Tải bản đầy đủ (.pptx) (22 trang)

Phân tích quan điểm hồ chí minh đảng phải giữ gìn sự đoàn kết trong đảng như giữ con ngươi trong mắt mình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.94 MB, 22 trang )

Bộ Công Thương
Trường Đại Học Công Nghiệp Thực Phẩm
TP. HCM

TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

Đề tài(7): Phân tích quan điểm Hồ Chí Minh

“ Đảng phải giữ gìn sự đoàn kết trong Đảng như giữ con ngươi trong mắt
mình”

Giảng Viên: Nguyễn Thị Tường Duy
Nhóm: ABC


M Ở Đ ẦU
Bốn mươi năm trước, ngày 2-9-1969, Chủ tịch Hồ Chí Minh, lãnh tụ kính yêu của toàn thể nhân
dân Việt Nam qua đời. Trong thời khắc đau buồn của lịch sử dân tộc, hàng chục vạn đồng bào tụ họp
trên Quảng trường Ba Đình lịch sử, từ mọi phương trời, trong và ngoài nước thành kính đón nhận
bản Di chúc Người để lại.
Trong di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Người nhấn mạnh rằng “Đoàn kết là một truyền thống

cực kỳ quý báu của Đảng ta và của Dân ta. Các đồng chí từ Trung ương đến các chi bộ cần phải giữ
gìn sự đoàn kết nhất trí của Đảng như giữ gìn con ngươi của mắt mình”.



NỘI DUNG CHÍNH

I. Đoàn kết là gì? Ý nghĩa của đoàn kết


II. “Đoàn kết là một truyền thống cực kỳ quý báu của Đảng và của dân ta”

III. “Cần phải giữ gìn sự đoàn kết nhất trí của Đảng như giữ gìn con ngươi của
mắt mình”

IV. Bài học rút ra từ câu nói của Bác


I. Đ ỊNH NGH ĨA
Theo Bác Hồ: Đoàn kết là một phạm trù đạo đức. Mục đích của đoàn
kết là tạo nên sự đồng tâm hiệp lực trong xã hội, trong tổ ấm gia đình để
có sức mạnh to lớn để chiến thắng kẻ thù, thiên tai, thú dữ hoặc tội ác,
Người khẳng định “Đoàn kết là sức mạnh, đoàn kết là thắng lợi''


I. Ý NGHĨA CỦA ĐOÀN KẾT:


Đoàn kết là bài học hàng đầu và có tính chiến lược, quy ết định m ọi thành công. Bi ết đoàn kết thì v ượt
qua khó khăn, thử thách, không đoàn kết, chia rẽ là th ất bại.



 Đoàn kết trong tổ chức, thông qua tổ chức để tạo nên s ức mạnh. Đoàn kết cá nhân và đoàn kết t ổ
chức không tách rời nhau.




Đoàn kết đi liền với bao dung, thực hiện tính nhân đ ạo cao cả, hướng t ới t ương lai.

Đoàn kết trong mọi chủ trương, chính sách của đảng và nhà n ước trên cơ sở bảo v ệ và tôn tr ọng l ợi
ích của mọi thành viên cộng đồng quốc gia, dân tộc, quốc tế.



II. “Đoàn kết là một truyền thống cực kỳ quý báu của Đảng và của
dân ta”
Theo quan điểm của Chủ nghĩa Mác – Lênin: cách mạng là sự nghiệp của quần
chúng; sự thành công của phong trào công nhân trong mỗi nước chỉ có thể được bảo
đảm bằng sức mạnh của sự thống nhất và sự tổ chức. V.I.Lênin nhấn mạnh: “Muốn đưa
cách mạng đến thắng lợi, Đảng phải có sự thống nhất ý chí hết sức chặt chẽ, tuyệt đối;
đoàn kết là nguồn gốc, sức mạnh chủ yếu, vô tận và vô địch của Đảng”




Từ thực tiễn lãnh đạo cách mạng Việt Nam của Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng
định: “Đoàn kết là sức mạnh của chúng ta. Đoàn kết chặt chẽ thì chúng ta nhất định
có thể khắc phục mọi khó khăn, phát triển mọi thuận lợi và làm tròn nhiệm vụ nhân
dân giao phó cho chúng ta”. “Nhờ đoàn kết chặt chẽ, một lòng một dạ phục vụ giai
cấp, phục vụ nhân dân, phục vụ Tổ quốc, cho nên ngay từ ngày thành lập đến nay,
Đảng ta đã đoàn kết, tổ chức và lãnh đạo nhân dân ta hăng hái đấu tranh tiến từ
thắng lợi này đến thắng lợi khác”. Như vậy, đoàn kết thống nhất trong Đảng là cội
nguồn tạo nên sức mạnh lãnh đạo cách mạng của Đảng, là nhân tố để phát huy cao
độ trí tuệ và khả năng sáng tạo của những chiến sĩ tiền phong.


