Tải bản đầy đủ (.pdf) (21 trang)

Thực trạng làm thêm của sinh viên trường đại học công nghiệp thành phố hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.72 MB, 21 trang )

BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA KHOA HỌC CƠ BẢN

MƠN: PHƯƠNG PHP LUN NGHIÊN CU KHOA HỌC

ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CU
Đề tài: THỰC TRẠNG LÀM THÊM CỦA SINH VIÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH
PHỐ HỒ CHÍ MINH

Lớp học phần: 420300319809
Nhóm: 12
GVHD: TS. NGUYỄN THỊ THU HÀ

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 2021


THỰC TRẠNG LÀM THÊM CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC
CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
I. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Trong những năm gần đây, vấn đề về nhu cầu việc làm thêm đang được rất nhiều bạn
sinh viên tìm hiểu và quan tâm đến. Theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Phượng-Trần Thị Diễm
Thúy (2020) nói về những yếu tố ảnh hưởng đến quyết định làm thêm của sinh viên Khoa
Kinh tế - Trường Đại học An Giang cho thấy có 109 bạn trả lời đang làm hoặc đã từng làm
thêm cho các cơ sở kinh doanh trên địa bàn tỉnh trong thời gian theo học chiếm tỉ lệ 40,8%,
tương đương gần một nửa số sinh viên được phỏng vấn. Việc sinh viên tham gia làm thêm
ngày càng nhiều là do lợi ích mang lại từ việc làm thêm như thu nhập, kỹ năng, kinh nghiệm…
khiến cho các bạn sinh viên ngày càng hứng thú không chỉ đối với các bạn sinh sống ở ngoại
tỉnh mà còn cả đối với các bạn sinh viên sống trong nội thành.


Nhu cầu tìm việc làm thêm khơng cịn là một hiện tượng nhỏ lẻ mà nó đã là một xu
hướng phổ biến của sinh viên ngày nay, nó ảnh hưởng đến đời sống hàng ngày lẫn học tập của
sinh viên hiện nay. Đa số sinh viên chọn công việc làm thêm như một cơ hội để cọ sát với
thực tế ở doanh nghiệp, nâng cao năng lực chuyên môn, củng cố các kỹ năng mềm cũng như
hỗ trợ gia đình trang trải chi phí học tập, chi phí sinh hoạt hằng ngày.
Tuy nhiên, vấn đề làm thêm của sinh viên luôn tồn tại hai mặt đối lập, song song. Về
mặt tích cực, có thể coi cơng việc ngồi giờ của sinh viên là một môi trường học tập. Sinh
viên được giao tiếp rộng hơn bên ngoài xã hội, điều này giúp cho họ có được thêm sự tự tin
và mạnh mẽ, rất có ích cho cuộc sống sau khi tốt nghiệp. Bên cạnh đó họ có thể rèn luyện
thêm những kỹ năng mà họ đã được học trên giảng đường nhưng chưa có dịp đem ra thực
hành. Tuy vậy, cơng việc ngồi xã hội cũng tồn tại khơng ít hạn chế. Theo bảng thống kê của
Ngô Sách Thọ - Nguyễn Xuân Trãi (2018) nói về những khó khăn của sinh viên khi đi làm
thêm có đến 16,43% các bạn sinh viên gặp phải sự lừa đảo, 7,69% bị coi thường và 15,91%
sinh viên thiếu phương tiện, công cụ liên lạc. Có thể lý giải nguyên nhân các bạn sinh viên


thường rơi vào các trường hợp này là vì chưa thật sự tìm hiểu kĩ về cơng việc này là thật hay
ảo, dễ tin vào những lời nói của người phỏng vấn hay giới thiệu,... từ đó dẫn đến việc sinh
viên dễ sa vào nhũng cám dỗ, cạm bẫy bên ngồi xã hội hơn.
Tóm lại, các bạn sinh viên ít nhiều cũng đã từng có ý định hoặc đi làm thêm dù chỉ một
lần và nhận thấy rõ được thực trạng về nhu cầu việc làm cũng như những ảnh hưởng của việc
làm tác động đến sinh viên. Hiểu được tầm quan trọng của việc làm thêm nên nhóm chúng tôi
chọn nghiên cứu vấn đề này. Tuy nhiên do phạm vi đề tài này khá rộng, để thu thập thông tin,
nắm rõ được thực trạng của vấn đề và đem lại kết quả khách quan nhất nên chúng tôi đã quyết
định nghiên cứu với đề tài là: “Thực trạng làm thêm của sinh viên trường Đại học Công
nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chính
Khảo sát thực trạng làm thêm của sinh viên trường Đại học Cơng nghiệp Thành phố Hồ Chí
Minh.

2.2. Mục tiêu cụ thể
- Khảo sát thực trạng làm thêm của sinh viên trường Đại học Cơng nghiệp Thành phố Hồ Chí
Minh.
- Xác định những nguyên nhân sinh viên trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí
Minh đi làm thêm.
- Đề xuất một số giải pháp giúp cân bằng việc học và việc làm cho sinh viên trường Đại học
Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh.
3. Câu hỏi nghiên cứu
- Thực trạng làm thêm của sinh viên trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh
hiện nay như thế nào?
- Những nguyên nhân nào thúc đẩy sinh viên trường Đại học Cơng nghiệp Thành phố Hồ Chí
Minh đi làm thêm?


