Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

Mối quan hệ phức tạp của đời sống xã hội dù trong bất kì lĩnh vực nào hết thảy đều hình thành và biến đổi trên cơ sở vận động của đời sống sản xuất vật chất

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (61.05 KB, 10 trang )

Chủ đề 1.Đồng chí hãy phân tích quan điểm : “Mối quan hệ phức tạp của đời sống xã hội
dù trong bất kì lĩnh vực nào .. hết thảy đều hình thành và biến đổi trên cơ sở vận động của
đời sống sản xuất vật chất.Liên hệ đời sống sản xuất vật chất ở Hậu Giang để chứng minh
làm rõ quan điểm trên .Hãy đề xuất và phân tích giải pháp phát triển du lịch , nâng cao
đời sống vật chất , tinh thần cho nhân dân Hậu Giang trong thời gian tới ?
MỞ ĐẦU
Ngày nay trên đà phát triển của cuộc cách mạng 4.0 đã cho ta thấy được ở mỗi xã hội
ở mỗi giai đoạn lịch sử nhất định đều có phương thức sản xuất của nó với những đặc
điểm riêng. Phương thức sản xuất của xã hội nguyên thủy có đặc trưng là cách thức kỷ
thuật đánh bắt tự nhiên ở trình độ hết sức thơ sơ, còn phương thức sản xuất trong xã hội
hiện đại lại có đặc trưng ở trình độ kỹ xảo cơng nghiệp và công nghệ cao.
Theo Ph.Ăngghen, "Điểm khác biệt căn bản giữa xã hội loài người với xã hội loài vật
là ở chỗ: loài vật may lắm chỉ hái lượm trong khi con người lại sản xuất". Nhưvậy, sản
xuất vật chất là một trong những loại hoạt động đặc trưng của con người - đó cũng chính
là một loại hình hoạt động thực tiễn với mục đích cải biến các đối tượng của giới tự nhiên
theo nhu cầu tồn tại, phát triển của con người và xã hội. Với nghĩa như vậy, sản xuất vật
chất là một loại hoạt động có tính khách quan, tính xã hội, tính lịch sử và tính sáng tạo.
Việc sản xuất ra những tư liệu sinh hoạt vật chất trực tiếp và chính, mỗi một giai
đoạn phát triền kinh tế nhất định của một dân tộc hay một thời đại tạo ra một cơ sở. Từ đó
mà người ta phát triển các thể chế nhà nước, các quan điểm pháp quyền, nghệ thuật và
thậm chí cả những quan niệm tôn giáo của con người ta".Khi được nhận đề tài số 1 :
Đồng chí hãy phân tích quan điểm : “Mối quan hệ phức tạp của đời sống xã hội dù trong
bất kì lĩnh vực nào .. hết thảy đều hình thành và biến đổi trên cơ sở vận động của đời
sống sản xuất vật chất.Liên hệ đời sống sản xuất vật chất ở Hậu Giang để chứng minh
làm rõ quan điểm trên .Hãy đề xuất và phân tích giải pháp phát triển du lịch , nâng cao
đời sống vật chất , tinh thần cho nhân dân Hậu Giang trong thời gian tới .Bằng những
kiến thức học được và sự hiểu biết của mình tơi cố gắng hết sức mình để truyền tải những
thơng tin mới và đầy đủ nhất .


