Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Tài liệu Quy trình kỹ thuật nuôi Ba Ba doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (193.71 KB, 7 trang )

Quy trình kỹ thuật nuôi Ba Ba
(Phần I: Thông tin chung)

1. Cách phân biệt nhanh các loài ba ba
- Ba ba là động vật thuộc lớp bò sát, bộ rùa, họ ba ba Tryonychidae. Trong họ ba
ba có nhiều loài. Các loài thường gặp trên thị trường ba ba ở nước ta có ba ba hoa,
ba ba gai, lẹp suối và cua đinh.
- Ba ba hoa còn gọi là ba ba trơn, phân bố tự nhiên chủ yếu ở các vùng nước ngọt
thuộc đồng bằng sông Hồng Ba ba gai phân bố tự nhiên chủ yếu ở sông, suối,
đầm hồ, miền núi phía Bắc.
- Lẹp suối, còn gọi là ba ba suối, thấy ở các suối nhỏ miền núi phía Bắc, số lượng ít
hơn ba ba gai, cỡ nhỏ hơn hai loài ba ba trên.
- Cua đinh, phân bố tự nhiên ở vùng Tây Nguyên, Đông và Tây Nam bộ, dân các
tỉnh phía Bắc gọi là ba ba Nam bộ, ba ba miền Nam để phân biệt với các loài ba ba
ở phía Bắc.
- Về tên khoa học của các loài ba ba trên, một số tài liệu phân loại đã ghi: Ba ba
hoa là Trionyx sinensis, ba ba gai là Tryonyx steinachderi, ba ba Nam bộ là
Trionyx cartilagineus. Chúng tôi chưa có điều kiện đi sâu về việc xác định tên khoa
học cho ba ba và cách phân loại chi tiết 4 loài ba ba trên. Dưới đây chỉ giới thiệu
cách phân biệt nhanh nhất, giúp cho những người nuôi ba ba và người mua ba ba
khỏi nhầm lẫn.
- Cách phân biệt nhanh nhất là dựa vào màu da bụng và hoa vân trên bụng.
+ Da bụng ba ba hoa lúc nhỏ màu đỏ, khi lớn màu đỏ nhạt dần, khi đạt cỡ 2 kg trở
lên gần như màu trắng. Trên nền da bụng điểm khoảng trên dưới 10 chấm đen to
và đậm, vị trí từng chấm tương đối cố định, các chấm đen này loang to nhưng nhạt
dần khi ba ba lớn đần, khi đạt cỡ trên 2 kg phải quan sát kỹ mới thấy rõ.
+ Da bụng ba ba gai màu xám trắng, trên điểm rất nhiều chấm đen nhỏ, làm da
bụng có màu xám đen lúc nhỏ và xám trắng lúc lớn.
+ Ba ba suối da bụng màu vàng bóng, không có chấm đen.
+ Ba ba Nam bộ da bụng màu trắng, không có chấm đen.
- Ngoài da bụng, có thể căn cứ vào các nốt sần trên lưng, trên diềm cổ, và trên cổ


