HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
KHOA
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
-------- & -------
TIỂU LUẬN
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ KINH TẾ VÀ QUÂN
SỰ
ĐỀ TÀI:
NỘI DUNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MNH VỀ PHÁT
TRIỂN KINH TẾ ĐI
ĐƠI VỚI THỰC HÀNH TIẾT KIỆM VÀ
SỰ VẬN DỤNG CỦA ĐẢNG TRONG THỜI KỲ ĐỔI MỚI
Giảng viên hướng dẫn :
Sinh viên
:
MSSV
:
Lớp
:
TS
. Lê Đình Năm
Nguyễn Trường Hồng Linh
1955330022
Tư tưởng Hồ Chí Minh K39
Hà Nội – 2022
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 4
1.TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI .........................................................................
4
2.MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU ..........................................................
5
2.1.Mục đích nghiên cứu .............................................................................
5
2. 2.Nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................ 5
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ..........................................................
5
3.1. Đối tượng nghiên cứu ..........................................................................
5
3. 2.Phạm vi nghiên cứu .............................................................................. 5
4. CƠ SỞ PHƯƠNG PHÁP LUẬN .........................................................................
6
4.1.
Cơ sở phương pháp
luận ...................................................................... 6
4.2.
Phương pháp nghiên
cứu ..................................................................... 6
5. Ý NGHĨA LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI ............................................... 6
5.1.
Ý nghĩa lí
luận ...................................................................................... 6
5.2.
Ý nghĩa thực
tiễn .................................................................................. 6
6. KẾT CẤU CỦA TIỂU LUẬN .............................................................................
6
NỘI DUNG ...................................................................................................... 7
2
2
CHƯƠNG 1 ......................................................................................................
7
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ ĐI ĐÔI VỚI
THỰC HÀNH TIẾT KIỆM ...........................................................................
7
1.1.
Mục tiêu của phát triển kinh tế đi đôi với thực hành tiết
kiệm ............ 7
1.2.
Nội dung chủ yếu của tư tưởng phát triển kinh tế đi đôi với thực
hành
tiết kiệm .....................................................................................................
10
1.3.
Mối quan hệ giữa phát triển kinh tế và thực hành tiết
kiệm .............. 15
CHƯƠNG 2 ....................................................................................................
19 VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ
ĐI
ĐÔI VỚI THỰC HÀNH TIẾT KIỆM TRONG THỜI KỲ ĐỔI MỚI ..........
19 2.1. Thực trạng, sự cần thiết phải vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về
phát triển kinh tế đi đôi với thực hành tiết kiệm trong thời kỳ hiện
nay ........... 19
2.2.Giải pháp và phương hướng ............................................................... 31
KẾT LUẬN ................................................................................................... 35
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................... 37
3
3
MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài
Chủ tịch Hồ Chí Minh là anh hùng giải phóng dân tộc, nhà văn hoá kiệt
xuất. Suốt cuộc đời, Người phấn đấu hi sinh vì độc lập, tự do cho Tổ quốc,
hạnh phúc cho nhân dân. Cùng với sự nghiệp của Đảng ta, dân tộc ta. Hồ Chí
Minh đã để lại cho hậu thế một tài sản tinh thần vô giá. Trong hệ thống tư
tưởng của Người, tư tưởng kinh tế làm một trong những tư tưởng mẫu mực
của sự vận dụng sáng tạo những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác Lênin
và những quy luật kinh tế khách quan vào điều kiện lịch sử cụ thể của Việt
Nam. Tuy nhiên, theo Hồ Chí Minh đi đơi với phát triển kinh tế, cần phải thực
hành tiết kiệm, những tư tưởng đó đã chỉ đạo cho Đảng ta hoạch định đường
lối chính sách, kinh tế trong từng thời kỳ, từng giai đoạn của cách mạng nhằm
đảm bảo kháng chiến thắng lợi và kiến quốc thành công. Ngày nay, điều kiện
trong nước và thế giới đã có những biến đổi sâu sắc, nhưng tư tưởng Hồ Chí
Minh nói chung và tư tưởng kinh tế nói riêng vẫn có ý nghĩa lớn lao.
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng (1986) đã xác định:
Đường lối đổi mới, tạo cho nền kinh tế Việt Nam đạt được nhiều thành tựu
quan trọng nhưng cũng gặp khơng ít khó khăn, thách thức. Bốn nguy cơ mà
Hội nghị toàn quốc nhiệm kỳ của Đảng (1994) đã xác định trong đó có nguy
cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế, ngày càng biểu hiện rõ nét. Thực tiễn đòi hỏi
chúng ta phải đi sâu nghiên cứu tư tưởng kinh tế Hồ Chí Minh nhằm rút ra
những bài học và vận dụng tư tưởng đó cho phù hợp với bối cảnh quốc tế mới
để góp phần đắc lực vào việc phát triển nền kinh tế nói chung, thúc đẩy sự
nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước thành cơng nói riêng cùng với
sự phát triển kinh tế của đất nước. Hồ Chí Minh cũng đưa ra những yêu cầu
mới cho việc thực hiện tiết kiệm, chống lãng phí của Đảng và nhân dân ta.
Người yêu cầu không chỉ thực hành tiết kiệm chung mà phải tiết kiệm ở từng
4
4
ngành, từng khối, từng vùng đặc biệt là trong từng lớp cán bộ, công nhân viên
chức của đất nước.
Với mong muốn góp phần làm sáng tỏ thêm quan điểm của Hồ Chí
Minh về phát triển kinh tế, đánh giá quá trình vận dụng tư tưởng phát triển
kinh tế đi đơi với thực hành tiết kiệm của Hồ Chí Minh trong thời kỳ quá độ ở
Việt Nam, em xin được chọn đề tài: “Nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về
phát triển kinh tế đi đôi với thực hành tiết kiệm và sự vận dụng của Đảng
trong thời kỳ đổi mới” làm đề tài cho bài tiểu luận của mình.
2.Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1.Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu đề tài là làm sáng tỏ cơ sở lý luận, cũng như thực
tiễn vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển kinh tế đi đôi với thực hành
tiết kiệm, khẳng định tính thực tiễn của đề tài.
2.2.Nhiệm vụ nghiên cứu
- Phân tích một cách có hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh về nội dung phát triển
kinh tế đi đôi với thực hành tiết kiệm.
- Làm rõ sự vận dụng của Đảng ta về vấn đề phát triển kinh tế đi đôi với thực
hành tiết kiệm của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay.
- Đưa ra một số giải pháp, phương hướng để thực hiện thật tốt việc vận dụng tư
tưởng Hồ Chí Minh về phát triển kinh tế đi đôi với thực hành tiết kiệm trong
giai đoạn hiện nay. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển kinh tế đi đôi
với thực hành tiết kiệm và sự vận dụng của Đảng trong thời kỳ đổi mới.
3.2.Phạm vi nghiên cứu
Tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển kinh tế đi đôi với thực hành tiết
kiệm.