NỘI DUNG


Phần 1 : Cơ sở lí luận
Chứng minh phân tích quan điểm : “Mối quan hệ phức tạp của đời sống xã hội dù
trong bất kì lĩnh vực nào .. hết thảy đều hình thành và biến đổi trên cơ sở vận động
của đời sống sản xuất vật chất.
1.1.Chứng minh
Mối quan hệ phức tạp của đời sống xã hội dù trong bất kì lĩnh vực nào .. hết thảy đều
hình thành và biến đổi trên cơ sở vận động của đời sống sản xuất vật chất.
a.Khái niệm sản xuất vật chất
Sản xuất vật chất là tao ra của cải xã hội nhằm thỏa mãn nhu cầu của con người.Sản
xuất vật chất là nhắm tạo ra của cải vật chất để duy trì sự tồn tại và phát triển của
mình, đồng thời con người sang tạo ra toàn bộ đời sống vật chất và tinh thần của xã
hội với tất cả sự phong phú và phức tạp của nó .Tóm lại sự sản xuất vật chất ln
ln đóng vai trị làm cơ sở làm nền tảng của sự tồn tại và phát triển xã hội.
b.Vai trò
Lao động sản xuất vật chất xét về lịch sử là nguồn gốc hình thành con người và
xã hội loài người.Con người và xã hội lồi người được hình thành trong q trình
phát triển và chuyển hóa lâu dài của tự nhiên từ giới vơ sinh đến hữu sinh, từ động
vật đến loài người. Từ một loài động vật cao đẳng là vượn người, qua q trình biến
đổi lâu dài thơng qua lao động sản xuất vượn người trở thành loài người.
Ph. Angghen viết: "Lao động là điều kiện cơ bản đầu tiên của toàn bộ đời sống
loài người, và như thế đến một mức và trên một ý nghĩa nào đó, chúng ta phải nói
rằng: lao động đã sáng tạo ra bản thân con người".
c. Sản xuất vật chất là nền tảng của sự tồn tại và phát triển xã hội
Sản xuất vật chất tạo ra của cải vật chất đảm bảo sự sống cịn của con người và
xã hội. Nếu khơng sản xuất ra của cải vật chất thì bất cứ xã hội nào cũng không thể


tồn tại được.Con người sử dụng công cụ lao động tác động vào tự nhiên, cải tạo tự
nhiên theo nhu cầu của mình, tạo ra của cải vật chất để nuôi sống xã hội, làm cho xã
hội tồn tại, phát triển.

Sản xuất vật chất là cơ sở cho mọi sự sáng tạo tinh thần. Trong quá trình lao động
sản xuất, con người ngày càng đi sâu tìm hiểu bản chất của sự vật, hiện tượng từ đó
dần dần xuất hiện các ngành khoa học. Cũng trong quá trình lao động, những cảm
xúc của con người được hình thành và phát triển. Có thể khẳng định rằng đời sống
lao động của nhân dân là cội nguồn của mọi sự sáng tạo tinh thần.
Nhờ lao động sản xuất, con người tạo ra văn hóa.Văn hóa là tổng hợp các giá trị
vật chất và tinh thần được tạo nên trong tiến trình lịch sử của nhân loại. Nhờ có văn
hố, lực lượng sản xuất không ngừng phát triển, của cải vật chất và của cải tinh thần
ngày càng tăng lên, quan hệ sản xuất và các quan hệ xã hội khác cũng biến đổi theo,
xã hội phát triển từ xã hội này sang xã hội khác cao hơn.
1.2.Phân tích quan điểm
Trong cuộc sống, hầu hết chúng ta đều ít nhiều tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp
vào hoạt động sản xuất vật chất của xã hội. Có thể nói, hoạt động sản xuất vật
chất chính là cơ sở quan trọng nhất của sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người.
“Sản xuất vật chất là quá trình con người sử dụng công cụ lao động tác động trực
tiếp hoặc gián tiếp vào tự nhiên, cải biến các dạng vật chất của giới tự nhiên để tạo ra
của cải xã hội, nhằm thỏa mãn nhu cầu tồn tại và phát triển – nhu cầu phong phú và
vô tận của con người”
Hết thảy đều hình thành và biến đổi, đúng vậy sản xuất là q trình diễn ra hàng
ngày , nó ln chuyển động và biến đổi , ví dụ như máy may có thể may trang phục.
Sản xuất là hoạt động đặc trưng riêng có của con người và của xã hội lồi người. Đó
là q trình hoạt động có mục đích và không ngừng sáng tạo của con người.
Sản xuất vật chất giữ vai trò là nhân tố quyết định sự sinh tồn, phát triển của con
người và xã hội là hoạt động nền tảng làm phát sinh, phát triển những mối quan hệ xã


hội của con người, nó chính là cơ sở của sự hình thành, biến đổi và phát triển của xã
hội lồi người.Sản xuất vật chất giữ vai trị là cơ sở của sự tồn tại và phát triển của xã
hội, và xét đến cùng quyết định toàn bộ sự vận động của đời sống xã hội.
1.3.Liên hệ đời sống sản xuất vật chất ở Hậu Giang

