Tải bản đầy đủ (.doc) (53 trang)

một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý tiền lương tại công ty trách nhiệm hữu hạn giọt sương vàng.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (415.2 KB, 53 trang )

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU…………………………………………………………….4
CHƯƠNG 1 : MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ TIỀN
LƯƠNG …………………………………………………………………6
1/ KHÁI QUÁT VỀ TIỀN LƯƠNG………………………………………6
1.1. Khái niệm tiền lương…………………………………………………6
1.2. Bản chất, chức năng của tiền lương……………………………………7
1.2.1. Bản chất của tiền lương……………………………………………7
1.2.2. Chức năng của tiền lương…………………………………………10
1.2.3 C hức năng thước đo giá trị của sức lao động………………… 10
1.2.4. Chức năng duy trì và mở rộng sức lao động………………………10
1.2.5. Chức năng động lực đối với người lao động……………………11
1.2.6. Chức năng kích thích và thúc đẩy phân công lao động xã hội……11
2/ CÁC NGUYÊN TẮC TRẢ TIỀN LƯƠNG TRONG DOANH
NGHIỆP………………………………………………………………… 14
2.1. Các nguyên tắc trả lương trong doanh nghiệp………………………14
2.2. Các hình thức trả lương trong doanh nghiệp hiện nay………………15
2.3. Vai trò, ý nghĩa của tiền lương đối với người lao động trong việc nâng
cao hiệu quả sản xuất kinh doanh…………………………………………20
3/ XÂY DỰNG KỀ HOẠCH QUỸ TIỀN LƯƠNG…………………….21
3.1. Chình sách về Luật của Nhà Nước…………………………………21
3.2. Nguyên tắc chung ……………………………………………………22
1
CHƯƠNG 2 : TÌNH HÌNH QUẢN LÝ TIỀN LƯƠNG TẠI
CÔNG TY …………… ………………………………………24
A/ MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CỦA CÔNG TY ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC
QUẢN LÝ QUỸ TIỀN LƯƠNG ………………………………………24
1/ Quá trình hình thành và phát triển của Công ty ………………………24
2/ Một số đặc điểm chủ yếu của Công ty có ảnh hưởng tới công tác quản lý
tiền lương …………………………………………………………………27
2.1. Chức năng, nhiệm vụ sản xuất của Công ty …………………………27


2.2. Đặc điểm tổ chức bộ máy sản xuất và quản lý của Công ty …………29
B/ TÌNH HÌNH QUẢN LÝ QUỸ TIỀN LƯƠNG Ở CÔNG TY ………30
1/ Xây dựng kế hoạch quỹ tiền lương ……………………………………30
1.1. Nguyên tắc trả lương …………………………………………………30
1.1.1. Đối tượng áp dụng …………………………………………………30
1.1.2. Mức lương …………………………………………………………31
1.1.3.Lương các chức danh ………………………………………………35
1.1.4.Tổ chức thực hiện ………………………………………………35
1.1.5. Bảo hiểm xã hội, kinh phí công đoàn và các quỹ xã hội nhân đạo và
bảo hiểm y tế ……………………………………………………………38
CHƯƠNG 3 : MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ
QUỸ TIỀN LƯƠNG TẠI CÔNG TY ……………………… 41
1/ Đánh giá, so sánh chung về Công ty ………………………………….41
2/ Những nhận xét, đánh giá về công tác tổ chức quản lý tiền lương tại
Công ty ……………………………………………………………………41
2
2.1. Tổ chức bộ máy Kế toán ……………………………………………43
2.2. Công tác quản lý tiền lương ………………………………………….43
3/ Một số kiến nghị nhằm khắc phục và hoàn thiện công tác tổ chức quản lý
tiền lương …………………………………………………………………46
3.1 Biện pháp củng cố chính chỉnh tại hệ thống định mức lao động 46
3.1.1 xây dựng định mức lao động 47
3.1.2 Đội ngũ và cán bộ xây dựng định mức 48
3.2 Tạo nguồn tiên lương trong doanh nghiệp 49
3.2.1 Nâng cao chất lượng sản phẩm 50
3.2.2 Gắn tiền lương với hoạt động quản lý công ty 50
KẾT LUẬN ……………………………………………………………….51
3
LỜI MỞ ĐẦU
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay thì năng xuất, chất lượng và