5
5
4. Cơ sở phương pháp luận
4.1. Cơ sở phương pháp luận
Tiểu luận được thực hiện trên cơ sở những nguyên lý cơ bản của tư
tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Hồ Chí Minh về phát triển kinh tế đi
đôi với thực hành tiết kiệm.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp phân tích, tổng hợp, nghiên cứu tư liệu, sự kiện lịch sử.
Đây là nguyên tắc quan trọng nhất đối với các cơng trình nghiên cứu về Hồ
Chí Minh.
- Phương pháp so sánh, đối chiếu.
- Phương pháp kết hợp lí luận và thực tiễn.
5. Ý nghĩa lí luận và thực tiễn của đề tài
5.1. Ý nghĩa lí luận
Tiểu luận đã hệ thống lại những nghiên cứu, tư tưởng của Hồ Chí Minh
về phát triển kinh tế đi đơi với thực hành tiết kiệm từ đó chỉ ra sự vận dụng
của Đảng ta trong thời kỳ mới.
5.2. Ý nghĩa thực tiễn
Tiểu luận chứng minh việc kế thừa Tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển
kinh tế đi đôi với thực hành tiết kiệm là yếu tố cần thiết cho sự phát triển của
đất nước trong thời kỳ đổi mới.
6. Kết cấu của tiểu luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, tiểu luận
được kết cấu thành 2 chương:
Chương 1: Tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển kinh tế đi đôi với thực hành
tiết kiệm.
Chương 2: Vận dụng của Đảng trong thời kỳ đổi mới.
6
6
NỘI DUNG
Chương 1
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ ĐI ĐÔI VỚI
THỰC HÀNH TIẾT KIỆM
1.1. Mục tiêu của phát triển kinh tế đi đôi với thực hành tiết kiệm
1.1.1. Phát triển sản xuất đi đôi với thực hành tiết kiệm là nhằm
nâng cao đời sống nhân dân, xây dựng chủ nghĩa xã hội
Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn coi kinh tế là cơ sở, là nền tảng để chăm lo
phát trển con người, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân,
phát triển các lĩnh vực văn hóa, xã hội… Để cải tạo nền kinh tế cũ, xây dựng
và phát triển kinh tế xã hội chủ nghĩa, theo Người, phải huy động sức lực của
toàn dân, mọi cấp, mọi ngành thi đua đẩy mạnh sản xuất.
Người nêu rõ: “Nhiệm vụ quan trọng bậc nhất của chúng ta hiện nay là
phát triển sản xuất, để nâng cao đời sống vật chất và văn hóa của nhân dân.
Muốn có chủ nghĩa xã hội thì khơng có cách nào khác là phải dốc lực lượng
của mọi người ra để sản xuất. Sản xuất là mặt trận chính của chúng ta hiện
nay ở miền Bắc, … khẩu hiệu của chúng ta là: tất cả phục vụ sản xuất! Tất cả
chúng ta, bất kỳ ở cấp nào, ngành nào, đều phải góp sức làm cho sản xuất phát
triển”.
Trong các bài nói chuyện với cán bộ và nhân dân các địa phương,
Người tiếp tục khẳng định tính tất yếu của việc đẩy mạnh sản xuất. Người coi
đẩy mạnh sản xuất là vấn đề trọng tâm, gốc rễ của mọi vấn đề kinh tế. Vì vậy,
tất cả mọi đường lối, chủ trương, chính sách kinh tế của Đảng ta đều khơng
ngừng đẩy mạnh sản xuất, thực hành tiết kiệm để nâng cao đời sống vật chất,
văn hóa của nhân dân. Người nói: “Tiết kiệm là cốt để giúp vào tăng gia sản
7
7
xuất, mà tăng gia sản xuất là để dần dần nâng cao mức sống của bộ đội, cán
bộ và nhân dân.”
Ngay khi đất nước được độc lập, Hồ Chí Minh đã quan tâm đến việc
vận động nhân dân gia tăng sản xuất để đẩy lùi nạn đói và ổn định đời sống.
Trong thư gửi nông gia Việt Nam, Người nhắc nhở: “Hiện nay chúng ta có hai
việc quan trọng nhất: cứu đói ở Bắc và kháng chiến ở Nam. “Thực túc” thì
“binh cường”, cấy nhiều thì khỏi đói”. Vì vậy, Người kêu gọi nông dân:
“Tăng gia sản xuất! Tăng gia sản xuất ngay! Tăng gia sản xuất nữa! Đó là
khẩu hiệu của ta ngày nay. Đó là cách thiết thực của chúng ta để giữ vững
quyền tự do, độc lập”. Thực hiện lời kêu gọi đó của Người, nhân dân cả nước
đã đồn kết và tích cực thi đua sản xuất với khẩu hiệu “tấc đất tấc vàng”, nhờ
đó, nơng nghiệp được khơi phục và phát triển, nạn đói được đẩy lùi, đời sống
của nhân dân được nâng lên một bước.
Khi đất nước bước vào cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân
Pháp, để đáp ứng yêu cầu của cuộc kháng chiến, Người đề nghị phải đẩy
mạnh “Tăng gia sản xuất để làm cho dân ai ũng đủ mặc, đủ ăn”.
Theo Hồ Chí Minh, muốn tăng gia sản xuất có hiệu quả, phải huy động
toàn bộ sức lực của dân, trí tuệ của dân, của cải của dân nhằm đem lại lợi ích
thiết thực cho dân. Với Người, tăng gia sản xuất phải đi liền với tiết kiệm,
Người nói: “Làm cho nhiều, tiêu thì ít, làm chóng tiêu chậm, tức là đầy đủ.
Nhờ đó mà nghèo trở nên đủ, đủ trở nên giàu, giàu thì giàu thêm”.
Bước
vào thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Người xác định: “Đặc điểm to nhất
của ta trong thời kỳ quá độ là từ một nước nông nghiệp lạc hậu tiến thẳng lên
chủ nghĩa xã hội không phải kinh qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa”.
Vì vậy, trong quá trình cách mạng xã hội chủ nghĩa, chúng ta phải cải tạo nền
kinh tế cũ và xây dựng nền kinh tế mới, đó là một cuộc biến đổi tồn diện,
sâu sắc và khó khăn. Nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng phải xây dựng
một xã hội hoàn toàn mới chưa từng có trong lịch sử dân tộc. Nhờ xác định
8
8
đúng đặc điểm, nội dung, nhiệm vụ của thời kỳ quá độ, Chủ tịch Hồ Chí
Minh đã chỉ rõ những việc cần làm trong phát triển kinh tế, văn hoá. Trong
đó, Người ln đề cao vai trị của cán bộ và nhân dân trong việc đẩy mạnh
sản xuất, thực hành tiết kiệm, chống tham ơ, lãng phí để xây dựng và phát
triển nền kinh tế quốc dân vững mạnh, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao trong
đời sống nhân dân. Người nhiều lần khẳng định: “Chủ nghĩa xã hội là nhằm
nâng cao đời sống vật chất và văn hoá của nhân dân”. Để thực hiện mục đích
cao đẹp đó, theo Hồ Chí Minh, nhân dân lao động phải tự xây lấy, phải phát
huy tính độc lập, sáng tạo của mỗi người. Muốn vậy, nhân dân ta phải ra sức
thi đua tăng gia sản xuất, thực hành tiết kiệm, chống tham ô, lãng phí và quan
liêu.
