Tiêu thụ oxy hòa tan
Các chất hữu cơ ít có khả
năng phân hủy sinh học
Chất thải công nghiệp, sản
phẩm sinh hoạt
Độc hại cho thủy sinh vật
Vi sinh vật Chất thải của con người Gây bệnh cho con người
Các chất tẩy rửa Các chất tẩy rửa trong
sinh hoạt và công nghiệp
Độc hại cho thủy sinh vật
Phosphat Các chất tẩy rửa Gây phú dưỡng
Dầu mỡ Chất thải sinh hoạt Độc hại cho thủy sinh vật
Các chất vô cơ Chất thải sinh hoạt Tăng độ muối trong nước
Các kim loại nặng Chất thải công nghiệp Độc hại trong nước
Các hợp chất càng cua Một số chất tẩy rửa, chất
thải công nghiệp
Vận chuyển và hòa tan
các ion kim loại nặng
Các chất thải rắn Mọi nguồn thải Độc hại cho thủy sinh vật
Nguồn: Nguyễn Kim Thái, Lê Thị Thao – Sinh thái học và bảo vệ môi trường2007
Nước thải sinh hoạt là loại nước có hàm lượng vi sinh vật rất cao và có
đặc tính gây nhiễm lớn Khoảng 10
11
đến 10
13
colibacteria/ngày/người được đưa
vào trong nước thải Tổng số vi khuẩn, kể cả các nhóm tương đối không có hại
là khoảng 10 000 loại Trong đó, có các loại vi khuẩn gây bệnh như
Sallmonella, vi khuẩn tả, thương hàn, các loại trứng giun, sán…Ngoài ra nước
thải sinh hoạt còn chứa các chất hormon, các chất kích thích, các vitamin từ chất
bài tiết của con người và động vật, có hàm lượng cao các hợp chất hữu cơ không
bền vững, dễ bị phân hủy sinh học và các chất dinh dưỡng (phốtpho, nitơ) (bảng
2 5 )
Bảng 2.5: Thành phần hóa học đặc trưng của nước thải sinh hoạt
Các chất (mg/l)
Ô nhiễm
Cao Trung bình Thấp
Tổng chất rắn 1000 500 200
Tổng chất lơ lửng 600 350 120
BOB5 300 200 100
10
Khóa luận tốt nghiệp _ Hồ Thị Thúy Hằng - _ MT51A
Tổng Nitơ 85 50 25
Amoniac 50 30 15
Nitrit 0,1 0,05 0
Nitrat 0,4 0,20 0,1
Clorua 175 100 15
Kiềm (như CaCO3) 200 100 50
Chất béo 40 20 0
(Nguồn: Phân tích nước thải sinh hoạt do hiệp hội Sức khỏe Cộng Đồng Mỹ)
Khi nước thải sinh hoạt chưa qua xử lý được đưa vào các thủy vực
nông thôn sẽ gây ra các biểu hiện chính: gia tăng hàm lượng chất rắn lơ lửng,
độ đục, độ màu; gia tăng hàm lượng hữu cơ, dẫn tới sựsự phú dưỡng hóa tạo
sự phát triển bùng nổ rong, tảo dẫn tới ảnh hưởng tiêu cực cho phát triển của
thủy sinh vật, cho việc cấp nước sinh hoạt và cảnh quan; gia tăng vi sinh vật,
đặc biệt là vi sinh vật gây bệnh tả lỵ, thương hàn ảnh hưởng đến sức khỏe
cộng đồng
2.1 4 Ô nhiễm do Áp lực môi trường từ hoạt động sản xuất công nghiệp và
làng nghề
Làng nghề là một hình thức sản xuất phổ biến ở khu vực nông thôn
Trong thời gian qua nhiều làng nghề truyền thống đã được khôi phục và phát
triển, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển kinh tế xã hội ở nông thôn
theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa Sự phát triển của làng nghề gắn với
sự phát triển của nông thôn, góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập, xóa
đói giảm nghèo và giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc Bên cạnh những mặt tích
cực, sự phát triển của làng nghề còn gây những ảnh hưởng xấutrực tiếp đến
môi trường, sức khỏe cộng đồng và sự phát triển bền vững
Cả nước hiện có hơn 1.450 làng nghề, trong đó riêng Đ(ĐBSH)BSH có
hơn 800 làng nghề Tùy vào loại hình sản xuất mà vấn đề ô nhiễm ở mỗi làng
nghề là khác nhau, nhưng nhìn chung đa số các làng nghề hiện nay đều ở trong
tình trạng ô nhiễm nghiêm trọng và vấn đề môi trường ởtrong các làng nghề thì
chưa được quan tâm đúng mức Trong đó, ô nhiễm nguồn nước là một vấn đề
11
Khóa luận tốt nghiệp _ Hồ Thị Thúy Hằng - _ MT51A
bức xúc lớn vì hầu hết các loại hình sản xuất đều qua sử dụng nước Ví dụ
