Tải bản đầy đủ (.pdf) (42 trang)

de-thi-hoc-ki-1-ngu-van-lop-11-ha-noi-co-dap-an-dtvj2022t2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (731.19 KB, 42 trang )

VietJack.com

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI
TRƯỜNG THPT……
Đề số 1

Facebook: Học Cùng VietJack

ĐỀ THI HỌC KÌ I NĂM HỌC 2020 – 2021
Môn: Ngữ Văn 11
Thời gian làm bài: 120 phút

PHẦN ĐỌC HIỂU: (3,0 điểm)
Đọc bài thơ sau và trả lời các câu hỏi :
Ca dao và mẹ
Mẹ ru khúc hát ngày xưa
Qua bao nắng sớm chiều mưa vẫn còn
Chân trần mẹ lội đầu non
Che giơng giữ tiếng cười giịn cho ai…
Vì ai chân mẹ dẫm gai
Vì ai tất tả vì ai dãi dầuVì ai áo mẹ phai màu
Vì ai thao thức bạc đầu vì ai?
Lớn từ dạo đó ta đi
Chân mây góc biển mấy khi quay về
Mẹ ngồi lặng cuối bờ đê
Đếm năm tháng đếm ngày về của taMai vàng mấy lượt trổ hoa
Hàng hiên hanh nắng sương sa mấy lần
Đồng xa rồi lại đồng gần
Thương con mẹ lội đồng gần đồng xa
“Ầu ơ…” tiếng vọng xé tim
Lời ru xưa bỗng về tìm cơn mơ


Đâu rồi cái tuổi ngây thơ
Mẹ ta nay đã mịt mờ chân mây
Chiều đông giăng kín heo may
Tìm đâu cho thấy tháng ngày ầu ơ…
(Đỗ Trung Quân)
Câu 1: Bài thơ trên thuộc phong cách ngôn ngữ gì?
Câu 2: Trong bốn dịng thơ in đậm, tác giả đã sử dụng những biện pháp tu từ gì?
Câu 3: Vì sao cả khi mở đầu và kết thúc bài thơ, tác giả đều nhắc tới lời ru của mẹ?
Học trực tuyến: khoahoc.vietjack.com

Youtube: Học Cùng VietJack


VietJack.com

Facebook: Học Cùng VietJack

Câu 4: Dòng hồi tưởng về mẹ đã được nhà thơ tái hiện trong những khoảng thời gian nào?
Trong đó, hình ảnh nào gây ấn tượng cho em sâu sắc nhất? vì sao?
PHẦN LÀM VĂN: (7 điểm)
Câu 1: Từ nội dung văn bản trên, em hãy viết đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) trình bày
suy nghĩ về công ơn sinh thành, dưỡng dục.
Câu 2: Cảm nhận của em về chi tiết “bát cháo hành” mà thị Nở mang cho Chí Phèo (Chí
Phèo – Nam Cao).
HƯỚNG DẪN CHI TIẾT
Phần I:
Câu 1:
Bài thơ thuộc phong cách ngôn ngữ nghệ thuật.
Câu 2:
Những biện pháp tu từ được sử dụng trong bốn câu thơ in đậm: Điệp từ (Vì ai), Câu hỏi tu

từ.
Câu 3:
Vì lời ru chứa đựng cả cuộc đời mẹ và tình u thương vơ bờ bến của mẹ dành cho con; lời
ru là âm thanh ngọt ngào, thân thuộc nhất trong cuộc đời của một con người…
Câu 4:
- Dòng hồi tưởng về mẹ đã được nhà thơ tái hiện trong nhiều khoảng thời gian: lúc còn thơ
ấu, lúc con đã trưởng thành và khi mẹ đã đi xa.
Phần II:
Câu 1:
a. Đảm bảo hình thức của một đoạn văn
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: Lòng biết ơn đối với cha mẹ.
c. Nội dung đoạn văn: Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách nhưng cần tập trung làm
rõ vấn đề: Lòng biết ơn của con cái đối với công lao của cha mẹ, biết yêu thương, quan tâm
tới cha mẹ khi cịn có thể...
- Vận dụng tốt các thao tác lập luận.
d. Sáng tạo: Cách diễn đạt độc đáo, có quan điểm riêng, suy nghĩ mới mẻ, phù hợp với
những chuẩn mực đạo đức, pháp luật.
Học trực tuyến: khoahoc.vietjack.com

Youtube: Học Cùng VietJack


VietJack.com

Facebook: Học Cùng VietJack

đ. Chính tả, dùng từ đặt câu: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt.
Câu 2:
a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận: Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được
vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề.

b. Xác định đúng vấn đề nghị luận:Chi tiết “bát cháo hành” thị Nở đã đem cho Chí Phèo.=>
Tình u, tình thương, sự quan tâm chăm sóc của thị Nở dành cho Chí Phèo.
c. Nội dung bài viết: Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm, thể hiện sự cảm
nhận sâu sắc, vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng.
Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, nhưng cần đảm bảo được một số nội
dung cơ bản sau:
* Giới thiệu vài nét về tác giả, tác phẩm, về vấn đề cần nghị luận:
+ Nam Cao là một nhà nhân đạo lớn, nhà văn hiện thực bậc thầy của văn học Việt Nam
hiện đại; các sáng tác của ông vừa chân thực giản dị, vừa thấm đượm triết lí nhân sinh; nhà
văn có biệt tài phân tích, diễn tả tâm lí phức tạp của con người.
+ “Chí Phèo” là truyện ngắn xuất sắc, tiêu biểu cho đề tài người nông dân của Nam Cao
trước cách mạng. “Bát cháo hành” là chi tiết đặc sắc góp phần quan trọng thể hiện tâm lí
nhân vật, tư tưởng của tác phẩm và điển hình cho nghệ thuật của Nam Cao.
* Về ý nghĩa của chi tiết “bát cháo hành”:
+ Ý nghĩa nội dung:
- Thể hiện sự chăm sóc ân cần của Thị Nở khi Chí Phèo ốm đau, trơ trọi.
- Là biểu hiện của tình người hiếm hoi mà Chí Phèo được nhận, là hương vị hạnh phúc tình
yêu muộn màng mà Chí Phèo được hưởng.
- “Bát cháo hành” đã đánh thức tính người bị vùi lấp lâu nay ở Chí: (Học sinh phân tích
diễn biến tâm lí của Chí Phèo khi nhận được bát hành của thị Nở)
Ngạc nhiên, xúc động, khiến Chí ăn năn, suy nghĩ về tình trạng thê thảm hiện tại của mình.
Khơi dậy niềm khát khao được làm hòa với mọi người, hi vọng vào một cơ hội trở về với
cuộc sống lương thiện.
+ Ý nghĩa nghệ thuật:
Học trực tuyến: khoahoc.vietjack.com

Youtube: Học Cùng VietJack


VietJack.com


Facebook: Học Cùng VietJack

- Là chi tiết quan trọng thúc đẩy sụ phát triển của cốt truyện, khắc họa rõ nét tính cách, tâm
lí, bi kịch nhân vật.
- Góp phần thể hiện sinh động tư tưởng Nam Cao: tin tưởng vào khả năng cảm hóa của tình
người.
d. Sáng tạo: Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về chi tiết.
đ. Chính tả, dùng từ đặt câu: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt.