hiệu quả luôn là mục tiêu hang đầu của doanh nghiệp sản xuất kinh doanh,
các doanh nghiệp dung rất nhiều các biện pháp, chính sách để đạt được
muc4 tiêu đó. Trong đó tiền lương đượ coi là một trong nhung74chinh1
sách quan trọng, nó là nhân tố kích thích người lao động hăng hái làm việc
nhằm đạt hiệu quả kinh tế cao trong quá trình sản xuất kinh doanh.
Tiền lương đối với người lao động là phần thu nhập chủ yếu, là nguồn
sống, là điều kiện để người lao động tái sản xuất sức lao động mà họ đã hao
phí. Đối với doanh nghiệp thì tiền lương được coi là một khoản chi phí
trong quá trình sản xuất và được tính vào giá thành sản phẩm.
Thực tế đã chứng minh rằng ở doanh nghiệp nào có chính sách tiền
lương đúng đắn, tiền lương mà người lao động nhận được xứng đáng với
công sức mà họ đã bỏ ra thì người lao động trong doanh nghiệp đó sẽ hăng
hái lao động, tích cực cải tiến kỹ thuật, sang tạo… đem lại hiệu quả sản
xuất kinh doanh cao. Ngược lại nếu doanh nghiệp không có chính sách tiền
lương tốt, người lao động được trả lương không xứng đáng với công sức mà
họ bỏ ra hoặc không công bằng trong việc trả lương thì sẽ không kích thích
được người lao động thậm chí họ sẽ bỏ việc.
Nhận thức được tầm quan trọng của công tác tiền lương, sau quá
trình học tập tại trường Đại học Kỹ Thuật Công Nghệ và thời gian thực tập
tại Công ty TNHH GIOT SUONG VANG em đã chọn đề tài : “ Một số giải
pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý tiền lương tại Công ty” làm đề
4
tài chuyên đề tốt nghiệp, em hy vọng qua chuyện đề này sẽ nghiên cứu sâu
hơn về tiền lương tại Công ty và đưa ra các kiến nghị nhằm hoàn thiện hơn
công tác quản lý quỹ tiền lương.
Kết cấu chuyên đề gồm 3 chương :
CHƯƠNG 1 : MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ TIỀN
LƯƠNG.
CHƯƠNG 2 : TÌNH HÌNH QUẢN LÝ TIỀN LƯƠNG TẠI CÔNG TY
TNHH GIOT SUONG VANG.

CHƯƠNG 3 : MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ TIỀN
LƯƠNG TẠI CÔNG TY TNHH GIOT SUONG VANG
5
CHƯƠNG 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ TIỀN LƯƠNG
1 KHÁI QUÁT VỀ TIỀN LƯƠNG.
1.1.Khái niệm tiền lương :
Tiền lương phản ánh nhiều mối quan hệ trong kinh tế xã hội.
Trong nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, tiền lương không phải là giá cả
của sức lao động, không phải là hàng hóa cả trong khu vực sản xuất kinh
doanh cũng như khu vực quản lý nhà nước, quản lý xã hội.
Trong kinh tế thị trường, tiền lương được hiểu là : “ Tiền lương
được biểu hiện bằng tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao
động. Được hình thành thông qua quá trình thảo luận giữa hai bên theo
đúng quy định của nhà nước”. Thực chất tiền lương trong nền kinh tế thị
trường là giá cả của sức lao động, là khái niệm thuộc phạm trù kinh tế, xã
hội, tuân thủ theo nguyên tắc cung cầu giá cả thị trường và pháp luật hiện
hành của nhà nước. Tiền lương là một khái niệm thuộc phạm trù phân
phối, tuân thủ những nguyên tắc của quy luật phân phối.
Tiền lương dưới chế độ tư bản chủ nghĩa ( TBCN ).
Trong thời kỳ TBCN, mọi tư liệu lao động dều được sở hữu của
các nhà tư bản, người lao động không có tư liệu lao động phải đi làm
thuê cho chủ tư bản, do vậy tiền lương được hiểu theo quan điểm sau :
“Tiền lương là giá cả của sức lao động mà người sử dụng lao động trả
cho người lao động”. Quan điểm về tiền lương dưới CNTB được xuất
6
phát từ việc coi sức lao động là một hàng hóa đặc biệt được đưa ra trao
đổi và mua bán một cách công khai.
Tiền lương luôn được coi là đối tượng quan tâm hàng đầu của
người lao động và của các doanh nghiệp. Đối với người lao động thì tiền

