Tải bản đầy đủ (.pdf) (123 trang)

(LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động các ngân hàng nước ngoài tại việt nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.44 MB, 123 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

ĐÀO THỊ TƯỜNG VY

HOẠT ĐỘNG CÁC NGÂN HÀNG NƯỚC
NGOÀI TẠI VIỆT NAM HIỆN NAY

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ

Chuyên ngành Kinh tế tài chính, ngân hàng
Mã số: 60.31.12
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. HÀ QUANG ĐÀO

TP.HỒ CHÍ MINH - NĂM 2013

download by :


LỜI CAM ĐOAN
Tôi tên: ĐÀO THỊ TƯỜNG VY Sinh ngày 09/12/1987

Tại: Tỉnh Bình Định

Hiện tơi đang cơng tác tại: Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam CN Bến Thành
Là học viên cao học khóa 12, lớp CH12B1 của Trường Đại Học Ngân Hàng Tp.Hồ Chí
Minh. Mã số học viên: 020112100046
Cam đoan đề tài: “ Hoạt động các Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam hiện nay”


Chuyên ngành: Kinh tế tài chính - ngân hàng;

Mã số: 60.31.12

Người hướng dẫn: PGS.,TS.Hà Quang Đào
Luận văn được thực hiện tại: Trường Đại Học Ngân Hàng Tp.Hồ Chí Minh.
Đề tài này là cơng trình nghiên cứu của tơi, các kết quả nghiên cứu có tính độc lập
riêng, không sao chép bất kỳ tài liệu nào và chưa được công bố nội dung này bất kỳ nơi
đâu; các số liệu, các nguồn trích dẫn trong luận văn được chú thích nguồn gốc rõ ràng,
minh bạch.
Tơi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan danh dự của tôi.
Ngày 14 tháng 10 năm 2013

ĐÀO THỊ TƯỜNG VY

download by :


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
NHNNg

Ngân hàng nước ngoài

NHNN

Ngân hàng Nhà nước

NHTMCP

Ngân hàng thương mại cổ phần


WTO

World Trade Organization

NHTMQD

Ngân hàng thương mại Quốc doanh

AFTA

ASEAN Free Trade Area

CFPT

Common Effective Preferential Tariff

BIDV

Bank for Investment and Development of Vietnam

MHB

Mekong Housing Bank

ACB

Asia Commercial Bank

ATM


Automatic Teller Machine

TCTD

Tổ chức tín dụng

OCBC

Oversea-Chinese Banking Corp

UOB

United Overseas Bank

VIB

Vietnam International Bank

VP BANK

Vietnam Prosperity Joint-Stock Commercial Bank

VRB

Viet Nam –Russia Bank

download by :



DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
THỨ TỰ BẢNG,
BIỂU ĐỒ
BẢNG 1.1

TÊN BẢNG, BIỂU ĐỒ

Một số tập đoàn ngân hàng lớn nhất trên thế giới

2

BẢNG 1.2

Ma trận thị trường hoạt động của ngân hàng

3

BẢNG 2.1

Các chỉ tiêu tài chính của HSBC qua các từ năm 2009
đến 30/06/2013
Lợi nhuận một số ngân hàng đến 30/06/2013

37

Một số chỉ tiêu tài chính của ngân hàng Sinhan Việt
Nam 2009-2012
Lợi nhuận sau thuế của ngân hàng Việt Thái từ năm
2007-2012
Tổng tài sản ngân hàng Việt Thái năm 2007-2012


40

42

BẢNG 2.10

Lợi nhuận sau thuế của ngân hàng Indovina từ năm
2007-2012
Tổng tài sản của ngân hàng Indovina từ năm 20072012
Tỷ trọng cho vay giữa VNĐ và ngoại tệ của một số
ngân hàng
Đầu tư của các ngân hàng nước ngoài ở các NHTM Việt
Nam
Bảng tổng hợp theo mơ hình SWOT

BIỂU 2.1

Tỷ lệ xuất khẩu chia theo Khu vực của nền kinh tế

21

BIỂU 2.2

22

BIỂU 2.3

Tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam giai đoạn: 20002012
Diễn biến lạm phát của Việt Nam 2004-2012


BIỂU 2.4

Vốn ODA cam kết giải ngân cho Việt Nam 2009-2012

24

BIỂU 2.5

FDI của Việt Nam giai đoạn 2006-2012

25

BIỂU 2.6

Thị phần của các thành phần trong khu vực ngân hàng
năm 2012
Thị phần huy động giai đoạn 2007 – 2012

47

BẢNG 2.2
BẢNG 2.3
BẢNG 2.4
BẢNG 2.5
BẢNG 2.6
BẢNG 2.7
BẢNG 2.8
BẢNG 2.9


BIỂU 2.7

download by :

TRANG

38

41
41

43
52
58
72

23

49


BIỂU 2.8

Hoạt động tín dụng từ năm 2007-2012

50

BIỂU 2.9

Tăng trưởng tổng tài sản của các TCTD qua các tháng


54

năm 2013 so với cuối 2012
BIỂU 2.10

Tăng trưởng vốn tự có của các TCTD qua các tháng

55

năm 2013 so với cuối năm 2012
BIỂU 2.11

ROA của các Tổ chức tín dụng

55

BIỂU 2.12

ROE của các TCTD

56

SƠ ĐỒ 1

Các phương thức tổ chức của ngân hàng quốc tế

7

download by :



MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU

Trang

Chƣơng 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ SỰ HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG TRÊN PHẠM VI
QUỐC TẾ .................................................................................................................................. 1
1.1. QUÁ TRÌNH HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG TRÊN PHẠM VI QUỐC TẾ ...................... 1
1.1.1. Thị trường ngân hàng .................................................................................................... 3
1.1.2. Sản phẩm dịch vụ ngân hàng ....................................................................................... 4
1.1.3. Nguồn nhân lực .............................................................................................................. 5

1.2. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG
NGÂN HÀNG TRÊN PHẠM VI QUỐC TẾ ....................................................................... 5
1.2.1. Môi trường vĩ mô ........................................................................................................... 5
1.2.2. Mơi trường vi mơ ........................................................................................................... 6
1.3. CÁC LOẠI HÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG Ở NƯỚC NGOÀI .. 7
1.3.1. Ngân hàng đại lý (Correspondent Bank) .................................................................... 7
1.3.2. Văn phòng đại diện (Representative Office) .............................................................. 9
1.3.3. Chi nhánh ngân hàng nước ngoài (Branch Office) .................................................. 10
1.3.4. Ngân hàng liên doanh (Joint venture Banks or Consortium Banks) ..................... 11
1.3.5. Ngân hàng con (Subsidiary) ....................................................................................... 12
1.4. TÁC ĐỘNG CỦA SỰ THAM GIA CỦA CÁC NGÂN HÀNG NƯỚC NGOÀI