Hậu Giang là tỉnh thuộc đồng bằng sông Cửu Long, là trung điểm châu thổ sông
Mê Kông, thuộc tiểu vùng Tây sông Hậu, với nhiều điều kiện ưu đãi về tự nhiên để
phát triển nông nghiệp.
Sản xuất vật chất ở Hậu Giang có sựu thay đổi và hình thành khu trung tâm nơng
nghiệp ứng dụng cơng nghệ cao với nịng cốt là các doanh nghiệp tham gia đầu tư để
tạo ra công nghệ cao phục vụ nông nghiệp hoặc ứng dụng công nghệ cao để sản xuất
ra các sản phẩm nơng nghiệp có giá trị cao. Hình thành phân khu sản xuất nơng
nghiệp ứng dụng công nghệ cao đối với sản phẩm chủ lực của địa phương để nâng
cao hiệu quả sản xuất và thu nhập của nơng dân, làm mơ hình để mở rộng vùng sản
xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao cho tỉnh Hậu Giang và các địa phương
trong vùng.
Cùng với đó là tổ chức các hoạt động dịch vụ phục vụ sản xuất nông nghiệp như
tổ chức hội chợ, triển lãm, trình diễn sản phẩm, tư vấn cơng nghệ và đầu tư, cung ứng
vật tư, thiết bị và tiêu thụ sản phẩm, đồng thời thực hiện các dịch vụ dân sinh và xây
dựng các mơ hình tổ chức sản xuất tiên tiến.
Phần 2 : Cơ sở thực tiễn
2.1.Khái quát đặc điểm tình hình Hậu Giang
Hậu Giang là tỉnh ở trung tâm đồng bằng sông Cửu Long. Hậu Giang là một
trong những trung tâm lúa gạo của miền Tây Nam Bộ. Tỉnh có thế mạnh về cây lúa
và cây ăn quả các loại, có nguồn thủy sản phong phú, chủ yếu tơm cá nước ngọt và
chăn nuôi gia súc. Sông Mái Dầm có đặc sản cá ngát nổi tiếng.


Tỉnh nổi tiếng với chợ nổi Ngã Bảy và nhiều di tích lịch sử cấp quốc gia như di
tích Khởi Nghĩa Nam Kỳ, di tích Liên Hiệp Đình Chiến Nam Bộ, Căn cứ Tỉnh Ủy
Cần Thơ, di tích Tầm Vu, đền Bác Hồ... Chủ yếu là trồng trọt, chăn nuôi.
Từ xa xưa vùng đất này đã là một trong những trung tâm lúa gạo của miền Tây
Nam Bộ. Đất đai phì nhiêu, có thế mạnh về cây lúa và cây ăn quả các loại.Cụm công
nghiệp Nam Sông Hậu với nhà máy đóng tàu VinaSin mới vừa khởi cơng xây dựng,
nhà máy Giấy lớn nhất Việt Nam đang được xây dựng. Ngành cơng nghiệp gạch ngói

