Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

Sáng kiến kinh nghiệm ngữ văn 6, đề tài dạy tốt truyền thuyết

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (121.11 KB, 24 trang )

PHẦN I. MỞ ĐẦU
Văn học dân gian là những sáng tác nghệ thật truyền miệng của nhân
dân phản ánh lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc. Nó tồn tại trong
lòng nhân dân từ thế hệ này sang thế hệ khác và ngày càng hồn thiện. Nó
mang giá trị lịch sử và là tiếng nói thẳng thắn, thể hiện ước mơ của của quần
chúng nhân dân lao động trong xã hội về công lý, cái thiện luôn chiến thắng.
Văn học dân gian là tiếng nói chung của nhân dân, chính vì vậy mà
những sáng tác đều mang giá trị lịch sử và ý nghĩa giáo dục sâu sắc. Đây được
coi như bộ “ Bách khoa toàn thư” với các giá trị văn hóa tinh thần và văn hóa
vật chất của nhân dân gồm nhiều mặt của cuộc sống: sinh hoạt, phong tục tập
quán, lễ giáo,…Trong đó, truyền thuyết là truyện dân gian về lịch sử. Dù yếu
tố lịch sử trong những truyện kể có mong manh đến đâu và dù cái lõi là sự
thật lịch sử trong đó được giá trị tưởng tượng thêu dệt đến mức nào thì lịch sử
vẫn được coi là đối tượng phản ánh chuyên biệt của thể loại này. Trong kho
tàng văn học dân gian Việt Nam rất đa dạng với khối lượng lớn những tác
phẩm đồ sộ. Vì vậy việc tiếp cận các tác phẩm truyền thuyết đúng theo đặc
trưng của nó là vơ cùng quan trọng.
Chương trình Ngữ văn 6- Tập I, phần văn học dân gian được đưa vào
giảng dạy gồm các phần: Truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện cười, truyện
ngụ ngôn…Như vậy, thể loại này được đưa vào chương trình khá nhiều nên
nó đóng một vai trị quan trọng trong giảng dạy.
Truyền thuyết là một loại truyện dân gian kể về các nhân vật và sự kiện
có liên quan đến lịch sử thời quá khứ, thường có yếu tố tưởng tượng kì ảo.
Truyện thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện và
nhân vật được kể bằng hình thức nghệ thuật ngơn từ.
Trong quá trình giảng dạy để học sinh lớp 6 hiểu đầy đủ về nguồn gốc,
giá trị tư tưởng và ý nghĩa của truyện dân gian, đồng thời tạo sự hứng thú
trong giờ học cho các em thì giáo viên phải có nhiều phương pháp, nhiều hoạt
động, hệ thống câu hỏi gợi mở để giúp cho học sinh hứng thú hơn trong giờ
học truyền thuyết. Một giờ học hấp dẫn lôi cuốn các em sẽ giúp các em ghi



nhớ bài học lâu hơn, cảm nhận được giá trị tư tưởng của tác phẩm, để từ đó
các em sẽ phát huy được vai trò chủ động sáng tạo của mình trong giờ học.
Qua đó, giáo dục cho các em về tư tưởng tình cảm, tình yêu quê hương đất
nước.
Để làm được điều này không dễ, bởi các em lớp 6 là lớp đầu cấp còn
nhiều rụt rè, phần lớn các em còn quen với cách học ở bậc Tiểu học, chưa
mạnh dạn trong học tập còn quen với việc đọc - chép, thụ động chưa phát huy
hết vai trò chủ động trong giờ học các văn bản truyền thuyết nói riêng cũng
như giờ học văn nói chung.
Trước tình hình đó, bản thân tơi là giáo viên dạy khối 6 luôn suy nghĩ
làm sao để các em phát huy được vai trị sáng tạo của mình khi học tác phẩm
truyền thuyết, từ đó góp phần hình thành và rèn luyện các kĩ năng sáng tạo
cho học sinh nên tôi quyết định chọn đề tài: “ Tổ chức hoạt động học tập
nhằm phát huy vai trò sáng tạo của học sinh lớp 6 khi học truyền thuyết”.

PHẦN II. NỘI DUNG
1. Thời gian thực hiện: từ năm 2017 đến năm 2018.
2. Đánh giá thực trạng của sáng kiến
a. Kết quả đạt được:
Nhà thơ Tố Hữu đã từng nói : “ học văn đã khó, dạy văn cịn khó hơn
nhiều”, đến với văn học lá con đường của trái tim đến với trái tim. Vì thế,
dạy văn trước hết phải yêu văn chương và có một nghệ thuật sư phạm rất
tổng hợp để chuyển tải tình u đó đến với học trị.
Tơi thấy rằng nếu như mơn học địi hỏi ở học sinh đồng thời thành thạo
nhiều kĩ năng: Nghe, nói, đọc, viết, thì trước hết những kĩ năng ấy cũng
phải là năng khiếu văn chương cộng với sự rèn luyện khổ công của thầy.
Thầy nói hay, lưu lốt, ngơn từ trong sáng để diễn giảng sâu sắc, lời bình
lắng đọng đi vào tâm hồn học trò.
2



Khơng chỉ trị nghe giảng mà thầy cũng phải biết lắng nghe ý kiến của
học sinh đừng áp đặt hay vội vàng phủ nhận ý kiến của học trò nhằm
nhanh tới đích của kiến thức. Điều đó sẽ là thui chột khả năng sáng tạo của
học trò.
Thầy cũng cần đọc hay, diễn cảm có hồn, tạo tâm thế cho trị đi vào tác
phẩm.
Một điều học sinh ngại khi học văn đó là việc sáng tạo văn bản, lười
suy nghĩ, đơi khi thụ động rập khuôn.
Tuy nhiên, phần lớn các em vẫn rất u thích truyện cổ nói chung và
truyền thuyết nói riêng, nhiều em có thể kể lại truyện một cách chính xác.
Nhưng để cắt nghĩa cội nguồn ý nghĩa tiềm ẩn đằng sau những câu chữ đó
bằng những phương tiện của ngôn ngữ: Cách dùng từ ngữ, các biện pháp
tu từ, ngơi kể nhân vật sự kiện thì học sinh cịn lúng túng.
Do vậy, bằng cách tích hợp kiến thức và kĩ năng người thầy sẽ định
hướng tổ chức như thế nào giúp cho học sinh phát huy vai trò chủ thể sáng
tạo nhằm tự chiếm lĩnh lấy tác phẩm là cả một việc làm thiết yếu.
Từ đó, tơi đã cố gắng sử dụng triệt để phương pháp dạy học mới theo
hướng tích cực, sáng tạo, lấy học sinh làm trung tâm, định hướng phát
triển năng lực ở học trò, thầy dẫn dắt, gợi mở, học trò chủ động trong việc
tìm ra và nắm bắt kiến thức có hiệu quả để bước đầu học sinh hiểu được
tác phẩm, cao hơn nữa là u thích mơn học và tiến đến yêu cầu cuối cùng
là học sinh biết cảm nhận và viết thành bài văn hoàn chỉnh.
Hai năm 2017 và 2018, sau khi áp dụng phương pháp trên đối với một
số lớp khối 6 mà tôi trực tiếp giảng dạy thấy các em hứng thú hơn trong
các tiết học, mạnh dạn phát biểu ý kiến của mình, đồng thời sáng tạo hơn
trong các giờ luyện đọc và nêu cảm nghĩ. Các em u thích hơn các văn
bản truyền thuyết và ln tìm tịi thêm nhiều tác phẩm ngồi chương trình
sách giáo khoa.