lương là nguồn thu nhập chủ yếu của bản thân người đó và với gia đình
họ, còn đối với doanh nghiệp thì tiền lương lại là một yếu tố nằm trong
chi phí sản xuất.
Trong mỗi thời kỳ khác nhau, mỗi hình thái kinh tế xã hội khác
nhau thì quan niệm về tiền lương cũng có sự thay đổi để phù hợp với
hình thái kinh tế xã hội.
1.2 Bản chất , chức năng của tiền lương.
1.2.1. Bản chất của tiền lương.
Trong cơ chế kế hoạch hóa tập trung tiền lương có đặc điểm sau :
Tiền lương không phải giá cả của sức lao động, không phải là hàng
hóa cả trong khu vực sản xuất kinh doanh cũng như quản lý nhà nước xã
hội.
Tiền lương được là một khái niệm thuộc phạm trù phân phối , tuân
thủ những nguyên tắc của quy luật phân phối.
Tiền lương được hiểu là một phần thu nhập quốc dân biểu hiện dưới
hình thức tiền tệ, được nhà nước phân phối có kế hoạch cho công nhân –
viên chức - lao động phù hợp với số lượng và chất lượng lao động của mỗi
người đã cống hiến, tiền phản ánh việc trả lương cho công nhân – viên chức
– lao động dựa trên nguyên tắc phân phối theo lao động.
7
Tiền lương được phân phối công bằng theo số lượng, chất lượng lao
động của người lao động đã hao phí và được kế hoạch hóa từ trung ương
đến cơ sở. Được nhà nước thống nhất quản lý.
Từ khi Nhà nước ta chuyển đổi từ cơ chế kế hoạch hóa tập trung bao cấp,
sang cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hứong xã hội
chủ nghĩa. Do sự thay dổi của quản lý kinh tế, do quy luật cung cầu, giá cả.
thì khái niệm về tiền lương dược hiểu một cách khaíu quát hơn đó là: “ Tiền
lương chính là giá cả của sức lao động, khái niệm thuộc phạm trù kinh tế-
xã hội, tuân thủ các nguyên tắc cung cầu, giá cả thị trường và pháp luật hiện
hành của nhà nước xã hội chủ nghĩa”

Đi cùng với khái niệm về tiền lương còn có các loại như tiền lương
danh nghĩa, tiền lương thực tế, tiền lương tối thiểu, tiền lương kinh tế.v.v…
Tiền lưong danh nghĩa làmột số lượng tiền tệ mà người lao động nhận từ
người sử dụng lao động, thông qua hợp đồng thỏa thuận giữa hai bên , theo
quy định của pháp luật. Thực tế, ta thấy mọi mức trả cho ngưới lao động
đều là danh nghĩa,
Tiền lương thực tế được xác nhận bằng khối lượng tiêu dung và dịch vụ
mà người lao động nhận được qua tiền lương danh nghĩa
Tiền lương thực tế được xác dịnh từ tiền lương danh nghĩa bằng công
thức
I
LTT
= I
GDN
I
G
8
Trong đó
LTT
: chỉ số tiền lương thực tế
I
LDN
: Chỉ số tiền lương trên danh nghĩa
I
G
: Chỉ số giá cả
Tiền lương thực tế là sự quan tâm trực tiếp của người lao dộng, bởi vì
đối với họ lợi ích và mục đích cuối cùng sau khi đã cung ứng sức lao động
tiền lương thực tế chứ không phải là tiền lương danh nghĩa vì nó quyết định
khả năng tái sản xuất sức lao động.

Nếu tiền lương danh nghĩa không thay đổi. Chỉ số giá cả thay đổi do
lạm phát, giá cả hang hóa tăng, đồng tiền mất giá, thì tiền lương thực tế có
sự thay đổi theo chiều hướng bất lợi cho người lao động.
Tiền lương tối thiểu: Theo nghị định 197/CP của Chính phủ ngày
31/12/1994 về việc thi hành bộ luật lao động ghi rõ: “ Mức lương tối thiểu
là mức lương của người lao động làm công việc đôn giản nhất, ( không qua
đào tạo, còn gọi là lao động phổ thông), với điều kiện lao động và môi
trường bình thường”. Đây là mức lương thấp nhất mà nhà nước quy định
cho các doanh nghiệp và các thành phần kinh tế trả cho người lao động.
Tiền lương kinh tế là số tiền trả thêm vào lương tối thiểu để đạt được
sự cung ứng lao động theo đúng yêu cầu của người sử dụng lao động.
Về phương diện hạch toán, tiền lươngcủa người lao động trong các
doanh nghiệp sản xuất được chia làm 2 loại tiền lương chính và tiền lương
phụ
Trong đó tiền lương chính là tiền trả cho ngừơi lao động trong thời
gian họ thực hiện nhiệm vụ chính của mình, bao gồm tiền lương cấp bậc và
các khoản phụ cấp kèm theo. Còn tiền lương phụ là tiền trả cho người lao
9
động trong thời gian họ thực hiện công việc khác ngoài nhiệm vụ chính của
họ.
1.2.2 Chức năng của tiền lương
Tiền lương là phần thu nhập chủ yếu của người lao động do vậy khi
thực hiện việc chi trả lương chúng ta cần phải biết được các chức năng của
tiền lương sau:
1.2.3. Chức năng thước đo giá trị của sức lao động.
Cũng như mối quan hệ của hang hóa khác sức lao động cũng được trả
công căn cứ vào giá trị mà nó đã được cống hiến và tiền lương chính là biểu
hiện bằng tiền của giá trị sức lao động trong cơ chế thị trường. Ngày nay ở
nước ta thì tiền lương còn thể hiện một phần giá trị sức lao động mà lao
động mà mỗi cá nhân đã được bỏ ra trong quá trình sản xuất kinh doanh.


