Tải bản đầy đủ (.docx) (113 trang)

KIỂM SOÁT HOẠT ĐỘNG GIẢI NGÂN VÀ SAU GIẢI NGÂN ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM (VIETINBANK) - CHI NHÁNH LẠNG SƠN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (571.11 KB, 113 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
----------------

NGUYỄN THỊ NGỌC LAN

KIỂM SOÁT HOẠT ĐỘNG GIẢI NGÂN VÀ SAU
GIẢI NGÂN ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI
NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM
(VIETINBANK) - CHI NHÁNH LẠNG SƠN

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ

HÀ NỘI, NĂM 2020


TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
----------------

NGUYỄN THỊ NGỌC LAN

KIỂM SOÁT HOẠT ĐỘNG GIẢI NGÂN VÀ SAU
GIẢI NGÂN ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI
NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM
(VIETINBANK) - CHI NHÁNH LẠNG SƠN

Chuyên ngành: Quản lý công
Mã ngành: 8340410

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS ĐỖ THỊ TÁM



HÀ NỘI, NĂM 2020


LỜI CAM ĐOAN
Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật. Tôi
cam kết bằng danh dự cá nhân rằng nghiên cứu này này do tôi tự thực hiện và
không vi phạm yêu cầu về sự trung thực trong học thuật.
Các thông tin, số liệu và kết quả nghiên cứu của luận văn này là khách
quan, trung thực và không trùng lặp với các cơng trình nghiên cứu đã cơng bố. Tơi
cũng cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đều được trân
trọng cảm ơn.
Hà Nội, ngàythángnăm 2020
Học viên
NGUYỄN THỊ NGỌC LAN


LỜI CẢM ƠN
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Đỗ Thị Tám - người đã tận
tình hướng dẫn tơi về mặt khoa học để tơi hồn thành luận văn này.
Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy cô giáo Trường Đại học Kinh tế quốc dân
về những ý kiến đóng góp thẳng thắn, sâu sắc và giúp đỡ tận tình để tơi hồn thành
bài luận văn thạc sỹ của mình.
Tơi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới lãnh đạo, toàn thể cán bộ nhân
viên tại Vietinbank chi nhánh Lạng Sơn đã cung cấp thông tin phục vụ cho việc
phân tích cũng như những lời góp ý để tơi hồn thành bài luận văn.
Tơi xin tỏ lịng biết ơn gia đình, đồng nghiệp, những người bạn thân thiết đã
thường xuyên động viên, tạo điều kiện giúp đỡ tơi những lúc khó khăn nhất để tơi
vượt qua và hồn thành khóa học đào tạo thạc sỹ.
Hà Nội, ngày thángnăm 2020

Học viên
NGUYỄN THỊ NGỌC LAN


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH
TĨM TẮT LUẬN VĂN...........................................................................................i
MỞ ĐẦU..................................................................................................................1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM SOÁT HOẠT ĐỘNG GIẢI NGÂN
VÀ SAU GIẢI NGÂN ĐỐI VỚI CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI
CHI NHÁNH NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI......................................................8
1.1. Hoạt động giải ngân và sau giải ngân đối với cho vay khách hàng cá
nhân tại chi nhánh ngân hàng thương mại............................................................8
1.1.1. Hoạt động cho vay khách hàng cá nhân của chi nhánh ngân hàng thương
mại....................................................................................................................... 8
1.1.2. Hoạt động giải ngân đối với cho vay khách hàng cá nhân của chi
nhánh ngân hàng thương mại............................................................................11
1.1.3. Hoạt động sau giải ngân đối với cho vay khách hàng cá nhân của chi
nhánh ngân hàng thương mại............................................................................13
1.2. Kiểm soát hoạt động giải ngân và sau giải ngân đối với cho vay khách
hàng cá nhân của chi nhánh ngân hàng thương mại..........................................15
1.2.1. Khái niệm kiểm soát hoạt động giải ngân và sau giải ngân đối với
cho vay khách hàng cá nhân của chi nhánh ngân hàng thương mại..................15
1.2.2. Tổ chức bộ máy kiểm soát hoạt động giải ngân và sau giải ngân đối
với cho vay khách hàng cá nhân của chi nhánh ngân hàng thương mại............15

1.2.3. Mục tiêu và nguyên tắc kiểm soát hoạt động giải ngân và sau giải
ngân đối với cho vay khách hàng cá nhân của chi nhánh ngân hàng thương mại
.......................................................................................................................... 16
1.2.4. Quy trình và nội dung kiểm sốt hoạt động giải ngân và sau giải
ngân đối với cho vay khách hàng cá nhân của chi nhánh ngân hàng thương mại
.......................................................................................................................... 18
1.2.5. Nội dung kiểm soát hoạt động giải ngân và sau giải ngân đối với


cho vay khách hàng cá nhân của chi nhánh ngân hàng thương mại..................21
1.2.6. Nhân tố ảnh hưởng đến kiểm soát hoạt động giải ngân và sau giải
ngân đối với cho vay khách hàng cá nhân của chi nhánh ngân hàng thương mại
.......................................................................................................................... 23
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG KIỂM SỐT HOẠT ĐỘNG GIẢI
NGÂN VÀ SAU GIẢI NGÂN ĐỐI VỚI CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN
TẠI VIETINBANK – CHI NHÁNH LẠNG SƠN...............................................27
2.1. Khái quát về ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam chi nhánh Lạng Sơn........................................................................................27
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển......................................................27
2.1.2. Cơ cấu tổ chức và nhân sự..............................................................29
2.1.3. Kết quả kinh doanh chủ yếu............................................................32
2.2. Thực trạng giải ngân cho vay khách hàng cá nhân tại Vietinbank chi
nhánh Lạng Sơn.....................................................................................................35
2.3. Thực trạng kiểm soát hoạt động giải ngân và sau giải ngân đối với cho
vay khách hàng cá nhân tại Vietinbank chi nhánh Lạng Sơn............................37
2.3.1. Tổ chức bộ máy kiểm soát giải ngân và sau giải ngân cho vay đối
với khách hàng cá nhân tại Vietinbank chi nhánh Lạng Sơn.............................37
2.3.2. Quy trình kiểm sốt giải ngân và sau giải ngân cho vay đối với
khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - chi nhánh
Lạng Sơn...........................................................................................................42
2.3.3. Nội dung kiểm soát giải ngân và sau giải ngân cho vay đối với

