Tải bản đầy đủ (.pdf) (113 trang)

Những yếu tố ảnh hưởng đến hành vi sử dụng bình nước cá nhân của sinh viên tại thành phố hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (15.49 MB, 113 trang )

BỘ TÀI CHÍNH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH MARKETING
-----


 -----

VƯU KHAI TRIỂN
LƯU NGỌC DIỄM QUYÊN
LÝ GIA HUY
THIỀU MINH TRUNG
TRƯƠNG THỊ TRANG THI

BÁO CÁO THỰC HÀNH NGHỀ NGHIỆP 2
NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HÀNH VI SỬ DỤNG
BÌNH NƯỚC CÁ NHÂN CỦA SINH VIÊN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Ngành:

MARKETING

Chuyên ngành: TRUYỀN THƠNG MARKETING

Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2021


MỤC LỤC

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN..................................................................... i
LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................................... ii
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................................... iii
MỤC LỤC ................................................................................................................................ iv


TÓM TẮT ĐỀ TÀI.................................................................................................................. xii
ABSTRACT ........................................................................................................................... xiii
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ............................................................ 1
1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI ...................................................................................................... 1
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ............................................................................................... 2
1.3. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU .......................................... 2
1.3.1. Đối tượng và khách thể nghiên cứu ................................................................................. 2
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu ......................................................................................................... 3
1.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................................................................... 3
1.4.1. Nghiên cứu sơ bộ: ............................................................................................................ 3
1.4.2. Nghiên cứu chính thức: ................................................................................................... 3
1.5. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU............................................................................................... 4
1.6. ĐÓNG GÓP NGHIÊN CỨU .............................................................................................. 4
1.7. KẾT CẤU ĐỀ TÀI ............................................................................................................. 5
TÓM TẮT CHƯƠNG 1 ............................................................................................................ 6
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU ...................................... 7
2.1. VẬT DỤNG KHĨ PHÂN HỦY ........................................................................................ 7
2.1.1. Khái niệm vật dụng khó phân hủy ................................................................................... 7
2.1.2. Ảnh hưởng của vật dụng khó phân hủy tới mơi trường .................................................. 7
2.1.3. Phân loại vật dụng khó phân hủy..................................................................................... 8
2.2. BÌNH NƯỚC CÁ NHÂN ................................................................................................... 9
iv


2.2.1. Khái niệm bình nước cá nhân .......................................................................................... 9
2.2.2. Phân loại các dạng bình nước cá nhân ............................................................................. 9
2.3. THỰC TRẠNG MÔI TRƯỜNG VIỆT NAM ................................................................. 12
2.3.1. Thực trạng ...................................................................................................................... 12
2.3.2. Nguyên nhân .................................................................................................................. 13
2.3.3. Hậu quả .......................................................................................................................... 16

2.3.4. Đề xuất, giải pháp .......................................................................................................... 16
2.4. CÁC LÝ THUYẾT LIÊN QUAN ĐẾN HÀNH VI ......................................................... 16
2.4.1. Mơ hình lý thuyết và hành vi hợp lý của Ajzen và Fishbein (2005) ............................. 16
2.4.2. Mơ hình lý thuyết giá trị - niềm tin chuẩn mực của Stern năm 2000 ............................ 18
2.4.3. Mơ hình lý thuyết kích hoạch chuẩn mực của Schwartz năm 1997 .............................. 19
2.5. CÁC CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY ...................................................... 20
2.5.1. Nghiên cứu trong nước .................................................................................................. 20
2.5.2. Nghiên cứu ngoài nước.................................................................................................. 24
2.6. MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT ............................................................................ 27
TĨM TẮT CHƯƠNG 2 .......................................................................................................... 30
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..................................................................... 31
3.1. QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU .......................................................................................... 31
3.2. THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU SƠ BỘ .................................................................................. 33
3.2.1. Các bước nghiên cứu sơ bộ một bài nghiên cứu ........................................................... 33
3.2.2. Kết quả xây dựng thang đo nháp và thang đo sơ bộ ...................................................... 33
3.2.3. Xây dựng thang đo và mã hóa dữ liệu ........................................................................... 35
3.2.4. Kết quả điều chỉnh thang đo chính thức ........................................................................ 39
3.3. NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƯỢNG CHÍNH THỨC ............................................................. 40
3.3.1. Phương pháp lấy mẫu .................................................................................................... 40
3.3.2. Kích thước mẫu ............................................................................................................. 40
3.3.3. Thu thập thông tin mẫu nghiên cứu ............................................................................... 40
3.3.4. Phương pháp phân tích dữ liệu ...................................................................................... 41
v


TÓM TẮT CHƯƠNG 3 .......................................................................................................... 44
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................................... 45
4.1. PHÂN TÍCH THỐNG KÊ MƠ TẢ .................................................................................. 45
4.1.1. Mô tả mẫu khảo sát ........................................................................................................ 45
4.2. ĐÁNH GIÁ ĐỘ TIN CẬY CỦA THANG ĐO ............................................................... 46

4.2.1. Kiểm định Cronbach’s Alpha cho biến Quan tâm về môi trường (MT) ....................... 47
4.2.2. Kiểm định Cronbach’s Alpha cho biến Nhận thức về tính hiệu quả và cấu tạo của bình
nước cá nhân (HQ) .................................................................................................................. 48
4.2.3. Kiểm định Cronbach’s Alpha cho biến Tác động về giá (TG)...................................... 49
4.2.4. Kiểm định Cronbach’s Alpha cho biến Tính sẵn có của sản phẩm và thuận tiện khi mua
hàng (SC) ................................................................................................................................. 50
4.2.5. Kiểm định Cronbach’s Alpha cho biến Tác động về chiêu thị (CT) ............................. 51
4.2.6. Kiểm định Cronbach’s Alpha cho biến Nhóm tham khảo (TK).................................... 52
4.2.7. Kiểm định Cronbach’s Alpha cho biến Quyết định sử dụng bình nước cá nhân .......... 53
4.3. PHÂN TÍCH NHÂN TỐ KHÁM PHÁ EFA ................................................................... 53
4.3.1. Đánh giá phân tích nhân tố khám phá EFA các biến độc lập lần 1. .............................. 54
4.3.2. Đánh giá phân tích nhân tố khám phá EFA biến phụ thuộc .......................................... 58
4.3.3. Điều chỉnh mô hình từ kết quả EFA .............................................................................. 59
4.4. PHÂN TÍCH TƯƠNG QUAN VÀ HỒI QUY ................................................................. 60
4.4.1. Phân tích tương quan ..................................................................................................... 60
4.4.2. Phân tích hồi qui ............................................................................................................ 62
4.5. KIỂM ĐỊNH SỰ KHÁC BIỆT ........................................................................................ 66
4.5.1. Sự khác biệt về Quyết định sử dụng bình nước cá nhân và giới tính ............................ 66
4.5.2. Sự khác biệt về Quyết định sử dụng bình nước cá nhân và sinh viên ở các năm học khác
nhau.......................................................................................................................................... 67
TÓM TẮT CHƯƠNG 4 .......................................................................................................... 70
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN, HÀM Ý QUẢN TRỊ VÀ KIẾN NGHỊ ....................................... 71
5.1. KẾT LUẬN ...................................................................................................................... 71
5.1.1. Tóm tắt nghiên cứu ........................................................................................................ 71
vi