1.2.4. Chức năng duy trì và mở rộng sức lao động.
Đây là chức năng cơ bản của tiền lương lao động bởi sau mỗi quá
trình sản xuất kinh doanh thì người lao động phải được bù đắp sức lao động
mà họ đã bỏ ra để có thể bù đắp lại được, họ cần có thu nhập mà bằng tiền
lương cộng với các khoản thu khác ( mà tiền lương là chủ yếu ) do vậy mà
tiền lương phải giúp người lao động bù dắp lại sức lao động đã hao phí để
họ có thể duy trì lien tục quá trình sản xuất kinh doanh
Mặt khác do yêu cầu của đời sống xã hội nên việc sản xuất không
ngừng tăng lên về quy mô, về chất lượng để đáp ứng được yêu cầu trên thì
10
tiền lương phải đủ để họ duy trì và tái sản xuất sức lao động với ý nghĩa cả
về số lựơng và chất lựơng
1.2.5. Chức năng đối với người lao động:
Để thực hiện tốt chức năng này thì tiền lương là phần thu chủ yếu
trong tổng số thu nhập của người lao động, có như thế người lao động mới
dành sự quan tâm vào công việc nghiên cứu tìm tòi các sang kiến cải tiến
máy móc thiết bị và công trình công nghệ, nâng cao trình độ tay nghề làm
choi hiệu quả kinh tế cao.
1.2.6. Chức năng kích thích và thúc đẩy phân công lao động xã
hội .
Khi tiền lương là động lực cho người lao động hăng hái làm việc sản
xuất lao động thì sẽ làm cho năng xuất lao dộng tăng lên, đây là tiền đẩ cho
việc phân công lao động xã hội một cách dầy đủ hơn. Người lao động sẽ
được phân công làm những công việc thuộc sở trường của họ.
Ngoài ra các chức năng trên tiền lương còn góp phần làm cho việc
quản lý lao động trong đơn vị trở nên dễ dàng và tiền lương còn góp phấn
hoàn thiện mối quan hệ xã hội giữa con người với con người trong quá trình
lao động .
Vai trò .

11
Tiền lương là nguồn sống của người lao động và gia đình họ, là động
lực thúc đẩy họ làm việc. Về phí doanh nghiệp phải trả lương cho người lao
động hợp để kích thích họ làm việc tốt hơn .
Khi kết thúc công việc nào đó người lao động cần được nghỉ ngơi,
vui chơi, giải trí, ăn uống… thì mới có thể tái sản xuất sức lao động. Việc
tái sản xuất lao động này phải thông qua tiền lương thí mớ đảm bảo cho
người lao động làm tốt .
Ngày nay, các nhà quản trị ktông thể dung quyền lực để ép buộc
người lao động làm việc, mà họ phải làm thế nào để khuyến khích họ làm
việc? Cái đó chỉ có thể là tiền lương, tiền thưởng để giúp họ lao động được
tốt hơn. Dp vậy Nhà nước ta cần phải có một hệ thống tiền lương sao cho
phù hợp với người lao động .
Khi thiết bị công nghệ, máy móc kỹ thuật hiện đại, các Doanh nghiệp
muốn tăng năng suất lao động, lợi nhuận tăng…thì cần phải có những
chính sách nhằm kaích thích người lao động cả về vật chất và tinh thần. Cụ
thể Doanh nghiệp cần phải có một hệ thống lương bổng hợp lý sao cho
người lao động có thể thỏa mãn những nhu cầu thiết yếu của mình hiện tại
và có một phần nhỏ nhằm đảm bảo cho cuộc sống của họ sau này .
Tổ chức tiền lương trong Doanh nghiệp được công bằng và hợp lý sẽ
tạo ra hòa khí giữa những người lao động, hình thành khối đại đoàn kết trên
dưới một long , một ý chí vì sự nghiệp phát triển của Doanh nghiệp và vì lọi
ích của bản than họ. Do vậy sẽ kích thích họ hăng say làm việc và họ có thể
tự hào về mức lương họ đạt được. Ngược lại, tiền lương trong Doanh
nghiệp thiếu công bằng và hợp lý thì hiệu quả công việc không được đảm
bảo .
12
Vì vậy đối với các nhàquản trị, một vấn đề cần được quan tâm hàng
đầu là phải tổ chức tốt công tác quản lý tiền lương, thường xuyên theo dõi
để có những điều chỉnh chi phù hợp .