b. Những mặt còn hạn chế:

3


Trong quá trình áp dụng phương pháp này thì bản thân tơi cũng gặp
khơng ít nhữnghạn chế nhất định:
- Thiết bị dạy học dành cho phần văn bản truyền thuyết còn thiếu, cơ sở
vật chất để áp dụng cho từng tiết dạy chưa nhiều.
- Thời lượng cho các tiết truyền thuyết cịn ít ( chủ u 1 tiết/ văn bản).
- Thời gian để tổ chức các hoạt động ngoại khóa cho mơn Văn con ít
( các em đã kín lịch học).
- Lớp 6 cũng là lớp đầu cấp nên chưa làm quen được với phương pháp
học của bậc THCS, hơn nữa một số em việc đọc, viết còn yếu chưa thông
thạo, ghi nhớ chậm, đọc rồi lại quên.
- Một phần các em còn học theo kiểu của bậc Tiểu học nên lười, không
chịu soạn bài, chuẩn bị bài đặc biệt là việc đọc tác phẩm ở nhà.
- Hơn nữa, các em chưa biết cách diễn đạt vấn đề, không xác định được
vấn đề trọng tâm để trình bày, lười suy nghĩ, thụ động, chưa có sự chủ
động sáng tạo để tự mình chiếm lĩnh kiến thức.
- Các em cịn nhút nhác chưa phát huy hết vai trò chủ động trong giờ
học.
c. Nguyên nhân đạt được và nguyên nhân hạn chế:
- Bên cạnh những hạn chế trên thì phương pháp này cũng đem lại
những thành cơng, để có được thành cơng đó nhờ những yếu tố sau:
+ Được sự tạo điều kiện của nhà trường trong việc cung cấp thêm các
thiết bị dạy học cũng như các buổi hoạt động ngoại khóa.
+ Được sự giúp đỡ của tổ chun mơn và các thầy cơ ddoonhf nghiệp
trong nhà trường đã góp ý để hoàn thiện hơn.
+ Sự hợp tác trong các giờ học của các em học sinh là yếu tố then chốt

dẫn đến thành công cho sáng kiến này.
- Những hạn chế được nêu ở phần trên là do một số những nguyên nhân
sau:

4


+ Các em còn lạ lẫm chưa quen với cách học của bậc THCS, chưa
mạnh dạn trong việc thể hiện quan điểm của bản thân nên chưa có sự sáng
tạo nhiều.
+ Thời gian cũng như cơ sở vật chất còn hạn chế.

PHẦN III. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
1. Căn cứ thực hiện:
- Căn cứ vào tình hình đổi mới phương pháp dạy học văn ở trường
THCS nói chung và ngữ văn nói riêng là phải đề cao vai trị chủ động tích
cực của học sinh trong nhận thức, tuân thủ và ứng dụng các kiến thức, kĩ
năng văn học, giáo viên khơng cịn là người chỉ biết truyền thụ kiến thức,
kĩ năng văn học mà cịn có vai trị tổ chức, hướng dẫn học sinh để rèn
luyện cho học sinh tính tự lập, tư duy sáng tạo, bước đầu có năng lực cảm
thụ các giá trị chân – thiện – mĩ trong văn học, có kĩ năng thực hành và
năng lực sử dụng tiếng Việt như một công cụ để tư duy giao tiếp.
- Căn cứ vào chương trình dạy học phần truyền thuyết: SGK Ngữ văn 6
lấy quan điểm tích hợp làm nguyên tắc chỉ đạo tổ chức nội dung, chương
trình biên soạn SGK và lựa chọn phương pháp giảng dạy với việc lấy sáu
kiểu văn bản làm trục đồng quy: tự sự, miêu tả, biểu cảm, lập luận ( nghị
5


luận), thuyết minh và điều hành ( hành chính cơng vụ). Học sinh phải phân

tích thành thạo bốn kĩ năng: nghe, nói, đọc, viết, năng lực tiếp nhận và tạo
lập sáu kiểu văn bản nói trên.
Vấn đề phối hợp ba phân môn văn học- tiếng Việt – tập làm văn cũng
dựa trên yếu tố tích hợp trong từng thời điểm để đáp ứng tốt nhất mục tiêu
nói trên. Phần văn học con đường để phối hợp với giảng dạy các kiểu văn
bản là sắp xếp tác phẩm theo hệ thống thể loại ( truyện kí, văn xi, tiểu
thuyết, thơ, kịch). Cụ thể là ứng với các văn bản tự sự được dạy ở vòng
một đầu lớp 6 là truyện dân gian với thể loại truyền thuyết gồm 5 văn bản:
“ Con Rồng cháu Tiên, Thánh Gióng, Sơn Tinh Thủy Tinh, Bánh chưng
bánh giầy, Sự tích Hồ Gươm”.
- Căn cứ vào tình hình thực tế nhiều năm giảng dạy khối 6 ở trường,
tôi nhận thấy văn học gian gian rất gần gũi với học sinh, tuy nhiên nó lại
mang tính lịch sử và nhiều yếu tố tưởng tượng nên các em dường như chưa
có sự hứng thú trong giờ học. Hơn nữa các em lại còn thụ động trong tiếp
nhận kiến thức . Vì vậy nên, tơi nghĩ cần có một biện pháp nhằm giúp các
em phát huy tốt hơn vai trị sáng tạo của mình khi học truyền thuyết.
2. Nội dung giải pháp và cách thực hiện
a. Nội dung , phương pháp
* Phần việc của thầy:
Nhằm thực hiện được nguyên tắc chung đồng thời cũng là nhiệm
vụ trọng tâm của đổi mới chương trình và sách giáo khoa ngữ văn 6 :
giáo viên - học sinh thực hiện phương pháp tích cực hố hoạt động của
người học , trong đó giáo viên đúng vai trò là người tổ chức hoạt động
của học sinh , mỗi học sinh đều được hoạt động , đều được bộc lộ mình
và phát triển, tơi luôn đề cao công việc của người thầy là thiết kế giáo
án , dự kiến phương pháp , biện pháp , hìmh thức tổ chức dạy- học. Nó
tạo ra vị thế chủ động ,tự tin cho người thầy.
Tôi bắt đầu cho mình từ việc xác định mục tiêu cần đặt ra cho
tiết học về nội dung, phương pháp , hình thức tổ chức. Những kiến thức
6



