BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ TÀI CHÍNH
HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
PHẠM DUY KHÁNH
NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA CÁC
CƠNG TY THUỘC TỔNG CÔNG TY VIGLACERA –
CÔNG TY CỔ PHẦN
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
HÀ NỘI - 2022
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ TÀI CHÍNH
HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
PHẠM DUY KHÁNH
NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA CÁC
CƠNG TY THUỘC TỔNG CÔNG TY VIGLACERA –
CÔNG TY CỔ PHẦN
Ngành: Tài chính - Ngân hàng
Mã số: 9.34.02.01
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.,TS. ĐOÀN HƯƠNG QUỲNH
HÀ NỘI – 2022
LỜI CAM ĐOAN
Tôi đã đọc và hiểu về hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật. Tôi cam
đoan bằng danh dự của cá nhân rằng: nghiên cứu này do tôi thực hiện và không vi
phạm yêu cầu về sự trung thực trong học thuật
Hà Nội, ngày 31 tháng 03 năm 2022
Nghiên cứu sinh
PHẠM DUY KHÁNH
-
3
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN.......................................................................................................... I
MỤC LỤC................................................................................................................... II
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT.......................................................................... V
DANH MỤC BẢNG................................................................................................. VII
DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ................................................................................... VIII
MỞ ĐẦU...................................................................................................................... 2
1. Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu..................................................................... 2
2. Tổng quan nghiên cứu........................................................................................ 3
2.1. Tình hình nghiên cứu về bản chất HQKD của DN......................................... 3
2.2. Tình hình nghiên cứu về đo lường HQKD của DN........................................ 5
2.3. Tình hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến HQKD của DN.................7
2.4. Khoảng trống nghiên cứu............................................................................. 13
3. Mục tiêu nghiên cứu......................................................................................... 14
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.................................................................... 14
5. Câu hỏi nghiên cứu của đề tài.......................................................................... 14
6. Thiết kế quy trình và lựa chọn phương pháp nghiên cứu..............................15
7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu..................................... 18
8. Kết cấu đề tài: gồm 3 chương........................................................................... 18
CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HIỆU QUẢ KINH DOANH........................ 19
CỦA DOANH NGHIỆP............................................................................................. 19
1.1. TỔNG QUAN VỀ HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP 19
1.1.1. Khái niệm hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.................................... 19
1.1.2. Bản chất HQKD của DN........................................................................... 21
1.1.3. Vai trò của HQKD trong hoạt động của DN.............................................. 22
1.1.4. Phân loại HQKD của DN.......................................................................... 25
1.2. ĐO LƯỜNG HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP.....................29
1.2.1. Đo lường hiệu quả tài chính của DN......................................................... 29
1.2.2. Đo lường hiệu quả phi tài chính của DN................................................... 33
1.3.1
1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA DN
............................................................................................................................. 37
Cơ sở lý thuyết............................................................................................................ 37
1.3.2. Các nhân tố bên trong DN......................................................................... 40
1.3.3. Các nhân tố bên ngoài DN........................................................................ 52
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1...................................................................................... 56
CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA CÁC CÔNG TY
THUỘC TỔNG CÔNG TY VIGLACERA - CÔNG TY CỔ PHẦN........................57
2.1. TỔNG QUAN VỀ CÁC CÔNG TY THUỘC TỔNG CÔNG TY VIGLACERA
– CƠNG TY CƠ PHẦN........................................................................................ 57
Viglacera – Cơng ty cổ phần............................................................................... 57
2.1.3. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của các CT thuộc Tổng CT Viglacera –
CTCP.................................................................................................................. 64
2.1.2.TRẠNG
Đặc điểmHIỆU
tổ chức
quản
lý củaDOANH
các CT thuộc
Viglacera
- CTCP.60
2.2. THỰC
QUẢ
KINH
CỦATổng
CÁCCT
CÔNG
TY THUỘC
TỔNG CÔNG TY VIGLACERA - CTCP.......................................................... 73
– CTCP............................................................................................................... 73
Viglacera – CTCP............................................................................................... 86
2.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA CÁC
CÔNG TY THUỘC TỔNG CÔNG TY VIGLACERA - CTCP........................93
2.3.1. Các nhân tố bên trong các cơng ty............................................................. 93
2.3.2. Các nhân tố bên ngồi các CT................................................................. 108
2.4. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA CÁC CÔNG
TY THUỘC TỔNG CÔNG TY VIGLACERA - CTCP................................... 111
2.4.1. Kết quả đạt được...................................................................................... 111
2.4.2. Những tồn tại, hạn chế............................................................................. 114
2.4.3. Nguyên nhân của các hạn chế, tồn tại về HQKD..................................... 117
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2.......................................................................................... 127
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA CÁC
CÔNG TY THUỘC TỔNG CÔNG TY VIGLACERA – CÔNG TY CỔ PHẦN...128
3.1. ĐỊNH HƯỚNG, NGUYÊN TẮC ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU
QUẢ KINH DOANH CỦA CÁC CÔNG TY THUỘC TỔNG CÔNG TY
VIGLACERA – CÔNG TY CỔ PHẦN............................................................. 128
3.1.1. Bối cảnh kinh tế, xã hội và định hướng phát triển của các công ty thuộc Tổng
công ty Viglacera – CTCP ................................................................................ 128
3.1.2. Quan điểm đề xuất giải pháp nâng cao HQKD của các CT thuộc Tổng CT
Viglacera - CTCP.............................................................................................. 141
3.2. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA CÁC CÔNG TY
THUỘC TỔNG CÔNG TY VIGLACERA - CTCP......................................... 145
3.2.1. Các giải pháp tài chính nâng cao HQKD của các CT thuộc Tổng CT Viglacera CTCP 145
3.2.2. Các giải pháp phi tài chính nhằm nâng cao HQKD của các CT thuộc Tổng CT
Viglacera- CTCP............................................................................................... 160
3.3. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP........................................... 175
3.3.1. Về phía các cơ quan nhà nước................................................................ 175
3.3.2. Về phía Tổng CT Viglacera - CTCP........................................................ 179
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3.................................................................................... 181
KẾT LUẬN............................................................................................................... 182
DANH MỤC CÁC CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ......................184
LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN.................................................................................. 184
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................. 185
PHỤ LỤC 1............................................................................................................... 196
PHỤ LỤC 2............................................................................................................... 199
PHỤ LỤC 3............................................................................................................... 201
PHỤ LỤC 4............................................................................................................... 202
PHỤ LỤC 5............................................................................................................... 208
PHỤ LỤC 6............................................................................................................... 209
PHỤ LỤC 7............................................................................................................... 210
PHỤ LỤC 8............................................................................................................... 213
PHỤ LỤC 9............................................................................................................... 216
PHỤ LỤC 10............................................................................................................. 219
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
TIẾNG VIỆT
BCTC:
Báo cáo tài chính
BCTN:
Báo cáo thường niên
BĐS
Bất động sản
BQ :
Bình qn
CP
:
Chính phủ
CTCP:
Cơng ty cổ phần
CKPT:
Các khoản phải trả
CKPTh:
Các khoản phải thu
DN :
Doanh nghiệp
DTT :
Doanh thu thuần
HNX :
Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội
HOSE :
Sở Giao dịch chứng khốn Hồ Chí
Minh HQKD:
Hiệu quả kinh doanh
HQTC:
Hiệu quả tài chính
HQPTC:
Hiệu quả phi tài chính
HTK :
Hàng tồn kho
KCN:
Khu công nghiệp
LNST :
Lợi nhuận sau thuế
NNH :
NCS:
sinh
TS
:
TSNH:
TSCĐ:
VCĐ :
VCSH:
VKD :
VLĐ :
VLXD:
TIẾNG ANH
Từ
Từviết
viếttắt
Nợ ngắn hạn
Nghiên cứu
Tài sản
Tài sản ngắn hạn
Tài sản cố định
Vốn cố định
Vốn chủ sở hữu
Vốn kinh doanh
Vốn lưu động
Vật liệu xây dựng
Nghĩa
tiếng
Anh
Nghĩa
tiếng
Anh
Nghĩa
tiếng
ViệtViệt
Nghĩa
tiếng
tắt
ROI
BEP
EPS
P/B
EBIT
Return
On Investment
Tỷ suất
LNST
tư dài
Basic
Earning