của ba ba để phân biệt chúng.
2. Tập tính sinh sống
- Ba ba có một số tập tính sinh sống đặc biệt:
+ Tuy là động vật sống hoang dã, nhưng rất dễ nuôi trong ao, bể nhỏ.
+ Sống dưới nước là chính, nhưng có thể sống trên cạn và có lúc rất cần sống trên
cạn. Ba ba thở bằng phổi là chính nên thỉnh thoảng phải nhô lên mặt nước để hít
thở không khí. Mùa đông lạnh, cường độ hô hấp nhỏ, ba ba có thể rút trong bùn ở
đáy ao, dựa vào cơ quan hô hấp phụ trong cổ họng để thở, cơ quan hô hấp phụ tựa
mang cá, ba ba lấy oxy trong nước và thải CO2 trong máu vào nước qua cơ quan
này. Ba ba lên khỏi mặt nước khi có nhu cầu di chuyển, đẻ trứng, phơi lưng…
+ Vừa biết bơi, vừa biết bò, leo, biết vùi mình nằm trong bùn cát, đặc biệt có thể
đào hang trú ẩn, đào khoét bờ ao chui sang ao bên cạnh.
- Ba ba nhút nhát lại vừa hung dữ. Ba ba thích sống nơi yên tĩnh, ít tiếng ồn, kín
đáo. Khi thấy có tiếng động mạnh, có bóng người hay bóng súc vật đến gần, chúng
lập tức nhảy xuống nước lẩn trốn. Tính hung dữ của ba ba thể hiện ở chỗ hay cắn
nhau rất đau, con lớn hay cắn và ăn tranh mồi của con bé, bị đói lâu có thể ăn thịt
con bé. Khi có người hoặc động vật muốn bắt nó, nó có phản ứng tự vệ rất nhanh
là vươn cổ dài ra cắn.
3. Tính ăn
- Ba ba thuộc loài ăn thức ăn động vật.
- Ngay sau khi nở một vài giờ, ba ba đã biết tìm mồi ăn. Trong tự nhiên thức ăn
chính trong mấy ngày mới nở là động vật phù du ( thuỷ trần ), giun nước ( trùng
chỉ ) và giun đất loại nhỏ. Khi lớn ba ba ăn cá, tép, cua, ốc, giun đất, trai, hến…
Trong điều kiện nuôi dưỡng, có thể cho ba ba ăn thêm thịt của nhiều loại động vật
rẻ tiền khác, đồng thời có thể huấn luyện cho ba ba biết ăn thức ăn chế biến ( thức
ăn công nghiệp) ngay từ giai đoạn còn nhỏ.
4. Sinh trưởng
- Ba ba hoa lúc mới nở có quy cỡ từ 3 – 6g/ con, Ba ba gai và ba ba Nam bộ cỡ lớn
hơn. Tốc độ lớn của ba ba phụ thuộc vào loài, kỹ thuật nuôi và điều kiện môi
trường nuôi.

- Từ cỡ giống 100 – 200g/con, sau khi nuôi 6 – 8 tháng, ba ba hoa có thể đạt cỡ 0,5
– 0,8kg/con đối với miền Bắc; từ 0,8 – 1kg/ con đối với miền Nam. Ba ba gai nuôi
có tốc độ lớn nhanh gấp đôi hoặc trên gấp đôi ba ba hoa.
5. Sinh sản
- Ba ba hoa cỡ 0,5kg mới bắt đầu đẻ trứng lần đầu, tuổi tương ứng là 2 năm. Ba ba
gai cỡ 2 kg trở lên mới bắt đầu đẻ trứng. Trứng ba ba thụ tinh trong.
- Ba ba sống dưới nước, nhưng đẻ trứng trên cạn. Đến mùa đẻ, thường là vào mùa
mưa, ba ba ban đêm bò lên bờ sông, bờ ao, hồ tìm chỗ kín đáo, có đất cát ẩm và tơi
xốp bới tổ đẻ trứng. đẻ xong chúng dùng 2 chân trước cào đất lắp kín trứng, dùng
bụng xoa nhẵn mặt đất ổ trứng rồi xuống nước sinh sống, không biết ấp trứng.
trứng nằm trong ổ, trải qua mưa nắng và các điều kiện không thuận lợi về dịch hại,
sau 50-60 ngày nở thành ba ba con, điều kiện ấp tự nhiên này tỷ lệ nở rất thấp.
Trong điều kiện nuôi, con người có thể tạo chỗ cho ba ba đẻ thuận lợi hơn và có
nhiều phương pháp ấp trứng đảm bảo tỷ lệ nở cao trên dưới 90%.
- Trứng ba ba phần lớn hình tròn như hòn bi, màu trắng.
- Ba ba càng lớn đẻ trứng càng to và càng nhiều.
- Ba ba hoa cỡ khoảng 500g đẻ 1 lứa từ 4 – 6 trứng, đường kính trứng từ 17-19mm,
trọng lượng 3 – 4g/quả. Ba ba hoa cỡ 1 – 1,5kg mỗi lứa đẻ từ 8 – 15 trứng, đường
kính trứng 20 – 23mm, trọng lượng 4-7g; ba ba cỡ 2 – 3kg có thể đẻ 20 – 30 trứng
một lứa. Trứng ba ba gai lớn hơn trứng ba ba hoa. Ba ba Nam bộ cỡ 4 – 4,5kg/con,
đẻ trứng nặng từ 20 – 25g/quả.
- Ba ba có thể đẻ từ 2 – 5 lứa trong 1 năm, ba ba cái càng lớn, chế độ nuôi vỗ cho
ăn càng tốt đẻ càng nhiều lứa, mỗi lứa cách nhau từ 25 – 30 ngày.
- Tại các tỉnh phía Bắc, một số gia đình có sổ ghi chép theo dõi, bình quân cả đàn
ba ba nuôi trong ao 1 năm đẻ 3 – 5 lứa, số trứng ba ba đẻ thu được từ 40 – 55 quả
trên 1kg ba ba cái cỡ từ 1 – 1,5kg.
6. Tính thời vụ rất rõ rệt giữa 2 vùng
- Ba ba hoa nuôi ở các tỉnh phía Bắc: một số con đẻ sớm vào cuối tháng 3 hoặc đầu
tháng 4 (dương lịch), đẻ rộ trong các tháng 5 – 7 sau đó đẻ rải rác tiếp các tháng 8
đến cuối tháng 10 là kết thúc vụ đẻ.

