Tải bản đầy đủ (.docx) (120 trang)

TỔ CHỨC SẢN XUẤT CÁC CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH QUẢNG BÁ DU LỊCH TRÊN KÊNH SCTV12

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (660.27 KB, 120 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

LƯƠNG QUỐC HUY

TỔ CHỨC SẢN XUẤT CÁC CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN
HÌNH QUẢNG BÁ DU LỊCH TRÊN KÊNH SCTV12

LUẬN VĂN THẠC SĨ BÁO CHÍ


Hà Nội - 2022
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

LƯƠNG QUỐC HUY

TỔ CHỨC SẢN XUẤT CÁC CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN
HÌNH QUẢNG BÁ DU LỊCH TRÊN KÊNH SCTV12

Chuyên ngành: Báo chí học định hướng ứng dụng
Mã số: 8320101.01-UD
LUẬN VĂN THẠC SĨ BÁO CHÍ
Người hướng dẫn khoa học

Chủ tịch hội đồng

TS. TRẦN BẢO KHÁNH


PGS.TS ĐẶNG THỊ THU HƯƠNG


Hà Nội - 2022


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của cá nhân tôi, dưới sự hướng
dẫn khoa học của TS. Trần Bảo Khánh. Các số liệu thống kê, kết quả nghiên cứu được
nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng công bố trong bất kỳ cơng trình nào
khác. Luận văn có sử dụng, phát triển, kế thừa một số tư liệu, kết quả nghiên cứu từ
các sách, giáo trình, tài liệu, … liên quan đến nội dung đề tài.
Tác giả luận văn

Lương Quốc Huy


LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian học tập và thực hiện luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Báo chí
định hướng ứng dụng, tôi đã nhận được rất nhiều sự hướng dẫn tận tâm và nhiệt tình
của các thầy, cơ giáo Viện đào tạo Báo chí và Truyền thơng, Trường Đại học Khoa học
Xã hội và Nhân văn (QHQGHN) và đặc biệt là sự hướng dẫn chân thành của thầy TS.
Trần Bảo Khánh đã giúp đỡ tơi rất nhiều để hồn thiện luận văn. Tôi vô cùng quý
trọng và biết ơn sự chỉ dạy của quý thầy cô.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến các anh chị em bạn bè đồng nghiệp đã động
viên, giúp đỡ tôi trong suất thời gian thực hiện luận văn này.
Xin trân trọng cảm ơn!
Học viên

Lương Quốc Huy



MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU..........................................................................................................3
Chương 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ TỔ CHỨC SẢN XUẤT CÁC CHƯƠNG
TRÌNH TRUYỀN HÌNH QUẢNG BÁ DU LỊCH TRÊN KÊNH SCTV12...........17
1.1. Khái niệm cơng cụ............................................................................................17
1.2. Truyền hình cáp và ưu thế của truyền hình cáp trong quảng bá du lịch.............29
1.3. Nhu cầu quảng bá du lịch ở Việt Nam...............................................................31
1.4. Nội dung và các hình thức thơng tin quảng bá du lịch......................................37
1.5. Công tác tổ chức sản xuất chương trình truyền hình.........................................39
Tiểu kết chương 1.....................................................................................................49
Chương 2: THỰC TRẠNG CƠNG TÁC TỔ CHỨC SẢN XUẤT CHƯƠNG
TRÌNH QUẢNG BÁ DU LỊCH TRÊN SCTV12.....................................................50
2.1. Giới thiệu về kênh SCTV12..............................................................................50
2.2. Khảo sát cơng tác tổ chức sản xuất chương trình quảng bá du lịch trên kênh
SCTV12................................................................................................................... 54
2.3. Các chương trình quảng bá du lịch trên SCTV12.............................................59
2.4. Tác động của tổ chức sản xuất chương trình tới chất lượng chương trình và
nguồn lực sản xuất...................................................................................................73
Tiểu kết chương 2.....................................................................................................86
Chương 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TỔ CHỨC SẢN XUẤT
CHƯƠNG TRÌNH QUẢNG BÁ DU LỊCH TRÊN SCTV12..................................87
3.1. Những yêu cầu thực tiễn...................................................................................87
3.2. Giải pháp trong nâng cao chất lượng tổ chức sản xuất chương trình.................94
3.3. Một vài khuyến nghị.........................................................................................99
Tiểu kết chương 3...................................................................................................110
KẾT LUẬN...............................................................................................................111

1



DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU
ST

Sơ đồ, Bảng,

T
1

Biểu đồ
Sơ đồ 1.1

2

Sơ đồ 2.1

3

Bảng 2.1

bá du lịch trên kênh SCTV12”
Chi phí sản xuất chương trình “1001 Nơi tơi đến”
Bảng thống kê thời lượng phát sóng chương trình

