Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

Phân tích quan điểm hồ chí minh về đạo đức cách mạng và ý nghĩa trong tu dưỡng, rèn luyện đạo đức sinh viên hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (474.74 KB, 13 trang )

HỌC VIỆN CÁN BỘ TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA: Quản lý hành chính

TIỂU LUẬN

MƠN HỌC: Tư tưởng Hồ Chí Minh

ĐỀ TÀI:

Phân tích quan điểm Hồ Chí Minh về đạo đức cách

mạng và ý nghĩa trong tu dưỡng, rèn luyện đạo đức sinh viên
hiện nay ?

Giảng viên hướng dẫn : Lê Thị Sáu
Sinh viên: Lý Trường Duy MSSV: 212050046
Lớp: K06205B

TP. HỒ CHÍ MINH, 2021


Lời nói đầu
Hồ Chí Minh là một vị lãnh tụ đặc biệt chú trọng tới đạo đức cách mạng, coi
đạo đức là cái gốc, là nền tảng của người cách mạng. Người không chỉ bàn một
cách sâu sắc, cô đọng, thấm thía về vấn đề đạo đức mà Người cịn quan tâm một
cách nhất quán, xuyên suốt từ khi ra đi tìm đường cứu nước đến tận cuối đời.
Bắt đầu sự nghiệp cách mạng, việc Người làm trước tiên là giáo dục đạo đức
cách mạng cho những người yêu nước, thanh niên, quần chúng nhân dân. Người
đặt lên hàng đầu tư cách của một người cách mạng trong những bài giảng lý
luận cách mạng đầu tiên cho lớp thanh niên Việt Nam yêu nước đầu tiên đang đi
tìm con đường cách mạng.


Vì lẽ đó, Bác ln nhấn mạnh sự cần thiết cho các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là
cán bộ, đảng viên, thanh niên những giá trị đạo đức mới với ý nghĩa là động lực
của cách mạng. Để đạt được điều đó, Hồ Chủ tịch cho rằng, con người cần đạo
đức, cách mạng cần đạo đức. Đạo đức là thước đo “ trình độ người”, “chất
người” của bản thân của một con người. Khổng Tử từng nói:”Người mà khơng
Liêm, khơng bằng súc vật”. Cịn Mạnh Tử nói:” Ai cũng tham lợi, thì nước sẽ
nguy”.
Đạo đức cách mạng là động lực trong sự nghiệp đấu tranh giành độc lập dân tộc
và xây dựng đất nước, nó cịn là điều kiện vô cùng cần thiết đối với người cách
mạng, người đảng viên bởi sự thành công hay thất bại đều dựa vào tính thấm
nhuần đạo đức cách mạng hay là khơng? Tóm lại, một điều cực kì quan trọng là
đạo đức cách mạng theo quan điểm Hồ Chí Minh sẽ tạo nên sức hấp dẫn của chủ
nghĩa xã hội: không chỉ đạt được các mục tiêu về kinh tế, chính trị mà cịn phải
có tính sâu sắc các giá trị về xã hội, văn hóa, đạo đức, nhân văn để thể hiện mình
là con người có tinh thần và năng lực làm chủ; có đạo đức cần kiệm liêm chính,
chí cơng vơ tư; có kiến thức khoa học kĩ thuật, nhạy bén với thời cuộc và sáng
tạo.

1


I. Quan điểm Hồ Chí Minh về vai trị và sức mạnh của đạo
đức cách mạng
1. Đạo đức là gốc của người cách mạng.
Chủ tịch Hồ Chí Minh là người nêu gương mẫu về thực thi đạo đức cách mạng
cho toàn Đảng, toàn dân. Trong suốt thời gian hoạt động cách mạng của mình,
lãnh tụ Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm đến giáo dục, rèn luyện cách mạng cho
cán bộ, Đảng viên và nhân dân. Người đã nêu rõ đạo đức là nguồn nuôi dưỡng
và nguồn phát triển của con người, nhiều lần Bác đã khẳng định đạo đức là gốc,
là nền tảng, là sức mạnh, là tiêu chuẩn cơ bản hàng đầu người cách mạng. Hồ