5.1.2. Kết quả nghiên cứu ........................................................................................................ 71
5.2. ĐÓNG GÓP NGHIÊN CỨU ............................................................................................ 73
5.2.1. Về lý thuyết ................................................................................................................... 73

5.2.2. Về thực tiễn.................................................................................................................... 74
5.3. ĐỀ XUẤT KIẾN NGHỊ ................................................................................................... 75
5.3.1. Đối với yếu tố “Quan tâm về môi trường” .................................................................... 75
5.3.2. Đối với yếu tố “Tính hiệu quả và cấu tạo của sản phẩm bình nước cá nhân” ............... 75
5.3.3. Đối với yếu tố “Tác động về giá” .................................................................................. 76
5.3.4. Đối với yếu tố “Tính sẵn có và thuận tiện khi mua hàng” ............................................ 76
5.3.5. Đối với yếu tố “Tác động về chiêu thị” ......................................................................... 77
5.3.6. Đối với yếu tố “Nhóm tham khảo” ................................................................................ 78
5.4. HẠN CHẾ ĐỀ TÀI VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO ..................................... 79
5.4.1. Hạn chế đề tài ................................................................................................................ 79
5.4.2. Hướng nghiên cứu tiếp theo .......................................................................................... 79
TÓM TẮT CHƯƠNG 5 .......................................................................................................... 81
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..........................................................................................................a
PHỤ LỤC .................................................................................................................................. b
BÁO CÁO KIỂM TRA ĐẠO VĂN .......................................................................................... v

vii


DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT

VIẾT TẮT

Ý NGHĨA

TPB

Theory of Planned Behavior: Thuyết hành vi dự định.

VPN


Value Pelief Norm: Mơ hình thuyết giá trị niềm tin chuẩn mực

NAM

The Norm Activation Model: Mơ hình kích hoạt chuẩn mực

TPHCM

Thành phố Hồ Chí Minhsem

KMO

Kaiser – Meyer - Olkin

EFA

Exploratory Factor Analysis: Phân tích nhân tố khám phá.

CFA

Confirmatory Factor Analysis: Phân tích yếu tố khẳng định.

viii


DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 2.1. Mơ hình lý thuyết về hành vi có kế hoạch (TPB) .................................................... 17
Hình 2.2 Mơ hình thuyết giá trị niềm tin chuẩn mực (VBN) .................................................. 18
Hình 2.3 Mơ hình kích hoạt chuẩn mực (NAM) ..................................................................... 19

Hình 2.4: Nhân tố tác động tới mối quan hệ giữa ý định và hành vi tiêu dùng xanh của người
tiêu dùng. ................................................................................................................................. 21
Hình 2.5: các yếu tố thúc đẩy ý định và hành vi tiêu dùng xanh ............................................. 22
Hình 2.6: Mơ hình hành vi tiêu dùng xanh của khách hàng cá nhân....................................... 23
Hình 2.7: Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi phân loại rác..................................................... 25
Hình 2.8: Mơ hình nghiên cứu thái độ và hành vi đối với môi trường: giá trị, hành động và quản
lý rác thải ................................................................................................................................. 26
Hình 3.1: Sơ đồ các giai đoạn thực hiện nghiên cứu ............................................................... 32
Hình 4.1: Tổng hợp về độ tuổi, năm học và giới tính nhóm khảo sát ..................................... 45
Hình 4.2: Mơ hình các yếu tố ảnh hưởng đến Quyết định sử dụng bình nước cá nhân của sinh
vi Thành Phố Hồ Chí Minh (sau khi kiểm định) ..................................................................... 60
Hình 4.3: Kiểm định phân phối của phần dư ........................................................................... 65
Hình 4.4: Đồ thị phân tán của phần dư .................................................................................... 65

ix


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1: Các giai đoạn thực hiện nghiên cứu ........................................................................ 31
Bảng 3.2: Kết quả xứ lý hệ số Cronbach’s Alpha ................................................................... 35
Bảng 3.3: Quan tâm đến môi trường ....................................................................................... 35
Bảng 3.4: Nhận thức về tính hiệu quả và cấu tạo của bình nước cá nhân ............................... 36
Bảng 3.5: Tác động về giá ....................................................................................................... 36
Bảng 3.6: Tính sẵn có của sản phẩm và thuận tiện khi mua hàng ........................................... 37
Bảng 3.7: Tác động về chiêu thị .............................................................................................. 37
Bảng 3.8: Nhóm tham khảo ..................................................................................................... 38
Bảng 3.9: Quyết định hành vi sử dụng bình nước cá nhân...................................................... 38
Bảng 4.1: Thống kê mẫu nghiên cứu ....................................................................................... 46
Bảng 4.2: Kết quả đánh giá thang đo bằng Cronbach’s Alpha cho biến Quan tâm về môi trường
(MT)......................................................................................................................................... 47

Bảng 4.3: Kết quả đánh giá thang đo bằng Cronbach’s Alpha cho biến Nhận thực tính hiệu quả
và cấu tạo của bình nước cá nhân (HQ)................................................................................... 48
Bảng 4.4: Kết quả đánh giá thang đo bằng Cronbach’s Alpha cho biến tác động về giá (TG)49
Bảng 4.5: Kết quả đánh giá thang đo bằng Cronbach’s Alpha cho biến Tính sẵn có của sản
phẩm và thuận tiện khi mua hàng (SC) ................................................................................... 50
Bảng 4.6: Kết quả đánh giá thang đo bằng Cronbach’s Alpha cho biến Tác động về chiêu thị
(CT).......................................................................................................................................... 51
Bảng 4.7:Kết quả đánh giá thang đo bằng Cronbach’s Alpha cho biến Nhóm tham khảo TK52
Bảng 4.8: Kết quả đánh giá thang đo bằng Cronbach’s Alpha cho biến Quyết định sử dụng bình
nước cá nhân (QD) .................................................................................................................. 53
Bảng 4.9: Hệ số KMO and Bartlett’s Test (Biến độc lập lần 1) .............................................. 54
Bảng 4.10: Kết quả phân tích rút trích nhân tố biến độc lập lần 1 .......................................... 54
Bảng 4.11: Phân tích xoay ma trận nhân tố các biến độc lập lần 1 ......................................... 56
Bảng 4.12: Phân tích xoay ma trận nhân tố các biến độc lập lần 2 ......................................... 57
Bảng 4.13: Hệ số KMO and Bartlett’s Test (biến phụ thuộc) ................................................. 58
x