Đối với Chính phủ, Người nhấn mạnh: “Hết sức chăm lo đời sống nhân
dân. Phải ra sức phát triển sản xuất và thực hành tiết kiệm, lại phải phân phối
cho công bằng hợp lý, từng bước cải thiện việc ăn, mặc, ở, học, phục vụ sức
khoẻ và giải trí của nhân dân”. Có lúc Người u cầu: “… Lâu nay, chúng ta
địi hỏi nhân dân đóng góp. Từ đây, chúng ta phải ra sức hướng dẫn và giúp
đỡ nhân dân hơn nữa trong việc sản xuất và tiết kiệm, để cải thiện đời sống
của bộ đội và nhân dân, để làm cho dân giàu, nước mạnh”.
1.1.2. Phát triển kinh tế đi đôi với thực hành tiết kiệm nhằm giáo dục
nhiệm vụ dân chủ cho toàn dân
Ngoài mục tiêu kinh tế, kế hoạch đẩy mạnh sản xuát, thực hành tiết
kiệm nhằm mục tiêu giáo dục chính trị sâu sắc cho tồn dân. Người nói: “Nó
giáo dục cán bộ và nhân dân quyền hạn và nhiệm vụ dân chủ. Nó thắt chặt
thêm mối đồn kết giữa các tầng lớp nhân dân. Nó nâng cao trình độ chính trị
của cán bộ, của chiến sĩ và nhân dân. Nó gắn liền với lòng yêu nước với tinh
thần quốc tế”.
Phát triển kinh tế, thực hành tiết kiệm không chỉ nhằm mục tiêu kinh tế
mà nó cịn có ý nghĩa chính trị to lớn: Nâng cao đời sống vật chất và tinh thần
9
9
cho nhân dân, xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội và giáo dục nhiệm vụ
cách mạng cho cán bộ, nhân dân. Bởi theo Người, chính trị là sự tham gia vào
công việc kinh tế, là việc vạch hướng đi cho kinh tế, xác định những hình
thức, nhiệm vụ, nội dung hoạt động của nền kinh tế. Người nói: “Chính trị
bây giờ phải đi với kinh tế, cơng tác chính trị là mạch sống của công tác kinh
tế”.
Thực tiễn lịch sử cách mạng dân tộc cho thấy, sự kết hợp đẩy mạnh sản
xuất và thực hành tiết kiệm có vai trị và ảnh hưởng lớn vì có nội dung cụ thể
nhằm thực hiện nhiệm vụ chính trị, mục tiêu cách mạng của từng chặng
đường, từng thời kỳ. Chính nhiệm vụ chính trị, mục tiêu cách mạng đã định
hướng đúng đắn cho cả dân tộc, mọi tổ chức, đơn vị, cá nhân có ý thức về
trách nhiệm của mình và tạo nên tính cách mạng và sức sống của phong trào
đẩy mạnh sản xuất, thực hành tiết kiệm.
1.2. Nội dung chủ yếu của tư tưởng phát triển kinh tế đi đôi với thực
hành tiết kiệm
1.2.1. Phát triển sản xuất đi đôi với thực hành tiết kiệm là trách
nhiệm, là nghĩa vụ thiêng liêng của mỗi công dân đối với Tổ quốc
Đẩy
mạnh sản đi đôi với thực hành tiết kiệm là nét nổi bật trong tư duy kinh tế của
Hồ Chí Minh. Người cho rằng, giữa sản xuất và tiết kiệm luôn gắn liền với
nhau như một phương châm thực hành lao động cho nền kinh tế vốn nghèo
nàn, lạc hậu như nước ta. Đẩy mạnh tăng gia sản xuất và thực hành tiết kiệm
là trách nhiệm, là một nghĩa vụ thiêng liêng của mỗi cơng dân đối với Tổ
quốc. Vì vậy, toàn dân phải hiểu rằng tăng gia sản xuất và thực hành tiết kiệm
tức là yêu nước, là ích nước, lợi nhà. Cho nên, mỗi người dân phải có ý thức
tự nguyện, tự giác, phải có lịng say mê nhiệt tình tham gia lao động, góp phần
xây dựng nền kinh tế nước nhà.
10
10
Người hiểu rõ giá trị của việc tăng gia sản xuất và tiết kiệm trong xây
dựng kinh tế. nhất là đối với nước nghèo, đời sống thấp kém, Người cho rằng
muốn vươn lên thì vấn đề quan trọng là phải cần cù lao động và tiết kiệm.
Người giải thích: “Nước ta cịn nghèo, muốn sung sướng thì phải tự lực cánh
sinh, cần cù lao động. Phải cố gắng lao động sản xuất – lao động là nghĩa vụ
thiêng liêng, là nguồn sống, nguồn hạnh phúc của chúng ta. Trong xã hội ta,
khơng có nghề nào thấp kém, chỉ những kẻ lười biếng, ỷ lại mới đáng xấu
hổ”.
Do đó, mọi người đều phải siêng năng, cần cù lao động, coi đó vừa là
nguồn sáng, vừa là nghĩa vụ và là niềm hạnh phúc của chúng ta. Người cịn
nói:
“Người siêng năng thì mau tiến bộ.
Cả nhà siêng năng thì chắc ấm no
Cả làng siêng năng thì làng phồn thịnh
Cả nước siêng năng thì nước mạnh giàu”
Người lên án tính lười biếng: “Lười biếng là kẻ địch của chữ cần. Vì
vậy, lười biếng cũng là kẻ địch của dân tộc”.
Hồ Chí Minh rất coi trọng người lao động, coi người lao động là vốn
quý nhất và Người đòi hỏi phải tổ chức lao động cho tốt để tiết kiệm lao động,
Người nói: “Phải biết quý trọng sức người là vốn quý nhất của ta. Chúng ta
cần hết lịng chăm sóc sức khoẻ và sử dụng thật hợp lý sức lao động của nhân
dân ta”.
Như vậy, quan điểm phát triển sản xuất đi đôi với thực hành tiết kiệm
của Hồ Chí Minh là bằng mọi cách sử dụng có hiệu quả sức người, sức của
cho công cuộc xây dựng kinh tế. Sản xuất phải đi đôi với tiết kiệm, nếu sản
xuất mà không biết tiết kiệm thì khác nào như gió vào nhà trống, tiết kiệm là
nghĩa vụ của tất cả mọi người.
11
11
Tuy nhiên, Người cho rằng tiết kiệm là không xa xỉ, khơng hoang phí,
khơng bừa bãi, nhưng “Tiết kiệm khơng phải là bủn xỉn, không phải là xem
đồng tiền to bằng cái nống, gặp việc đáng làm cũng không làm, đáng tiêu
cũng không tiêu. Tiết kiệm không phải là ép bộ đội, cán bộ và nhân dân nhịn
ăn, nhịn mặc”. Mà tiết kiệm là: “Khi khơng nên tiêu xài thì một đồng xu cũng
khơng nên tiêu. Khi có cơng việc đáng làm, việc lợi ích cho đồng bào, cho Tổ
quốc, thì dù bao nhiêu cơng, tốn bao nhiêu của, cũng vui lòng. Như thế mới
đúng là kiệm”.