ĐỐI VỚI HỆ THỐNG NGÂN HÀNG TRONG NƯỚC .................................................. 13
1.4.1. Tác động tích cực......................................................................................................... 13
1.4.2. Tác động tiêu cực......................................................................................................... 17
Chƣơng 2 TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CÁC NGÂN HÀNG NƢỚC NGOÀI TẠI
VIỆT NAM ............................................................................................................................ 19
2.1. QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP VÀ MỞ CỬA ĐỐI VỚI NGÂN HÀNG NƯỚC
NGOÀI. ................................................................................................................................... 19
2.2. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH ĐẦU TƯ VÀO VIỆT NAM
VÀ HÌNH THỨC THÂM NHẬP VÀO THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM CỦA CÁC
NGÂN HÀNG NƯỚC NGỒI. ........................................................................................... 20
2.2.1. Mơi trường & tiềm năng phát triển kinh tế . ............................................................ 20
2.2.2. Yếu tố chính sách và pháp luật .................................................................................. 26
2.2.3. Yếu tố văn hóa xã hội.................................................................................................. 27
2.2.4. Yếu tố mở cửa và hội nhập ......................................................................................... 27
2.2.5. Rào cản gia nhập và rút lui ......................................................................................... 28

download by :


2.2.6. Đối thủ cạnh tranh trong ngành ................................................................................. 29
2.2.7. Sản phẩm thay thế........................................................................................................ 30
2.3. THỰC TẾ THAM GIA VÀO THỊ TRƯỜNG TRONG NƯỚC CỦA NGÂN
HÀNG NƯỚC NGOÀI ......................................................................................................... 31
2.3.1. Văn phòng đại diện ...................................................................................................... 32
2.3.2. Chi nhánh ngân hàng nước ngoài và ngân hàng 100% vốn nước ngoài ............... 32
2.3.3.2 Ngân hàng 100% vốn nước ngoài ........................................................................... 34
2.3.4. Ngân hàng liên doanh.................................................................................................. 40
2.3.5 Tình hình hoạt động chung của khối Ngân hàng nước ngoài trong nền kinh tế
Việt Nam. ................................................................................................................................ 45
2.3.6. Góp vốn, mua cổ phần của tổ chức tín dụng hoạt động tại Việt Nam .................. 56

2.4. MỤC ĐÍCH KHI NGÂN HÀNG NƯỚC NGỒI LỰA CHỌN HÌNH THỨC
THÂM NHẬP THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM ....................................................................... 62
2.4.1. Văn phòng đại diện ...................................................................................................... 62
2.4.2. Chi nhánh Ngân hàng nước ngoài ............................................................................. 63
2.4.3. Ngân hàng 100% vốn nước ngoài ............................................................................. 64
2.4.4. Ngân hàng liên doanh.................................................................................................. 64
2.4.5. Mua cổ phần ngân hàng TMCP Việt Nam ............................................................... 65
2.5. ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ ẢNH HƯỞNG CỦA KHỐI NGÂN HÀNG NƯỚC
NGOÀI ĐẾN KHỐI NGÂN HÀNG TRONG NƯỚC ...................................................... 66
2.5.1. Đánh giá khái quát khả năng thâm nhập thị trường của khối Ngân hàng nước
ngồi thơng qua mơ hình phân tích SWOT ......................................................................... 66
2.5.2. Đánh giá mức độ thâm nhập thị trường Việt Nam của ngân hàng nước ngồi ... 72
Chƣơng 3 CÁC GIẢI PHÁP NHẰM KHUYẾN KHÍCH CÁC NGÂN HÀNG
NƢỚC NGOÀI PHÁT TRIỂN, PHỤC VỤ NỀN KINH TẾ TRONG GIAI ĐOẠN
MỚI
................................................................................................................................................... 78

3.1. NHĨM GIẢI PHÁP VỀ CHÍNH SÁCH CỦA NHÀ NƯỚC NHẰM CẢI THIỆN
MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ Ở VIỆT NAM ........................................................................... 78
3.2. NHÓM GIẢI PHÁP VỀ PHÁP LUẬT ĐỂ KIỂM TRA, KIỂM SOÁT, QUẢN LÝ
HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG NƯỚC NGỒI. ................................................................ 79
3.3. NHĨM GIẢI PHÁP ĐỂ KHUYẾN KHÍCH CÁC NGÂN HÀNG NƯỚC NGỒI HÁT
TRIỂN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH PHỤC VỤ NỀN KINH TẾ TRONG GIAI ĐOẠN
MỚI. .......................................................................................................................................... 80
3.3.1. Đẩy mạnh hội nhập tư duy, nhận thức ...................................................................... 80

3.3.2. Từng bước hồn thiện mơi trường pháp lý đảm bảo sân chơi bình đẳng và an
tồn cho các ngân hàng nước ngoài hoạt động ................................................................... 83
KẾT LUẬN CHUNG
PHỤ LỤC

TÀI LIỆU THAM KHẢO

download by :


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Sau khi Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO, cùng với các cam
kết mở cửa thị trường, có thể nói dịng vốn đầu tư nước ngồi đã đổ vào nền kinh tế nói
chung và lĩnh vực ngân hàng nói riêng. Kèm theo đó là các hình thức đầu tư khác nhau
của các nhà đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực nhạy cảm này, bên cạnh hình thức ngân
hàng 100% vốn nước ngồi, cịn có ngân hàng liên doanh, chi nhánh ngân hàng nước
ngồi, văn phịng đại diện cịn có góp vốn mua cổ phần.
Sự xuất hiện của các hình thức đầu tư, cho thấy sức nóng của cạnh tranh trong mơi
trường quốc tế đã lan toả, bức tranh tài chính thêm đậm đà màu sắc hiện đại. Và làn
sóng mới này là hết sức cần thiết, mang lại những lợi ích thiết thực, vực dậy nền kinh
tế, tạo ra nhiều cơ hội mới để học hỏi tiếp cận trình độ quản lý tài chính hiện đại. Cần
phải tìm hiểu rõ về các phương thức thâm nhập này, đánh giá hiệu quả hoạt động của
các ngân hàng nước ngồi, nhằm tìm ra điểm yếu, mạnh của từng phương thức hoạt
động, để từ đó rút ra được giải pháp nhằm khuyến khích, tạo điều nhóm ngân hàng này
phát triển phục vụ nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn hội nhập. Với mong muốn đó
tác giả đã chọn đề tài “ Hoạt động các ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam hiện nay”
nhằm tìm hiểu về lý thuyết tổng quan và thực trạng hoạt động của các phương thức
thâm nhập vào thị trường tài chính Việt Nam của các ngân hàng nước ngồi.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Với mong muốn hình thành một sản phẩm khoa học có giá trị cả về lý luận và thực
tiễn về các phương thức hoạt động thâm nhập thị trường của các ngân hàng nước ngoài
- Hệ thống hóa những cơ sở lý luận cơ bản nhất về hoạt động Ngân hàng trên phạm vi
quốc tế.
- Tìm hiểu về những quy định về luật đối với từng hình thức hoạt đơng ngân hàng nước

ngồi và kết quả đạt được tại Việt Nam hiện nay.