Bảng 4.14: Kết quả rút trích nhân tố biến phụ thuộc............................................................... 58
Bảng 4.15: Kết quả xoay nhân tố biến phụ thuộc .................................................................... 59
Bảng 4.16: Kết quả kiểm định sử tương quan ......................................................................... 61
Bảng 4.17: Kết quả phân tích hồi qui ...................................................................................... 62
Bảng 4.18: Mức độ giải thích mơ hình .................................................................................... 63
Bảng 4.19: Kết quả kiểm định ANOVA hồi qui ..................................................................... 64
Bảng 4.20: Kết quả Leneve của Independent T-test................................................................ 66
Bảng 4.21: Kết quả Leneve của Independent T-test................................................................ 67
Bảng 4.22: Kết quả kiểm định ANOVA giữa sinh viên các năm học khác nhau.................... 67
Bảng 4.23: Kết quả kiểm định ANOVA theo sinh viên ở các năm học khác nhau ................. 68

xi



TÓM TẮT ĐỀ TÀI
Mục tiêu của đề tài là xác định các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi sử dụng bình nước cá
nhân của sinh viên tại Thành phố Hồ Chí Minh, từ đó hướng đến việc nâng cao nhận thức về
hành vi bảo vệ môi trường. Đánh giá mức độ nhận thức qua các yếu tố ảnh hưởng, xây dựng
mơ hình kiểm chứng mối quan hệ, đo lường và kiểm định mức độ khác nhau giữa các yếu tố
ảnh hưởng và hành vi sử dụng bình nước cá nhân.
Nhóm tác giả đã tham khảo các đề tài liên quan. Sau đó, đề xuất mơ hình nghiên cứu lý
thuyết bao gồm các yếu tố: (1) Quan tâm về môi trường, (2) Nhận thức tính hiệu quả và cấu
tạo của bình nước cá nhân, (3) Tác động về giá, (4) Tính sẵn có và thuận tiện khi mua hàng,
(5) Tác động về chiêu thị, (6) Nhóm tham khảo.
Sau khi chạy các kết quả cho ra được hệ số beta chuẩn hóa các yếu tố ảnh hưởng đến
hành vi sử dụng bình nước cá nhân từ thấp đến cao là (1) Nhận thức tính hiệu quả và cấu tạo
của bình nước cá nhân (-0.137), (2) Nhóm tham khảo (0.032), (3) Tác động về chiêu thị (0.055),
(4) Tác động về giá (0.127), (5) Tính sẵn có và thuận tiện khi mua hàng (0.170), (6) Quan tâm
về mơi trường (0.442). Nhóm tác giả đã đưa ra sự đóng góp của nghiên cứu và đề xuất một số
kiến nghị cho chính phủ, nhà trường giúp cải thiện thói quen sử dụng bình nước cá nhân và ý
thức bảo vệ môi trường của sinh viên tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Keywords: Bình nước cá nhân, Yếu tố ảnh hưởng đến hành vi sử dụng bình nước cá
nhân, Sinh viên TPHCM dùng bình nước cá nhân, Nghiên cứu hành vi sử dụng bình nước cá
nhân.

xii


ABSTRACT
The objective of the study is to determine the factors affecting the behavior of using
personal water bottles of students in Ho Chi Minh City, thereby aiming to raise awareness
about environmental protection behavior. Assess the level of awareness through influencing

factors, build a model to test the relationship, measure and test the degree of difference between
influencing factors and the behavior of using personal water bottles.
The authors have consulted related topics. Then, a theoretical research model is
proposed that includes the following factors: (1) Environmental concerns, (2) Perceived
effectiveness and structure of individual water bottles, (3) Price impact, (4) Availability and
convenience of purchase, (5) Promotional impact, (6) Reference group.
After running the results, the factors affecting the behavior of using personal water
bottles from low to high are (1) Perceived effectiveness and structure of individual water bottles
(-0.137), (2) Reference group (0.032), (3) Promotional impact (0.055), (4) Price impact (0.127),
(5) Availability and convenience of purchase (0.170), (6) Environmental concerns (0.442). The
authors contributed the research and proposed several recommendations to the government and
schools to help improve the habit of using personal water bottles and the awareness of
environmental protection among students in Ho Chi Minh City.
Keywords: personal water bottles, factors affecting the behavior of using personal water
bottles of students in Ho Chi Minh City, students in Ho Chi Minh City using personal water
bottles, researching the behavior of using personal water bottles.

xiii


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Theo thống kê của Bộ Tài nguyên và Môi trường, cũng như nhiều quốc gia khác, Việt
Nam đang đối mặt với tình trạng ơ nhiễm do chất thải nhựa gây ra cho mơi trường. Tại Việt
Nam, ước tính mỗi năm, người dân có hơn 1,8 triệu tấn rác thải nhựa được thải ra, nhưng chỉ
27% trong số đó được tái chế. Lượng tiêu thụ nhựa tính trên đầu người ở Việt Nam qua mỗi
năm đã tăng mạnh lên mức khoảng 40kg nhựa/người và là một trong 4 quốc gia tại châu Á phát
sinh chất thải nhựa nhiều nhất. Số lượng bao bì nhựa và túi nilon sử dụng ngày càng gia tăng
ở Việt Nam dẫn đến lượng thải bỏ cũng tăng dần theo từng năm. Đặc biệt, rác thải nhựa có tính

chất khó phân hủy, có thể tồn tại hàng trăm năm, gây ô nhiễm môi trường, đe dọa hệ sinh thái
và tác động trực tiếp đến chất lượng cuộc sống, sức khỏe người dân và sự phát triển bền vững
của mỗi quốc gia.
Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Chỉ thị 33/CT-TTg về tăng cường quản lý, tái sử
dụng, tái chế, xử lý và giảm thiểu chất thải nhựa. Chỉ thị nêu rõ, ô nhiễm nhựa đang trở thành
một trong những thách thức lớn nhất mà các quốc gia đang phải đối mặt. Mỗi năm lượng chất
thải nhựa do con người thải ra trên phạm vi toàn cầu đủ để phủ kín 4 lần diện tích bề mặt trái
đất, trong đó 13 triệu tấn chất thải nhựa được đổ ra đại dương. Việc lạm dụng sử dụng sản
phẩm nhựa, nhất là túi nilon khó phân hủy, sản phẩm nhựa dùng một lần đã và đang để lại
những hậu quả nghiêm trọng đối với môi trường. Vấn đề ô nhiễm nhựa, đặc biệt là ô nhiễm
nhựa đại dương là vấn đề thực sự đáng báo động, đã, đang và sẽ gây thiệt hại to lớn cho môi
trường sinh thái ở nước ta. Năm 2019, Thủ tướng Chính phủ đã phát động phong trào chống
chất thải nhựa trên toàn quốc, nhiều cơ quan, tổ chức, địa phương, doanh nghiệp và các cá nhân
đã có nhiều hành động thiết thực, ý nghĩa, hiệu quả để chống, giảm thiểu chất thải nhựa.
Năm 2020, do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 nên hành vi tiêu dùng của người dân
có sự thay đổi lớn. Các nghị định cách ly xã hội được thực hiện, mua sắm online bùng nổ một
cách mạnh mẽ. Theo báo Tuổi trẻ, trong giai đoạn dịch vừa qua, có đến 75% người dân sống
tại thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội sử dụng dịch vụ mua đồ ăn trực tuyến (Rác thải nhựa
tăng lên đáng kể, cần chung tay giảm thiểu ngay lúc này, 04/12/2020). Việc mua đồ và giao đồ
tận nơi đã khiến lượng rác thải nhựa tăng lên đáng kể, chưa kể các mặt hàng tiêu dùng online
khác đều được đóng gói bằng túi nilon để giao đi. Như vậy, bài toán giải quyết vấn đề rác thải
nhựa lại càng khó khăn cho các cơ quan chức năng.
Tại Việt Nam, trong những năm gần đây, các cơ quan quản lý nhà nước, cộng đồng xã
hội đã và đang quan tâm tới vấn đề tác hại các sản phẩm khó phân huỷ với nhiều giải pháp
được đưa ra áp dụng bao gồm cả các giải pháp hành chính cũng như các biện pháp tuyên truyền,
nâng cao nhận thức như tổ chức các chiến dịch truyền thơng “nói khơng với túi ni lông”, “ngày
1