Quan điểm về tiết kiệm của Hồ Chí Minh mang nội dung khoa học, đó
là tích luỹ để có nhiều sản phẩm và để được tiêu dùng nhiều hơn, để xây dựng
cơ sở vật chất của chủ nghĩa xã hộ. Tiết kiệm để sử dụng thời gian, nhân lực,
tài lực, trí tuệ của con người một cách đạt hiệu quả hơn trong điều kiện cho
phép. Tiết kiệm là hình thức giáo dục, bồi dưỡng đạo đức cách mạng và huy
động nguồn lực để xây dựng cơ sở vật chất của chủ nghĩa xã hội. Cho nên, tiết
kiệm mang ý nghĩa tích cực.
1.2.2. Tiết kiệm phải toàn diện, tiết kiệm ở mọi ngành
Để giúp nhân dân thực hành tiết kiệm có hiệu quả nhằm tích trữ thêm
vốn cho công cuộc xây dựng và phát triển nền kinh tế, Hồ Chí Minh đề ra nội
dung cụ thể của tiết kiệm là:
Thứ nhất, tiết kiệm sức lao động
Đây là nội dung quan trọng nhất trong tư tưởng tiết kiệm của Người.
Tiết kiệm sức lao động là phải biết tổ chức, sắp xếpp nhân lực cho hợp lý, cân
đối, giảm bớt lao động dư thừa để nâng cao năng suất lao động của mỗi
người. Người nói: “Chúng ta phải tiết kiệm sức lao động. Thí dụ: Việc gì
trước kia phải dùng 10 người, nay ta phải tổ chức sắp xếp cho khéo, phải nâng
cao năng suất của mỗi người, nhờ vậy mà chỉ dùng năm người cũng làm
được”.
12
12
Người yêu cầu: “Giữa các ngành công nghiệp, nông nghiệp, thương
nghiệp, văn hoá giáo dục… với nhau và trong mỗi ngành phát triển cân đối.
Trong nơng nghiệp phải tính tốn kỹ lưỡng xem cần bao nhiêu ruộng? Có bao
nhiêu sức lao động? … Trong một nhà máy, cũng phải có cân đối. Nếu chỉ cần
100 công nhân mà tuyển vào 150, thì lãng phí 50 người”.
Người cịn nhắc nhở: “Các cơ quan chính quyền đồn thể, các cơ quan
kinh tế và các Uỷ ban, cần phải nâng cao năng suất, giảm bớt số người (tinh
giản)”.
Thứ hai, tiết kiệm thời giờ
Hồ Chí Minh cho việc tiết kiệm thời giờ là cần có kế hoạch cụ thể, chi
tiết, tính tốn khoa học để giảm bớt thời gian cho mỗi sản phẩm, khắc phục
thời gian nhàn rỗi, đẩy mạnh tăng năng suất lao động. Người nói: “Chúng ta
phải tiết kiệm thời giờ. Việc gì trước kia phải làm 2 ngày, nay vì tổ chức sắp
xếp khéo, năng suất cao, ta có thể làm xong trong 1 ngày”. Bởi lẽ, Người cho
rằng: “Thì giờ cũng cần phải tiết kiệm như của cải. Của cải nếu hết, cịn có thể
làm thêm. Khi thời giờ đã qua rồi, không bao giờ kéo nở trở lại được. Có ai
kéo lại ngày hơm qua được khơng? Thánh hiền có câu: “Một tấc bóng là một
thước vàng”. Tục ngữ Âu nói: “Thời giờ tức là tiền bạc”. Ai đưa vàng bạc vứt
đi, là người điên rồ. Thì ai đưa thời giờ vứt đi, là người ngu dại”. Do đó,
chúng ta phải biết tiết kiệm thời giờ, làm gì cũng cần phải có kế hoạch cụ thể.
Người nhắc nhở: “Cơng việc bất kỳ to nhỏ, đều có điều nên làm trước, điều
nên làm sau. Nếu khơng có kế hoạch, điều nên làm trước mà để lại sau, điều
nên làm sau mà đưa làm trước, như thế thì sẽ hao tổn thì giờ, mất cơng nhiều
mà kết quả ít”. Thì giờ là vàng bạc. Phải kiên quyết chống thói hội họp lu bù,
mất thì giờ, hại sức khoẻ mà khơng kết quả thiết thực”.
Thứ ba, tiết kiệm tiền của
Hồ Chí Minh yêu cầu tiết kiệm tiền của nghĩa là không phung phí
ngun liệu, vật liệu và tiền của trong q trình sản xuất và tiêu dùng. Người
13
13
cho rằng, phương châm để tiết kiệm phải do tất cả các cấp, các ngành, từng cá
nhân tự giác thi hành và tìm cách tổ chức, sắp đặt cho hợp lý. Người thường
xuyên nhắc nhở: “Chúng ta phải tiết kiệm tiền của. Việc gì trước phải dùng
nhiều người, nhiều thì giờ, phải tốn 2 vạn đồng. Nay vì tiết kiệm được sức
người và thời gian, nguyên liệu, cho nên chỉ tốn một vạn là đủ. Nói tóm lại:
Chúng ta phải tìm cách tổ chức sắp đặt cho hợp lý, để 1 người có thể làm việc
như 2 người, 1 ngày có thể làm việc của 2 ngày, 1 đồng có thể dùng bằng 2
đồng”. Một trong những hình thức tiết kiệm tiền của mà Hồ Chí Minh rất
quan tâm trong hồn cảnh nước nghèo và ít vốn như nước ta, đó là quay vịng
vốn. Người nói: “Biết làm cho vốn quay vịng nhanh, thì có ít vốn mà dùng
được nhiều lần, nên sản xuất được nhiều”.
Chủ tịch Hồ Chí Minh phát động phong trào cả nước thực hành tiết
kiệm, tất cả mọi người từ trên xuống dưới, từ thành thị đến nông thôn đều tiết
kiệm và phong trào ấy nhất định phải lan rộng, ăn sâu, nhất định sẽ thành
công tốt đẹp. Theo Người ai cũng có thể và cũng nên tiết kiệm, tiết kiệm có
thể thực hiện ở nhiều lĩnh vực và hình thức khác nhau.
Ngay như trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp, Người nói:
“Các cơ quan tiết kiệm tiền công và của công, để đỡ tốn ngân quỹ, chiến sĩ thi
đua tiết kiệm thuốc đạn, bằng cách bắn phát nào trúng phát ấy, công nhân tiết
kiệm nguyên liệu, học sinh thi đua tiết kiệm giấy bút, đồng bào hậu phương
thi thua tiết kiệm tiền bạc và lương thực, để giúp đỡ bộ đội…”
Khi hồ bình, xây dựng đất nước, Người cho rằng phương châm triệt để
thực hành tiết kiệm phải do tất cả các ngành tự giác thi hành. Theo Người:
- Những người làm công tác hành chính sự nghiệp phải biết rút bớt
hết những gì khơng cần thiết, chớ hao phí giấy má và các thứ của
cơng. Hao phí những thứ đó là hao phí mồ hơi, nước mắt của dân.