download by :


- Đề xuất những giải pháp về chính sách nhà nước và pháp luật nhằm khuyến khích các
ngân hàng nước ngoài hoạt động trong giai đoạn mới hiện nay.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Luận văn thể hiện cái nhìn tổng quát về các phương thức đầu tư, hình thức thâm
nhập của các ngân hàng nước ngoài vào thị trường Việt Nam, thực trạng và đánh giá
hiệu quả hoạt động. Trên cơ sở phân tích điểm mạnh, điểm yếu, mức độ ảnh hưởng của
khối ngân hàng nước ngoài đến khối ngân hàng trong nước, luận văn đưa ra các kiến
nghị giải pháp nhằm nhằm khuyến khích các ngân hàng nước ngoài phát triển phục vụ
nền kinh tế trong giai đoạn mới.
Mốc thời gian nghiên cứu: 2007-2012
Tuy nhiên vì đây là đề tài khá mới và do giới hạn về thời gian nghiên cứu, nên luận
văn chỉ dừng lại ở mức độ quan sát, phân tích, tổng hợp lý luận, nhận xét, đánh giá
chung về kết quả kinh doanh, khả năng thâm nhập thị trường Việt Nam, không đi vào
phân tích từng lĩnh vực kinh doanh cụ thể của các ngân hàng nước ngoài.
4. Kết cấu luận văn
Ngoài lời mở đầu và kết luận, luận văn được kết cấu trong 03 chương gồm 84 trang
với 1 sơ đồ, 12 biểu đồ và 12 bảng số liệu .
Chương 1: Lý luận chung về hoạt động Ngân hàng trên phạm vi quốc tế.
Chương 2: Tình hình hoạt động các ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam.
Chương 3: Các giải pháp nhằm khuyến khích các ngân hàng nước ngồi phát triển,
phục vu nền kinh tế trong giai đoạn mới.

download by :



1

CHƢƠNG 1
LÝ LUẬN CHUNG VỀ SỰ HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG TRÊN PHẠM VI
QUỐC TẾ
1.1. QUÁ TRÌNH HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG TRÊN PHẠM VI QUỐC TẾ
Những ngân hàng cổ xưa với bộ luật Hammurabi, việc phát minh ra tiền và sự cải
tiến các phương tiện giao thơng đã đặt nền móng cho quá trình phát triển của ngân
hàng quốc tế. Tiếp đến là sự phát triển của các trung tâm tài chính quốc tế lớn như
Antwerp (Bỉ), Amsterdam (Hà Lan) sau đó chuyển dịch sang London (Anh) và New
York (Mỹ)… đã làm cho hoạt động ngân hàng quốc tế bắt đầu khởi sắc và trở nên sôi
động hơn.
Ngay từ khi mới xuất hiện, ngành công nghiệp ngân hàng đã không ngừng mở
rộng phạm vi cung cấp dịch vụ sang các khu vực khác, sang các quốc gia khác. Những
ngân hàng đầu tiên như: Athens, Cairo, Jeusalem và Rome, với chức năng hỗ trợ cho
các thương gia trong việc mua bán nguyên vật liệu, hàng hóa và tiến hành hoạt động
chuyển đổi đồng tiền của một quốc gia này sang đồng tiền quốc gia khác.
Trong những năm 1950 và năm 1960, các ngân hàng Mỹ đã nhanh chóng mở rộng
hoạt động của mình ra nước ngồi thơng qua những hình thức như thiết lập mạng lưới
chi nhánh, thành lập ngân hàng con và liên doanh với các ngân hàng địa phương tại
hàng trăm khu vực thị trường khác nhau. Quá trình mở rộng ra thị trường nước ngoài
của các ngân hàng Mỹ chủ yếu nhắm vào thị trường Châu Âu, Trung Đông, Nam Mỹ
và Trung Mỹ. Vào những năm 1970 và 1980, các ngân hàng Mỹ đã có mặt ở vành đai
châu Á Thái Bình Dương, đặc biệt là Nhật Bản, Trung Quốc, Hồng Kông và Singapo.
Tuy nhiên, vào những năm 80, ánh hào quang của hoạt động ngân hàng quốc tế đã
được chuyển sang cho các Ngân hàng của Nhật Bản. Các ngân hàng này đã thiết lập
mạng lưới cung cấp dịch vụ lớn tại London. Newyork và tại nhiều trung tâm tài chính

download by :



2

tầm cỡ khác. Trong lúc này thì các ngân hàng Mỹ và Tây Âu lại đang phải đối mặt với
sự giảm sút về tốc độ tăng trưởng.
Cũng vào thời kỳ này, những quốc gia con nợ của các ngân hàng quốc tế, đặc biệt
là các nước như: Brazin và Mexico đang phải đối phó với nhiều vấn đề kinh tế quan
trọng. Cho nên các khoản tín dụng cũng bị chậm trễ hay tạm ngừng hoàn trả, kết quả là
việc cắt giảm chi phí trong hoạt động ngân hàng diễn ra trên phạm vi toàn cầu.
Mặc dù vậy vào thập kỷ 90, hoạt động ngân hàng quốc tế tái khởi sắc khi châu
Âu, châu Á và châu Mỹ bước vào thời kỳ tăng trưởng mới. Các ngân hàng của Mỹ và
Tây Âu, dẫn đầu là những tập đoàn khổng lồ như Citigroup, Bank of America,
UBS/Swiss Bank, Chase Manhattan, Ban – clays PLC và HSBC Holdings of the
United Kingdom, The Netherland ING Group và Germany’s Deutsche Bank đã dành
được ánh hào quang để vươn lên tầm cao mới.
Ngày nay, đối với những ngân hàng tầm cỡ quốc tế, thu nhập từ việc cung cấp
những dịch vụ ngân hàng quốc tế vẫn là một nguồn quan trọng.
Bảng 1.1: Một số tập đoàn ngân hàng lớn nhất trên thế giới
Đơn vị tính: tỷ USD
Tên