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI

ĐỀ THI HỌC KÌ I NĂM HỌC 2020 – 2021

TRƯỜNG THPT……

Mơn: Ngữ Văn 11
Thời gian làm bài: 120 phút

Đề số 2
Phần I: Đọc – hiểu (3,0 điểm)
Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi từ câu 1 đến câu 4:

Ai về thăm mẹ quê ta
Chiều nay có đứa con xa nhớ thầm …
Bầm ơi có rét khơng bầm !
Heo heo gió núi, lâm thâm mưa phùn
Bầm ra ruộng cấy bầm run
Chân lội dưới bùn tay cấy mạ non
Mạ non bầm cấy mấy đon

Ruột gan bầm lại thương con mấy lần
Mưa phùn ướt áo tứ thân
Mưa bao nhiêu hạt, thương bầm bấy nhiêu !
Bầm ơi sớm sớm chiều chiều
Thương con bầm chớ lo nhiều bầm nghe !
Học trực tuyến: khoahoc.vietjack.com

Youtube: Học Cùng VietJack


VietJack.com

Facebook: Học Cùng VietJack

Con đi trăm núi ngàn khe
Chưa bằng mn nỗi tái tê lịng bầm
Con đi đánh giặc mười năm
Chưa bằng khó nhọc đời bầm sáu mươi.
Con ra tiền tuyến xa xôi
Yêu bầm yêu nước cả đôi mẹ hiền.
Con đi, con lớn lên rồi
Chỉ thương bầm ở nhà ngồi nhớ con !
Nhớ con, bầm nhé đừng buồn
Giặc tan, con lại sớm hơm cùng bầm.
Mẹ già tóc bạc hoa râm
Chiều nay chắc cũng nghe thầm tiếng con …
(Trích “Bầm ơi, Tố Hữu)
Câu 1: Đoạn thơ được viết theo thể thơ nào ? (0,5 điểm)
Câu 2: Nêu tác dụng của thể thơ đối với việc bộc lộ tâm trạng của nhân vật trữ tình ? (0,5
điểm):

Câu 3: Chỉ ra thành phần gọi – đáp trong đoạn thơ trên ? (0,5 điểm)
Câu 4: Nêu nội dung chính của đoạn thơ ? (0,5 điểm):
Câu 5: Từ cảm nhận về đoạn thơ, anh chị hãy nêu suy nghĩ của mình về tình mẫu tử (trình
bày trong khoảng 5-7 dịng) (1,0 điểm):
Phần II: Làm văn (7,0 điểm)
Anh/ chị hãy phân tích cảnh Huấn Cao cho chữ viên quản coi ngục trong tác phẩm
“Chữ người tử tù” (Nguyễn Tuân)
------------Hết----------HƯỚNG DẪN CHI TIẾT
Phần I:
Câu 1:
- Đoạn thơ được viết theo thể lục bát (6/8)
Câu 2:

Học trực tuyến: khoahoc.vietjack.com

Youtube: Học Cùng VietJack


VietJack.com

Facebook: Học Cùng VietJack

- Tác dụng: Thể lục bát mang âm hưởng nhẹ nhàng, thiết tha, đằm thắm góp phần thể hiện
tâm trạng yêu thương, nhớ mong của người chiến sĩ ngoài mặt trận dành cho người mẹ già
ở quê hương.
Câu 3:
- Thành phần gọi – đáp: “Bầm ơi”
Câu 4:
- Nội dung chính: Đoạn trích thể hiện tình cảm u thương tha thiết của người chiến sĩ
dành cho người mẹ vất vả, lam lũ nơi quê nhà. Trong đoạn thơ, hình ảnh người mẹ trung

du hiện lên thật bình dị với yêu thương sâu nặng dành cho những đứa con đang ngày đêm
cầm súng canh giữ sự bình yên của Tổ quốc.
Câu 5:
Học sinh có nhiều cách trình bày, tuy nhiên có thể theo định hướng sau:
Tình mẫu tử là tình cảm thiêng liêng cao quý mà mỗi người chúng ta đều phải trân trọng.
Đó là tình cảm tốt đẹp nhất mà ta được hưởng trên cõi đời này, tình cảm đó sẽ bồi đắp tâm
hồn ta, nâng niu tâm hồn ta, trở thành điểm tựa cho ta trên mỗi bước đường đời …
Phần II:
Câu 6:
1.Mở bài:
Nguyễn Tuân được đánh giá là một trong những cây bút tài hoa nhất của nền văn học Việt
Nam hiện đại. Trong các sáng tác của Nguyễn Tuân, các nhân vật thường được miêu tả,
nhìn nhận như một nghệ sĩ . Và tác phẩm “Chữ người tử tù” cũng được xây dựng bằng
cách nhìn nhận như vậy. Bên cạnh đó, nhà văn đã khéo léo sáng tạo lên một tình huống
truyện vơ cùng độc đáo. Đó là cảnh cho chữ trong nhà giam- là phần đặc sắc nhất của thiên
truyện này “một cảnh tượng xưa nay chưa từng có”.
2.Thân bài
* Giới thiệu tóm tắt về nhân vật Huấn Cao
- Huấn Cao vốn là kẻ đại nghịch dám khởi nghĩa chống lại triều đình đương thời. Khởi
nghĩa thất bại, ông bị coi là giặc bị bắt giam và xử án tử hình.
- Những ngày đầu trong nhà lao, Huấn Cao tỏ ra lãnh đạm, coi thường viên quan coi ngục,
nhưng sau khi biết sở thích cao quý của nguc quan, ông đã đồng ý cho chữ.
* Phân tích cảnh cho chữ

Học trực tuyến: khoahoc.vietjack.com

Youtube: Học Cùng VietJack


VietJack.com


Facebook: Học Cùng VietJack

- Cảnh cho chữ : “ Một cảnh tượng xưa nay chưa từng có”
+ Hồn cảnh và địa điểm cho chữ : thường được diễn ra ở những nơi thư phòng, còn ở đây
lại diễn ra giữa nhà tù –nơi ngự trị của bóng tối, cái ác -> những thứ thù địch với cái đẹp.
+ Tư thế của những người cho chữ và nhận chữ cũng “xưa nay chưa từng có”: kẻ có quyền
hành thì khơng có “quyền uy”.”Uy quyền” thuộc về Huấn Cao- kẻ bị tước đi mọi thứ
quyền. Người nắm quyền sinh, quyền sát thì “khúm núm”, “run run”, trong khi kẻ tử tù thì
ung dung , đường bệ .Kẻ có chức năng giáo dục tội phạm thì đang được tội phạm “giáo
dục”.
- Cho lời khuyên:
+ Nội dung lời khuyên: Huấn Cao khuyên viên quản ngục từ bỏ chốn ngục tù nhơ bẩn, tìm
về chốn thanh tao để tiếp tục sở nguyện cao quý và giữ thiên lương cho lành vững.
+ Ý nghĩa. của lời khuyên: Là lời di huấn của Huấn Cao ( cũng là của nhà văn ) nhắn tới
quản ngục và tất cả mọi người : Muốn chơi chữ phải giữ lấy thiên lương ; trong môi trường
của cái ác, cái đẹp khó tồn tại vững bền; Chữ nghĩa, thiên lương khơng thể sống chung với
tội ác và nơi ngục tù đen tối. .
+ Tác dụng của lời khuyên : Hành động bái lĩnh của ngục quan …và sức mạnh cảm hóa
con người.Bằng con đường của trái tim, sức mạnh ấy càng được nhân lên gấp bội.