không túi ni lông”, “ngày hội tái chế chất thải” … ; hoặc việc khuyến khích áp dụng các giải

pháp sản xuất túi sinh học tự phân hủy, túi thân thiện với môi trường ở một số doanh nghiệp,
sử dụng các bình nước cá nhân thay thế các loại chai nhựa… nhằm hạn chế tác động tiêu cực
của loại rác thải này tới môi trường. Thời gian qua giới khoa học có nhiều nghiên cứu về tác
hại của các sản phẩm khó phân huỷ tới mơi trường và cũng có những cuộc vận động, tuyên
truyền người dân sử dụng các sản phẩm thay thế, đặc biệt là sử dụng các bình nước xách tay
thay thế cho sản phẩm khó phân huỷ nhưng việc làm thay đổi nhận thức và hành vi của người
dân vẫn chưa đạt kết quả như mong muốn. Do đó, nhóm tác giả lựa chọn đề tài “Nghiên cứu
các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi sử dụng bình nước cá nhân của sinh viên Thành phố
Hồ Chí Minh” với mục đích tìm hiểu nhận thức của sinh viên về tác hại của các sản phẩm khó
phân hủy gây ô nhiễm môi trường, để đề xuất các giải pháp thúc đẩy quyết định sử dụng sản
phẩm xanh – cụ thể hơn là sản phẩm bình nước xách tay cho cá nhân mỗi người sử dụng của
sinh viên, thành phần đang là đối tượng đông đảo, thành phần tri thức, quan tâm đến các vấn
đề môi trường, xã hội. Từ đó các doanh nghiệp, cơ quan chức năng có thể đưa ra những chiến
lược phù hợp để khuyến khích tiêu dùng xanh, đạt được mục tiêu cả về ngắn hạn và dài hạn.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Mục đích của nghiên cứu này là tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi sử bình nước
cá nhân của sinh viên tại Thành phố Hồ Chí Minh. Để làm rõ mục đích này cần thực hiện các
mục tiêu:
− Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi sử dụng bình nước cá nhân của sinh viên tại
Thành phố Hồ Chí Minh.


Đo lường và đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi sử dụng
bình nước cá nhân của sinh viên tại Thành phố Hồ Chí Minh.

− Mơ hình hóa các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi sử dụng bình nước cá nhân của sinh viên
tại Thành phố Hồ Chí Minh.
− Đề xuất giải pháp cho sinh viên nhằm bảo vệ sức khỏe, nâng cao ý thức sống xanh và bảo
vệ môi trường khỏi những tác hại của những sản phẩm khó phân hủy và sử dụng một lần.
1.3. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU

1.3.1. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
− Đối tượng nghiên cứu: Hành vi sử dụng bình nước cá nhân của sinh viên tại Thành phố Hồ
Chí Minh.
− Khách thể nghiên cứu: Sinh viên đã, đang và sẽ sử dụng bình nước cá nhân tại Thành phố
Hồ Chí Minh.

2


1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
− Thời gian nghiên cứu: 22/03/2021 đến 30/05/2021
− Không gian nghiên cứu: Sinh viên đã, đang và sẽ sử dụng bình nước cá nhân tại Thành phố
Hồ Chí Minh
1.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.4.1. Nghiên cứu sơ bộ:
Nghiên cứu định tính: thực hiện bằng kỹ thuật phỏng vấn nhóm tập trung, với sự tham
gia của nhóm tác giả và những sinh viên đã sử dụng bình nước cá nhân thay thế ly nhựa khó
phân hủy và sử dụng một lần tại TP.HCM nhằm vừa khám phá vừa khẳng định các yếu tố ảnh
hưởng đến hành vi sử dụng bình nước cá nhân của sinh viên tại TP.HCM. Kết quả phỏng vấn
sẽ dùng cho việc xây dựng bảng câu hỏi và mơ hình nghiên cứu.
1.4.2. Nghiên cứu chính thức:
Phương pháp nghiên cứu định lượng được thực hiện nhằm mục đích thu thập các thơng
tin định lượng về yếu tố tác động đến hành vi sử dụng bình nước cá nhân của sinh viên tại
TP.HCM với mục tiêu n = 500 mẫu. Kết quả thu được sẽ là cơ sở dữ liệu nhằm kiểm định mơ
hình nghiên cứu và các giả thuyết nghiên cứu, kiểm định có hay khơng có sự khác biệt về cường
độ tác động của các yếu tố đến hành vi sử dụng bình nước cá nhân tại TP.HCM theo các đặc
điểm nhân khẩu học của mẫu nghiên cứu.
Các giai đoạn thu thập dữ liệu trong nghiên cứu sẽ được triển khai chi tiết như sau:
− Thu thập dữ liệu nghiên cứu bằng bảng câu hỏi và kỹ thuật phỏng vấn sinh viên có độ tuổi
từ 18-22 tại địa bàn TP.HCM.

− Đánh giá sơ bộ độ tin cậy và giá trị của thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach’s alpha và
phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory Factor Analysis) bằng phần mềm xử lý SPSS
25.0, qua đó loại bỏ các biến quan sát khơng đạt độ tin cậy, giá trị hội tụ và phân biệt; đồng
thời tái cấu trúc các biến quan sát còn lại vào các yếu tố (thành phần đo lường) phù hợp,
đặt cơ sở cho việc hiệu chỉnh mơ hình nghiên cứu và các giả thuyết nghiên cứu, các nội
dung phân tích tiếp theo.
− Phân tích hồi quy đa biến nhằm kiểm định mơ hình nghiên cứu, các giả thuyết nghiên cứu
và đo lường cường độ tác động của các yếu tố.
− Kiểm định T-Tests; ANOVA; nhằm kiểm định có hay không sự khác biệt trong hành vi của
sinh viên về việc sử dụng bình nước cá nhân tại địa bàn thành phố Hồ Chí Minh (dựa theo
các đặc điểm nhân khẩu học của người tiêu dùng như: giới tính, độ tuổi).