Quốc gia

Tài sản

Fannie Mae

Mỹ

3.200


Deutsche Bank

Đức

2.568

HSBC

Anh

2.454

Bank Of American Mỹ

2.264

Mỹ

2.118

JPMorgan Chase

(Nguồn: theo danh sách xếp hạng Ngân hàng lớn nhất thế giới của Forbes 2012 ) [30]

download by :


3


Theo tiêu chuẩn của Ngân hàng trung ương Quốc tế BIS (Bank For International
Settlement), khi một ngân hàng khác nhau về một trong 4 phương diện sau được gọi là
Ngân hàng quốc tế:[26]
(1) Quốc gia xuất xứ (home country): nơi mà điều lệ tổ chức của ngân hàng mẹ
được cơ quan có thẩm quyền phê chuẩn.
(2) Địa điểm kinh doanh của ngân hàng (host country): nơi cung cấp các dịch vụ
ngân hàng.
(3) Quốc gia của khách hàng sử dụng dịch vụ ngân hàng.
(4) Đồng tiền định giá sản phẩm của ngân hàng.
Để thấy rõ hơn về tính chất quốc tế của hoạt động kinh doanh ngân hàng ta có thể xem
xét 3 yếu tố sau đây:
1.1.1. Thị trƣờng ngân hàng
Trước hết ta có thể xem xét thị trường ngân hàng thông qua ma trận thị trường
hoạt động của ngân hàng dựa trên 2 yếu tố: địa điểm kinh doanh ngân hàng& quốc gia
cư trú của khách hàng.[26]
Bảng 1.2 Ma trận thị trường hoạt động của ngân hàng
Địa điểm kinh doanh Quốc gia cƣ trú của khách hàng
của ngân hàng

Quốc gia 1

Quốc gia 2

Quốc gia 1

M11

M12

Quốc gia 2


M21

M22

Ma trận trên cho ta thấy 4 thị trường hoạt động của một ngân hàng quốc tế
M11: thị trường ngân hàng trong nước
M12: thị trường NHNNg truyền thống (giao dịch tài trợ ngoại thương bằng nội tệ
và ngoại tệ)

download by :


4

M21: Có đặc điểm phù hợp với tính chất của thị trường Eurocurrency. Ngân
hàng hiện diện tại nước ngoài cung cấp cho khách hàng bằng nội tệ và ngoại tệ
M22: Thị trường bản xứ nước ngoài. Ngân hàng thiết lập sự hiện diện tại nước
ngoài và cung cấp dịch vụ ngân hàng cho khách hàng tại địa phương ấy.
Ngay từ khi bắt đầu hoạt động, các ngân hàng không chỉ hoạt động trong phạm vi
nhỏ hẹp một quốc gia mà càng ngày chúng càng bành trướng sức mạnh của mình ra
nhiều thị trường hơn để phục vụ khách hàng của mình tốt hơn. Bằng chứng là đã xuất
hiện rất nhiều tập đồn tài chính- ngân hàng xun quốc gia, hoạt động toàn cầu mà nổi
tiếng là HSBC hoạt động cung cấp dịch vụ tại gần 90 quốc gia vùng lãnh thổ, phục vụ
trên 126 triệu khách hàng, hay Citigroup đã có mặt trên 100 quốc gia và vùng lãnh thổ
với hơn 200 triệu khách hàng.
1.1.2. Sản phẩm dịch vụ ngân hàng
Ngay khi ra đời các ngân hàng quốc tế đã nắm bắt nhu cầu của khách hàng và cung
cấp cho họ rất nhiều dịch vị hỗ trợ cho hoạt động kinh doanh của họ. Sản phẩm dịch vụ
của ngân hàng quốc tế là hết sức đa dạng, phong phú, từ những sản phẩm dịch vụ

truyền thống như trao đổi ngoại tệ, nhận tiền gởi, cho vay thương mại, bảo quản vật
giá, … xuất hiện ngay từ buổi sơ khai, và các sản phẩm này tiếp tục phát triển đa dạng,
mang lại nguồn thu lớn cho ngân hàng, cho đến nay danh mục các sản phẩm dịch vụ
của ngân hàng quốc tế là vô cùng đa dạng phong phú, nhiều ngân hàng quốc tế lớn
cung cấp tới 6000-7000 sản phẩm dịch vụ với những sản phẩm vô cùng quen thuộc và
cần thiết cho hoạt động thương mại như: thanh toán L/C, nhờ thu, bảo lãnh…với những
sản phẩm của ngân hàng quốc tế đã góp phần to lớn thúc đẩy hoạt động ngoại thương
xuyên biên giới, xuyên quốc gia phát triển một cách thuận lợi và ngày càng phát triển
nhanh chóng.

download by :


5

1.1.3. Nguồn nhân lực
Nguồn nhân lực cũng là một trong các yếu tố thể hiện tính chất quốc tế của hoạt
động ngân hàng. Nguồn nhân lực của ngân hàng quốc tế có thể nói là đa quốc gia, đa
ngơn ngữ, đa văn hoá. Một ngân hàng quốc tế khi mở rộng phạm vi hoạt động ra khỏi
phạm vi quốc gia của mình thì nhân lực khơng thể nào đưa tồn bộ từ nước nhà sang
mà họ phải tìm kiếm những nhân tài ngay từ quốc gia đó. Với những tập đồn tài
chính- ngân hàng tồn cầu, thì mơi trường làm việc của họ là đa sắc tộc, nguồn nhân
lực của họ đến từ khắp nơi trên thế giới.
1.2. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH MỞ RỘNG HOẠT
ĐỘNG NGÂN HÀNG TRÊN PHẠM VI QUỐC TẾ
1.2.1. Môi trƣờng vĩ mô
Yếu tố kinh tế của địa phương: Một số yếu tố quan trọng của môi trường kinh tế
gồm: tốc độ tăng trưởng GDP, lạm phát, triển vọng phát triển của các ngành sử dụng
vốn, lãi suất, các biến động thị trường…
Yếu tố chính trị và pháp luật: Đây là yếu tố tác động trực tiếp đến hoạt động của

