Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

BÀI THI CUỐI kì học phần giáo dục học tiểu học phân tích nguyên tắc dạy học đảm bảo sự thống nhất giữa tính vừa sức chung và tính vừa sức riêng của học sinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (225.87 KB, 14 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM ĐÀ NẴNG
KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC

BÀI THI CUỐI KÌ

Học phần: Giáo dục học Tiểu học

Họ và tên

: PHAN THỊ ÁNH TUYẾT

Lớp

: 21DTHB2.DN2

Đà Nẵng, tháng 03 năm 2022
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

ĐỀ THI KẾT THÚC


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

GIÁO DỤC HỌC TIỂU HỌC

Nội dung đề thi
Câu I ( 3,0 điểm)

Phân tích nguyên tắc dạy học: Đảm bảo sự thống nhất giữa tính vừa sức
chung và tính vừa sức riêng của học sinh? Hãy nêu ý kiến đánh giá của anh (chị)
về việc thực hiện nguyên tắc này ở trường Tiểu học nước ta hiện nay.


Câu II ( 3,0 điểm)

Phân tích đặc điểm về tính phức hợp của các tác động giáo dục trong quá
trình giáo dục. Việc nắm vững đặc điểm này có ý nghĩa như thế nào đối với nhà
giáo dục trong quá trình giáo dục học sinh tiểu học?
Câu III (4,0 điểm)
Tình huống sư phạm: Bạn là giáo viên chủ nhiệm lớp 5A, hầu hết học sinh
trong lớp của bạn thường rất ngoan, lễ phép và chịu khó học. Chỉ có một số em
nghịch ngợm, lười học, hay bị cô giáo phê bình. Nhiều lần khi gặp các em học sinh
này trong sân trường; bạn nhận thấy những em này thường lảng tránh để tránh
phải chào cô (thầy).
1.Nếu em là cô giáo (thầy giáo) đó, em xử lý như thế nào trong tình huống
này?
2.

Để xử lý tình huống này em đã vận dụng chủ yếu nguyên tắc giáo dục nào
trong quá trình giáo dục học sinh? Trình bày nội dung nguyên tắc đó?


………………………….HẾT …………………………..
Thí sinh được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi khơng giải thích gì thêm.
Đà Nẵng, ngày 23 tháng 03 năm 2022
TRƯỞNG KHOA/ BỘ MÔN

GIÁO VIÊN RA ĐỀ
(Ký và ghi rõ họ tên)

BÀI LÀM



Câu I ( 3,0 điểm)

Phân tích nguyên tắc dạy học: Đảm bảo sự thống nhất giữa tính vừa sức
chung và tính vừa sức riêng của học sinh:
*

Nội dung nguyên tắc: Theo quan điểm dạy học phát triển, dạy học vừa sức

có nghĩa là những yêu cầu, nhiệm vụ học tập do giáo viên nêu ra phải phù hợp với
giới hạn cao nhất của vùng phát triển trí tuệ gần nhất của học sinh mà học sinh có
thể hồn thành được với sự nỗ lực cao nhất về trí tuệ và thể lực.
Ngun tắc này địi hỏi trong q trình dạy học, giáo viên phải vận dụng nội
dung, phương pháp và hình thức tổ chức dạy học phù hợp với trình độ phát triển
của trình độ chung trong lớp, đồng thời cũng phù hợp với trình độ phát triển của
từng đối tượng học sinh, thậm chí với từng cá nhân học sinh, đảm bảo cho mỗi học
sinh đều có thể phát triển ở mức tối đa so với khả năng của mình.
*Yêu cầu khi thực hiện nguyên tắc:
-

Nắm vững đặc điểm của đối tượng học sinh, từ đó giáo viên có cơ sở chuẩn
bị giáo án phù hợp với trình độ chung trong lớp, đồng thời cũng phù hợp với
trình độ phát triển của từng đối tượng cũng như từng cá nhân học sinh.

-

Trong quá trình dạy học phải đi từ dễ đến khó từ việc nắm tri thức đến việc
hình thành kỹ năng, từ việc vận dụng trí thức vào những tình huống cụ thể.

-


Giáo viên cần phải thường xuyên theo dõi tình hình lĩnh hội của học sinh để
có thể kịp thời điều chỉnh hoạt động của bản thân cũng như của học sinh.