Các yếu tố ảnh hưởng đến tiền lương .
* Nhóm yếu tố căn cứ vào bản thân nhân viên .
- Tiền lương không chỉ phụ thuộc vào mức độ hoàn thành công việc
của nhân viên, nó còn phụ thuộcvào yếu tố nội tại của nhân viên như: thâm
niên, kinh nghiệm, sự trung thành, tiềm năng và có thể ành hưởng cả chính
trị và thị trường lao động.
Được hiểu theo nghĩa rộng , thị trường lao động bao gồm yếu tố
lương bổng trên thị trường,chi phí sinh hoạt,công đoàn, xã hội,nền kinh tế
và phát luận, sở dĩ chịu ảnh hưởng của các yếu tố trên bởi nó không thể tách
rời khỏi những môi trường xung quanh nó như địa lý,kinh tế, xã hội chính
trị, pháp luật. Tổ chức muốn tồn tại phải chụi sự chi phốicủa các qui luật
trong các môi trường đó.
*Môi trường công ty:
- Là yếu tố chủ quan tác động đến tiền lương bên cạnh chính sách của
công ty, bầu không khí văn hóa, khả năng chi trả, cơ cấu tổ chứccũng có
ảnh hưởng đến cơ cấu tiền lưong. Bởi với một cơ cấu tổ chức nhiều tầng thì
chi phí trả lương cho người lao động cũng như cán bộ nhân viên.
2/ CÁC NGUYÊN TẮC TIỀN LƯƠNG TRONG DOANH NGHIỆP.
13
2.1. Các nguyên tắc trả lương trong doanh nghiệp.
Để có thể tiến hành trả lương một cách chính xác và có thể phát huy
được một cách hiệu quả nhất những chức năng cơ bản của tiển lương thì
việc trả công lao động cần phải dựa trên những nguyên tắc cơ bản sau:
- Trả lương ngang nhau cho lao động ngang nhau.
Đây là nguyên tắc cơ bản hàng đầu, nó phản ánh việc phân phối theo
lao động, dựa trên số lượng và chất lượng lao động, đảm bảo tính công
không phân biệt tuổi tác, giới tinh, dân tộc.
- Đảm bảo tăng tốc, tăng năng xuất lao động nhanh hơn tốc độ tăng
tiền lương bình quân.
Đây là nguyên tắc làm cơ sở cho việc hạ giá thành sản phẩm, tăng

tích lũy để tái sàn xuất mở rộng, tăng năng xuất lao động là điều kiện để
phát triển sản xuất.
Tăng tiền lương bình quân là để tăng sự tiêu dung.
Tiền lương phải đảm bảo tái sản xuất sức lao động, vì khi người lao
động làm việc sẽ tiêu hao sức lao động do đó cần có sự bù đấp phần hoa phí
đó. Vì vậy trong tiền lương phải tính đến điều đó đẻ duy trì sức lao động
bình thường cho gười lao động để họ tiếp tục làm việc.
- Đảm bảo mối quan hệ hợp lý về tiền lương giữa các nghành, các lĩnh
vực kinh tế quốc dân.
Nhằm đảm bảo sự phát triển cân đối giữa các nghành, các lĩnh vực
cũng như tằm quan trọng về ý nghĩa của nó (tiền lương), trong nền kinh tế
quốc dân. Nguyên tắc này hiện nay chúng ta chưa vận dụng một cách đầy
đủ, dẫn đến bậc lương cao. Tay nghề giỏi bỏ doanh nghiệp đi lảm ngoài,
14
nơi có tiền lương cao hơn hoặc chuyển từ nghành này sang nghành khác,
gấy mất cân đối về lao động trong các nghành.
2.2Các hình thức trả lương trong doanh nghiệp hiện nay.
Các yêu cầu cơ bản của tổ chức tiền lương:
- Cách tính đơn giản, dễ hiệu để ngừơi lao động dễ kiểm tra tiền lương
của mình.
- Hệ thống tiền lương của doanh nghiệp phải tuân thủ theo phát luật.
- Trong cơ cấu tiền lương luôn phải có phần cứng(ổn định)và phần
mền( linh hoạt ).
Tiền lương trả cho người lao động phải tuân thủ phân phối theo lao
động tức là làm được nhiều hưởng nhiều, làm được ít hưởng ít.
Tiền lương phải bào đảm tái sản xuất sức lao động.
a) Trả lương theo thời gian:
Đây là hình thức trả lương căn cứ vào thời gian lao động và cấp bậc
để tính lương cho từng người lao động. hình thức này thường áp dụng chủ
yếu cho lao động gián tiếp, còn lao động trức tiếp thường áp dụng đối với

