Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

THẢO LUẬN DÂN SỰ 2 BUỔI THỨ HAI: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG CỦA HỢP ĐỒNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (131.44 KB, 18 trang )

MỤC LỤC
VẤN ĐỀ 1: CHẤP NHẬN ĐỀ NGHỊ GIAO KẾT HỢP ĐỒNG
Câu 1.1. Suy nghĩ của anh/ chị về hướng giải quyết của Tòa án đối với 3 vấn đề
trên............................................................................................................................ 1
VẤN ĐỀ 2: SỰ ƯNG THUẬN TRONG QUÁ TRÌNH GIAO KẾT HỢP ĐỒNG
Câu 2.1. Điểm mới của BLDS 2005 so với BLDS 2015 về vai trò của im lặng trong
giao kết hợp đồng?....................................................................................................4
Câu 2.2. Việc Tòa án áp dụng Án lệ số 04/2016/AL để công nhận hợp đồng chuyển
nhượng trong tình huống trên có thuyết phục khơng? Vì sao?..................................5

VẤN ĐỀ 3: ĐỐI TƯỢNG CỦA HỢP ĐỒNG KHÔNG THỂ THỰC
HIỆN ĐƯỢC
Câu 3.1. Những thay đổi và suy nghĩ của anh/chị về những thay đổi giữa BLDS
2015 và BLDS 2005 về chủ đề đang được nghiên cứu..............................................7
Câu 3.2. Thời hiệu yêu cầu Tịa án tun bố vơ hiệu hợp đồng do đối tượng không
thể thực hiện được được xác định như thế nào? Vì sao?............................................8
Câu 3.3. Tịa tun bố hợp đồng thế chấp trên vô hiệu do đối tượng không thể thực
hiện được có thuyết phục khơng? Vì sao?.................................................................9
VẤN ĐỀ 4: XÁC LẬP HỢP ĐỒNG GIẢ TẠO VÀ NHẰM TẨU TÁN TÀI SẢN
* Đối với vụ việc thứ nhất
Câu 4.1. Thế nào là giả tạo trong xác lập giao dịch?................................................11
Câu 4.2. Đoạn nào của Bản án cho thấy các bên có giả tạo trong giao kết hợp đồng?
Các bên xác lập giao dịch có giả tạo với mục đích gì?............................................11
Câu 4.3. Hướng giải quyết của Tòa án đối với hợp đồng giả tạo và hợp đồng bị che
giấu.......................................................................................................................... 12
Câu 4.4. Suy nghĩ của anh/chị về hướng xử lý của Tòa án về hợp đồng giả tạo và
hợp đồng bị che giấu...............................................................................................12

*Đối với vụ việc thứ hai



Câu 4.5. Vì sao Tịa án xác định giao dịch giữa vợ chồng bà Anh với vợ chồng ông
Vượng là giả tạo nhằm trốn tránh thực hiện nghĩa vụ với bà Thu?..........................13
Câu 4.6. Suy nghĩ của anh/chị về hướng xác định trên của Tòa án (giả tạo để trốn
tránh nghĩa vụ)?.......................................................................................................13
Câu 4.7. Cho biết hệ quả của việc Tòa án xác định hợp đồng trên là giao dịch nhằm
trốn tránh nghĩa vụ..................................................................................................14
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


3

VẤN ĐỀ 1: CHẤP NHẬN ĐỀ NGHỊ GIAO KẾT HỢP ĐỒNG
Câu 1.1. Suy nghĩ của anh chị về hướng giải quyết của Tòa án đối với 3 vấn đề
trên.
Đối với vấn đề (1), Tòa án xét rằng: Bên đề nghị chưa nhận được chấp nhận đề
nghị giao kết hợp đồng theo quy định của Điều 400 BLDS 2015 là hợp lý.
Cụ thể ở khoản 1 Điều 400: “Hợp đồng được giao kết vào thời điểm bên đề nghị
nhận được chấp nhận giao kết”, mà ở đây trong tình huống có nêu rõ D đã không
chứng minh được đã gửi chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng cho C (C khơng
thừa nhận là mình đã nhận được chấp nhận đề nghị giao kết của D). Vì thế Tịa
án căn cứ vào quy định của Điều 400 BLDS 2015 để đưa ra xét xử là đúng.
Đối với vấn đề (2), Tòa án xét rằng: chấp nhận chưa được thực hiện trong thời
hạn hợp lý theo quy định của Điều 394 BLDS 2015 là có cơ sở.
Căn cứ vào quy định trên có thể thấy chấp nhận giao kết hợp đồng là giai đoạn
cuối cùng của quá trình giao kết hợp đồng, về nguyên tắc, tùy thuộc hình thức bên
đề nghị đưa ra là trực tiếp hay gián tiếp mà bên được đề nghị phải trả lời ngay. Tuy
nhiên, nhiều trường hợp cần phải có thời gian suy nghĩ, cân nhắc nên bên đề nghị đã
đặt ra một mốc thời hạn ấn định để bên được đề nghị trả lời trong thời hạn đó. Cụ
thể trong tình huống trên, khi đưa ra đề nghị giao kết hợp đồng với D. A, B, C
không ấn định thời hạn trả lời cụ thể, nên thuộc trường hợp bên đề nghị không