3


1.5. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
− Những yếu tố ảnh hưởng đến hành vi sử dụng bình nước cá nhân của sinh viên tại TP.HCM.
− Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến hành vi sử dụng bình nước cá nhân của sinh viên tại
TP.HCM.
− Đề xuất giải pháp để thúc đẩy hành vi sử dụng bình nước cá nhân thay thế cho các chai, ly
nhựa và sản phẩm sử dụng 1 lần tại TP.HCM.
1.6. ĐÓNG GÓP NGHIÊN CỨU
Ý nghĩa khoa học của đề tài nghiên cứu: Về mặt khoa học, đây là nghiên cứu thực nghiệm
về những yếu tố ảnh hưởng đến hành vi sử dụng vật dụng thay thế sản phẩm khó phân hủy tại
TP.HCM. Nhóm tác giả sử dụng những thang đo từ các nghiên cứu thực nghiệm trong và ngoài
nước của nhiều tác giả trên các lĩnh vực khác nhau. Những nghiên cứu này đã ứng dụng thành
cơng mơ hình Hành động hợp lý TRA - Theory of Reasoned Action của Fishbein & Ajzen
(1975), thuyết hành vi hoạch định TPB - Theory of Planned Behaviour của Ajzen (1991).
Ý nghĩa thực tiễn của đề tài nghiên cứu: Thơng qua nghiên cứu, kết quả nhận được có ý
nghĩa thực tiễn và góp phần để các tổ chức, cơ quan và đơn vị có liên quan về lĩnh vực kinh

doanh các vật dụng thay thế sản phẩm khó phân hủy có góc nhìn đúng đắn và thay đổi để đáp
ứng kịp xu hướng tiêu dùng bình nước cá nhân của sinh viên tại TP.HCM, đề ra giải pháp để
nâng cao nhận thức của sinh viên về việc sử dụng bình nước cá nhân, góp phần bảo vệ mơi
trường.
Những đóng góp của đề tài nghiên cứu:
Thứ nhất: Nghiên cứu đề xuất một mơ hình lý thuyết và thang đo các yếu tố chính tác
động đến hành vi sử dụng bình nước cá nhân của sinh viên tại TP.HCM cũng như cung cấp
một số kết quả kiểm định khách quan để làm sáng tỏ các giả thuyết từ mơ hình.
Thứ hai: Kết quả nghiên cứu gợi mở những yếu tố chính xác tác động đến hành vi sử
dụng bình nước cá nhân của sinh viên tại TP.HCM, từ đó sẽ giúp sinh viên thấy được tác hại
nghiêm trọng của việc sử dụng quá nhiều sản phẩm khó phân hủy, nâng cao nhận thức bảo vệ
môi trường.
Thứ ba: Kết quả nghiên cứu hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất các bình nước cá nhân
thay thế cho các sản phẩm ly nhựa và sử dụng 1 lần và nhận biết được nhu cầu của thị trường,
cũng như thị hiếu khách hàng, các yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến quá trình quyết định sử
dụng bình nước cá nhân của sinh viên hiện nay. Ngoài ra, đề xuất một số giải pháp cho các
doanh nghiệp để hình thành và phát triển những chiến lược phù hợp với nhóm khách hàng tiềm
năng.
4


1.7. KẾT CẤU ĐỀ TÀI
Nội dung đề tài được trình bày gồm 5 chương cụ thể sau:
Chương 1: Tổng quan đề tài nghiên cứu: Cung cấp những thông tin tổng quan về đề tài,
những lý do nhóm tác giả chọn đề tài, các vấn đề và mục tiêu nghiên cứu.
Chương 2: Cơ sở lý thuyết và mơ hình nghiên cứu: Trình bày tổng quan cơ sở lý thuyết,
các mơ hình nghiên cứu lý thuyết và các bài nghiên cứu trước đây ở trong và ngồi nước có
liên quan đến đề tài nghiên cứu để dựa trên tiền đề đó kế thừa và đưa ra mơ hình nghiên cứu
đề xuất. Trong đó biến phụ thuộc là hành vi sử dụng bình nước cá nhân và biến độc lập là các
yếu tố ảnh hưởng đến quyết định này.

Chương 3: Phương pháp nghiên cứu: Trình bày các phương pháp nghiên cứu của đề tài
bao gồm thiết kế nghiên cứu, xây dựng thang đo và bảng hỏi điều tra khảo sát, thu thập dữ liệu,
thơng tin về mẫu và các bước phân tích dữ liệu.
Chương 4: Phân tích kết quả nghiên cứu: Từ kết quả của dữ liệu được thu thập và thiết
kế ở chương 3, chương 4 sẽ lần lượt thực hiện các phân tích gồm có kiểm định độ tin cậy thang
đo Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA, phân tích hồi quy và kiểm định các
giả thuyết của mơ hình nghiên cứu.
Chương 5: Kết luận, hàm ý quản trị và kiến nghị: Dựa trên kết quả thu được ở chương 4,
chương 5 sẽ phân tích kết quả nghiên cứu, đóng góp của đề tài, ý nghĩa thực tiễn của đề tài và
đề xuất một số giải pháp áp dụng kết quả nghiên cứu vào thực tiễn. Đồng thời trình bày các
hạn chế của đề tài và đề xuất hướng nghiên cứu mới cho các bài nghiên cứu tiếp theo.

5


TÓM TẮT CHƯƠNG 1
Việc sử dụng các sản phẩm từ nhựa không thân thiện với môi trường từ xưa đến nay đã
là thói quen của người Việt Nam vì tính tiện lợi và dễ sử dụng của chúng. Nhưng những sản
phẩm này lại khó phân hủy và làm cho mơi trường trở nên ô nhiễm. Với sự phát triển của các
phương tiện truyền thông đại chúng việc truyền thông các biện pháp sử dụng vật dụng thay thế
cho các sản phẩm được nêu trên dần được lan rộng và đón nhận từ cơng chúng. Có thể thấy,
đây là một thị trường tiềm năng nhưng cũng đầy rủi ro khi người tiêu dùng phải từ bỏ thói quen
khi sử dụng một sản phẩm quá lâu. Việc nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi sử dụng
bình nước cá nhân sẽ giúp cho các doanh nghiệp có cái nhìn tổng quan khi đưa ra các chiến
lược tiếp cận khách hàng, đưa ra hướng phát triển phù hợp với sản phẩm.
Lý do chọn đề tài, vấn đề nghiên cứu và mục tiêu nghiên cứu đã được trình bày trong
phần đầu của chương một. Trên cơ sở mục tiêu nghiên cứu đã đề ra, đề tài sẽ xác định câu hỏi
nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu, ý nghĩa khoa học và thực tiễn cũng
như kết cấu của đề tài. Chương tiếp theo sẽ trình bày cơ sở lý thuyết và mơ hình nghiên cứu
trước đây có liên quan và được sử dụng trong đề tài.