những bộ phận không định mức được sản phẩm.
Hình thúc này có 2 cách:
- Trả lương theo thời gian lao động giản đơn.
Trả lương theo lao động giản đơn: đây là công thức mà tiền lương nhận
đựoc của người lao động tùy thuộc vào cấp bậc và thời gian làm việc thực
tế nhiều hay ít, bao gồm:
15
Lương tháng: Là lưong trả cho người lao động theo tháng, theo bậc
lương đã sấp xếp và các khoản phụ cấp (nếu có)áp dụng đối người lao động
không xác định chuẩn xác được khối lượng sàn phẩm hoàn thành.
Ta có:
Lưong tháng =
Mức lương theo bảng
lương của nhà nước
+
Các khoản phụ cấp
(nều có)
Lương tuần = Tiền lương ngày x số ngày làm việc/tuần
Lương ngày: Là lương trả cho người lao động theo mứcv lương ngày
và số ngày làm việc thực tế của họ.
Lương ngày = Lương tháng
26 ngày hoặc 22 ngày tùy theo chế độ làm việc
• Trả lương theo thời gian có thưởng:
Thực chất là sự kết hợp trả lương theo thời gian giản đơn với tiền
thưởng, khi đạt được những chi tiêu về số lượng hoặc chất lượng và điều
kiện thường qui định.
Lương tháng =
Tiền lương theo
thời gian lao động
+ Tiền thưởng

16
Hình thức này không những phản ánh được trình độ thành thạo, thời
gian thực tế mà còn gắn liền với những thành tích công tắc của từng người
thông qua chỉ tiêu xét thưởng đà đạt được. Do đó nó là biện pháp khuyến
khích vật chất đối người lao động, tạo cho họ tinh thần trách nhiệm cao với
công việc.
b) Trả lương sản phẩm:
Hình thức trả lương theo dản phẩmkhá phù hợp với nguyên tắcphân
phối theo lao động, gần thu nhập với người lao động với kết quả sản xuất
kinh doanh, khuyên khích nghười lao động hăng say lao động. hình thức trả
lương này tỏ ra hiệu quả hơn so với việc trả lương theo thời gian.
Công thức tính:
L
SP
= Σ q
i
g
i
Trong đó:
L
SP
: Tiền lương theo sản phẩm
L
SP
: Số lượng sản phẩm loại I sản xuất ra
g
i
: Đơn giá tiền lương một sản phẩm loại i
I : Số loại sản phẩm
Hính thức này bao gồm:

17
+ Trả lương theo sản phẩm trực tiếp cá nhân: là hình thức mà số tiền
thưởng phải trả cho người lao động bằng đơn giá tiến lương trên một đơn vị
sản phẩm nhân với lượng sản phẩm hoàn thành.
Cách áp dụng đối với người trực tiếp sản xuất trong điều kiện quá
trình lao động của họ mang tính tương đối độc lập, có thể tính mức kiểm
tra, ngiệm thu sản phẩm một cách cụ thể riêng biệt.
Tiền lương sản phẩm trực tiếp cá nhân được tính đơn giản dễ hiểu,
khuyến khích người lao động nâng cao trình độ lành nghề, nâng cao năng
xuất lao động nhằm tăng thu nhập. Tuy nhiên chế độ lương này làm cho
người lao động it quan tâmđến máy móc thiết bị, chỉ chạy theo số lượng,
không chú ý đến chất lượng, tiết kiệm nguyên vật liệu mà không chú ý đến
tập thể.
Tiền lương theo sản phẩm tập thể có tác dụng khuyến khích mỗi
người lao động trong nhóm nâng cao trách nhiệm với tập thể, quan tâm đến
kết quả cuối cùng cùa nhóm, khuyến khích các tổ làm việc theo mô hình tổ
chức lao động tự quản. Nhưng sản phẩm của mỗi lao động không trục tiếp
quyết định đến tiền lương của họ, nên ít kích thích người lao động nâng cao
năng xuất lao động cá nhân. Mặt khác chưa tính được tình hìnhcủa từng
người lao động cũng như cố gắng của mỗi người nên chưa thể hiện được
đầy đủ phân phối theo số lượng và chất lượng lao động.
- Tiền Lương của công nhân phụ được tính bằng cách nhân đơn giá
tiền với lương cấp bậc của công nhân phục vụ với tỉ lệ % hoàn thành định
mức san lượng bình quân của công nhân chính.
- Hình thức tiền lương được tính bằng công thức:
L
p
= L
CB
x T

C
18
Trong đó :
L
p
: Tiền lương của công nhân phục vụ
L
CB
: Mức lương phụ cấp của công nhân
T
C
: Tỉ lệ % hoàn thành định mức sản lượng của công
nhân chính