Power
Tỷ suất
sinhtrên
lờivốn
kinhđầu
tế của
tài hạn
sản
Earning Per Share
Thu nhập mỗi cổ phần thường
Price to Book value Ratio Hệ số giá trị thực tế so với giá trị ghi sổ
Lợi nhuận trước thuế và lãi vay
Eaning before interest and tax
của cổ phiếu
FTA
Free Trade Agreement
Hiệp định thương mại tự do
GDP
Gross domestic product
Tổng thu nhập quốc nội
DANH MỤC BẢNG
ROA
Return on Total Assets
Tỷ suất LNST trên tổng TS
ROE
Return On Equity
Tỷ suất LNST trên VCSH
Bảng 2.1. Đặc điểm mẫu nghiên cứu HQKD của các CT............................................... 65
ROS
Return on Sales
Tỷ suất LNST trên doanh thu
Bảng 2.2: Các chỉ tiêu TS chủ yếu của các CT (ĐVT: triệu đồng).................................70
Bảng 2.3: Các chỉ tiêu cơ cấu tài chính cơ bản của các CT............................................ 70
Bảng 2.4: Các chỉ tiêu tình hình kinh doanh chủ yếu của các CT (ĐVT: triệu đồng)......72
Bảng 2.5: Khả năng sinh lời hoạt động của các CT so với trung bình ngành (ĐVT%)....73
Bảng 2.6: Tình hình thực hiện chỉ tiêu ROS của các CT (ĐVT:%)................................75
Bảng 2.7: Khả năng sinh lời VKD của các CT so với trung bình ngành (ĐVT%)..........77
Bảng 2.8b: Tình hình khả năng sinh lời rịng VKD của các CT (ROA) Đơn vị tính: %. .79
Bảng 2.8c: Tình hình khả năng sinh lời rịng vốn đầu tư của các CT (ROI) (ĐVT:%).....80
Bảng 2.9: Khả năng sinh lời VCSH của các CT so với trung bình ngành (ĐVT%).........82
Bảng 2.11: Hệ số P/B và Tobin’Q của các CT (ĐVT; Lần)............................................ 85
Bảng 2.12: Hiệu quả thực hiện trách nhiệm xã hội của các CT (Đơn vị tính: điểm)........89
Bảng 2.13: Hiệu quả thực hiện bảo vệ môi trường của các CT (Đơn vị tính: điểm)........90
Bảng 2.14: Giả thuyết nghiên cứu................................................................................. 96
Bảng 2.15: Đặc điểm các biến của mẫu nghiên cứu....................................................... 97
Bảng 2.16: Kiểm tra mơ hình nghiên cứu ROE............................................................. 98
Bảng 2.17: Phương sai sai số của các biến trong mô hình nghiên cứu ROA: vif.............99
Bảng 2.18: Phương sai sai số của các biến trong mơ hình nghiên cứu ROI: vif..............99
Bảng 2.19: Kiểm định Hausman fe re đối với mơ hình ROA....................................... 100
Bảng 2.20: Kiểm định OLS với mơ hình ROA............................................................ 100
Bảng 2.21: Kiểm định Hausman đối với mơ hình ROI................................................. 101
Bảng 2.22: Kiểm định khuyết tật của mơ hình theo phương pháp OLS........................101
Bảng 2.23: Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của các nhân tố đến ROA..........................102
Bảng 2.24: Kiểm định khuyết tật của mơ hình ROI theo phương pháp FEM................103
Bảng 2.25: Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của các nhân tố đến ROI...........................103
Bảng 2.26: Ảnh hưởng của các nhân tố đặc điểm quản trị CT đến HQKD (ĐVT: điểm)
105
Bảng 3.1: Tổng hợp các FTA của Việt Nam tính đến tháng 12/2020............................130
Bảng 3.2. Các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô chủ yếu giai đoạn 2011-2020 và mục tiêu giai đoạn
2021- 2025................................................................................................................. 132
Bảng 3.3: Các chỉ tiêu kế hoạch tài chính chủ yếu của tồn Tổng CT giai đoạn 2021-2025137
DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ
Sơ đồ i: Quy trình và phương pháp nghiên cứu........................................................ 16
Sơ đồ 1.1: Tác động của HQKD đến mục tiêu nâng cao giá trị DN..........................23
Sơ đồ 1.2: Các nhân tố đặc điểm quản trị tài chính tác động đến HQKD của DN.....49
Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức quản lý của Tổng CT Viglacera- CTCP..........................62
Hình 2.1: Phân loại CT theo quy mô tài sản.............................................................. 66
Sơ đồ 3.1: Lập kế hoạch và giám sát dòng tiền hiệu quả......................................... 160
MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu
HQKD là mục tiêu đồng thời cũng là động lực hoạt động của mỗi DN, DN không thể tồn tại và phát triển được nếu hoạt
động kinh doanh không hiệu quả. Thị trường càng phát triển, hội nhập kinh tế quốc tế càng sâu, rộng, tiến bộ khoa học kỹ
thuật phát triển càng nhanh, mức độ cạnh tranh của các DN càng gay gắt thì nhu cầu sử dụng hệ cơng cụ quản trị DN, nhất là
quản trị tài chính một cách đồng bộ và hữu hiệu để nâng cao HQKD ngày càng cần thiết. Các CT thuộc Tổng CT Viglacera –
CTCP, hoạt động trong lĩnh vực sản xuất VLXD và xây dựng, phát triển hạ tầng các KCN, phát triển các khu đô thị… với
chiến lược: “Tiên phong công nghệ xanh, tự hào thương hiệu Việt” đã và đang đóng góp đáng kể vào phát triển kinh tế đất
nước. Quá trình cổ phần hóa, thối vốn nhà nước tại CT mẹ, các CT con đã thực hiện trong nhiều năm qua, hầu hết các CT đã,
đang giảm tỷ lệ sở hữu vốn nhà nước và chuyển sang hoạt động theo mơ hình CTCP, từng bước nâng cao năng lực quản trị CT
để trở thành các CT đại chúng. Nhiều CT đã phát huy nội lực, tích cực nghiên cứu và áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, cải
tiến công nghệ sản xuất, từng bước tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm, cải thiện năng lực cạnh tranh, mở
rộng thị trường, đẩy mạnh hội nhập quốc tế. Tuy nhiên, HQKD của một số CT thuộc Tổng CT Viglacera vẫn cịn thấp, thậm
chí một số cơng ty lỗ liên tục trong những năm gần đây, năm 2020 hầu hết các công ty HQKD sụt giảm mạnh so với các năm
trước. Có nhiều ngun nhân dẫn tới tình trạng này như: chất lượng thẩm định và lựa chọn dự án đầu tư chưa tốt, cơ cấu tài
sản chưa hợp lý, biên lợi nhuận ròng quá thấp, đòn bẩy tài chính chưa phát huy tác dụng, quy mơ vốn nhỏ, chi phí tăng mạnh,
hàng tồn kho chậm luân chuyển, công nghệ sản xuất lạc hậu, tỷ lệ lao động qua đào tạo thấp, cơng tác quản trị tài chính chưa
theo kịp với địi hỏi thực tế…. Thêm vào đó, các cuộc chiến tranh thương mại của các nước lớn, nhất là sự bùng phát bất ngờ
của đại dịch Covid 19 đã làm đứt gãy, tê liệt nhiều chuỗi cung ứng, hoạt động xuất, nhập khẩu vật tư, hàng hóa gặp nhiều khó
khăn, tình trạng hoạt động cầm chừng, giá nguyên vật liệu tăng....
nguy cơ dừng hoạt động, phá sản đã và đang đe dọa nhiều DN, trong đó có các CT thuộc Tổng CT Viglacera – CTCP. Việc
nghiên cứu chuyên sâu về HQKD của DN, xác định những nhân tố tác động đến HQKD trong bối cảnh hiện nay, đề xuất hệ
thống giải pháp
thích hợp và đồng bộ góp phần nâng cao HQKD của các DN nói chung, các CT thuộc Tổng CT Viglacera – CTCP nói riêng
trong thời gian tới là vơ cùng cần thiết. Vì vậy, nghiên cứu sinh đã lựa chọn đề tài: “Nâng cao hiệu quả kinh doanh của các
công ty thuộc Tổng công ty Viglacera – Công ty cổ phần” làm luận án tiến sỹ của mình.
2. Tổng quan nghiên cứu
2.1. Tình hình nghiên cứu về bản chất HQKD của DN
2.1.1.
Tình hình nghiên cứu trong nước
Nghiên cứu chủ đề về HQKD của DN thường xuất phát từ khái niệm, bản chất HQKD của DN, làm rõ các chỉ tiêu đo
lường HQKD, các nhân tố ảnh hưởng đến HQKD và cuối cùng là đề xuất các giải pháp để nâng cao HQKD của DN. Có nhiều
nghiên cứu công bố về khái niệm và chỉ ra bản chất HQKD của DN. Điển hình là các nghiên cứu sau:
Trong nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung trước năm 1986 các tác giả: Ngơ Đình Giao (1984), [21, tr 39], Nguyễn Văn
Tạo(1984), [54, tr44] đã cho rằng: HQKD của DN trong nền kinh tế kế hoạch hóa bao cấp phản ánh mức độ hoàn thành nhiệm
vụ sản xuất kinh doanh được giao với chi phí bỏ ra tiết kiệm nhất.
Sau năm 1986, các tác giả: Trương Đình Hệ (1988), [29, tr 31-35], Lê Thanh Bình (1996), [10, tr37]; Nguyễn Thị Minh An
(2003), [1, tr45]; Phạm Thị Thu Phương (1999), [44, tr43]; Trần Văn Ất (2002), [4, tr36],; Nguyễn Đăng Liêm (1994), [36, tr
41]; Chu Xuân Lai (2005), [34, 71], Dương Văn Chung (2003), [12, tr52], Phạm Trọng Bình (2000) [9, tr 18], Đồn Minh
Phụng (2009) [43, tr 32] ;Nguyễn Tấn Bình [8, tr 81], Nguyễn Thanh Hải(2011), [22, tr40]; Nguyễn Minh Dũng (2014), [18,
tr24], Nguyễn Việt Dũng (2016), [19, tr 35], Đoàn Thục Quyên (2015), [51, tr44], Nguyễn Đình Hồn (2017), [25, tr15]...cho
rằng: HQKD của DN phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực đầu vào để tối đa hóa kết quả đầu ra. Kết quả đầu ra của DN
11
bao gồm: giá trị sản xuất, doanh thu, lợi nhuận... Các nguồn lực đầu vào của DN gồm: VKD, chi phí sản xuất kinh doanh: lao
động, vật tư, máy móc thiết bị… Nhiều nghiên cứu về HQKD của DN cho rằng: HQKD của DN phản ánh mối quan hệ giữa
tổng giá trị các lợi ích kinh tế DN thu được và lợi ích DN đóng góp cho xã hội so với nguồn lực, chi phí DN phải chi ra qua
mỗi thời kỳ, DN đạt được HQKD sẽ tạo tiền đề để DN phát triển. Điển hình là các nghiên cứu của các tác giả: Huỳnh Đức
Lộng (1999), [38, tr42], Phạm Trọng Bình (2000), [9, tr 46-48], Trần Văn Ất (2002), [4], Phạm Phúc (2004), [47], Chu Xuân
Lai (2005), [34, tr 67-69], Đỗ Huyền Trang (2012), [62. Tr45], Trần Thị Thu Phong (2013), [41, tr50], Nguyễn Trọng Cơ
(2015), [13, tr181-182], Nghiêm Thị Thà và cộng sự (2018), [55, tr 22] đã làm rõ thêm quan hệ giữa lợi ích DN thu được với
lợi ích DN mang lại cho xã hội, làm rõ thêm bản chất HQKD của DN, đồng quan điểm này có tác giả Dương Thu Minh
(2020), [32,tr22- 25]....
Theo các nghiên cứu thì HQKD của DN trong mỗi thời kỳ phản ánh mối quan hệ giữa kết quả của quá trình kinh doanh bao
gồm: lợi ích kinh tế của DN và lợi ích DN mang lại cho xã hội so với hao tổn nguồn lực của DN để tạo ra kết quả đó trong kỳ.
2.1.2.
Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài
Các nghiên cứu về HQKD của DN đã được các tác giả nước ngoài tiếp cận khá đầy đủ trên cả 2 khía cạnh: hiệu quả
kinh tế và hiệu quả xã hội. Điển hình là các nghiên cứu sau:
Theo Paul A Samuelson & Wiliam D Nordhaus (1997), [112, tr43], Gujaratu Damodar (2003), [94, tr40], Lee C.Y và Johnson
A.L [105], Micheaelas, N et al (1999),
[103] và Mike Jaeger (2014), [107], Maleya M. Omondi, Willy Muturi (2013), [102, page 99]; Fang-Mei Tseng et al (2007),
[91, page 688]; Umit Bititci, Allan S. Carrie, Liam McDevitt (2009), [123, page 232], A.J.Singh và Raymond S.Schmidgall
(2002), [71, page 37], chỉ ra rằng: HQKD của DN phản ánh lợi ích tối đa DN có thể thu được về mặt tài chính, thị trường, uy
tín xã hội khi tiêu tốn nguồn lực kinh tế tối thiểu. Aswath Damodaran (1997), [75], A. Koutsoyiannis (1996), [76] cho rằng
HQKD của DN bao gồm HQTC và HQPTC.
Như vậy, các nghiên cứu trong nước và nước ngoài về bản chất HQKD của DN đều thống nhất trên 2 khía cạnh:
Thứ nhất: HQKD của DN phản ánh mối quan hệ giữa mục tiêu hoạt động kinh doanh của DN là tối đa hóa lợi ích với
nguồn lực hao phí tài chính tối thiểu của DN trong mỗi thời kỳ.
Thứ hai: HQKD của DN không thể tách rời với lợi ích của xã hội. DN chỉ đạt được HQKD bền vững khi mang lại lợi
ích cho xã hội và giữ được uy tín trong xã hội.
2.2. Tình hình nghiên cứu về đo lường HQKD của DN
2.2.1.