cần huy động phục vụ cho nội dung của bài và tích hợp với các kiểu
thức khác hay kiến thức thuộc bộ môn khác, hệ thống câu hỏi với từng
cấp độ, dạng loại, số lượng, các phương tiện dạy học, tư liệu tranh ảnh,
băng hình , các hoạt động bổ trợ sau tiết học.
Ví dụ : Khi soạn bài “Con Rồng cháu Tiên” – Truyền thuyết về các vua
Hùng , tôi đã chuẩn bị đọc kĩ tư liệu :
- Hướng dẫn học văn học dân gian ( dùng cho học sinh lớp 6) Nhà xuất
bản giáo dục Hà Nội 1998- Tác giả Đỗ Bình Trị.
- Những đặc điểm thi pháp các thi pháp các thể loại văn học dân gianTác giả Đỗ Bình Trị - Nhà xuất bản Giáo Dục Hà Nội- 2000.
- Một số bài giảng văn cấp 2 : Nhà xuất bản Giáo dục Hà Nội - 1992.
- Phân tích tác phẩm văn học dân gian- Sở Giáo dục An Giang 1988.
- Lịch sử Việt Nam tập 1 Nhà xuất bản Đại học Trung học chuyên nghiệp
Hà Nội 1983.
- Các tập truyện truyền thuyết chọn lọc Việt Nam và Thế giới: Nhà xuất
bản văn học.
- Sách bồi dưỡng thường xuyên.
Theo hướng dẫn sách giáo viên :
Hoạt động 1:Khởi động, hỡnh thành kiến thức mới.
Hoạt động 2 : Giáo viên cho học sinh đọc truyện, kể, phân đoạn, giáo
viên hướng dẫn học sinh trả lời , thảo luận các câu hỏi trong phần đọc hiểu văn bản để cung cấp các ý:
ạ. Lớn lao đẹp đẽ về nguồn gốc và hình dạng,
b.Sự nghiệp mở nước.
Hướng dẫn học sinh học phần ghi nhớ.
Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh phần luyện tập.
Hoạt động 4: Hướng dẫn học sinh vận dụng viết đoạn văn kể lại việc Âu
Cơ sinh con kỡ lạ như thế nào, kể sỏng tạo lại cõu chuyện trờn,…
Dựa vào đó tơi thiết kế giáo án thực hiện như sau:
Hoạt động 1:

7


Tạo tình huống mới cho bài học: Cho học sinh vào bài bằng việc quan sát
một bức tranh đẹp , kì ảo được phóng to về Lạc Long Qn và Âu Cơ
cùng một trăm con lên rừng xuống biển.
Hoạt động 2:
Giáo viên hướng dẫn cho học sinh đọc lại truyện , tìm hiểu bố cục , chú
thích, kể tóm tắt lại câu chuyện .
Giáo viên hướng dẫn học sinh trả lời và thảo luận các câu hỏi và bài tập
trắc nghiệm và định hướng phân tích theo ba nội dung:
a- Nguồn gốc kì lạ, lớn lao đẹp đẽ.
b- Sự nghiệp mở nước.
c- ý nghĩa của truyền thuyết.
d- Hướng dẫn học sinh học phần ghi nhớ.
Hoạt động 3:
Hướng dẫn học sinh thực hiện phần luyện tập ở lớp và ở nhà, hoạt động
bổ trợ hay ngoại khoá..
+ Dự kiến phương pháp : Qui nạp.
Hoạt động 4: Vận dụng, tìm tịi sáng tạo
+ Hình thức thảo luận nhóm tiến hành ở việc cảm thụ chi tiết kì ảo hoang
đường tiêu biểu : Âu Cơ sinh bọc trăm trứng.
+ Kể sáng tạo lại câu chuyện.
* Phần việc của trò.
Song song với sự chuẩn bị về phía thầy , tơi chuẩn bị những câu hỏi gợi ý, bài
tập cụ thể yêu cầu học sinh chuẩn bị cho tiết học.
Ví dụ: + Bước 1: Yêu cầu đọc:
Đọc lướt lần 1 để thành thạo mặt chữ.
Đọc lần hai , đọc chậm để nắm nội dung, bố cục truyện.
Đọc lần ba , xử lí thơng tin( làm miệng).

. Xác định các nhân vật trong truyện: nhân vật chính là ai?
. Các sự việc mở đầu – phát triển- kết thúc truyện là gì?
. ý nghĩa của truyện.
8


. Nghệ thuật xây dựng nhân vật , chi tiết cốt truyện .
. Bước 2: Yêu cầu trả lời câu hỏi ở phần đọc-hiểu văn bản của sách
giáo khoa.
Điều thuận lợi cho việc chuẩn bị của trò là Bộ Giáo Dục biên soạn
sách bài tập , vở bài tập ngữ văn 6 rất cụ thể , nhiều dạng bài chia nhỏ các chi
tiết các câu hỏi để học sinh trả lời hợp với tư duy của các em mới từ cấp tiểu
học lên, ngại khi đứng trước một câu hỏi quá dài. Giáo viên nên tận dụng
thuận lợi này giúp học sinh soạn chu đáo, có kết quả, hứng thú cao. Muốn vậy
giáo viên không nên qua loa đại khái, cần bố trí thời gian hợp lí hướng dẫn
cho học sinh , đồng thời có kiểm tra linh hoạt khi dạy bài mới.
Các câu hỏi bổ sung rất cần thiết song phải phù hợp, thiết thực, tránh quá
tải.
Ví dụ: Bài “ Con Rồng cháu Tiên” có bốn câu hỏi phần đọc-hiểu văn
bản( Sách giáo khoa) được cụ thể hơn trong vở bài tập như sau(xin dẫn giải sơ
lược):
Bài tập 1( thuộc dạng phát hiện)
Em hãy tìm chi tiết trong truyện thể hiện tính chất kì lạ , lớn lao, đẹp đẽ về nguồn gốc
và hình dạng của Lạc Long Quân và Âu Cơ:

Hình tượng
Lạc Long Quân

Về nguồn gốc


Về hình dạng

Âu Cơ
Bài tập 2( thuộc dạng cảm thụ) .
Việc kết duyên của Lạc Long Quân và Âu Cơ và chuyện Âu Cơ sinh nở có gì
kì lạ? Lạc Long Qn chia con như thế nào và để làm gì?
Theo em truyện này người Việt là con cháu của ai?
a-

Việc kết duyên của Lạc Long Quân cùng kì lạ ở:

b-

Chuyện Âu Cơ sinh nở kì lạ ở:

c-

Lạc Long Qn giải thích lí do , cách chia con và mục đích chia con :

-

Lí do chia con.

-

Cách chia con .

-

Mục đích của việc chia con .

9


d-

Theo truyện này người Việt Nam là con cháu của:
Bài tập 3( Thuộc dạng bài trắc nghiệm) ;

Em hiểu thế nào là chi tiết tưởng tượng , kì ảo? Hãy nói rõ vai trị của chi tiết
này trong truyện?
Đưa ra các ý kiến yêu cầu đánh dấu đúng sai.
Bài tập 4 ( Thuộc dạng bài thảo luận):
ý nghĩa của truyện . Hãy đọc thêm phần “Đọc thêm” trong sách giáo khoa để
hiểu đầy đủ hơn ý nghĩa đó:
- ý nghĩa của truyện về nguồn gốc dân tộc
- ý nghĩa của truyện về tinh thần đoàn kết , thống nhất dân tộc.
Luyện tập.
1-Bài tập 1: Em biết truyện nào của các dân tộc khác ở Việt Nam cũng
giải thích nguồn gốc dân tộc tương tự như truyện “Con Rồng cháu Tiên” ? Sự
giống nhau ấy khẳng định điều gì?
- Về nhân vật?
- Về cốt truyện, sự kiện?
2- Bài tập 2: Hãy kể diễn cảm truyện “Con Rồng cháu Tiên” .
- Những chi tiết chính cần kể theo trình tự trước sau.
Kinh nghiệm của tôi là tận dụng hết hệ thống bài tập chi tiết, khoa học lơ gíc
này , gợi ý cho học sinh phương án giải quyết. Đặc biệt bài khó như bài luyện
tập(1,2) .
Ngồi ra tơi bổ sung thêm một yêu cầu : Học sinh nắm vững khái niệm về
truyền thuyết vì đây là bài mở đầu cho chuỗi tác phẩm tiếp theo nên nó được
khai thác có hiệu quả thì việc tích hợp với tiếng việt , tập làm văn ở các tiết

sau mới thuận lợi.
Mặt khác truyền thuyết có cái lõi lịch sử nên tạo điều kiện cho các em hiểu
biết nét đặc trưng này tôi hướng dẫn tham khảo tài liệu lịch sử có trong
chương trình lớp 6 , liên quan đến truyền thuyết về thời các vua Hùng các em
được học

10


( Con Rồng cháu Tiên, Sơn Tinh Thuỷ Tinh, Thánh Gióng) , các bài “ Nước
Văn Lang”, “ Đời sống và vật chất tinh thần cư dân Văn Lang”( Bài 12 và 13
lịch sử lớp 6).
b- Giải pháp thực hiện.
Như đã được trình bày ở trên, thiết kế giáo án của tôi gồm 4 hoạt động và
bao giờ mỗi hoạt động cũng được trù bị thời gian cân đối với dung lượng yêu
cầu về kĩ năng và nội dung kiến thức. Đảm bảo để mỗi hoạt động được tiến
hành đồng bộ, nhịp nhàng, hoạt động này là tiền đề cho hoạt động tiếp theo.
Vấn đề tưởng chừng đơn giản này địi hỏi người thầy có thiết kế giáo án
hợp lí, nhập tâm được nội dung công việc , kiến thức ở từng hoạt động mới có
thể tận dụng vừa khít thời gian lên lớp 45 phút cho nhiều công việc nhất là
yêu cầu đổi mới phương pháp hiện nay đưa vào nhiều bài tập thực hành , trắc
nghiệm , hình thức thảo luận nhóm , nhiều phương tiện dạy học phục vụ hoạt
động học tập của học sinh.
Do đó thầy cần có thói quen thực hiện rất nghiêm túc sự ấn định thời gian ấy.
* Phát huy hiệu quả của từng hoạt động bằng hệ thống câu hỏi , bài tập
và hình thức học tập kích thích sức sáng tạo của học sinh.
Trước hết địi hỏi tính sáng tạo ở trị thì thầy cũng phải sáng tạo . Điều đó
được biểu hiện ở những tìm tịi sáng tạo ở thầy cho kiến thức bài giảng, những
hình thức tổ chức bài giảng, những hình thức tổ chức hoạt động mới mẻ để
duy trì hứng thú ở trị và hệ thống câu hỏi , bài tập chứa đựng những tình

huống có vấn đề giúp các em bị cuốn hút vào bài giảng, được tranh luận, bộc
lộ chính kiến, nghĩa là tự chiếm lĩnh lấy tác phẩm.
Chẳng hạn nếu thảo luận nhóm, tiết nào cũng chỉ một hình thức các nhóm
chụm đầu vào nhau bàn bạc, nhóm trưởng thay mặt nhóm lên trình bày, học
sinh cũng thấy chán vì nó lặp đi lặp lại đơn điệu mà đặc điểm của học sinh là
ham thích cái mới. Nên người thầy cần tạo ra nhiều con đường mới ( ở tất cả
các hoạt động ) dẫn học sinh đến tri thức.
* Đa dạng hình thức học tập bằng các dạng bài tập, phương tiện
học tập.
11


