Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

“Gia đình là nơi để về” bằng lý luận của CNXHKH về gia đình hãy làm rõ vai trò, chức năng của gia đình thông qua luận điểm trên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (198.43 KB, 16 trang )

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

Học phần: CNXHKH( PLT09A)

ĐỀ TÀI: “Gia đình là nơi để về” - Bằng lý luận của
CNXHKH về gia đình Hãy làm rõ vai trị, chức năng
của gia đình thơng qua luận điểm trên- Liên hệ với vấn
đề đạo đức gia đình ở Việt Nam hiện nay

Giảng viên hướng dẫn : NGUYỄN THẾ HÙNG
Sinh viên thực hiện
: PHẠM QUỐC VIỆT
Lớp
: CDDH21-TCA
Mã sinh viên

: 18G401077

Hà nội, ngày…..tháng…..năm 2022


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU...................................................................................................................2
1. Tính cấp thiết của đề tài.........................................................................................2
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu........................................................................2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.........................................................................3
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu............................................................3
5. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài..................................................................3
NỘI DUNG...............................................................................................................4
Phần 1. Phần lý luận..................................................................................................4


1.1.

Khái niệm và chức năng của gia đình........................................................4

1.2. Một số nguyên tắc trong việc xây dựng mơi trường đạo đức ở gia đình............5
PHẦN 2. PHẦN LIÊN HỆ THỰC TẾ VÀ LIÊN HỆ BẢN THÂN........................11
2.1. Thực trạng về vấn đề đạo đức trong gia đình hiện nay.....................................11
2.2. Liên hệ thực tiễn bản thân................................................................................13
KẾT LUẬN.............................................................................................................14
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................15

1


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Gia đình là tế bào của xã hội, nơi con người sinh ra và lớn lên, nơi thế hệ trẻ
được chăm lo cả về thể chất, trí tuệ, đạo đức; Là mơi trường giáo dục đầu tiên và
có tầm quan trọng quyết định việc hình thành nhân cách của trẻ. Giáo dục nhà
trường, xã hội là những môi trường giáo dục rất quan trọng, song vai trị của nó chỉ
có thể được phát huy một cách có hiệu quả, khi lấy giáo dục gia đình làm cơ sở.
Đất nước đang trong thời kỳ đởi mới, xã hội có nhiều đởi thay Nhưng giáo
dục gia đình vẫn được các bậc cha mẹ chú ý, quan tâm, những giá trị đạo đức
truyền thống của gia đình, của dân tộc vẫn tiếp tục được phát huy. Sự phát triển
kinh tế xã hội của đất nước khởi sắc, đời sống của phần lớn các gia đình được nâng
lên, việc giáo dục thế hệ trẻ có điều kiện thuận lợi; con trẻ có cơ hội vươn lên tự
khẳng định mình trong sự phát triển lành mạnh của gia đình và xã hội.
Bên cạnh đó, giáo dục gia đình cũng có những diễn biến tiêu cực, do chịu tác
động của mơi trường xã hội, của các loại văn hóa phẩm độc hại, của lối sống thực
dụng phương Tây... Tất cả những điều đó đang làm băng hoại đạo đức một bộ phận

xã hội, lôi cuốn một bộ phận thế hệ trẻ vào vịng tội lỗi. Trong khi đó, giáo dục gia
đình đối với con trẻ chưa được coi trọng và đầu tư đúng mức. Khơng ít cha mẹ lo
ni con nhiều hơn đầu tư cho việc dạy chữ, dạy người; nhiều cha mẹ rất coi trọng
đến việc giáo dục con cái phát triển toàn diện, song do kiến thức và năng lực hạn
chế nên hiệu quả của việc giáo dục cịn thấp.Qua đó ta thấy được vai trị quan trọng
của gia đình trong sự nghiệp trồng người, vun đắp cho thế hệ tương lai.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Trên cơ sở làm rõ vai trò, các yếu tố ảnh hưởng đến giáo dục gia đình và
thực trạng của giáo dục gia đình đối với thế hệ trẻ ở nước ta hiện nay, đề tài đề xuất
một số phương hướng, giải pháp nhằm nâng cao vai trò của giáo dục gia đình đối
với thế hệ trẻ trong thời kỳ đổi mới.
2