Tình hình nghiên cứu ở trong nước
Các nhà nghiên cứu và DN đã đo lường HQKD bằng nhiều tiêu chí khác nhau tùy vào mục đích nghiên cứu. Tuy nhiên,
hầu hết các nghiên cứu đều đã đề cập 2 nhóm chỉ tiêu đánh giá HQKD là: HQTC và HQPTC. Hiêu quả tài chính của DN
được đo lường qua 2 nhóm chỉ tiêu là: HQTC trung gian và HQTC cuối cùng căn cứ vào dữ liệu kế toán và 1 số cơng trình
đã sử dụng dữ liệu thị trường để đo lường HQKD của các CT niêm yết. Điển hình cho các nghiên cứu này là tác giả: Nguyễn
Thị Minh Tâm (1999) [57, tr 58-61], Phạm Trọng Bình, (2000)[9, tr37], Phạm Thị Thu Phương (1999)[44, 33- 36], Võ Minh
Long (2017), [37, tr 87-91], Nguyễn Tuấn Phương (2010), [45], Nguyễn
Thị Mai Hương (2008), [26 tr 33-37], Trần Thị Thanh Tú (2009), [61], Đoàn Hương
Quỳnh (2010) [50], Trần Quý Liên (2011) [35, 106-108], Phạm Thị Vân Anh (2012),
[2], Nguyễn Thị Thu Hương (2013), [25, tr 39], Trần Thị Thu Phong (2013),[41, tr56-
58] , Nguyễn Thị Thanh Hải (2013), [23, tr40], Nguyễn Văn Phúc (2015), [42, tr 21], Ngô Thị Thanh Huyền (2016), [27, tr3437], Võ Minh Long (2017), [37, Tr38-39], Lê Thị Nhung (2017) [31, tr 30-34], Nguyễn Đình Hồn, (2017), [20, tr. 15],
Nguyễn Văn
12
Đức (2018), [21, tr 34], Ngô Thị Minh (2019), [33, tr52-57]...2 nhóm chỉ tiêu đo lường HQTC của DN gồm:
HQTC trung gian của DN đo lường bằng các chỉ tiêu phản ánh hiệu suất hoạt động của DN, cụ thể gồm: hiệu suất sử dụng
VKD, tốc độ luân chuyển VLĐ, tốc độ luân chuyển vốn tồn trữ, tốc độ luân chuyển vốn thanh tốn, tỷ suất chi phí…
HQTC cuối cùng đo lường bằng các chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời của DN, cụ thể gồm: tỷ suất LNST trên doanh thu –
ROS, tỷ suất lợi nhuận trên tài sản: BEP, ROA và tỷ suất LNST trên VCSH – ROE, tỷ suất sinh lời vốn cổ phần EPS, P/B,
EVA, chỉ tiêu Tobin’s Q,
Các tác giả Nguyễn Trọng Cơ (2015), [13, tr195-197], Nghiêm Thị Thà và cộng sự (2018), [55, tr 33], Dương Thu Minh
(2020) [33, tr 53,54] cho rằng để đánh giá toàn diện HQKD của DN, ngoài các chỉ tiêu đo lường HQKD của DN thơng qua
nhóm chỉ tiêu HQTC như trên thì cần sử dụng các chỉ tiêu phi tài chính để đánh giá đóng góp của DN cho xã hội, bao gồm
các chỉ tiêu cụ thể như: Số lượng lao động của DN, Thu nhập BQ của người lao động, sự hài lòng của khách hàng, kết quả
thực hiện công tác thiện nguyện, bảo vệ môi trường... của DN trong mỗi kỳ kinh doanh.
2.2.2.
Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài
Các nghiên cứu ở nước ngoài về tiêu chí đo lường HQKD của DN về cơ bản cũng thống nhất sử dụng 2 nhóm chỉ tiêu
là: HQTC và HQPTC. Điển hình là các nghiên cứu của các tác giả:
Kaplan, Robert S. Norton, David P (1996), [100], CFA Institute (2008), [84], CFA (2008)[82], Fang-Mei Tseng et al
(2007), [91, tr39], Umit Bititci, Allan S. Carrie, Liam McDevitt (2009), [123], A.J.Singh và Raymond S.Schmidgall (2002),
[71, tr. 36], Lee
C.Y và Johnson A.L [105] và Mike Jaeger [107] cho rằng: khả năng sinh lợi là thước đo về hiệu quả hoạt động kinh doanh
của DN trên cơ sở so sánh giữa kết quả cuối cùng là lợi ích đạt được với chi phí, nguồn lực DN đã phải chi ra tương ứng. Đo
lường HQTC của DN tập trung vào các chỉ tiêu như: ROS, ROA, ROE…. Bauer R. et al (2004) [81] đã đề xuất chỉ tiêu
Tobin’s Q, để đo lường HQKD của DN dựa vào tài liệu kế toán và dữ liệu thị trường. Hult et al (2008), [97] đã sử dụng các
chỉ tiêu đo lường HQKD của DN bao gồm: ROI, ROS, ROA và ROE, Hệ số số giá trên giá trị sổ sách (P/B). Các tác giả
Stern, J., Stewart, G.B. & Chew, D. (1995), [121] đã sử dụng chỉ tiêu giá trị kinh tế gia tăng (EVA) để đo lường HQKD của
các tập đoàn kinh tế lớn ở Mỹ. Chakravathy, B.S(1986), [86], Brown, Paul R (2003), [80], Cho, H. and Pucik, V (2005),[87],
Eugene
F. Brigham, Joel FHouston (2010), [89], Fauzul Mafasiya Fairoz (2010), [90], Rowe, W.G, & Morrow, J.L.(2009), [115,
pages: 58-71] đã đưa ra quan điểm đo lường HQKD của DN thơng qua 3 nhóm chỉ tiêu có quan hệ với nhau là: khả năng
sinh lời, tình hình tăng trưởng và giá trị thị trường của DN dựa vào 2 nguồn dữ liệu là dữ liệu kế toán và dữ liệu thị trường.
Kế thừa và phát triển quan điểm này, nhóm tác giả Santos, JB and Brito, L.A.L (2012), [116, pages: 95-117] cho rằng: đo
lường hiệu quả hoạt động kinh doanh của DN dựa vào 2 nhóm tiêu chí: (1) HQTC của DN dựa vào tài liệu kế toán và thơng
tin thị trường để tính tốn hệ thống chỉ tiêu HQTC gồm: ROA, ROE, EVA, P/B…
và (2) HQPTC thông qua chỉ tiêu lợi ích DN đóng góp cho xã hội. Tuy nhiên, các nghiên cứu đều chưa đưa ra cách xác định
chỉ tiêu HQPTC, nên đây vẫn là khoảng trống cần nghiên cứu, hướng dẫn DN ghi nhận và đánh giá.
2.3. Tình hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng và giải pháp nâng cao HQKD của DN
2.3.1.
Tình hình nghiên cứu ở trong nước
Các nghiên cứu đã công bố gần đây đều căn cứ vào nguồn gốc phát sinh các nhân tố ảnh hưởng đến HQKD của
DN để nghiên cứu theo 2 nhóm: các nhân tố bên trong DN và các nhân tố bên ngoài DN, bằng phương pháp nghiên cứu định
tính và định lượng, các kết quả nghiên cứu đã chỉ ra các nhân tố ảnh hưởng và các giải pháp nâng cao HQKD cho các DN ở
các không gian và thời gian khác nhau. Các nhân tố bên trong DN gồm: đặc điểm quản trị tài chính DN và đặc điểm quản trị
DN và các nhân tố bên ngồi DN gồm: đặc điểm mơi trường vĩ mơ và đặc điểm ngành.
2.3.1.1. Các nhân tố bên trong DN và giải pháp nâng cao HQKD của DN
13
•
Các nhân tố về đặc điểm quản trị tài chính của DN, các cơng trình nghiên cứu ở các khơng gian, thời gian khác nhau, sử
dụng các phương pháp định lượng theo các mơ hình khác nhau đã phát hiện ra nhiều nhân tố về đặc điểm quản trị tài chính
DN ảnh hưởng ở các mức độ khác nhau đến HQKD của DN. Các nhân tố về đặc điểm quản trị tài chính của DN gồm: Quy
mơ DN (tổng tài sản), cơ cấu nguồn vốn (địn bẩy tài chính, tỷ suất nợ, tỷ lệ vốn nhà nước…), cơ cấu TS (Tỷ suất đầu tư dài
hạn, tỷ suất đầu tư TSCĐ), khả năng thanh tốn (rủi ro tài chính, khả năng thanh toán ngắn hạn, khả năng thanh toán nhanh,
khả năng thanh toán lãi vay), hiệu suất sử dụng vốn (hiệu suất sử dụng VCĐ, tốc độ luân chuyển VKD, tốc độ luân chuyển
VLĐ, tốc độ luân chuyển HTK..), tỷ suất chi phí (giá vốn trên doanh thu, chi phí trên thu nhập..), tỷ lệ tăng trưởng của DN
(tăng trưởng TS hoặc tăng trưởng doanh thu)…Các nghiên cứu điển hình như:
Nguyễn Thị Cành (2009) [17, tr68-78] xác định được các nhân tố: cấu trúc vốn, hệ số an toàn vốn - CAR, có quan hệ
đồng biến với ROA, tỷ suất chi phí trên thu nhập từ lãi có quan hệ nghịch biến với ROA của các ngân hàng thương mại. Lê
Khương Ninh, (2012), [40, tr68], chỉ ra các nhân tố: quy mô DN, tỷ số TSlưu động trên doanh thu, tỷ
lệ tăng trưởng doanh thu đều tác động cùng chiều đến HQKD (ROS) của 495 DN tại Đồng bằng sông Cửu Long. Chu Thị
Thu Thủy và cộng sự, (2015),[56,tr 59-66], chỉ ra nhân tố: tỷ lệ vốn nhà nước, đòn bẩy tài chính, quy mơ CT, khả năng thanh
tốn nhanh tác động đến ROA, ROE của 230 CTCP phi tài chính niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí
Minh (HOSE) giai đoạn năm 2011-2013 trong 14 ngành. Huỳnh Thị Tuyết Phượng (2016), [46, tr97], chỉ ra 3 nhân tố tác
động tích cực đến HQKD gồm: tăng trưởng doanh thu, tác động đến cả ROA và ROE, rủi ro tài chính chỉ tác động đến ROA,
khơng tác động đến ROE, quy mô DN chỉ tác động đến ROE, không tác động đến ROA và 3 nhân tố tác động ngược chiều
đến HQKD gồm: địn bẩy tài chính, đầu tư TSCĐ, tốc độ luân chuyển vốn của 180 DN phi tài chính niêm yết trên HOSE từ
năm 2011 đến 2015. Tuy nhiên, tác giả chưa phân loại các DN theo ngành kinh doanh nên giải pháp nâng cao HQKD của các
DN cịn chung chung. Nguyễn Đình Hồn (2017),[24], chỉ ra các nhân tố: khả năng sinh lời cơ bản của tài sản, vịng quay tài
sản, khả năng thanh tốn tác động tích cực đến ROE, quy mơ tài sản, hệ số nợ và tỷ suất đầu tư TSCĐ tác động tiêu cực đến
ROE của 77 DN xây dựng niêm yết từ năm 2010 đến năm 2015. Lê Thị Nhung (2017), [31] chỉ ra: tỷ lệ đầu tư TSCĐ, tốc độ
tăng trưởng tài sản, hiệu suất sử dụng VCĐ, vòng quay tiền, vịng quay HTK có tác động cùng chiều đến HQKD; Kỳ thu tiền
trung bình có tác động ngược chiều tới HQKD giai đoạn năm 2011- 2016 của 12 DN niêm yết trong ngành xi măng ở Việt
Nam. Nguyễn Văn Đức (2018), [20], chỉ rõ 6 biến độc lập là: tỷ suất đầu tư TSdài hạn, tỷ suất sinh lời trên TS- ROA, mức
độ sử dụng đòn bẩy tài chính - DFL, tỷ lệ sở hữu vốn Nhà nước - STATE, chu kỳ kinh doanh - BS, quy mô TS- SIZE, năng
lực của các nhà quản trị - MC có tác động đáng kể đến ROE tại các DN may thuộc Vinatex. Trong đó, TANG và SIZE có tác
động âm, nghiên cứu cũng chỉ ra mối quan hệ dương giữa ROA, DFL, STATE, BS, MC với ROE trong mẫu của 10 CT may
niêm yết tại Việt Nam từ năm 2009-2017. Nguyễn văn Công và cộng sự (2019), [16], nghiên cứu tác động của địn bẩy tài
chính (FL) đến HQKD của DN chỉ ra rằng: (1) FL không ảnh hưởng đến ROS và ROCE, (2) FL có tác động tiêu cực đối với
ROA, và (3) FL có tác động tích cực đối với ROE của các CT BĐS niêm yết trên thị trường chứng khoán của Việt Nam từ
mẫu nghiên cứu 58 DN BĐS niêm yết tại Việt Nam trong 8 năm. Tuy nhiên, các tác giả chỉ nghiên cứu tác động của 1 nhân
tố đến HQKD, chưa chỉ ra sự tác động của các nhân tố còn lại như thế
nào đến HQKD của DN. Ngô Thị Minh (2019),[32], chỉ rõ: Kỳ thu tiền BQ (TDTA) có tác động ngược chiều đến ROA, quy
mô VKD (SIZE), tốc độ tăng trưởng DTT (GROWTH), hiệu suất sử dụng VCĐ (RETURN) có tác động thuận chiều với
ROA của mẫu 30 DN kinh doanh xăng dầu Miền Bắc giai đoạn 2013-2017, [32, tr 131-140).