trong các làng nghề chế biến lương thực thực phẩm như làm bánh đa, miến ,
bún, nấu rượu…nguồn gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng nhất là nước thải
qua các công đoạn sản xuất Kết quả khảo sát một số làng nghề cho thấy hầu
hết nước thải đều có BOD vượt tiêu chuẩn cho phép 12,8 - 140 lần, COD vượt
từ 9,7 - 87 lần Nước thải của làng nghề chạm bạc có chứa hàm lượng lớn kim
loại nặng, độ pH thấp, hàm lượng CN
-
gấp 1,5 lần , hàm lượng Zn
2+
gấp 2,1 lần
TCCP Nước thải của làng nghề ươm tơ dệt nhuộm và đồ da chứa nhiều hóa
chất, thuốc nhuộm, pH cao, COD, TS, SS độ màu rất cao…
Ở nhiều địa phương, đặc biệt là các tỉnh ĐBSHồng bằng sông
HồngBSH có nhiều làng nghề như Hà Tây cũ, Bắc Ninh có chất lượng nước
mặt và nước ngầm bị suy giảm nghiêm trọng do nước thải sản xuất của các
làng nghề Ví dụ nguồn nước mặt của một số làng nghề kim khí, chế biến nông
sản đang tồn tại các chất hữu cơ và kim loại gấp 100 lần TCCP Kết quả điều
tra cho thấy tỷ lệ mắc bệnh của người dân ở các làng nghề này cao hơn 15 -
25% so với làng thuần nông
Không gây ảnh hưởng phổ biến và rộng khắp như nguồn tác động từ
hoạt động làng nghề nhưng ô nhiễm nguồn nước do ảnh hưởng từ hoạt động sản
xuất công nghiệp cũng là một nguồn gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng nước
mặt khu vực nông thôn hiện nay do quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa Do
phát triển công nghiệp nhỏ lẻ, không đồng bộ, cùng với công tác quản lý môi
trường công nghiệp còn nhiều lỏng lẻo nên thực trạng ô nhiễm nước mặt do
nước thải công nghiệp đã và đang trong tình trạng báo động. Ô nhiễm nước do
sản xuất công nghiệp là rất nặng. Ví dụ ở ngành công nghiệp dệt may, ngành
công nghiệp giấy và bột giấy, nước thải thường có độ pH trung bình từ 9 - 11;
chỉ số nhu cầu oxy sinh hóa (BOD), nhu cầu oxy hóa học (COD) có thể lên tới
700 mg/l và 2,500 mg/l; hàm lượng chất rắn lơ lửng cao gấp nhiều lần giới hạn
12
Khóa luận tốt nghiệp _ Hồ Thị Thúy Hằng - _ MT51A
cho phép. Thành phần nước thải này có chứa CN
-
vượt đến 84 lần, H
2
S vượt 4,2
lần, hàm lượng NH
3
vượt 84 lần TCCP…nên đã gây ô nhiễm nặng nề các nguồn
nước mặt trong vùng dân cư.
Bảng: Các chất gây ô nhiễm nước mặt điển hình từ nước thải công nghiệp
Loại hình công nghiệp Chất gây ô nhiễm chính
Chế biến sữa BOD
5
, pH, SS
Chế biến đồ hộp, rau quả đông
lạnh
BOD
5
, COD, pH, SS, TDS
Chế biến bia rượu BOD
5
, pH, SS, Chất rắn có thể lắng
Chế biến thịt BOD
5
, pH, SS, Chất rắn có thể lắng, dầu mỡ,
độ đục
Xay bột BOD
5
, SS, t
o
Luyện thép Dầu mỡ, SS, CN
-
, phenol, SS, Fe, Sn, Cr, Zn,
t
o
Thuộc da BOD
5
, COD, SS, màu, kim loại nặng, NH
4
+
,
dầu mỡ, phenol, sulphua
Nhiệt điện BOD5, Cl, Dầu, pH, SS, t
o
Nguồn: Lê Trình, 1997
Do phát triển công nghiệp nhỏ lẻ, không đồng bộ, cùng với công tác quản lý
môi trường công nghiệp còn nhiều lỏng lẻo nên thực trạng ô nhiễm nước mặt
do nước thải công nghiệp đã và đang trong tình trạng báo động. Ô nhiễm
nước do sản xuất công nghiệp là rất nặng. Ví dụ ở ngành công nghiệp dệt
may, ngành công nghiệp giấy và bột giấy, nước thải thường có độ pH trung
bình từ 9-11; chỉ số nhu cầu oxy sinh hóa (BOD), nhu cầu oxy hóa học
(COD) có thể lên tới 700 mg/l và 2.500 mg/l; hàm lượng chất rắn lơ lửng cao
gấp nhiều lần giới hạn cho phép. Thành phần nước thải này có chứa CN
-
vượt
đến 84 lần, H
2
S vượt 4,2 lần, hàm lượng NH
3
vượt 84 lần TCCP nên đã gây ô
nhiễm nặng nề các nguồn nước mặt trong vùng dân cư.