ở Châu Thành nỗi tiếng khắp nước, thời Pháp hàng gạch ngói cịn xuất khẩu sang
Trung Quốc, Thái Lan,..., các mặt hàng gốm sứ bình dân cũng phát triển mạnh.
Do giáp ranh với Thành phố Cần Thơ – Trung tâm kinh tế, tài chính, khoa học kỹ
thuật vùng ĐBSCL, nên kết cấu hạ tầng kỹ thuật kinh tế - xã hội rất thuận lợi cho các
nhà đầu tư .Hậu Giang có mạng lưới sơng rạch rất thuận lợi với trục giao thông thủy
quan trọng là sông Hậu – 1 trong 2 nhánh sông lớn của sông Mê Kơng, là trục đường
chính vào cảng quốc tế Cái Cui, Cần Thơ.
2.2.Thực trạng phát triển du lịch
Hậu Giang là tỉnh vừa được chia tách từ tỉnh Cần Thơ (cũ) nên việc phát triển
ngành du lịch trong những năm qua còn phải dựa vào những cơ sở đã được đầu tư từ
trước. Tuy những năm đầu cịn gặp nhiều khó khăn nhưng cho đến nay du lịch Hậu
Giang cũng đã có sự chuyển mình, lượng khách du lịch có xu hướng ngày một tăng
lên làm cho doanh thu cũng tăng lên.
Tuy nhiên du lịch Hậu Giang chỉ đạt ở mức trung bình và khơng tạo được sự hấp
dẫn đối với du khách. Nguyên nhân là là do các điểm du lịch ở Hậu Giang vẫn còn
khá mới mẻ và chưa được đầu tư để phục vụ du khách, khơng có những sản phẩm du
lịch đặc trưng để thu hút du khách khi đến du lịch tại Hậu Giang.
Công tác quảng bá xúc tiến du lịch chưa rộng khắp, sự liên kết giữa các ban
ngành để thúc đẩy sự phát triển của du lịch còn chưa được thực hiện triệt để. Sự liên
kết giữa các tuyến điểm du lịch chưa rõ ràng, thuận tiện và chưa tạo nên sự độc đáo
cho du lịch Hậu Giang.


2.3.Thành tựu
Hiện nay tỉnh Hậu Giang có rất nhiều tài nguyên du lịch tự nhiên mang đậm tính
chất đặc trưng của khu vực đồng bằng sông Cửu Long như: chợ nổi Ngã Bảy, khu
bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng, khu du vui chơi sinh thái Tây Đô, làng du lịch
sinh thái Tầm Vu, làng khóm Cầu Đúc..... Bên cạnh đó Hậu Giang cịn có các di tích
lịch sử văn hóa cấp quốc gia: Khu di tích Tỉnh ủy Hậu Giang (xã Phú Hữu), di tích
Nam Kỳ khởi nghĩa.

Cho đến nay hầu hết các tuyến giao thông bằng đường thủy và đường bộ nối liền
Hậu Giang với các tỉnh lân cận về cơ bản đã được nâng cấp và mở rộng, hệ thống các
tuyến đường nối liền từ xã đến huyện và tỉnh đã được rải nhựa tạo điều kiện thuận lợi
cho việc đi lại của nhân dân, góp phần thúc đẩu phát triển kinh tế trong đó có ngành
du lịch. Đối với ngành du lịch đây là điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch vì khi
giao thơng thuận lợi sẽ không làm mất nhiều thời gian của du khách để đi từ điểm du
lịch này đến điểm du lịch khác, khi đó du khách sẽ có nhiều thời gian hơn để tham
quan các điểm du lịch.
2.4.Hạn chế
Lượng khách du lịch đến Hậu Giang tuy có tăng nhưng chủ yếu là khách nội địa,
thời gian lưu trú rất ít; lượng khách quốc tế chiếm tỷ lệ thấp do hạ tầng du lịch chưa
đồng bộ, các khu, điểm du lịch chưa thật sự hấp dẫn, chất lượng phục vụ du khách
còn hạn chế.
Mặt khác, sản phẩm du lịch của tỉnh còn đơn điệu, chưa tạo được nét riêng so với
các địa phương nên chưa thu hút nhiều tour du lịch của khách trong và ngoài nước.
Hoạt động xúc tiến du lịch đạt kết quả chưa cao; các điểm du lịch của tỉnh phần lớn
có quy mơ nhỏ; cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch còn chưa đáp ứng được yêu cầu…
2.5.Nguyên nhân hạn chế
Nguyên nhân chính là do hầu hết các điểm du lịch ở Hậu Giang đều chưa được
đầu tư để phục vụ du khách, thêm vào đó là cơ sở hạ tầng giao thơng mặc dù đã cơ