Chí Minh coi đạo đức rất quan trọng như gốc của cây, như ngọn nguồn của sông,
suối. Người chỉ rõ: “ Cũng như sơng thì có nguồn mới có nước, khơng có nguồn
thì sơng cạn. Cây phải có gốc, khơng có gốc thì cây héo. Người cách mạng phải
có đạo đức, khơng có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng khơng lãnh đạo được
nhân dân. Vì muốn giải phóng cho dân tộc, giải phóng cho lồi người là một
cơng việc to tát, mà tự mình khơng có đạo đức, khơng có căn bản, tự mình đã hủ
hóa, xấu xa thì cịn làm nổi việc gì” 1.
Đạo đức trở thành một trong những nhân tố quyết định sự thành công hay thất
bại của mọi công việc, phẩm chất mỗi con người. Quan niệm lấy đức làm gốc
của Hồ Chí Minh khơng có nghĩa là xem trọng mặt đức, coi nhẹ mặt tài. Người
cho rằng có tài mà khơng có đức là con người vơ dụng, nhưng có đức mà khơng
có tài thì làm việc gì nó cũng khó. Cho nên, đức là gốc, nhưng đức và tài luôn
phải kết hợp với nhau để hoàn thành nhiệm vụ cách mạng. Như vậy trong tư
tưởng đạo đức Hồ Chí Minh, đức và tài, ln ln được thống nhất làm
một. Trong đó, đức là nguồn gốc của tài; phẩm chất là gốc của năng lực. Tài là
thể hiện cụ thể của đức trong hành động và lời nói.

2


2. Đạo đức là nhân tố tạo nên sức hấp dẫn của chủ nghĩa
xã hội
Theo Hồ Chí Minh, sức hấp dẫn của chủ nghĩa xã hội không phải ở lý tưởng cao
xa, ở vật chất dồi dào, ở tư tưởng tự do giải phóng mà trước hết nó nằm ở phẩm
chất của những người cộng sản ưu tú, bằng tấm gương và hành động của mình,
chiến đấu hết mình cho lý tưởng trở thành hiện thực.
Tấm gương đạo đức trong sáng nhưng cũng rất đời thường của Hồ Chí Minh
chẳng những có sức hấp dẫn vơ cùng to lớn, mạnh mẽ với nhân dân Việt Nam,
mà còn cả với cả nhân dân thế giới. Tấm gương đó từ lâu, là nguồn cổ vũ tinh
thần quan trọng đối với nhân dân ta và nhân loại cùng nhau đồn kết đấu tranh

vì hịa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và đi lên chủ nghĩa xã hội
Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh những phạm trù chuẩn mực chung của nền đạo
đức cách mạng Việt Nam gồm những điểm sau đây

2.1 Chí cơng vô tư.
Tại sao Hồ Chủ tịch lại đưa ra khẩu hiệu này? Bởi đây là phẩm chất đạo đức cao
nhất, nó giải quyết mối quan hệ của mỗi người đối với đất nước, nhân dân, cách
mạng, với Đảng. Hồ Chí Minh cho rằng:” Người cán bộ cách mạng phải có đạo
đức cách mạng. Phải giữ vững đạo đức cách mạng mới là người cán bộ cách
mạng chân chính. Đạo đức cách mạng có thể nói tóm tắt là: Nhận rõ phải trái.
Giữ vững lập trường. Tận trung với nước. Tận hiếu với dân” 2.
Chí cơng vơ tư phải thể hiện lịng trung thành tuyệt đối và ln đặt lợi ích của
cách mạng, của Tổ quốc,của Đảng, của nhân dân lên trên, lên trước lợi ích cá
nhân. Có chí cơng vơ tư thì lịng dạ mới trong trẻo, đầu óc mới sáng suốt để tận
tâm, tận lực phục vụ nhân dân. Người chỉ rõ, một Đảng viên phải thật thà, trung
thành, hăng hái trong cơng việc, trọng lợi ích của cách mạng hơn tính mệnh của
mình. Theo Người, vì khi làm như vậy bản thân mình dần trở nên hồn thiện,
những khuyết điểm sẽ ngày càng ít đi, những tính tốt ấy ngày càng được phát
3