Tại Hà Nội, hàng ngày có hơn 100 000 m
3
nước thải công nghiệp
chưa qua xử lý được đưa thẳng vào hệ thống thoát nước với hàng tấn hóa chất
độc hại có hàm lượng metal, chất hữu cơ và vô cơ cao Nồng độ BOD
5BOD5
và
COD ở nướccác nguồn thải phần lớn đều cao đã làm giảm lượng oxy hòa tan
13
Khóa luận tốt nghiệp _ Hồ Thị Thúy Hằng - _ MT51A
trong nước, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống thủy sinh vật và nguồn nước
Bảng 2.6: Các chất gây ô nhiễm nước mặt điển hình từ nước thải công nghiệp
Loại hình công nghiệp Chất gây ô nhiễm chính
Chế biến sữa BOD
5
, pH, SS
Chế biến đồ hộp, rau quả đông
lạnh
BOD
5
, COD, pH, SS, TDS
Chế biến bia rượu BOD
5
, pH, SS, Chất rắn có thể lắng
Chế biến thịt BOD
5
, pH, SS, Chất rắn có thể lắng, dầu
mỡ, độ đục
Xay bột BOD
5
, SS, t
o
Luyện thép Dầu mỡ, SS, CN
-
, phenol, SS, Fe, Sn, Cr,
Zn, t
o
Thuộc da BOD
5
, COD, SS, màu, kim loại nặng,
NH
4
+
, dầu mỡ, phenol, sulphua
Nhiệt điện BOD5, Cl, Dầu, pH, SS, t
o
(Nguồn: Lê Trình, 1997)
Như vậy, trước những áp lực ngày càng lớn của phát triển kinh tế, kéo
theo gia tăng của chất thải từ các hoạt động sống của con người, và sự lỏng
lẻo trong công tác môi trường ở khu vực nông thôn đã làm cho chất lượng
nước của các thủy vực nông thôn bị suy giảm nghiêm trọng Các hệ thống
kênh mương thủy lợi là nơi dẫn nước cho những cánh đồng, nguồn cấp nước
cho nuôi tôm cá, nước rửa chuồng trại cho chăn nuôi gia súc lớn… trở thành
nơi chứa đựng và lan truyền nước thải
Theo quan trắc hàng năm của viện khoa học Thủy lợi, Cục Thủy lợi
tại 8 hệ thống thủy lợi lớn ở nước ta từ năm 2004 đến nay đã cho thấy đều có
sự suy giảm chất lượng nước trên các hệ thống được quan trắc, trên nhiều
đoạn của hệ thống sông Nhuệ, sông Cầu, sông Đuống, hệ thống An Kim Hải,
hệ thống Dầu Tiếng…có sự ô nhiễm lớn, vượt TCCP nhiều lần của các thông
số N, P, BOD, COD, Cl
-
, SS, Coliform…Nhất là ở những vùng sản xuất nông
nghiệp lân cận trung tâm phát triển lớn tình trạng suy thoái chất lượng nước
14
Khóa luận tốt nghiệp _ Hồ Thị Thúy Hằng - _ MT51A
thủy lợi diễn ra càng phức tạp
2.2. Hiện trạng chất lượng nước mặt khu vực nông thôn ĐBSH
ĐBSH được biết đến với điều kiện địa hình tương đối bằng phẳng đất
đai màu mỡ được bồi đắp phù sa từ hai hệ thống sông lớn là sông Hồng và
sông Thái Bình; khí hậu nhiệt đới gió mùa, lượng mưa lớn, mạng lưới sông
ngòi dày đặc nên tài nguyên nước mặt của vùng khá phong phú dồi dào, là
nguồn cấp nước lớn cho sinh hoạt và sản xuất của người dân, đặc biệt là hoạt
động sản xuất nông nghiệp Theo Báo cáo hiện trạng môi trường Quốc gia
2003 cho thấy tổng lượng nước tự nhiên của vùng ĐBSH dao động trong