•
Các nhân tố về đặc điểm quản trị của DN,
Các nhân tố về đặc điểm quản lý của DN ảnh hưởng đến HQKD của DN phát hiện ra trong các nghiên cứu ở các không
gian, thời gian và phương pháp nghiên cứu khác nhau đã tác động không giống nhau đến HQKD của DN. Các nhân tố đã
nghiên cứu gồm: Thời gian hoạt động, năng lực của bộ máy quản lý, chu kỳ kinh doanh, các mối quan hệ xã hội, chất lượng
nguồn nhân lực, thái độ đối với rủi ro của các nhà quản lý, mức độ cạnh tranh của DN. Điển hình là nghiên cứu của các tác
giả: Mai Văn Nam và Nguyễn Quốc Nghi (2011), [39, tr77] cho thấy: trình độ học vấn của chủ DN, quy mơ DN, các mối
quan hệ xã hội của DN ảnh hưởng thuận chiều đến HQKD của các DNVVN. Lê Khương Ninh, (2012), [40, tr68] cho thấy:
14
chất lượng nhân lực, thái độ đối với rủi ro của các nhà quản lý ảnh hưởng cùng chiều đến HQKD của DN, mức độ cạnh tranh
ảnh hưởng ngược chiều với HQKD của DN. Chu Thị Thu Thủy và cộng sự, (2015),[56,tr 59-66] cho thấy: năng lực quản lý
và chu kỳ sản xuất kinh doanh của các CT ảnh hưởng cùng chiều đến HQKD của DN. Huỳnh Thị Tuyết Phượng (2016), [46,
tr97] chỉ rõ: thời gian hoạt động của DN tác động ngược chiều đến cả ROA, ROE của các DN phi tài chính niêm yết trên sàn
HOSE. Nguyễn Văn Đức (2018), [20] chỉ ra rằng: chu kỳ kinh doanh – BS, năng lực của các nhà quản trị - MC có tác động
đáng kể đến ROE tại các DN may thuộc Vinatex.
2.3.1.2. Các nhân tố bên ngoài DN và giải pháp nâng cao HQKD của DN
Nghiên cứu về tác động của các nhân tố bên ngoài DN ảnh hưởng đến HQKD của DN hầu hết là các nghiên cứu định
tính, có rất ít các nghiên cứu kiểm định được sự tác động của nhóm nhân tố này. Các nhân tố thuộc môi trường vĩ mô bao
gồm: tác động của các chính sách kinh tế: tài khóa, tiền tệ, đối ngoại..nhân tố thể chế chính trị, pháp luật, kỹ thuật, công
nghệ, môi trường tự nhiên… và môi trường ngành như: cạnh tranh, chuỗi giá trị cung ứng…đều tác động đến HQKD của các
DN khá mạnh mẽ. Tuy nhiên, việc định lượng tác động cả các nhân tố này đến HQKD rất khó khăn. Một số nghiên
cứu điển hình như: Mai Văn Nam và Nguyễn Quốc Nghi (2011), [39, tr77] đã chỉ rõ nhân tố: mức độ tiếp cận chính sách hỗ
trợ của CP ảnh hưởng cùng chiều đến HQKD của các DN vừa và nhỏ. Lê Khương Ninh, (2012), [40, tr68] đã chỉ ra: nhân tố
phí “bơi trơn” đã ảnh hưởng đến HQKD của DN theo hàm bậc 2…
2.3.2.
Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài
2.3.2.1. Các nhân tố bên trong DN và giải pháp nâng cao HQKD
•
Các nhân tố đặc điếm tài chính DN:
Có nhiều nghiên cứu trên thế giới đề cập đến ảnh hưởng của đặc điểm quản trị tài chính DN đến HQKD của các
DN ở nhiều quốc gia khác nhau, trong những thời kỳ khác nhau, chú trọng nhiều hơn đến mức độ tập trung sở hữu trong cơ
cấu nguồn vốn, nhất là sở hữu nhà nước và các nhân tố về chính sách cổ tức, giá trị thị trường của DN tác động đến HQKD
của DN. Các nghiên cứu điển hình của nhóm này gồm:
Anderson (1967); Gupta (1969); Davidson và Duita (1991), [73] chỉ ra: quy mô TScủa DN ảnh hưởng ngược chiều tới
HQKD của DN Hoa Kỳ. Maury (2006), [104] đã chỉ ra: Tỷ lệ tăng trưởng doanh thu, tỷ suất đầu tư TSCĐ ảnh hưởng tích
cực đến ROA, một số nhân tố có thể có ảnh hưởng 2 chiều đến ROA như: tăng trưởng về tài sản, còn lại, các nhân tố: hệ số
nợ, hệ số chi trả cổ tức và hệ số beta có ảnh hưởng ngược chiều với ROA. Pandy, I.M, (2001) [110], Bhaduri, S.N, (2002),
[77] ở các nước có nền kinh tế chuyển đổi cho thấy hệ số nợ tác động ngược chiều đến HQKD của DN. Bhaduri, S.N,
(2002), [77], Alshatti, A.S (2015), [74], Chavalit Milaos, et al (2012), [85]...trong không gian nghiên cứu khác nhau đều chỉ
ra rằng đòn bẩy tài chính có tác động mạnh đến HQKD của DN. Tuy nhiên, chiều hướng và mức độ tác động không giống
nhau do ảnh hưởng của sự đánh đổi giữa lá chắn thuế từ lãi vay và chi phí tài chính ở từng bối cảnh cụ thể. Masulis et al.
(2011), [103], đã chỉ ra: quy mô DN (firm size), hệ số nợ, tăng trưởng về tài sản, chi phí mua mới nâng cấp TSCĐ, tỷ lệ
TSvơ hình trên tổng tài sản, tuổi thọ của DN, hệ số cổ tức/giá cổ phiếu, hệ số beta đều ảnh hưởng đến HQKD của DN thông
qua chỉ tiêu ROA. Haitham Nobanee, Modar Abdullatif, Maryam AlHajjar (2011), [72, pp.184-192], chỉ rõ vòng quay của
tiền tác động mạnh đến HQKD của các CT tại Nhật Bản. Onaolapo & Kajola (2010), [108], nghiên cứu 400 năm CT trong số
các CT niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán Tehran từ năm 2006 đến 2010,
chỉ ra rằng: tỷ lệ nợ tác động ngược chiều đến ROA, ROE; Quy mô tài sản, tăng trưởng doanh thu, tỷ lệ TShữu hình trong
TStác động cùng chiều đến ROA, ROE. Huang, Samuel G.H and Song, Frank (2002), [98], Shuangkin Lin, Wei Rowe
(2005), [119] đã nghiên cứu ảnh hưởng của 3 nhân tố: sở hữu nhà nước, đặc điểm ngành nghề kinh doanh, quy mô DN đến
HQKD thông qua các chỉ tiêu khả năng sinh lời (ROA, ROE, ROS) của các CT thuộc sở hữu nhà nước tại Trung Quốc chỉ
ra: HQKD của DN nhà nước thấp hơn so với các DN tư nhân, các DN hoạt động trong lĩnh vực xuất, nhập khẩu có HQKD
cao hơn các DN kinh doanh trong những ngành khác; Các DN quy mô lớn HQKD thấp hơn các DN quy mơ trung bình và
nhỏ. Beiting Cheng, Ioannis Ioannou and Geoger Serafeim (2014), [78]; Cheng – Min Feng và Rong – Tsu Wang (2000),
[83] chỉ ra: quy mô DN, hệ số nợ, tỷ lệ sở hữu nước ngoài tỷ lệ nghịch với ROA, ROS; ngược lại mức độ tập trung sở hữu lại tỷ
15
lệ thuận với ROA, ROS; DN trong ngành dịch vụ có sự cải thiện ROS tốt hơn nhưng đối với ROA thì lại thấp hơn các ngành
khác. Addae, A. A, &Nyarko – Baasi, M (2013), [70], chỉ ra tác động của quy mơ đến HQKD của DN có thể tác động cùng
chiều hoặc ngược chiều tùy vào bối cảnh nghiên cứu. Maleya M. Omondi, Willy Muturi (2013), [101] chỉ ra nhân tố khả
năng thanh tốn ngắn hạn có thể tác động cùng chiều hoặc ngược chiều đến HQKD của DN tùy thuộc vào năng lực quản trị
HTK, CKPTh và dòng tiền của DN.
•
Các nhân tố về đặc điểm quản trị DN
Các nghiên cứu đã chỉ ra ảnh hưởng của các nhân tố về đặc điểm quản trị DN đến HQKD của DN bao gồm: tính
độc lập của ban giám đốc, mức độ tập trung sở hữu của ban giám đốc, kiêm nhiệm giám đốc điều hành và chủ tịch hội đồng
quản trị, tuổi, kinh nghiệm làm việc, số năm công tác của nhân sự cấp cao... của các DN.