triển hơn. Những tính tốt mà Bác Hồ đã nhắc tới đó chính là Nhân, Nghĩa, Chí,
Dũng, Liêm, Chính, Cần, Kiệm.
Bên cạnh đó, chí cơng vơ tư là nêu cao chủ nghĩa tập thể, trừ khử chủ nghĩa cá
nhân, nâng cao đạo đức cách mạng. Bởi Người cho rằng chủ nghĩa cá nhân đi
trái với đạo đức cách mạng. Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, “ trong Đảng ta cịn
những người chưa học được, chưa làm được bốn chữ “chí công vô tư”, cho nên
mắc phải chứng bệnh chủ nghĩa cá nhân. Vậy tại sao lại cần chống và quét sạch
chủ nghĩa cá nhân?” 3
Vì chủ nghĩa cá nhân là vết tích của xã hội cũ, nó mang một nét gian xảo, xảo

quyệt, khiến cho người khác dần trở nên tụt dốc, là đồng minh của đế quốc; thứ
vi trùng rất độc đẻ ra hàng trăm thứ bệnh cực kì nguy hiểm như tham ơ, lãng
phí, quan liêu, tham danh, trục lợi, trành giành địa vị, quyền hành,... Chủ nghĩa
cá nhân là tư tưởng mang tính tiểu tư sản ẩn nấp sâu trong mỗi bản thân chúng
ta, nó ấp ủ chờ cơ hội để trổi dậy; nó phá từ trong ra ngồi cho nên tính này vơ
cùng nguy hiểm. Cho nên thắng lợi của chủ nghĩa xã hội không thể tách rời
thắng lợi của cuộc đấu tranh khai trừ chủ nghĩa cá nhân. Tuy nhiên chúng ta cần
phải phân biệt được giữa chủ nghĩa cá nhân và lợi ích chính đáng của cá nhân;
mỗi người đều có tính cách riêng, sở trường riêng, đời sống riêng của cá nhân và
gia đình. Nếu những lợi ích cá nhân đó khơng trái với lợi ích của tập thể thì
khơng phải là xấu.

2.2 Trung với nước hiếu với dân
“Trung” và “Hiếu” là những khái niệm cũ trong tư tưởng đạo đức truyền thống
của con người Việt Nam nói chung và người Phương Đơng nói riêng, chứa đựng
một nội dung hạn hẹp “trung với vua, hiếu với cha mẹ” 4. Hồ Chí Minh đã
khơng lược bỏ những khái niệm đạo đức đã ăn sâu vào máu lẫn nhận thức và
hành động của người Việt Nam đã hàng ngàn năm dưới chế độ phong kiến, thể
hiện bầy tôi đối với vua, trách nhiệm của con cái với cha mẹ. Đây là cuộc cách
mạng trong quan niệm đạo đức. Từ một thân phận nô lệ, không có tiếng nói

4


trong xã hội, khơng có quyền tự do, dân chủ mà nhân dân dần trở thành người
chủ, sáng tạo ra lịch sử.
“Trung với nước, hiếu với dân” là mối quan hệ mật thiết giữa đất nước với dân
tộc, nó thể hiện tính trách nhiệm với sự nghiệp dựng nước, giữ nước và phát
triển đất nước. Bên cạnh đó, nội dung trung nước hiếu dân được biểu hiện qua
lòng quyết tâm, suốt đời, hết lòng hết sức, phụng sự cách mạng, Tổ quốc, phục

vụ nhân dân; đặt lợi ích của Tổ quốc, của nhân dân lên trên. Phải trọng dân, tin
dân, học dân, hỏi dân, hiểu dân, lắng nghe ý kiến của nhân dân, thương dân, hịa
mình với nhân dân thành một khối; nắm vững dân tình, dân tâm, dân ý; quan
tâm dân quyền, dân sinh, dân chủ, dân trí, dân vận; làm cho dân tin, dân phục,
dân yêu.
Ngoài ra, “trung với nước, hiếu với dân” không chỉ là một khẩu hiệu, không
phải thể hiện ở một vài hành động, mà ở đây, cần phải lấy hiệu quả công việc
làm thước đo tinh thần. Đó mới thật sự là đạo đức mới, đạo đức cách mạng.