3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: “Gia đình là nơi để về”, Làm rõ vai trị, chức năng của gia
đình, liên hệ với vấn đề đạo đức ở gia đình Việt Nam hiện nay
Phạm vi nghiên cứu
+ Phạm vi về không gian: Việt Nam
+ Phạm vi về thời gian: Giai đoạn hiện nay
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Cơ sở lý luận: quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về vấn đề đạo đức gia đình
Phương pháp nghiên cứu: đề tài sử dụng phương pháp luận biện chứng duy vật với
các phương pháp như: thống nhất lôgic và lịch sử, phân tích, tởng hợp, khái qt
hóa và hệ thống hóa.
5. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
Ý nghĩa lý luận: đề tài giải quyết được vấn đề lý về gia đình.
Ý nghĩa thực tiễn: đề tài phân tích thực trạng và đề xuất những giải pháp nâng cao
vai trị của giáo dục gia đình trong xã hội hiện nay


3


NỘI DUNG
Phần 1. Phần lý luận
1.1.

Khái niệm và chức năng của gia đình
Khái niệm gia đình
Gia đình là một đơn vị xã hội (nhóm nhỏ xã hội), hình thức tở chức quan

trọng nhất của sinh hoạt cá nhân, dựa trên hôn nhân và quan hệ huyết thống, tức là
quan hệ giữa vợ chồng, giữa cha mẹ và con cái, giữa anh chị em và những người
thân khác cùng chung sống và có kinh tế chung (theo Từ điển triết học, NXB Văn
hóa Thơng tin, HN, 2002).
Gia đình là mơi trường cơ sở đầu tiên có vị trí quan trọng và ý nghĩa lớn lao
đối với quá trình hình thành và phát triển nhân cách. Đó là mơi trường gắn bó trong
suốt cuộc đời của mỗi một cá nhân. Gia đình là nơi tạo ra mối quan hệ gắn bó ruột
thịt, huyết thống – một thứ tình cảm khó có thể chia cắt. Do đó, có phải trải qua
bao biến động về mọi phương diện, con người vẫn luôn hướng về q hương, gia
đình.
Gia đình ở lồi người ln bị ràng buộc bởi các quy định, các chuẩn mực giá
trị, sự kiểm tra và sự tác động của xã hội; vì thế theo các nhà xã hội học, thuật ngữ
gia đình chỉ nên dùng để nói về gia đình lồi người.
Chức năng của gia đình
Trong xã hội, gia đình có các chức năng cơ bản:
- Chức năng thỏa mãn tình cảm giữa các thành viên trong gia đình: thoả mãn
tình cảm tinh thần và thể xác giữa hai vợ chồng; thỏa mãn tình cảm giữa cha mẹ và
con cái (sống vì nhau), tình cảm giữa anh chị em trong gia đình (thương yêu, đùm
bọc lẫn nhau). Phần đông mọi người trong xã hội đều coi gia đình là “tở ấm”, nơi

người ta đi về, nơi người ta chia sẻ với nhau về niềm vui, nỗi buồn, tức là nơi tình
cảm của con người được thỏa mãn.

4


- Chức năng sinh sản: Chức năng này tồn tại một cách tự nhiên, vì xã hội chỉ
tồn tại được khi hành vi sinh sản vẫn cịn được duy trì. Chức năng này được coi là
một giá trị của gia đình mà từ cở chí kim lồi người phải thừa nhận. Bản thân F.
Engel, một nhà duy vật vĩ đại cũng cho rằng theo quan điểm duy vật, nhân tố quyết
định trong lịch sử suy cho cùng là... sự tái sản xuất ra bản thân con người, là sự
truyền nòi giống. Chức năng sinh sản của gia đình là một giá trị trường tồn.
- Chức năng giáo dục: Theo lý thuyết gia đình là “tế bào của xã hội, là yếu tố
đầu tiên và cơ bản của quá trình giáo dục”. Gia đình là nơi đại bộ phận trẻ em được
người lớn thường xuyên giáo dục: “Dạy con từ thưở cịn thơ”. Trong mơi trường
gia đình, trẻ bắt đầu hình thành nhân cách, lối sống và đặc biệt là nhân sinh quan.
Các bậc phụ huynh, nhất là các bà, các mẹ có ảnh hưởng rất lớn tới tương lai của
đứa trẻ: Con hư tại mẹ, cháu hư tại bà.
- Chức năng xã hội hố: Có thể coi gia đình là một xã hội thu nhỏ. Mỗi thành
viên là một tính cách. Việc va chạm các tính cách khác nhau trong một gia đình là
mơi trường đầu tiên để trẻ em học cách hoà hợp với cộng đồng.
- Chức năng kinh tế: Cho đến nay gia đình vẫn cịn là một đơn vị sản xuất ra
của cải vật chất cho xã hội. Hơn thế nữa nó cũng là đơn vị tiêu dùng chủ yếu các
sản phẩm do nền kinh tế sản xuất ra, do vậy nó là tác nhân quan trọng thúc đẩy sự
phát triển của kinh tế.
Gia đình là một thực thể xã hội. Sự tồn tại của nó được xã hội thừa nhận. Như
vậy bản thân gia đình đã mang một giá trị xã hội. Chính các chức năng của gia
đình mới đem lại cho nó một giá trị đích thực. Cho đến nay các chức năng cơ bản
của gia đình vẫn cịn giữ ngun giá trị. Sự thừa nhận các chức năng của gia đình
tức là đã thừa nhận gia đình là một giá trị trong xã hội.