Quả đúng như vậy, lịch sử dân tộc đã chứng minh, những cuộc chiến tranh yêu nước
thắng lợi đều là những cuộc chiến tranh nhân dân, phát huy được sức mạnh tinh thần và
vật chất tiềm tàng của toàn dân. Cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông hồi thế kỷ

XIII của nhà Trần là một minh chứng rõ nét. Đứng trước đạo quân viễn chinh vốn bị coi là
sức mạnh ma quỷ huỷ diệt loài người, việc đầu tiên mà vương triều Trần tiến hành là xây
dựng một chính quyền phong kiến tập quyền đoàn kết: đoàn kết vương triều, đoàn kết toàn
dân tộc, một chính quyền thân dân và gần dân. Đó chính là cội nguồn sức mạnh để liên tiếp
trong suốt 30 năm, 3 lần nhà Trần lãnh đạo nhân dân kháng chiến là 3 lần chiến thắng vang
dội.


III. “Cần phải giữ gìn sự đoàn kết nhất trí của Đảng như giữ gìn con ngươi
của
mắt mình”
Theo số liệu thống kê, trong 1.921 bài viết của Bác có tới 839 bài Bác
đề cập đến vấn đề đoàn kết thống nhất và có tới 1.809 lần Bác dùng từ
“đoàn kết”, “đại đoàn kết”. Trong bản Di chúc, chỉ có chưa đầy 20 dòng
nói về Đảng nhưng đã có đến 5 lần Chủ tịch Hồ Chí Minh nhắc đến đoàn
kết. Người khẳng định: “Nhờ đoàn kết chặt chẽ, một lòng, một dạ phục vụ
giai cấp, phục vụ nhân dân, phục vụ Tổ quốc, cho nên từ ngày thành lập
đến nay, Đảng ta đã đoàn kết, tổ chức và lãnh đạo nhân dân ta hăng hái
đấu tranh tiến từ thắng lợi này đến thắng lợi khác”


Điều đáng chú ý là, không chỉ nói đoàn kết, Chủ tịch Hồ Chí Minh còn
nói đến ba cụm từ: “Đoàn kết chặt chẽ”, “Đoàn kết nhất trí”, “Đoàn kết và
thống nhất” và đặc biệt là Người đã mượn ý của Lênin để sử dụng hình ảnh
“con ngươi của mắt” ví với vấn đề đoàn kết. Ở một văn bản quan trọng đã
nhiều năm suy ngẫm, ở một con người mà văn phong đã được cân nhắc
từng câu, từng chữ, thì những cụm từ này thật có ý nghĩa sâu sắc.


Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Trong Đảng cần phải thực hành dân chủ rộng

rãi, thường xuyên và nghiêm chỉnh tự phê bình và phê bình”. Chủ tịch Hồ Chí Minh
coi tổ chức Đảng là đơn vị chiến đấu phải mạnh trong thực chất chứ không phải là
trên hình thức. Quan điểm của Người là: “Một Đảng mà giấu giếm khuyết điểm của
mình là một Đảng hỏng. Một Đảng có gan thừa nhận khuyết điểm của mình, vạch
rõ những cái đó, vì đâu mà có khuyết điểm đó, xét rõ hoàn cảnh sinh ra khuyết
điểm đó, rồi tìm kiếm mọi cách để sửa chữa khuyết điểm đó. Như thế mới là một
Đảng tiến bộ, mạnh dạn, chắc chắn, chân chính”.


Xây dựng đoàn kết thống nhất trong Đảng, theo Hồ Chí Minh còn
cần phải dựa trên nguyên tắc dân chủ tập trung, phải biết gắn bó dân
chủ với tập trung, dân chủ với kỷ luật. Tập trung không đối lập với dân
chủ mà chỉ đối lập với tình trạng tự do tùy tiện, vô tổ chức. Còn dân chủ
là để đi đến tập trung. Người chỉ rõ: “Tập trung trên nền tảng dân chủ …
Dân chủ dưới sự chỉ đạo tập trung …Nói tóm lại: Để làm cho Đảng
mạnh thì phải mở rộng dân chủ…, thực hành lãnh đạo tập trung, nâng
cao tính tổ chức, tính kỷ luật”. Chỉ có như vậy, mới tạo cho Đảng sự
thống nhất cao về tư tưởng, ý chí, hành động, vững vàng trong mọi khó
khăn, thử thách.


Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ kêu gọi, vận động toàn Đảng phải
đoàn kết thống nhất, toàn dân phải đoàn kết, mà chính Người là hiện
thân của tinh thần đại đoàn kết toàn dân tộc, linh hồn của sự đoàn kết
thống nhất trong Đảng. Người đã thu hút, tập hợp, cảm hóa mọi người
bằng chính tấm gương tận trung với nước, tận hiếu với dân; bằng chính
cuộc đời cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư; bằng tình thương yêu vô
hạn đối với con người, trước hết là những người lao động.