2.3 Cần, kiệm, liêm, chính
Đây là phẩm chất đạo đức cơ bản gắn với hoạt động hàng ngày của bản thân mọi
người, giải quyết mối quan hệ của mỗi người với “tự mình”. Đức tính cần, kiệm,
liêm, chính là một nội dung của cái gốc đạo đức, cái gốc của sự phát triển trong
triết lý hành động của Hồ Chí Minh. Người mà nói, viết về cần, kiệm, liêm,
chính, nhiều nhất, người mà kêu gọi mọi người ứng dụng và tự mình thực hiện
câu cần, kiệm, liêm, chính, nhiều nhất chính là Hồ Chí Minh.
 Cần là siêng năng, chăm chỉ, cố gắng, lao động có kế hoạch, sáng tạo, có
năng suất cao; lao động với tinh thần tự lực cánh sinh, không lười biếng,
không ỷ lại, khơng dựa dẫm. Ngồi ra, “cần” cịn có nghĩa hẹp là từng
người, nghĩa rộng là mọi người, từ gia đình đến làng xóm, đến đất nước.
Cần liên quan đến hoạch định cơng việc, hiểu là tính tốn cẩn thận, rõ
ràng. Cần là sự cố gắng, sự chăm chỉ, cả tháng, cả năm, cả đời.

5


 Kiệm là tiết kiệm, không xa xỉ, không hoang phí, khơng bừa bãi, khơng
phơ trương hình thức, cần và kiệm luôn đi đôi với nhau như hai chân của
con người. Theo Người, để xây dựng cuộc sống mới, xây dựng chủ nghĩa
xã hội chúng ta không những phải tiết kiệm tiền bạc, sức lực mà cịn phải

tiết kiệm ln cả thời gian, bởi nếu của cải hết thì mình cịn làm lại được,
nhưng thời gian trơi qua rồi thì khơng bao giờ có thể lấy lại được.
 Liêm là trong sạch, không tham lam. Tham tiền của, địa vị, danh tiếng, ăn
ngon, sống yên là bất liêm. Vì vậy mà ln ln quang minh chính đại,
khơng bao giờ sợ bị hủ hoá. Người mà lợi dụng quyền thế mà đục khoét,
tham của để nâng cao danh tiếng và địa vị của mình thì đều là trái với chữ
liêm. Chữ liêm ln đi đơi với chữ kiệm, có kiệm mới có liêm được.
 Chính là khơng tà, là thẳng thắn, khơng tự cao, tự đại, làm việc đúng đắn.
Điều gì khơng đúng, khơng thẳng thắn thì đó là tà.
Cần, kiệm, liêm là gốc rễ của chính. Nhưng một số cây cần có gốc rễ, hoa, quả
mới là cây hồn tồn, vì vậy muốn là người hồn thiện thì bản thân cần phải có
cần, kiệm, liêm và chính.

2.4 Thương u con người
Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, thương yêu, quý trọng con người luôn luôn đứng
vững trên lập trường của giai cấp cơng nhân, trở thành hành động, được hiểu là
tình yêu thương dành cho con người đang sống trong tình trạng áp bức, đói
nghèo, bệnh tật. Triết lý ấy khơng bao giờ thay đổi trong suốt cuộc đời của Hồ
Chí Minh, lịng u thương bên trong con người Hồ Chí Minh bao la rộng lớn,
dành cho đồng bào, đồng chí của mình, cho những người dân mất nước, đó là
một tình cảm rất đặc biệt, khơng phải là tình thương giai cấp, hay tình thương
loại tơn giáo, mà là sự đồng cảm cực kì sâu sắc. Bên cạnh đó, thương yêu con
người còn là phẩm chất đạo đức giải quyết giữa con người với con người.