1.2. Một số nguyên tắc trong việc xây dựng môi trường đạo đức ở gia đình
* Ý thức tầm quan trọng:
- Cha mẹ phải nghiêm túc trong việc dạy bảo con cái
5


- Ý thức được trách nhiệm làm cha mẹ là quan trọng và không thể thay thế. Điều
này giúp các bậc làm cha mẹ khơng trao phó hay ỷ lại quá nhiều vào những người
khác như nhà trường, người thân, người giúp việc....
- Họ cần có định hướng để chủ động và phá huy tính sáng tạo nhằm đạt hiệu quả
giáo dục cao nhất.
- Ý thức được tầm quan trọng này, các bậc làm cha mẹ có trách nhiệm hơn và đủ ý
chí chống trả lại những cám dỗ bằng mọi giá, để dành thời gian sống cùng và nuôi
dạy con cái.
- Các bậc làm cha mẹ cần trang bị, nâng cao kiến thức và khả năng giáo dục
- Cha mẹ là người có quyền tác động đến sự phát triển và định hướng con người
trong tương lai của con mình. Nếu giáo dục khơng có định hướng, đứa trẻ khơng
phát huy được khả năng của mình. Tuy nhiên, nếu cha mẹ định hướng một cách
chủ quan theo kỳ vọng và ý thích, đứa trẻ sẽ ln cảm thấy căng thẳng, tự trách,
suy sụp tinh thần và thể chất, oán hận và trách cứ cha mẹ. Bản thân người làm cha
mẹ, sau một khoảng thời gian dài, cũng đau khổ nhận ra mình đã làm ̉ng phí thời
gian, t̉i trẻ và sức lực của con cái
- Để đạt hiệu quả, đòi hỏi việc định hướng phải dựa vào khả năng thực tế của đứa
trẻ. Điều này giúp trẻ cảm thấy an toàn và được yêu thương
* Xác định mục tiêu giáo dục con:
- Mục tiêu là ý định, là nguyện vọng, là điều muốn đạt được
- Trên thực tế, có nhiều bậc làm cha mẹ không hề đặt mục tiêu trong việc giáo dục
con cái. Họ có thái độ bng xuôi, bỏ mặc cho đứa trẻ “tự do phát triển”. Sự thiếu
hiểu biết và thiếu trách nhiệm này, làm cho trẻ bị thiệt thòi. Đối lập với thái cực
này, là có khơng ít bậc làm cha mẹ xác định mục tiêu theo ý riêng của mình. Họ

mong đợi quá nhiều ở con cái. Sự kỳ vọng đó làm cho đứa trẻ cảm thấy căng
thẳng, thiếu tự nhiên, thiếu tự tin, mệt mỏi, trầm cảm…..Tham vọng và đòi hỏi này
dẫn đến sự mất mát nơi trẻ tính hồn nhiên, sự bình an trong đời sống nội tâm và
đồng thời cũng ảnh hưởng lớn đến tinh sáng tạo và tự tin
6