Pawlina và Renneboog (2005), [109], Bhagat, S. and Bolton, B. (2008), [79], Onaolapo & Kajola (2010), [108] chỉ
rõ: giá trị sở hữu của ban giám đốc, tính độc lập của ban giám đốc, trình độ của nhà quản lý ảnh hưởng cùng chiều đến
HQKD của DN, sự kiêm nhiệm giám đốc điều hành và chủ tịch hội đồng quản trị có ảnh hưởng tiêu cực đến HQKD của DN,
tuổi đời của các CT tác động không rõ ràng đến HQKD của DN. Abbasali Pouraghajan and Esfansiar Malekian (2012), [69],
Addae, A.A &Nyarko- Baassi, M. (2013), [70], Haitham Nobanee, et al (2011), [72], Gill, A et al (2010), [95]
chỉ ra các nhân tố: năng lực của nhà quản lý, chu kỳ kinh doanh, tuổi của DN ảnh hưởng mạnh đến HQKD của DN. Lee C.Y
and Johnson A.L (2014), [105] và Mike Jaeger, (2014), [107] chỉ ra các nhân tố: năng lực của nhà quản trị, uy tín của ban
lãnh đạo, quy trình hoạt động ở các cấp quản lý, mức độ tự động hóa, chất lượng sản phẩm dịch vụ, tính minh bạch thơng tin,
số năm hoạt động của DN ảnh hưởng đến HQKD của DN. Chavalit Mimlaor, Jirasek Trimetsoontorn và Wanno Fongsuwan
(2012), [85], chỉ ra rằng: khả năng DN đáp ứng nhu cầu, mong muốn của khách hàng, khả năng định hướng và tầm nhìn của
lãnh đạo DN, tinh thần đồng đội của các nhân viên trong DN, mức độ tham gia vào các tổ chức kinh tế, các liên minh kinh
doanh của DN, mức độ đầu tư hiện đại hóa trang thiết bị của DN đều là những nhân tố tác động cùng chiều đến HQKD của
DN. Maury, B. (2006), [104], Lynn Hunsaker (2017), [92], nghiên cứu số lượng lớn các CT ( trên 10.000 CT) và trong chuỗi
thời gian dài (từ 25 năm trở lên) chỉ ra rằng: danh tiếng của chủ sở hữu và các nhà quản lý CT, sự hiểu biết sâu sắc và tầm
nhìn xa của CT về khách hàng chính là “địn bẩy” cho HQKD của DN, lòng trung thành và niềm tin của khách hàng vào DN
là thước đo chính xác nhất HQKD của DN. Ngồi ra, các DN cũng cần có sự am hiểu về các đối thủ cạnh tranh, nắm bắt
được điểm mạnh và điểm yếu của đối thủ từ đó đưa ra được các chiến lược kinh doanh tốt ảnh hưởng mạnh đến HQKD của
các CT.
2.3.2.2. Các nhân tố bên ngoài DN và giải pháp nâng cao HQKD
Các nghiên cứu đã chỉ ra những nhân tố bên ngoài DN tác động đến HQKD của DN chủ yếu là các nhân tố có liên
quan đến các chính sách điều hành kinh tế kinh tế vĩ mô của CP các quốc gia như: sự can thiệp, kiểm soát của CP, tốc độ
tăng trưởng của nền kinh tế, môi trường kinh doanh, lãi suất, lạm phát, sự phát triển của thị trường tài chính có ảnh hưởng
đến HQKD của các DN với các mức độ khác nhau. Các nghiên cứu điển hình về chủ đề này gm: Demirgỹỗ v Maksimovic
(1998), [88] ch ra: tc tng trưởng kinh tế, chính sách bảo vệ TSvà đầu tư cá nhân, sự lớn mạnh của thị trường tài chính
có ảnh hưởng tích cực đến HQKD của DN; lãi suất cao, lạm phát cao cản trở sự tiếp cận vốn bên ngồi, do đó ảnh hưởng
tiêu cực đến HQKD của DN. Gill, A et al (2010), [95], Peng Zhang, Kerry,[111] chỉ ra: tăng trưởng kinh tế vĩ mơ, chính sách
đối ngoại, tỷ giá hối đoái, sự kiểm soát của CP không chỉ ảnh hưởng mạnh đến HQKD của DN mà còn tác động đến năng
lực cạnh tranh, giá trị vốn hóa trên thị trường của các
DN hoạt động đa quốc gia, nhất là tại các nước đang phát triển.
2.4. Khoảng trống nghiên cứu
Từ tổng hợp các nghiên cứu về HQKD của DN trên thế giới và Việt Nam, tác giả nhận thấy chủ đề HQKD của DN tuy
không mới nhưng được các tác giả trong nước và nước ngoài tiếp cận đa chiều. Có những cơng trình tập trung vào xem xét
bản chất HQKD, đo lường, đánh giá thực trạng HQKD của DN, có những cơng trình đi sâu nghiên cứu những nhân tố ảnh
hưởng đến HQKD của DN và nhiều cơng trình nghiên cứu khá tồn diện về HQKD của DN: bản chất, đo lường, các nhân tố
16
tác động đến HQKD của DN. Mặc dù các nghiên cứu được tiến hành ở những không gian và thời gian với mục đích và
phương pháp tiếp khác nhau, rút ra những kết luận có nhiều điểm khác nhau, nhưng cơ bản nhất quán với nhau về những vấn
đề cốt lõi khi nghiên cứu về HQKD của DN gồm: bản chất HQKD của DN, các tiêu chí đo lường HQKD của DN, các nhân
tố tác động đến HQKD của DN từ đó tìm giải pháp nâng cao HQKD của DN. Qua phân tích, tổng hợp các nghiên cứu về
HQKD của các DN trên thế giới và Việt Nam trong thời gian gần đây, tác giả có thể khẳng định các kết quả đạt được là vô
cùng to lớn, tuy nhiên cũng còn khá nhiều các khe hở cần nghiên cứu, làm rõ. Cụ thể như sau:
Thứ nhất, các nghiên cứu về khái niệm HQKD của DN, bản chất HQKD của DN, các nghiên cứu chưa có sự thống
nhất, HQKD của DN bao hàm HQTC và HQPTC của DN.
Thứ hai, Việc đo lường HQKD của DN chưa thống nhất về sử dụng kết hợp dữ liệu kế toán và dữ liệu thị trường để
phản ánh HQKD của DN theo HQTC và HQPTC của DN, nhất là đối với các CT đại chúng.
Thứ ba, Các nghiên cứu về nhân tố ảnh hưởng đến HQKD của DN hầu hết đã kết hợp phương pháp nghiên cứu định
tính và định lượng để phân tích, kiểm định tác động của các nhân tố đến HQKD của DN. Tuy nhiên, mỗi nghiên cứu lựa
chọn bối cảnh nghiên cứu, chỉ tiêu đo lường HQKD của DN khác nhau, đề xuất các nhân tố ảnh hưởng, sử dụng các lý
thuyết khác nhau để xây dựng mơ hình nghiên cứu, sử dụng các phương pháp khác nhau để kiểm định mối quan hệ giữa các
nhân tố ảnh hưởng và tác động của các nhân tố đến HQKD của DN. Kết quả các nghiên cứu về mức độ ảnh hưởng của các
nhân tố đến HQKD của DN cũng rất đa dạng, thậm chí trái ngược nhau. Nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến HQKD
của các CT thuộc Tổng CT Viglacera- CTCP hồn tồn chưa có. Vì vậy, cần thiết phải có thêm những nghiên cứu thực
nghiệm về các nhân tố ảnh hưởng đến HQKD của DN theo từng ngành nghề kinh doanh đặc thù như các CT thuộc Tổng CT
Viglacera – CTCP để đưa ra các giải pháp hữu ích cho nhóm CT này.
3. Mục tiêu nghiên cứu
Trên cơ sở tổng hợp các cơng trình nghiên cứu có liên quan, xác định khoảng trống nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu
tổng quát của đề tài là: nghiên cứu HQKD và đề xuất các giải pháp, nhất là giải pháp tài chính để nâng cao HQKD của các
CT thuộc Tổng CT Viglacera – CTCP.
Để đạt được mục tiêu tổng quát, nghiên cứu hướng đến các mục tiêu cụ thể như sau:
Thứ nhất: Hệ thống hóa và làm rõ thêm lý luận cơ bản về HQKD, các nhân tố ảnh hưởng đến HQKD của DN
Thứ hai: Nghiên cứu thực trạng HQKD, ảnh hưởng của các nhân tố đến HQKD của các CT thuộc Tổng CT Viglacera –
CTCP
Thứ ba: Đề xuất hệ thống giải pháp, nhất là giải pháp tài chính để nâng cao HQKD của các CT thuộc Tổng CT
Viglacera – CTCP
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của luận án là HQKD của các CT thuộc Tổng CT Viglacera – CTCP
Phạm vi nghiên cứu
-
-
Về không gian: các CT đã niêm yết thuộc Tổng CT Viglacera – CTCP
-
Về thời gian: Dữ liệu thu thập trong thời gian từ năm 2014 đến năm 2020
Về nội dung: Nghiên cứu thực trạng HQKD, các nhân tố ảnh hưởng đến HQKD và đề xuất các giải pháp, chủ yếu là giải
pháp tài chính nhằm nâng cao HQKD của các CT thuộc Tổng CT Viglacera – CTCP
5. Câu hỏi nghiên cứu của đề tài:
Để đạt được các mục tiêu nghiên cứu, luận án tập trung trả lời các câu hỏi nghiên cứu sau:
17
Câu hỏi 1: HQKD của DN là gì? Nhân tố nào ảnh hưởng đến HQKD của DN ?
Câu hỏi 2: Thực trạng HQKD của các CT thuộc Tổng CT Viglacera- CTCP thế nào?
Câu hỏi 3: Ảnh hưởng của các nhân tố đến HQKD của các CT thuộc Tổng CT Viglacera- CTCP như thế nào?
Câu hỏi 4: Cần thực hiện những giải pháp nào, nhất là các giải pháp tài chính nào để nâng cao HQKD của các CT
thuộc Tổng CT Viglacera – CTCP thời gian tới?
6. Thiết kế quy trình và lựa chọn phương pháp nghiên cứu
QUY TRÌNH, PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
Duy vật biện chứng
Chỉ đạo Phương pháp luận
Phương pháp cụ thể
Duy vật lịch sử
Phương pháp điều tra qua phiếu khảo sát
Bước 1: Thu thập dữ liệu
Phương pháp phỏng vấn
chuyên gia
Dữ liệu
sơ cấp
Phương pháp sưu tầm, lựa chọn tài liệu Dữ liệu
thứ cấp
Th
Nghiên
Phương
pháp định tính: tổng hợp, phân tích, hệ thống hóa lý thuyết; phân
tích, cứu
tổngtổng
hợp quan
thực tiễn
ực
hi
ện2: Phân tích dữ liệu và đề xuất giải pháp
Bước
Nghiên cứu lý luận
Phương pháp định lượng: sử dụng Stata 14 phân tích thực trạng, kiểm định các nhân tố ảnh hưởng đến HQKD của các công ty thuộc V
Nghiên cứu
Đề xuất giải pháp
thực tiễn
Mã hóa dữ liệu Nhập liệu
Hiệu chỉnhMơ tả các biếnGiả
số định nghiênKiểm
cứu định và đánh giá
Biến phụ thuộc
Biến độc lập
15
Sơ đồ i: Quy trình và phương pháp nghiên cứu (Nguồn: Tác giả xây dựng)
NCS thực hiện công tác thu thập tài liệu liên quan đến chủ đề nghiên cứu bằng các phương pháp: khảo sát, phỏng vấn,
sưu tầm, nghiên cứu tài liệu. Sau khi thu thập, lựa chọn được hệ thống dữ liệu phù hợp với mục tiêu nghiên cứu. Tài liệu sơ
cấp và thứ cấp sử dụng trong luận án thu thập cụ thể như sau:
- Tài liệu sơ cấp do tác giả thu thập thông qua phiếu khảo sát DN – Phụ lục 4, khảo sát ý kiến đánh giá các nhà quản
lý cấp cao của các CT bao gồm: Chủ tịch và các thành viên Hội đồng quản trị. Tổng giám đốc (giám đốc) và các thành viên
Ban Giám đốc, Trưởng ban và các thành viên Ban kiểm sốt, kế tốn trưởng – Trưởng phịng/ ban Tài chính và các nhân sự
chủ chốt của ban/Phịng Tài chính kế tốn) của các CT thuộc Tổng CT Viglacera - CTCP từ năm 2014 đến năm 2020 của 11
CT. Tác giả luận án chọn mẫu nghiên cứu 11 CT theo phương pháp thuận tiện đảm bảo tính đại diện cho phạm vi nghiên cứu
là các CT thuộc Tổng CT Viglacera theo 3 tiêu chí cơ bản: (1) Các CT đều hoạt động ít nhất 10 năm liên tục và đã niêm yết ở
1 trong 3 sàn chứng khoán: Upcom, HNX, HSX để đảm bảo các dữ liệu tài chính công khai và kiểm định được; (2) Tỷ lệ các
chỉ tiêu kinh tế cơ bản như: Tổng giá trị tài sản, Tổng doanh thu, tổng lợi nhuận, thị phần của các CT trong mẫu nghiên cứu
chiếm từ 95% trở lên trong tổng giá trị của từng chỉ tiêu tổng hợp tất cả các CT thuộc Tổng CT Viglacera – CTCP; (3) Các
CT chọn mẫu là các CT chủ chốt trong các lĩnh vực kinh doanh cốt lõi của Tổng CT là: sản xuất VLXD và đầu tư BĐS. Kết
quả nghiên cứu từ mẫu có thể suy rộng cho tồn bộ các CT thuộc Tổng CT Viglacera – CTCP. Danh sách 11 CT chọn mẫu
nghiên cứu trong phụ lục 2.