Đơn cử như hoạt động khởi động tạo tình huống mới cho học sinh , dẫn
học sinh vào bài mới “ Bánh chưng bánh giầy” tôi cho các em quan sát, xem
bức tranh vẽ nền văn minh lúa nước ( Chụp từ ảnh bảo tàng Hùng Vương ).
Cảnh nhân dân ta trở lá dong, gạo, xay đỗ , gói bánh chưng bánh giầy. Cho
các em tưởng tượng khơng khí xn về, tết đến của nhân dân ta, con cháu của
vua Hùng từ miền ngược đến miền xuôi nô nức chuẩn bị gói bánh tế trời đất,
tổ tiên. Để giới thiệu các em phong tục từ xa xưa của nhân dân ta truyền
thuyết “ Bánh chưng bánh giầy” .
Nhưng đến truyền thuyết “ Thánh Gióng” tơi tiến hành khởi động tạo tình
huống mới cho học sinh dưới hình thức câu đố u cầu các nhóm thảo luận
giải đố nhanh bí mật ghi câu trả lời vào phiếu học tập nộp cho cơ giáo ( Đây
cũng là một hình thức hoạt động tập thể chứ khơng nhất thiết thảo luận nhóm
cần nhiều thời gian để ghi ý kiến dài hoặc tạo một đoạn văn ngắn).
Câu đố : Nhân vật nào trong số 3 nhân vật : Sơn Tinh, Thuỷ Tinh, Thánh
Gióng ứng với câu thơ dưới đây:
“ Bảy nong cơm ba nong cà
Uống một hơi nước cạn đà khúc sơng”
Hãy nói chính xác tên truyền thuyết có tên nhân vật đó?

Sau việc gây sự hứng khởi, thoải mái cho học sinh tôi cho các em xem một
đoạn băng hoạt hình “ Ơng Gióng” ( Tác giả Tơ Hồi) để giới thiệu bài:
Bài “ Sự tích Hồ Giươm” , tơi vào bài bằng bài tập nhận biết để tích hợp với
bốn truyền thuyết trước và kiến thức về nhân vật , sự việc ở tiết tập làm văn
trước. Đồng thời còn mang yếu tố đón chờ kiến thức sẽ học ở tiết sau ( Chủ
đề và dàn bài của bài văn tự sự) .Tất nhiên để đạt dến mục đích đó, giáo viên
phải có dẫn dắt nhuần nhuyễn lơ-gíc, học sinh khơng có cảm giác bị áp đặt
hoặc choáng ngợp.
Tên truyền thuyết
Chủ đề (điền trước).

Em hãy điền tên các truyền thuyết ứng với mỗi chủ đề đã cho ?
12


Học sinh chỉ ra được tên truyền thuyết , tôi bật tiếp băng hình bài hát “ Hà
Nội niềm tin và hi vọng” và giới thiệu , kết quả làm cho các em rất sôi nổi hào
hứng .
Tương tự như vậy ở thao tác tìm hiểu chú thích , tơi ln tìm ra những bài
tập mới và phù hợp với tâm lí, kĩ năng, nhận thức khơi gợi, khám phá sáng
tạo ở các em giúp cho kiến thức đọng lại trong các em sâu bền. Tự học sinh
cũng ý thức được công việc đều cần thiết như nhau, thầy cô luôn kiểm tra việc
tự học, chuẩn bị ở nhà của trò qua khâu soạn bài nhờ hệ thống bài tập này.
Đến lớp thầy, cơ chọn một số chú thích tiêu biểu yêu cầu các em giải nghĩa sẽ
tiết kiệm được thời gian cho cơng việc trọng tâm là phân tích tác phẩm.
Ví dụ 1: Em hãy giải nghĩa của từ bằng việc điền vào ô trống các từ tương
ứng với nghĩa của chúng:
( Nghĩa cho trước)
( Nghĩa cho trước)
( Nghĩa cho trước)

Ví dụ 2: Đánh mũi tên thích hợp nối từ với nghĩa của từ:
Nghĩa của từ.
Nghĩa của từ
( Giáo viên điền từ , điền nghĩa theo hướng thẳng hay chéo để học sinh dẫn
mũi tên).
Ví dụ 3: Phương pháp bể cá: Học sinh bắt thăm từ và giải nghĩa.
Các bài tập trắc nghiệm hay tranh luận, thảo luận cũng được tôi linh hoạt vận
dụng ở từng phần hoặc từng đơn vị kiến thức cứ không dồn vào phần luyện
tập cuối bài( Xin đề cập nội dung ở phần dưới)
13


Thực tế cho thấy việc làm này giúp học sinh nắm được kiến thức và vận
dụng vào thực hành rất nhanh có hiệu quả, tiết học sẽ nhẹ nhàng.
Rõ ràng cùng với việc đa dạng hình thức bài tập, bằng các dạng bài tập , giáo
viên sẽ tạo được vô vàn phương tiện dạy học và bổ ích, tiết kiệm, giản đơn ,
có hiệu quả và gần gũi với học trò.
* Hệ thống câu hỏi và bài tập chứa đựng các tình huống có vấn đề
khơi gợi trí tưởng tượng liên tưởng của học sinh.
Đòi hỏi này xuất phát từ quan điểm đổi mới . Dạy học bằng phương
pháp nêu vấn đề chúng tôi đã ứng dụng trong những năm trước qua nhiều
chuyên đề và sáng kiến kinh nghiệm đã mang lại hiệu quả thiết thực cho từng
bộ mơn.
Vì vậy năm học này, dựa trên cơ sở những bước đi thành cơng, nhóm
chun mơn chúng tơi tiếp tục vận dụng vào bài dạy tác phẩm truyền thuyết
song song với mục tiêu bám sát đặc trưng cơ bản về thể loại.
Nói như thế nghĩa là hệ thống câu hỏi và bài tập này phải đáp ứng được hai
yếu tố:
Thứ nhất: Tích hợp kiến thức, tích cực khơi gợi sự liên tưởng, tưởng tượng
ở học sinh để các em sống với thế giới hoang đường, kì ảo của truyền thuyết.

Thứ hai: Đặt tác phẩm trong mối liên hệ, gắn bó với lịch sử tơi xin được thể
hiện vấn đề nói trên qua việc lược thuật giáo án tiết 13 “ Sự tích Hồ
Gươm”bằng các hoạt động đặc biệt là hệ thống câu hỏi , bài tập phân tích tác
phẩm.
Hoạt động 1: Khởi động bằng bài tập ( được nói đến ở phần 3a)cùng
với một đoạn băng nhạc hình , tơi giới thiệu bằng dẫn giải:
Sự tích Hồ Gươm là một truyền thuyết về Lê Lợi, người anh hùng – thủ lĩnh
của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn thế kỉ 15 – một cuộc khởi nghĩa kéo dài 10
năm “Nếm mật nằm gai”, bắt đầu từ lúc Lê Lợi dấy binh ở Lam Sơn ( Thanh
Hoá) , kết thúc bằng sự kiện đại thắng quân Minh , nhà Lê dời đô về Thăng
Long.