- Cha mẹ cần xác định rõ những mục tiêu ngắn hạn theo từng giai đoạn phát triển
của trẻ và những mục tiêu lâu dài trong tương lai. Việc xác định các mục tiêu này
cần dựa trên cơ sở đặc điểm cụ thể của từng đứa trẻ và điều kiện gia đình. Đồng
thời cũng dựa trên sự hiểu biết, tơn trọng và làm gương sáng cho con cái.
* Thống nhất tác động giáo dục:
- Trong một gia đình có nhiều thế hệ, việc giáo dục con cái đòi hỏi sự tế nhị, khéo
léo và thống nhất tác động giáo dục dựa trên cơ sở vì lợi ích của con cái.
- Tác hại của cách giáo dục không thống nhất là gây cho trẻ nhiều hoang mang,
làm giảm uy tín của người lớn và hình thành tính khơng trung thực nơi trẻ. Khi lâm
vào tình trạng hoang mang, trẻ thường tìm cách xoay xở và làm theo quyết định
của người có quyền lực cao nhất trong gia đình. Do đó, trẻ thường giả vờ và thiếu
trung thực để đối phó với quyết định ngược lại của những người có quyền lực thấp
hơn.
- Gia đình cần thống nhất:
+ Quan điểm, mục tiêu trong việc giáo dục con cái
+ Phân cơng vai trị
+ Phương pháp sử dụng
* Làm gương:
- Giáo dục trẻ bắt đầu từ cái nơi gia đình và cha mẹ là những người thầy đầu
tiên của chúng. Nhãn quan của trẻ con về thế giới xung quanh được hình thành,
dựa trên những tiếp xúc và giao tiếp của chúng với những người chúng gần gũi.
Con cái lệ thuộc, hay để ý và bắt chước cha mẹ. Do đó cha mẹ là người trực tiếp
gieo vào tâm hồn trẻ những hạt giống yêu thương, trung thực, tốt bụng….hay giả

dối, gây hấn, bạo lực….
- Dạy con từ thưở cịn thơ vì trẻ con có thể phân biệt được đúng-sai, phải-trái, tốtxấu. Để nhân cách trẻ được hình thành và phát triển tốt, trẻ con cần thấy được
gương sáng nơi người lớn: chúng cần thấy được phản ứng của cha mẹ trước những

7


hành động xấu xa. Chính bằng phản ứng và nhất là gương sáng của mình, cha mẹ
đóng dấu lên tâm hồn trẻ niềm xác tín về cách hành xử và giải quyết vấn đề.
- Nhân bất thập tồn. Khơng bắt buộc bậc làm cha mẹ phải là người hoàn hảo để
làm gương sáng cho con. Tuy nhiên, họ cần có ý muốn hoàn thiện bản thân cách tốt
nhất và thẳng thắn, có bản lĩnh để biết nhận lỗi và sửa sai một cách cụ thể. Qua đó,
trẻ học được lịng can đảm, tính trung thực, sự cảm thơng với những sai lầm của
người khác và lòng bao dung. Điều này cũng có nghĩa là dạy chúng thấy những
giới hạn trong thân phận con người. Chính vì thế mà chúng phải cảm thông trước
những giới hạn và khuyết điểm của người khác
* Tở chức lối sống trong gia đình:
- Tạo bầu khơng khí gia đình ấm áp và đầy tình thương
- Xây dựng nếp sống sinh hoạt lành mạnh để trẻ có thời gian luyện tập nhân cách
của mình.
- Tở chức lối sống trong gia đình giúp trẻ học hỏi tính kỷ luật, sự tôn trọng người
khác…
- Dạy con bằng hành vi và cách sống của cha mẹ có hiệu quả hơn bằng lời nói.
* Tơn trọng nhân cách:
- Tơn trọng là bảo vệ sự phát triển hồn nhiên theo từng lứa tuổi và tạo điều kiện để
nhân cách trẻ phát triển cách tồn diện
- Cha mẹ cần lắng nghe, khơng áp đặt và chấp nhận những suy nghĩ, cảm xúc của
chúng
- Lắng nghe và tham dự vào cuộc sống hằng ngày của con cái. Không xúc phạm,
vùi dập trẻ bằng những hình thức hữu hình và vơ hình

- Khơng làm tổn hại đến tinh thần và thể chất của trẻ (Ví dụ: ép học là làm tởn hại
đến sự phát triển của trẻ và làm chúng đánh mất tuổi thơ của mình)
- Sự trao đởi, đối thoại là điều cần thiết trong công tác giáo dục