6


CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU
2.1. VẬT DỤNG KHĨ PHÂN HỦY
2.1.1. Khái niệm vật dụng khó phân hủy

Vật dụng khó phân hủy là những chất thải sử dụng các chất liệu khó phân hủy nhưng có
thể đưa vào tái chế để sử dụng nhằm mục đích phục vụ cho con người hoặc thậm chí là khơng
thể phân hủy cũng không thể tái chế được mà chỉ có thể xử lý bằng cách mang ra các khu chôn
lấp rác thải như nhựa tổng hợp hoặc các loại vật dụng chỉ sử dụng được một lần như ống hút,
ly nhựa, bao nilon…
2.1.2. Ảnh hưởng của vật dụng khó phân hủy tới mơi trường
Các vật dụng khó phân hủy đang dần trở thành mối nguy hại đối với đời sống và sức khỏe
con người. Chính những ý thức bảo vệ mơi trường của các doanh nghiệp cịn rất thấp, nên có
thể nói việc xử lý vật dụng khó phân hủy độc hại ở nước ta còn rất hạn chế.Các vật dụng khó
phân huỷ khơng dùng được nữa mà thải bừa bãi ra xung quanh thì mơi trường ngày càng chứa
nhiều loại vật gây chật chội, mất vệ sinh và mất mỹ quan, tạo cơ hội cho các loại nấm và vi
khuẩn, côn trùng độc hại phát triển gây độc hại cho con người.
− Ảnh hưởng đến môi trường nước: Theo thói quen nhiều người thường vứt bỏ các vật dụng
khó phân hủy tại bờ sơng, hồ, ao, cống rãnh. Lượng vật dụng này sau khi khó hoặc khơng
bị phân huỷ sẽ tác động trực tiếp và gián tiếp đến chất lượng nước mặt, nước ngầm trong
khu vực. Nó có thể bị cuốn trôi theo nước mưa xuống ao, hồ, sơng, ngịi, kênh rạch, sẽ làm
nguồn nước mặt ở đây bị nhiễm bẩn. Lâu dần những thứ rác thải này sẽ làm giảm diện tích
ao hồ, giảm khả năng tự làm sạch của nước gây cản trở các dòng chảy, tắc cống rãnh thoát
nước. Hậu quả dẫn đến hệ sinh thái nước trong các ao hồ bị huỷ diệt.
− Ảnh hưởng đến mơi trường khơng khí: Khí hậu nhiệt đới nóng ẩm và mưa nhiều ở nước ta
là điều kiện thuận lợi cho các thành phần hữu cơ trong những thứ rác thải này phân huỷ,

thúc đẩy nhanh quá trình lên men, thối rữa và tạo nên mùi khó chịu cho con người. Các chất
thải khí phát ra từ các quá trình này thường là H2S, NH3, CH4, SO2, CO2.
− Ảnh hưởng đến cảnh quan: Vật dụng sinh hoạt vứt bừa bãi, chất đống lộn xộn, không thu
gom, vận chuyển đến nơi xử lý,…để lại những hình ảnh làm ảnh hưởng rất nhiều đến vẻ
đẹp mỹ quan.
− Ảnh hưởng đến môi trường đất: Trong thành phần các vật dụng này có chứa nhiều các chất
độc, khi nó được đưa vào mơi trường và khơng được xử lý khoa học thì những chất độc
xâm nhập vào đất sẽ tiêu diệt nhiều lồi sinh vật có ích cho đất như: giun, vi sinh vật, nhiều
lồi động vật khơng xương sống, ếch nhái,…làm cho mơi trường đất bị giảm tính đa dạng
sinh học và phát sinh nhiều sâu bọ phá hoại cây trồng. Đặc biệt hiện nay sử dụng tràn lan
7


các loại túi nilon trong sinh hoạt và đời sống, chúng cần tới 50 – 60 năm mới phân hủy
trong đất. Do đó chúng tạo thành các bức tường ngăn cách trong đất hạn chế mạnh quá trình
phân hủy, tổng hợp các chất dinh dưỡng, làm cho đất giảm độ phì nhiêu, đất bị chua và
năng suất cây trồng giảm sút.
2.1.3. Phân loại vật dụng khó phân hủy
Loại

Nguồn gốc

Ví dụ

Cách xử lý

Vật dụng khó phân -Các loại giấy thải
-Thùng carton, sách Cần được tách riêng, đựng
hủy: là các loại chất -Các loại hộp/chai/vỏ lon báo cũ.
trong túi vải để bán lại cho

thải tái chế khó phân thực phẩm bỏ đi
-Hộp giấy, bì thư, bưu cơ sở tái chế
hủy nhưng có thể đưa
thiếp đã qua sử dụng
vào tái chế để sử dụng
- Các loại vỏ lon nước
nhằm mục đích phục vụ
ngọt/lon bia/vỏ hộp
cho con người.
trà….
- Các loại ghế nhựa,
thau/chậu nhựa, quần
áo và vải cũ…
Vật dụng không thể
phân hủy: là các loại
chất thải vô cơ không
thể sử dụng được nữa
cũng không thể tái chế
được mà chỉ có thể xử
lý bằng cách mang ra
các khu chôn lấp rác
thải

- Các loại vật liệu xây dựng - Gạch/ đá, đồ sành/sứ Thu gom vào dụng cụ
khơng thể sử dụng hoặc đã vỡ hoặc khơng cịn giá chứa chất thải và đưa đến
qua sử dụng và được bỏ đi. trị sử dụng.
điểm tập kết để xe chuyên
- Các loại bao bì bọc bên - Ly/ cốc/ bình thủy dụng đến vận chuyển, đưa
đi xử lý tại các khu xử lý
ngoài hộp/chai thực phẩm. tinh vỡ…

chất thải tập trung theo
- Các loại túi nilon được bỏ - Các loại vỏ sò/ốc, vỏ quy định.
đi sau khi con người dùng trứng…
đựng thực phẩm
- Đồ da, đồ cao su,
- Một số loại vật dụng/thiết đồng hồ hỏng, băng
bị trong đời sống hàng ngày đĩa nhạc, radio…
của con người.
không thể sử dụng.

8


2.2. BÌNH NƯỚC CÁ NHÂN
2.2.1. Khái niệm bình nước cá nhân

Bình nước là một vật chứa được sử dụng để chứa nước, chất lỏng hoặc đồ uống khác để
tiêu dùng. Bình nước cá nhân có nghĩa là bình nước đó thuộc về cá nhân chúng ta. Thay vì mỗi
lần dùng bất kì loại nước nào chúng ta sẽ phải dùng chai nhựa một lần và làm cho sự ô nhiễm
rác thải nhựa tăng lên thì chúng ta nên mang theo bình nước cá nhân của mình. Việc sử dụng
một bình nước cho phép một cá nhân uống và vận chuyển đồ uống từ nơi này đến nơi khác.
Bình nước thường được làm bằng nhựa, thủy tinh hoặc kim loại.
Bình nước có nhiều hình dạng, màu sắc và kích cỡ khác nhau. Trong q khứ, bình nước
đơi khi được làm bằng gỗ, vỏ cây, hoặc da động vật như da thuộc, da sống và da cừu. Bình
nước có thể được dùng một lần hoặc tái sử dụng. Bình nước tái sử dụng cũng có thể được sử
dụng cho các chất lỏng như nước trái cây, trà đá, đồ uống có cồn hoặc nước ngọt. Bình nước
có thể tái sử dụng giúp giảm thiểu rác thải nhựa và góp phần bảo vệ mơi trường.
Bình đựng nước cá nhân là vật dụng khá là gần gũi, quen thuộc và phổ biến trong cuộc
sống của con người và được xem là sản phẩm thân thiện, sử dụng để bảo vệ môi trường. Đặc
biệt sản phẩm ấy ngày càng đa dạng, phong phú với nhiều mẫu mã, kiểu dáng hay họa tiết bắt