14


Nhân dân ghi nhớ người anh hùng không chỉ bằng những đền thờ , tượng
đài , lễ hội mà bằng cả những sáng tác nghệ thuật bằng dân gian. Nằm trong
số hơn 100 sáng tác dân gian về Lê Lợi và khởi nghĩa Lam Sơn là một trong
truyền thuyết tiêu biểu “Sự tích Hồ Gươm”, đây là loại truyền thuyết địa
danh( Tức là loại truyền thuyết nhằm giải thích một địa danh cụ thể.)
Hoạt động 2:
- Hướng dẫn học sinh phần đọc- hiểu văn bản bằng đọc diễn cảm , phân
tích bố cục và bài tập tìm hiểu các chú thích, kể tóm tắt truyền thuyết.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh thảo luận và trả lời câu hỏi phân tích tác
phẩm , tơi đưa ra hệ thống câu hỏi và bài tập như sau:
(1): Vì sao Đức Long Quân lại cho nghĩa quân Lam Sơn mượn gươm thần ?
(2): Việc Long Quân quyết định cho mượn gươm có ý nghĩa gì? ( học sinh kể
tóm tắt chi tiết này).
(3): Em thấy việc trao gươm và nhận gươm có gì đặc biệt?
(4): Học sinh thảo luận nhóm và ghi câu trả lời vào phiếu học tập:

- Vì sao tác giả dân gian không để Lê Lợi trực tiếp nhận cả chuôi gươm và
lưỡi gươm cùng một lúc? Cách Long Quân cho mượn gươm có ý nghĩa gì?
(5): Căn cứ vào phần học thêm ( ấn kiếm Tây Sơn- SGK trang 43)
Học sinh đã đọc trước- em có thể thấy rõ hơn tính lặp lại và ý nghĩa của chi
tiết trao gươm thần trong các truyền thuyết Việt Nam như thế nào?
(6): Hãy phân tích sức mạnh kì diệu của gươm thần đối với nghĩa quân Lam
Sơn bằng cách quan sát phim và đối chiếu:
BUỔI ĐẦU
KHI CÓ GƯƠM THẦN
- Thực lực non yếu - Tung hoành ngang dọc
-Nhiều lần bị thua

- Đánh trần ra mãi.
- Giặc bạt vía kinh hồn khơng cịn một bóng.

( Học sinh đọc thầm đoạn truyện”Một năm sau” … đến hết.)

15


(7): Khi nào Long Quân cho đòi gươm? Cảnh đòi và trả gươm diễn ra như thế
nào?
( Học sinh tưởng tượng bức tranh minh hoạ trong sách giáo khoa và kể lại
cảnh đòi gươm , trả gươm).
(8): Học sinh tranh luận ( phim đèn chiếu).
a- Tại sao không phải là con vật khác mà lại là Rùa vàng mới được thay mặt
Long Quân lên nhận gươm từ tay người anh hùng dân tộc?
b- Nếu cho rằng sự việc đòi , trả gươm giúp truyện kết thúc có đầu , có cuối
em có đồng ý khơng? Vì sao?
(9): Bài tập trắc nghiệm để củng cố ý nghĩa thứ ba của truyền thuyết:

Tên Hồ Gươm mang ý nghĩa nào trong số những ý nghĩa sau đây:
-

Đánh dấu thời kì hồ Tả Vọng đổi tên thành hồ Hoàn Kiếm.

-

Khẳng định chiến thắng hoàn toàn của nghĩa quân Lam Sơn đối với

giặc Minh gián tiếp ca ngợi người anh hùng Lê Lợi.
-

Phản ánh tư tưởng , tình cảm u hồ bình đã chuyển thành truyền

thống của dân tộc: Khi có giặc phải cầm gươm đánh giặc, khi hồ bình gươm
được cất đi.
-

Tên hồ cịn có nghĩa cảnh giác, răn đe đối với những kẻ có ý dịm ngó

nước ta” Trả gươm” cũng có nghĩa là gươm vẫn cịn đó.
( Sau thảo luận giáo viên khái quát, chốt lại kiến thức).
Học sinh đọc ghi nhớ- yêu cầu nhắc lại.
Hoạt động 3: Luyện tập
(a): Giáo viên giới thiệu những bức tranh về hồ Gươm mà các em sưu tầm
được.
(b): Bài tập giải đố nhanh các nhóm hội ý một phút – lên ghi kết quả trên bảng
phụ ( Đại diện 4 nhóm).
- Có hai câu ca dao viết về hồ Gươm với hình ảnh Đài Nghiên Tháp Bút đó là
hai câu thơ nào?

Hoạt động 4: Vận dụng, tìm tịi mở rộng.

16


-

Bài 1: Lê Lợi nhận gươm ở Thanh Hoá nhưng lại trả gươm ở Hồ Gươm

, nếu Lê Lợi trả gươm ở Thanh Hố thì ý nghĩa của truyền thuyết sẽ khác đi
như thế nào?
-

Bài 2: Truyền thuyết “Sự tích Hồ Gươm” gợi cho em niềm tự hào gì về

Thăng Long – Hà Nội xưa và nay?
Yêu cầu viết đoạn văn ngắn cảm thụ.
Những bài tập này sẽ được tiếp tục thảo luận và giải đáp ở tiết học bổ trợ.
* Phát huy vai trò chủ thể sáng tạo của học sinh thông qua các hoạt động
bổ trợ và ngoại khố.`
Cùng với các hoạt động chính khố , chúng tơi nghĩ rằng việc tiến hành có
bài bản , có đầu tư thoả đáng cho các hoạt động bổ trợ và ngoại khố là một
việc làm hỗ trợ khơng nhỏ cho các hoạt động dạy và học đạt hiệu quả. Vì thế
trong chương trình dạy học bổ trợ theo đề án học mỗi tuần một buổi ngữ văn,
ban giám hiệu, tổ chun mơn vạch rõ chương trình tiến hành đồng bộ với các
tiết chính khố . Nội dung bổ trợ nâng cao kĩ năng văn học : Nói ,nghe, đọc ,
viết và có các tiết hướng dẫn học tập ( gợi mở cho các em hướng giải quyết
các bài tập khó, bài soạn, chuẩn bị cho bài mới ) , xen kẽ các tiết hội vui học
tập, chương trình được chúng tôi bàn bạc, soạn thảo kĩ lưỡng , vạch rõ thời
gian thực hiện, nội dung hình thức tổ chức và tập từng bước cho học sinh

trước khi tiến hành.
Chẳng hạn mảng truyền thuyết được soạn thảo nhiều dạng câu hỏi và bài tập .
a-