Học trực tuyến: khoahoc.vietjack.com

Youtube: Học Cùng VietJack


VietJack.com

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI
TRƯỜNG THPT……

Đề số 3

Facebook: Học Cùng VietJack

ĐỀ THI HỌC KÌ I NĂM HỌC 2020 – 2021
Môn: Ngữ Văn 11
Thời gian làm bài: 120 phút

I. PHẦN ĐỌC HIỂU (5,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau đây và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4:
“Trong dịng đời vội vã có nhiều người dường như đã quên đi tình nghĩa giữa người
với người. Nhưng đã là cuộc đời thì đâu phải chỉ trải đầy hoa hồng, đâu phải ai sinh ra
cũng có được cuộc sống giàu sang, có được gia đình hạnh phúc tồn diện mà cịn đó nhiều
mảnh đời đau thương, bất hạnh cần chúng ta sẻ chia, giúp đỡ. Chúng ta đâu chỉ sống riêng
cho mình, mà cịn phải biết quan tâm tới những người khác. (Đó chính là sự “cho”và
“nhận” trong cuộc đời này)
“Cho” và “nhận” là hai khái niệm tưởng chừng như đơn giản nhưng số người có
thể cân bằng được nó lại chỉ đếm được trên đầu ngón tay. Ai cũng có thể nói “Những ai
biết yêu thương sẽ sống tốt đẹp hơn” hay “Đúng thế, cho đi là hạnh phúc hơn nhận về”.
Nhưng tự bản thân mình, ta đã làm được những gì ngồi lời nói?Cho nên, giữa nói và làm
lại là hai chuyện hồn tồn khác nhau. Hạnh phúc mà bạn nhận được khi cho đi chỉ thật
sự đến khi bạn cho đi mà không nghĩ ngợi đến lợi ích của chính bản thân mình. Đâu phải
ai cũng quên mình vì người khác. Nhưng xin đừng quá chú trọng đến cái tơi của chính bản
thân mình. Xin hãy sống vì mọi người để cuộc sống khơng đơn điệu và để trái tim có những
nhịp đập yêu thương. Cuộc sống này có quá nhiều điều bất ngờ nhưng cái quan trọng nhất
thực sự tồn tại là tình yêu thương. Sống khơng chỉ là nhận mà cịn phải biết cho đi. Chính
lúc ta cho đi nhiều nhất lại là lúc ta được nhận lại nhiều nhất.
(Trích ― “Lời khuyên cuộc sống” theo nguồn: radiovietnam. vn. )
Câu hỏi:
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt của văn bản? ( 1 điềm)

Câu 2. Nêu nội dung chính của văn bản trên? ( 1 điểm)
Câu 3. Hãy giải thích vì sao người viết cho rằng: “Hạnh phúc mà bạn nhận được khi cho đi
chỉ thật sự đến khi bạn cho đi mà khơng nghĩ ngợi đến lợi ích của chính bản thân mình’’? (
1 điểm)
Học trực tuyến: khoahoc.vietjack.com

Youtube: Học Cùng VietJack


VietJack.com

Facebook: Học Cùng VietJack

Câu 4. Anh/chị hiểu như thế nào về quan điểm : “Chính lúc ta cho đi nhiều nhất lại là lúc
ta được nhận lại nhiều nhất”. (1 điểm)
Câu 5: Quan điểm của anh / chị về sự CHO và NHẬN trong cuộc sống. ( Viết đoạn văn
khoảng 7 đến 10 dòng) ( 1 điểm)
II. PHẦN LÀM VĂN (5,0 điểm)
“Hắn vừa đi vừa chửi. Bao giờ cũng thế, cứ rượu xong là hắn chửi. Bắt đầu chửi trời, có
hề gì?Trời có của riêng nhà nào?Rồi hắn chửi đời. Thế cũng chẳng sao: Đời là tất cả
nhưng cũng chẳng là ai. Tức mình hắn chửi ngay tất cả làng Vũ Đại. Nhưng cả làng Vũ
Đại ai cũng nhủ: “Chắc nó trừ mình ra!”. Khơng ai lên tiếng cả. Tức thật! Ồ thế này thì
tức thật! Tức chết đi được mất! Đã thế, hắn phải chửi cha đứa nào không chửi nhau với
hắn. Nhưng cũng không ai ra điều. Mẹ kiếp! Thế thì có phí rượu khơng?Thế thì có khổ hắn
không? Không biết đứa chết mẹ nào đẻ ra thân hắn cho hắn khổ đến nông nỗi này! A ha!
Phải đấy hắn cứ thế mà chửi, hắn chửi đứa chết mẹ nào đẻ ra thân hắn, đẻ ra cái thằng
Chí Phèo? Mà có trời biết! Hắn khơng biết, cả làng Vũ Đại cũng khơng ai biết.
Trích “Chí Phèo” (Nam Cao)
Phân tích đoạn trích trên trong tác phẩm Chí phèo của nhà văn Nam Cao. Từ đó
nhận xét nghệ thuật vào truyện độc đáo của Nam Cao.

HƯỚNG DẪN CHI TIẾT
Phần I:
Câu 1:
- Phương thức biểu đạt của văn bản: nghị luận
Câu 2:
Nơi dung: Cho và nhận trong cuộc sống
Câu 3:
Giải thích câu nói : Bởi vì cho đi xuất phát từ tấm lịng, từ tình u thương, khơng vụ lợi.
Câu 4:
Hiểu câu nói: Cho đi sẽ nhận lại được tình u thương, sự trân trọng của người khác dành
cho mình
Cây 5:
Đoạn văn đảm bảo các ý:
- Mối quan hệ giữa cho và nhận trong cuộc sống
- Bài học bản thân trong việc cho và nhận
Phần II:
Bài làm cần đảm bảo những yêu cầu cơ bản sau:
Học trực tuyến: khoahoc.vietjack.com

Youtube: Học Cùng VietJack


VietJack.com

Facebook: Học Cùng VietJack

1. Yêu cầu về kĩ năng:
- Biết cách làm bài văn nghị luận văn học, bố cục rõ ràng, vận dụng tốt các thao tác lập
luận.
- Biết cách chọn và phân tích dẫn chứng để làm sáng tỏ vấn đề nghị luận.

- Bài viết mạch lạc, trong sáng, có cảm xúc, khơng mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
2. Yêu cầu về kiến thức:
Cần đảm bảo được các ý cơ bản sau:
- Giới thiệu vài nét về tác giả, tác phẩm, đoạn trích
+ Nam Cao là nhà văn xuất sắc trong nền văn học hiện đại Việt Nam… với phong cách
nghệ thuật độc đáo
+ Chí Phèo là tác phẩm tiêu biểu của nhà văn trước cách mạng tháng Tám
+ Đoạn trích là phần mở đầu tác phẩm với tiếng chửi của nhân vật Chí Phèo. Đồng thời thể
hiện tài năng nghệ thuật của Nam Cao trong cách vào truyện của ơng.
- Phân tích đoạn trích
+ Nội dung
++ Đối tượng chửi: Chửi trời, chửi đời, chửi cả làng Vũ Đại, chửi cha đứa nào không chửi
nhau với hắn, chửi cái đứa chết mẹ nào đẻ ra Chí Phèo -> Từ không xác định đến xác định,
từ không cụ thể đến cụ thể…
++ Kết quả: không ai chửi nhau với hắn
=> Ý nghĩa tiếng chửi của Chí Phèo
++ Bộc lộ sự bất lực, bế tắc, cô đơn của Chí giữa cuộc đời.
++ Thể hiện khát khao được giao tiếp với mọi người, là sự phản kháng, là nỗi đau, bi kịch
bị từ chối của con người bị XH cự tuyệt.
- Nghệ thuật:
+ Ngôn ngữ tác giả kết hợp ngôn ngữ nhân vật