khách hàng cá nhân tại Vietinbank chi nhánh Lạng Sơn...................................48
2.4. Đánh giá cơng tác kiểm sốt giải ngân và sau giải
ngân cho vay đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP
Công thương Việt Nam - chi nhánh Lạng Sơn...................................57
2.4.1. Đánh giá theo mục tiêu...................................................................57
2.4.2. Đánh giá chung...............................................................................60
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HỒN THIỆN KIỂM
SỐT HOẠT ĐỘNG GIẢI NGÂN VÀ SAU GIẢI NGÂN ĐỐI VỚI KHÁCH
HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH LẠNG SƠN....................................................................................65
3.1. Định hướng phát triển và phương hướng hồn thiện kiểm sốt hoạt
động giải ngân và sau giải ngân tại ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam -


chi nhánh Lạng Sơn...............................................................................................65
3.1.1. Định hướng phát triển Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công
thương Việt Nam - Chi nhánh Lạng Sơn...........................................................65
3.1.2. Định hướng phát triển hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam - Chi nhánh Lạng Sơn
.......................................................................................................................... 66
3.1.3. Phương hướng hồn thiện hoạt động kiểm sốt giải ngân và sau giải ngân
tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam - Chi nhánh Lạng Sơn.67
3.2. Giải pháp hồn thiện kiểm sốt hoạt động giải ngân và sau giải ngân
đối với cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP Công thương Việt
Nam - chi nhánh Lạng Sơn...................................................................................67
3.2.1. Nâng cao nhận thức của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý của chi nhánh
về vai trò của kiểm soát giải ngân và sau giải ngân tại Vietinbank chi nhánh Lạng
Sơn.................................................................................................................... 67
3.2.2. Đảm bảo số lượng và chất lượng nguồn nhân lực thực hiện cơng
tác kiểm sốt.....................................................................................................68
3.2.3. Hồn thiện quy trình kiểm sốt giải ngân và sau giải ngân tại ngân

hàng TMCP Công thương Việt Nam - chi nhánh Lạng Sơn..............................71
3.2.4. Tăng cường ứng dụng công nghệ thơng tin trong hoạt động kiểm
sốt giải ngân và sau giải ngân tại ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam chi nhánh Lạng Sơn...........................................................................................73
3.2.5. Một số giải pháp khác.....................................................................74
3.3. Kiến nghị.................................................................................................76
3.3.1. Kiến nghị với ngân hàng nhà nước.................................................76
3.3.2. Kiến nghị với ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam...............79
KẾT LUẬN............................................................................................................82
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt
DVKH
GTCG
KHCN
KHDN
KSV
NHNN
NHTM
TCTD
TMCP
Vietinbank

Giải nghĩa
Dịch vụ khách hàng
Giấy tờ có giá
Khách hàng cá nhân
Khách hàng doanh nghiệp

Kiểm soát viên
Ngân hàng nhà nước
Ngân hàng thương mại
Tổ chức tín dụng
Thương mại cổ phần
Ngân hàng cổ phần Cơng Thương Việt Nam


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1.Tình hình dư nợ tín dụng của VietinBank chi nhánh Lạng Sơn giai đoạn
2017-2019..............................................................................................35
Bảng 2.2. Tình hình giải ngân cho KHCN tại Vietinbank chi nhánh Lạng Sơn.......37
Bảng 2.3. Cơ cấu hồ sơ giải ngan theo hình thức giải ngân.....................................39
Bảng 2.4. Cơ cấu hồ sơ giải ngân theo số lần giải ngân...........................................40
Bảng 2.5. Tiến độ giải ngân của các hồ sơ vay vốn của KHCN...............................40
Bảng 2.6. Đội ngũ cán bộ nhân viên tham gia bộ máy kiểm soát giải ngân và sau
giải ngân tại Vietinbank..........................................................................43
Bảng 2.7. Đánh giá của cán bộ nhân viên về tổ chức bộ máy kiểm soát hoạt động
giải ngân và sau giải ngân......................................................................44
Bảng 2.8. Số lượng hồ sơ KHCN được kiểm soát giải ngân giai đoạn 2017 - 2019 46
Bảng 2.9. Đánh giá của các cán bộ nhân viên về quy trình kiểm soát giải ngân và
sau giải ngân tại Vietinbank chi nhánh Lạng Sơn...................................51
Bảng 2.10. Kết quả kiểm soát hoạt động giải ngân của Vietinbank chi nhánh Lạng Sơn.......52
Bảng 2.11. Đánh giá nội dung kiểm sốt hoạt động giải ngân.................................54
Bảng 2.12. Tình hình sử dụng các biện pháp để nhận dạng và đo lường rủi ro
sau giải ngân.........................................................................................56
Bảng 2.13. Các biện pháp được sử dụng để kiểm soát sau giải ngân tại Vietinbank
chi nhánh Lạng Sơn................................................................................57
Bảng 2.14. Đánh giá của cán bộ nhân viên đối với kiểm soát hoạt động sau giải
ngân tại Vietinbank chi nhánh Lạng Sơn................................................59

Bảng 2.15. Tình hình phát hiện ra các sai sót trong qua trình kiểm sốt giải ngân tại
Vietinbank chi nhánh Lạng Sơn.............................................................60
Bảng 2.16. Kết quả nhận dạng rủi ro sau giải ngân tại Vietinbank chi nhánh Lạng Sơn.61
Bảng 2.17. Tỷ lệ nợ quá hạn của Vietinbnak chi nhánh Lạng Sơn giai đoạn 2017 – 2019 62
Bảng 2.18. Tình hình nợ xấu của KHCN tại Vietinbank chi nhánh Lạng Sơn giai
đoạn 2017 – 2019...................................................................................62
Bảng 2.19. Tỷ lệ trích lập dự phịng cho KHCN tại Vietinbank chi nhánh Lạng Sơn.....63