- Có những giải pháp nào giúp cân bằng việc học và việc làm cho sinh viên trường Đại học
Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh?
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Thực trạng làm thêm của sinh viên trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Thời gian tiến hành nghiên cứu từ tháng 08/2021 đến tháng 5/2022.
- Nghiên cứu được tiến hành tại trường Đại học Công Nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh và đối
tượng khảo sát là các sinh viên năm 1 và năm 2 đại học chính quy đang làm thêm và theo học
tại Trường Đại học Cơng Nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh. Hiện nay sinh viên đại học chính
quy chiếm hơn 28.000 sinh viên đang theo học tại trường, với số lượng đông đảo này sẽ dễ
thu thập và khảo sát thông tin sẽ khái quát về vấn đề nghiên cứu hơn. Đây là lí do sinh viên
hệ đại học chính quy được lựa chọn là đối tượng để khảo sát.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của nghiên cứu
5.1. Ý nghĩa khoa học
Nghiên cứu này giúp cung cấp cơ sở lý luận, tạo ra một cái nhìn tổng quan về nguyên

nhân, thực trạng và những giải pháp làm thêm của sinh viên thành phố Hồ Chí Minh nói chung
và sinh viên trường Đại học Cơng nghiệp TP.HCM nói riêng. Đồng thời nghiên cứu này cũng
giúp cung cấp tài liệu cho những đề tài tương tự, tạo tiền đề cơ sở cho các ngành xã hội học
khác có căn cứ để mở rộng nghiên cứu các vấn đề khác.
5.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu giúp tìm hiểu: nguyên nhân, thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng
đến quyết định làm thêm của sinh viên trường Đại học Công Nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh
và tìm ra một số giải pháp giúp cân bằng việc học và việc làm cho sinh viên trên cả nước.
Đối với nhà trường : Đây là nghiên cứu có thể đem đến cái nhìn tổng quan cho nhà
trường về nguyên nhân và thực trạng sinh viên làm thêm hiện nay để có những biện pháp hỗ


trợ sinh viên cũng như việc nhà trường có thể tiếp cận những mặt hạn chế làm thêm của sinh
viên giúp họ tốt hơn qua các chương trình tư vấn, có những hội thảo tại trường hướng dẫn.
Ngồi ra nó còn cung cấp những cơ hội cho sinh viên được nghe những chia sẻ giúp ích cho
việc làm thêm của sinh viên. Qua đó sinh viên có điều kiện tốt nhất tham gia vào rèn luyện
bản thân và góp ích cho nhà trường và xã hội.
Đối với sinh viên: Nghiên cứu này giúp họ nhận biết rõ hơn về việc làm thêm và có
những đánh giá đúng đắn hơn khi đi làm thêm. Đây có thể coi là một nguồn thơng tin hữu ích
giúp cho sinh viên Trường Đại học Cơng Nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh có thể xác định
được những giải pháp phù hợp giúp ích cho việc đi làm thêm và cân bằng việc học tập của
mình để có những kế hoạch phù hợp hơn cho bản thân. Dựa trên những hiểu biết này sinh viên
có thể tìm ra các phương thức phù hợp để nâng cao chất lượng học tập của bản thân.
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1. Các khái niệm
1.1. Khái niệm “Sinh viên”
Theo Wikipedia (2020), “sinh viên” chủ yếu là những người đăng ký vào trường hoặc
cơ sở giáo dục khác tham gia các lớp học trong khóa học để đạt được mức độ thành thạo môn
học theo hướng dẫn của người hướng dẫn, và dành thời gian bên ngoài lớp để thực hiện bất
kỳ hoạt động nào mà giảng viên chỉ định là cần thiết cho việc chuẩn bị lớp học hoặc để gửi

bằng chứng về sự tiến bộ đối với sự thành thạo đó. Theo nghĩa rộng hơn, sinh viên là bất kỳ
ai đăng ký chính mình để được tham gia các khóa học trí tuệ chuyên sâu với một số chủ đề
cần thiết để làm chủ nó như là một phần của một số vấn đề ngồi thực tế trong đó việc làm
chủ các kiến thức như vậy đóng vai trị cơ bản hoặc quyết định.
1.2. Khái niệm “ Làm thêm”
“Làm thêm” là một định nghĩa mơ tả một cơng việc khơng chính thức, khơng thường
xun bên cạnh một cơng việc chính thức và ổn định. (Nguồn: Wikipedia, 2021)
1.3. Vài nét về trường Đại học Cơng Nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh


- Trường Đại học Cơng nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh là một trường đại học định hướng
ứng dụng và thực hành, trực thuộc Bộ Công Thương, chuyên đào tạo nhóm ngành kinh tế cơng
nghiệp và kỹ thuật cơng nghiệp, được thành lập từ ngày 24 tháng 12 năm 2004. (Theo
Wikipedia, 2021)
- Hiệu trưởng: TS. Phan Hồng Hải.
- Cơ sở chính của trường tọa lạc tại số 12 Nguyễn Văn Bảo, phường 4, quận Gị Vấp, Thành
phố Hồ Chí Minh.
- Ngồi ra trường cịn có 1 phân hiệu ở Quảng Ngãi và 1 cơ sở khác ở Thanh Hóa.
- Trường Đại học Cơng nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh có 17 khoa và 2 viện với tổng số hơn
30.000 sinh viên đang theo học tại đây.
2. Tình hình nghiên cứu trong nước
Theo nhóm tác giả Nguyễn Thị Phượng-Trần Thị Diễm Thúy (2020) nghiên cứu về
“Những yếu tố ảnh hưởng đến quyết định làm thêm của sinh viên Khoa Kinh tế - Trường
Đại học An Giang”, thống kê được 158 bạn khơng tham gia làm thêm (59,2%), trong đó các
lý do khiến các bạn quyết định khơng làm thêm gồm có: 39,4% sinh viên muốn tập trung cho
việc học; 20,2% gia đình khơng ủng hộ; 17,4% khơng đủ sức khỏe khi vừa đi làm vừa đi học.
Từ đó xác định được một phần thực trạng sinh viên đi làm thêm của Khoa Kinh tế ở trường
Đại học An Giang.
Trong một bài báo cáo của Ngô Sách Thọ-Nguyễn Xuân Trãi (2018) về “Thực trạng
việc làm thêm của sinh viên Trường Đại học Thể dục Thể thao Bắc Ninh”, nhóm tác giả đã