- Thời vụ nuôi bắt đầu vào cuối tháng 3 đến đầu tháng 12. Từ giữa tháng 12 đến
hết tháng 2 thời tiết lạnh nhiệt độ nước dưới 18 độ C, có khi dưới 15 độ C ba ba
không ăn và không lớn. Các tháng ba ba sinh trưởng nhanh nhất là từ tháng 5 đến
tháng 10.
- Ba ba hoa nuôi ở các tỉnh miền Trung và phía Nam: hầu như ăn mồi quanh năm,
sinh trưởng liên tục và đẻ quanh năm, do khí hậu ấm áp quanh năm không có mùa
đông lạnh như các tỉnh phía Bắc. Trong vùng này, nhiệt độ nước các ao nuôi ba ba
trong năm dao động chủ yếu trong phạm vi từ 24 – 32 độ C, ít khi dưới 22 độ C
hoặc trên 33 độ C. Những nơi có điều kiện cấp nước tốt có thể khống chế được
nhiệt độ nước trong phạm vi thích hợp nhất từ 26 – 30 độ C.
Quy trình kỹ thuật nuôi Ba Ba (Phần II: Kỹ thuật nuôi Ba Ba sinh sản)
1. Phân biệt ba ba đực cái
- Ba ba đực:
+ Sống mai hơi lõm xuống, sau mai có hình tròn. Đuôi dài cuống đuôi dầy hơn ba
ba cái. Yếm lõm để khi giao phối áp sát vào mai con cái. Thường hoạt động mạnh
hơn con cái.
+ Cổ và đuôi dài hơn con cái, có thể vươn tận cuối mai của nó.
- Ba ba cái:
+ Mai gồ nhiều, có hình bầu dục, cuống đuôi mỏng hơn ba ba đực, yếm phía dưới
gần như vòng cung.
+ Tính nhút nhát hiền lành hơn ba ba đực.
+ Đuôi và cổ mập hơn con đực, bầu con, dầy mình hơn.
+ Khoảng cách giữa hai chân sau con cái rộng hơn con đực. Khi bắt đầu thành thục
con đực thường lớn hơn con cái (có khi lớn hơn gấp 2 lần).
2. Ao nuôi ba ba bố mẹ
- Chọn nơi có điều kiện sinh thái gần giống với tự nhiên.
- Diện tích ao: 50 – 200 (m2).
- Nước sâu: 1,2 – 1,5m.
- Đáy là cát mịn sạch dày 15 – 20cm hoặc đất thịt pha cát.
- Ao hướng bắc nam, tránh gió bắc. Nguồn nước dồi dào, cấp thoát nước thuận