khoảng 115 - 137 tỷ m
3
[5], lượng mưa trung bình năm dao động từ 1 400mm
ở các vùng trung du phía Bắc Hà Nội đến 2 400mm ở khu vực Đông Nam
của vùng này, ở các khu vực còn lại lượng mưa trung bình năm nằm trong
khoảng từ 1 600 đến 1 800 mm/ năm Có 14 hệ thống thủy nông được xây
dựng trên sông Hồng và 16 hệ thống trên sông Thái Bình[3] Tổng nguồn
nước sử dụng cho 30 hệ thống tưới này không ngừng tăng từ 6 601 triệu m
3
năm 1985 lên đến 10 345 triệu m
3
năm 2005 do nhu cầu thâm canh và mở
rộng diện tích nhằm đáp ứng nhu cầu lương thực, thực phẩm cho nhân dân
Một số hệ thống thủy nông lớn của vùng được kể đến như hệ thống thủy lợi
sông Nhuệ, hệ thống tThủy lợi Bắc Đuống, hệ thống thủy lợi Bắc Hưng Hải,
An Kim Hải…
Chất lượng nước nói chung của cả hệ thống sông Hồng – Thái Bình ở
mức chấp nhận được và đều đạt tiêu chuẩn sử dụng cho sinh hoạt và công
nghiệp Tuy nhiên, ở gần các cửa xả của các cơ sở công nghiệp các giá trị
đều vượt quá tiêu chuẩn loại A (bảng 2.7)
15
Khóa luận tốt nghiệp _ Hồ Thị Thúy Hằng - _ MT51A
Bảng 2.7: Chất lượng nước hệ thống sông Hồng – Thái Bình
Chất lượng nước
Sông Hồng Sông Thái Bình
Loại A Loại B Loại A Loại B
COD X X
BOD
5
X X
N-NH
4
+
X X
DO X X
Coli (MNP/100ml) X X
Đánh giá chung X X
(Nguồn: Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia, 2003)
Ở một số con sông lớn trong hệ thống chất lượng nước cũng đang
trong tình trạng suy giảm nghiêm trọng. Sông nNhuệ là con sông tiếp nhận
nước thải của thành phố Hà Nội đã bị ô nhiễm nặng với giá trị DO giảm
xuống mức 1-2 mg/l, NH
4
4
+
+ trên 2,5mg/l ở đoạn hạ lưu cắt với sông Tô
Lịch., Sông Cấm và sông Tam Bạc (chảy qua Hải Phòng) bị ô nhiễm mạnh
Giá trị các thông số
BOD5
BOD
5
và COD của cả hai con sông này đều tăng dần
trong giai đoạn từ 1995 đến 1997, đặc biệt là sông Tam Bạc Riêng thủ đô Hà
Nội nằm ở phía Tây Bắc trung tâm ĐBSH, là trung tâm kinh tế văn hóa chính
trị, có mật độ dân số cao, trung bình 2.915 người/ km
2
(2002) cũng là nơi phát
triển tổng hợp nhiều loại hình sản xuất, nông nghiệp, công nghiệp dịch vụ thì
ảnh hưởng của quá trình phát triển kinh tế đến chất lượng nước mặt của các
hệ thống thủy nông càng lớn.
Riêng với thủ đô Hà Nội, trung tâm chính trị, văn hóa, kinh tế của cả
16
Khóa luận tốt nghiệp _ Hồ Thị Thúy Hằng - _ MT51A
nước và của ĐBSH, có mật độ dân số cao, trung bình 3.490 người/ km
2
(2008) cũng là nơi phát triển tổng hợp nhiều loại hình sản xuất, nông nghiệp,
công nghiệp dịch vụ thì ảnh hưởng của quá trình phát triển kinh tế đến chất
lượng nước mặt các hệ thống thủy nông của Hà Nội nói chung và các vùng
nông thôn ngoại thành Hà Nội nói riêng ngày càng lớn.