NHNNg . Hệ thống luật pháp bao gồm các văn bản pháp quy qui định chi tiết các điều
kiện thành lập, hoạt động và phát triển của một ngân hàng. Hơn nữa, một nền chính trị
ổn định, thống nhất, khơng có xung đột, đình cơng sẽ là một đất nước an tồn để đầu tư
và mở rộng hoạt động của ngân hàng quốc tế.
Yếu tố văn hóa xã hội: Gồm nhiều vấn đề mang tính lâu dài và chậm thay đổi, có giá
trị lớn trong quyết định đầu tư của các NHNNg như: văn hóa tiêu dùng, tập quán tiết
kiệm và đầu tư…
Yếu tố mở cửa và hội nhập: Mức độ mở cửa của một quốc gia có tác động rất lớn
đến quyết định tham gia của NHNNg vào thị trường trong nước. Xu hướng hướng ra
thế giới là tất yếu nhằm đạt được hiệu quả cao hơn trong hoạt động ngân hàng. Mở cửa
thị trường đồng nghĩa với việc thay đổi môi trường kinh doanh cũ bằng một môi trường

download by :


6

kinh doanh mới phức tạp hơn, khắc nghiệt hơn nhưng nhiều cơ hội hơn. Với một quốc
gia có mức độ mở cửa và hội nhập càng cao thì mức độ thu hút đầu tư từ các ngân hàng
quốc tế càng nhiều.
1.2.2. Môi trƣờng vi mô
Nguồn lực cung cấp: những nguồn lực cung cấp cho quá trình kinh doanh của ngân
hàng bao gồm: nguồn lao động và thị trường tiền gửi. Lao động là lực lượng nhân sự
làm việc và phục vụ trong hệ thống ngân hàng. Thị trường tiền gửi là nguồn huy động
vốn của ngân hàng , thị trường này đa số thường bị giới hạn bởi những quy định luật
pháp của nước bản xứ.
Lực lượng tiêu thụ: Khách hàng là lực lượng tiêu thụ và đánh giá chất lượng sản
phẩm. NHNNg khi đầu tư họ thường nhắm đến lực lượng tiêu thụ sản phẩm dịch vụ họ
tạo ra. Vì nếu thị trường tiêu thụ rộng lớn, thì khả năng thành cơng khi đầu tư ra nước
ngồi ngày càng cao.

Đối thủ cạnh tranh hiện hữu: Đối thủ cạnh tranh có thể là các ngân hàng nội địa,
các chi nhánh NHNNg khác, ngân hàng liên doanh, các định chế tài chính khác… Sự
lớn mạnh của đối thủ cạnh tranh cũng đồng nghĩa với sự thay đổi lợi thế và năng lực
cạnh tranh của NHNNg tại thị trường mong muốn đầu tư.
Rào cản gia nhập và rút lui: Rào cản gia nhập là những luật lệ, quy định hay bất kỳ
yếu tố nào gây trở ngại cho việc tham gia trong lĩnh vực kinh doanh ngân hàng. Những
rào cản này có thể là do khách quan và tự nhiên của yếu tố ngành nhưng hầu hết là do
con người áp đặt nhằm bào vệ quyền lợi của một nhóm ngân hàng. Những rào cản chủ
yếu trong lĩnh vực kinh doanh ngân hàng bao gồm: pháp luật, trình độ cơng nghệ, cơ sở
vật chất hạ tầng, sự ổn định của chính phủ và chính trị…

download by :


7

1.3. CÁC LOẠI HÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG Ở NƢỚC
NGOÀI
Một trong những mục tiêu mà NHNNg nhắm đến là mở rộng hoạt động kinh
doanh ra thị trường của các quốc gia khác. Để đạt được những mục tiêu kinh doanh đã
đề ra, NHNNg phải sử dụng nhiều mô hình tổ chức khác nhau để cung cấp dịch vụ cho
khách hàng quốc tế như: Ngân hàng đại lý, văn phịng đại diện, chi nhánh ngân hàng
nước ngồi, ngân hàng con và liên doanh, ngân hàng 100% vốn nước ngoài.
SƠ ĐỒ 1: Các phương thức tổ chức của ngân hàng quốc tế

(Nguồn: Quản trị ngân hàng thương mại – Peter S.Rose)[11]
1.3.1. Ngân hàng đại lý (Correspondent Bank)
1.3.1.1. Khái niệm
Ngân hàng đại lý (ngân hàng đóng vai trị là đại lý) là một ngân hàng địa phương
tại một nơi nào đó cung cấp dịch vụ cho ngân hàng khác. Đây là loại hình cơ cấu tổ

chức hồn thiện hơn so với mơ hình văn phịng đại diện.[11]

download by :


8

1.3.1.2. Đặc điểm
Ngân hàng đại lý có chức năng chính là hỗ trợ tài chính và cung cấp các dịch vụ
ngân hàng cho các khách hàng của ngân hàng mà nó nhận làm đại lý. Một ngân hàng
có thể đóng vai trò làm đại lý cho nhiều ngân hàng khác nhau, và cung cấp các dịch
vụ khác nhau cho mỗi ngân hàng tùy theo thỏa thuận.
Ngân hàng đại lý không được phép nhận tiền gửi của công chúng nhưng được
phép cho vay hay mua nợ, cung cấp hợp đồng tín dụng luân chuyển phát hành thư
bảo lãnh tín dụng, hỗ trợ về mặt kỹ thuật và tư vấn khách hàng (chủ yếu là cơng ty
hay cơ quan chính phủ), quản lý tiền mặt giúp khách hàng…
1.3.1.3. Ưu nhược điểm
Ƣu điểm:
Chi phí thâm nhập thị trường thấp. Chi phí này hầu như khơng đáng kể vì thế
những ngân hàng khơng có tiềm lực tài chính mạnh, các ngân hàng ở các nước đang
phát triển vẫn có thể thực hiện các hình thức này tại các ngân hàng có uy tín trên thế
giới, thích hợp cho những ngân hàng có qui mơ nhỏ. Nhằm tận dụng sự hiểu biết và
quan hệ địa phương. Đáp ứng tốt cho mục đích theo chân phục vụ khách hàng của ngân
hàng trong hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu.
Bên cạnh đó, hai ngân hàng có thể trao đổi và sử dụng sản phẩm, dịch vụ của nhau
(như mua bán ngoại tệ, kinh doanh vốn, thanh toán, L/C, bảo lãnh, nhờ thu…) với mục
đích hai bên cùng có lợi.
Thực hiện hoạt động ngân hàng đại lý góp phần chuẩn hóa ngân hàng theo các
thơng lệ quốc tế, qua đó nâng cao vị thế của chính ngân hàng đó ở trong và ngồi nước.
Dễ dàng thay đổi quy mô dịch vụ cung cấp. Ngân hàng đại lý chỉ phục vụ dịch vụ

truyền thống đơn thuần, vì thế khi có sự thay đổi về quy mơ cung cấp dịch vụ cũng
không ảnh hưởng nhiều.