tiện, nước không bị nhiễm bẩn.
- Xung quanh ao cách mép nước 1 – 2m có tường bao cao 50cm, trát nhẵn, trên
tường có gờ nhô ra về phía ao độ 10cm, chân tường sâu 60 – 70cm.
3. Bãi đẻ cho ba ba
- Làm ở cạnh ao, hay giữa ao rộng khoảng 2 – 5 (m2), có độ dốc 25 độ C, trên
trồng cây che mát làm nơi ba ba nghĩ và đẻ trứng.
- Bờ ao có độ dốc nhất định cho ba ba bò. Khoảng đất giữa tường bao và mép nước
nnên phủ một lớp đất cát pha để ba ba dễ đào hố đẻ trứng. Ba ba bố mẹ nặng 500g
trở lên, tốt nhất 1 – 2 kg/con.
- Bãi đẻ cần yên tĩnh, diện tích to nhỏ là tùy theo số lượng ba ba đẻ khoảng
20con/m2 bãi đẻ.
- Tỉ lệ đực/cái: 1:2 đến 1:3
4. Động hớn và giao phối
- Hàng năm cứ đến tháng 4 -9 là mùa đẻ trứng, ba ba hay giao phố vào đêm sáng
trời, khi quần hôn động hớn nó nổi lên mặt nước khuấy nước mạnh hay bò lên cạn
rất “khí thế” và hoạt bát, con đực chủ động quay tròn quanh con cái, có con dùng
đầu dúi và đầu con cái, có con dùng chân trước giữ con cái lại không cho bò đi…
tiến hành giao phối. Hiện tượng “quần hôn” trên đây thường gặp ở ba ba, rùa.
- Thức ăn tốt nhất là: cá, tôm, tép, ốc và phụ phẩm củalò mổ lợn, gà, vịt… lượng
thức ăn ngày đêm là 5 – 7% so với trọng lượng ba ba nuôi vỗ. Khi cho ăn ở vị trí
nhất định để dễ kiểm soát.
5. Đẻ trứng
- Khi nhiệt độ không khí 20 độ C, kéo dài 5 – 10 ngày con cái bắt đầu đẻ. Trước
lúc đẻ ba ba bò tìm nơi có đất xốp, kín đáo ở các bụi cỏ rậm. Nó dùng hai chân sau
hoặc có khi dùng mõm để hất đất lên thành hố sâu, khoảng 5 – 10cm, có con dùng
nước tiểu của nó tưới lên đất để đất mềm đào hố.
- Ba ba dùng chân sau xếp trứng đúng vào lỗ, trứng vừa đẻ vỏ mềm có tính đàn
hồi, sau đó trứng cứng dần, thời gian đẻ trứng thứ nhất cách trứng thứ hai là 5 – 10
phút.
- Trứng chứa nhiều noãn hoàng, mỗi trứng nặng từ 2 – 3g, trứng to nặng hơn 6g.