sử dụng các phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu; phương pháp điều tra xã hội học và
phương pháp tốn học thống kê để xác định các thơng tin chính xác về nhận thức của sinh
viên, mức độ quan trọng của các yếu tố quyết định đến việc đi làm thêm, các kênh tìm việc,
những cơng việc, thời gian đi làm và những khó khăn của sinh viên khi đi làm thêm.
Một nghiên cứu khác của nhóm tác giả Nguyễn Phạm Tuyết Anh & ctg (2013) về “Tác
động đi làm thêm đến kết quả học tập của sinh viên trường đại học Cần Thơ” cho thấy có
sự khác nhau về kết quả học tập được đánh giá qua điểm trung bình học kỳ của 2 nhóm sinh


viên làm thêm (3,03) và không làm thêm (3,15). Mặt khác, nghiên cứu này cũng cho thấy kết
quả học tập được đánh giá thơng qua điểm trung bình học kỳ của nhóm sinh viên có đi làm
thêm ở 2 thời điểm trước và sau khi đi làm thêm là khác nhau (từ 3,12 giảm xuống còn 3,04
với độ lệch chuẩn là 0,43). Từ những kết quả này nghiên cứu đã rút ra kết luận và tìm ra một
số ảnh hưởng cụ thể từ việc làm thêm mà chính những yếu tố này làm cho kết quả học tập của
sinh viên bị giảm sút.
“Sinh viên đi làm thêm...” là tên bài báo của tác giả Lê Thương (2021) đã chỉ ra nguyên
nhân thúc đẩy các bạn làm thêm là để trang trải cho việc học tập và cuộc sống xa gia đình,
nâng cao kinh nghiệm cho cơng việc sau này, đặc biệt là kỹ năng giao tiếp. Trong đó, anh Vũ
Nhật Phương, Bí thư Đồn Trường Đại học Tây Ngun cho biết qua một khảo sát mới đây,
thì có đến 80% sinh viên trong tổng số sinh viên được khảo sát đã trả lời vừa đi làm, vừa đi
học thông qua các kênh thơng tin như tự tìm kiếm việc làm, giới thiệu của bạn bè, Ngày hội
việc làm do Đoàn Trường phối hợp với các doanh nghiệp tổ chức...; trong đó có các bạn bị rơi
vào tình trạng bế tắc, khủng hoảng do lừa đảo.
Mặt khác, trong báo cáo của nhóm tác giả Lê Tiến Hùng & ctg (2020) về “Đề xuất giải
pháp cân đối việc học và làm thêm của sinh viên Trường Đại học TDTT Đà Nẵng” cho thấy
qua khảo sát (bằng phiếu phỏng vấn) của 30 sinh viên đã và đang tham gia làm thêm có nhiều
tác động đến kết quả học tập của sinh viên, trong đó hầu như tập trung vào các yếu tố như thời
gian học bị rút ngắn (86,7%) và sức khỏe không đảm bảo cho việc học và làm (80%). Ngoài
ra, các yếu tố khác cũng ảnh hưởng không kém như cân bằng giữa việc học và việc làm
(53,3%), không thật sự chú tâm trong việc học (46,7%), khơng có thời gian học bài (46,7%).

Từ những tác động trên nhóm tác giả đã đề xuất một số giải pháp nhằm cân đối việc học và
làm thêm của sinh viên Khóa Đại học 9, Trường Đại học TDTT Đà Nẵng.
Theo nhận định của tác giả Quỳnh Quyên (2020) về “Sinh viên có nên đi làm thêm?”,
khi làm thêm sinh viên mang về cho mình nhiều lợi ích khác nhau từ thu nhập, kinh nghiệm
cho đến kỹ năng,... . Bên cạnh đó, sinh viên cũng phải đối mặt với mn vàn khó khăn khi
làm việc, đồng thời gây ảnh hưởng đến sức khỏe và tinh thần bởi nó khơng đem đến lợi ích
thật sự cho các bạn sinh viên. Từ đó tác giả đã đề xuất một số giải pháp phù hợp để cân bằng