nêu rõ thời hạn trả lời thì việc trả lời chấp nhận chỉ có hiệu lực nếu được thực hiện
trong một thời hạn hợp lý.
Đối với vấn đề (3), Tòa án xét rằng: chấp nhận trên của D là đề nghị giao kết
mới là chưa hợp lý.
Theo khoản 1 Điều 394 về thời hạn trả lời chấp nhận giao kết hợp đồng:
Khi bên đề nghị có ấn định thời hạn trả lời thì việc trả lời chấp nhận chỉ
có hiệu lực khi được thực hiện trong thời hạn đó; nếu bên đề nghị giao
kết hợp đồng nhận được trả lời khi đã hết thời hạn trả lời thì chấp nhận
này được coi là đề nghị mới của bên chậm trả lời.


4

Khi bên đề nghị không nêu rõ thời hạn trả lời thì việc trả lời chấp nhận
chỉ có hiệu lực nếu được thực hiện trong một thời hạn hợp lý.
Vì khi đưa ra đề nghị giao kết hợp đồng không có ấn định thời gian, nên khơng
thể nói rằng khi D chấp nhận giao kết hợp đồng tại thời điểm này là trả lời chậm và
xem là đề nghị giao kết mới. Theo quy định này, ngay cả khi bên đề nghị không ấn
định cụ thể thời hạn trả lời thì bên được đề nghị cũng khơng thể vin vào đó mà kéo
dài thời gian suy nghĩ. Bởi vì, việc kéo dài thời gian suy nghĩ này có thể dẫn đến
việc các bên khơng đạt được mục đích của việc giao kết hợp đồng. 1 Do đó, theo
quan điểm của nhóm em, bên được đề nghị trong trường hợp này cũng phải trả lời
ngay khi có thể chứ khơng được kéo dài. Tuy vậy, việc xác định như thế nào được
coi là hợp lý phụ thuộc vào từng trường hợp cụ thể. Từ những ý kiến trên, việc Tòa
án cho rằng chấp nhận của D là đề nghị giao kết mới là khơng đúng, mà hậu quả
pháp lý của tình huống này là hợp đồng sẽ không phát sinh hiệu lực.

1 Nguyễn Văn Phi, “Hậu quả pháp lý khi chậm thông báo chấp nhận giao kết hợp đồng”,
/>%20tr%C6%B0%E1%BB%9Dng%20h%E1%BB%A3p%20b%C3%AAn%20%C4%91%E1%BB%81,d
%C3%A0i%20th%E1%BB%9Di%20gian%20suy%20ngh%C4%A9, 26/09/2020.



5

VẤN ĐỀ 2: SỰ ƯNG THUẬN TRONG QUÁ TRÌNH GIAO KẾT
HỢP ĐỒNG
Tóm tắt Án lệ số 04/2016/AL ngày 06/4/2016 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án
nhân dân tối cao về vụ án “Tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử
dụng đất”.
Nguyên đơn: Bà Kiều Thị Tý, ông Chu Văn Tiến
Bị đơn: ơng Lê Văn Ngự
Vợ chồng ngun đơn có mua 02 căn nhà cấp 4 của gia đình ơng Lê Văn Ngự
với giá mua là 110 cây vàng, có lập hợp đồng rõ ràng vào năm 1996. Tuy nhiên do
vợ chồng bà chưa có hộ khẩu thường trú tại Hà Nội nên chính quyền địa phương
khơng xác nhận việc mua bán giữa gia đình bà và bị đơn. Sau khi mua, bà Tý đã phá
cả căn nhà trên để làm lại như hiện nay.
Cuối năm 2005, bà Tý đề nghị làm thủ tục cấp giấy tờ về quyền sở hữu nhà ở và
quyền sử dụng đất thì gia đình bị đơn tranh chấp cho rằng bà Tý còn nợ 3,4 cây
vàng do chỉ bán nhà đất phía trong, cịn diện tích mặt đường Xn La thì vẫn là nhà
đất của gia đình ơng. Nay bà Tý khởi kiện địi quyền sở hữu nhà đất thông qua hợp
đồng mua bán được xác lập ngày 26/4/1996. Tòa án cấp sơ thẩm và phúc thẩm đều
xác định trong vụ án là tranh chấp quyền sở hữu nhà đất.
Tòa sơ thẩm chấp nhận yêu cầu đòi lại nhà của vợ chồng bà Tý, buộc gia đình bị
đơn trả lại tồn bộ diện tích nhà, đất. Nguyên đơn kháng cáo, yêu cầu Tòa án cấp
phúc thẩm tuyên hủy hợp đồng chuyển nhượng nhà, đất với lý do việc ký hợp đồng,
nhận tiền mua bán nhà, đất chỉ do ông Ngự thực hiện, bà Phấn là vợ không biết. Tuy
nhiên trên thực tế vợ chồng bà Phấn, ông Ngự đã sử dụng phần nhà đất của bà Tý.
Như vậy, có cơ sở xác định bà Phấn biết có việc chuyển nhượng nhà, đất của chồng
bà, cùng thực hiện nên việc bà Phấn khiếu nại cho rằng ông Ngự chuyển nhượng
nhà đất cho vợ chồng bà Tý mà bà khơng biết là khơng có căn cứ. Vì hợp đồng mua