Chớ tưởng tiết kiệm những cái cỏn con như mẩu giấy, ngịi bút là
khơng có ảnh hưởng. Một người như thế, trăm người như thế, vạn
14
14
người như thế công quỹ bớt một số tiền đáng kể, lấy ở mồ hôi, nước
mắt của dân mà ra.
- Đối với ngành giáo dục, thầy và trò trong trường học phải biết tận
dụng thời gian truyền đạt và tiếp thu tri thức có kết quả tốt nhất,
đồng thời tiết kiệm giấy bút, biết giữ kỷ luật.
- Với ngành kinh tế nông nghiệp, nông dân phải tận dụng từng tấc đất,
không bỏ hoang.
- Với ngành kinh tế nông nghiệp, công nhân phải biết sử dụng thuần
thục các loại máy móc, ứng dụng kỹ thuật tiên tiến trong sản xuất để
giảm hàng phế thải và sản phẩm tồn đọng. Phải tiêu diệt thái độ lao
động lười biếng để nâng cao năng suất và giữ vững kỷ luật lao động.
- Các ngành xây dựng cơ bản càng cần phải dè sẻn nguyên liệu, vật
liệu thi cơng, bảo đảm chất lượng cơng trình. Người chỉ rõ: “Thiết
kế và xây dựng phải làm cho chắc, cho kỹ. Tránh làm ẩu rồi phải
chữa đi chữa lại, vừa lãng phí sức người, sức của, vừa khơng tốt cho
sản xuất”.
- Đặc biệt đối với ngành tài chính, ngân hàng, mậu dịch, hoạt động
lao động bằng tiền của ngân sách nhà nước và để sử dụng đồng tiền
cho hiệu quả nhằm thúc đẩy sản xuất phát triển. Người chỉ rõ:
“Đồng tiền dính với hoạt động của tất cả các ngành. Vì vậy, các
ngành, các tổ chức kinh tế, các cơ quan nhà nước cũng như toàn thể
nhân dân phải biết sử dụng đồng tiền cho tốt… một đồng tiền bỏ ra
phải đảm bảo tăng thêm của cải cho xã hội, phải luân chuyển nhanh,
đừng để đọng. Phải tích cực huy động tiền nhàn rỗi để bỏ vào sản
xuất”.
Như vậy, quan điểm tiết kiệm của Hồ Chí Minh là phải tiết kiệm toàn
diện, tiết kiệm sức người, sức của, tiết kiệm thời gian, phong trào đó phải do
tất cả mọi người thực hiện và nhất định sẽ thực hiện được. Người nói: “Nếu
15
15
chúng ta khéo tiết kiệm sức người, tiền của và thời giờ, thì với sức lao động,
tiền tài của nước ta hiện nay, ta có thể tăng gia sản xuất gấp bội mà lực lượng
của ta về mọi mặt cũng tăng gấp bội… Chúng ta quyết tâm tăng gia và tiết
kiệm, thì nhát định tăng gia được và tiết kiệm được”.
1.3. Mối quan hệ giữa phát triển kinh tế và thực hành tiết kiệm
Khi nói về mối quan hệ giữa phát triển kinh tế và thực hành tiết kiệm,
Hồ Chí Minh cho rằng cần phải đặt vấn đề đẩy mạnh tăng gia sản xuất với
thực hành tiết kiệm trong mối quan hệ biện chứng với nhau. Đó là mối quan
hệ giữa “xây” và “chống” trong lĩnh vực kinh tế, trong đó xây dựng là nhiệm
vụ trọng tâm. Nhưng vừa phải “xây”, vừa phải “chống”, “chống” để phục vụ
“xây”.
Phát triển kinh tế đi đôi với thực hành tiết kiệm là một trong những mặt
cần thiết và quan trọng để nâng cao toàn diện đời sống vật chất và tinh thần
của nhân dân, nhằm xây dựng và phát triển nền kinh tế nước ta ngày càng
vững mạnh theo hướng xã hội chủ nghĩa.
Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh ln ln
động viên, khích lệ cán bộ, nhân dân ra sức tăng gia sản xuất và thực hành tiết
kiệm. Người thường xuyên nhắc nhở: “Chúng ta chỉ có thể xây dựng chủ
nghĩa xã hội bằng cách tăng gia sản xuất và thực hành tiết kiệm. Sản xuất mà
không biết tiết kiệm thì khác nào gió vào nhà trống”.
Người cũng nói: “Tăng gia sản xuất và thực hành tiết kiệm là con
đường đi đến xây dựng thắng lợi chủ nghĩa xã hội, xây dựng hạnh phúc cho
nhân dân. Tăng gia là tay phải của hạnh phúc, tiết kiệm là tay trái của hạnh
phúc”.
Theo quan điểm của Hồ Chí Minh thì giữa phát triển sản xuất và thực
hành tiết kiệm có mối quan hệ biện chứng, tăng gia sản xuất phải đi đơi với
thực hành tiết kiệm và đó được coi như là một chính sách căn bản, thiết yếu
của nền kinh tế. Tăng gia sản xuất và thực hành tiết kiệm phải đi đôi với nhau
16
16
và kết quả phải đạt bằng nhau. Kết quả của tăng gia sản xuất cộng với kết quả
của thực hành tiết kiệm sẽ tạo ra cơ sở vật chất kỹ thuật cho nền kinh tế nước
nhà. Người thường nhắc nhở: “Tăng gia sản xuất phải đi đôi với tiết kiệm.
Phải tiết kiệm sức lao động, phải tiết kiệm thì giờ, phải tiết kiệm tiền của để
tăng gia. Tiết kiệm giúp cho tăng gia và tăng gia giúp cho tiết kiệm, để đi đến
kết quả tốt”.
Bởi Người thấu hiểu mối quan hệ khăng khít giữa lao động và tiết kiệm
nên phát động phong trào tăng gia sản xuất, cùng lúc Chủ tịch Hồ Chí Minh
kêu gọi tinh thần tiết kiệm. Người cho rằng, nếu làm nhiều, có được nhiều của
cải mà không biết sử dụng của cải ấy đúng lúc, đúng chỗ, ăn tiêu hoang phí,
xa xỉ thì của bằng núi cũng hết. Người viết: “Việc tiết kiệm cũng có tính chất
quan trọng như tăng gia sản xuất. Vậy chúng ta khơng thể qn được”.
Có lúc, Người dùng hình ảnh để nói lên mối quan hệ giữa sản xuất, tiết kiệm
và đời sống như nước với thuyền, Người nói: “Sản xuất và tiết kiệm cũng như
dòng nước, cải thiện đời sống cũng như chiếc thuyền, nước càng sâu thì
thuyền càng cao. Muốn cải thiện khơng ngừng thì phải khơng ngừng tăng gia
sản xuất và thực hành tiết kiệm”.