giữa học và việc làm đồng thời đúc kết lại rằng làm thêm tốt hay hại là do cách làm việc của
mỗi người chúng ta.
Nghiên cứu “Thực trạng đi làm thêm của sinh viên Trường Đại họcKỹ thuật Y tế Hải
Dương năm 2019” của Lê Thúy Hường & ctg (2019), đã sử dụng phương pháp nghiên cứu
mô tả ngang bằng cách khảo sát lấy ý kiến 1433 sinh viên Trường ĐH Kỹ thuật Y tế Hải
Dương năm 2019. Từ đó đề xuất các giải pháp tăng cường quản lý,hỗ trợ sinh viên trong việc
tìm kiếm việc và đi làm thêm.
3. Tình hình nghiên cứu ngồi nước
Theo nhóm tác giả Di Paolo A., Matano A., (2016), nghiên cứu “Những ảnh hưởng
của việc làm việc trong quá trình giáo dục đại học đối với việc học tập của sinh viên và hiệu
quả thị trường lao động” đã sử dụng phương pháp phân tích thực nghiệm dựa trên dữ liệu.
Qua kết quả phân tích cho thấy sinh viên làm thêm khơng liên quan đến ngành học đã có ảnh
hưởng khơng nhẹ đến kết quả học tập ở lớp. Tuy nhiên nghiên cứu này cũng nói rõ nếu cơng
việc mà bạn chọn liên quan đến chuyên ngành đang học nó lại có tác động tích cực trong học
tập.
Trong báo cáo “Việc làm thêm bán thời gian và thành tích học tập của sinh viên” của
tác giả Safrul Muluk (2017) được thực hiện tại Khoa Tiếng Anh, Khoa Giảng dạy và Đào tạo
Giáo viên, Đại học Ar-Raniry State (UIN), Banda Aceh, Indonesia cho thấy có đến 30 trên
tổng số 119 sinh viên được tiến hành khảo sát có việc làm thêm với số giờ làm thêm mỗi tuần
trung bình từ 20 – 30 giờ, một số ít làm việc hơn 35 giờ mỗi tuần. Nghiên cứu cũng kết luận
rằng làm việc bán thời gian không có bất kỳ ảnh hưởng đáng kể nào đến kết quả học tập của

sinh viên. Kết quả điểm trung bình của họ vẫn cao mặc dù có đi làm thêm bên ngoài tuy nhiên,
phần lớn sinh viên tham gia vào công việc bán thời gian tối đa 20 giờ mỗi tuần hoàn thành
việc học của họ trong thời gian trong chín học kỳ hoặc hơn. Làm việc nhiều giờ hơn làm ảnh
hưởng đến thời gian hoàn thành nghiên cứu và mức độ căng thẳng của học sinh, tiền học phí
và khả năng tìm kiếm kinh nghiệm để nâng cao kỹ năng của họ trong tương lai.
Nghiên cứu “Việc làm Bán thời gian có ảnh hưởng đến sự hài lịng và kết quả học
tập (GPA) của sinh viên đại học không?” của nhóm tác giả Mussie T. Tessema, Kathryn J.


Ready và Marzie Astani (2014) chỉ ra rằng khoảng 79% số người được hỏi đang làm thêm
trong quá trình học tập trên trường. Qua đó cơng việc làm thêm có tác động tích cực đến sinh
viên làm việc ít hơn 10 giờ, điểm trung bình trung bình của những sinh viên không đi làm
được cho là cao hơn một chút so với những sinh viên đã đi làm. Tuy nhiên khi làm việc hơn
11 giờ mỗi tuần trở lên điểm trung bình đã có sự giảm xuống đi kèm với sức khỏe và mức độ
căng thẳng của sinh viên.
Một nghiên cứu khác về “Việc làm cho sinh viên: Lợi thế hay bất lợi cho thành tích
học tập?” của tác giả Maresa Sprietsma (2015) cho thấy một lượng sinh viên được khảo sát ở
Đức làm việc ít nhất 1 giờ mỗi tuần trong học kì (48 %) với số giờ làm việc trung bình là 12
giờ và 18% làm việc hơn 10 giờ mỗi tuần. Từ đó nhận định rằng các sinh viên thường làm
thêm theo hình thức bán thời gian nhằm đảm bảo không bị ảnh hường đến giờ học ở trường
đồng thời có thêm chi phí trang trải cho cuộc sống cá nhân.
Nhóm tác giả Gbolahan Gbadamosi Carl Evans, Mark Richardson, Mark Ridolfo
(2015) với đề tài: “Khả năng tuyển dụng và công việc bán thời gian của sinh viên ở Vương
quốc Anh: hiệu quả của bản thân và nguyện vọng nghề nghiệp có quan trọng khơng?” cho
rằng với thời buổi ngày càng tập trung vào khả năng ứng dụng thực tiễn của sinh viên để tuyển
dụng sau khi tốt nghiệp Đại học, nghiên cứu này xem xét mối liên quan giữa công việc bán
thời gian, mong muốn việc làm và trình độ bản thân của sinh viên. Trong một cuộc khảo sát
với 357 sinh viên Vương quốc Anh, kết quả cho thấy được mối liên hệ tích cực và vai trò giữa
làm thêm và khát vọng việc làm. Những phát hiện này khẳng định tầm quan trọng của tính
năng vượt trội của cá nhân đối với giá trị gắn liền với việc làm thêm của sinh viên trong giáo

dục đại học.
Carl Evans, Ceri Vaughan (2021) trong báo cáo: “Ảnh hưởng của công việc bán thời
gian đối với sự nghiệp của sinh viên tốt nghiệp”, theo nhóm tác giả một cơng việc làm thêm
là cách tốt nhất để có thu nhập trong thời gian học tập, cho sinh viên hiểu rõ hơn về văn hóa
địa phương, gặp gỡ những người bạn, đồng nghiệp mới cũng như hiểu biết thêm về những
cách thức làm việc khác nhau. Những trải nghiệm làm thêm ở nhà hàng, siêu thị cùng các vấn
đề thực tế mà sinh viên đang gặp phải sẽ là những kinh nghiệm quý giá. Các phát hiện chỉ ra