bán nhà giữa nguyên đơn và bị đơn chưa tuân thủ theo quy định của pháp luật cả về
hình thức lẫn nội dung hợp đồng nên cần phải hủy cả hai bản án sơ thẩm, phúc thẩm
để xác định đúng quan hệ pháp luật tranh chấp.


6

Cuối cùng Tòa án đã đưa ra quyết định chấp nhận u cầu của ngun đơn, buộc
gia đình ơng Ngự phải trả lại tồn bộ diện tích nhà đất cho vợ chồng bà Tý, giữ
nguyên Bản án phúc thẩm.
Câu 2.1. Điểm mới của BLDS 2005 so với BLDS 2015 về vai trò của im lặng
trong giao kết hợp đồng?
Điểm mới của BLDS 2005 so với BLDS 2015 về vai trò của sự im lặng trong
giao kết hợp đồng
Trong BLDS 2005, vấn đề này đã được quy định tại khoản 2 Điều 404: “Hợp
đồng dân sự cũng xem như được giao kết khi hết thời hạn trả lời mà bên nhận được
đề nghị vẫn im lặng, nếu có thoả thuận im lặng là sự trả lời chấp nhận giao kết.”
Như vậy, BLDS 2005 đã thừa nhận sự im lặng là một “hình thức” trả lời chấp nhận
giao kết hợp đồng. Tuy nhiên, việc thừa nhận này gây ra một số bất cập
 Thứ nhất, nếu chẳng may vì một lý do khách quan (đau yếu, bị tai nạn bất
ngờ, chết…) nên bên được đề nghị không thể gửi thông báo từ chối giao kết
hợp đồng trong thời hạn trả lời, thì hợp đồng vẫn bị coi là đã giao kết ngoài ý
muốn của bên đề nghị. 2 Như vậy, trong trường hợp này, việc thừa nhận sự
im lặng là một hình thức chấp nhận giao kết hợp đồng đã gây rủi ro rất lớn
không chỉ cho người được đề nghị, mà còn là bên đề nghị.
 Thứ hai, trên thực tế có nhiều trường hợp người quản lý tài sản chung (một
trong các đồng chủ sở hữu) chuyển nhượng tài sản thuộc sở hữu chung
nhưng một số đồng chủ sở hữu khơng thể hiện sự đồng ý của mình bằng chữ
ký trong hợp đồng, hoặc bằng văn bản. Sau này, do giá trị tài sản tăng lên
hoặc vì một lý do nào đó, những chủ sở hữu chung này đã lợi dụng để yêu

cầu tuyên bố vô hiệu. 3
 Thứ ba, BLDS 2005 ghi nhận vai trò của sự im lặng nhưng không nêu trong
phần chấp nhận giao kết hợp đồng mà trong phần xác định thời điểm hợp
đồng được giao kết. 4

2 Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh (2017), Giáo trình pháp luật về hợp đồng và bồi thường thiệt hại
ngoài hợp đồng, Đỗ Văn Đại, Nxb Hồng Đức – Hội Luật gia Việt Nam, tr. 189
3 Đỗ Văn Đại (2018), Luật hợp đồng Việt Nam – Bản án và Bình luận Bản án, Nxb Hồng Đức – Hội Luật gia
Việt Nam, tr. 162 - 163
4 Đỗ Văn Đại (2016), Bình luận khoa học những điểm mới của BLDS 2015, Nxb Hồng Đức – Hội Luật gia
Việt Nam, tr. 403


7

Như vậy, ta có thể thấy, việc thừa nhận sự im lặng này có rất nhiều kẻ hở và bất
cập.
Thấy được điều đó, BLDS 2015 đã có những bổ sung, sửa đổi tại khoản 2 Điều
393 như sau: “Sự im lặng của bên được đề nghị không được coi là chấp nhận đề
nghị giao kết hợp đồng, trừ trường hợp có thỏa thuận hoặc theo thói quen đã được
xác lập giữa các bên.” BLDS 2015 đã theo hướng im lặng không là chấp nhận đề
nghị giao kết hợp đồng nhưng có ngoại lệ, khi theo thỏa thuận hay thói quen của các
bên, im lặng vẫn là chấp nhận đề nghị giao kết. Ngoài hai ngoại lệ trên, chúng ta
cũng nên theo hướng sự im lặng là sự chấp nhận trong trường hợp bên cạnh sự im
lặng (biết nhưng khơng nói gì) mà có yếu tố khác (như giao hàng, trả tiền,…) thì
vẫn có chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng.5 (Chẳng hạn như trường hợp trong Án
lệ 04/2016/AL)
Câu 2.2. Việc Tòa án áp dụng Án lệ số 04/2016/AL để cơng nhận hợp đồng
chuyển nhượng trong tình huống trên có thuyết phục khơng? Vì sao?
Trong tình huống trên có những nét tương đồng với tình tiết trong Án lệ số 04