-

Cần cá biệt hóa việc dạy học là biện pháp nhằm giúp đỡ riêng từng loại đối
tượng học sinh.


+ Tính vừa sức chung: hướng dẫn cho các em nắm được trình tự khi thực
hiện phép chia số có hai chữ số.
+ Tính vừa sức riêng: đối với học sinh trung bình - khá giáo viên chỉ dừng
lại ở mức chia số có hai đến ba chữ số cho số có hai chữ số (123 : 23; 45:15)
Phép chia thường ở dạng chia hết hoặc chỉ gồm 2 đến 3 lần thực hiện phép tính để
đi đến kết quả; tốc độ làm bài tương đối chậm và ở mức biết chưa thành thạo.
+ Đối với học sinh khá- giỏi: giáo viên có thể đưa ra các phép tốn phức tạp
như 4 chữ số chia cho hai chữ số (1234:23), khơng u cầu thực hiện đầy đủ các
bước để tìm ra kết quả thời gian thực hiện phép toán nhanh và độ chính xác cao
hơn.


Nêu ý kiến đánh giá của anh (chị) về việc thực hiện nguyên tắc này ở
trường Tiểu học nước ta hiện nay:
- Theo em ở trường TH nguyên tắc này được thực hiện thường xuyên, cụ
thể:

+

+


Thể hiện trong từng giáo án, từng tiết học hàng ngày.

+

Trong việc ra đề thi kiểm tra đánh giá học sinh.

Giáo viên chủ nhiệm còn có sổ phụ đạo học sinh theo dõi học sinh hàng
ngày, hàng tháng;

+

Đối với học sinh khuyết tật học hòa nhập giáo viên có kế hoạch riêng.

-

Đội ngũ giáo viên luôn được cập nhật, tập huấn nâng cao năng lực giảng

dạy, truyền thụ kiến thức cho học sinh: biết lập các loại kế hoạch dạy học; biết sử
dụng hiệu quả thiết bị dạy học, đặc biệt trong thời đại bùng nổ cách mạng 4.0 thì
cơng nghệ thơng tin và truyền thơng chính là cơng cụ hỗ trợ đắc lực để giáo viên
có những bài giảng lý thú, cuốn hút; biết vận dụng các phương pháp, hình thức tổ
chức dạy học hợp lý theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo, phát
triển kỹ năng cho học sinh.

-

Việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh là thước đo giúp xác

định thành tích học tập, mức độ chiếm lĩnh kiến thức, kỹ năng của các em. Từ đó
giáo viên sẽ điều chỉnh q trình dạy học của mình theo hướng phát triển năng lực

và các kỹ năng cho học sinh. Theo quy định thông tư 27/2020/TT-BGDĐT, GV
đánh giá một cách chính xác, khách quan theo quy định.


-

+

Tồn tại:

Điều kiện dạy học ở nước ta là dạy từng lớp khoảng 40 – 50 HS, điều này
đòi hỏi người GV phải tiến hành dạy học và giáo dục cả lớp như một tập thể
học tập, đồng thời phải tính đến những đặc điểm cá biệt của từng HS nhằm
đạt được hiệu quả dạy học và góp phần phát triển những tư chất tốt đẹp của
các em.

+

Áp lực thành tích các trường khiến cho 1 số trường hợp giáo viên đánh giá

HS chưa đúng năng lực dẫn đến tình trạng “ngồi nhầm lớp”.

Câu II ( 3,0 điểm)


Phân tích đặc điểm về tính phức hợp của các tác động giáo dục trong quá
trình giáo dục:

Đây là một đặc điểm rất quan trọng trong các đặc điểm của quá
trình giáo dục.