rằng mặc dù sinh viên nhận thức được rằng việc làm thêm giúp phát triển kỹ năng cá nhân
nhưng cũng cần chú ý cân bằng giữa việc học và làm.
Trong một nghiên cứu “Tầm quan trọng của việc làm thêm đối với sinh viên đại học
Vương quốc Anh” của nhóm tác giả Carl Evans, Zatun Najahah Yusof (2020) cho thấy mục
đích của bài báo này là để nhận định các yêu cầu kỹ năng của công việc sau tốt nghiệp ở
Vương quốc Anh và so sánh với các yêu cầu về việc làm thêm thường được thực hiện bởi sinh
viên đại học Vương quốc Anh để xác định những điểm giống và khác biệt giữa chúng. Tiêu
chí kỹ năng con người ban đầu được ghi nhận đối với các công việc tốt nghiệp và sau đó được
so sánh với các kỹ năng cần thiết cho các công việc làm thêm. Phân tích định lượng được thực
hiện để xác định mối liên hệ giữa hai tiêu chí kỹ năng. Điều này nhấn mạnh rằng việc làm
thêm đối với sinh viên đại học có ý nghĩa vơ cùng quan trọng để có thể tiếp thu các kỹ năng
quan trọng.
4. Các khía cạnh chưa được đề cập trong các nghiên cứu trước đó
Các tài liệu trình bày ở trên:
- Chưa có nhiều số liệu, thống kê chuẩn xác về thực trạng làm thêm của sinh viên. Nó vẫn có
những điều tra khơng hợp lệ dẫn đến kết quả còn chênh lệch nhiều so với thực tế.
- Có rất ít nghiên cứu đề cập về những giải pháp nhằm đảm bảo sinh viên không bị lợi dụng
khi làm thêm.
- Chưa đề cập rõ vấn đề sinh viên được và mất gì khi làm thêm. Và cơng việc đi làm thêm đối
với sinh viên có thật sự cần thiết hay khơng?
- Mặc dù đã có nhiều nghiên cứu tìm hiểu về vấn đề làm thêm của sinh viên nhưng chưa có

nghiên cứu nào viết về việc làm thêm của sinh viên ở trường Đại học Cơng nghiệp Thành phố
Hồ Chí Minh.
III. NỘI DUNG – PHƯƠNG PHP
1. Thiết kế nghiên cứu: Định lượng và cắt ngang, chọn mẫu xác xuất.
Nghiên cứu sử dụng thiết kế định lượng. Lý do sử dụng nghiên cứu định lượng vì: thực
trạng làm thêm là một khái niệm đa hướng, có mối liên hệ với nhiều yếu tố khách quan đến từ


bên ngoài và yếu tố chủ quan đến từ bản thân của đối tượng. Do đó, nghiên cứu định lượng sẽ
là lựa chọn hợp lý và cho phép thu thập nhiều thông tin hơn về khái niệm này so với nghiên
cứu định tính. Nghiên cứu này mặc dù chỉ thực hiện tại trường Đại học Cơng nghiệp Thành
phố Hồ Chí Minh, nhưng nghiên cứu định lượng có thể khái quát hóa cho các thành phố khác
ở Việt Nam.
Nếu sử dụng phương pháp thu thập thơng tin định tính (phỏng vấn, quan sát, thảo luận
nhóm…) thì sẽ mất rất nhiều thời gian, chi phí, kết quả nghiên cứu chỉ mang tính chất cá nhân.
Ngược lại, thu thập thông tin bằng phương pháp định lượng (khảo sát bằng bảng câu hỏi) thì
sẽ thu thập được lượng thông tin lớn nhưng không mất q nhiều thời gian và chi phí cho q
trình thực hiện khảo sát, thơng tin mang tính khái qt cho tồn bộ sinh viên. Vì vậy, nhóm
quyết định chọn phương pháp thu thập dữ liệu là khảo sát bằng bảng câu hỏi.
Nghiên cứu sử dụng phương pháp chọn mẫu xác suất, vì nó đại diện cho tồn bộ dân
số chọn mẫu, nên kết luận rút ra có thể khái quát hố cho tồn bộ dân số chọn mẫu.
2. Chọn mẫu
Nghiên cứu sẽ được tiến hành tại Trường Đại học Công Nghiệp Thành phố Hồ Chí
Minh. Trường Đại học Cơng Nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh là một trường đại học định
hướng ứng dụng và thực hành, trực thuộc Bộ Công Thương, chun đào tạo nhóm ngành kinh
tế cơng nghiệp và kỹ thuật công nghiệp (Nguồn: Wikipedia, 2021) với 17 khoa và 2 viện, được
đào tạo với nhiều cấp bậc khác nhau như cao đẳng, đại học, thạc sĩ và tiến sĩ. Trong đó, hệ đại
học chính quy chiếm hơn 30.000 sinh viên đang theo học (Nguồn: trường Đại học Công
Nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh). Đây chính là lí do sinh viên hệ đại học chính quy ở trường
Đại học Cơng Nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh được lựa chọn làm đối tượng nghiên cứu.

Phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên theo cụm cho phép khái quát hóa kết quả nghiên
cứu cho tồn bộ dân số nghiên cứu. Do khơng có khung mẫu nghiên cứu nên chọn mẫu ngẫu
nhiên theo cụm là phương pháp chọn mẫu khả thi nhất. Đồng thời giúp nhà nghiên cứu tiết
kiệm được chi phí, thời gian và có thể dễ dàng tiếp cận được đối tượng hơn.
Kích cỡ mẫu được xác định theo cơng thức Cochran (1977):
Cơng thức:
Trong đó:

n=

z2 ∗p (1−p)
e2

z = 1.96, p = 0.5, e = 0.05, n = 384


Dựa trên nguyên tắc chọn mẫu, kích cỡ mẫu càng lớn thì kết quả nghiên cứu càng chính
xác và có độ tin cậy hơn. Đồng thời cũng dựa trên điều kiện thời gian và kinh phí nhóm nghiên
cứu quyết định chọn 700 sinh viên ở trường Đại học Công Nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh
để tham gia khảo sát. Với số lượng mẫu cần khảo sát, nhà nghiên cứu sẽ chọn ngẫu nhiên 4
khóa mới nhất. Quy trình chọn lựa sẽ kết thúc khi nhà nghiên cứu có đủ số lượng mẫu.
3. Thiết kế bảng câu hỏi khảo sát
Bảng câu hỏi có 33 câu hỏi, bao gồm 146 mục hỏi. Ngồi các mục hỏi về thơng tin cá
nhân, bảng hỏi chủ yếu hỏi về việc làm thêm của sinh viên trường Đại học Cơng nghiệp Thành
phố Hồ Chí Minh. Các câu hỏi ở dạng câu hỏi đóng. Bảng câu hỏi do tự nhóm thiết kế dựa
trên các mục tiêu đề ra và các thành viên trong nhóm đã kiểm tra thử 1 lần.
4. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu có 3 mục tiêu cụ thể. Để đạt được các mục tiêu này, nhà nghiên cứu sẽ sử
dụng một số phương pháp nghiên cứu khác nhau. Phương pháp sử dụng cho từng mục tiêu sẽ
được trình bày cụ thể trong bảng dưới đây:

Bảng 1: Phương pháp nghiên cứu theo mục tiêu
Mục tiêu
Khảo sát thực trạng
làm thêm của sinh viên
trường Đại học Công
nghiệp Thành phố Hồ
Chí Minh
Xác định những
nguyên nhân sinh viên
trường Đại học Cơng
nghiệp Thành phố Hồ
Chí Minh đi làm thêm
Đề xuất một số giải
pháp giúp cân bằng
việc học và việc làm
cho sinh viên trường
Đại học Cơng nghiệp
Thành phố Hồ Chí
Minh

Phương pháp thu thập dữ
liệu
Khảo sát bằng bảng câu hỏi
sinh viên trường Đại học
Cơng nghiệp Thành phố Hồ
Chí Minh

Phương pháp xử lý dữ liệu
Sử dụng thống kê mô tả, sử dụng
t-test


Khảo sát bằng bảng câu hỏi
sinh viên trường Đại học
Công nghiệp Thành phố Hồ
Chí Minh

Sử dụng thống kê mơ tả

Nghiên cứu lý thuyết và kết
quả khảo sát

Suy luận logic


4.1. Quy trình thu thập dữ liệu
- Khảo sát bằng phiếu câu hỏi vì đây là phương pháp ít tốn kém, dễ thực hiện, có thể thu được
một lượng lớn thông tin trong một khoảng thời gian ngắn.
- Thời gian tiến hành thu thập dữ liệu từ tháng 12/2021 đến tháng 01/2022.
- Người khảo sát đến trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh đã được chọn làm
mẫu nghiên cứu, xin phép họ cho 1 ít thời gian rồi phát phiếu cho họ.
- Một người mất khoảng 10 phút để điền phiếu và nộp lại cho người khảo sát.
- Sau đó, người khảo sát thu thập lại phiếu. Quy trình được lặp lại cho đến khi người khảo sát
thu thập đủ số lượng đặt ra.
4.2. Xử lý dữ liệu
 Mục tiêu 1 :
- Sử dụng các phép tính thống kê mơ tả: tính trung bình tuổi của mẫu nghiên cứu, tính phần
trăm, tính số lượng trong số những người được chọn làm mẫu có bao nhiêu nam, bao nhiêu
nữ.
- Sử dụng phép tính so sánh trung bình 2 đám đơng t – test để so sánh các nhóm trong mẫu
(nam/nữ; làm thêm/không làm thêm).

 Mục tiêu 2:
Sử dụng thống kê mô tả để xác định các nguyên nhân làm ảnh hưởng đến kết quả học
tập sinh viên trường Đại học Cơng nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh khi đi làm thêm.
 Mục tiêu 3:
Sử dụng các phương pháp nghiên cứu lý thuyết và các phép suy luận logic rút ra được
các nguyên nhân chủ yếu nhất ảnh hưởng đến sinh viên trường Đại học Công nghiệp Thành
phố Hồ Chí Minh đi làm thêm. Từ đó đưa ra một số giải pháp giúp cân bằng việc học và việc
làm cho sinh viên trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh.
CẤU TRÚC DỰ KIẾN CỦA LUN VĂN
Luận văn sẽ có 5 chương với nội dung chính như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận về thực trạng làm thêm của Sinh viên trường Đại học Công
Nghiệp Thành Phố Hồ Chí Minh, các tác động của việc đi làm thêm đối với sinh viên.