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1. Tổ chức bộ máy kiểm soát hoạt động giải ngân và sau giải ngân tại chi
nhánh NHTM.........................................................................................17
Hình 2.1. Cơ cấu tổ chức của VietinBank Chi nhánh Lạng Sơn..............................31
Hình 2.2. Tình hình huy động vốn của VietinBank chi nhánh Lạng Sơn giai đoạn
2017-2019..............................................................................................34
Hình 2.3. Biểu đồ tăng trưởng dư nợ tín dụng của VietinBank chi nhánh Lạng Sơn
giai đoạn 2017-2019...............................................................................36
Hình 2.4. Tổ chức bộ máy kiểm soát hoạt động giải ngân và hoạt động sau giải ngân
tại Vietinbank chi nhánh Lạng Sơn.........................................................41
Hình 2.5. Quy trình kiểm sốt giải ngân tại Vietinbank chi nhánh Lạng Sơn..........45
Hình 2.6. Tình hình sai sót trong q trình bàn giao và lưu trữ hồ sơ......................47
Hình 2.7. Quy trình kiểm sốt sau giải ngân tại Vietinbank chi nhánh Lạng Sơn....50


TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
----------------

NGUYỄN THỊ NGỌC LAN

KIỂM SOÁT HOẠT ĐỘNG GIẢI NGÂN VÀ SAU

GIẢI NGÂN ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI
NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM
(VIETINBANK) - CHI NHÁNH LẠNG SƠN

Chuyên ngành: Quản lý công
Mã ngành: 8340410

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ

HÀ NỘI, NĂM 2020


1

TÓM TẮT LUẬN VĂN
Tại địa bàn tỉnh Lạng Sơn, đặc thù kinh doanh vùng biên nên số lượng các
các cá nhân, hộ gia đình kinh doanh bn bán xuất nhập khẩu tiểu ngạch chiếm số
lượng tương đối lớn. Đây được coi là đối tượng khách hàng tiềm năng trên địa bàn
nhưng lại là đối tượng còn bị hạn chế về năng lực sản xuất, quy mô, năng lực cạnh
tranh so với các doanh nghiệp. Nguyên nhân chủ yếu là lĩnh vực kinh doanh đa dạng
nhưng lại thiếu năng lực quản lý tổng thể, thiếu minh bạch tài chính, hóa đơn chứng
từ thiếu sự chuẩn xác dẫn đến việc khó tiếp cận vốn vay hơn các doanh nghiệp.
Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (Vietinbank) - Chi nhánh Lạng
Sơn là một trong các ngân hàng thương mại lớn trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn, cũng
khơng nằm ngồi xu thế tập trung tăng trưởng hoạt động tín dụng bán lẻ. Tại chi
nhánh, dư nợkhách hàng cá nhân, hộ gia đình chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong
tổng dư nợ của Chi nhánh. Năm 2019, dư nợ khách hàng bán lẻ đạt 2327 tỷ đồng
trên tổng dư nợ chi nhánh đạt 3897 tỷ đồng, chiếm 59.7% tổng dư nợ. Đây thực sự
là con số ấn tượng. Thời gian qua, phân khúc khách hàng cá nhân thực sự mang lại
lợi nhuận cao cho chi nhánh, góp phần vào sự phát triển bền vũng của Ngân hàng.

Tuy nhiên tỷ lệ nợ xấu cho vay KHCN lại có xu hướng gia tăng từ 2,14% (năm
2017) lên 2,19%. Ngun nhân chính một phần là do cơng tác kiểm sốt giải ngân
và sau giải ngân vẫn cịn nhiều hạn chế như tổ chức bộ máy còn chồng chéo, hiệu
quả của cơng tác kiểm sốt giải ngân thấp, việc sử dụng các phương pháp nhận diện
rủi ro trong quá trình kiểm sốt giải ngân va sau giải ngân ít được sử dụng, các biện
pháp kiểm soát rủi ro đưa ra khá nhiều nhưng lại khơng hiệu quả.
Do đó vấn đề kiểm soát hoạt động giải ngân và sau giải ngân là một trong
những bước quan trọng nhất trong quy trình hoạt động cho vay, đảm bảo việc sử dụng
vốn vay đúng mục đích, tăng cường q trình quản lý vốn vay khách hàng một cách an
toàn và hiệu quả nhất. Do vậy, Vietinbank - Chi nhánh Lạng Sơn cần thiết có những
nghiên cứu cụ thể để phân tích và đánh giá thực trạng hoạt động kiểm soát giải ngân
nhằm đưa racác giải pháp nhằm phát triển tốt dư nợ khách hàng cá nhân. Từ những lý
do trên, tác giả chọn đề tài "Kiểm soát hoạt động giải ngân và sau giải ngân đối với


2

cho vay Khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam
(Vietinbank) - Chi nhánh Lạng Sơn" làm đề tài nghiên cứu của luận văn thạc sỹ.
Luận văn được thực hiện nhằm đạt được các mục tiêu nghiên cứu sau:
- Hệ thống hóa cơ sở lý thuyết về kiểm soát hoạt động giải ngân và sau giải
ngân đối với cho vay khách hàng cá nhân của ngân hàng thương mại.
- Phân tích thực trạng kiểm sốt hoạt động giải ngân và sau giải ngân tại
Vietinbank chi nhánh Lạng Sơn. Đánh giá được những kết quả đạt được, hạn chế và
nguyên nhân hạn chế.
- Đề xuất các giải pháp hồn thiện kiểm sốt hoạt động giải ngân và sau giải
ngân tại Vietinbank chi nhánh Lạng Sơn.

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM SOÁT HOẠT ĐỘNG GIẢI
NGÂN VÀ SAU GIẢI NGÂN ĐỐI VỚI CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ

NHÂN TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
Nội dung chương 1 tác giả hệ thống hóa cơ sở lý thuyết về kiểm soát hoạt
động giải ngân và sau giải ngân đối với khách hàng cá nhân tại chi nhánh ngân hàng
thương mại bao gồm: Khái niệm, mục tiêu, quy trình, nội dung và các nhân tố ảnh
hưởng đến kiểm soát hoạt động giải ngân và sau giải ngân hàng tại Vietinbank chi
nhánh Lạng Sơn. Cụ thể:
Kiểm soát giải ngân của ngân hàng thương mại được hiểu là việc thực hiện
kiểm tra, kiểm soát hồ sơ giải ngân, các thủ tục giải ngân và hình thức giải ngân để
đảm bảo tính đầy đủ thông tin của các hồ sơ để thực hiện giải ngân, đảm bảo công
tác giải ngân được thực hiện đúng đối tượng với hình thức giải ngân phù hợp.
Kiểm sốt hoạt động sau giải ngân của ngân hàng thương mại một khâu
trong quy trình cho vay căn bản của NHTM, là tập hợp quá trình nhận diện, đo
lường, đánh giá, kiểm soát và báo cáo rủi ro sau cho vay nhằm bảo đảm cho tiền
vay được sử dụng đúng mục đích đã cam kết, phát hiện và chấn chỉnh kịp thời
những sai phạm có thể ảnh hưởng đến khả năng thu hồi nợ sau này (Nguyễn Văn
Tiến, 2009).
Mục tiêu của hoạt động giải ngân và sau giải ngân của ngân hàng thương mại