Học trực tuyến: khoahoc.vietjack.com

Youtube: Học Cùng VietJack


VietJack.com

Facebook: Học Cùng VietJack


+ Trần thuật linh hoạt: lúc thì theo điểm nhìn của tác giả, lúc thì theo điểm nhìn của nhân
vât.
+ Giọng điệu: đa giọng điệu, lúc tách bạch, lúc đan xen giọng miêu tả bình luận của nhà
văn, giọng của dân làng Vũ Đại, giọng nhân vật…
+ Tả, kể linh hoạt, có sự đan xen các lời kể điệp cú pháp, liệt kê, chêm xen, câu văn ngắn
dồn dập tạo kịch tính
- Nhận xét :
+ Cách vào truyện độc đáo tạo sự bất ngờ, tò mò, dồn nén, gây ấn tượng cho người đọc.
+ Tạo câu chuyện kể khơng theo tuyến tính thơng thường từ q khứ đến hiện tại, mà theo
lối kết cấu từ hiện tại – quá khứ - hiện tại -> Cách vào truyện độc đáo của nhà văn

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI

ĐỀ THI HỌC KÌ I NĂM HỌC 2020 – 2021

TRƯỜNG THPT……
Đề số 4

Môn: Ngữ Văn 11
Thời gian làm bài: 120 phút

I. Phần một (3.0 điểm)
Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi nêu ở dưới.
“Thằng này rất ngạc nhiên. Hết ngạc nhiên thì hắn thấy mắt hình như ươn ướt. Bởi
vì lần này là lần thứ nhất hắn được một người đàn bà cho. Xưa nay, nào hắn có thấy ai tự
nhiên cho hắn cái gì. Hắn vẫn phải doạ nạt hay là giật cướp. Hắn phải làm cho người ta
sợ. Hắn nhìn bát cháo bốc khói mà bâng khuâng. Thị Nở thì chỉ nhìn trộm hắn rồi lại toe
tt cười. Trơng thị thế mà có dun. Tình u làm cho có dun. Hắn thấy vừa vui, vừa
buồn. Và một cái gì nữa giống như là ăn năn. Cũng có thể như thế lắm. Người ta hay hối

hận về tội ác khi không đủ sức mà ác nữa. Thị Nở giục hắn ăn nóng. Hắn cần lấy bát cháo
đưa lên mồm. Trời ơi, cháo mới thơm làm sao! Chỉ khói xơng vào mũi cũng đủ làm người

Học trực tuyến: khoahoc.vietjack.com

Youtube: Học Cùng VietJack


VietJack.com

Facebook: Học Cùng VietJack

nhẹ nhõm. Hắn húp một húp và nhận ra rằng: những người suốt đời không ăn cháo hành
không biết rằng cháo hành ăn rất ngon. Nhưng tại sao mãi đến tận bây giờ hắn mới nếm
mùi vị cháo?”
1, Đoạn văn trên được trích từ tác phẩm nào? Của tác giả nào? (0.5điểm)
2. Truyện ngắn này được sáng tác năm nào? Viết về đề tài gì? Em hãy lấy thêm ít nhất một
tác phẩm khác cũng viết về đề tài này?(0.5điểm)
3. Anh (chị ) hãy cho biết truyện ngắn này có những nhan đề nào? Ý nghĩa của những nhan
đề đó?(1.0điểm)
4. Nêu ý nghĩa của bát cháo hành đối với nhân vật “ hắn” trong đoạn trích?(1.0điểm)
II. Phần hai: (7.0 điểm)
Câu 1. (3.0 điểm) Hãy viết một bài văn ngắn thể hiện suy nghĩ của mình về “tính ích kỉ và
lòng vị tha” của thanh niên học sinh hiện nay?
Câu 2. (4.0 điểm) Cảm nhận của em về cảnh đưa tang trong đoạn trích Hạnh phúc của một
tang gia
HƯỚNG DẪN CHI TIẾT
Phần I:
1. Đoạn văn trên được trích từ tác phẩm nào? Của tác giả nào?(0.5 điểm)
2. Truyện ngắn này được sáng tác năm nào? Viết về đề tài gì? Em hãy lấy thêm ít nhất một

tác phẩm khác cũng viết về đề tài này?(0.5 điểm)
3. Anh (chị ) hãy cho biết truyện ngắn này có những nhan đề nào? Ý nghĩa của những nhan
đề đó?(1.0 điểm)
4. Nêu ý nghĩa của bát cháo hành đối với nhân vật “ hắn” trong đoạn trích?(1.0đ
- Tác phẩm Chí Phèo của nhà văn Nam Cao
- Chí Phèo được Nam Cao viết năm 1941.
- Đề tài: Người nông dân nghèo trước Cách mạng.
- Tác phẩm cùng đề tài: Tiểu thuyết Tắt đèn của Ngơ Tất Tố…
- Ban đầu truyện có tên là Cái lò gạch cũ-> Cái lò gạch cũ trở thành biểu tượng về sự xuất
hiện tất yếu của hiện tượng Chí Phèo.
- Năm 1941: nhà xuất bản Đời mới đổi lại thành Đơi lứa xứng đơi-> nhấn mạnh mối tình
thị Nở – Chí Phèo, chạy theo thị hiếu cơng chúng lúc bầy giờ.
Học trực tuyến: khoahoc.vietjack.com

Youtube: Học Cùng VietJack


VietJack.com

Facebook: Học Cùng VietJack

- Năm 1946: Tác giả tự sửa lại là Chí Phèo, in trong tập Luống càykhái quát được tư tưởng
nghệ thuật của nhà văn.
- Là liều thuốc giải độc giúp Chí thốt khỏi trận ốm, khơi dậy bản chất người trong Chí.
- Hiện thân của tình u thương, tình người chân thành, giản dị. Hương vị của bát cháo
hành là hương vị của tình yêu, tình đời, tình người.
Phần II:
Câu 1:
a. Yêu cầu về kĩ năng:
Biết cách làm bài văn nghị luận xã hội. Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu lốt; khơng mắc lỗi

chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
b. u cầu về kiến thức:
Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách, nhưng lí lẽ và dẫn chứng phải hợp lí; Cần làm rõ
các ý chính sau:
* Thế nào là tính ích kỉ?
- Ích kỉ là chỉ biết vì lợi ích cho riêng mình. Cịn ích kỉ hại nhân là chỉ biết vì lợi ích riêng
mình mà làm hại người khác.
* Biểu hiện của tính ích kỉ
- Kẻ có tính ích kỉ thường so đo, tính tốn để trong bất cứ việc gì cũng có lợi cho mình.
Phương châm sống của họ là: Ăn cỗ đi trước, lội nước đi sau.
- Tính ích kỉ thể hiện dưới nhiểu hình thức và ở nhiều mức độ khác nhau như: lười biếng,
tham ăn, dối trá, gian xảo, tham nhũng…Trong học tập, tính ích kỉ bộc lộ qua thái độ thiếu
quan tâm tới bạn bè, tới công việc của lớp, của trường. (Dẫn chứng).
* Tác hại của tính ích kỉ:
- Gây ra sự chia rẽ mất đoàn kết, làm suy giảm sức mạnh của tập thể, của cộng đồng. (Dẫn
chứng)
- Những người có chức có quyền mà ích kỉ thì chỉ làm hại dân, hại nước. (Dẫn chứng).
* Khái qt nâng cao vấn đề.
- Tính ích kỉ là thói xấu cần phê phán mà học sinh không nên mắc phải.
- Lịng vị tha là đức tính q báu cần có của mỗi con người. Nó khơng địi hỏi gì nhiều
ngoài một trái tim nhân hậu biết chia sẻ vui buồn, biết yêu thương đồng bào, đồng loại.