download by :


9

Nhƣợc điểm:
Do dịch vụ không đa dạng, nên khách hàng khơng được hưởng nhiều ưu đãi, tiện
ích. Mặt khác Ngân hàng chưa tạo được sự hiện diện thực sự tại thị trường nước ngồi
mà chỉ thơng qua một vài dịch vụ mà nhận lạm đại lý.
1.3.2. Văn phòng đại diện (Representative Office)
1.3.2.1. Khái niệm
Văn phòng đại diện là một văn phòng chuyên cung cấp dịch vụ tư vấn cho các ngân
hàng và khách hàng, xúc tiến các dịch vụ của ngân hàng giao dịch. Đây là mơ hình tổ
chức đơn giản nhất của một ngân hàng hoạt động tại thị trường nước ngoài.[11]
1.3.2.2. Đặc điểm
Thời hạn hoạt động từ 3 – 5 năm. Không được thực hiện các nghiệp vụ thu hút tiền
gửi hay cho vay. Văn phòng này được thiết lập để cung cấp các dịch vụ bổ trợ cho cả
ngân hàng sở hữu và khách hàng, đồng thời tìm kiếm thơng tin trên thị trường, giới
thiệu dịch vụ của ngân hàng làm đại diện.
1.3.2.3. Ưu và nhược điểm
Ƣu điểm:
Chi phí thâm nhập thị trường thấp, đáp ứng tốt nhu cầu có quy mơ nhỏ, thu hút
thêm khách hàng mới, dự đoán rủi ro, Giúp ngân hàng mẹ phục vụ khách hàng tốt hơn,
tìm kiếm khách hàng mới. Đây là bước đầu đem lại cơ hội hiểu biết tình hình hiện tại,
tương lai về: cung cầu, cạnh tranh, qui ước về thanh tốn,… của thị trường nước ngồi.
Nhƣợc điểm:
Khó thâm nhập thị trường hiệu quả, sức cạnh tranh thấp do ít vốn, khó thu hút nhân

viên giỏi nước ngồi vì thời hạn hoạt động ngắn, cơ hội thăng tiến ít. Dịch vụ được tiến
hành rất hạn chế, thâm nhập thị trường khó hiệu quả.

download by :


10

1.3.3. Chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài (Branch Office)
1.3.3.1. Khái niệm
Chi nhánh NHNNg là một văn phòng trụ sở ở nước ngồi đại diện cho ngân hàng
mẹ, có thể được phép nhận tiền gửi từ công chúng và cho vay, điều này phụ thuộc vào
các quy định của quốc gia mà chi nhánh hoạt động và giúp cho chi nhánh tránh được
một số quy định tại quốc gia mà ngân hàng đóng trụ sở chính. Ví dụ như chi nhánh
ngân hàng của Mỹ ở nước ngồi khơng phải báo cáo các khoản tiền yêu câu dự trữ
pháp định hoặc không phải trả cho FDIC phí bảo hiểm trên lượng tiền gửi mà huy động
được ở nước ngoài.[11]
1.3.3.2. Đặc điểm
Chi nhánh NHNNg là kênh truyền thống gắn với các trụ sở và hệ thống cơ sở vật
chất tại những địa điểm nhất định. Đặc biệt là việc cung ứng sản phẩm dịch vụ ngân
hàng chủ yếu được thực hiện qua đội ngũ nhân viên, vì thế địi hỏi đội ngũ nhân viên
tương đối đông và khách hàng phải đến trực tiếp tại trụ sở hoặc quầy giao dịch của chi
nhánh.
Chi nhánh NHNNg phụ thuộc ngân hàng mẹ về mặt vốn cũng như hoạch toán, số
lượng dịch vụ được phép tiến hành tuỳ thuộc vào qui định của quốc gia đặt chi nhánh,
quốc gia của ngân hàng và quốc gia của ngân hàng mẹ. Là hình thức thâm nhập phổ
biến nhất.
Chi nhánh NHNNg có thể được tổ chức theo kiểu: chi nhánh cung cấp đầy đủ mọi
dịch vụ ngân hàng hoặc cho chi nhánh cung cấp một số loại dịch vụ ngân hàng cụ thể.
1.3.3.3. Ưu nhược điểm

Ƣu điểm:
Đóng góp vào lợi nhuận của ngân hàng mẹ, phụ vụ tốt các khách hàng trong nước

download by :


11

hoạt động tại nước ngoài nhờ tận dụng mạng lưới hoạt động và thị phần của ngân hàng
mẹ. Kiểm soát tốt hoạt động của mình ở nước ngồi.
Chi nhánh thường có tính ổn định và dễ dàng trong việc thu hút khách hàng và thỏa
mãn được những nhu cầu cụ thể của khách hàng. Nên hoạt động chi nhánh dễ tạo được
hình ảnh của ngân hàng đối với khách hàng
Nhƣợc điểm:
Chi phí đầu tư văn phịng, trụ sở giao dịch lớn và địi hỏi phải có khn viên rộng,
thuận tiện trong giao dịch… rất lớn. Hình thức hoạt động này thường bị luật nước
ngồi giới hạn hoạt động. kiểm sốt chặt chẽ.
1.3.4. Ngân hàng liên doanh (Joint venture Banks or Consortium Banks)
1.3.4.1. Khái niệm
Ngân hàng liên doanh là một hình thức phối hợp giữa các ngân hàng hay các ngân
hàng với các tổ chức phi ngân hàng để tạo ra một cơ sở khách hàng lớn hơn nhằm mục
tiêu tăng cường khả năng sinh lợi.[11]
1.3.4.2. Đặc điểm
Một ngân hàng khi gia nhập vào thị trường mới ở nước ngoài cảm thấy lo ngại về
vấn đề rủi ro, thiếu sự tiếp xúc với khách hàng hoặc thiếu kinh nghiệm chuyên môn
hay muốn cung cấp những dịch vụ không được phép đối với NHNNg độc lập. Khi
chọn hình thức liên doanh sẽ cùng nhau chia sẻ lợi nhuận cũng như chi phí.
1.3.4.3. Ưu nhược điểm
Ƣu điểm:
Khi thực hiện liên doanh thì các bên tham gia liên doanh sẽ tận dụng được lợi thế

của đối tác nước ngoài, cũng như chia sẽ rủi ro. Vì có sự tham gia của nước sở tại nên
ngân hàng liên doanh cũng tránh được những hạn chế trong quy định của luật địa

download by :