như:
Thứ nhất, diện tích đất tranh chấp đều là tài sản chung của vợ chồng: Ông Ngự
và bà Phấn; Ông Bùi và bà Chu.
Mặt khác, khi ký kết hợp đồng khơng có chữ kí của người cịn lại: Chỉ có ông
Ngự ký kết trong hợp đồng; chỉ có ông Bùi và bà Chu ký kết trong hợp đồng.
Cuối cùng, bên chuyển nhượng đều đã nhận tiền và khơng ai có ý kiến: Ông
Ngự và bà Phấn đã nhận vàng và chia cho các con; ông Bùi và bà Chu nhận tiền và
khơng có ý kiến gì.
Theo nhóm, việc Tịa án áp dụng Án lệ số 04/2016/AL để công nhận hợp đồng
chuyển nhượng trong tình huống trên là thuyết phục. Mặc dù bản chất của giao dịch
trong Án lệ số 04 đó là người chồng mang tài sản chung đi xác lập giao dịch mà
khơng có sự đồng ý bằng văn bản của người vợ nhưng Án lệ số 04 vẫn có thể được
áp dụng tương tự đối với tình huống được nêu. Cụ thể, khơng có lý do gì mà không
theo hướng xác định tương tự đối với trường hợp đánh giá sự ưng thuận của người
5 Đỗ Văn Đại (2016), Bình luận khoa học những điểm mới của BLDS 2015, Nxb Hồng Đức – Hội Luật gia
Việt Nam, tr. 404.


8

khơng là vợ chồng vì đây là vấn đề xác định có hay khơng có sự ưng thuận của một
chủ thể nên không là đặc thù riêng chỉ dành cho vợ, chồng. 6 Do đó, Tịa án đã áp
dụng Án lệ số 04 theo hướng vừa nêu khi đánh giá sự ưng thuận của các con bà Chu
và ông Bùi.

6 Đỗ Văn Đại – Ngô Thị Anh Vân (2018), “Về sự ưng thuận của chủ thể trong giao dịch dân sự”, Tạp chí
Khoa học pháp lý Việt Nam, số 01(113), tr.71-80


9


VẤN ĐỀ 3: ĐỐI TƯỢNG CỦA HỢP ĐỒNG KHÔNG THỂ THỰC
HIỆN ĐƯỢC
Câu 3.1. Những thay đổi và suy nghĩ của anh/chị về những thay đổi giữa BLDS
2015 và BLDS 2005 về chủ đề đang được nghiên cứu.
Khoản 1 Điều 411 BLDS 2005: “Trong trường hợp ngay từ khi ký kết, hợp đồng
có đối tượng khơng thể thực hiện được vì lý do khách quan thì hợp đồng này bị vơ
hiệu.”
Khoản 1 Điều 408 BLDS 2015: “Trường hợp ngay từ khi giao kết hợp đồng có
đối tượng khơng thể thực hiện được thì hợp đồng này bị vơ hiệu”
 BLDS 2005 quy định hợp đồng bị vơ hiệu khi có đối tượng không thể thực
hiện được từ thời điểm ký kết, trong khi BLDS 2015 đã thay đổi “ký kết”
thành “giao kết”. Thuật ngữ “ký kết” không bao quát bằng “giao kết” vì “ký
kết” chỉ đúng cho hợp đồng bằng văn bản. Trong khi đó cịn hợp đồng miệng
và các loại hợp đồng khác. Bên cạnh đó, BLDS 2015 đã bỏ điều kiện “vì lý
do khách quan” vì nếu áp dụng khoản 1 Điều 411 BLDS 2005 thì dù cho
khơng làm hợp đồng vơ hiệu thì hợp đồng này vẫn khơng thể thực hiện được.
Vì vậy các quy định trên của BLDS 2015 là hợp lý.
Khoản 3 Điều 411 BLDS 2005: “Quy định tại khoản 2 Điều này cũng được áp
dụng đối với trường hợp hợp đồng có một hoặc nhiều phần đối tượng khơng thể
thực hiện được, nhưng phần cịn lại vẫn có giá trị pháp lý.”
Khoản 3 Điều 408 BLDS 2015: “Quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này
cũng được áp dụng đối với trường hợp hợp đồng có một hoặc nhiều phần đối tượng
khơng thể thực hiện được nhưng phần còn lại của hợp đồng vẫn có hiệu lực”
 BLDS 2015 đã mở rộng phạm vi đối tượng điều chỉnh, cụ thể là so với khoản
3 Điều 411 BLDS 2005 quy định chỉ áp dụng cho một đối tượng là khoản 2
thì BLDS 2015 đã áp dụng cho 2 đối tượng thuộc khoản 1 và 2. Đồng thời,
từ “giá trị pháp lý” trong khoản 3 BLDS 2005 đến khoản 3 BLDS 2015 đã
được thay bằng cụm từ “hiệu lực”. 7 Ta thấy rằng, hợp đồng vô hiệu thì chắc
7 Đỗ Văn Đại (2016), Bình luận khoa học – Những điểm mới của Bộ luật Dân sự 2015, Nxb. Hồng Đức –

Hội Luật gia Việt Nam, tr.383.