Học trực tuyến: khoahoc.vietjack.com

Youtube: Học Cùng VietJack


VietJack.com

Facebook: Học Cùng VietJack


Nếu ai cũng có lịng vị tha và sống đúng theo phương châm mà Bác Hồ đã dạy.: Mình vì
mọi người, mọi người vì mình xã hội sẽ ngày càng tốt đẹp hơn.
Cảm nhận của em về cảnh đưa tang trong đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia (Số Đỏ
-Vũ Trọng Phụng)
Câu 2:
a. Về kĩ năng:
Biết cách làm bài nghị luận văn học. Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu lốt; khơng mắc lỗi
chính tả, dùng từ, đặt câu.
b. Về kiến thức:
Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng phải hợp lí. Cần nêu được các ý
chính sau:
- Giới thiệu vài nét về tác giả, hoàn cảnh sáng tác, nội dung tác phẩm.
- Bên ngoài trạng trọng , “gương mẫu” nhưng thật chất chẵng khác gì đám rước nhố nhăng:
+ Đám ma to tát, đi đến đâu làm huyên náo đến đấy.Đám ma nhưng chẳng khác nào đám
rước .
+ Có sự phối hợp cà Ta-Tàu-Tây : “Kèn Ta, kèn Tây, kèn Tàu lần lượt thi nhau mà rộn
lên”
+ Mọi người thi nhau chụp ảnh như hội chợ
+ Ai cũng tỏ ra bộ mặt nghiêm chỉnh nhưng kì thực họ đang thì thầm với nhau về chuyện
gia đình, riêng tư.
+ Là dịp để chim nhau, cười tình với nhau , bình phẩm nhau, chê bai nhau , ghen tng ,
hẹn hị nhau ,bằng vẻ mặt buồn rầu của những người đi đưa ma “con bé nhà ai kháu thế
…chồng gầy thế thì mọc sừng mất ! vân vân….”
- Cậu Tú Tân yêu cầu mọi người tạo dáng để chụp ảnh , con cháu tự nguyện trở thành
những diễn viên đại tài
+ Cụ Cố Hồng ho khạc , khóc mếu và ngất đi
+ Đặc biệt “màn kịch siêu hạng” của Phán mọc sừng cứ oặt người khóc ngất với những âm
thanh lạ Hứt !..Hứt !...Hứt !...
- Nghệ thuật :


Học trực tuyến: khoahoc.vietjack.com

Youtube: Học Cùng VietJack


VietJack.com

Facebook: Học Cùng VietJack

+ Tạo tình huống bất ngờ thú vị
+ Phát hiện những chi tiết đối lập gay gắt cùng tồn tại trong một con người, sự vật, sự việc
+ Miêu tả biến hóa , linh hoạt
- Khẳng định lại vấn đề: giá trị nội dung và nghệ thuật

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI
TRƯỜNG THPT……
Đề số 5

ĐỀ THI HỌC KÌ I NĂM HỌC 2020 – 2021
Mơn: Ngữ Văn 11
Thời gian làm bài: 120 phút

Phần đọc hiểu (3 điểm): Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi
Xuất hiện trong buổi giao lưu “Hiến tạng – hạnh phúc chính là cho đi”, với tư cách khách
mời, chị Thùy Dương đến sớm. Gương mặt người phụ nữ trẻ bình thản, sẵn sàng cho một
buổi chuyện trị dài về cơ con gái nhỏ và nghĩa của cao đẹp của cô bé.
Hải An mới 7 tuổi khi quyết định hiến giác mạc. Em biết mình sẽ khơng qua khỏi bởi căn
bệnh ung thư thần kinh đệm não cầu lan tỏa. giác mạc của em hiện đã đem lại ánh sáng cho
hai bệnh nhân. Có thể với những đứa trẻ khác, câu chuyện chết thì đi hiến xác vì có nhiều

người cần của bà ngoại chỉ là câu chuyện nghe lúc đấy rồi quên nhưng Hải An không quên,
cô bé đã muốn hiến toàn bộ nội tạng và hiến giác mạc khi biết mình mắc bệnh trọng bởi hình
hài khác, nhưng vẫn là con theo cách đặc biệt nhất.
Câu chuyện hiến giác mạc của cô bé 7 tuổi thực sự là một điều tử tế truyền cảm hứng mạnh
mẽ. Ông Nguyễn Hữu Hoàng – giám đốc ngân hàng mắt bệnh viện mắt trung ương cho biết
từ quyết định hiến giác mạc của Hải An đến nay đã có hơn 1300 đơn đăng ký. Ngay cả chị
Dương cũng đã hoàn tất việc đăng ký giác mạc của mình. Chị Dương kể rằng, rất nhiều
người đã chia sẻ với chị, sự ra đi của bé Hải An đã thay đổi họ. Có người đã tâm sự với chị:
em đã ăn chơi trác táng nhưng sau khi biết chuyện của Hải An, em biết rằng cuộc sống này

Học trực tuyến: khoahoc.vietjack.com

Youtube: Học Cùng VietJack


VietJack.com

Facebook: Học Cùng VietJack

rất đáng quý. Nếu em bảo quản thân thể của em khỏe mạnh em sẽ mang lại sự sống cho
người khác.
Cuộc sống luôn mang đến cho ta những điều kỳ diệu. Hiện tại dẫu buồn bã, bi đát đến đâu,
chỉ cần vững tin yêu thương suy nghĩ tích cực thế nào bạn cũng sẽ vượt qua. Câu chuyện
của chị Dương và bé Hải An như những chấm son, đẹp như đóa hoa tơ điểm cho đời, như
những ngôi sao lấp lánh trong đêm để người ta thêm tin vào điều kỳ diệu và tình yêu trong
cuộc sống. Giác mạc của bé Hải An không chỉ đem đến ánh sáng cho hai người mà trên hết
đó là tình yêu, là cảm hứng của sự tử tế được lan truyền đến mọi người xung quanh”
(Theo kênh 14.vn ngày 31 tháng 3 năm 2018)
1. Xác định các phương thức biểu đạt của văn bản
2. Hiện tượng bé Hải An đã tạo thành một dịng chảy của “văn hóa tận hiến” trong xã hội.