Quan điểm này của Người rất khoa học và biện chứng, thể hiện rõ sự
tác động qua lại lẫn nhau, bởi lẽ chỉ trên cơ sở đẩy mạnh sản xuất, thực hành
tiết kiệm, phát triển kinh tế mới có thể đáp ứng nhu cầu cần thiết và từng bước
cải thiện đời sống nhân dân. Nhưng nếu chỉ thực hành tiết kiệm mà không đẩy
mạnh sản xuất thì sản xuất được ít, khơng đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng
trong nhân dân. Nếu đẩy mạnh sản xuất mà khơng tiết kiệm thì sản xuất được
bao nhiêu lại sử dụng, tiêu dùng bấy nhiêu, kết quả là khơng lại hồn khơng.
Do đó, Người nói tiếp: “Cần và kiệm, phải đi đôi với nhau, như hai chân của
con người. Cần mà khơng kiệm “thì làm chừng nào xào chừng ấy”. Cũng như
một cái thùng khơng có đáy, nước đổ vào chừng nào, chảy ra hết chừng ấy,
không lại hồn khơng.
17
17
Kiệm mà khơng cần, thì khơng tăng lên, khơng phát triển được. Mà vật
gì đã khơng tiến tức phải thối. Cũng như cái thùng chỉ đựng một ít nước,
khơng tiếp đục đổ thêm vào, lâu ngày chắc nó sẽ hao bớt dần, cho đến khi khô
kiệt.”
Như vậy, theo quan điểm của Hồ Chí Minh, hai vấn đề đẩy mạnh sản
xuất và thực hành tiết kiệm phải có sự kết hợp chặt chẽ với nhau trong mọi
lĩnh vực và phải có kế hoạch cụ thể. Theo Người, kế hoạch sản xuất và tiết
kiệm là một kế hoạch dân chủ, nghĩa là từ trên xuống dưới, từ dưới lên trên,
nghĩa là Chính phủ Trung Ương có kế hoạch cho tồn quốc, và địa phương
căn cứ theo kế hoạch toàn quốc mà đặt kế hoạch thích hợp với địa phương
mình, cho đến mỗi ngành, mỗi gia đình, mỗi người sẽ có kế hoạch riêng của
mình, ăn khớp với kế hoạch chung”.
Kế hoạch đẩy mạnh sản xuất, thực hành tiết kiệm phải thực hiện dân
chủ, nghĩa là, kế hoạch do Chính phủ Trung Ương đề ra phải được bàn bạc,
trao đổi, thống nhất giữa các ban, ngành, chính quyền các cấp, các địa phương
và mọi người dân đều được tham gia bàn bạc, đóng góp ý kiến.
Để thực hiện thành cơng được kế hoạch sản xuất và tiết kiệm, Hồ Chí
Minh cịn nêu ra ba điều kiện quan trọng, đó là: thiên thời, địa lợi, nhân hồ,
và nhân hồ là chính. Theo Người, nước ta có đầy đủ ba yếu tố điều kiện ấy:
“Nước ta: ở về xứ nóng, khí hậu tốt,
Rừng vàng biển bạc, đất phì nhiêu,
Nhân dân dũng cảm và cần kiệm,
Các nước anh em giúp đỡ nhiều”.
Cho nên: “Việc mà toàn Đảng, toàn dân ta phải làm, là ra sức kết hợp
và vận dụng thật khéo léo ba điều kiện đó vào công cuộc xây dựng kinh tế của
miền Bắc nước ta”.
Như vậy, bên cạnh việc tăng gia sản xuất, thực hành tiết kiệm để phát
triển kinh tế đất nước, Hồ Chí Minh ln nhắc nhở các cấp, các ngành phải ra
18
18
sức tẩy sạch nạn tham ơ, lãng phí và quan liêu. Người nói: “Chống tham ơ,
lãng phí và bệnh quan liêu cũng quan trọng và cần như việc đánh giặc trên
mặt trận. Đây là mặt trận tư tưởng và chính trị”.
Chương 2 VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ PHÁT TRIỂN
KINH TẾ
ĐI ĐÔI VỚI THỰC HÀNH TIẾT KIỆM TRONG THỜI KỲ ĐỔI MỚI
2.1. Thực trạng, sự cần thiết phải vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về
phát triển kinh tế đi đôi với thực hành tiết kiệm trong thời kỳ hiện nay
2.1.1. Thực trạng của việc phát triển kinh tế đi đôi với thực hành tiết
kiệm trong thời kỳ hiện nay
2.1.1.1. Những thành tựu cơ bản mà đất nước ta đã đạt được trong
những năm qua
Trong sự nghiệp đổi mới hiện nay, việc học tập và quán triệt những
quan điểm của chủ tịch Hồ Chí Minh về đẩy mạnh sản xuất, thực hành tiết
kiệm là một vấn đề vừa có ý nghĩa chiến lược, vừa có ý nghĩa thời sự cấp bách
nhằm phát triển kinh tế một cách có hiệu quả và bền vững.
* Tiềm lực kinh tế được nâng cao, đất nước thốt khỏi tình trạng nước
nghèo, lạc hậu, kém phát triển
Trong bối cảnh nền kinh tế thế giới phát triển nhanh và mạnh thì nước
ta cũng đạt được những thành tựu đáng kể. Nền kinh tế đạt tốc độ tăng trưởng
khá cao. “Tổng sản phẩm trong nước (GDP) của năm năm 2001 – 2005 tăng
bình quân 7,51%/năm. Năm 2015, GDP theo giá hiện hành đạt 838 nghìn tỷ
đồng, bình quân đầu người trên 10 triệu đồng, tương đương khoảng 640USD”.
Trong nông nghiệp: Tiếp tục phát triển khá, giá trị sản xuất nông, lâm
nghiệp và thủy sản tăng 5,4%/năm (kế hoạch 4,8%) giá trị tăng thêm 3,8 %/
năm. Năng suất, sản lượng và hàm lượng công nghệ trong sản phẩm nông
19
19
nghiệp và nuôi trồng thủy sản tăng đáng kể; an ninh lương thực quốc gia được
đảm bảo; một số sản phẩm xuất khẩu chiếm được vị trí cao trên thị trường
quốc tế. Trồng rừng, chăm sóc và bảo vệ rừng đã có bước tiến, độ che phủ
rừng từ 33,7% năm 2015 tăng lên 37,4% năm 2020.
Trong công nghiệp – xây dựng: Bộ mặt nông thôn, đời sống nông dân,
kể cả ở miền núi, vùng dân tộc thiểu số, có bước được cải thiện. Công nghiệp
và xây dựng liên tục tăng trưởng cao giá trị tăng thêm 10,2%/năm. Cơng
nghiệp có bước chuyển biến tích cực về cơ cấu sản xuất, chất lượng sản phẩm
và sức cạnh tranh. Giá trị sản xuất công nghiệp tăng 16%/năm (kế hoạch
13,1%), cao hơn 1,9%/năm so với 5 năm trước (năm 2015). Cả nước đã có
trên 100 khu công nghiệp, khu chế xuất, nhiều khu hoạt động có hiệu quả; tỷ
lệ cơng nghiệp chế tác cơ khí và nội địa hóa sản phẩm tăng. Cơng nghiệp ở
nông thôn và miền núi tăng trưởng cao hơn tốc đọ trung bình của cả nước.
