Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (91.49 KB, 3 trang )
Cần làm gì để tăng sức đề kháng cho trẻ?
Trong giai đoạn thời tiết giao mùa như hiện nay, nếu sức đề kháng kém, trẻ rất dễ
bị vi khuẩn bên ngoài tấn công và gây bệnh… Sức đề kháng chính là yếu tố chống
lại các tác nhân ngoại lai xâm nhập vào cơ thể, làm ảnh hưởng đến sự phát triển,
sự sinh tồn của cơ thể. Tác nhân ngoại lai có thể tạm chia thành 2 loại: những yếu
tố thuộc môi trường bên ngoài, trong đó có các loài vi sinh vật gây bệnh và yếu tố
nội tại bên trong cơ thể (hệ thống thần kinh, hệ nội tiết tố, hệ thống miễn dịch).
Sức đề kháng của trẻ – “lá chắn” bảo vệ cơ thể?
Từ khi còn trong bụng mẹ, bản thân trẻ đã có một sức đề kháng nhất định để
chống lại những tác nhân không có lợi, trong đó có kháng thể mẹ truyền cho con
qua rau thai, vì vậy, khi mới sinh ra, đứa trẻ đã có sẵn một lượng kháng thể nhất
định để chống lại một số tác nhân gây bệnh (nhưng không phải tất cả). Hầu hết các
trẻ sơ sinh đều có sức đề kháng này cho nên chúng sống và phát triển một cách tự
nhiên.
Tuy vậy, cũng có một số trẻ từ khi mới sinh ra đã ốm yếu, không khỏe mạnh do
bản thân người mẹ cũng không có sức đề kháng tốt nên không truyền sang cho con
được bao nhiêu. Sức đề kháng của mẹ truyền cho con bao gồm các yếu tố chung
về khả năng sống, khả năng chống đỡ với một số tác động của ngoại lai và cả khả
năng thích ứng (với thời tiết, khí hậu, vệ sinh môi trường…), đặc biệt là các loại
kháng thể chống lại tác nhân gây nhiễm khuẩn (kháng thể chống vi khuẩn, virut, vi
nấm) được gọi là sức đề kháng do mẹ cho con.
Hầu hết sức đề kháng của người mẹ truyền cho con chỉ tồn tại trong cơ thể đứa trẻ
khoảng 6 tháng, sau đó dần dần biến mất, chỉ còn một số ít tồn tại lâu dài. Khi sức
đề kháng của trẻ giảm xuống là thời kỳ trẻ rất dễ mắc bệnh tật, trong đó các bệnh
nhiễm khuẩn là đáng lo ngại nhất (bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván, lao, sốt xuất
huyết…).
Như vậy, sức đề kháng của trẻ một phần do mẹ truyền cho, một phần tự cơ thể trẻ
tạo ra để chống lại bệnh tật gọi là miễn dịch chủ động. Ngoài ra, cơ thể trẻ còn có
miễn dịch thụ động, tức là nhờ tác động bên ngoài, ví dụ sử dụng vắc-xin để kích
thích cơ thể hình thành kháng thể. Vì vậy, sức đề kháng của trẻ càng ngày sẽ được
hoàn thiện dần chứ không thể trong ngày một, ngày hai được, vì vậy, để có sức đề