Anh/chị hiểu như thế nào là “tận hiến”?
3. Theo tác giả, câu chuyện hiến giác mạc của cô bé bảy tuổi truyền cảm hứng mạnh mẽ đến
mọi người như thế nào?
4. Anh/chị có đồng tình với quan điểm “hạnh phúc là cho đi”? Vì sao?
Phần làm văn (7 điểm)
Anh/chị hãy làm rõ vẻ đẹp của người nghĩa sĩ trong đoạn văn bản sau:
“Nhớ linh xưa:
Cui cút làm ăn; Toan lo nghèo khó.
Chưa quen cung ngựa, đâu tới trường nhung;
Chỉ biết ruộng trâu, ở trong làng bộ
Việc cuốc, việc cày, việc bừa, việc cấy, tay vốn quen làm;
Tập khiên, tập súng, tập mác, tập cờ, mắt chưa từng ngó.
Tiếng phong hạc phần phồng hơn mươi tháng, trong tin quan như trời hạn trông mưa;
Mùi tinh chiên vấy vá đã ba năm, ghét thỏi mọi như nhà nông ghét cỏ.
Bữa thấy bỏng bong che trắng lốp, muôn tới ăn gan;
Ngày xem ống khỏi chạy đen xì, muốn ra cắn cổ
Một mối xa thư đồ sộ, há để ai chém rắn đuổi hươu;
Học trực tuyến: khoahoc.vietjack.com

Youtube: Học Cùng VietJack


VietJack.com

Facebook: Học Cùng VietJack

Hai vầng nhật nguyệt chói lồi, đâu dung lũ treo dê bán chó
Nào đợi ai địi, ai bắt, phen này xin ra sức đoạn kình;
Chẳng thèm trốn ngược, trốn xuôi, chuyến này dốc ra tay bộ hổ
Khá thương thay:

Vốn chẳng phải quân cơ, quân vệ, theo dòng ở lính diễn binh:
Chẳng qua là dân ấp, dân lân, mến nghĩa làm quân chiếu mộ
Mười tám ban võ nghệ, nào đợi tập rèn:
Chín chục trận binh thư, khơng chờ bày bố
Người cật có một manh áo vải, nào đợi mang bao tấu bầu ngòi
Trong ta cầm một ngọn tầm vơng, chi nài sắm dao tu nón gõ.
Hoa mai đánh bằng rơm con cúi, cũng đốt xong nhà dạy đạo kia
Gươm đeo dùng bằng lưỡi dao phay, cũng chém rớt đầu quan hai nọ
Chi nhọc quan quân gióng trống kỳ, trống giục, đạp rào lướt tới, coi giặc cũng như không
Nào sợ thằng Tây bắn đạn nhỏ, đạn to, xô cửa xơng vài, liều mình chẳng có
Kẻ đâm ngang, người chém ngược, làm cho mã tà ma ní hồn kinh
Bọn hè trước, lũ ó sau, trối kệ tàu thiếc tàu đồng súng nổ.”
(Văn tế nghĩa sĩ Cần giuộc – Nguyễn Đình Chiểu)

HƯỚNG DẪN CHI TIẾT
Phần I:
Câu 1:
- Phương thức biểu đạt: tự sự, nghị luận
Câu 2:
- Hiện tượng bé Hải An đã tạo thành một dịng chảy của “văn hóa tận hiến” trong xã hội.
Tận hiến là thái độ sống, cách ứng xử cao đẹp tạo nên từ sự tự nguyện dâng hiến tất cả, vật
chất và tinh thần, sự sống và cái chết cho cuộc đời.
Học trực tuyến: khoahoc.vietjack.com

Youtube: Học Cùng VietJack


VietJack.com

Facebook: Học Cùng VietJack


Câu 3:
- Theo tác giả câu chuyện hiến giác mạc của cô bé bảy tuổi đã truyền cảm hứng mạnh mẽ
đến mọi người:
+ Đã có hàng trăm người đăng kí hiến tặng giác mạc trong đó có mẹ cơ bé Hải An
+ Có những người đã thay đổi cách sống của họ, đã biết quý trọng bản thân.
+ Cảm hứng từ những điều tử tế được lan truyền đến mọi người.
Câu 4:
- Đồng tình
- Lí giải:
+ Cho đi là trao yêu thương, dành sự quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ với người khác.
+ Khi cho đi ta sẽ đem hạnh phúc cho người khác và cho chính bản thân mình.
+ Khi cho đi mọi người sẽ sống lương thiện, vị tha, nhân ái, cao thượng hơn
+ Khi cho đi, ta sẽ đem lại những điều tốt đẹp cho cuộc sống và cho chính mình.
Phần II:
1. Giới thiệu chung
- Giới thiệu tác giả Nguyễn Đình Chiểu và tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc
- Dẫn dắt vấn đề cần nghị luận
2. Triển khai vấn đề
* Giới thiệu sơ lược về bài văn tế và vị trí của đoạn trích trong văn bản
* Phân tích hình ảnh người nơng dân nghĩa sĩ trong đoạn trích:
- Họ là những người nông dân lam lũ, nghèo khổ, cả cuộc đời gắn bó với đồng ruộng, chưa
hề biết đến binh đao, võ nghệ.
- Khi giặc đến xâm lược quê hương, họ có sự chuyển biến rõ rệt trong nhận thức, tình cảm
và hành động.
- Họ nhận thức rõ tình cảnh đất nước, thể hiện lòng căm thù giặc đậm chất người nông dân
(so sánh, cường điệu, giọng điệu hùng hồn,…):

Học trực tuyến: khoahoc.vietjack.com


Youtube: Học Cùng VietJack


VietJack.com

Facebook: Học Cùng VietJack

Tiếng phong hạc phập phồng hơn mười tháng, trông tin quan như trời hạn trông mưa.
Mùi tinh chiên vây vá đã ba năm, ghét thói mọi như nhà nơng ghét cỏ.
Bữa thấy bịng bong che trắng lốp, muốn tới ăn gan; Ngày xem ống khói chạy đen sì, muốn
ra cắn cổ.)
- Họ tự nguyện ra trận, mong muốn được đánh giặc giữ nước “dân ấp, dân lân, mến nghĩa
làm quân chiêu mộ”
Nào đợi ai đòi, ai bắt, phen này xin ra sức đoạn kình;
Chẳng thèm trốn ngược, trốn xuôi, chuyến này dốc ra tay bộ hổ.”
- Trang bị của họ khi ra trận thô sơ, chỉ là những vật dụng gắn bó với cuộc sống hàng ngày.
Biện pháp nghệ thuật liệt kê: áo vải, gậy tầm vông, rơm con cúi, dao phay,…
- Khí thế xung trận hào hùng, dũng cảm: (động từ mạnh, hình ảnh liệt kê đối xứng trong cấu
trúc văn biền ngẫu,…)
Đốt xong nhà dạy đạo kia; chém rớt đầu quan hai nọ, đạp rào lướt tới, coi giặc cũng như
không; xô cửa xông vào, liều mình như chẳng có, kẻ đâm ngang, người chém ngược, bọn hè
trước, lũ ó sau.
=> Hình ảnh người nghĩa sĩ nông dân xung trận đánh Tây mang vẻ đẹp hào hùng, kì vĩ như
người tráng sĩ như trong văn học xưa.
* Nghệ thuật:
- Nghệ thuật xây dựng hình tượng: Bức tượng đài về người nông dân đánh giặc được dựng
bằng ngơn ngữ đậm chất Nam Bộ; hình ảnh người nông dân đánh giặc hiện lên chất phác,
quê mùa mà anh hùng, dũng cảm.
3. Kết luận
- Trong văn học, phải đến thế kỉ XIX khi Nguyễn Đình Chiểu – một nhà nho yêu nước dùng

con mắt yêu thương và kính phục để viết nên “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” thì hình ảnh người
nơng dân mới thực sự xuất hiện.
- Đoạn trích khắc họa hình tượng đẹp, rất đỗi chân thực, hào hùng về người nghĩa sĩ trong
cuộc chiến đấu giành độc lập, tự do của đất nước.