3

cụ thể như sau: (1) Đảm bảo bộ hồ sơ giải ngân đầy đủ, hợp pháp, công tác giải
ngân được thực hiện đúng đối tượng, đúng mục đích sử dụng vốn; (2) Đảm bảo
nhận dạng rủi ro sau giải ngân một cách kịp thời; (3) Đề xuất được các giải pháp để
kiểm soát, hạn chế rủi ro sau giải ngân; (4) Nâng cao chất lượng tín dụng khách
hàng cá nhân
Nội dung kiểm soát hoạt động giải ngân bao gồm: Kiểm soát, phê duyệt báo
cáo đề xuất giải ngân; Kiểm tra việc bàn giao hồ sơ cho GDV; Kiểm tra hạch toán
giải ngân vốn vay. Nội dung kiểm soát đối với hoạt động sau giải ngân bao gồm: (1)
Nhận diện và đo lường rủi ro sau giải ngân; (2) Kiểm soát rủi ro sau giải ngân.

Nhân tố ảnh hưởng đến kiểm soát hoạt động giải ngân và sau giải ngân đối
với cho vay khách hàng cá nhân của chi nhánh ngân hàng thương mại bao gồm:
(1) Nguyên nhân thuộc về chi ngân hàng thương mại: Quan điểm của lãnh đạo về
kiểm soát hoạt động giải ngân và sau giải ngân; Nguồn nhân lực; Ứng dụng công
nghệ thông tin. (2) Nhân tố bên ngồi: Mơi trường pháp lý; Mơi trường cơng nghệ;
Khách hàng.

CHƯƠNG 2. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG KIỂM SỐT HOẠT ĐỘNG
GIẢI NGÂN VÀ SAU GIẢI NGÂN ĐỐI VỚI CHO VAY KHÁCH HÀNG
CÁ NHÂN TẠI VIETINBANK – CHI NHÁNH LẠNG SƠN
Nội dung chương 2, luận văn đi sâu vào phân tích thực trạng kiểm soát hoạt
động giải ngân và sau giải ngân đối với cho vay khách hàng cá nhân tại Vietinbank
chi nhánh Lạng Sơn giai đoạn 2017 – 2019 thông qua các nội dung cụ thể như: (1)
Tổ chức bộ máy kiểm soát giải ngân và sau giải ngân cho vay đối với khách hàng cá
nhân tại Vietinbank chi nhánh Lạng Sơn; (2) Quy trình kiểm sốt giải ngân và sau
giải ngân cho vay đối với khách hàng cá nhân tại Vietinbank chi nhánh Lạng Sơn;
(3) Nội dung kiểm soát giải ngân và sau giải ngân cho vay đối với khách hàng cá
nhân tại Vietinbank chi nhánh Lạng Sơn. Trên cơ sở phân tích thực trạng, luận văn
đánh giá được những kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân hạn chế. Cụ thể
như sau.
Cơng tác kiểm sốt giải ngân và sau giải ngân đã đạt được những kết quả


4

nhất định. Cụ thể như sau:
Cơng tác kiểm sốt giải ngân và sau giải ngân đã đạt được những kết quả
nhất định. Cụ thể như sau:
Thứ nhất, về tổ chức bộ máy kiểm soát: Tổ chức bộ máy kiểm soát được
đánh giá là khá hợp lý, phân công trách nhiệm rõ ràng cho từng phòng ban, từng đối

tượng.
Thứ hai, về quy trình kiểm sốt giải ngân và sau giải ngân: Quy trình đã
được xây dựng cụ thể ở cấp chi nhánh, tạo điều kiện thuận lợi cho chi nhánh trong
hoạt động kiểm soát giải ngân và sau giải ngân.
Thứ ba, về nội dung kiểm soát giải ngân và sau giải ngân
- Cơng tác kiểm sốt giải ngân đã giúp cho chi nhánh kịp thời phát hiện ra
những hồ sơ chưa đầy đủ hồ sơ giấy tờ, hồ sơ không hợp lệ. Cụ thể trong giai đoạn
2017 – 2019 công tác kiểm soát giải ngân đã giúp cho chi nhánh phát hiện ra 57 hồ
sơ không đầy đủ giấy tờ, hoặc giấy tờ không hợp lệ. 46 hồ sơ không giải ngân đúng
hạn và 28 hồ sơ bị lỗi trong quá trình bàn giao hồ sơ. Việc phát hiện kịp thời các hồ
sơ khơng hợp lệ trong q trình giải ngân đã giúp cho ngân hàng tránh được các
nguy cơ rủi ro do các vấn đề giải ngân không hợp lý gây lên.
- Cơng tác kiểm tra, kiểm sốt phương thức giải ngân cũng rất quan trọng. Số
liệu thống kê cho, phần lớn Chi nhánh đã thực hiện một cách nghiêm túc hình thức
giải ngân, số tiền gửi ngân theo đúng quy định của NHTM. Theo đó, 100% các
khoản giải ngân đều phù hợp với yêu cầu của khách hàng và u cầu của ngân hàng.
Tiêu chí “Cơng tác kiểm sốt giải ngân được thực hiện một các đầy đủ”; “Công tác
kiểm soát giải ngân được thực hiện một cách khách quan, minh bạch” được đánh
giá khá tốt với mức điểm trung bình đạt trên 4 điểm.
- Chi nhánh đã sử dụng đầy đủ các phương pháp nhận dạng và đo lường rủi
ro như kiểm tra sau khi vay vốn, viếng thăm trực tiếp, yêu cầu cung cấp bản thu
nhập sau khi vay vốn, định giá lại tài sản bảo đảm.
- Các biện pháp kiểm soát rủi ro đã được thực khá đầy đủ như Thu hồi trước
nợ; Số lượng hồ sơ phải bổ sung tài sản bảo đảm; Trích lập thêm dự phòng; Hỗ trợ


5

cho các KH gặp khó khăn.
- Các mục tiêu đưa ra đều đã phần nào đạt được.