bản hồn thành nhưng chỉ là những tuyến đường chính vì vậy mà chưa thật sự thuận
lợi để đến các điểm du lịch của tỉnh.
Đây là vấn đề mà ngành du lịch Hậu Giang đang gặp rất nhiều khó khăn trong
việc tìm ra hướng đi mới cho du lịch. Mặt khác trong thời gian tới Hậu Giang cần
đẩy mạnh công tác thu hút vốn đầu tư vào các điểm du lịch đồng thời cần có biện
pháp liên kết các điểm du lịch lại với nhau tạo ra một tour du lịch thật sự hấp dẫn đối
với du khách.
Ngoài ra, lượng khách nội địa từ các tỉnh lân cận đến Hậu Giang cịn thơng qua

giao lưu bn bán tại các chợ nổi Ngã Bảy hay đến các lễ hội của người Khmer.
Trong đó cũng phải kể đến lượng khách đi cơng vụ, hội nghị kết hợp với du lịch,
tham quan các di tích lịch sử kháng chiến. Tuy nhiên, hiện tại các di tích lịch sử của
tỉnh chưa được đầu tư đúng mức nên hầu hết chưa thành sản phẩm du lịch hấp dẫn,
do đó khách đi tham quan các di tích cịn khiêm tốn.
Phần 3 : Đề xuất và phân tích giải pháp phát triển du lịch nâng cao đời sống vật
chất , tinh thần cho nhân dân Hậu Giang trong thời gian tới.
3.1.Đề xuất và phân tích
Phát triển du lịch sinh thái miệt vườn, cảnh quan sông nước, môi trường bền
vững: Phát triển du lịch Hậu Giang đạt hiệu quả cao nhưng phải gắn liền với việc bảo
vệ và tôn tạo tài nguyên, môi trường sinh thái, cảnh quan.
Phát triển du lịch văn hoá, lễ hội truyền thống: phát triển du lịch phải dựa trên
nguyên tắc bảo vệ và phát huy truyền thống bản sắc dân tộc, tiếp thu có chọn lọc
những tinh hoa văn hóa nhân loại, tránh du nhập những luồn văn hóa độc hại.
Xã hội hóa các dịch vụ du lịch: khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi nhất cho
các tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh đầu tư nâng cấp hệ thống nhà hàng, khách
sạn để đa dạng hóa hoạt động kinh doanh du lịch; đầu tư phát triển các điểm du lịch ở
những địa danh có khả năng thu hút khách…bằng những chính sách ưu đãi nhất để


thu hút được các nhà đầu tư tham gia vào các dự án cải tạo và nâng cấp các điểm du
lịch trở nên mới mẻ và thật sự hấp dẫn đối với du khách trong và ngoài nước.
Ưu tiên đầu tư khai thác hiệu quả các làng nghề truyền thống gắn với phát triển
du lịch; tăng cường hợp tác phát triển du lịch với các tỉnh, thành trong khu vực, đặc
biệt là Tây Ninh, thành phố Cần Thơ và Thành phố Hồ Chí Minh để liên kết mở rộng
thị trường. Các huyện, thị, thành phải tích cực triển khai tiến độ thực hiện các dự án
phát triển du lịch ở địa phương mình.
Đầu tư là địn bẩy thúc đẩy các ngành kinh tế phát triển trong đó có du lịch.
Trong những năm qua đầu tư du lịch Hậu Giang còn ít so với nhu cầu phát triển của
ngành. Là một tỉnh vừa được tách từ tỉnh có ngành du lịch phát triển khá so với cả