T
C
=
Sản lượng thực hiện
Định mức sản xuất
- Cách tính tiền lương này kích thích công nhân phục vụ tốt hơn cho
công nhân chính nâng cao năng xuất lao động. Nhưng vì tiền lương phụ
thuộc vào kết quả của cong nhân chính, do đó việc trả lương chưa được
chinh xác, chưa được đảm bảo đúng hoa phí mà công nhân phụ bỏ ra.
- Khi tổ chức tiền lương theo đơn giá lũy tiến phải tuân theo nguyên
tắc sau:
- Xàc định đúng đắn tỉ lệ tăng đơn giá tiền lương đảm bảo chi phí cố
định.
- Phải giảm nhiều hơn hoặc bằng mức lương tăng lên.
- Số lượng sản phẩm vượt mức lũy tiến phải tính theo kết quả cả
tháng tránh tình trạng có ngày vượt định mức được hưởng lương lũy tiến,

ngày không ổn định mức hưởng lương cố định, do vậy mổi tháng cộng lại
vẫn không hoàn thành định mức.
19
- Hình thức này áp dụng trong trường hợp doanh nghiệp cần hoàn
thành gấp một số công việc trong một khoảng thời gian nhất định (VD: để
kịp giao sản phẩm cho khách hàng). Với cách trả lương này, tốc độ tăng
tiền lương có thễ vượt trên tốc độ tăng sản phẩm và tạo ra tình hình vượt
chi quỹ lương.
2.3.Vai trò, ý nghĩa của tiền lương đối với người lao động trong
việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Đối với các chủ doanh nghiệp, tiền lường là một yếu tố của chi phí
sản xuất, còn đối với người lao động tiền lương là một nguồn thu nhập chủ
yếu. Tiền lương dùng để trang trải mua sắm tư liệu sinh hoạt, các dịch vụ và
nhu cầu cần thiết phục vụ cho đời sống hằng ngày của người lao động như
ăn ở đi lại. Tiền lương không chỉ đảm bảo cho cuộc sống vật chất mà còn
đảm bảo cho cuộc sống vật chất mà còn đảm bảo cộuc sống tinh thần như:
Văn hóa, nghỉ ngơi, tham quan du lịch.
Mục đích của sản xuất là muồn tối đa hóa lợi nhuận , còn mục dích
của người lao động là tiền lương. Vì thế phấn đấu để tăng tiền lương là một
nhu cầu tất yếu của người lao động . Với ý nghĩ đó tiền lương kh6ng chỉ
mang tích chất chi phí mà còn trở thành phương tiện tao5 ra giá trị mới hay
đúng hơn là nguồn cung ứng sang tạo sức sản xuất lao động để sản sinh ra
giá trị gia tăng.
Ngược lại nếu chỉ doanh nghiệp vì mục tiêu lợi nhuận thuần túy tiền
lương cho người lao động quá thấp sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống vật
chất của người lao động dẫn đến hậu quả tát yếu của một sống nhân lực có
2 0
trìng độ kỹ thuật sẽ bỏ doanh nghiệp đi làm nơi khác có lương cao hơn,
hoặc người lao động không hứng thú làm việc chán nản bi quan ảnh hưởng
đến kết quả sản xúat kinh doanh . Tiền lương không những có ý nghĩa về

mặt kinh tế mà còn có ý nghĩa về mặt xã hội. Một mức lương hiệu quả có
tác dụng đến cả người lao động và chủ doanh nghiệp. Đối với các doanh
nghiệp mức lương của người lao động bằng doanh thu của người công
nhân.
3/ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH QUỸ TIỀN LƯƠNG

3.1.Chính sách về luật của nhà nước:
Thực tế trong nhiều năm qua, nhất là kể từ khi chuyển qua nền kinh
tế thị trương. Do nhận thức rõ vai trò tác dụng lớn của chính sách tiển
lương trong nền kinh tế xã hội nói chung vả trong sản xuất kinh doanh nói
riêng, do phân tích và đánh giá đầy dủ những khiếm khuyết tồn tại của
chính sách tiển lương trong thời kỳ bao cấp. Luật của nhà nước đã tích cực
chỉ đạo các nghành chức năng có những nghiên cứu, để xuất cải tiến các
chinh sách tiền lương.
Ngày 23/05/1993, chính phủ ban hành chì định 26/CP quy định tạm
thời chế độ tiền iền lương đối với các doanh nghiệp .Đây là sự cải tiến khá
toàn diện về tiền lương dựa trên những nguyên tắc yêu cầu cấp bắt của quá
trình đổi mối cơ chế quản lý đặt ra. Hiện nay các doanh nghiệp nhà nước
thực hiện các định mức chi phí tiền lương đều dựa trên các thông số về tiền
lương của nghị định 26 này.
2 1

Để thi hành nghị định số 28/cp ngày 28/3/1997 của chính phủ về đổi
mới quản lý tiền lương và nghị định 114/2002/NĐ-CP ngày 31/12/2002 của
chính phủ quy định bỏ sung một điều của nghị định 28 /CP đổi mới quản lý
tiền lương ,thu nhập trong doanh nghiệp nhà nước.Sau khi trao đổi ý kiến
với bộ tài chính.Tổng lien đoàn lao động – bô lao động – thương binh xã
hội có thông tư 14/2003/TT-BLĐTBXH ngày 30/05/2003 hướng dẫn xây
dựng một số điền của nghị định số 114/2002/NĐ – CP về tiền lương và
quản lý tiền lương cho các doanh nghiệp nhà nước.