2.5 Tinh thần quốc tế trong sáng

6


Tinh thần quốc tế là một trong những phẩm chất tốt đẹp bắt nguồn từ bản chất

của giai cấp và chế độ xã hội. Hồ Chí Minh là một nhà yêu nước nồng nàn, một
anh hùng giải phóng dân tộc; Bác không chỉ tập trung vào giáo dục tinh thần
trong sáng, thủy chung mà còn kết hợp chủ nghĩa quốc tế vơ sản với chủ nghĩa
u nước chân chính. Người đã nhấn mạnh: "Tinh thần yêu nước và tinh thần
quốc tế liên hệ khăng khít với nhau. Vì lẽ đó, ta vừa ra sức kháng chiến, vừa
tham gia phong trào ủng hộ hịa bình thế giới". Nếu tinh thần u nước khơng
chân chính và tinh thần quốc tế khơng trong sáng có thể dẫn đến chủ nghĩa dân
tộc hẹp hịi hoặc chủ nghĩa bành trướng bá quyền, kỳ thị chủng tộc..." 5.
Trong tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh, nội dung tinh thần quốc tế được bắt
nguồn từ lòng thương yêu con người, vì mục tiêu độc lập dân tộc, giai cấp, mang
đến sự tự do, hịa bình, tiến bộ xã hội cho tất thảy con người, là phẩm chất đạo
đức giải quyết mối quan hệ quốc tế. Tiếp đó, Người đã lên án và đấu tranh
chống lại sự chia rẻ, hằn thù, bất bình đẳng, phân biệt chủng tộc; đoàn kết với
các lực lượng và tiến bộ khắp thế giới.
Trong suốt thời gian hoạt động của mình, Hồ Chủ tịch đã đặt nền tảng và dày
công xây dựng tinh thần quốc tế trong sáng, thủy chung của nhân dân Việt Nam
với các dân tộc trên thế giới, góp phần vào thắng lợi lớn lao của nhân dân Việt
Nam nói chung và nhân dân thế giới nói riêng.

II. Quan điểm Hồ Chí Minh về các nguyên tắc xây dựng đạo
đức cách mạng
1. Nói đi đơi với làm
Khi nói đến phong cách đạo đức của Ngưởi thì vơ cùng rộng lớn, bao gồm:
phong cách tư duy độc lập, dân chủ, sáng tạo, lý luận gắn liền với thực tiễn,
khoa học, kĩ lưỡng, cụ thế hóa;..... Tuy thế nhưng Bác ln đề cao phẩm chất
cách mạng mang nét sáng ngời của Hồ Chủ tịch chính là “nói đi đơi với làm”.

7



Nói đi đơi với làm được hiểu là nói là phải làm, nói như thế nào, thì phải làm
như thế ấy, là biểu hiện kết quả của lời nói. Đó là sự thống nhất giữa lý luận và
thực tiễn, thể hiện lập trường tư tưởng nhất quán, kiên định vững vàng và hiệu
quả cao nhưng điều quan trọng nhất về mặt đạo đức ở đây đó chính là lấy hiệu
quả làm thước, bởi nếu nói sng, nói cho qua thì cho dù nói 100, 1000 câu mà
khơng làm thì mọi thứ cũng đều là vơ nghĩa, bản thân chẳng cịn có giá trị hay
nổi bật gì; nhưng nếu bản thân nói một làm một, nói hai làm 2 thì bản thân tự
khắc được mọi người xung quanh yêu quý, giá trị được nâng lên rất rất nhiều.
Bác chỉ rõ: “ Trước mặt quần chúng, không phải ta cứ viết lên trán chữ “cộng
sản” mà ta được họ yêu mến. Quần chúng chỉ quý mến những người có tư cách
đạo đức” 6.
Vì thế, học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, chúng ta phải bắt
đầu từ những việc làm nhỏ nhặt, giữa lời nói với việc làm, thì lời nói đó mới có
giá trị. nói đi đơi với làm là một yêu cầu rất cao, không phải ai, lúc nào cũng làm
được, một nền đạo đức chỉ mới xây dựng trên một cơ sở khái quát rộng lớn, khi
chuẩn mực đạo đức dần trở thành thói quen hàng ngày của bản thân mỗi con
người và đây còn chính là sự nêu gương tuyệt vời mà ai cũng muốn bắt chước
và làm theo.