Học sinh, đối tượng của giáo dục chịu ảnh hưởng và sự tác động của nhiều
nhân tố: nhà trường, gia đình và xã hội. Ở nhà trường có sự tác động của thầy cô
giáo, của bạn bè...; trong gia đình, có tác động của cha, mẹ, anh em của nếp sống,
điều kiện kinh tế, chính trị của gia đình...; trong xã hội có ảnh hưởng của cộng
đồng và các tổ chức xã hội, của nhóm bạn các phương tiện thông tin đại chúng,
phim ảnh, sách báo.v.v. Tất cả các tác động này đan kết với nhau rất chặt chẽ và
cùng tác động lên học sinh. Những ảnh hưởng này có thể kết hợp với nhau, tạo
thành những ảnh hưởng tích cực, thống nhất, làm cho hiệu quả của q trình giáo
dục tăng lên; song chúng cũng có thể tác động đến học sinh ngược chiều nhau tạo
ra những “lực nhiễu” gây nhiều khó khăn cho nhà giáo dục, thậm chí có thể “vơ
hiệu hóa” các tác động có mục đích của nhà giáo dục. Vì vậy, cần thống nhất các
yêu cầu và các tác động giáo dục của các lực lượng giáo dục theo hướng tích cực.
Học sinh tiểu học chịu ảnh hưởng của những yếu tố trên khác với học sinh
lớn; do trình độ cịn hạn chế, khả năng tự giáo dục chưa cao, nặng về cảm tính cho
nên giáo viên cần quan tâm chỉ bảo cụ thể cho học sinh khi tham gia vào các hoạt
động và giao tiếp ở trường, ở nhà và cộng đồng, thường xuyên chung cùng các em
trao đổi, hướng dẫn chu đáo.
KLSP: Để đạt được hiệu quả trong QTGD nhà giáo dục phải biết điều chỉnh,
phối hợp được tất cả các tác động giáo dục theo chiều hướng tích cực.
-

Việc nắm vững đặc điểm này có ý nghĩa quan trọng đối với nhà giáo

dục trong quá trình giáo dục học sinh tiểu học.


-

Để hình thành một nét tính cách, một hành vi, một thói quen phù hợp
với chuẩn mực của xã hội cần có sự tác động phối hợp từ nhiều lực

lượng giáo dục như nhà trường, gia đình và các tổ chức xã hội.

-

Cần lưu ý rằng chúng ta đang sống trong một thời đại với sự phát triển mạnh
mẽ của phương tiện thông tin, với sự giao thoa giữa các nền văn hóa. Tính
phức hợp của q trình giáo dục càng thể hiện đậm nét.


Từ đặc điểm này địi hỏi cần có sự thống nhất các tác động giáo dục, cần kết
hợp chặt chẽ giữa giáo dục của gia đình, nhà trường và xã hội.
Câu III (4,0 điểm)
Tình huống sư phạm: Bạn là giáo viên chủ nhiệm lớp 5A, hầu hết học sinh
trong lớp của bạn thường rất ngoan, lễ phép và chịu khó học. Chỉ có một số em
nghịch ngợm, lười học, hay bị cơ giáo phê bình. Nhiều lần khi gặp các em học sinh
này trong sân trường; bạn nhận thấy những em này thường lảng tránh để tránh
phải chào cô (thầy).
1. Nếu em là cơ giáo (thầy giáo) đó, em xử lý như sau:
-

Đối với giáo viên: Đầu tiên em sẽ xem lại bản thân mình về thái độ, lời nói

cách cư xử với học sinh đã đúng mực chưa, có chỗ nào chưa tế nhị hay là lời nói
phê bình học sinh có nặng nề khơng.
Là giáo viên, mình cũng khơng thể lờ đi như khơng có gì xảy ra. Đây khơng
chỉ là vấn đề nhỏ nhặt, coi đó chỉ là một câu chào, mình cũng khơng cần, bỏ qua
cho xong được. Đó cịn là vấn đề về đạo đức, lễ nghĩa. Là giáo viên, không chỉ
phải dạy kiến thức cho các em mà còn phải dạy cách cư xử, giao tiếp, uốn nắn học
sinh thành những con người đạo đứa tốt, có văn hố, có trình độ. Vì coi nhẹ vấn đề
này mà nhiều giáo viên lại cảm thấy rất bình thường khi học sinh khơng chào

mình, hậu quả là ngày càng nhiều học sinh quên mất rằng chào thầy cô giáo là một
quy tắc ứng xử tối thiểu trong giao tiếp. Cũng có học sinh khi thấy thầy cơ giáo thì
vẫn chạy huỳnh huỵch, nhai nhóp nhép, chào lấy lệ mà chẳng thèm nhìn xem thầy
cơ giáo phản ứng ra sao, có nghe thấy mình chào khơng.
GV sẽ nhân dịp nào đó trong buổi học, khéo léo kể một câu chuyện tương tự
để nhắc nhở, giáo dục chung cả lớp. Nhắc cho các em hiểu đó là một việc nên làm,