Bên cạnh những kết quả đạt được thì cơng tác kiểm sốt giải ngân và sau giải
ngân vẫn còn nhiều hạn chế. Các hạn chế cụ thể như sau:
Bên cạnh những kết quả đạt được thì cơng tác kiểm sốt giải ngân và sau giải
ngân vẫn còn nhiều hạn chế. Các hạn chế cụ thể như sau:
Thứ nhất, cơ cấu tổ chức bộ máy vẫn cịn nhiều hạn chế. Cụ thể, các tiêu chí
như “Tổ chức bộ máy kiểm soát giải ngân và sau giải ngân tại chi nhánh khoa học,
hợp lý”; “Bộ máy kiểm sốt có sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ phận trong chi
nhánh” chỉ được đánh giá với mức điểm trung bình lần lượt đạt 3,07/5 điểm và
3,41/5 điểm. Số lượng cán bộ nhân viên trong bộ máy kiểm sốt giải ngân cịn thiếu
và yếu về trình độ chun mơn.
Thứ hai, về quy trình kiểm sốt hoạt động giải ngân và sau giải ngân: Vẫn
còn khá chồng chéo, chưa phù hợp với các trường hợp cụ thể.
Thứ ba, về nội dung kiểm soát hoạt động giải ngân và sau giải ngân:
- Theo đánh giá của các cán bộ nhân viên được khảo sát về cơng tác kiểm
sốt giải ngân thì nhiều cán bộ nhân viên đánh giá khơng thực sự được đánh giá
cao về tính hiệu quả. Theo đó, tiêu chí “Cơng tác kiểm sốt giải ngân rất hiệu
quả”; “Cơng tác kiểm sốt giải ngân giúp chi nhánh kiểm sốt được các rủi ro
xảy ra trong q trình giải ngân” chỉ đạt được mức điểm trung bình lần lượt là
3,17/5 điểm và 3,41/5 điểm.
- Mặc dù các phương pháp được sử dụng để nhận diện rủi ro và đo lường đã
được chi nhánh ứng dụng trong việc nhận dạng và đo lường được các rủi ro xảy ra
nhưng mới chỉ sử dụng ở tần suất rất thấp, sử dụng cho có nhưng chưa thực sự hiệu
quả. Tỷ lệ số lần viếng thăm, số hồ sơ yêu cầu cung cấp bảng thu nhập sau khi vay
vốn; Số hồ sơ được kiểm tra lại mục đích vay vốn; Số hồ sơ được kiểm tra định giá
lại tài sản bảo đảm chiếm tỷ lệ rất thấp trong tổng số hồ sơ đang vay vốn tại chi
nhánh.
- Các biện pháp kiểm soát rủi ro đã được đưa ra khá đầy đủ nhưng lại chưa
thực sự hiệu quả. Nguyên nhân là do việc thu hồi nợ trước hạn sẽ rất khó đối với



6

những khách hàng cá nhân cố tình sử dụng vốn sai mục đích, đã chi tiêu tồn bộ số
vốn vay được của ngân hàng. Việc bổ sung thêm tài sản bảo đảm của khách hàng là
rất khó khăn khi nhiều KHCN khơng có tài sản bảo đảm nào khác. Kết quả khảo sát
cho thấy, các tiêu chí “Các cán bộ tín dụng thường xun viếng thăm các KHCN có
khoản vay cao và dấu hiệu rủi ro”; “Các cán bộ tín dụng và hỗ trợ tín dụng thường
xuyên yêu cầu KH cung cấp các thông tin, sao kê bảng lương sau khi vay vốn”; Tất
cả các khoản cho vay sau khi giải ngân đều được kiểm tra mục đích sử dụng vốn
vay”; “Các biện pháp kiểm soát rủi ro đưa ra đều rất hiệu quả” bị đánh giá rất thấp
với mức điểm trung bình chỉ đạt dưới 3 điểm.
- Một số mục tiêu không đạt như mục tiêu nâng cao chất lượng tín dụng đối
với khách hàng cá nhân. Theo đó, các chỉ tiêu về chất lượng tín dụng như tỷ lệ nợ
quá hạn, tỷ lệ nợ xấu, tỷ lệ trích lập dự phịng rủi ro đều có xu hướng tăng lên.
Các hạn chế trên xuất phát từ các nguyên nhân sau:
Nguyên nhân bên trong: Các cán bộ lãnh đạo, quản lý chưa thực sự quan tâm
và đề cao vai trò của cơng tác kiểm sốt giải ngân và sau giải ngân; Nguồn nhân lực
liên quan trực tiếp và gián tiếp đến cơng tác kiểm sốt hoạt động giải ngân và sau
giải ngân theo đánh giá vẫn còn thiếu và yếu về trình độ chun mơn; quy trình
kiểm sốt khơng được đánh giá cao; Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt
động kiểm soát giải ngân và sau giải ngân chưa được thực hiện phổ biến.
Ngun nhân bên ngồi: Mơi trường pháp lý, thủ tục kiếm soát chưa chặt chẽ
và chưa phát huy tác dụng; Công tác giám sát từ xa và việc áp dụng công nghệ tin
học trong kiểm tra, kiểm sốt cịn hạn chế; Nhiều khách hàng có đạo đức khơng tốt,
cố tính trốn nợ và sử dụng các hành vi làm giả giấy tờ lừa đảo ngân hàng.