Tiềm năng nguồn nước mặt của Hà Nội có tiềm năng nguồn nước mặt
tương đối phong phú., n Hà Nội nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùaa vớicó
2 mùa rõ rệt: mùa hè nóng ẩm mưa nhiều, nhiệt độ không khí cao; mùa đông lạnh
khô, có mưa phùn,, nhiệt độ không khí tương đối thấp.p L. Lượng mưa trung bình
năm của Hà Nội dao động từ 1 600- 1 800mm, ở phía Bắc (vùng Sóc Sơn) có
lượng mưa tăng đến trên 2 000mm Lượng mưa phân bố rất không đều trong
năm, phân thành 2 mùa: mùa mưa và mùa khô Mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến
tháng 10 và chiếm khoảng 80% lượng mưa toàn năm, trong đó có tháng 7 hoặc
tháng 8 có lượng mưa lớn nhất với lượng mưa trung bình nhiều năm là 300 -
400mm, chiếm 50% lượng mưa của mùa mưa Mùa khô chủ yếu là mưa nhỏ và
mưa phùn kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, chỉ chiếm 20% lượng mưa
toàn năm Trong đó tháng 12 hoặc tháng 1 có lượng mưa ít nhất, dao động
trong khoảnglà 10,9- 18,8mm, chỉ chiếm 8,1% lượng mưa của mùa khô (bảng
2 8)
Bảng 2.8: Lượng mưa các tháng trong năm (thời đoạn 1961-2004)
Đơn vị: (mm)
Trạm I II III IV V VI VII VII IX X XI XII Năm
Hà
Nội
21,3 25,8 47 96,6 184,8 261,7 260 290 229,7 151,2 67,8 20,1 1656,0
Hoài
Đức
20,7 18,4 47,7 66,3 153,6 259,2 320,4 282,5 118,6 98,2 45,7 24,2 1455,5
Số ngày mưa trung bình năm tại Hà Nội là 1445,5 ngày/năm, số ngày
mưa tối đa trung bình từ tháng 5 đến tháng 8 hàng năm Theo thống kê tại Hà
17
Khóa luận tốt nghiệp _ Hồ Thị Thúy Hằng - _ MT51A
Nội hàng năm có từ 5- 10 trận mưa lớn kéo dài 3- 4 giờ và lượng mưa vượt
quá 100mm Do bị ảnh hưởng của gió mùa Đông Nam, Tây Nam và gió mùa
Đông Bắc, của các nhiễu động thời tiết như bão, áp thấp nên thường xảy ra
một số trận mưa lớn kép dài Ngoài nguồn nước mưa, Hà Nội còn có lượng
nước "quá cảnh" khổng lồ của sông Hồng, sông Cầu, sông Cà Lồ có thể khai
thác sử dụng Đoạn sông Hồng dài gần 35 km chảy qua thành phố Hà Nội
thuộc về phần hạ du của lưu vực gần như phân đôi lãnh thổ, có vai trò đặc biệt
quan trọng đối với tình trạng nước mặt của Hà Nội Lũ sông Hồng gây ảnh
hưởng đến đời sống của người dân, đến các công trình xây dựng và các khu
công nghiệp, nông nghiệp của thành phố
Các phân lưu của sông Hồng tại địa phận Hà Nội là sông Đuống (chảy
từ Tây sang Đông) và sông Nhuệ (chảy từ Bắc xuống Nam) làm nhiệm vụ
tiêu thoát nước cho thành phố và cấp nước cho các hoạt động sản xuất của
con người, chủ yếu là nông nghiệp ở ven đô Hệ thống kênh sông tiêu nước
nội thành: hệ thống này bao gồm sông Tô Lịch, sông Sét, sông Kim Ngưu,
sông Lừ được nối với nhau và cuối cùng đổ vào sông Nhuệ tại cống
Thanh Liệt và cống Hoà Bình Do đó, chất lượng nước của các hệ thống thủy
nông cấp nước cho vùng sản xuất nông nghiệp ở ngoại thành Hà Nội chịu rất
nhiều ảnh hưởng từ các hoạt động sinh hoạt, sản xuất trong nội thị
Trên cơ sở phân tích hệ thống các nguồn dữ liệu đã có, các kết quả
khảo sát bổ sung và nghiên cứu của Viện Địa lý vào năm 2006, cho thấy chất
lượng nước các con sông Hà Nội chịu nhiều ảnh hưởng của hoạt động phát
triển kinh tế và có xu hướng xấu đi Nước sông Hồng chứa nhiều cát bùn lơ
lửng, độ đục bình quân năm xấp xỉ 1000g/m