12

phương về chi nhánh nước ngoài. Học hỏi những kinh nghiệm quản lý, điều hành,
chiền lược kinh doanh…của đội ngũ chuyên gia ngân hàng đối tác.
Nhƣợc điểm:
Khi liên doanh thì lợi nhuận cũng phải được chia sẻ theo tỷ lệ góp vốn. Ngân hàng
đối tác có thể tận dụng được kinh nghiệm, cơng nghệ hiện đại và trình độ quản lý…
1.3.5. Ngân hàng con (Subsidiary)
1.3.5.1. Khái niệm
Ngân hàng thành viên hay còn gọi là ngân hàng con là ngân hàng do ngân hàng
quốc tế điều hành với hoạt động chủ yếu là bán các dịch vụ ngân hàng hay phi ngân
hàng tại nước ngồi. [11]
Hiện nay có hai mức độ thành lập ngân hàng thành viên phổ biến là: Ngân hàng mẹ
bỏ vốn và thành lập một ngân hàng mang tên mới tại thị trường nước ngoài như một
ngân hàng của nước sở tại và mua lại cổ phần của ngân hàng địa phương
1.3.5.2. Đặc điểm
Ngân hàng thành viên thường được thành lập nhằm tránh những hạn chế của quy
định trong thị trường nước ngoài. Khi một ngân hàng quốc tế (ngân hàng có hoạt động
trên phạm vi quốc tế) giành được phần lớn quyền sở hữu đối với một ngân hàng nước
sở tại thì ngân hàng này sẽ trở thành nước ngoài thành viên của ngân hàng quốc tế. Bởi
vì ngân hàng thành viên có giấy phép và vốn chủ sở hữu riêng do đó ngân hàng này
khơng cần thiết phải đóng cửa khi phần lớn cổ phiếu đó được ngân hàng quốc tế mua.
Tương tự như vậy, một ngân hàng thành viên có thể bị đóng cửa mà không gây tác
động tiêu cực cho ngân hàng quốc tế sở hữu nó. Điều này đã xảy ra ở Philippines khi

một ngân hàng thành viên của NewYork’s Citicorp bị đóng cửa.

download by :


13

Các ngân hàng thành viên có thể được sử dụng để thay thế cho các chi nhánh vì
tránh được những quy định hạn chế của địa phương hay bởi vì những lợi ích về thuế.
Hơn nữa nhiều ngân hàng quốc tế muốn thơn tính một ngân hàng đang hoạt động ở
nước ngồi vì một cơ sở khách hàng sẵn có.
1.3.5.3. Ưu nhược điểm
Ƣu điểm:
Ngân hàng thành viên hoàn toàn độc lập với ngân hàng mẹ về mặt pháp lý vì ngân
hàng này có giấy phép và vốn chủ sở hữu riêng. Với hình thức tổ chức này, ngân hàng
thành viên có thể cung cấp mạng lưới dịch vụ rộng lớn. Vì giành được phần lớn quyền
sở hữu đối với một ngân hàng nước sở tại nên có thể tránh được những hạn chế của
luật địa phương.
Có thể thâm nhập ngay vào thị trường địa phương của ngân hàng nước sở tại, tận
dụng được cơ sở hạ tầng, nhân lực và khách hàng của ngân hàng cũ.
Nhƣợc điểm:
Chi phí để dành quyền sở hữu đối với ngân hàng nước sở tại là rất lớn, phải ít nhất
> 50%, ngồi ra rủi ro cao là một nhược điểm, vì đa số bản thân ngân hàng nước sở tại
gặp một số vấn để khó khăn như về vốn, cơng nghệ, trình độ quản lý… mới chấp nhận
chuyển nhượng một phần hay toàn bộ ngân hàng cho ngân hàng quốc tế.
1.4. TÁC ĐỘNG CỦA SỰ THAM GIA CỦA CÁC NGÂN HÀNG NƢỚC NGOÀI
ĐỐI VỚI HỆ THỐNG NGÂN HÀNG TRONG NƢỚC
1.4.1. Tác động tích cực
- Một là, thúc đẩy các quan hệ thương mại và đầu tư quốc tế.
Cho phép các NHNNg tham gia vào thị trường ngân hàng được coi là đem lại nhiều

lợi ích nhất trong điều kiện có sự tự do hóa về thương mại, đầu tư cũng như đối với
việc phát triển các sản phẩm, cơng cụ tài chính (Donald J.Matheson - 2001). Cho phép

download by :


14

các NHNNg tham gia vào thị trường trong nước là bộ phận của q trình tự do hóa này
được coi là nhằm cải thiện sự hiệu quả và ổn định của hệ thống ngân hàng. Điều này có
được là do các NHNNg tạo điều kiện cải thiện chất lượng, giá cả cung ứng của các
cơng cụ tài chính. Những cơng cụ tài chính mới này sẽ tạo ra những cơ hội tốt hơn cho
việc đa dạng hóa danh mục đầu tư và hoạt động thương mại quốc tế trong điều kiện
tồn cầu hóa. Một cách cụ thể hơn, việc có mặt của những chi nhánh NHNNg hay ngân
hàng liên doanh tại một nước sẽ tạo lập sự tin tưởng hơn cho các nhà đầu tư và quyết
định đầu tư.[5]
- Hai là, tăng khả năng tiếp cận nguồn lực tài chính quốc tế của nền kinh tế.
Các nhà nghiên cứu trên thế giới cũng chỉ ra rằng, sự tham gia của các NHNNg có
thể đáp ứng nguồn vốn tín dụng cho nền kinh tế và có thể góp phần làm cho hệ thống
ngân hàng mạnh hơn đồng thời góp phần giảm cú sốc từ bên ngoài. Một mặt là từ
nguồn vốn mà các ngân hàng mẹ cấp cho các chi nhánh NHNNg hoạt động kinh doanh,
mặt khác từ các tổ chức tài chính quốc tế hỗ trợ vốn để thực hiện dự án… Với một hệ
thống các chi nhánh NHNNg và liên doanh càng nhiều thì thị trường vốn trong nước sẽ
càng phong phú do có thêm nguồn tiếp cận từ thị trường vốn quốc tế.[5]
- Ba là, cải thiện hiệu quả kinh doanh ở tầm đơn vị và hệ thống nhờ sự cạnh tranh về
mọi mặt [5]
Kinh nghiệm các nước cho thấy, khi càng cố gắng giảm bớt rủi ro cho hệ thống
ngân hàng trong nước bằng cách hạn chế cạnh tranh, các ngân hàng nội sẽ càng có ít
động lực để đổi mới. Ngược lại, để đứng vững trên chính đơi chân của mình khi thị
trường chào đón sự gia nhập của NHNNg, các ngân hàng trong nước phải cải tiến giá

và chất lượng dịch vụ sản phẩm ngân hàng, và người hưởng lợi sẽ là khách hàng. Xét
đến nâng cao chất lượng dịch vụ, gần đây, các ngân hàng trong nước đã đầu tư và đạt
nhiều thành quả, đặc biệt là gia tăng chất lượng dịch vụ. Hồ sơ thủ tục đơn giản hơn.
NHNNg với ưu thế sản phẩm dịch vụ vào Việt Nam, để giữ được khách hàng , các

download by :