Hình thức hái hoa dân chủ , câu hỏi:

-

Truyền thuyết là gì? Phân biệt với truyện cổ tích, ngụ ngơn và truyện

cười?
( Câu hỏi khắc sâu khái niệm truyền thuyết tạo đà cho các thể loại khác cuả
văn học dân gian sắp học )
-

Nét đặc trưng của truyền thuyết là mượn cái áo hoang đường để ca ngợi

cái lõi lịch sử ( nhân vật lịch sử).
- Hãy phân tích những nét đặc trưng đó ở một truyền thuyết mà em đã học?

17


Cảm thụ một số chi tiết kì ảo, hoang đường ( Bọc trăm trứng, Thánh Gióng
lên ba vẫn khơng biết nói, biết cười, bỗng bật nói khi nghe sứ giả rao, Thánh
Gióng vươn vai thành tráng sĩ, đánh giặc xong bay về trời. Sơn Tinh bốc từng
quả đồi rời từng dãy núi , thần mách bảo Lang Liêu , sự xuất hiện của gươm
thần, tác dụng kì diệu của gươm)
b-


Thi tốc độ :

-

Tóm tắt chi tiết truyện nhanh.

-

Kể chuyện sáng tạo bằng ngôi kể thữ nhất, thứ ba hay nhập vai.

-

Viết chính tả.

-

Giải câu đố dân gian.

c-

Chuyển thể thành tiểu phẩm.

Ví dụ: Truyện “Sơn Tinh Thuỷ Tinh” : Một học sinh hoá trang thành Sơn
Tinh, một em làm Thuỷ Tinh, một em làm vua Hùng, một em làm Mị Nương,
làm động tác, nói lời đối thoại, các em ở dưới đóng vai quần chúng thể hiện
thái độ đồng tình hay phản bác bằng cách tưởng tượng thêm lời sấm truyền.
d-

Trò chơi đố chữ tìm tên nhân vật chính hay phụ trong tác phẩm:


e-

Sáng tác thơ giới thiệu một truyền thuyết hay một nhân vật.

f-

Đố là động tác kịch câm minh hoạ cho một nhân vật nào đó trong

truyện , đội kia đốn nhân vật, bình động tác.
g-

Sưu tầm , kể lại truyền thuyết dân gian Việt Nam hay nước ngoài ,

ngoài các tác phẩm đã học và đọc thêm.
Dĩ nhiên giáo viên không thể tiến hành ngay được mọi dạng bài tập đó
nếu khơng đầu tư cho việc hướng dẫn học sinh làm quen với từng kĩ năng
nhất là khả năng cảm thụ văn học bằng lời, bằng đoạn hay viết bài văn
ngắn.Với các em lớp 6 , giáo viên cần từng bước gợi mở từ cách đặt câu, bố
cục đoạn, viết câu mở đoạn, kết thúc đoạn và diễn đạt ý, kiểu hành văn. Có
như thế thì hoạt động bổ trợ, ngoại khố mới có kết quả cao, có tác dụng tích
cực.

PHẦN IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
18


1.Kết luận
Trên đây là một số suy nghĩ và quá trình thực hiện của tơi trong đổi mới
phương pháp và dạy học chương trình sách giáo khoa mới. Từ góc độ của
người trực tiếp làm công tác giảng dạy, yêu nghề, yêu trò, tâm huyết, say mê

với cái mới của chuyên môn., tôi hi vọng qua đề tài này sẽ góp một tiếng nói
mang tính thực tế hồ vào tiếng nói chung của bạn bè đồng nghiệp.
Đồng thời trang bị cho học sinh vốn kiến thức về các kĩ năng sống và
vốn kiến thức về lịch sử dựng nước, đấu tranh chống giặc ngoại xâm và các
truyến thống, phong tục tập quán của nhân dân ta. Giúp các em nêu cao tinh
thần yêu nước, trân trọng những giá trị đáng quý của dân tộc ta.
Hi vọng đề tài nhận được sự quan tâm góp ý của bạn bè đồng nghiệp
và bộ phận chun mơn để tơi ngày càng hồn thiện hơn trong các tiết dạy
của mình, cũng nhằm tạo sự hứng thú, sáng tạo cho học sinh trong các tiết học
Ngữ văn.
2. Kết quả đạt được
Qua quá trình thực nghiệm đề tài , tôi và các đồng nghiệp trong tổ nhóm
chun mơn đ• tạo ra được tâm thế thoải mái, hào hứng, tự tin và sáng tạo cho
học sinh.Thầy trò gắn bó với nhau trong hoạt động dạy và học . Thầy hồn
thiện cho trị, trị gợi ra những sáng tạo độc đáo ở thầy trong mối tương quan
khăng khít.
Ví dụ: Với bài tập : Lê Lợi nhận gươm ở Thanh Hoá nhưng lại trả
gươm ở Hồ Gươm - Thăng Long ? Nếu Lê Lợi trả gươm ở Thanh Hoá thì ý
nghĩa truyện sẽ khác đi như thế nào?
Có nhiều ý kiến tranh luận sơi nổi , trong đó có một ý kiến hết sức mới
mẻ , suy luận có cơ sở bằng cách hiểu của trẻ thơ đơn giản thực tế.
Theo giả định này thì thủ đơ của nước ta phải là ở Thanh Húa mà hiện
thực lịch sử là sau kháng chiến thắng lợi nhà Lê dời đô về Thăng Long. Như
vậy truyền thuyết khơng cịn mang cái lõi sự thực lịch sử được huyền thoại.
Mặt khác nhờ tất cả các tiến trình hoạt động nhằm phát huy chủ thể
sáng tạo song song với các hoạt động bổ trợ , ngoại khoá giúp cho các em
19