10

chắn là hợp đồng khơng có hiệu lực pháp lý - nhưng ngược lại: hợp đồng
khơng có hiệu lực pháp lý chưa chắc đã phải là hợp đồng vô hiệu - mà có thể
là hợp đồng chưa được ký kết, đã ký kết nhưng bị đình chỉ hiệu lực, hoặc đã
hết hiệu lực. Như vậy, dùng cụm từ “hiệu lực” sẽ tạo sự khái quát, bao quát
hơn so với việc dùng cụm từ “giá trị pháp lý” vì “giá trị pháp lý” chỉ mang ý
nghĩa luật định, còn “hiệu lực” cịn có ý nghĩa trong việc thực thi. Những
thay đổi trên đối với chế định hợp đồng vô hiệu do có đối tượng khơng thể
thực hiện được là phù hợp với thực tiễn xét xử ở Việt Nam.
Câu 3.2. Thời hiệu u cầu Tịa án tun bố vơ hiệu hợp đồng do đối tượng
không thể thực hiện được được xác định như thế nào? Vì sao?
Hợp đồng vơ hiệu do có đối tượng khơng thể thực hiện được được quy định tại
Điều 408 BLDS 2015, trong đó có quy định: “Trường hợp ngay từ khi giao kết, hợp
đồng có đối tượng khơng thể thực hiện được thì hợp đồng này bị vô hiệu”. Nhưng
Điều luật này chưa quy định về thời hiệu u cầu Tồ án tun bố vơ hiệu hợp đồng
do đối tượng không thể thực hiện được; do đó, liệu ta có thể xem xét đến quy định
Thời hiệu khởi kiện về hợp đồng tại Điều 429 Bộ luật này hay khơng? Theo quy
định tại Điều 429 thì “Thời hiệu khởi kiện để yêu cầu Toà án giải quyết tranh chấp
hợp đồng là 03 năm, kể từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền
và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm”.
Tuy nhiên, xét lại hợp đồng có đối tượng khơng thực hiện được, về bản chất thì
đó là việc hợp đồng khơng thể xảy ra trên thực tế, cho nên thời hiệu áp dụng cho
việc tuyên bố hợp đồng vô hiệu trong trường hợp này phải là vô hạn. Và trên thực tế
thì nó khơng cần đến Tồ án tun vơ hiệu mà bản thân nó đã tự động vơ hiệu vì
bản chất của nó là khơng thể thực hiện được. Việc cần đến Tồ án tun giao dịch/
hợp đồng vơ hiệu là để đảm bảo quyền lợi của các bên, cũng như bảo vệ được

quyền lợi của bên yếu thế trong trường hợp giao dịch/ hợp đồng đó có dấu hiệu
khơng thiện chí từ bên kia; và Tồ án là bên thứ ba đứng ra bảo vệ quyền lợi ích hợp
pháp cho người yếu thế.


11

Câu 3.3. Tòa tuyên bố hợp đồng thế chấp trên vơ hiệu do đối tượng khơng thể
thực hiện được có thuyết phục khơng? Vì sao?
Tịa tun bố hợp đồng thế chấp trên vô hiệu do đối tượng không thể thực hiện
được là thuyết phục.
Trường hợp thế chấp quyền sử dụng đất mà tài sản gắn liền với đất thuộc quyền
sở hữu của bên thế chấp thì tài sản gắn liền với đất cũng thuộc tài sản thế chấp, trừ
trường hợp có thỏa thuận khác (căn cứ khoản 3 Điều 318 Bộ luật Dân sự 2015)
Vì ơng A chỉ có quyền sử dụng đất nhưng không sở hữu căn nhà là tài sản gắn
liền với đất. Nên nếu xảy ra trường hợp Ngân hàng thu hồi quyền sử dụng đất thì sẽ
ảnh hưởng và phát sinh vấn đề với chủ sở hữu căn nhà.