15

ngân hàng trong nước sẽ phải có chiến lược cụ thể, để ít nhất là giữ được khách hàng,
nhất là những khách hàng tốt, bởi thường những khách hàng này u cầu thái độ phục
vụ chun nghiệp, tận tình…ngồi ra cạnh tranh còn tạo áp lực phát triển, đưa ra các
sản phẩm mới cho thị trường
Hiệu quả kinh doanh ở đây gồm hai phần: Hiệu quả cá biệt của từng ngân hàng và
hiệu quả của cả hệ thống tài chính.
Hiệu quả cá biệt: Trong một nền kinh tế đang phát triển, lĩnh vực tài chính – ngân
hàng hoạt động yếu kém thường do tính phi hiệu quả cá biệt bắt nguồn từ cơ chế quản
lý hạn chế cạnh tranh và bảo hộ độc quyền. Hành động bảo hộ của chính phủ không
những làm cho bộ máy tổ chức cồng kềnh, chi phí hoạt động cao mà việc phân bổ
nguồn lực tài chính cũng khơng hiệu quả. Việc cho phép ngân hàng liên doanh và chi
nhánh NHNNg gia nhập vào một nền kinh tế sẽ khắc phục được tình trạng này một
cách cơ bản và tự nhiên. Thực tế, những ngân hàng tìm kiếm hoạt động bên ngồi quốc
gia đều là những ngân hàng có tiềm lực tài chính mạnh, có hiệu quả cá biệt cao. Do vậy
khi hiệu quả cá biệt của ngân hàng trong nước chưa cao thì việc cho phép ngân hàng
nước ngoài gia nhập là điều cần thiết. Trên cơ sở lợi thế so sánh, các ngân hàng nước
ngoài sẽ giúp cải thiện chất lượng dịch vụ, giá cả, tính tiện ích… Sự đa dạng hóa sẽ là
tiền đề cải thiện hoạt động của các ngân hàng trong nước, cùng với kỹ thuật hiện đại
trong cuộc cạnh tranh với ngân hàng nước ngoài, sẽ giúp cho các ngân hàng trong nước
nâng cao hiệu quả cá biệt.

Hiệu quả hệ thống: Sự có mặt của các ngân hàng nước ngồi đã tạo ra một mơi
trường cạnh tranh lành mạnh và công bằng hơn. Nếu như một hệ thống tài chính – ngân
hàng được bảo hộ quá lâu sẽ dẫn đến hoạt động kém hiệu quả. Đa dạng hóa các thành
phần kinh doanh trong lĩnh vực ngân hàng là sự thay đổi có tính chất quyết định từng
bước nâng cao tính hiệu quả của hệ thống thơng qua việc nâng cao hiệu quả cá biệt của
từng ngân hàng trong cơ chế cạnh tranh.

download by :


16

- Bốn là, cơ hội để các ngân hàng trong nước học hỏi kinh nghiệm, nâng cao trình độ
cơng nghệ và quản trị ngân hàng, cải thiện sự ổn định của hệ thống tài chính trong
nước [5]
Việc mở cửa thị trường dịch vụ ngân hàng theo các cam kết song phương và đa
phương sẽ góp phần thu hút đầu tư trực tiếp vào lĩnh vực tài chính. Đặc biệt, các
NHNNg có khả năng tốt trong việc đánh giá rủi ro đối với các cơng cụ tài chính phái
sinh vì họ có kinh nghiệm hơn trên thương trường quốc tế, cải thiện quy trình quản lý
tín dụng và q trình đó sẽ cải thiện sự phân bố của các nguồn tín dụng cho nên kinh
tế. Các NHNNg chi nhánh và ngân hàng con hết thực hiện cơ chế công bố thông tin,
thực hiện chế độ kế toán chuẩn tắc theo tiêu chuẩn quốc tế. Ngồi hai hình thức chi
nhánh NHNNg và ngân hàng con, NHNNg còn đầu tư liên kết, hợp tác kinh doanh với
ngân hàng trong nước thơng qua góp vốn mở NHLD hoặc mua cổ phần của NHTMCP
trong nước. Để khoản đầu tư có hiệu quả, NHNNg khơng thể không hỗ trợ trực tiếp
ngân hàng trong nước về công nghệ ngân hàng, các kĩ năng, kinh nghiệm quản lí, đào
tạo thẩm định,…sự hỗ trợ này sẽ tạo đà cho ngân hàng trong nước mạnh lên. Ví dụ,
tháng 08/2006 tổ chức định mức tín nhiệm Moody’s đã đánh giá sức mạnh tài chính
của Techcombank một bậc cao hơn ngân hàng BIDV (một trong 4 ngân hàng quốc
doanh có qui mơ lớn hơn gấp nhiều lần) do có yếu tố về hỗ trợ công nghệ và chuyển

giao kĩ thuật HSBC. Lãnh đạo của Sacombank cũng thừa nhận, việc bán cổ phần cho
đối tác chiến lược là NHNNg góp phần khai thác tổng hợp sức mạnh thế lực của các
bên cho mục tiêu phát triển kinh doanh. Chẳng hạn, với Sacombank, ngoaì đầu tư vốn,
ANZ còn giúp Sacombank đầu tạo cán bộ, điều hành lĩnh vực thẻ, xây dựng giá thành
vốn, hỗ trợ kĩ thuật trong các lĩnh vực quản lý rủi ro.
Sự tham gia của các NHNNg lành mạnh vào thị trường trong nước được xem như
một quốc gia nhập khẩu một cơ chế rất tốt cho ít nhất là 1 bộ phận của hệ thống tài
chính. Vì các ngân hàng con là bộ phận của tập đồn cơng ty hay ngân hàng đa năng,

download by :


×