Học trực tuyến: khoahoc.vietjack.com

Youtube: Học Cùng VietJack


VietJack.com

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI
TRƯỜNG THPT……
Đề số 6

Facebook: Học Cùng VietJack

ĐỀ THI HỌC KÌ I NĂM HỌC 2020 – 2021
Môn: Ngữ Văn 11
Thời gian làm bài: 120 phút

I. ĐỌC HIỂU (3 điểm)
Câu I (3,0 điểm)
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4 :
Virus Zika là loại virus nguy hiểm liên quan đến dị tật bẩm sinh. Hãy tự biết cách để bảo vệ
sức khỏe của mình và người thân bằng các phương pháp phòng tránh.
Người mắc bệnh này thường có biểu hiện sốt, đau cơ, nhức đầu và đau mắt. Theo WHO, có
rất nhiều trường hợp bệnh nhân mắc bệnh Zika lại khơng có biểu hiện hay triệu chứng gì.
Chính điều này khiến cho khả năng lây lan truyền nhiễm bệnh càng cao, rất nguy hiểm đặc

biệt trong khu vực nhiệt đới.
Virus Zika được phát hiện đầu tiên vào năm 1947 tại khu rừng Zika của Uganda. Trường
hợp tiếp theo được phát hiện và ghi nhận tại Nigeria vào năm 1954. Từ đó chúng trở nên
lưu hành ở nhiều nước khu vực châu Phi. Cũng theo đó, trường hợp đầu tiên mắc bệnh này
ở châu Á là tại đảo Yap thuộc Liên bang Micronesia vào năm 2007. Vào băm 2013, tại
French Polynesia cũng ghi nhận ổ dịch đầu tiên rồi lây lan ra các đảo khu vực Thái Bình
Dương như (New Caledonia, đảo Cook, đảo Easter). Thái Lan cũng đã ghi nhận 1 trường
hợp mắc bệnh Zika vào năm 2013.
Với phương thức lây truyền chủ yếu là qua muỗi Aedes và thời gian ủ bệnh là từ 3 đến 12
ngày (đây là loại muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết). Hoặc bệnh Zika lây truyền qua đường
máu, từ mẹ sang con và qua đường tình dục, tuy nhiên tới hiện tại cũng chưa có sự ghi nhận
nào cho những đường lây truyền này.
Hiện nay tại Việt Nam đã phát hiện nhiều trường hợp nhiễm virus Zika. Bộ Y tế khuyến cáo
người dân nên chủ động phòng tránh bệnh bằng những biện pháp như:
- Không tạo cơ hội và môi trường để muỗi đẻ trứng như các dụng cụ chứa nước, bể nước
phải đậy kín.

Học trực tuyến: khoahoc.vietjack.com

Youtube: Học Cùng VietJack


VietJack.com

Facebook: Học Cùng VietJack

- Diệt loăng quăng và bọ gậy thường xuyên bằng cách thả cả vào các dụng cụ chứa nước
lớn. Vệ sinh và rửa sạch các dụng cụ chứa nước vừa và nhỏ. Không để nước ứ đọng trong
bình, lọ, chai nơi ẩm thấp trong nhà và phải thay nước thường xuyên tránh nuôi muỗi.
- Loại bỏ các chất thải, phế liệu, các hốc nước tự nhiên để muỗi không thể đẻ trứng.

- Khi ngủ nhớ mắc màn, che đậy cẩn thận. Sử dụng các loại thuốc bôi, xịt trên da tránh bị
muỗi đốt.
- Phun hóa chất diệt muỗi và chống dịch an toàn, đúng cách.
- Phải đến ngay trạm y tế để thăm khám khi có dấu hiệu của việc cảm cúm, ốm. Không tự ý
điều trị bệnh ở nhà.
- Tích cực phối hợp với ngành y tế trong các đợt phun hóa chất diệt muỗi để phòng, chống
dịch.
- Khi bị sốt đến ngay cơ sở y tế để được khám và tư vấn điều trị. Không tự ý điều trị tại nhà.
(Theo Gia đình Việt Nam)
Câu 1. Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản. Đặt tên cho văn bản.
Câu 2. Nêu nội dung được đề cập đến trong văn bản.
Câu 3. Tại sao Virus Zika là loại virus nguy hiểm?
Câu 4. Bày tỏ suy nghĩ về trách nhiệm góp phần bảo vệ sức khoẻ trong cuộc sống hơm
nay (Trình bày trong khoảng 5-7 câu)
II. LÀM VĂN (7 điểm)
Phân tích diễn biến tâm trạng Chí Phèo (truyện ngắn: “Chí Phèo” của Nam Cao) từ buổi sáng
sau khi gặp Thị Nở.
HƯỚNG DẪN CHI TIẾT
I. ĐỌC HIỂU
Câu 1:
- Phong cách ngơn ngữ khoa học
- Có thể đặt tên: Virus Zika và cách phòng ngừa
Câu 2:

Học trực tuyến: khoahoc.vietjack.com

Youtube: Học Cùng VietJack


VietJack.com


Facebook: Học Cùng VietJack

Nội dung được đề cập đến trong văn bản:
- Biểu hiện của Virus Zika
- Nguồn gốc của Virus Zika
- Những mối nguy hiểm và cách phòng ngừa Virus Zika
Câu 3:
Virus Zika là loại virus nguy hiểm?
- Vì nó để lại dị tật bẩm sinh ( teo não, đầu nhỏ ở trẻ)
- Bệnh nhân mắc bệnh Zika lại khơng có biểu hiện hay triệu chứng gì. Khả năng lây lan
truyền nhiễm bệnh càng cao, rất nguy hiểm đặc biệt trong khu vực nhiệt đới.
- Lây truyền qua đường muỗi đốt;
- Chưa có thuốc đặc hiệu để chữa trị.
Câu 4:
Bày tỏ suy nghĩ về trách nhiệm góp phần bảo vệ sức khoẻ trong cuộc sống hơm nay (Trình
bày trong khoảng 5-7 câu)
Thí sinh có thể diễn đạt theo nhiều cách khác nhau, cần đảm bảo các ý chính:
- Sức khoẻ là quý nhất trong đời sống của mỗi người ( sức khoẻ là vàng)
- Bảo vệ sức khoẻ không những là trách nhiệm của mỗi người mà còn là của cả cộng đồng
xã hội, cần thực hiện khẩu hiệu phòng bệnh hơn chữa bệnh
- Phê phán những biểu hiện coi thường sức khoẻ của mình và của người khác ( gây ơ nhiễm
mội trường, khơng an tồn thực phẩm…)
- Bài học nhận thức và hành động: giữ gìn sức khoẻ trên cả 2 mặt thể xác và tinh thần; tuyên
truyền phòng chống những dịch bệnh nguy hiểm mới xuất hiện trên thế giới và trong nước…
II. LÀM VĂN
Có thể trình bày theo định hướng sau:
a. Giới thiệu tác giả, tác phẩm, vấn đề cần nghị luận.
b. Khái quát sơ lược cuộc đời Chí Phèo để dẫn đến đoạn gặp Thị Nở và thức tỉnh.
c. Diễn biến tâm trạng:

Học trực tuyến: khoahoc.vietjack.com

Youtube: Học Cùng VietJack


VietJack.com

Facebook: Học Cùng VietJack

* Trước hết là sự thức tỉnh. Bắt đầu là tỉnh rượu: Cảm nhận về không gian sống, âm thanh,
ánh sáng… Sau bao nhiêu năm gần như sống trong vơ thức, triền miên say thì Chí Phèo đã
cảm nhận thấy lòng “bâng khuâng”, “miệng đắng”, “lòng mơ hồ buồn”. Những sợi dây thần
kinh cảm giác của một con người đã trở lại trong Chí.
* Sau khi tỉnh rượu, Chí Phèo dần tỉnh ngộ. Hắn nhớ lại quá khứ, nhìn lại hiện tại và suy
ngẫm về tương lai.
- Chí Phèo ăn bát cháohành được trao từ bàn tay ấm nóng đầy tình thương của Thị Nở, hắn
vơ cùng cảm động và thực sự phục sinh tâm hồn. Hắn “rấtngạc nhiên”, “mắt hắn hình như
ươn ướt” bởi vì “đây là lần thứ nhất hắn được người ta cho cái gì”. Hắn nhận ra “Trời ơi,
chào mới thơm làm sao!”. Hương vị của bát chào hành hay hương vị củatình yêu chân thành
và cảm động, hạnh phúc giản dị và thấm thía lần đầu tiên Chí Phèo được hưởng đã đánh thức
nhân tính vùi dập bấy lâu?
- Khát khao lương thiện“Trời ơi! Hắn thèm lương thiện, hắn muốn làm hòa với mọi người
biếtbao! Thị Nở sẽ mở đường cho hắn”, mọi người sẽ lại nhận hắn vào cái xã hội bằng phẳng
của những con người lương thiện.
- Khát vọng hạnh phúc: Chúng sẽ làm thành một cặp rất xứng
đôi. Chúng nhất định sẽ lấy nhau.
- Giá trị nhân đạo: Nam Cao thể hiện sức sống bất diệt của “thiên lương”. Lương thiện, khát
khao hạnh phúc là bản tính tự nhiên của con người, không một thế lực tàn bạo nào có thể
hủy diệt. Ngay cả khi con người bị tha hóa, bản chất ấy chỉ tạm thời lắng xuống chứ khơng
biến mất. Nó giống như ngọn lửa vẫn đang âm ỉ cháy dưới đống tro tàn nguội lạnh mà chỉ

cần một ngọn gió mát lành của tình u thương thổi tới nó sẽ bùng cháy mãnh liệt. Q trình
thức tỉnh của Chí Phèo đã cho thấy ngịi bút nhân đạo sâu sắc của nhà văn Nam Cao.
* Nghệ thuật: Thành công đáng lưu ý nhất của Nam Cao qua đoạn trích này là việc khám
phá, miêu tả thế giới nội tâm để khẳng định bản chất tốt đẹp của nhân vật. Cốt truyện của tác
phẩm hấp dẫn, tình tiết đầy kịch tính và ln biến hóa, bất ngờ. Cách trần thuật linh hoạt,
phóng túng, phong phú. Nhờ đó, nhà văn tạo nên những giọng điệu đan xen nhau hấp dẫn
người đọc.

Học trực tuyến: khoahoc.vietjack.com

Youtube: Học Cùng VietJack


VietJack.com

Facebook: Học Cùng VietJack

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI

ĐỀ THI HỌC KÌ I NĂM HỌC 2020 – 2021

TRƯỜNG THPT……

Môn: Ngữ Văn 11
Thời gian làm bài: 120 phút

Đề số 7
Phần 1: Đọc - hiểu (3 điểm)
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:


... Với một tốc độ truyền tải như vũ bão, Internet nói chung, Facebook nói riêng hàm chứa
nhiều thông tin không được kiểm chứng, sai sự thật, thậm chí độc hại. Vì thế, nó cực kì nguy
hiểm, có thể gây ảnh hưởng xấu đến chính trị, kinh tế, đạo đức ... và nhiều mặt của đời sống,
có thể gây nguy hại cho quốc gia, tập thể hay các cá nhân. Do được sáng tạo trong môi
trường ảo, thậm chí nặc danh nên nhiều "ngơn ngữ mạng" trở nên vơ trách nhiệm, vơ văn
hóa... Khơng ít kẻ tung lên Facebook những ngôn ngữ tục tĩu, bẩn thỉu nhằm nói xấu, đả
kích, thóa mạ người khác. Chưa kể đến những hiện tượng xuyên tạc tiếng Việt, viết tắt, kí
hiệu đến kì quặc, tùy tiện đưa vào văn bản những chữ z, f, w vốn khơng có trong hệ thống
chữ cái tiếng Việt, làm mất đi sự trong sáng của tiếng Việt...
(Trích Bàn về Facebook với học sinh, Lomonoxop.Edu.vn)
Câu 1: Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản trên. Nêu phương thức biểu đạt chính
của văn bản
Câu 2. Nêu nội dung chính của văn bản.
Câu 3: Chỉ ra biện pháp tu từ chính được sử dụng trong văn bản. Nêu tác dụng của biện pháp
tu từ đó.
Câu 4: Viết đoạn văn ngắn (khoảng 5 đến 7 câu) trình bày suy nghĩ của anh/chị về tác hại
của Facebook đối với giới trẻ ngày nay.
Phần II: Làm văn (7 điểm)
Phân tích bài thơ Thương vợ của Trần Tế Xương để thấy được tấm lòng yêu thương, quý
trọng vợ và nhân cách cao đẹp của nhà thơ.
HƯỚNG DẪN CHI TIẾT
Phần I: Đọc – hiểu
Học trực tuyến: khoahoc.vietjack.com

Youtube: Học Cùng VietJack


VietJack.com

Facebook: Học Cùng VietJack


Câu 1:
- Văn bản trên thuộc phong cách ngơn ngữ chính luận
- Phương thức biểu đạt chính: nghị luận
Câu 2:
- Nội dung chính: Bàn về tác hại của facebook/ Facebook và sự ảnh hưởng của nó đến các
mặt đời sống xã hội.
Câu 3:
- Biện pháp tu từ: liệt kê
- Tác dụng:
+ Nhấn mạnh những ảnh hưởng của facebook
+ Đoạn văn nhịp nhàng, cân đối, giàu sức diễn đạt.
Câu 4:
- Yêu cầu HS nắm vững kĩ năng viết đoạn văn ngắn đảm bảo về hình thức, nội dung, không
sai ngữ pháp, dùng từ, đặt câu
- Một số tác hại: Tốn thời gian; ảnh hưởng đến sức khỏe và học tập; dễ bị lừa đảo; bị ăn cắp
thông tin cá nhân…
Phần II: Làm văn
1. Mở bài:
- Giới thiệu đôi nét về nhà thơ Trần Tế Xương, hay còn gọi là Tú Xương hay Tú Mỡ, là một
trong những nhà thơ có cách viết trào phúng, hài hước.
- Giới thiệu về bài thơ "Thương vợ".
2. Thân bài:
a. Hình ảnh bà Tú
* Hai câu thực:
“Quanh năm buôn bán ở mom sông
Nuôi đủ năm con với một chồng”

Học trực tuyến: khoahoc.vietjack.com


Youtube: Học Cùng VietJack


×