mắt nên được rất nhiều người u thích và ưa chuộng. Có thể thấy rằng: cuộc sống ngày càng
hiện đại thì càng xuất hiện nhiều những sản phẩm thông minh mang đến tiện ích, phục vụ đầy
đủ cho nhu cầu của con người. Trong đó bình đựng nước cá nhân – có vai trị khá là quan trọng.
Khi mà nó khơng chỉ giúp cung cấp đầy đủ chất khoáng cho cơ thể ở mọi lúc mọi nơi, kể cả
khi mùa đông lạnh giá hay trong mùa hè nóng bức. Mà vật dụng nhỏ bé ấy cịn có thể được sử
dụng để làm q tặng cho khách hàng, đối tác trong những dịp lễ, buổi sự kiện trọng đại…hay
quảng bá thương hiệu, truyền tải nội dung liên quan đển sản phẩm của công ty mình tới người
tiêu dùng. Bởi vậy mà hàng ngày, bình đựng nước cá nhân được sử dụng rất rộng rãi trong đời
sống. Trẻ em đến trường luôn được bố mẹ kèm theo sẵn một bình đựng nước đi học để khát sẽ
có ngay nước uống. Hay trong những chuyến hành trình xa thì bình đựng nước du lịch cũng là
một vật dụng rất cần thiết để cung cấp thêm năng lượng cho chặng đường dài mà không nên
bỏ qua…
2.2.2. Phân loại các dạng bình nước cá nhân
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại bình nước cá nhân, dựa vào các yếu tố chất liệu
nhóm tác giả phân loại được các dạng bình nước cá nhân như sau:

9


Chất liệu
Nhựa: Bình nước cá
nhân bằng nhựa tái sử
dụng được rất phù hợp
để sử dụng hàng ngày,
chẳng hạn như đi làm,
đến lớp hoặc chạy việc
vặt. Chúng có giá cực kỳ
phải chăng và có thể dễ
dàng làm sạch.


Điểm mạnh

Điểm yếu

- Trọng lượng nhẹ - Nước khơng có
và dễ mang theo.
vị tươi như trong
- Đa dạng màu sắc, chai thuỷ tinh.
kiểu dáng, kích cỡ. - Nhiều loại
- Có hình dạng độc khơng được cách
đáo và các tùy nhiệt để kiểm
soát nhiệt độ.
chọn mới lạ.
- Có thể dễ dàng - Có thể chứa
cho trẻ em sử BPA.
dụng.
- Bình nước có
- Dễ dàng làm thể bị bốc mùi.
- Màu sắc của
- Có thể tuỳ chỉnh bình nước có thể
với thiết kế, thơng bị phai dần dưới
ánh mặt trời.
điệp hoặc logo.
- Cần được thay
thế định kỳ.
sạch.

- Thiết kế có thể
bị bong tróc theo
thời gian sử

dụng.
Nhơm: Những người đi
xe đạp, đi bộ đường dài
và những người thích
hoạt động ngồi trời
khác thường sử dụng
chai nước bằng nhơm.
Những chai bền này
thường có dung tích lớn,
có nghĩa là có thể giữ
nước trong thời gian dài
hơn mà không phải lo

- Trọng lượng nhẹ - Không quá dễ
và dễ dàng mang dàng để rửa
sạch.
theo.
- Đa dạng kích cỡ - Đơi khi để lại
để chúng ta lựa dư vị đắng của
chọn.
kim loại.
- Những mẫu thiết - Nóng lên ở
kế với màu sắc của nhiệt độ cao.
bình thời thượng.
- Yêu cầu một
- Giá cả phải lớp lót bằng
chăng.
10

Hình ảnh minh hoạ



lắng về việc nước mất đi - Bền bĩ theo thời nhựa có chứa
nhiệt độ vốn có của nó. gian.
hố chất.
- Kéo dài được tuổi - Dễ bị lõm nếu
thọ của bình nước bị rới hoặc va
đập.
cá nhân.
- Có thể tuỳ chỉnh - Thiết kế có thể
thiết kế, thơng điệp bị phai xước
hoặc phai màu
hoặc logo.
theo thời gian.
Thép không gỉ: Những
người thiết lập xu hướng
và những người thời
trang đều yêu thích chai
thép khơng gỉ. Nước giữ
lạnh trong một thời gian
dài, cho phép tất cả mọi
người từ các chuyên gia
bận rộn đến vận động
viên chạy marathon có
thể thưởng thức đồ uống
sảng khoái suốt cả ngày.

- Được cách nhiệt
tốt, giúp giữu nhiệt
độ của thức uống

lâu hơn.

- Có thể khá
nặng để mang
theo.

- Đơi khi để lại
- Nhiều màu sắc và dư vị kim loại.
kích thước để lựa - Thường đắt
chọn.
hơn hơn các bình
- Khơng rửa trơi nước chất liệu
bất kì hố chất nào. khác.
- Chống gỉ và nấm - Nóng lên ở
mốc.
nhiệt độ cao.
- Chất liệu bền bĩ - Có thể bị lõm
theo thời gian.
nếu va đập, rơi
- Kéo dài được tuổi rớt.
thọ của bình nước - Khơng q dễ
dang rửa sạch.
cá nhân.
- Phong cách và - Thiết kế có thể
hợp thời trang.
bị phai xước
- Có thể tuỳ chỉnh hoặc phai màu
với thiết kế, thông theo thời gian.
điệp hoặc logo.


11


Thuỷ tinh: Thuỷ tinh
nặng hơn rất nhiều để
mang theo và nhiều điểm
hạn chế khi sử dụng. Nó
cũng nổi tiếng với việc
giữ cho nước có vị mát
nhất và trong lành nhất.

- Thiết kế khá - Rất dễ vỡ.
phong cách, thời - Khơng nhiều
thượng.
tuỳ chọn màu
- Nhiều loại kích sắc như các chất
thước để lựa chọn. liệu khác.
- Cách nhiệt tốt.

- Đắt hơn các
- Bảo quản được loại bình nước
khác.
nước uống tươi
nhất.
- Khá nặng để
mang theo.
- Dễ dàng làm sạch
bình nước.
- Khơng an tồn
- Khơng rửa trơi khi cho trẻ em sử

bất kì hố chất nào. dụng.
- Có thể tuỳ chỉnh - Nóng lên ở
với thiết kế, thơng nhiệt độ ấm.
điệp hoặc logo.
- Thiết kế có thể
bị xước hoặc
phai màu theo
thời gian.

2.3. THỰC TRẠNG MÔI TRƯỜNG VIỆT NAM
2.3.1. Thực trạng
Theo thống kê của Tổng cục môi trường Việt Nam, ô nhiễm môi trường ở nước ta bao
gồm ba loại chính là ơ nhiễm khơng khí, ơ nhiễm nước và ơ nhiễm đất. Trong đó, ơ nhiễm
khơng khí là cực kỳ nghiêm trọng tại các khu đô thị lớn, các khu đô thị và các làng nghề. Tình
trạng này đang ở mức báo động – khi mức ô nhiễm vượt lên nhiều lần so với tiêu chuẩn được
cho phép.
Theo Tổng cục Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường), Báo cáo hiện trạng mơi
trường quốc gia năm 2021, hàng năm Việt Nam có hơn 2000 dự án đầu tư thuộc đối tượng phải
lập báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM). Nếu khơng được đánh giá một cách đầy đủ,
tồn diện và thực hiện các biện pháp phịng ngừa, kiểm sốt hiệu quả thì sẽ là những nguy cơ
rất lớn đến mơi trường.