Quá trình thu thập tài liệu sơ cấp được tiến hành theo 3 bước:
Bước 1: Xác định đối tượng khảo sát
Đối tượng khảo sát là các nhà lãnh đạo, nhân sự chủ chốt của các Ban/Phòng quản lý chức năng của 11 CT thuộc
Tổng CT Viglacera – CTCP- danh sách các CT khảo sát trong phụ lục 2. Việc khảo sát các DN được thực hiện bằng cách
gửi thư điện tử qua email, gửi bản cứng chuyển phát nhanh cho đại diện các bộ phận lãnh đạo quản lý của các CT, phỏng vấn
bằng bảng hỏi, ghi âm cuộc phỏng vấn nếu người được phỏng vấn đồng ý, hướng dẫn các cán bộ tham gia khảo sát gửi kết
quả khảo sát cho tác giả.
Bước 2: Xác định nội dung phiếu khảo sát
Các câu hỏi điều tra trong phiếu khảo sát được xây dựng chủ yếu dựa trên các câu hỏi nghiên cứu tổng quát và các
câu hỏi nghiên cứu cụ thể, phục vụ cho mục đích điều tra và thu thập dữ liệu. Các câu hỏi được đề cập trong phiếu khảo sát
tại các CT được trình bày logic, đảm bảo sự kết nối giữa câu hỏi nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi khảo sát bám sát
các chủ đề được tổng kết từ nghiên cứu lý luận và khung lý thuyết đã được phát triển của đề tài. Phiếu khảo sát gồm 2 phần:
Phần 1: Thư mời tham gia khảo sát: giới thiệu về nghiên cứu sinh và mục đích, nội dung cơ bản cần khảo sát. Phần 2: Mẫu
phiếu khảo sát: Trình bày các câu hỏi và hướng dẫn phương án trả lời mẫu phiếu khảo sát trình bày trong phụ lục 4. Các câu
hỏi trong phiếu khảo sát được chia thành 2 phần: Phần 1: Thông tin chung về DN: Đặt câu hỏi chung về DN: Tên giao dịch,
địa chỉ giao dịch, chủ sở hữu quản lý, thời gian thành lập, lĩnh vực hoạt động…các nhà quản trị các Ct có thể ẩn danh nếu
muốn; Phần 2: Thực trạng và các nhân tố ảnh hưởng đến HQKD của các CT thuộc Tổng CT Viglacera - CTCP
Bước 3: Gửi phiếu khảo sát và nhận kết quả khảo sát
Trên cơ sở danh sách, địa chỉ các CT đã lựa chọn (11 CT), sau khi tiến hành liên hệ qua điện thoại, email, facebook
và trực tiếp, 11 CT thuộc Tổng CT đồng ý tham gia khảo sát. NCS gửi các phiếu khảo sát bằng thư điện tử qua địa chỉ email,
facebook, zalo, google form… bản cứng phiếu khảo sát gửi chuyển phát nhanh, Grab… đến đại diện lãnh đạo các CT, mỗi
CT từ 10 đến 15 phiếu… NCS nhận kết quả trả lời khảo sát qua email, google form, facebook, zalo, điện thoại, bản cứng
hoặc trả lời phỏng vấn trực tiếp với NCS….
Bước 4: Xử lý kết quả khảo sát NCS sử dụng phương pháp thống kê, phân tích dữ liệu: Trên cơ sở dữ liệu sơ cấp tác
giả thu được 150 phiếu trả lời, trong đó các phiếu hợp lệ, sử dụng trong nghiên cứu là 140 phiếu trả lời khảo sát được từ các
CT thuộc Tổng CT Viglacera – CTCP, NCS tiến hành xử lý nhằm tổng hợp, phân loại, sàng lọc, lựa chọn và tóm lược dữ liệu
có thể sử dụng được. Để xử lý các dữ liệu sơ cấp thu thập được NCS sử dụng phần mềm Ecxel. Bảng tổng hợp các kết quả
19
tính tốn được trìnhbày dưới dạng bảng, để rút ra kết luận về thực trạng HQKD, các nhân tố ảnh hưởng đến HQKD của các
CT thuộc Tổng CT Viglacera – CTCP (phụ lục 5 và 6)
- Nguồn dữ liệu thứ cấp: là những dữ liệu đã được xử lý, tổng hợp và trình bày bởi các CT thuộc Tổng CT do các CT
này cung cấp hoặc do NCS tự thu thập được từ các nguồn thơng tin sẵn có trên báo, tivi, internet, website của các đơn vị,
website của các CT chứng khoán… Dữ liệu thứ cấp gồm: BCTN, BCTC và các báo cáo khác có liên quan của 11 CT chọn
mẫu được sử dụng trực tiếp để mô tả và đánh giá thực trạng HQKD, kiểm định các nhân tố ảnh hưởng đến HQKD của các
CT thuộc Tổng CT Viglacera – bằng phương pháp định lượng. NCS đã phân tích, tổng hợp trong các phụ lục 7,8,9,10 để làm
rõ thực trạng HQKD, cung cấp căn cứ để đề xuất giải pháp, nhất là các giải pháp tài chính để nâng cao HQKD của các CT
thuộc Tổng CT Viglacera - CTCP.
7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu
-
Ý nghĩa khoa học: Luận án góp phần hệ thống hóa và làm sáng tỏ thêm lý luận cơ bản về HQKD của DN: Bản chất, tiêu chí
đo lường, các nhân tố ảnh hưởng đến HQKD của DN.
-
Ý nghĩa thực tiễn: Luận án đánh giá toàn diện thực trạng HQKD của các CT thuộc Tổng CT Viglacera giai đoạn 2014-2020;
làm rõ các nhân tố ảnh hưởng đến HQKD của các CT. Chỉ rõ các kết quả đạt được, các hạn chế và nguyên nhân hạn chế về
HQKD của các CT. Đề xuất hệ thống giải pháp đồng bộ, khả thi nhằm nâng cao HQKD của các CT thuộc Tổng CT Viglacera
– CTCP.
8. Kết cấu đề tài: gồm 3 chương
Chương 1: Lý luận cơ bản về HQKD của DN
Chương 2: Thực trạng HQKD của các công ty thuộc Tổng công ty Viglacera – CTCP
Chương 3: Giải pháp nâng cao HQKD của các công ty thuộc Tổng công ty Viglacera- CTCP
20
CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HIỆU QUẢ KINH DOANH
CỦA DOANH NGHIỆP
1.1. TỔNG QUAN VỀ HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP 1.1.1. Khái niệm hiệu quả kinh doanh
của doanh nghiệp
Để hiểu rõ khái niệm HQKD của DN cần giải thích rõ nội hàm của 3 từ khóa: “DN”, “hiệu quả” và “kinh doanh”.
Điều 4, khoản 10, Luật DN – Luật số 59/2020/QH14 ngày 17 tháng 06 năm 2020 giải thích cụm từ: “DN” như sau:
“DN là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được thành lập hoặc đăng ký thành lập theo quy định của pháp
luật nhằm mục đích kinh doanh”
Theo đó, DN là 1 tổ chức kinh tế được thành lập theo quy định của pháp luật, có tư cách pháp nhân, mục đích
thành lập và hoạt động của DN là kinh doanh.
Điều 4, Khoản 21, Luật DN (2020) giải thích cụm từ “kinh doanh” như sau: “Kinh doanh là việc thực hiện liên tục
một, một số hoặc tất cả công đoạn của quá trình từ đầu tư, sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị
trường nhằm mục đích tìm kiếm lợi nhuận”. Điều này chứng tỏ kinh doanh là hoạt động đầu tư vốn để sản xuất, cung ứng
sản phẩm, dịch vụ trên thị trường nhằm mục tiêu sinh lời của chủ sở hữu vốn.