8


- Sự thiếu tôn trọng con cái dẫn đến những tác hại nghiệm trọng về thể lý và tâm
lý. Đứa trẻ không được tôn trọng, nâng đỡ thường tỏ ra bi quan và thường co cụm
trong bản thân. Như thế, chúng cũng khó lịng nghĩ đến người khác.
* u thương + nghiêm khắc.
- Yêu thương là giúp trẻ cảm nhận và biết biểu lộ tình cảm, cảm xúc với người
khác. Khi được u thương, trẻ cảm thấy mình có giá trị. Từ đó, hình thành tính tự
tin và lịng tự trọng
- Cha mẹ cần có một tình u bao la, vô điều kiện đối với con cái. Tuy nhiên,
nuông chiều con quá đáng sẽ làm con cái dễ hư hỏng, hình thành thành tính ích kỷ
và địi hỏi... Lớn lên, chúng thiếu ý thức cộng đồng, thiếu kỹ năng sống, khơng đủ
bản lĩnh để vượt qua khó khăn trong cuộc sống
- Nghiêm khắc với con cái là điều cần thiết để trẻ học biết những giới hạn và có
những điều chỉnh cần thiết. Qua đó, trẻ học sống độc lập và tự tin. Tuy nhiên,
những trẻ bị đối xử quá nghiêm khắc, khơng nhìn thấy được lịng u thương và
biểu lộ tình cảm, lớn lên chúng trở thành người vơ cảm, có một trái tim chai lì
trước nỗi khở đau và khó khăn của người khác. Thánh Phaolo khuyên các bậc làm
cha mẹ: đừng nổi cơn phẫn nộ với con cái, kẻo chúng trở nên nhát đản, sợ sệt.
- Cha mẹ cần nói “khơng” khi cần thiết. Điều này giúp chúng hiểu rằng khơng phải
bất cứ điều gì chúng muốn, cũng được thỏa mãn. Qua đó, ý chí và sự tự chế được
tơi luyện
- Giữ được chừng mực, hài hịa giữa yêu thương và nghiêm khắc trong giáo dục
con cái là cả một nghệ thuật đòi hỏi nhiều thời gian và hy sinh.
* Hiểu con để có phương pháp giáo dục đúng:

- Cha mẹ cần có đủ sự hiểu biết về tâm lý con cái theo lứa tuổi và đặc điểm riêng,
để đồng hành với chúng trong cuộc sống
- Cha mẹ phải tin tưởng rằng bất cứ đứa con nào cũng có một tiềm năng để trở
thành người tốt, nhưng con cái cũng có thế giới riêng tư của chúng. Cha mẹ cần có
đủ thời gian, tình u, sự kiên nhẫn,… để có thể thấu hiểu và cảm thơng với những
9


diễn biến tâm lý phức tạp và những thay đổi về thể lý trong từng giai đoạn phát
triển của chúng
- Không hiểu con và áp đặt chúng theo những tiêu chuẩn mình mong muốn, cha mẹ
gây ra những phát triển không lành mạnh cả về thể chất lẫn tinh thần của con cái
- Không hiểu con, cha mẹ dễ dàng đẩy chúng ra khỏi vòng tay yêu thương và sự
bảo vệ cần thiết của mình
- Khơng hiểu con, căng thẳng và xung đột giữa 2 phía ngày càng leo thang
Tóm lại, giáo dục trong gia đình là bước đầu tiên và quan trọng trong việc hình
thành và phát triển nhân cách con người. Để giáo dục trong gia đình đạt hiệu quả,
đòi hỏi các bậc làm cha mẹ một sự huy sinh lớn lao, không vụ lợi, không cần được
con cái đáp đền. Tám nguyên tắc cơ bàn giáo dục trên cần sử dụng đan xen nhau.
Nó là chiếc chìa khóa mở cánh cửa hạnh phúc của con cái, nền tảng hạnh phúc của
xã hội.