CHƯƠNG 3. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HỒN THIỆN KIỂM
SỐT HOẠT ĐỘNG GIẢI NGÂN VÀ SAU GIẢI NGÂN ĐỐI VỚI KHÁCH
HÀNG CÁ NHÂN TẠI VIETINBANK - CHI NHÁNH LẠNG SƠN
Xuất phát từ các hạn chế trên, luận văn đã đề xuất một số giải pháp cụ thể

như sau:


7

- Nâng cao nhận thức của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý của chi nhánh về
vai trò của kiểm soát giải ngân và sau giải ngân tại Vietinbank chi nhánh Lạng Sơn:
các cán bộ quản lý tại chi nhánh luôn thận trọng trong các hoạt động kinh doanh của
chi nhánh; việc lựa chọn đội ngũ cán bộ lãnh đạo phải đảm bảo tiêu chí đầu tiên đó
là đạo đức nghề nghiệp và trách nhiệm trong công việc; cán bộ lãnh đạo cần thống
nhất ý thức tuân thủ pháp luật và tôn trọng các quy tắc đạo đức kinh doanh xuyên
suốt các cấp điều hành, quản lý của ngân hàng.
- Đảm bảo số lượng và chất lượng nguồn nhân lực thực hiện cơng tác kiểm
sốt: Đảm bảo số lượng cán bộ nhân viên thực hiện cơng tác kiểm sốt tại
Vietinbank chi nhánh Lạng Sơn; Đảm bảo chất lượng cán bộ nhân viên thực hiện
cơng tác kiểm sốt tại Vietinbank chi nhánh Lạng Sơn.
- Hồn thiện quy trình kiểm sốt giải ngân và sau giải ngân tại Vietinbank:
Trong quy trình kiểm sốt nội bộ cần xây dựng một chương trình kiểm soát nội bộ
chuẩn áp dụng cho từng nội dung kiểm sốt. Chương trình này sẽ bao gồm: các
bước thực hiện kiểm soát và hệ thống phương pháp kiểm soát áp dụng cho từng loại
hình và nghiệp vụ cần kiểm sốt.
- Tăng cường ứng dụng cơng nghệ thơng tin trong hoạt động kiểm soát giải
ngân và sau giải ngân tại Vietinbank chi nhánh Lạng Sơn: Thông qua ứng dụng
công nghệ thơng tin cho phép cán bộ kiểm tra có thể tiếp cận và giám sát hoạt động
của các bộ phận nghiệp vụ mà không cần can thiệp vào hoạt động bình thường của
đơn vị, truy xuất thơng tin nhanh và theo những mẫu, tiêu chí linh hoạt; tăng cường
sử dụng các phần mềm kiểm soát nội bộ chuyên dụng, hỗ trợ cho q trình xử lý
cơng việc của cán bộ kiểm tra.
- Một số giải pháp khác: Giải pháp nâng cao chất lượng thu thập và xử lý
thơng tin tín dụng; Hoàn thiện hệ thống cảnh báo sớm về các khoản vay có vấn đề

sau khi cho vay;


8

KẾT LUẬN
Hoạt động tín dụng vẫn là hoạt động mang lại thu nhập chủ yếu cho các ngân
hàng thương mại. Cơng tác kiểm tra, kiểm sốt hoạt động tín dụng tại các NHTM
đang rất được quan tâm để giảm thiểu rủi ro tín dụng có thể xảy ra, từ đó gia tăng
hiệu quả hoạt động của các NHTM. Tuy nhiên, các NHTM thường mới chỉ quan
tâm hoạt động trước, trong khi cho vay như việc phân tích, thẩm định tín dụng, ra
quyết định cho vay và quyết định giải ngân. Tuy nhiên, hoạt động kiểm tra, kiểm
soát sau khi giải ngân ít được quan tâm. Đặc biệt là với đối tượng cho vay là KHCN
bởi các món vay của KHCN thường là nhỏ, ít được quan tâm. Do đó, việc nghiên
cứu kiểm soát hoạt động giải ngân và sau giải ngân đối với KHCN tại Vietinbank
chi nhánh Lạng Sơn là rất cần thiết.
Luận văn đã hệ thống hóa được cơ sở lý luận về kiểm soát giải ngân và sau
giải ngân đối với KHCN tại NHTM. Trên cơ sở đó, đi phân tích đánh giá thực trạng
kiểm sốt giải ngân và sau giải ngân đối với KHCN tại Vietinbank chi nhánh Lạng
Sơn giai đoạn 2017 – 2019. Đánh giá được những kết quả đạt được, những hạn chế
và nguyên nhân hạn chế. Trên cơ sở đó, tác giả đã đề xuất được 5 nhóm giải pháp
để hồn thiện kiểm sốt giải ngân và sau giải ngân đối với KHCN tại Vietinbank chi
nhánh Lạng Sơn nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của Chi nhánh.
Mặc dù đã rất nỗ lực cố gắng nhưng do đối tượng nghiên cứu rất phức tạp
cùng với năng lực nghiên cứu cịn ít của tác giả nên bài luận văn sẽ không tránh
khỏi những hạn chế nhất định. Do đó, em kính mong các Q Thầy cơ đưa ý kiến
đóng góp để bài Luận văn được hoàn thiện hơn.


TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

----------------

NGUYỄN THỊ NGỌC LAN

KIỂM SOÁT HOẠT ĐỘNG GIẢI NGÂN VÀ SAU
GIẢI NGÂN ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI
NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM
(VIETINBANK) - CHI NHÁNH LẠNG SƠN

Chuyên ngành: Quản lý công
Mã ngành: 8340410

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS ĐỖ THỊ TÁM

HÀ NỘI, NĂM 2020


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Với vị trí địa lý thuận lợi, Lạng Sơn là một trong những tỉnh miền núi có
tiềm năng phát triển kinh tế rất lớn. Là cửa ngõ giao thương với Trung quốc, nơi có
hoạt động buôn bán sầm uất. Những năm gần đây, nền kinh tế trong nước nói chung
cũng như tỉnh Lạng Sơn đã có nhiều chuyển biến tích cực, hệ thống giao thông
thuận lợi kết nối tuyến đường cao tốc Bắc Giang – Hà nội, các tuyến đường
1A,1B,4B... được nâng cấp tạo điều kiện vô cùng thuận lợi trong việc giao thương
kinh tế giữa các tỉnh trong cả nước.

Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đã tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt
động tài chính của nền kinh tế Việt Nam nói chung và ngành ngân hàng nói riêng,
đánh dấu bước phát triển mới của hệ thống ngân hàng Việt Nam. Với đặc thù của
một lĩnh vực kinh doanh đầy nhạy cảm, chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố cả trực
tiếp và gián tiếp, rủi ro ngân hàng lớn là yếu tố khơng thể tránh khỏi và có khả năng
trở thành nguy cơ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển bền vững của các
ngân hàng nói riêng và nền kinh tế nói chung. Trong đó, hoạt động cho vay của các
NHTM đã góp phần cung ứng vốn cho các pháp nhân, thể nhân, đảm bảo sự tuần
hoàn của nền kinh tế hoạt động hiệu quả cao. Các ngân hàng thương mại trên địa
bàn luôn đồng hành cùng các doanh nghiệp, cá nhân để thúc đẩy phát triển kinh tế.
Trong đó, lĩnh vực cho vay đối với các cá nhân hộ gia đình là một trong những đối
tượng khách hàng tiềm năng hoạt động kinh doanh có hiệu quả cao.
Tại địa bàn tỉnh Lạng Sơn, đặc thù kinh doanh vùng biên nên số lượng các
các cá nhân, hộ gia đình kinh doanh bn bán xuất nhập khẩu tiểu ngạch chiếm
số lượng tương đối lớn. Đây được coi là đối tượng khách hàng tiềm năng trên
địa bàn nhưng lại là đối tượng còn bị hạn chế về năng lực sản xuất, quy mô,
năng lực cạnh tranh so với các doanh nghiệp. Nguyên nhân chủ yếu là lĩnh vực
kinh doanh đa dạng nhưng lại thiếu năng lực quản lý tổng thể, thiếu minh bạch
tài chính, hóa đơn chứng từ thiếu sự chuẩn xác dẫn đến việc khó tiếp cận vốn
vay hơn các doanh nghiệp.


2

Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (Vietinbank) - Chi nhánh Lạng
Sơn là một trong các ngân hàng thương mại lớn trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn, cũng
khơng nằm ngồi xu thế tập trung tăng trưởng hoạt động tín dụng bán lẻ. Tại chi
nhánh, dư nợkhách hàng cá nhân, hộ gia đình chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong
tổng dư nợ của Chi nhánh. Năm 2019, dư nợ khách hàng bán lẻ đạt 2327 tỷ đồng
trên tổng dư nợ chi nhánh đạt 3897 tỷ đồng, chiếm 59.7% tổng dư nợ. Đây thực sự

là con số ấn tượng. Thời gian qua, phân khúc khách hàng cá nhân thực sự mang lại
lợi nhuận cao cho chi nhánh, góp phần vào sự phát triển bền vũng của Ngân hàng.
Tuy nhiên tỷ lệ nợ xấu cho vay KHCN lại có xu hướng gia tăng từ 2,14% (năm
2017) lên 2,19%. Nguyên nhân chính một phần là do cơng tác kiểm sốt giải ngân
và sau giải ngân vẫn còn nhiều hạn chế như tổ chức bộ máy cịn chồng chéo, hiệu
quả của cơng tác kiểm sốt giải ngân thấp, việc sử dụng các phương pháp nhận diện
rủi ro trong q trình kiểm sốt giải ngân va sau giải ngân ít được sử dụng, các biện
pháp kiểm sốt rủi ro đưa ra khá nhiều nhưng lại khơng hiệu quả.
Do đó vấn đề kiểm sốt hoạt động giải ngân và sau giải ngân là một trong
những bước quan trọng nhất trong quy trình hoạt động cho vay, đảm bảo việc sử dụng
vốn vay đúng mục đích, tăng cường quá trình quản lý vốn vay khách hàng một cách an
toàn và hiệu quả nhất. Do vậy, Vietinbank - Chi nhánh Lạng Sơn cần thiết có những
nghiên cứu cụ thể để phân tích và đánh giá thực trạng hoạt động kiểm soát giải ngân
nhằm đưa racác giải pháp nhằm phát triển tốt dư nợ khách hàng cá nhân. Từ những lý
do trên, tác giả chọn đề tài "Kiểm soát hoạt động giải ngân và sau giải ngân đối với
cho vay Khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam
(Vietinbank) - Chi nhánh Lạng Sơn" làm đề tài nghiên cứu của luận văn thạc sỹ.

2. Tổng quan nghiên cứu
Hiện nay hoạt động kiểm sốt cho vay nói chung và kiểm soát hoạt động giải
ngân và sau giải ngân tại các NHTM cũng đã được một số nghiên cứu nhắc đến.
Trong đó phải kể đến các cơng trình nghiên cứu tiêu biểu sau:
Phạm Thị Thủy (2015) với luận văn thạc sĩ “Kiểm soát nội bộ đối với cho
vay thương mại tại Vietinbank chi nhánh Thăng Long” của trường Đại học Kinh tế


3

Quốc dân. Luận văn đã hệ thống hóa được cơ sở lý thuyết về kiểm sốt nội bộ tín
dụng của ngân hàng thương mại. Phân tích thực trạng kiểm sốt nội bộ đối với cho

vay thương mại tại Vietinbank chi nhánh Thăng Long thời gian qua và đưa ra các
đánh giá về ưu, nhược điểm trong thực tiễn và chỉ ra các nguyên nhân của hạn chế.
Trên cơ sở đó, tác giả đã đề xuất một số giải pháp, kiến nghị để tăng cường kiểm
soát nội bộ đối với cho vay thương mại tại Vietinbank chi nhánh Thăng Long.
Lê Thanh Huệ (2016) với luận văn thạc sĩ “Tăng cường kiểm soát vốn vay
tại hệ thống ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ Thương Việt Nam” của trường Học
viện ngân hàng. Nghiên cứu đã hệ thống hóa cơ sở lý thuyết về kiểm soát vốn vay
trong ngân hàng thương mại qua các nội dung như: khái niệm về kiểm soát vốn vay
của ngân hàng thương mại, quy trình kiểm sốt hoạt động cho vay và xây dựng các
chỉ tiêu đánh giá chất lượng cơng tác kiểm sốt hoạt động sau vay của Ngân hàng
thương mại. Trên cơ sở lý thuyết được xây dựng, tác giả đã thực hiện phân tích thực
trạng hoạt động kiểm sốt vốn vay tại Techcombank thơng qua phân tích thực trạng
về quy trình hoạt động kiểm sốt vốn vay, các chỉ tiêu đánh giá hoạt động kiểm sốt
vốn vay. Từ đó đánh giá được kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân hạn chế
trong hoạt động kiểm saots vốn vay tại Techcombank. Để tăng cường kiểm soát vốn
tại tại Techcombank, tác giả đã đề xuất ra các nhóm giải pháp về lĩnh vực tín dụng,
nguồn nhân lực, công nghệ và cơ cấu tổ chức.
Đỗ Thị Thu Hương (2016) với luận văn thạc sĩ “Hoàn thiện hệ thống kiểm
sốt nội bộ hoạt động tín dụng của ngân hàng TMCP phát triển nhà TP HCM (HD
Bank)” của trường Đại học Kinh tế Quốc dân. Luận văn đã hệ thống hóa cơ sở lý
thuyết về hệ thống kiểm sốt nội bộ tín dụng, nội dung kiểm sốt nội bộ hoạt động
tín dụng của ngân hàng thương mại và các nhân tố ảnh hưởng đến kiểm sốt nội bộ
tín dụng của ngân hàng thương mại. Trên cơ sở lý thuyết đưa ra, nghiên cứu phân
tích thực trạng kiểm sốt nội bộ tín dụng tại HDBank, đánh giá được những kết quả
đạt được, những hạn chế và nguyên nhân hạn chế. Từ đó đưa ra được các giải pháp
để hồn thiện kiểm sốt nội bộ hoạt động tín dụng tại HDBank.
Hồng Hải Yến (2017) với luận văn thạc sĩ “Hoàn thiện kiểm sốt sau cho vay
tại Ngân hàng Nơng nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam – chi nhánh tỉnh