Bốn mươi năm qua, nhân dân ta, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng
sản Việt Nam đã đoàn kết một lòng, phấn đấu không mệt mỏi để biến lời
dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh thành hiện thực. Sức mạnh dân tộc được
phát huy mạnh mẽ để chúng ta hoàn thành cuộc kháng chiến chống Mỹ,
giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước, đưa cả nước tiến
lên theo con đường xã hội chủ nghĩa. Cũng chính sức mạnh dân tộc đã
đưa đất nước tiến những bước dài trong công cuộc đổi mới với những
thành tựu to lớn trên tất cả các lĩnh vực.


IV. Bài học rút ra từ câu nói của Bác
Bác đã chỉ ra: “Vì sao có cuộc thắng lợi đó? Một phần là vì tình hình
quốc tế có lợi cho ta. Nhất là vì lực lượng của toàn dân đoàn kết…Lực
lượng toàn dân là lực lượng vĩ đại hơn hết. Không ai thắng được lực lượng
đó”.Vì vậy, Bác nhấn mạnh “Đại đoàn kết dân tộc không chỉ là mục tiêu,
nhiệm vụ hàng đầu của Đảng mà còn là mục tiêu, nhiệm vụ hàng đầu của
cả dân tộc”.




Đối với thanh niên

Một là, phải luôn luôn nâng cao chí khí cách mạng “trung với nước, hiếu
với dân, nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt
qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng”.
Hai là, tin tưởng sâu sắc ở lực lượng và trí tuệ của tập thể, của nhân
dân; tăng cường đoàn kết và giúp đỡ lẫn nhau; nâng cao ý thức tổ
chức và kỉ luật; kiên quyết chống chủ nghĩa cá nhân và chủ nghĩa tự
do.

Ba là, luôn luôn trau dồi đạo đức cách mạng, khiêm tốn và giản dị;
chống kiêu căng, tự mãn; chống lãng phí, xa hoa; thực hành tự phê
bình và phê bình nghiêm chỉnh để giúp nhau cùng tiến bộ mãi.


Bốn là, ra sức nâng cao trình độ chính trị, văn hoá, khoa học, kĩ thuật và
quân sự để cống hiến ngày càng nhiều hơn cho Tổ quốc, cho nhân dân.
Năm là, luôn luôn chú ý dìu dắt và giáo dục thiếu niên và nhi đồng, làm
gương tốt về mọi mặt cho đàn em noi theo.
Nhắc nhở sinh viên giữ vệ sinh môi trường, tiết kiệm, đoàn trường có thể
làm những bảng nhắc nhở như: “nếu là người lịch sự, xin đừng vứt rác
bừa bãi”, hay “vui lòng tắt đèn khi ra khỏi phòng”.. Những bảng nhắc
nhở ngộ nghĩnh này có thể để ở những chỗ dễ nhìn, lâu dần sẽ hình
thành thói quen tốt trong sinh viên. Hay xây dựng phong trào học tập,
làm việc khoa học, chẳng hạn như chống nạn ngủ ngày trong kí túc xá…


 Đ ối v ới b ản thân
Sẽ học tập Bác từ những điều giản dị thôi như tập thể dục, thể thao
để giữ gìn sức khoẻ, đảm bảo cho việc học tập; tạo quan hệ tốt, gần
gũi, giản dị, chân thành với mọi người xung quanh như chính Bác Hồ đã
từng làm.
Những hành động cụ thể trong đời sống: Tham gia các hoạt
động của đoàn-khoa, địa phương như: hiến máu nhân đạo, tiếp sức mùa
thi, tư vấn tuyển sinh, mùa hè xanh, nấu cơm chay từ thiện, nhặt rác
mỗi cuối tuần, thăm nuôi trẻ em khuyết tật.. và vận động mọi người
thân, bạn bè xung quanh để cùng chung tay, đoàn kết xây dựng cuộc
sống ngày càng đẹp hơn và góp phần làm xã hội ngày càng đi lên như
lời Bác Hồ dạy.



L ỜI K ẾT
Trong tất cả mọi người Việt Nam sống ở trong hay ngoài n ước đ ều luôn luôn ti ềm ẩn tinh th ần, ý th ức dân t ộc
trong tâm thức của họ. Vì vậy, khơi nguồn và phát triển đến đ ỉnh cao sức m ạnh dân t ộc và trí tu ệ c ủa con ng ười Vi ệt Nam,
thực thi chiến lược đại đoàn kết dân tộc của Hồ Chí Minh m ột cách sáng t ạo, quy t ụ l ực l ượng dân t ộc b ằng n ội dung và
hình thức tổ chức thích hợp với m ọi đối tượng tập thể và cá nhân trên cơ sở l ấy liên minh công nông và trí th ức làm nòng
cốt do Đảng cộng sản lãnh đạo, phấn đấu vì độc lập của tổ quốc, t ự do, hạnh phúc c ủa của toàn dân là m ột bài h ọc kinh
nghiệm lịch sử có giá trị bền vững lâu dài, đặc biệt có ý ngh ĩa chính tr ị quan tr ọng trong s ự nghi ệp th ực thi đ ường l ối đ ổi
mới, thực hiện cương lĩnh xây dựng đất n ước trong th ời kỳ quá đ ộ lên ch ủ ngh ĩa xã h ội hi ện nay.




×