10


PHẦN 2. PHẦN LIÊN HỆ THỰC TẾ VÀ LIÊN HỆ BẢN THÂN
2.1. Thực trạng về vấn đề đạo đức trong gia đình hiện nay
Nhiều trường hợp chỉ vì những va chạm nhỏ các học sinh kéo đến thanh toán
nhau bằng dao, học sinh bị thầy cô la rầy, quở phạt hoặc gát thi q khó khơng
quay cóp được đã hùng hổ hâm dọa thầy cô giáo. Hiện tượng xuống cấp về mặt

đạo đức ngày càng nghiêm trọng và có chiều hướng lan nhanh. Những trừơng nằm
trên địa bàn xã có mức độ đơ thị hóa cao, số học sinh ngang bướng càng nhiều,
tình trạng học sinh nói tục, chưởi thề, hút thuốc, trốn học đi chơi, đến lớp không
học bài và làm bài khá phổ biến, hành vi đánh nhau xảy ra thường xuyên hơn. Năm
2005, trong kỳ thi nghề phở thơng, một học sinh trường THCS Bình Chánh đã
dùng tuột- vít đâm vào cánh tay của học sinh trường THCS Nguyễn Văn Linh chỉ
vì một ngun nhân…“Nó kênh em”. Năm học 2006-2007, một học sinh trường
THCS Bình Chánh đánh thầy giáo vì thầy la hồi. Học kỳ 1 năm học 2007-2008 4
nam sinh trường THCS VĨnh Lộc B đã rũ nhau đánh 1 học sinh nữ cùng lớp do
dám “méc” cô giáo về những hành vi xấu của chúng...
Những sự việc trên tuy không nhiều nhưng đã thể hiện tính bạo lực đối với 1
số học sinh cá biệt địi hỏi từ phía nhà trường cũng như gia đình cần có sự quan
tâm quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh.
Khơng ai có thể phủ nhận thực tế: giáo dục trong nhà trường có vai trị định
hướng, tác động đến học sinh, giúp học sinh phát triển hoàn thiện về nhân cách và
gia đình là nền tảng cơ bản ảnh hưởng lớn đến sự phát triển nhân cách của học
sinh. Sự giáo dục từ phía gia đình, những tấm gương của ông, bà, cha mẹ sẽ ảnh
hưởng rất lớn đến sự phát triển nhân cách của học sinh. Vì bởi gia đình là nơi sinh
11


ra và ni dưỡng học sinh. Ở đó, ơng bà, cha mẹ, chính là những người thầy đầu
tiên của các em, dạy cho các em từ cách đi đứng, đến nói năng. Họ giáo dục cho
học sinh lẽ sống ở đời, tình thương u, nhường nhịn. Mơi trường giáo dục của gia
đình rất quan trọng, bởi vì đây là mơi trường đầu tiên mà học sinh tiếp xúc và tiếp
xúc rất thường xuyên. Nếu ở lứa tuổi trẻ thơ gia đình giáo dục đúng hướng sẽ giúp
trẻ sớm trở thành những cơng dân hữu ích cho xã hội ngược lại sẽ gánh chịu những
hậu quả nặng nề: gia đình có người con bất hiếu, nhà trường có một học sinh ngỗ
nghịch, xã hội có một cơng dân chưa tốt. Từ thực tế cho thấy, trong gia đình người
cha có lối sống mẫu mực, nghiêm túc trong sinh hoạt, học tập và làm việc, người

mẹ đảm đang, dịu dàng, quan tâm chăm sóc gia đình sẽ quản lý và giáo dục học
sinh từ nếp sinh hoạt đến giao tiếp, ứng xử kể cả việc học tập của học sinh. Ngược
lại trong mơi trường gia đình bất hịa, cha mẹ khơng quan tâm giáo dục con cái sẽ
ảnh hưởng lớn đến tâm lý phát triển nhân cách của học sinh.
Song việc giáo dục đạo đức, nhân cách cho trẻ không đơn giản đó là vấn đề
mà nhiều phụ huynh quan tâm. Với quan niệm “Thương cho roi cho vọt, ghét cho
ngọt cho bùi” tức là khép con cái vào khuôn khổ, nề nếp bằng những biện pháp răn
đe thơ bạo, ít quan tâm đến nhu cầu, nguyện vọng của con cái. Cũng có nhiều bậc
cha mẹ có quan điểm: để cho con cái phát triển một cách tự nhiên, quan hệ bạn bè
theo sở thích, gia đình khơng can thiệp sâu vào việc học cũng như mối quan hệ của
con cái nhằm tạo cho chúng một tâm lý thoải mái, khơng gị bó, khn khở nhưng
qn rằng các em chưa đủ trí khôn để nhận biết mặt trái của vấn đề, chúng sẽ dễ bị
lôi kéo, sa ngã bởi tác động của những mối quan hệ xã hội khác. Cả hai cách trên
sẽ khó mang lại hiệu quả cao trong q trình giáo dục. Thiết nghĩ các bậc cha mẹ
cần dành thời gian trao đổi, tâm sự cùng con cái, bàn luận cùng học sinh về các vấn
đề đã và đang diễn ra ở ngay trong gia đình, xóm ấp hoặc ngồi xã hội từ những
mẫu chuyện người tốt việc tốt đến tấm lòng vàng, kể cả những tệ nạn xã hội ….
Qua đó phân tích mặt đúng, mặt sai, cái tốt, cái xấu để học sinh hiểu và nhận thức
được vấn đề đồng thời hình thành cho học sinh kỹ năng tự ứng phó trước những
12