2.Tu dưỡng đạo đức suốt đời
Trong xu thế hội nhập hiện nay, cùng với sự khẳng định sức mạnh tập thể, thì
vai trị cá nhân là rất quan trọng. Muốn vậy, mỗi người phải tự giác tu dưỡng
đạo đức, bền bỉ suốt đời, luôn đi đôi với thực tiễn cách mạng. Bác đã chỉ rõ:
“Ðạo đức cách mạng khơng phải trên trời sa xuống. Nó do đấu tranh, rèn luyện
bền bỉ hằng ngày mà phát triển và củng cố. Cũng như ngọc càng mài càng sáng,
vàng càng luyện càng trong!” 7.
Đạo đức cách mạng nhằm giải phóng con người và cũng như là đạo đức nằm sâu
bên trong con người cũng được giải phóng. Vì vậy, tu dưỡng đạo đức xuất phát
bắt đầu từ lương tâm của mỗi con người, luôn hướng tới mục tiêu phục vụ cho


8


Tổ quốc, cho đất nước, cho nhân dân, nếu không thể vượt qua chính bản thân
một cách huy hồng thì khơng thể gọi là đạo đức cách mạng. Hồ Chí Minh có
viết: “ Tư tưởng cộng sản với tư tưởng cá nhân ví như lúa với cỏ dại. Lúa phải
chăm bón rất khó nhọc thì mới tốt được. Cịn cỏ dại khơng cần chăm sóc cũng
mọc lu bù. Tư tưởng cộng sản phải rèn luyện gian khổ mới có được. Cịn tư
tưởng cá nhân thì cũng như cỏ dại, sinh sơi, nảy nở rất dễ” 8.
Vì thế, tu dưỡng đạo đức là một trong những biện pháp quan trọng để nâng cao
đạo đức cách mạng, chống lại chủ nghĩa cá nhân, vì cơ chế, bộ máy có tốt đến
đâu nhưng con người cố tình xun tạc thì khơng có một bộ máy, cơ chế nào có
thể phát triển một cách tối ưu được, hoặc thậm chí là có thể trở thành công cụ
tiếp tay cho cái ác. Không phải ngẫu nhiên mà trong tác phẩm"Ðường Kách
mệnh", Hồ Chí Minh đưa phần giáo dục đạo đức lên hàng đầu, trong đó trước
hết phải xử lý mối quan hệ với chính mình, phải tu dưỡng cá nhân.

3. Xây đi đôi với chống
Theo Hồ Chí Minh, trong đời sống hàng ngày, tính tốt, tính xấu, thiện, ác, đạo
đức, phi đạo đức ln ln đan xen vào nhau khơng thể tránh khỏi. Chính vì đó
mà ta vừa phải xây dựng các giá trị, các chuẩn mực của đạo đức mới, vừa phải
chống lại cái khuyết điểm, cái phi đạo đức. Lê nin chỉ ra rằng: “chỉ có người
trong bụng mẹ và người trong quan tài là khơng có khuyết điểm mà thơi” 9.
Việc xây dựng đạo đức mới đầu tiên phải được tiến hành bằng việc tuyên truyền
giáo dục các phẩm chất tốt đẹp phù hợp chuẩn mực đạo đức cho mỗi người, từ
gia đình, nhà trường, từng tập thể hoặc cộng đồng, từ đó khơi dậy ý thức tự giác
của bản thân để có thể loại bỏ những cái xấu, những điều tiêu cực.
Trong cuộc đấu tranh cách mạng, ta phải thường xuyên phải chống lại 3 kẻ thù
chính: Bọn đế quốc: đây là kẻ rất nguy hiểm, là nguồn gốc cho sự chiến tranh;
thói quen, truyền thống, hủ tục lạc hậu; chủ nghĩa cá nhân.

Đi cùng với xây, nhiệm vụ chống là nhiệm vụ quan trọng, cấp bách bởi nó là
tiền đề tạo môi trường cho cái ưu điểm và cái tốt đẹp phát triển; chống là chống
9


các hành vi, hành động suy thối, vơ đạo đức như: tham ơ, tham nhũng, lãng phí,
quan liêu, xa rời quần chúng... Vì thế để đạt được mục đích, ta phải nhận thức
được giữa xây và chống không được xem thường mặt nào hay ngó lơ mặt nào
bởi thơng qua đó mà có thể đánh giá được hành vi của cá nhân trong một bộ
máy tổ chức có chuẩn mực và hồn thiện tốt nhiệm vụ của mình. Bên cạnh đó
cần địi hỏi phải coi trọng và đưa ra ý kiến xây dựng, chỉnh đốn ý thức của mình
lên tầm cao mới gắn liền với xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững
mạnh. Đồng thời, bản thân cần phải cố gắng phấn đấu, tự bồi dưỡng và nâng cao
phẩm chất, đạo đức cách mạng.