Theo Paul A Samuelson & Wiliam D Nordhaus (1997): “Hiệu quả tức là sử dụng một cách hữu hiệu nhất các nguồn
lực của nền kinh tế để thỏa mãn nhu cầu, mong muốn của con người” [112, tr43]. Tác giả đã chỉ rõ được hai đặc tính cơ bản
của phạm trù hiệu quả đó là: (1) Hiệu quả gắn với mục đích và chủ thể hoạt động cụ thể: Thỏa mãn nhu cầu, mong muốn của
con người, lấy con người làm trung tâm của nền kinh tế; (2) Phương thức để đạt hiệu quả là: sử dụng hữu hiệu nhất các
nguồn lực khan hiếm của nền kinh tế. Như vậy, hiệu quả sử dụng để chỉ kết quả hoạt động kinh tế gắn với quá trình hao tổn
các nguồn lực vật chất nhất định để thỏa mãn nhu cầu, mong muốn của 1 hoặc một số chủ thể nhất định, khơng có hiệu quả
chung chung – vơ chủ, vơ hướng và không tiêu tốn nguồn lực kinh tế. Hai ông cũng phát triển thêm khái niệm hiệu quả kinh
tế tối ưu như sau: “Hiệu quả kinh tế diễn ra khi xã hội không thể tăng sản lượng một loại hàng hố mà khơng cắt giảm một
loạt sản lượng hàng hố khác. Một nền kinh tếcó hiệu quả nằm trên đường giới hạn khả năng sản xuất (PPF) của nó” [112,
tr. 163]. Đường giới hạn khả năng sản xuất – PPF là đường mô tả mức sản xuất tối ưu mà một nền kinh tế có thể đạt được
khi sử dụng tồn bộ năng lực sản xuất hiện có, cho biết các khả năng, cơ cấu sản xuất khác nhau mỗi nền kinh tế có thể lựa
chọn. Có thể thấy phạm trù hiệu quả được mọi chủ thể quản lý quan tâm, đánh giá khi thực hiện bất cứ hoạt động quản lý
nào, trong hoạt động kinh doanh thì phạm trù hiệu quả luôn được các nhà quản lý đặt lên hàng đầu. Tác giả Ngơ Đình Giao
(1984) cho rằng: “Hiệu quả của nền sản xuất xã hội chủ nghĩa cuối cùng được thể hiện ở trình độ tăng lợi ích kinh tế của xã
hội và sự phát triển toàn diện của các thành viên trong xã hội đó dựa trên cơ sở khai thác và sử dụng đầy đủ, hợp lý và tiết
kiệm các nguồn lực sản xuất của xã hội”. [21, tr 39]. Năm 1984 – thời kỳ nền kinh tế Việt Nam còn thực hiện cơ chế kế
hoạch hóa tập trung, bao cấp nhưng tác giả đã đề cập đến 3 khía cạnh cơ bản về nội hàm của của hiệu quả kinh tế đó là: (1)
phản ánh trình độ tổ chức, quản lý quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh theo hướng tăng lợi ích và tiết kiệm nguồn lực;
(2) đo lường bằng cách so sánh mối quan hệ giữa kết quả mang lại cho xã hội và nguồn lực tiêu hao của xã hội;
(3) phải đảm bảo trên cả 2 khía cạnh: tăng lợi ích kinh tế và đảm bảo sự phát triển toàn diện của các thành viên trong xã hội
– lấy con người làm trung tâm. Vận dụng khái niệm hiệu quả để xem xét DN, nhiều nghiên cứu đã đưa ra khái niệm về
HQKD của DN theo các góc nhìn của mình: Đoàn Thục Quyên (2015) cho rằng: “HQKD của DN phản ánh mối quan hệ
giữa kết quả đầu ra và nguồn lực đầu vào. Kết quả đầu ra có thể kể tới là doanh thu, lợi nhuận,.. trên các nhân tố đầu vào
như : VKD, VLĐ, VCĐ…” [51, tr44]. Tác giả đã bổ sung cụ thể hơn các chỉ tiêu tài chính phản ánh kết quả đầu ra và nguồn
lực đầu vào. Nguyễn Đình Hồn (2017) cho rằng: “Hiệu quả sản xuất kinh doanh của DN xây dựng phản ánh trình độ huy
động và sử dụng nguồn lực của DN xây dựng để tạo ra kết quả đầu ra tối ưu.”[25, tr15]. Tác giả nhấn mạnh là HQKD của
DN phản ánh lợi ích kinh tế của DN thơng qua “trình độ huy động và sử dụng nguồn lực” ở đầu vào- tức là trình độ tổ chức
của DN và nhấn mạnh thêm về “kết quả đầu ra tối ưu” tức là phải có hiệu quả. Tuy nhiên, HQKD của DN khơng thể duy trì
và phát triển được nếu tách rời quan hệ với các bên liên quan trong xã hội, vì DN là một tế bào của xã hội, DN phát triển tạo
động lực để xã hội phát triển và ngược lại, xã hội phát triển tạo môi trường thuận lợi để DN phát triển. Các tác giả: A.J.Singh
và Raymond S.Schmidgall (2002), [71, page 37], Fang-Mei Tseng et al (2007), [91, page 688]; Umit Bititci, Allan S. Carrie,
Liam McDevitt (2009), [123, page 232], Maleya M. Omondi, Willy Muturi
(2013), [102, page 99] cho rằng : HQKD của DN phản ánh lợi ích tối đa DN có thể thu được về mặt tài chính, thị trường, uy
tín xã hội khi tiêu tốn nguồn lực kinh tế tối thiểu. Đỗ Huyền Trang (2012) cho rằng: “HQKD là một phạm trù kinh tế được
biểu hiện bằng hệ thống chỉ tiêu kinh tế đặc trưng thiết lập trên cơ sở so sánh tương quan giữa kết quả đầu ra với chi phí
hoặc yếu tố đầu vào, qua đó phản ánh trình độ sử dụng chi phí hoặc các yếu tố đầu vào nhằm đặt được kết quả cao nhất
trong điều kiện kết hợp hài hòa giữa hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội” [62. Tr45]. Tác giả Trần Thị Thu Phong (2013) cho
rằng “HQKD là một phạm trù kinh tế, phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực của DN vào kinh doanh sao cho hao phí
nguồn lực là thấp nhất nhưng mang lại lợi ích cao nhất. Lợi ích mang lại không chỉ cho bản thân DN mà còn cho cả xã hội”
[41, tr50]. Quan điểm kết hợp hài hịa giữa lợi ích của DN với lợi ích cho xã hội hướng tới mục tiêu DN phát triển bền vững
của các tác giả này đồng thời cũng là quan điểm của các tác giả Nguyễn Trọng Cơ (2015) [13, tr181-182], Nghiêm Thị Thà
và cộng sự (2018), [55, tr 22]. Như vậy, DN là 1 tổ chức kinh tế, thực hiện hoạt động kinh doanh những lĩnh vực mà pháp
luật khơng cấm, ngồi mục tiêu sinh lợi cho các chủ sở hữu của DN thì DN cịn có trách nhiệm đảm bảo quyền và lợi ích hợp
pháp của các bên có liên quan. Từ các phạm trù về: “DN”, “hiệu quả” và “kinh doanh” gắn với hoạt động của DN, thông qua
nghiên cứu tổng quan, theo NCS khái niệm về HQKD của DN như sau: HQKD của DN là 1 phạm trù kinh tế phản ánh trình
độ tổ chức hoạt động kinh doanh của DN nhằm tối đa hóa lợi ích của DN và xã hội với nguồn lực hao phí thấp nhất.
1.1.2. Bản chất HQKD của DN
Nghiên cứu bản chất HQKD của DN, hầu hết các nhà nghiên cứu đều xuất phát từ khái niệm HQKD của DN
(business performance) bao gồm; HQTC của DN (financial performance of the business), HQPTC của DN (strategic
effectiveness of the business) HQKD của DN phản ánh hệ giá trị cốt lõi, mục tiêu hoạt động kinh doanh của
DN đạt được lợi ích tối đa với chi phí tối thiểu. Theo Chakravarthy (1986), [86], Brown and Paul (2003), [80], Cho and
Pucik (2005), [87], Rowe and Morrow (2009), [115], Santos and Brito (2012), [116] cho rằng: HQKD của DN bao hàm
HQTC của DN và HQPTC của DN. HQTC của DN thể hiện khả năng đáp ứng mục tiêu, mong muốn của các chủ sở hữu
DN, đó là: tối đa hóa khả năng sinh lời, tăng trưởng và giá trị thị trường của DN sau mỗi thời kỳ kinh doanh. HQTC phản
ánh khả năng sinh lời, giá trị thị trườngcủa DN tức là những lợi ích hiện tại và tương lai của các chủ sở hữu DN tối đa với
chi phí nguồn lực tối thiểu. HQPTC (hiệu quả chiến lược) của DN thể hiện khả năng đáp ứng mục tiêu, mong muốn của
khách hàng, người lao động và các bên liên quan với DN, đó là niềm tin và sự hài lòng của từng chủ thể ngày càng tang với
hao phí nguồn lực của DN cho các bên thấp nhất. Khi DN có năng lực cạnh tranh, giá cả, chất lượng sản phẩm, dịch vụ làm
hài lòng khách hàng, chế độ đãi ngộ làm hài lòng người lao động, các hoạt động đáp ứng mong muốn của cư dân địa
phương… bằng các nguồn lực chi ra của DN tiết kiệm, hợp lý nhất, các bên có liên quan luôn tin tưởng, trung thành với DN,
DN sẽ có cơ sở để phát triển bền vững. Đồng quan điểm về bản chất HQKD của DN bao gồm HQTC và HQPTC, các tác giả
Nguyễn Trọng Cơ (2015), [13, tr181-182], Nghiêm Thị Thà và cộng sự (2018) làm rõ thêm về HQPTC gắn trách nhiệm của
DN với xã hội: “Những nguồn lực DN đã chi ra để thực hiện các chương trình, mục tiêu xã hội sẽ tăng thêm uy tín, hình
ảnh, sự lan tỏa và thương hiệu của DN trong cộng đồng, khi DN có được niềm tin và sự yêu mến của cộng đồng sẽ có nền
tảng vững chắc để thu được lợi ích kinh tế.”[55, tr 22], đồng quan điểm này có tác giả Dương Thu Minh (2020), [32,tr2225] cho rằng: HQKD của DN phản ánh đồng thời cả lợi ích kinh tế của DN và lợi ích DN mang lại cho xã hội là tiền đề để
đảm bảo HQKD của DN phát triển 1 cách bền vững.
Như vậy, bản chất HQKD của DN bao gồm: HQTC và HQPTC. HQTC phản ánh trình độ tổ chức hoạt động kinh
doanh của DN để tối đa hóa lợi nhuận với hao phí nguồn lực tài chính của DN tối thiểu đáp ứng nhu cầu, mong muốn gia
tăng lợi ích kinh tế của các chủ sở hữu. HQPTC phản ánh trình độ tổ chức hoạt động kinh doanh của DN gắn với việc nâng
cao trách nhiệm xã hội để củng cố uy tín, gia tăng thương hiệu của DN trên thị trường với chi phí nhỏ nhất.
1.1.3. Vai trị của HQKD trong hoạt động của DN
HQKD là mối quan tâm hàng đầu của các nhà kinh tế, quản lý DN. Vì HQKD được xem là một cơng cụ hữu ích
giúp các nhà quản lý thực hiện nhiệm vụ quản trị kinh doanh của mình.
Thứ nhất, HQKD của DN là thước đo thành quả quan trọng của DN trong việc thực hiện mục tiêu kinh doanh
Mục tiêu kinh doanh của DN là tối đa hóa giá trị CT theo kỳ vọng của các chủ sở hữu, trong đó các giải pháp để
nâng cao HQKD của DN là cơ bản, HQKD càng cao DN càng có nội lực để cạnh tranh, tăng trưởng và thu hút đầu tư…. Có
thể thấy rõ tác động của HQKD đến mục tiêu gia tăng giá trị DN thông qua sơ đồ 1.1:
Tăng trưởng
Tỷ suất sinh lời cơ
bản của vốn
Giá trị
công ty
Biên lợi nhuận
hoạt động
Vịng quay vốn
Chi phí
sử dụng vốn
Lãi suất thị
trường và hệ số
Beta
Cơ cấu vốn
Sơ đồ 1.1: Tác động của HQKD đến mục tiêu nâng cao giá trị DN
(Nguồn: Tác giả tổng hợp)
Xét trên phương diện lý luận và thực tiễn thì HQKD là thành quả tổ chức quản lý và điều hành hoạt động kinh
doanh của DN, phản ánh kết quả thực hiện mục tiêu kinh doanh đã đặt ra của DN trong từng kỳ. Đến lượt nó, HQKD cũng
tác động mạnh tới giá trị và sự tăng trưởng hay suy thoái của DN. Sự tác động của HQKD đến mục tiêu tăng trưởng của DN
tập trung vào năng lực quản trị tài chính ở ba trọng điểm chính:
(1) Tỷ suất sinh lời cơ bản của vốn cao hay thấp: phụ thuộc vào năng lực quản trị từng loại VKD và quản trị doanh thu, chi
phí, lợi nhuận và (2) chi phí sử dụng vốn tăng hay giảm: phụ thuộc vào cơ cấu vốn và lãi suất thị trường, (3) tăng trưởng DN
trong dài hạn tích cực hay tiêu cực: phụ thuộc vào HQKD, chính sách cổ tức của DN và thị trường vốn.
Thứ hai, HQKD của DN là động lực thúc đẩy sự cạnh tranh và tiến bộ trong hoạt động sản xuất kinh doanh của
các DN.