Một số sản phẩm cơng nghiệp đã cạnh tranh được trên thị trường trong nước
và ngoài nước.
Ngành xây dựng tăng trưởng 10,7%/năm, năng lực xây dựng tăng
nhanh và có bước tiến đáng kể theo hướng hiện đại; việc xây dựng đô thị, xây
dựng nhà ở đạt nhiều kết quả.
Trong ngành dịch vụ, bưu chính viễn thơng: Dịch vụ có bước phát triển
cả về quy mơ, nghành nghề, thị trường và có tiến bộ hiệu quả với sự tham gia
của nhiều thành phần kinh tế. Gía trị sản xuất của các ngành dịch vụ tăng
7,6%/năm (kế hoạch tăng 7,5%). Riêng năm 2015, giá trị tăng thêm tăng 8,5%
cao hơn mức tăng GDP.
Tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán lẻ tăng 14,4%/ năm. Dịch vụ vận
tải tăng nhanh, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu. Bưu chính viễn thơng phát
triển nhanh theo hướng hiện đại, đến cuối năm 2015 đạt 19 máy điện thoại và
3,2 thuê bao Internet trên 100 dân.
20
20
• Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng cơng nghiệp hóa,
hiện đại hóa
Trong cơ cấu ngành, tỉ trọng công nghiệp và xây dựng tăng từ 36,7%/
lên 41%/ năm 2015 (kế hoạch 38 – 39%); tỉ trọng nông, lâm nghiệp và thủy
sản giảm từ 24,5% xuống còn 20,9% (kế hoạch 20 – 21%); tỉ trọng dịch vụ ở
mức 38,1% (kế hoạch 41 – 42%). Trong từng ngành kinh tế đã có những
chuyển dịch tích cực về cơ cấu sản xuất, cơ cấu công nghệ theo hướng tiến bộ,
hiệu quả, gắn sản xuất với thị trường.
Cơ cấu kinh tế vùng, đã có bước điều chỉnh theo hướng phát huy lợi thế
so sánh của từng vùng; các vùng kinh tế trọng điểm, khu công nghiệp, khu
kinh tế vùng chuyên môn hóa cây trồng, vật ni đang phát triển khá nhanh,
đóng góp quan trọng vào sự tăng trưởng của nền kinh tế.
Cơ cấu lao động, đã có sự chuyển đổi tích cực gắn liền với quá trình
chuyển dịch cơ cấu kinh tế. “Tỉ trọng lao động của ngành công nghiệp và xây
dựng trong tổng số lao động xã hội tăng từ 12,1% năm 2015 lên 17,9% năm
2020, lao động trong các ngành nơng, lâm nghiệp và thuỷ sản giảm từ 64,2%
cịn 56,8%. Tỉ trọng lao động đã qua đào tạo tăng từ 20% năm 2020 lên 25%
năm 2022”.
Cơ cấu thành phần kinh tế, tiếp tục chuyển dịch theo hướng phát huy
tiềm năng của các thành phần kinh tế và đan xen nhiều hình thức sở hữu. Khu
vực kinh tế nhà nước đang được tổ chức lại, đổi mới và chiếm 38,4% GDP
vào năm 2015, chi phối nhiều ngành kinh tế then chốt và tập trung hơn vào
những lĩnh vực chủ yếu của nền kinh tế. Kinh tế dân doanh phát triển khá
nhanh, hoạt động có hiệu quả trên nhiều lĩnh vực, chiếm 45,7% GDP, đóng
góp quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội, nhất là giải quyết việc làm và
cải thiện đời sống nhân dân; trong đó, kinh tế hợp tác và hợp tác xã phát triển
khá đa dạng (đóng góp 6,8% GDP). Kinh tế có vốn đầu tư nước ngồi có tốc
21
21
độ tăng trưởng tương đối cao, chiếm 15,9% GDP, là cầu nối quan trọng với
thế giới về chuyển giao công nghệ, giao thương quốc tế.
•
Thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa được xây
dựng bước đầu, kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định
Hệ thống pháp luật, chính sách và cơ chế vận hành nền kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa được xây dựng tương đối đồng bộ; hoạt
động của các loại hình doanh nghiệp và bộ máy quản lý nhà nước được đổi
mới một bước quan trọng. Một số loại thị trường hình thành; các thị trường
hàng hóa, dịch vụ, lao động, khoa học và cơng nghệ, tài chính, bất động sản
có bước phát triển phù hợp với cơ chế mới.
“Năm năm qua (2015 – 2020), đã giữ được các cân đối kinh tế vĩ mô cơ
bản ổn định, tạo môi trường và điều kiện cần thiết cho sự phát triển kinh tế.
Qũy tiết kiệm tăng cao, bình quân khoảng 9%/ năm. Đồng thời, quỹ tiêu dùng
tăng 7%/ năm; nhờ đó đã có thêm điều kiện phát triển, cải thiện đời sống nhân
dân. Tiềm lực tài chính nhà nước ngày càng được tăng cường. Thu ngân sách
tăng trên 19,1%/ năm, tỉ lệ GDP huy động vào ngân sách bình quân hằng năm
đạt 24,4%/ năm vượt kế hoạch. Tổng chi ngân sách nhà nước tăng
19,4%/năm; chi đầu tư phát triển chiếm bình quân 28% tổng chi ngân sách;
bội chi ngân sách hằng năm 4,85% GDP”.
•
Quan hệ kinh tế giữa nước ta với các nước và tổ chức quốc tế được
mở rộng.
Việc thực hiện các cam kết về khu vực mậu dịch tự do ASEAN, hiệp
định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ, hay gia nhập Tổ chức thương mại kinh
tế thế giới WTO đã góp phần tạo ra bước ngoặt phát triển mới rất quan trọng
về kinh tế đối ngoại, nhất là xuất khẩu.
22
22
Xuất khẩu, nhập khẩu tăng nhanh. Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa
năm năm đạt gần 111 tỷ USD, tăng 17,5%/năm (kế hoạch 16%/năm); năm
2015, xuất khẩu bình quân đầu người đạt 390 USD, gấp đôi năm 2000. Xuất
khẩu dịch vụ tăng trên 21 tỉ USD trong năm năm, tăng 15,7%, bằng 19% tổng
kim ngạch xuất khẩu.
“Tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa năm năm là 130,2 tỉ USD, tăng
18,8%/năm. Tổng kim ngạch nhập khẩu dịch vụ năm năm ước trên 21 tỉ USD,
tăng 10,3%/năm. Nhập siêu hàng hóa năm năm là 19,3 tỉ USD, bằng 17,4%
tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa, tuy cịn ở mức cao nhưng vẫn trong tầm
kiểm sốt và có xu hướng giảm dần trong ba năm cuối của kế hoạch năm năm,
riêng năm 2020 là 14,4%”.