3
gây nhiều trở ngại cho việc sử
dụng nước trong sản xuất công nghiệp và sinh hoạt Các con sông trong
thành phố Hà Nội hàng ngày phải tiếp nhận khoảng 420 000- 475 000m
3
nước thải sinh hoạt và công nghiệp Nước thải chưa qua xử lý là nguyên nhân
18
Khóa luận tốt nghiệp _ Hồ Thị Thúy Hằng - _ MT51A
chủ yếu gây ô nhiễm nguồn nước tự nhiên Việc sử dụng các hoá chất trong
sản xuất nông nghiệp không chỉ gây ô nhiễm nước mặt mà cả nước ngầm tầng
Holoxen và Pleistoxen
Tại một số hệ thống thủy lợi lớn làm nhiệm vụ cấp nước cho sản xuất
nông nghiệp ở khu vực nông thôn ĐBSH nói chung và ngoại thành Hà Nội
nói riêng như hệ thống thủy lợi sông Nhuệ, hệ thống thủy lợi Bắc Hưng Hải,
hệ thống thủy lợi Bắc Đuống tình trạng suy giảm chất lượng nước tưới đang
là vấn đề đáng lo ngại tại các sông trong các hệ thống này
Với hệ thống thủy nông sông Nhuệ Sông là hệ thống có trục chảy
Bắc Nam lấy nước từ sông Hồng chảy qua địa phận hai tỉnh Hà Nam và Hà
Nội Chiều dài sông vào khoảng 74 km có nhiệm vụ tiêu thoát nước cho thủ
đô và cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp các huyện phía nNam thành
phố Hà Nội và các huyện phía bBắc tỉnh Hà Nam Tuy nhiên, chất lượng
nước sông ngày càng suy giảm nghiêm trọng do lượng nước thải tương đối
lớn từ sinh hoạt và sản xuất đổ về sông (riêng thủ đô Hà Nội hàng ngày đổ ra
khoảng 500 000 m
3
nước thải) Qua kết quả giám sát chất lượng nước do
Viện quy hoạch Thủy lợi tiến hành cho thấy chất lượng nước tại đoạn thượng
lưu của sông Nhuệ có chất lượng còn đảm bảo cấp cho sinh hoạt sauua khi đã
xử lý hàm lượng cặn lơ lửng và Coliform Nguồn nước sông Nhuệ bắt đầu bị
ô nhiễm nghiêm trọng từ cầu Tó điểm nhận nước thải lớn nhất từ sông Tô
Lịch Hàm lượng các chất ô nhiễm thể hiện qua nhu cầu oxy hóa sinh học
BOD, nhu cầu oxy hóa hóa học COD, hoặc các chất thuộc nhóm N như
NH
4
4
+
+, NO
2
2 , NO
3
-
NO3-
hay nhóm vi khuẩn như Coliform, Fecal.,
Coliform…Tại đập Thanh Liệt BOD
5
trung bình 78,13 mg/l, COD trung
bình 123,62 mg/l, Coliform trung bình 155.,000 Coli/100ml, NH
4
+
NH4+
trung
bình 1,585 mg/l…Theo kết quả kiểm tra mới của Trung Tâm Quan Trắc phân
tích Tài nguyên và Môi trường ngày 28/11/2009 cho thấy mức độ ô nhiễm
19
Khóa luận tốt nghiệp _ Hồ Thị Thúy Hằng - _ MT51A
của sông Nhuệ đang ở mức rất cao: hàm lượng COD cao gấp 3,53 lần; Ôxy
hòa tan là 1,78 mg/l nhỏ hơn 3,37 lần so với giới hạn cho phép loại A1 theo
QCVN 08/2008/BTNMT( nước dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt);
Amoni cao gấp 120,5 lần giá trị cho phép theo loại A2 quy chuẩn kỹ thuật
quốc gia về chất lượng nước mặt QCVN 08:2008/BTNMT ( nước dùng cho
mục đích cấp nước sinh hoạt nhưng phải áp dụng công nghệ xử lý phù hợp,
bảo tồn động vật thủy sinh).,[trang web] Kết quả khảo sát liên tục qua các
năm cho thấy tình trạng ô nhiễm chất lượng nước ngày càng tăng lên
Hệ thống thứ hai là hệ thống thủy lợi Bắc Hưng Hải – một trong 9 hệ
thống thủy lợi lớn nhất trong 9 hệ thống thủy lợi ở vùng Bắc Bộ, không thể
không kể đến là hệ thống thủy lợi Bắc Hưng Hải, cóvới nhiệm vụ tưới tiêu
cho gần 135.,000 ha thuộc các tỉnh Hải Dương, Hưng Yên, Bắc Ninh và một