12

VẤN ĐỀ 4: XÁC LẬP HỢP ĐỒNG GIẢ TẠO VÀ NHẰM TẨU TÁN
TÀI SẢN
Tóm tắt Bản án số 06/2017/DS-ST ngày 17/01/2017 của Tòa án nhân dân TP.
Thủ Dầu Một tỉnh Bình Dương về V/v “Tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng
quyền sử dụng đất”
Ngày 23/11/2013, bà Thúy (nguyên đơn) cho bà Trang (bị đơn) vay 100 triệu
đồng, nhưng cả hai đã lập hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất nhằm che
giấu hợp đồng vay trên. Nhưng bị đơn chỉ mới trả được 5 triệu thì ngừng. Nay
nguyên đơn yêu cầu tuyên bố hợp đồng chuyển nhượng vô hiệu và yêu cầu bị đơn

trả lại số tiền mà nguyên đơn đã cho bị đơn vay.
Tòa án xét thấy, cả hai bên đều xác nhận hợp đồng chuyển nhượng trên là giả
tạo nhằm che giấu hợp đồng vay, nên xét theo quy định tại Điều 124 BLDS 2015 thì
hợp đồng chuyển nhượng vơ hiệu, hợp đồng vay vẫn có hiệu lực. Đồng thời xử lý
hậu quả hợp đồng vô hiệu theo Điều 131 là phải hồn trả cho nhau những gì đã
nhận. Bị đơn khai đã trả góp cho nguyên đơn 1 triệu/ ngày trong vòng sáu tháng kể
từ ngày vay, đến nay đã được 180 triệu nhưng khơng có chứng cứ xác thực. Do vậy,
Tòa quyết định hợp đồng chuyển nhượng vô hiệu và bà Trang phải trả cho bà Thúy
số tiền vay cịn lại là 95 triệu đồng
Tóm tắt Quyết định số 259/2014/DS-GĐT ngày 16/06/2014 của Tòa dân sự Tòa
án nhân dân tối cao.
Nguyên đơn là bà Thu khởi kiện bị đơn là bà Anh về vụ án Tranh chấp hợp đồng
vay tài sản và hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất.
Năm 2009, bà Anh có vay bà Thu 03 lần tiền, cụ thể: 10/7/2009 vay 2,1 tỷ đồng;
ngày 11/7/2009 vay 1 tỷ đồng; ngày 17/7/2009 vay 600 triệu đồng; tổng cộng là 3,7
tỷ đồng. Bà Thu có địi nhiều lần nhưng bà Anh không trả. Cuối năm 2009, vợ
chồng bà Anh có đề nghị được cấn đất ở Bình Dương để trừ nợ, nhưng bà Thu
khơng đồng ý. Ngày 14/02/2010, bà Anh trả cho bà Thu 600 triệu đồng. Tháng
4/2010, bà Thu khởi kiện vợ chồng bà Anh yêu cầu trả 3,1 tỷ đồng nhưng vì lý do
sức khoẻ nên bà rút đơn kiện. Ngày 26/8/2010, vợ chồng bà Anh làm hợp đồng
chuyển nhượng toàn bộ nhà đất cho vợ chồng ông Vượng với giá 680 triệu đồng.


13

Nhưng trên thực tế thì giá nhà đất trên là gần 5,6 tỷ đồng và các bên cũng chưa hoàn
tất thủ tục chuyển nhượng.
Toà án xác định giao dịch chuyển nhượng nhà đất nêu trên là giao dịch giả tạo
nhằm trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ của vợ chồng bà Anh đối với bà Thu, trên
cơ sở đó buộc vợ chồng bà Anh phải trả nợ cả gốc và lãi cho bà Thu, đồng thời

tuyên giao dịch giữa vợ chồng bà Anh với vợ chồng ông Vượng là vô hiệu. Từ đó,
Tồ giám đốc thẩm quyết định tun huỷ toàn bộ bản án dân sự phúc thẩm và giao
hồ sơ vụ án cho Toà án nhân dân tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu xét xử phúc thẩm lại theo
đúng quy định của pháp luật.
* Đối với vụ việc thứ nhất
Câu 4.1. Thế nào là giả tạo trong xác lập giao dịch?
Điều 124 BLDS 2015 có đề cập đến giao dịch dân sự vô hiệu do giả tạo:
1. Khi các bên xác lập giao dịch dân sự một cách giả tạo nhằm che giấu
một giao dịch dân sự khác thì giao dịch dân sự giả tạo vơ hiệu, cịn giao
dịch dân sự bị che giấu vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp giao dịch đó
cũng vơ hiệu theo quy định của Bộ luật này hoặc luật khác có liên quan.
2. Trường hợp xác lập giao dịch dân sự giả tạo nhằm trốn tránh nghĩa
vụ với người thứ ba thì giao dịch dân sự đó vơ hiệu.
Trong điều luật nhắc đến từ “giả tạo” nhiều lần nhưng khơng giải thích giả tạo là
như thế nào. Tức là pháp luật chưa có một khái niệm cụ thể, rõ ràng về giao dịch
dân sự được xác lập do giả tạo.
Theo một số nguồn tham khảo thì có thể hiểu giao dịch dân sự giả tạo là giao
dịch mà trong đó việc thể hiện ý chí ra bên ngồi khác với ý chí nội tâm và kết quả
thực hiện của các bên tham gia vào giao dịch.
Câu 4.2. Đoạn nào của Bản án cho thấy các bên có giả tạo trong giao kết hợp
đồng? Các bên xác lập giao dịch có giả tạo với mục đích gì?
Đoạn cho thấy các bên có giả tạo trong giao kết hợp đồng là:


14

Xét thấy, sau khi lập giấy thỏa thuận mua bán đất ngày 27/11/2013 các
bên chưa đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền làm thủ tục theo quy
định. Theo đơn khởi kiện ban đầu nguyên đơn yêu cầu tiếp tục thực hiện
hợp đồng nhưng sau đó nguyên đơn thay đổi yêu cầu khởi kiện, yêu cầu

tuyên bố hợp đồng ngày 23/11/2013 giữa ngun đơn và bà Trang là vơ
hiệu vì đây là giao dịch giả tạo che giấu cho việc vay mượn và buộc bà
Trang trả lại cho nguyên đơn số tiền đã nhận là 95.000.000 đồng.
Các bên xác lập giao dịch giả tạo với mục đích che giấu việc nguyên đơn bà
Diệp cho bà Trang vay số tiền là 100.000.000 đồng.
Câu 4.3. Hướng giải quyết của Tòa án đối với hợp đồng giả tạo và hợp đồng bị
che giấu
Hướng giải quyết của Tòa án đối với hợp đồng giả tạo là tuyên bố vô hiệu và
giải quyết việc vô hiệu theo quy định tại Điều 131 BLDS 2015 8. Cịn đối với hợp
đồng bị che giấu thì được tiếp tục thực hiện9
Câu 4.4. Suy nghĩ của anh/chị về hướng xử lý của Tòa án về hợp đồng giả tạo và
hợp đồng bị che giấu.
Hướng giải quyết trên của Tòa án về hợp đồng giả tạo và hợp đồng bị che giấu
là hoàn toàn hợp lý theo quy định tại Điều 124 BLDS 2015: “Khi các bên xác lập
giao dịch dân sự một cách giả tạo nhằm che giấu một giao dịch khác thì giao dịch
giả tạo vơ hiệu, cịn giao dịch bị che giấu vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp giao dịch
đó cũng vơ hiệu theo quy định của Bộ luật này”. Vì cả bà Thúy và bà Trang đều
thừa nhận giao dịch chuyển nhượng quyền sử dụng đất là giao dịch giả tạo để che
giấu cho hợp đồng vay tài sản nên hồn tồn có cơ sở để Tòa án quyết định rằng
hợp đồng do giả tạo và tun bố vơ hiệu. Do hai bên có lỗi ngang nhau nên Tịa đã
hướng xử lý các bên hồn trả cho nhau những gì đã nhận và khơng phải bồi thường
là thỏa đáng.

8 “Do hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất được kí kết giữa nguyên đơn và bà Trang vô hiệu nên xử
lý hậu quả hợp đồng vô hiệu theo quy định tại Điều 131 BLDS 2015”.
9 “Xét thấy, việc bị đơn cho rằng đã trả cho nguyên đơn số tiền 180 triệu đồng nhưng nguyên đơn không
thừa nhận và bị đơn cũng không cung cấp được chứng cứ để chứng minh đã trả số tiền cho nguyên đơn. Do
đó, nguyên đơn yêu cầu bị đơn trả lại số tiền là 95 triệu đồng là có căn cứ”.



15

* Đối với vụ việc thứ hai
Câu 4.5. Vì sao Tòa án xác định giao dịch giữa vợ chồng bà Anh với vợ chồng
ông Vượng là giả tạo nhằm trốn tránh thực hiện nghĩa vụ với bà Thu?
Tòa án xác định giao dịch này giữa vợ chồng bà Anh với vợ chồng ông Vượng
là giả tạo nhằm trốn tránh thực hiện nghĩa vụ với bà Thu vì trong quá trình giải
quyết vụ án thì vợ chồng bà Anh thừa nhận còn nợ của bà Thu 3.1 tỷ đồng, đồng
thời vợ chồng bà Anh còn cam kết chuyển nhượng nhà đất (đang có tranh chấp) để
trả nợ cho bà Thu, nhưng vợ chồng bà Anh không thực hiện cam kết với bà Thu mà
làm thủ tục chuyển nhượng nhà đất trên cho vợ chồng ông Vượng. Đồng thời, thỏa
thuận giữa vợ chồng ông Vượng với vợ chồng bà Anh không phù hợp thực tế vì giá
trị thực tế nhà đất hiện là 5,1 tỷ đồng, mà cả hai bên chỉ chuyển nhượng với giá 680
triệu đồng. Căn cứ vấn đề này, Tòa án đã xác định giao dịch giữa vợ chồng bà Anh
với vợ chồng bà Vượng là giả tạo nhằm trốn tránh thực hiện nghĩa vụ với bà Thu.
Câu 4.6. Suy nghĩ của anh/chị về hướng xác định trên của Tòa án (giả tạo để
trốn tránh nghĩa vụ)?
Tòa án đã áp dụng quy định “trường hợp xác lập giao dịch dân sự giả tạo nhằm
trốn tránh nghĩa vụ với người thứ ba thì giao dịch dân sự đó vơ hiệu” (nay được
quy định tại khoản 2 Điều 124 BLDS 2015) để xác định giao dịch chuyển nhượng
nhà đất giữa vợ chồng bà Anh với vợ chồng ông Vượng là giao dịch giả tạo nhằm
trốn tránh nghĩa vụ trả nợ của vợ chồng bà Anh đối với bà Thu.
Tuy nhiên, quy định của Bộ luật dân sự về giả tạo để trốn tránh nghĩa vụ là
không thuyết phục. Bởi lẽ, bản thân việc “giả tạo” đã đủ để vô hiệu giao dịch trên
cơ sở quy định theo đó “khi các bên xác lập giao dịch dân sự một cách giả tạo nhằm
che giấu một giao dịch dân sự khác thì giao dịch dân sự giả tạo vô hiệu”. Ở đây, bản
thân việc “giả tạo” hay “nhằm trốn tránh nghĩa vụ với người thứ ba” đã đủ để vơ
hiệu hóa giao dịch và việc đòi hỏi đáp ứng cả hai điều kiện này để vô hiệu giao dịch
là không thuyết phục.10 Đây cũng là một nhược điểm mà BLDS 2015 chưa thể khắc
phục.