nước, du lịch Hậu Giang đã nhận thấy: sự thiếu hụt các cơ sở hạ tầng phục vụ phát
triển du lịch, các điểm du lịch không được đầu tư xây dựng và sử dụng đúng tiềm
năng, các di tích lịch sử, văn hố lâu ngày chưa được trùng tu, tu bổ ..
3.2.Liên hệ bản thân
Là một giáo viên hiện đang công tác tại môi trường giáo dục , tơi có một số ý
kiến đề xuất để giúp Hậu Giang ngày một phát triển đó là đẩy nhanh tiến độ thực
hiện các dự án du lịch, các dự án hạ tầng giao thông tại các điểm xây dựng các sản
phẩm du lịch. Bố trí nguồn nhân lực thích hợp để triển khai các đề án quy hoạch phát
triển du lịch của tỉnh. Phát huy nguồn xã hội hóa phát triển lĩnh vực này, để làm sao
nhà nhà làm du lịch, người người làm du lịch; nâng cao hiệu quả xúc tiến du lịch,
phát huy vai trò của cơ quan truyền thông, phấn đấu sớm đưa du lịch trở thành ngành
kinh tế mũi nhọn của tỉnh.
Ngoài ra cần nâng cao cơ sở vật chất kỹ thuật là một yếu tố quan trọng trong cấu
thành của sản phẩm du lịch. Việc thiết kế và phát triển hiệu quả các tiện nghi phù hợp
không những sẽ tạo nên sự độc đáo, hấp dẫn của khu du lịch mà còn nâng cao hiệu
quả kinh tế và đầu tư. Nó góp phần tạo ra sự khác biệt giữa các khu du lịch, giữ gìn,
bảo vệ và tơn tạo cảnh quan của khu du lịch.


Với một ngành du lịch phát triển có đủ sự hấp dẫn thì hoạt động mua bán thường
chiếm một tỷ trọng lớn trong cơ cấu chi tiêu của khách. Vì vậy trong thời gian tới
việc khôi phục và phát triển các ngành nghề truyền thống tại Hậu Giang sẽ góp phần
tạo nên sự hấp dẫn đối với du khách và tăng khả năng chi tiêu của họ khi đi du lịch.
Đồng thời xây dựng hệ thống các chợ và siêu thị cũng sẽ góp phần thỏa mãn các nhu
cầu đa dạng của khách du lịch.

KẾT LUÂN
Vùng đất Hậu Giang còn nhiều tiềm năng tự nhiên chưa được khai thác hết, là
nơi mưa thuận gió hịa thích hợp phát triển nền kinh tế nơng nghiệp nhiệt đới. Miền
đất Hậu Giang cịn lưu giữ và bảo tồn nhiều di tích lịch sử, văn hóa đậm đà bản sắc

dân tộc miền sơng nước Nam Bộ, rất thuận lợi cho phát triển du lịch. Nhân dân các
dân tộc trong tỉnh Hậu Giang có truyền thống đoàn kết, cần cù lao động, sáng tạo,
vượt qua những khó khăn, thách thức để xây dựng quê hương, hịa nhập với tiến trình
phát triển của đất nước và hội nhập kinh tế.
Trên bước đường đi tới Hậu Giang mong muốn hợp tác phát triển có hiệu quả với
các tỉnh bạn, các tổ chức quốc tế và bè bạn gần xa. Với tiềm năng sẵn có và truyền
thống mến khách, Hậu Giang ln mở rộng cửa chào đón các nhà đầu tư trong và
ngoài nước đến đầu tư. Đến với Hậu Giang các nhà đầu tư sẽ được tạo mọi điều
kiện thuận lợi nhất để thực hiện thành công dự án.
Vì vậy việc nghiên cứu và xây dựng những mơ hình du lịch kết hợp đa dạng là
một việc rất cần thiết để góp phần vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế và đưa du lịch
trở thành một ngành kinh tế quan trọng của đồng bằng sông Cửu Long nói chung và
của tỉnh Hậu Giang nói riêng, và cuối cùng cần phải tiếp tục phát huy vai trò, trách
nhiệm của cả hệ thống chính trị trong cơng tác phát triển du lịch, nhất là nâng cao ý
thức của người dân, doanh nghiệp và cộng đồng trong xây dựng và bảo vệ hình ảnh
đất và người Hậu Giang.


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Giáo Trình Triết Học Mac-Lenin –Nhà Xuất Bản Lí Luận Chính Trị
2. Biến đổi của quan hệ sản xuất ở Việt Nam hiện nay: Thực trạng và những vấn đề
đặt ra –Trường ĐH KH Xã Hội Nhân Văn
3. Những Nguyên Lí Cơ Bản Của Chủ Nghĩa Mac-Lenin- Nguyễn Viết Thơng (tổng
chủ biên)
4. Tìm hiểu đất Hậu Giang- Sơn Nam
5. Tài liệu giáo dục địa phương tỉnh Hậu Giang –Sở GD Hậu Giang




×