III. Học tập và làm theo tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh
đối với sinh viên hiện nay
Hồ Chủ tịch cho rằng ,việc tu dưỡng đạo đức của thế hệ trẻ hiện nay là vô cùng
quan trọng vì đối với mỗi sinh viên , họ chính là những con người được đào tạo
bài bản để góp sức cho đất nước của chúng ta, hay nói cách khác sinh viên cịn
chính là " người chủ tương lai của nước nhà".
Là một sinh viên của Học viện Cán bộ TP.HCM – HCA em cần học tập và làm
theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh sau:
+ Trung với nước , hiếu với dân , kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc
độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc; suốt đời đấu
tranh cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, trung thành với đất
nước với nhân dân và đó cũng chính là phẩm chất đạo đức cần có của một sinh
viên gương mẫu.
+ Học cần, kiệm, liêm, chính, đời tư trong sáng, nếp sống giản dị, không tự kiêu,
tự đại và đức khiêm tốn vô thường. Kiên quyết chống bệnh lười biếng, lối sống

buông thả, hưởng thụ.
+ Nâng cao ý thức kỷ luật và công bằng dân chủ.
+ Phải có tình u thương, giàu lịng nhân ái, giúp đỡ lẫn nhau, cùng nhau tiến
bộ. Thường xuyên nghiêm chỉnh, giúp nhau sửa chữa khuyết điểm và phát huy
những ưu điểm của bản thân.
10


Kết luận
Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh ngày càng giữ vị trí, vai
trị quan trọng trong công cuộc xây dựng đổi mới sâu sắc của đất nước, góp phần
điều chỉnh hành vi của mỗi con người Việt Nam theo hướng tích cực. Sinh viên
là nguồn lực lượng lao động mang tính chất lượng, ln chiếm một vị trí ưu thế
trong chiến lược phát triển nguồn nhân lực của Đảng và Nhà nước ta. Giáo dục
đạo đức Hồ Chí Minh cho sinh viên là vấn đề ngày càng được quan tâm đó là
“Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”.
Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh khơng phải để mọi người
ca ngợi, chiêm ngưỡng mà đó cịn là tấm gươn để tất cả mọi người để học tập và
noi theo. Ở đây không chỉ nói đến người Việt Nam, từ lao động chân tay đến lao
động trí óc, từ già đến trẻ, từ Nam ra Bắc cũng đều cảm thấy gần gũi, không xa
lạ gì nữa.
60 năm sau khi Chủ tịch Hồ Chí Minh viết tác phẩm “Đạo đức cách mạng”,
những điều Người đã đúc kết những kinh nghiệm đến cho thế hệ sau đó là học
tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách của mình, chính là lời thấm
nhuần sâu sắc lời Người đã nói: “Đạo đức cách mạng khơng phải trên trời sa
xuống. Nó do đấu tranh, rèn luyện bền bỉ hằng ngày mà phát triển và củng cố.
Cũng như ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong” 10.
Là sinh viên ngành Quản lý nhà nước chúng ta luận giải về việc chống chủ
nghĩa lcá nhân, trung thành với Đảng, nhà nước; nghiêm chỉnh chấp hành chủ
trương, chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước đề ra, tinh thần phục vụ xã

hội, phụng sự Tổ quốc, đất nước. Bên cạnh đó, ta cần tu dưỡng đạo đức cùng với
tài năng và năng lực để chuẩn bị kiến thức vững vàng trở thành một cán bộ
gương mẫu.

11


Tài liệu tham khảo
(1) />(2), (4), (9) Giáo trình cao cấp lý luận: Tư tưởng Hồ Chí Minh
(3) />(5) />(6) />(7), (10) />(8) />
12



×