cám dỗ của xã hội. Phụ huynh cần động viên, khuyến khích khi con làm việc tốt
đồng thời nghiêm khắc phê bình, giải thích khi con cái trong gia đình có sai lầm,
khuyết điểm. Phụ huynh khơng nên khốn trắng việc giáo dục cho nhà trường mà
phải phối hợp chặt chẽ với nhà trường trong công tác quản lý giáo dục nhằm giúp
học sinh rèn luyện và phát triển nhân cách. Thường xuyên liên hệ với giáo viên chủ
nhiệm, ban giám hiệu nhà trường , cung cấp những thông tin về hoạt động, rèn
luyện của học sinh ở nhà, trên cơ sở đó nhà trường và gia đình bàn bạc biện pháp
giải quyết những khó khăn.

2.2. Liên hệ thực tiễn bản thân
Qua nghiên cứu đề tài này, em thấy được tầm quan trọng của việc giáo dục gia
đình đối với thế hệ trẻ. Những khó khăn của cha mẹ trong việc giáo dục con cái,
giáo dục nhân cách cho thế hệ trẻ hiện nay. Cũng qua nghiên cứu đề tài này mà em
thấy được rằng muốn có được một xã hội tốt thì phải có những gia đình tốt, muốn
có những gia đình tốt thì phải có những cha mẹ tốt và muốn có những con người
tốt thì cũng cần phải có những gia đình tốt. Nó có vai trị quan trọng để giúp nhân
cách trẻ em phát triển hoàn thiện. Cũng cần phải phối hợp đồng bộ giữa nhiều bộ
phận trong xã hội.
Là một sinh viên, hơn nữa là một nhà giáo trong tương lai, em đã thấy được
tầm quan trọng của việc giáo dục gia đình đối với thế hệ trẻ hiện nay.

13


KẾT LUẬN
Qua những vấn đề đã được đưa ra trên ta thấy rất rõ rằng: Giáo dục gia đình
có vai trị vơ cùng quan trọng trong sự phát triển nhân cách của trẻ. Khơng thể có
sự hình thành và phát triển nhân cách một cách đầy đủ và vững bền nếu khơng có
một mơi trường giáo dục gia đình thuận lợi. Bởi vì gia đình là thể chế đầu tiên
quan trọng nhất in dấu lên nhân cách đang hình thành vào lứa t̉i cịn non dại, khi
trẻ em chưa có ý thức rõ về điều đó.
Giáo dục và ni dưỡng là hai yếu tố then chốt quyết định tạo nên tài năng và
tính cách của mỗi con người. Sự ni dạy con trẻ sát nhất là gia đình, tiếp đến là
xóm giềng và xã hội. Nhân cách con người bắt đầu hình thành từ lúc cịn nằm
trong bụng mẹ cho đến khi trưởng thành vẫn chưa dừng lại.
Tóm lại, giáo dục trong gia đình là bước đầu tiên và quan trọng trong việc
hình thành và phát triển nhân cách con người. Để giáo dục trong gia đình đạt hiệu
quả, địi hỏi các bậc làm cha mẹ một sự huy sinh lớn lao, không vụ lợi, không cần
được con cái đáp đền. Nó là chiếc chìa khóa mở cánh cửa hạnh phúc của con cái,

nền tảng hạnh phúc của xã hội.

14


TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu từ sách giáo khoa:
Giáo trình giáo dục học – Trần Tuyết Oanh (chủ biên)-NXB ĐHSP
Tài liệu từ nguồn internet:






15



×