một việc thể hiện văn hoá, đạo đức của con người các em, và cũng là biểu hiện tình
cảm của các em với thầy cơ giáo. Và nói với học sinh: Nếu cơ gặp học sinh của
mình ngồi đường mà các em khơng chào cơ thì cơ sẽ buồn lắm vì cơ nghĩ điều đó
là do mình đáng ghét và dữ dằn nên học sinh mới sợ và lẩn tránh khơng muốn gặp
mình”. Câu nói đùa mà thật như vậy sẽ có thể nhắc nhở học sinh chú ý, quan tâm
hơn đến thầy cô giáo.

-

Đối với học sinh: Những học sinh nghịch ngợm, hay bị mắng thường lảng
tránh không chào giáo viên cũng có thể do ngượng ngùng, xấu hổ, mặc cảm
hoặc


sợ hãi. Gv sẽ tổ chức các hoạt động như trị chơi mời em lên tham gia, hoặc nói
chuyện để cơ trị gần gũi hơn với những em này, nhẹ nhàng khuyên bảo các em
chứ không nên quá gay gắt mỗi khi phê bình hay trách phạt. Khi đã yêu q thầy
cơ giáo, có lẽ khơng có học sinh nào lại phải giả vờ như không trông thấy hoặc
lảng tránh thầy cơ giáo chỉ bởi vì… ngại phải chào.
2.

Để xử lý tình huống này em đã vận dụng chủ yếu nguyên tắc giáo dục:


-

Nguyên tắc: Đảm bảo tính mục đích của q trình giáo dục

Nội dung ngun tắc đó là:

Ngun tắc này phản ánh tính định hướng của hoạt động giáo dục. Bất
kỳ quá trình giáo dục nào cũng là hoạt động có ý thức, có mục đích của con
người nhằm phục vụ cho các quá trình xã hội, đem lại lợi ích cho cộng đồng,
cho xã hội và cho lợi ích của mỗi cá nhân.
Các hoạt động giáo dục phong phú, đa dạng, linh hoạt đến đâu, cũng
phải hướng đến việc giúp cho thế hệ trẻ hình thành và phát triển được các
phẩm chất năng lực của nhân cách. Các tác động giáo dục phải góp phần đào
tạo các thế hệ trẻ thành những người công dân, những người lao động giàu
lòng nhân ái, năng động, sáng tạo, biết sống và làm việc theo hiến pháp và
pháp luật, có tiềm năng, thích ứng với cuộc sống đang đổi mới tồn diện và
sâu sắc.
Vì vậy, nhà giáo dục nên quan tâm:


-

Hình thành cho HS những cơ sở của thế giới quan khoa học và nhân
sinh quan đúng đắn, lý tưởng xây dựng đất nước trở thành một nước
“dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”, theo
định XHCN, chủ động, sáng tạo trong quá trình học tập và rèn luyện

-


Biết học tập, tiếp thu có chọn lọc, sáng tạo, kết hợp được các giá trị
truyền thống, tinh hoa văn hóa đạo đức của dân tộc và của nhân loại, có
cuộc sống vật chất và tinh thần hài hịa, phong phú; có năng lực giải
quyết đúng đắn các mối quan hệ giữa các giá trị truyền thống và hiện
đại, các giá trị dân tộc và nhân loại, những giá trị vật chất và tinh thần.


-

Trong cuộc sống, biết cái đúng, cái sai, cái thiện, cái ác; tỏ thái độ
khơng đồng tình với cái ác cái xấu; góp phần xây dựng đạo đức, văn
hóa lành mạnh,đem lại lợi ích và hạnh phúc cho xã hội.

-

Thường xuyên tổ chức cho học sinh tham gia vào các hoạt động giao
lưu phong phú trong xã hội, phù hợp với đặc điểm lứa tuổi và năng lực
của học sinh.

-

Trong giáo dục, cần phải tránh thái độ áp đặt thô bạo, cứng nhắc, trái
với bản chất của quá trình giáo dục.

-

hợp lí.

Ngun tắc: Bảo đảm tơn trọng nhân cách học sinh, kết hợp với yêu cầu




×