12


Trên cả nước có 283 khu cơng nghiệp với hơn 550.000m3 nước thải/ngày đêm; 615 cụm
cơng nghiệp trong đó chỉ có khoảng hơn 5% có hệ thống xử lý nước thải tập trung; các cụm
cơng nghiệp cịn lại, hoặc các cơ sở sản xuất tự xử lý nước thải hoặc xả trực tiếp ra môi trường.
Hơn 5000.000 cơ sở sản xuất, trong đó có nhiều loại hình sản xuất ơ nhiễm môi trường,
công nghệ sản xuất lạc hậu; hơn 13.500 cơ sở y tế hàng ngày phát sinh hơn 47 tấn chất thải

nguy hại.
Có 787 đơ thị với 3.000.000m3 nước thải ngày/đêm nhưng hầu hết chưa được xử lý, lưu
hành gần 43 triệu xe máy và trên 2 triệu ô tô tạo ra nguồn phát thải lớn đến môi trường khơng
khí.
Hàng năm, có 100.000 tấn hóa chất bảo vệ thực vật được sử dụng, trong đó khoảng 80%
lượng thuốc bảo vệ thực vật đang được sử dụng không đúng quy định, hiệu suất sử dụng chỉ
đạt 25-60% công tác thu gom, lưu giữ và xử lý bao bì chưa được quan tâm, nhiều nơi thải bỏ
ngay tại đồng ruộng gây phát sinh mùi, khí thải.
Hơn 23 triệu rác thải sinh hoạt, 7 triệu tấn chất thải rắn công nghiệp, hơn 630.000 tấn
chất thải nguy hại, hiện có 458 bãi chơn lấp rác thải, trong đó có 337 bãi chơn lấp khơng hợp
vệ sinh, có hơn 100 lơ đốt rác sinh hoạt cơng suất nhỏ, có nguy cơ phát sinh khí dioxin, furan.
Đó là những nguồn tác động rất lớn đến môi trường ở Việt Nam.
2.3.2. Nguyên nhân
Trong những năm gần đây, kinh tế xã hội phát triển không ngừng, mức sống của người
dân nhiều nơi được cải thiện rõ rệt. Các khu đơ thị, nhà máy xí nghiệp được xây dựng ngày
càng nhiều nhằm đáp ứng nhu cầu của con người và tạo công ăn việc làm cho người lao động.
Tuy nhiên, song song với việc phát triển kinh tế xã hội, vấn đề ô nhiễm môi trường nước ta
hiện nay đã và đang trở thành một vấn đề nóng bỏng gây rất nhiều vấn đề bức xúc cho dư luận
xã hội và gây ra những tác hại không nhỏ đến con người, sinh vật và thiên nhiên.
Một số nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng ơ nhiễm mơi trường hiện nay:
− Rác thải từ các khu công nghiệp, đơ thị
− Khơng khí từ hoạt động của các nhà máy tại các khu công nghiệp, hoạt động đô thị hố và
vấn đề ơ nhiễm do hoạt động của các phương tiện giao thơng.
− Phân bón dùng trong nơng nghiệp.
− Nước thải , bùn thải nuôi thủy sản, chế biến thủy hải sản. Các vấn đề ơ nhiễm, suy thối
mơi trường cũng đang diễn ra. Cần có biện pháp bảo vệ, ngăn ngừa, khắc phục để bảo vệ
sức khỏe con người, tài nguyên sinh vật và sự phát triển bền vững.
Nguyên nhân ô nhiễm cụ thể từng môi trường:
13



− Ơ nhiễm khơng khí
Hiện nay, vấn đề ơ nhiễm khơng khí đang là vấn đề thời sự nóng bỏng của cả thế giới chứ
không phải riêng của một quốc gia nào. Ở Việt Nam, vấn đề này đang được dư luận đặc biệt
quan tâm và cũng gây khơng ít bức xúc. Có rất nhiều ngun nhân dẫn đến khơng khí bị ơ
nhiễm, nhưng các hoạt động cơng nghiệp và giao thông vận tải đang là nguyên nhân gây ô
nhiễm mơi trường khơng khí hàng đầu ở nước ta hiện nay.
Các q trình hoạt động sản xuất cơng nghiệp, tiểu thủ nông nghiệp và nông nghiệp là
một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến ô nhiễm môi trường không khí. Các q trình
gây ơ nhiễm là q trình đốt các nhiên liệu hóa thạch: than, dầu, khí đốt tạo ra: CO2, CO, SO2,
NOx, các chất hữu cơ chưa cháy hết: muội than, bụi, q trình thất thốt, rị rỉ trên dây truyền
cơng nghệ, các q trình vận chuyển các hóa chất bay hơi, bụi.
Nguồn gây ra ơ nhiễm khơng khí từ hoạt động cơng nghiệp có nồng độ chất độc hại cao,
thường tập trung trong một không gian nhỏ. Tùy thuộc vào quy trình cơng nghệ, quy mơ sản
xuất và nhiên liệu sử dụng thì lượng chất độc hại và loại chất độc hại sẽ khác nhau.
Hoạt động giao thông vận tải cũng là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra ơ
nhiễm mơi trường khơng khí. Các q trình tạo ra các khí gây ơ nhiễm là quá trình đốt nhiên
liệu động cơ: CO, CO2, SO2, NOx, Pb, CH4 Các bụi đất đá cuốn theo trong quá trình di chuyển.
Nếu xét trên từng phương tiện thì nồng độ ô nhiễm tương đối nhỏ nhưng nếu mật độ giao
thơng lớn và quy hoạch địa hình, đường xá khơng tốt thì sẽ gây ơ nhiễm nặng cho hai bên
đường.
Ngồi nguyên nhân về công nghiệp và giao thông vận tải, tình trạng ơ nhiễm khơng khí
cịn có một số ngun nhân khác như nguyên nhân tự nhiên, sinh hoạt…
− Ô nhiễm nước:
Ngun nhân gây ơ nhiễm do con người
Ơ nhiễm nguồn nước do con người là nguy cơ trực tiếp gây ra nhiều vấn đề sức khỏe và
cuộc sống con người, trong đó đáng kể là chất thải con người (phân, nước, rác), chất thải nhà
máy và khu chế xuất và việc khai thác các khống sản, mỏ dầu khí.
Ngồi ra chất thải khu chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy sản, chất thải khu giết mổ, chế
biến thực phẩm; và họat động lưu thơng với khí thải và các chất thải hóa chất cặn sau sử dụng.

Trong q trình sinh hoạt hàng ngày, dưới tốc độ phát triển như hiện nay con người vơ
tình làm ơ nhiễm nguồn nước bằng các hóa chất, chất thải từ các nhà máy, xí nghiệp. Các đơn
vị cá nhân sử dụng nước ngầm dưới hình thức khoan giếng, sau khi ngưng khơng sử dụng
khơng bịt kín các lỗ khoan lại làm cho nước bẩn chảy vào làm ô nhiễm nguồn nước ngầm.
14


×