Chương này sẽ tổng quan các tài liệu trong và ngoài nước về thực trạng làm thêm của sinh
viên, các nguyên nhân sinh viên đi làm thêm và các tác động của sinh viên đi làm thêm đối
với kết quả học tập.
Chương 2: Nội dung - Phương pháp
Chương này mô tả quy trình nghiên cứu, thiết kế nghiên cứu và các phương pháp thu thập
và phân tích dữ liệu được sử dụng để hoàn thành các mục tiêu cụ thể của nghiên cứu.
Chương 3: Kết quả và thảo luận
Chương này trình bày kết quả phân tích dữ liệu và thảo luận kết quả nghiên cứu. Qua việc
so sánh kết quả nghiên cứu với kết quả của các nghiên cứu trước đó, nhà nghiên cứu có
thể xác định được những điểm tương đồng cũng như phát hiện những điểm mới so với các
nghiên cứu đã được tiến hành trước đó, tìm ra được các đóng góp của nghiên cứu của mình
.
Chương 4: Đề ra các giải pháp để sinh viên có thể làm thêm một cách hiệu quả không
ảnh hưởng đến kết quả học tập.
Chương này nhóm nghiên cứu sẽ đưa ra các giải pháp đề giúp sinh viên Trường Đại học
Cơng Nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh có thể làm thêm một cách hiệu quả khơng có tác

động tiêu cực đến kết quả học tập.
Chương 5: Kết luận và kiến nghị
Chương này sẽ làm nổi bật những vấn đề chính và kiến nghị các phương pháp giúp sinh
viên kết hợp hiệu quả giữa việc học tập và việc làm thêm của sinh viên trường Đại học
Công Nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh.


KẾ HOẠCH THỰC HIỆN NGHIÊN CU
Nghiên cứu này được tiến hành từ tháng 08/20221 đến tháng 05/2022.
Thời gian 10 tháng
STT
Công việc
1

Tìm hiểu về đề tài

2
3

Thiết kế bảng câu hỏi khảo sát
Tiến hành khảo sát

4

Xử lý và phân tích dữ liệu

5

Viết luận văn


6

Bảo vệ luận văn trước hội đồng

8

9

10

11

12

1

2

3

4

5

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Thị Phượng - Trần Thị Diễm Thúy, 2020. Những yếu tố ảnh hưởng đến quyết định
làm thêm của sinh viên Khoa Kinh tế - Trường Đại học An Giang. Tạp chí Cơng Thương,
trường Đại học An Giang.
2. Ngơ Sách Thọ - Nguyễn Xuân Trãi. 2018. Thực trạng việc làm thêm của sinh viên Trường
Đại học Thể dục Thể thao Bắc Ninh. Tạp chí Khoa học và Đào tạo Thể thao (Số 03 –

3/2018).
3. Lê Thương. 2021. Sinh viên đi làm thêm... . Báo Đắk Lắk Điện tử ngày 10/09/2021.
4. Quỳnh Quyên. 2020. Sinh viên có nên đi làm thêm? < [Ngày truy cập: 5/10/2021].
5. Lê Tiến Hùng – Dương Thị Hiền – Phùng Mạnh Cường. Đề xuất giải pháp cân đối việc
học và làm thêm của sinh viên Trường Đại học TDTT Đà Nẵng. Tạp chí Khoa học và Đào
tạo Thể thao (Số 13 – 9/2020).
6. Nguyễn Phạm Tuyết Anh & ctg. 2013. Tác động của việc đi làm thêm đến kết quả học tập
của sinh viên Trường Đại học Cần Thơ. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ.
7. Lê Thúy Hường & ctg. 2019. Thực trạng đi làm thêm của sinh viên Trường Đại họcKỹ
thuật Y tế Hải Dương năm 2019. Tạp chí Y học Việt Nam tập 503 số 2 (2021).


8. Di Paolo A., Matano A. 2016. The Impact of working while studying on the Academic and
Labour Market Performance of Graduates: The Joint Role of Work-Intensity and Job-Field
Match.
9. Muluk, S. 2017. Part-Time Job and Students’ Academic Achievement. Jurnal Ilmiah
Peuradeun, 5(3), 361.
10. Mussie T. Tessema, Kathryn J. Ready và Marzie Astani. 2014. Does Part-Time Job Affect
College Students’ Satisfaction and Academic Performance (GPA)? The Case of a MidSized Public University.
< >. [Ngày truy cập:
10/09/2021
11. Maresa Sprietsma. 2015. Student Employment: Advantage or Handicap for Academic
Achievement?
12. Gbolahan Gbadamosi Carl Evans, Mark Richardson, Mark Ridolfo. 2015. Employability
and students’ part-time work in the UK: does self-efficacy and career aspiration matter?.
British Educational Research Journal.
13. Carl Evans, Ceri Vaughan. 2021.The influence of part-time work on graduates' careers.
< />
0156/full/html>. [Ngày truy cập: 10/09/2021].
14. Carl Evans, Zatun Najahah Yusof. 2020. The importance of part-time work to UK

university students. Sage Journal.