phần diện tích phía Bắc của Hà Nội, đồng thời tạo nguồn cấp nước sinh hoạt,
công nghiệp và sản xuất của các làng nghề Cùng với quá trình hiện đại hóa
và phát triển dân số ở khu vực nông thôn, nguồn gây ô nhiễm trên lưu vực hệ
thống Bắc Hưng Hải ngày càng đa dạng và nhiều nơi đã bị ô nhiễm đến mức
báo động Số liệu quan trắc chất lượng nước trong hệ thống Bắc Hưng Hải do
viện khoa học thủy lợi Việt Nam thực hiện từ năm 2003 đến nay, tại 40 điểm
quan trắc trong hệ thống hàm lượng các chất ô nhiễm đều lớn hơn so với mẫu
nước tại cống Xuân Quan (nước nguồn vào hệ thống) Tại sông Cầu Bây,
trạm bơm Bình Hàn và trạm bơm An Vũ có hàm lượng các chất hữu cơ tính
theo COD vượt tiêu chuẩn cấp nước cho nông nghiệp Đây là những vị trí bị
ảnh hưởng rất lớn của chất thải đô thị, khu công nghiệp và các làng nghề Tại
25/40 vị trí quan trắc trong hệ thống đều phát hiện thấy hàm lượng NO
2
-
là
sản phẩm của quá trình phân hủy hữu cơ chứa đạm vượt tiêu chuẩn nước
dùng cho nông nghiệp Tổng hợp số liệu quan trắc cho thấy hàm lượng các
chất vô cơ chênh lệch giữa mùa mưa và mùa khô rất lớn và có xu hướng tăng
20
Khóa luận tốt nghiệp _ Hồ Thị Thúy Hằng - _ MT51A
cao trong mùa mưa; nguyên nhân chủ yếu của sự biến thiên này là do ảnh
hưởng của nhiệt độ đến tốc độ phân hủy chất hữu cơ; tại hầu hết các vị trí
trong hệ thống đều có hàm lượng Coliform tổng số cao hơn nhiều lần so với
TCCP Ngoài ra, các điểm quan trắc đều có hàm lượng kim loại nặng cao hơn
so với nguồn vào hệ thống, chứng tỏ ảnh hưởng rất lớn của nguồn chất thải và
nước thải từ các làng nghề đến chất lượng nước trong hệ thống Hiện nay,
nước các sông trong hệ thống đều đang bị ô nhiễm ở mức độ trung bình, hầu
hết các chỉ tiêu đều đạt tiêu chuẩn nước dùng cho nông nghiệp nhưng không
đạt tiêu chuẩn nước cấp cho ăn uống và sản xuất chế biến nông sản thực
phẩm; cá biệt có sông Cầu Bây nguồn nước không đạt tiêu chuẩn nước cấp
cho nông nghiệp Hàm lượng các chất ô nhiễm ở cuối sông đều cao hơn đầu
nguồn: chất hữu cơ tăng 2,16 lần, Cl
-
tăng 1,6 lần, NO
2
-
tăng 4 lần, riêng chất
lơ lửng lại có xu hướng giảm xuống so với điểm lấy mẫu tại đầu nguồn
Như vậy, nguồn tài nguyên nước mặt của nông thôn ĐBSH tương đối
lớn, nhưng chất lượng thì đang có xu hướng suy giảm nghiêm trọng do tác
động rất lớn của những hoạt động sản xuất phát triển kinh tế của con người.
Sự suy giảm chất lượng nước mặt đó, mà tiêu biểu là sự suy giảm chất lượng
nước trong các hệ thống sông phục vụ mục đích tưới tiêu và sản xuất nông
nghiệp đã gây ra những tác động trở lại không nhỏ đến sản xuất, môi sinh và
sức khỏe con người.
21
Khóa luận tốt nghiệp _ Hồ Thị Thúy Hằng - _ MT51A
22
Khóa luận tốt nghiệp _ Hồ Thị Thúy Hằng - _ MT51A
IIPHẦN 3: . ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
3.1 Đối tượng nghiên cứu
+ Chất lượng nướcHệ thống mương thủy lợi nội đồng của xã Phù Đổng,
Gia Lâm, Hà Nội.
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Nhằm đạt được những mục đích nghiên cứu của đề tài Trong phạm vi
của đề tài tôi tiến hành quan trắc nghiên cứu diễn biến chất lượng nước của
mương thủy lợi xã Phù Đổng trong thời gian từ tháng 5/2009 đến tháng hết
tháng 4/2010.