năng cao , mở rộng kiến thức x• hội ,lịch sử, văn học nhất là kĩ năng cảm

nhận văn chương qua viết đoạn . Nhiều học sinh đ• khẳng định được khả năng
văn chương của mình qua các văn bản mà các em sáng tạo.
Qua đó tơi rút ra bài học kinh nghiệm cho bản thân với tiết dạy truyền
thuyết là:
- Đầu tư thiết kế giáo án chú trọng đến từng hoạt động.
- Hệ thống câu hỏi, bài tập, đặt ra các tình huống, khuyến khích học sinh
tìm cách giải quyết bằng nhiều hình thức khác nhau.
- Tăng cường các câu hỏi gợi mở, các câu hỏi sáng tạo, hạn chế câu hỏi
tái hiện nhằm hình thành tính năng động góp phần phân hóa trình độ học sinh.
- Phân tích tác phẩm bằng phân hoá thể loại.
- Tạo điều kiện để học sinh được hoạt động nhóm , thảo luận, tranh luận,
tự chiếm lĩnh tác phẩm chủ động, sáng tạo.
Tôi đã đưa sáng kiến này áp dụng cho lớp 6C ( Năm học 2018-2019), qua
kiểm tra và khảo sát trong bài viết số 1 : “ Kể lại truyền thuyết mà em thích
bằng lời văn của em” và kiểm tra văn một tiết ( so sánh với lớp 6A không áp
dụng sáng kiến), kết quả cụ thể như sau:

Bảng thống kê đối chiếu

Lớp
Nội dung khảo sát
20

6C

6A


Kiến thức


Nắm vững
Chưa nắm vững

năng, Thực hiện tốt
Chưa thực hiện tốt
phương pháp
Hứng thú, sáng Hứng thú, sáng tạo
Chưa hứng thú
tạo trong học

85%
15%
80%
20%

59%
41%
51%
49%

92%
8%

60%
40%

tập
3. Phạm vi ứng dụng
Đối với sáng kiến này thì tơi đã áp dụng vào giảng dạy tại trường
THCS Nghĩa Thương, bên cạnh đó có thể áp dụng vào các trường THCS

trong tỉnh để giảng dạy cho phân môn truyền thuyết của lớp 6 ở học kì I.
4. Kiến nghị và đề xuất
Dạy học văn quả là rất khó, phải làm sao để truyền đạt đến học sinh cái
tình yêu văn chương, sự cảm thụ được những cái hay cái đẹp trong các tác
phẩm. Đồng thời phải giúp cho các em thấy được giá trị hiện thực và giá trị
nhân đạo qua từng tác phẩm, để từ đó dần hoàn thiện một nhân cách con
người, một lối sống tốt lành mạnh ở các em trong xã hội ngày càng phức tạp
này. Tuy nhiên mọi vấn đề khó khăn sẽ được tháo gỡ nếu như chúng ta có một
tâm huyết với nghề, sự yêu trường, mến trẻ.Qua đề tài này, tơi mong góp một
phần bé nhỏ của mình việc đổi mới phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất
lượng dạy và học môn Ngữ văn ở trường THCS.
Qua đề tài này tôi cũng đề xuất :
- Tổ chức các buổi hội thảo chuyên đề về giảng dạy phân môn văn bản
nói chung và văn học dân ;gian nói riêng.
- Trang bị thêm các thiết bị dạy học để các tiết dạy thêm sinh động gây
hứng thú ở học sinh.
Thực hiện đề tài này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ của các động nghiệp
trong nhóm Ngữ văn cà sự ủng hộ của các em học sinh trường THCS
Nghĩa Thương. Thời gian nghiên cứu và áp dụng chưa nhiều nên khi tiến
hành sẽ khơng tránh khỏi những thiếu sót. Tơi kính mong được sự góp ý
21


chân thành từ cấp trên và các đồng nghiệp để đề tài của tơi ngày càng hồn
thiện hơn.
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG

Tư Nghĩa, ngày 10 tháng 02 năm 2020

ĐƠN VỊ


Tôi xin cam đoan đây là sáng kiến của
bản thân thực hiện, không sao chép nội
dung của người khác, nếu vi phạm xử lí
theo quy định./.
(Ký và ghi rõ họ tên)

Vy Thị Dung

TÀI LIỆU THAM KHẢO.
1-

Hướng dẫn học VHDG- NXBHN- 1998.

10- Một số bài viết của học sinh.
2-

Những đặc điểm thi pháp các thể loại VHDG- Đỗ Bình Trị. NXBGD

Hà Nội- 2000.
3-

Một số bài giảng văn cấp 2- NXBGD Hà Nội -1992.

4-

Phân tích tác phẩm VHDG- Sở giáo dục An Giang- 1998.
22



5-

Lịch sử Việt Nam tập 1- NXB Đại Học – THCN Hà Nội 1983.

6-

Sách bồi dưỡng thường xuyên chu kì : 1992- 1996. 1997-2000.

7-

Các tập truyện truyền thuyết Việt Nam, ấn Độ, Hi Lạp.

8-

Dạy học bằng phương pháp nêu vấn đề- Tập san báo giáo dục và thời

đại 2000.
9-

Các tập san báo giáo dục thời đại, GD thủ đô 2002 – 2003.

MỤC LỤC
PHẦN I. MỞ ĐẦU: ………………………………………………Trang 01
PHẦN I. NỘI DUNG: ………………………………………..
23

Trang 03


1. Thời gian thực hiện: ………………………………………… Trang 03

2. Đánh giá thực trạng: ………………………………………… Trang 03
a. Kết quả đạt được:
b. Những mặt hạn chế:

……………………………………………Trang 03
…………………………………………Trang 04

c. Nguyên nhân đạt được và nguyên nhân hạn chế:

…………Trang 05

PHẦN III. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN :.…………………………Trang 06
1. Căn cứ thực hiện: ………………………………………………Trang 06
2. Nội dung giải pháp và cách thực hiện : .………………………Trang 07
a. Nội dung, phương pháp…………………………………………Trang 07
b. Giải pháp thực hiện: ……………………………………………Trang 11
PHẦN IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ: ………………………Trang 20
1. Kết luận : ………...………………………………………………Trang 20
2. Kết quả đạt được : ………………………………………………Trang 20
3. Phạm vi ứng dụng: ………………………………………………Trang 22
4. Kiến nghị, đề xuất: ………………………………………………Trang 22
Tài liệu tham khảo : … ……………………………………………Trang 24
Mục lục :……………….……………………………………………Trang 25

24



×