PHỤ LỤC A
BẢNG CÂU HỎI KHẢO SÁT VỀ THỰC TRẠNG LÀM THÊM CỦA SINH
VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Phần 1: Thơng tin cá nhân của anh/chị
1. Họ và tên:
2. Giới tính của anh chị: ฀ Nam

฀ Nữ

฀ Khác

3. Khoa/Viện:
4. Năm sinh:
Phần 2: Nội dung khảo sát
1. Thực trạng làm thêm của sinh viên
Câu 1: Anh (chị) đã từng đi làm thêm chưa?
A. Rồi
B. Chưa
Nếu đã từng hoặc đang trong quá trình làm thêm xin vui lòng chuyển đến câu 4. Nếu chưa
từng làm thêm xin vui lịng chuyển đến câu 2.
Câu 2: Trong q trình học Đại học, anh (chị) nghĩ sinh viên có nên làm thêm khơng?
A. Có
B. Khơng
Câu 3: Lí do nào khiến anh (chị) quyết định không làm thêm?
A. Muốn tập trung vào việc học
B. Ảnh hưởng đến sức khỏe
C. Gia đình không ủng hộ

D. Ý kiến khác:............................
Câu 4: Từ khi bắt đầu học tại trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh, anh
(chị) đã làm thêm bao nhiêu cơng việc?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4


Câu 5: Anh (chị) chọn công việc được trả công theo hình thức nào?
A. Thời gian
B. Sản phẩm
C. Hình thức khác:.........................
Câu 6: Những công việc anh (chị) đã làm thêm là gì?
A. Gia sư
B. Phục vụ, bán hàng
C. Tự kinh doanh
D. Công việc khác: …………………
Câu 7: Điều kiện nơi anh (chị) đang làm việc:
A. Khơng tốt
B. Bình thường
C. Tốt
D. Rất rốt
Câu 8: Trong một tuần, anh (chị) làm thêm bao nhiêu ngày ?
A. < 3 ngày
B. 3-4 ngày
C. 5-6 ngày
D. 7 ngày
Câu 9: Trong một ngày, anh (chị) dành bao nhiêu thời gian làm thêm ?
A. 3h/ngày

B. 4h/ngày
C. 6h/ngày
D. 8h/ngày
Câu 10: Những tiêu chí về cơng việc làm thêm của anh (chị) là gì?
A. Mức lương, chủ động về thời gian
B. Có mối quan hệ với chun nghành mình đang theo học
C. Giúp cải thiện kĩ năng mềm như: giao tiếp, làm việc nhóm, thích ứng,…
D. Ý kiến khác...................................


Câu 11: Có những khó khăn nào bạn gặp khi tìm việc làm thêm khơng ?
A. Khơng biết tìm cơng việc làm thêm ở đâu.
B. Gặp phải trung tâm mô giới việc làm lừa đảo.
C. Bị lừa tham gia đa cấp.
D. Ý kiến khác : ……………………………….
2. Xác định những nguyên nhân sinh viên trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ
Chí Minh đi làm thêm và mặt trái của nó
Câu 12: Nếu có một cơng việc giúp anh (chị) trao dồi các kĩ năng giúp ích cho chuyên ngành
đang theo học nhưng lương khơng cao, anh (chị) có sẵn sàng đánh đổi thời gian của mình để
làm cơng việc đó khơng?
A. Có
B. Khơng
Câu 13: Theo anh (chị), gia đình khó khăn có phải là ngun nhân chính dẫn đến việc các
bạn sinh viên phải đi làm thêm khơng?
A.Có
B.Khơng
Bạn vui lịng đánh giá các nội dung sau đây bằng cách đánh dấu vào ơ chọn theo các các
mức độ:
①Hồn tồn khơng đồng ý
② Không đồng ý

③ Không ý kiến
④ Đồng ý
⑤ Rất đồng ý.


Nguyên nhân sinh viên làm thêm
14 Sinh viên làm thêm vì cần tiền chi tiêu.
15 Sinh viên làm thêm vì cần tích lũy kinh nghiệm cho bản
thân.
16 Sinh viên làm thêm vì muốn có thêm nhiều mối quan
hệ.
17 Sinh viên làm thêm vì hồn cảnh gia đình.
18 Sinh viên làm thêm vì muốn tăng kĩ năng giao tiếp.
19 Sinh viên làm thêm vì muốn tận dụng thời gian rảnh.
20 Sinh viên làm thêm vì muốn thử sức mình.
Những lợi ích khi làm thêm
21 Sinh viên học hỏi được các kĩ năng sống.
22 Sinh viên làm thêm có được nhiều trải nghiệp thực tế.
23 Sinh viên làm thêm có cơ hội tiếp xúc với môi trường
làm việc trong tương lai.
24 Sinh viên hòa đồng, gần gũi và năng động hơn.
Những tác hại khi làm thêm
25 Sinh viên làm thêm thường kiệt sức
26 Sinh viên làm thêm bị sa sút kết quả học tập
27 Sinh viên làm thêm dễ bị lợi dụng, lừa đảo
28 Sinh viên làm thêm dễ mất tập trung trong việc học

① ② ③ ④ ⑤



3. Giải pháp giúp cân bằng việc học và việc làm cho sinh viên trường Đại học Công
nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh
Các giải pháp được đề xuất
29

Sắp xếp thời gian biểu hợp lí

30

Biết ưu tiên cơng việc nào hợp lý

31

Làm thêm trong các kì nghỉ (nghỉ giữa kì, nghỉ lễ,





③ ④ ⑤

nghỉ hè) là cách tốt nhất để kiếm tiền mà không ảnh
hưởng tới việc lên lớp.
32

Chọn công việc phù hợp

33

Chăm sóc bản thân

PHỤ LỤC B
BẢNG ĐNH GI KẾT QUẢ LÀM VIỆC NHÓM



×