3.3 Nội dung nghiên cứu
+ Xác định các nguồn thải gây tác động lên chất lượng nước của hệ
thống kênh mương thủy lợi tại xã Phù Đổng.
+ Đánh giá diễn biến chất lượng nước của thủy vực nghiên cứu theo
không gian và thời gian thông qua một số các thông số lý hóa: pH, Eh, DO,
NO3
-
, NH4
+
, PO4
3-
, BOD5, COD.
+ Đánh giá ảnh hưởng của các loại nguồn thải tới chất lượng nước của
thủy vực nghiên cứu.
3.4 Phương pháp nghiên cứu
3.4 1 Phương pháp điều tra thu thập các tài liệu thứ cấp phục vụ cho nội
ddung nghiên cứu
3.4 2.2. Phương pháp, vị trí và tần suất lấy mẫu
+ Phương pháp lấy mẫu: Mẫu nước phân tích được lấy theo phương pháp
lấy mẫu nước mặt đảm bảo tiêu chuẩn TCVN 5996:1995 đối với nước ao, hồ,
sông, rạch
+ Vị trí lấy mẫu: Mẫu nước được lấy tại 6 vị trí trên hệ thống mương nội
đồng của xã Phù Đổng.
23
Khóa luận tốt nghiệp _ Hồ Thị Thúy Hằng - _ MT51A
+ Tần suất lấy mẫu: Mẫu được lấy với tần suất 2 tuần/ lần từ tháng 5/
2009 đến tháng 4/2010.
Sơ đồ vị trí lấy mẫu
Bảng 3.1: Vị trí và đặc điểm các điểm lấy mẫu
Điểm
lấy mẫu
Tọa độ Mô tả Ghi chú
M1
N= 20
o
59
’
46
’’
E=106
o
03
’
20,7
’’
Nơi đầu tiên tiếp nhận nước tưới cấp về
trong trục mương chính nghiên cứu đồng
thời tiếp nhận nguồn thải phức hợp của
nước thải sinh hoạt và chăn nuôi từ khu
dân cư và nước thải trồng trọt
Đầu
dòng
chảy
nghiên
cứu
M2
N= 20
o
59
’
00
E=106
o
03
’
20,7
’’
Nằm trên trục chính của dòng chảy, có bổ
sung nguồn thải nông nghiệp.
M3
N= 21
o
04
’
6,5
’’
E=105
o
57
’
56,3
’’
Nằm trên trục chính của dòng chảy, có bổ
sung nguồn thải nông nghiệp.
M4
N= 21
o
03
’
56,1
’’
E=105
o
57
’
53,1
’’
Điểm lấy mẫu cuối dòng chảy chính, cách
xa nguồn tiếp nhận trực tiếp nước thải.
Cuối
dòng
chảy
M5
N= 21
o
03
’
47,5
’’
E=105
o
57
’
38,8
’’
Vị trí lấy mẫu trong mương nhánh, tiếp
nhận nguồn thải nông nghiệp không chịu
tác động của các nguồn thải khác.
Mẫu đối
chứng
24
Khóa luận tốt nghiệp _ Hồ Thị Thúy Hằng - _ MT51A
M6
N= 21
o
03
’
30,3
’’
E=105
o
57
’
46,9
’’
Vị trí lấy mẫu trong mương nhánh, tiếp
nhận nguồn thải phức hợp (sinh hoạt và
chăn nuôi
) từ khu dân cư, ít có sự trao
đổi dòng chảy, lượng nước trong mương
là do nước thải khu dân cư và nước mưa.
3.4 3 Phương pháp phân tích
Mẫu nước mặt lấy về được phân tích đo đạc với các chỉ tiêu pH, Eh,
DO, NH
4
+
, NO
3
-
, PO
4
3-
, BOD
5,
COD theo các phương pháp sau:
+ T, DO, Eh, pH được đo bằng máy đo Horiba
+ NH
4
+
được xác định bằng phương pháp so màu dùng thuốc thử Nessler
+ NO
3
-
được xác định bằng máy quang phổ UV/VIS ở bước sóng 410 nm
+ PO
4
3-
được xác định bằng phương pháp Oniani
+ BOD
5
được xác định bằng phương pháp nuôi cấy trong tủ định ôn tại
20
o
C trong vòng 5 ngày
+ COD được xác định bằng phương pháp chuẩn độ với K
2
Cr
2
O
7
sử dụng
muối Mohr.
3.4 4. . Phương pháp xử lý số liệu
+ Kết quả đo đạc, phân tích các thông số chất lượng nước Số liệu sơ cấp
được xử lý bằng phần mềm Excel.
.
25