10 Đỗ Văn Đại (2018), Luật hợp đồng Việt Nam – Bản án và Bình luận Bản án, Nxb Hồng Đức – Hội Luật
gia Việt Nam, tr. 711.


16

Do đó, để áp dụng quy định trên, khi nhận thấy có hành vi xác lập hợp đồng
nhằm tẩu tán tài sản thì Tịa án đã xem nhẹ yếu tố “giả tạo” bằng cách khẳng định
có giả tạo nhưng khơng lập luận, chứng minh quá nhiều về việc giả tạo của vợ
chồng bà Anh. Đồng thời, Tòa án cũng đã cố gắng hạn chế hành vi tẩu tán tài sản
nhằm trốn tránh nghĩa vụ trả nợ của vợ chồng bà Anh bằng cách không công nhận
hợp đồng giữa vợ chồng bà Anh và vợ chồng ông Vượng nhằm bảo vệ quyền lợi
của bà Thu.
Tóm lại, theo nhóm, hướng xác định của Tịa án là hợp tình khi vơ hiệu hợp
đồng để bảo vệ người có quyền nhưng chưa hợp lí, chưa đủ thuyết phục khi áp dụng
quy định "giả tạo nhằm trốn tránh nghĩa vụ".
Câu 4.7. Cho biết hệ quả của việc Tòa án xác định hợp đồng trên là giao dịch
nhằm trốn tránh nghĩa vụ.
Theo Điều 124 BLDS 2015 thì hợp đồng chuyển nhượng nhà đất giữa vợ chồng
bà Anh và vợ chồng ông Vượng sẽ bị vô hiệu. Và căn cứ khoản 2 Điều 131 BLDS
2015 quy định về hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vơ hiệu: “Khi giao dịch dân
sự vơ hiệu thì các bên khơi phục lại tình trạng ban đầu, hồn trả cho nhau những gì
đã nhận.” Vì thế, vợ chồng bà Anh hoàn trả 680 triệu đồng đã nhận từ vợ chồng
ơng Vượng, vợ chồng ơng Vượng hồn trả nhà đất đã nhận và phong tỏa nhà đất của
vợ chồng bà Anh. Theo đó, vợ chồng bà Anh phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với bà
Thu, hoàn trả số tiền cả gốc lẫn lãi là 3.962.850.000 đồng.




DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ luật Dân sự 2005
2. Bộ luật Dân sự 2015
3. Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh (2017), Giáo trình pháp luật về hợp đồng
và bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, Đỗ Văn Đại, Nxb. Hồng Đức – Hội
Luật gia Việt Nam,
4. Đỗ Văn Đại (2016), Bình luận khoa học những điểm mới của BLDS 2015, Nxb.
Hồng Đức – Hội Luật gia Việt Nam.
5. Đỗ Văn Đại (2018), Luật hợp đồng Việt Nam – Bản án và bình luận bản án,
Nxb. Hồng Đức – Hội Luật gia Việt Nam.
6. Đỗ Văn Đại – Ngô Thị Anh Vân (2018), “Về sự ưng thuận của chủ thể trong
giao dịch dân sự”, Tạp chí Khoa học pháp lý Việt Nam, số 01(113), tr.71-80
7. Nguyễn Văn Phi, “Hậu quả pháp lý khi chậm thông báo chấp nhận giao kết hợp
đồng”, />%E1%BB%A3p%20b%C3%AAn%20%C4%91%E1%BB%81,d%C3%A0i
%20th%E1%BB%9Di%20gian%20suy%20ngh%C4%A9, 26/09/2020.



×