3.2 Nguyên tắc chung

- Sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp nhà nước đêù phải có định mức
lao đông và đơn giá tiền lương.
- Tiền lương và thu hập phụ thuộc vào thực hiện khối lượng sản phẩm
dịch vụ năng xuất , chất lương lao động và hiệu quả sản xuất kinh doanh.
- Tiền lương và thu nhập của người lao động được thể hiện đầy đủ trong
số lượng của doanh nghiệp theo mẫu quy đinh số 238/LĐBXH ngày
08/04/1997 và thông tư số15/LĐTBXH ngày 10/04/1997 của bộ lao đông –
thương binh xã hội.
-Quỹ khen thưởng và quỹ phúc lợi của doang nhiệp được thực hiện theo
các quy chế quản lý tài chính và hạch toán kinh doanh.
Được thực hiện theo khoản 4 điều 33 quy chế quản lý tài chinh tài chính
kinh doanh đổi mới doanh nghiệp nhà nước ban hành kèm theo nghị định số
2 2
59/CP ngày 03/10/1996 của chính phủvà nghị định số 27/1999/NĐCP ngày
20/04/1999 của chính phủ sửa đổi bổ sung quy chế quản lý tài chính hạch
toán kinh doanh đối với doanh nghiệp của nhà nước.
Nhà nước quản lý tiền lương và thu nhập thông qua việc kiểm tra giám
sát việc áp dụng đơn giá tiền lương sử dụng quỹ tiền lương và hệ thống
định mức lao động của doanh nghiệp.
Vừa qua xét từ tình hình vả điều kiện cụ thể , đảng và Chính phủ đã bàn
bạc củ thông qua quốc hội về vấn đề cải cách tiền lương theo yêu cầu công
bằng hợp lý, bào đảm dược giá trị sức lao động và thang bậc giátrị tiến bộ
trong xã hội là một quá trình phải tiến thnàh từng bước , không thể thoát ly
sự phát triển kinh tế, xã hội và nguồn thu ngân sách và phải tính đến yêu
cầu kiềm chế lạm phát. Trong quá trình đó, phải tạm thời chấp nhận những
điều chưa hợp lý, chưa thỏa đáng mà điều kiện thực tế chưa cho phép giải
quyết. Điều quan trọng là giải quyết tiền lương phải tăng thu nhập thực tế
,bồi dưỡng động lực phát triển kinh tế.

2 3
CHƯƠNG 2
TÌNH HÌNH QUẢN LÝ TIỀN LƯƠNG TẠI CÔNG
TY TNHH GIOT SUONG VÀNG.
A/ MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CỦA CÔNG TY TNHH GIOT SUONG
VANG ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC QUẢN LÝ TIỀN LƯƠNG
1/ Qúa trình hình thành và phát triển của Công ty TNHH Giọt
Sương Vàng,
Công ty TNHH GIOT SUONG VANG là nhà phân phối và sở hữu 5
nhãn hiệu trang sức cao cấp là :


2 4
• 5-2005: Bắt đầu với chỉ 1 cửa hàng Golden dew ở Diamond Plaza,
TPHCM
• 5-2006, mở thêm 1 cửa hàng Golden dew ở Vincom 1, Hà Nội.
• Cuối 2006: tiếp cận những thành phố lớn khác như Hải Phòng, Đà
Nẵng
• 4-2008: Đưa thương hiệu kim cương cao cấp UNIQUE của Bỉ du
nhập vào Việt Nam, thứ ánh sáng lấp lánh kì diệu của kim cương trở
nên gần gũi hơn với người Việt yêu chuộng cái đẹp.
• 2009: Sáng lập nhãn hiệu trang sức cao cấp ZELA với tiêu chí tôn
vinh vẻ đẹp Việt.
• Cũng trong năm 2009 giới thiệu nhãn hàng trang sức và phụ kiện cao
cấp GOODMAN của Mỹ. Giới trẻ sành điệu Việt có thêm sự lựa
chọn để trở nên thật cá tính và nổi bật
• Cuối năm 2009: Dòng trang sức ngọc trai cao cấp Yokyo Pearl của
Bỉ có cửa hàng đầu tiên ở Parkson Viet Tower.
• 1/2010: DTC Sở hữu chuỗi 42 cửa hàng sang trọng với 5 nhãn hàng
ở các TTTM lớn của cả nước, trong đó:

 22 ở tp HCM
 12 ở Hà Nội
 4 ở Đà Nẵng
 4 ở Hải Phòng
2 5

×