- Trong tự nhiên sau 60 – 70 ngày trứng nở ra con.
6. Thu trứng và ấp trứng


- Theo dõi ba ba đẻ đánh dấu vào ổ trứng. Sau 7 – 10 ngày khẽ đất lên nhặt trứng
đưa về ổ ấp ở trong nhà.
- Trứng ba ba hình tròn, loại nhỏ đường kính 10 – 12mm, loại lớn 18 – 20mm, có
vỏ chất vôi bọc bên ngoài rất mỏng. Trứng sau khi thụ tinh ngả màu hơi vàng nhìn
rõ thấy vòng túi hơi.
- Trứng không thụ tinh vỏ bị loang lổ, không rõ túi hơi.
- Ấp trứng ở khay: Khay ấp đựng cát ẩm dày 15 – 20cm. Xếp trứng hình tròn, quả
cách quả 2 – 5cm. Nhớ phải để túi hơi của trứng hướng lên trên. Lấp một lớp cát
dày 5cm.
- Trong thời gian ấp phải chú ý phun nước giữ độ ẩm cho cát (81 – 82%), không để
cát bị khô hay ướt quá nén chặt.
- Có điều liện giữ nhiệt độ ổn định ấp trứng từ 30 – 34 độ C, thì 35 – 40 ngày nở và
cho tỉ lệ nở cao 80%.
- Nếu nhiệt độ biến động 25 – 35% thì tới trên dưới 60 ngày mới nở.
- Phôi sẽ chết trứng “ung” khi nhiệt độ thấp dưới 20 độ C và cao trên 37 độ C.
- Khi tưới nước vào khay ấp đảm bảo hàm lượng nước trong cát ấp là 7 – 8%.
Trong thời gian ấp tuyệt đối không đảo trứng.
- Ba ba con vừa mới nở ra độ 15 phút đã biết tìm xuống nước, vì vậy khi ba ba sắp
nở phải kê khai ấp trứng lên chậu, hay bể (xây) nước nhỏ để chúng nở ra tự bò
xuống. Nếu không có nước ba ba dễ bị chết khô.
7. Ương ba ba giống



- Trong 20 ngày đầu ương trong chậu hay trong bể nhỏ. Bể rộng 1-3 (m2 ), cao
80cm, mức nước sâu 15 – 25cm, bể có hình chữ nhật, đáy bể có độ dốc nhất định,

một phần bể có nước để ba ba bò lên ăn và nghỉ ngơi. Ba ba mới nở ra rất yếu, có
thể dùng nước muối 10% hoặc dung dịch thuốc tím 1ppm tắm cho ba ba. Sau 2
ngày cho ba ba ăn lòng đỏ trứng gà luộc chín sau 1 tuần đưa ra bể nuôi. Cho ăn con
thủy trần (Daphnia) giun đỏ (loại giun nuôi cá cảnh). Về sau cho ăn giun quế, tôm,
tép băm nhỏ…
- Tới ngày thứ 20 tăng mức nước trong bể lên tới 35cm, chuyển sang nuôi ở bể cỡ
lớn hơn. Cho ăn giun quế, ốc nhỏ, cá, tép, thịt băm nhỏ. Không nên cho thức ăn
nhiều mỡ đề phòng bệnh viêm ruột.
- Lượng thức ăn bằng 10 – 15% trọng lượng thân ba ba. Ngày cho ăn 2 – 3 lần:
sáng và chiều tối. Lượng cho ăn phải điều chỉnh theo thời tiết. Nhiệt độ thích hợp
25 – 30 độ C, có thể điều chỉnh bằng cách tăng thêm nước trong ao hay giảm mật
độ nuôi.
- Mật độ thả: 10 – 50 con/m2.
* Lưu ý:
- Khả năng tiêu hóa của ba ba con rất yếu nên thức ăn phải đạt yêu cầu: tinh, nhỏ,
mềm có giá trị dinh dưỡng cao.
- Luôn giữ nước trong sạch, mỗi ngày thay nước 1 lần, hay có dòng nước chảy nhẹ
ra vào liên tục. Nếu cho ăn đói và nước nhiễm bẩn, ba ba rất dễ sinh bệnh và chết.
- Nuôi ba tháng cỡ lớn bằng miệng chén (15 – 20g/con) cần chuyển snag nuôi
thành giống lớn hay xuất bán.
8. Thu hoạch giống
Vào sáng sớm, nếu nuôi ở bể tháo cạn bắt. Nếu nuôi ở ao dùng lưới vét, động tác
cần nhẹ nhàng tránh xây xát.

×