Vốn đầu tư nước ngoài tăng khá, cả vốn ODA và vốn FDI, các doanh
nghiệp Việt Nam bước đầu đã có một số dự án đầu tư ra nước ngồi. “Năm
2015, các doanh nghiệp FDI đóng góp 15,9% GDP, chiếm 31,2% tổng kim
ngạch xuất khẩu (chiếm khoảng 50% nếu tính cả dầu khí), đóng góp gần 10%
tổng thu ngân sách nhà nước (tính cả dầu khí thì trên 36%), tạo việc làm cho
khoảng một triệu lao động trực tiếp và hàng triệu lao động gián tiếp”. Khoa
học công nghệ đã tập trung hơn vào nghiên cứu ứng dụng, phục vụ các yêu
cầu phát triển kinh tế - xã hội. Nhiều thành tựu khoa học công nghệ mới được
ứng dụng trong các ngành xây dựng, công nghiệp, nông nghiệp,... đã tạo ra
nhiều sản phẩm và dịch vụ mới có chất lượng cao, có sức cạnh tranh, phục vụ
xuất khẩu và thay thế nhập khẩu.
• Đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân được nâng cao
Cơng tác xóa đói, giảm nghèo được đẩy mạnh bằng nhiều hình thức, đã
thu được kết quả tốt thông qua việc trợ giúp điều kiện sản xuất, tạo việc làm,
cải thiện kết cấu hạ tầng, nhà ở, tạo cơ hội cho người nghèo tiếp cận với các
dịch vụ xã hội cơ bản, tăng thu nhập, cải thiện đời sống; động viên các
23
23
nghành, các cấp, các đoàn thể quần chúng và các tầng lớp dân cư tham gia.
Trong 5 năm (2015 – 2020), đã tạo việc làm cho 7,5 triệu lao động; các thành
phần kinh tế ngoài nhà nước thu hút gần 91% lực lượng lao động xã hội và tạo
được 90% việc làm mới. Nhờ sự ổn định của nền kinh tế do đó mà yêu cầu về
nguồn lao động được đảm bảo, các thành phần kinh tế ngoài nhà nước thu hút
gần 91% lực lượng lao động xã hội và tạo 90% việc làm mới. “Năm 2015 thất
nghiệp ở thành thị giảm xuống còn 5,3%; thời gian sử dụng lao động ở nơng
thơn đạt 80,6%. Thu nhập bình qn đầu người tăng từ 5,7 triệu người năm
2020 lên trên 10 triệu đồng năm 2022, tăng 12,1%/năm và chỉ số phát triển
con người được tăng lên”. Xuất khẩu lao động và chuyên gia bằng 2,3 lần so
với 5 năm trước. Thu nhập bình quân đầu người tăng từ 5,7 triệu đồng năm
2015 lên trên 10 triệu đồng năm 2020. Công tác xóa đói giảm nghèo được đẩy
mạnh bằng nhiều hình thức, đã thu được nhiều kết quả tốt thông qua việc trợ
giúp điều kiện sản xuất, tạo việc làm, cải thiện kết cấu hạ tầng, nhà ở, tạo cơ
hội cho người nghèo tiếp cận với các dịch vụ xã hội cơ bản, tăng thu nhập, cải
thiện đời sống; động viên các ngành, các cấp, các đoàn thể quần chúng và các
tầng lớp dân cư tham gia. Đến cuối năm 2020, tỷ lệ hộ nghèo cịn 7%.
Bên cạnh đó, cơng tác bảo vệ và chăm sóc sức khỏe nhân dân được chú
trọng. Một số dịch bệnh mới như dịch viêm phổi cấp (SARS) được ngăn chặn,
khắc phục nhanh. Mạng lưới y tế, đặc biệt là y tế cơ sở được củng cố và phát
triển. Chế độ khám, chữa bệnh cho người nghèo, khám chữa bệnh miễn phí
cho trẻ em dưới 6 tuổi đang được triển khai thực hiện. Tuổi thọ bình quân của
dân số nước ta từ 67,8 tuổi vào năm 2015 đã tăng lên 71,5 vào năm 2020.
Hoạt động văn hóa, thơng tin phát triển đa dạng hơn, góp phần vào nâng cao
đời sống văn hóa của nhân dân, làm tăng hiệu quả cơng tác giáo dục, chính trị,
tư tưởng, phát triển phổ biến pháp luật; phong trào xây dựng đời sống văn hóa
ở cơ sở phát triển sâu rộng hơn. Hoạt động thể dục, thể thao tiếp tục phát triển
theo chiều rộng và có bước nâng cao. Việc chăm sóc người có cơng với cách
24
24
mạng và trợ giúp người có đời sống khó khăn được duy trì và mở rộng. Đi đơi
với mở rộng diện tích được hưởng chính sách trợ giúp của Nhà nước, phong
trào “đền ơn đáp nghĩa, uống nước nhớ nguồn”, đã được các ngành, các cấp tổ
chức, triển khai kịp thời, có hiệu quả và huy động được sự tham gia của đơng
đảo nhân dân. Cơng tác phịng chống tệ nạn xã hội được đẩy mạnh hơn.
• Cơng tác thực hành tiết kiệm, chống tham ơ, lãng phí được tăng
cường và đảm bảo
Đảng và nhà nước luôn luôn bổ sung, hoàn thiện các cơ chế, quy định
về quản lý kinh tế - tài chính, quản lý tài sản cơng, ngân sách nhà nước, các
quỹ do nhân dân đóng góp và do nước ngồi viện trợ. Đẩy mạnh cơng tác
hành chính; thực hiện cơ chế giám sát của nhân dân, thông qua các đại diện
trực tiếp và gián tiếp, đối với đảng viên, công chức, cơ quan, đơn vị. Bảo đảm
công khai, minh bạch các hoạt động kinh tế, tài chính trong các cơ quan hành
chính, đơn vị cung ứng dịch vụ và doanh nghiệp nhà nước. Khẩn trương và
nghiêm chỉnh thực hiện Luật Phòng, chống tham nhũng, Luật thực hành tiết
kiệm, chống lãng phí. Xử lý kiên quyết, kịp thời, công khai những người tham
nhũng, bất kể chức vụ nào, đương chức hay nghi hưu, tịch thu, sung công tài
sản có nguồn gốc từ tham nhũng; những người bao che cho tham nhũng, cố
tình ngăn cản việc chống tham nhũng hoặc lợi dụng việc tố cáo tham nhũng
để vu khống, làm hại người khác, gây mất đoàn kết nội bộ. Có cơ chế khuyến
khích và bảo vệ những người tích cực đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực.
Biểu dương và nhân rộng những gương cần kiệm liêm chính, chí cơng vơ tư.
Hồn thiện cơ chế dân chủ, thực hiện tốt Quy chế dân chủ ở cơ sở; phát huy
vai trò của cơ quan dân cử, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội và
nhân dân trong việc giám sát cán bộ, công chức và cơ quan công quyền, phát
hiện, đấu tranh với các hiện tượng tham nhũng. Đẩy mạnh việc hợp tác quốc
tế về phòng, chống tham nhũng. Các cấp ủy và tổ chức đảng, các cơ quan nhà
25
25