4

Đồng Tháp” của trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh. Nghiên cứu được
thực hiện trong giai đoạn 2012 – 2016. Nghiên cứu đã hệ thống hóa được cơ sở lý
thuyết về kiểm soát sau cho vay của ngân hàng thương mại như các quan điểm về
kiểm soát sau cho vay, nội dung về kiểm soát sau cho vay và các nhân tố ảnh hưởng
đến kiểm soát sau cho vay. Trên cơ sở đó, luận văn đã đi sâu vào phân tích thực
trạng kiểm sốt sau cho vay tại Vietinbank chi nhánh Đồng Tháp qua các nội dung
như cơ cấu quản lý cho vay, nhận dạng và phân tích rủi ro sau khi cho vay, đánh giá
thực trạng tn thủ quy trình cơng tác kiểm sốt cho vay. Trên cơ sở đó, tác giả đã
đề xuất các giải pháp để hồn thiện kiểm sốt sau cho vay tại Vietinbank chi nhánh
Đồng Tháp.
Tổng quan các cơng trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài cho thấy, đã có
một số cơng trình đề cập đến vấn đề kiểm sốt cho vay và kiểm sốt nội bộ hoạt
động tín dụng. Trong các nội dung đó có nhắc một phần đến vấn đề kiểm soát giải
ngân và sau giải ngân cho khách hàng. Tuy nhiên, các nghiên cứu mới chỉ nhắc đến
các vấn đề một cách chung chung và chỉ một phần nội dung rất nhỏ trong nghiên
cứu. Chưa có một cơng trình nghiên cứu nào đi sâu vào phân tích vấn đề kiểm soát
hoạt động giải ngân và sau giải ngân tại Vietinbank chi nhánh Lạng Sơn. Do đó,
luận văn của tác giả đảm bảo được tính cấp thiết cả về mặt lý thuyết và thực tiễn.

3. Mục tiêu nghiên cứu
Luận văn được thực hiện nhằm đạt được các mục tiêu nghiên cứu sau:
- Hệ thống hóa cơ sở lý thuyết về kiểm soát hoạt động giải ngân và sau giải
ngân đối với cho vay khách hàng cá nhân của ngân hàng thương mại.
- Phân tích thực trạng kiểm sốt hoạt động giải ngân và sau giải ngân tại
Vietinbank chi nhánh Lạng Sơn. Đánh giá được những kết quả đạt được, hạn chế và
nguyên nhân hạn chế.
- Đề xuất các giải pháp hồn thiện kiểm sốt hoạt động giải ngân và sau giải
ngân tại Vietinbank chi nhánh Lạng Sơn.


4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là kiểm soát hoạt động giải ngân và sau giải


5

ngân tại chi nhánh ngân hàng thương mại.

4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nội dung: Luận văn tập trung nghiên cứu kiểm soát hoạt động giải
ngân và sau giải ngân đối với khách hàng cá nhân tại Vietinbank chi nhánh Lạng
Sơn theo các yếu tố cấu thành kiểm soát.
- Phạm vi không gian: Nghiên cứu được thực hiện tại Vietinbank chi nhánh
Lạng Sơn.
- Phạm vi thời gian: luận văn đánh giá thực trạng kiểm soát hoạt động giải
ngân và sau giải ngân tại Vietinbank chi nhánh Lạng Sơn cho giai đoạn 2017 –
2019. Các giải pháp để hoàn thiện kiểm soát hoạt động giải ngân và sau giải ngân
hàng cho giai đoạn 2020 – 2025. Thời gian tiến hành khảo sát các cán bộ nhân viên
có liên quan đến hoạt động giải ngân và sau giải ngân hàng tại Vietinbank chi nhánh
Lạng Sơn từ tháng 6/2020 đến hết tháng 7/2020.

5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Khung lý thuyết

Nhân tố ảnh hưởng đến
kiểm soát hoạt động giải
ngân và sau giải ngân
của chi nhánh ngân hàng

thương mại
- Nhân tố thuộc về chi
nhánh
- Nhân tố bên ngồi

Kiểm sốt hoạt
động giải ngân và
sau giải ngân của
chi nhánh ngân
hàng thương mại
- Xây dựng bộ máy
kiểm sốt
- Quy trình kiểm
sốt
- Nội dung kiểm
sốt

Hình 1. Khung phân tích của đề tài

Mục tiêu kiểm sốt hoạt
động giải ngân và sau giải
ngân của chi nhánh ngân
hàng thương mại
- Đảm bảo công tác giải
ngân được thực hiện đúng
đối tượng, đúng mục đích
sử dụng vốn.
- Đảm bảo nhận dạng rủi
ro sau giải ngân một cách
kịp thời.

- Đề xuất được các giải
pháp để kiểm soát, hạn
chế rủi ro sau giải ngân.
- Nâng cao chất lượng tín
dụng cá nhân


×