Cạnh tranh là động lực của sự phát triển của mọi DN trong nền kinh tế thị trường. Dù muốn hay không, mọi DN
đều phải trải nghiệm các thất bại, thành công mới tăng cường sức đề kháng, rèn luyện khả năng chống, chịu rủi ro và thận
trọng hơn ngay cả khi đang thành cơng, qua đó các nhà quản lý DN tích lũy kinh nghiệm, bản lĩnh và chủ động hơn trong
mọi tình huống thực tiễn. Thị trường càng phát triển, hội nhập quốc tế càng sâu thì cạnh tranh càng gay gắt, khốc liệt, các
DN thường xuyên đánh giá quan hệ giữa kết quả thu được với các nguồn lực hao phí để xác định được HQKD, vị thế của
DN trên thị trường. Các giải pháp nâng cao HQKD để đảm bảo DN luôn bám sát thị trường: cung cấp hàng hóa, dịch vụ cho
khách hàng với giá cả hợp lý, chất lượng sản phẩm, dịch vụ luôn khiến khách hàng hài lịng, tăng tiềm lực tài chính cho DN,
thu nhập cho người lao động của DN, tăng đóng góp của DN cho Ngân sách nhà nước…thúc đẩy cạnh tranh thành công,
thúc đẩy nghiên cứu phát triển, ứng dụng khoa học kỹ thuật, phương thức quản lý hiện đại, thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh
doanh phát triển không ngừng.
Thứ ba, HQKD của DN là hạt nhân thúc đẩy sự phát triển của xã hội, nâng cao trách nhiệm xã hội của DN và các
bên liên quan
Trên phạm vi toàn cầu đang chứng kiến sự thay đổi về quan niệm vị trí, trách nhiệm xã hội của DN. Nhà đầu tư, cơ quan
quản lý và các bên liên quan khác đã coi DN là trọng tâm của mỗi nền kinh tế, doanh nhân là lực lượng lao động nòng cốt
của xã hội, là hạt nhân thúc đẩy sự phát triển của xã hội. Trong tiến trình phát triển, con người là trung tâm của xã hội, mọi
hoạt động của xã hội đều do con người, vì con người, nên đã và đang đặt trách nhiệm ngày càng cao cho , doanh nhân, cơ
quan quản lý nhà nước trong việc giải quyết mối quan hệ ngày càng chặt chẽ giữa lợi ích của DN với lợi ích của xã hội. Hoạt
động kinh doanh của DN tất yếu sẽ tác động đến môi trường (Environmental), xã hội (Social), kinh tế (Economic), cơng
nghệ (Techlonogical), luật pháp (Legal) và chính trị (Political) và đến lượt nó, các nhân tố này cũng chi phối, định hướng tác
động vào quy trình tổ chức, vận hành kinh doanh của DN, tác động tới HQKD trung hạn và dài hạn của DN. Chính sự liên
kết này buộc các DN khi đánh giá HQKD thì ngồi lợiích kinh tế là mục đích chính thì DN cịn cần quan tâm đến những
đóng góp của DN đối với sự phát triển của xã hội trong mỗi bối cảnh cụ thể. Ngoài ra việc phân phối kết quả đảm bảo lợi ích
của chủ DN thì phải cân nhắc ngày càng kỹ sự hài hịa giữa lợi ích của chủ sở hữu với các bên liên quan với DN, bởi điều đó
xây dựng và củng cố nền tảng cho DN phát triển vững chắc cùng các thế hệ tương lai.
1.1.4. Phân loại HQKD của DN
Tùy theo cách tiếp cận và tiêu thức khác nhau có thể phân loại HQKD của DN theo các tiêu chí khác nhau. Nghiên
cứu đầy đủ các tiêu thức phân loại HQKD của DN giúp các chủ thể lựa chọn được tiêu chí thích hợp để đánh giá HQKD của
DN và xác định được các nhân tố tác động, biện pháp để tăng HQKD của DN.
Theo mục tiêu kinh doanh của DN
Theo mục tiêu kinh doanh của các DN thì HQKD của DN gồm 2 loại: hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội.
Hiệu quả kinh tế: Mọi DN hoạt động kinh doanh đều vì mục tiêu hàng đầu là tìm kiếm lợi nhuận, mang lại lợi ích
kinh tế ngày càng cao cho chủ sở hữu. DN sẽ khơng thể tồn tại nếu khơng có hiệu quả kinh tế. Để đánh giá hiệu quả kinh tế
của DN cần so sánh giữa lợi nhuận đạt được với nguồn lực đã hao tổn của DN để có lợi nhuận sau mỗi quá trình kinh doanh.
Hiệu quả xã hội: Phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực nhằm đạt được các mục tiêu DN mang lại lợi ích cho xã
hội, cộng đồng, gia tăng thương hiệu, tạo hình ảnh tốt về DN với cộng đồng. Nhìn nhận từ góc độ xã hội, HQKD của DN
được đánh giá thông qua: giải quyết việc làm cho lao động địa phương, cải thiện đời sống vật chất, tinh thần, năng lực
chuyên môn cho người lao động, thực hiện an sinh xã hội cho nhóm người yếu thế, giữ gìn và cải thiện cân bằng môi trường
sinh thái, cải tiến công nghệ sản xuất kinh doanh, cung ứng sản phẩm hàng hóa làm hài lòng khách hàng, thúc đẩy các mối
quan hệ tốt với các bên: nhà cung cấp, cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương… trên cơ sở giải quyết tốt các quan hệ trong
phân bổ nguồn lực và phân phối kết quả của DN, giúp DN quan tâm và thực hiện ngày các tốt hơn trách nhiệm xã hội của
mình. Các hoạt độngDN mang lại lợi ích cho xã hội sẽ đóng góp khơng nhỏ vào hiệu quả xã hội chung của ngành, của vùng
và trên cả nước, cũng tạo tiền đề để DN phát triển bền vững.
Theo phạm vi hoạt động của DN
HQKD của DN theo phạm vi gồm: HQKD toàn bộ và HQKD từng phần:
HQKD toàn bộ của DN: phản ánh trình độ quản lý và sử dụng nguồn lực của tồn DN thơng qua mối quan hệ giữa
lợi ích thu được so với tồn bộ nguồn lực của DN trong mỗi kỳ. HQKD toàn bộ cung cấp thông tin tổng quát của DN trong
mỗi kỳ cho các nhà quản lý.
HQKD từng phần: phản ánh trình độ quản lý và sử dụng từng loại nguồn lực của DN một cách riêng biệt như: lao
động, máy móc thiết bị, nguyên vật liệu … tương ứng với kết quả đầu ra cụ thể do các yếu tố cá biệt mang lại. HQKD thành
phần cung cấp thông tin cụ thể để các nhà quản trị DN đánh giá hiệu lực, hiệu quả sử dụng, quản lý từng yếu tố nguồn lực
đầu vào cụ thể, sự tác động của từng bộ phận vào HQKD toàn DN. Tuy nhiên, việc xác định kết quả đạt được của từng yếu
tố nguồn lực đầu vào của DN khơng dễ dàng và chính xác được.
Theo thời gian tạo ra HQKD của DN
Phân loại HQKD của DN theo thời gian gồm 2 loại: HQKD ngắn hạn và HQKD dài hạn.
HQKD ngắn hạn: phản ánh mối quan hệ giữa lợi ích ngắn hạn DN thu được so với nguồn lực DN tiêu hao tương ứng
trong ngắn hạn (thường là 1 chu kỳ kinh doanh) của DN, là cơ sở giúp DN đạt được HQKD dài hạn. Thông tin về HQKD
ngắn hạn giúp các nhà quản trị DN nắm bắt kịp thời năng lực quản trị nguồn lực thực hiện các mục tiêu ngắn hạn như: doanh
thu, chi phí, hang tồn kho…để có những điều chỉnh linh hoạt, kịp thời phù hợp với diễn biến thường xuyên của thị trường.
HQKD dài hạn: phản ánh trình độ sử dụng nguồn lực trong dài hạn gắn liền với chiến lược phát triển và tầm nhìn
tương lai của DN. Mục tiêu ngắn hạn của DN là lợi nhuận thì việc xây dựng thương hiệu, gia tăng giá trị DN, phát triển DN
bền vững làmục tiêu dài hạn mà các DN thực sự quan tâm. Chính vì thế, HQKD ngắn hạn là cơ sở giúp DN đạt được và điều
chỉnh HQKD dài hạn. Nếu từng tuần, tháng quý DN không thực hiện được các mục tiêu kinh doanh ngắn hạn thì cũng khơng
thể hồn thành mục tiêu dài hạn được. Ngược lại, HQKD dài hạn giúp DN hoạch định và tổ chức hoạt động theo tầm nhìn,
định hướng rõ hơn về viễn cảnh tương lai, cung cấp căn cứ cho việc xác định các mục tiêu ngắn hạn khả thi hơn, quản lý
chặt chẽ hơn.
Theo q trình hình thành HQKD của DN
Theo tiêu chí phân loại này HQKD của DN bao gồm: HQKD trung gian và HQKD cuối cùng.
HQKD trung gian của DN là hiệu quả đạt được trong các khâu trung gian trong quá trình hoạt động kinh doanh của
DN. Các khâu trung gian nhiều hay ít, dài hay ngắn tùy thuộc vào đặc điểm lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh và chuỗi giá trị
của DN. HQKD trung gian cho biết năng lực, hiệu quả quản trị từng khâu trong chu trình kinh doanh của DN
HQKD cuối cùng của DN là hiệu quả đạt được của toàn bộ chuỗi giá trị do DN tạo ra trong mỗi thời kỳ, phản ánh
kết quả thực hiện tồn bộ q trình và kết quả hoạt động kinh doanh của DN trong mỗi thời kỳ. HQKD cuối cùng cung cấp
thông tin cho chủ sở hữu và các bên liên quan đánh giá kết quả thực hiện các kế hoạch kinh doanh của DN và lập kế hoạch
cho các kỳ tiếp theo.
Theo hình thức biểu hiện của HQKD: Theo cách phân loại này, HQKD của DN biểu hiện theo 2 dạng: HQKD
tuyệt đối và HQKD tương đối.
HQKD tuyệt đối là hiệu quả được đo bằng hiệu số giữa kết quả đạt được với nguồn lực hao tổn để đạt được kết quả
đó của DN trong kỳ. Ký hiệu H là hiệu quả, K là kết quả thu được, C là hao phí nguồn lực tương ứng với kết quả thu được.
HQKD tuyệt đối xác định theo công thức:
H=K-C
Nếu H càng lớn thì hiệu quả càng cao và ngược lại. Theo hình thức biểu hiện này, các DN có quy mơ càng lớn thì
khả năng thu được HQKD càng cao, các DN quy mơ nhỏ HQKD sẽ có xu hướng thấp hơn. Thực tế, hình thức biểu hiện này
là kết quả kinh doanh của DN, được dùng để xác định kết quả lãi hoặc lỗ trong kinh doanh, đơn vị đolường của K và C phải
thống nhất nên phạm vi phản ánh hẹp, chủ yếu phản ánh quy mô kết quả kinh doanh của DN, chưa phản ánh đầy đủ trình độ
quản trị của DN.
HQKD tương đối là HQKD được đo lường bằng quan hệ tỷ lệ giữa kết quả đạt được với nguồn lực hao phí, cơng
thức xác định như sau:
H = K/C
HQKD theo số tương đối không chỉ phản ánh kết quả đạt được mà còn phản ánh chất lượng của hoạt động, trình độ
tổ chức, quản lý, sử dụng các nguồn lực (Vật lực, nhân lực, tài lực và thông tin) một cách tiết kiệm. Giá trị của H càng cao