4

Bảng 2.2


quảng bá du lịch trên kệnh SCTV12 trong thời

Tên Sơ đồ, Bảng, Biểu đồ

Trang

Sơ đồ sản xuất chương trình truyền hình
Quy trình sản xuất nội dung chương trình “Quảng

34
43
46
48

gian từ tháng 4/2019 đến tháng 04/2020
Nghiên cứu ý kiến của khán giả về thời lượng để
5

Biểu đồ 2.1

6

Bảng 2.3

7

Biểu đồ 2.2

8


Biểu đồ 3.1

phát sóng các chương trình quảng bá du lịch trên
kênh SCTV12
Bố cục chương trình Tour the Việt Nam và 1001
nơi tôi đến
Mức độ thường xuyên xem quảng bá du lịch trên
kênh SCTV12
Sự tiếp cận thông tin du lịch trên các phương tiện

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:

2

49

66
67
80


Trong những năm gần đây, du lịch đóng vai trị quan trọng trong phát triển
kinh tế của đất nước và ngày càng khẳng định vị thế trên thế giới. Thông qua lượng
khách đến du lịch hàng năm tăng cao: năm 2018 Việt Nam đón 15,5 triệu lượt khách
quốc tế, tăng gấp đôi so với năm 2015 và trong năm 2019 đã đạt được kỳ tích vàng,
thu hút 18 triệu lượt khách quốc tế, cao nhất từ trước đến nay. Tổng thu đạt 720.000
tỷ đồng chiếm gần 10% GDP cả nước [5]. Với kết quả này, Việt Nam được đánh giá
là một trong 10 quốc gia có mức tăng trưởng du lịch nhanh nhất thế giới. Việt Nam
có nguồn tài nguyên du lịch phong phú và đa dạng, cả về tài nguyên tự nhiên và tài

nguyên nhân văn. Vì vậy, Việt Nam ngày càng thu hút được sự quan tâm, chú ý của
tồn thế giới. Điều đó cũng khẳng định rằng, sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đã
có những quan điểm đúng đắn về phát triển du lịch được thể hiện qua các Nghị
quyết và các kỳ Đại hội Đảng VII, VIII, IX, X, XI, Chỉ thị của Ban bí thư (Chỉ thị
46 -CT/TW ngày 14/10/1994), Nghị quyết của Chính phủ. Đặc biệt năm 1999 sự ra
đời của Pháp lệnh du lịch đã đi vào cuộc sống, cùng với những lợi thế là một đất
nước có nguồn tài nguyên du lịch rất đa dạng và phong phú cả về mặt tài nguyên tự
nhiên và tài nguyên nhân văn, sự ổn định về Chính trị và chính sách ngoại giao cởi
mở là yếu tố thuận lợi mở đường cho Du lịch Việt Nam phát triển và nhận được
nhiều giải thưởng danh giá cho du lịch Việt Nam.
Thực hiện được kết quả trên, trong thời gian qua, có sự đóng góp của các địa
phương trong cả nước triển khai nhiều giải pháp thu hút đầu tư, khai thác có hiệu
quả tiềm năng thế mạnh du lịch hiện có của từng địa phương. Ngành du lịch được
nhận thức đúng hơn với vai trò là ngành kinh tế quan trọng của đất nước. Để đánh
thức tiềm năng và đưa du lịch Việt Nam xứng tầm với thế giới, ngày 16 tháng 01
năm 2017, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 08-NQ/TW “Về phát triển du
lịch trở thành kinh tế mũi nhọn”. Trong “Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến
năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030” được Thủ Tướng Chính phủ phê duyệt đã xác
định: “Đến năm 2020, du lịch cơ bản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, có tính
chun nghiệp, có hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật tương đối đồng bộ, hiện đại; sản
phẩm du lịch có chất lượng cao, đa dạng, có thương hiệu, mang đậm bản sắc văn

3


hóa dân tộc, cạnh tranh được với các nước trong khu vực và thế giới. Phấn đấu đến
năm 2030, Việt Nam trở thành quốc gia có ngành du lịch phát triển”.
Du lịch luôn là lĩnh vực được nhiều người ở nhiều lứa tuổi và tầng lớp quan
tâm. Trước đây, các kênh quảng bá cho du lịch thường chỉ trên tạp chí, báo in, …
nhưng với sự bùng nổ của cơng nghệ và người xem truyền hình, quảng bá du lịch

trên truyền hình cáp đang chứng tỏ tiềm năng rất lớn vì mức độ lan toả nhanh, có
nhiều người biết đến. Đây là những kênh chia sẻ tin tức, thông tin hữu ích ln đi
kèm video chân thực và tương tác trực tuyến khiến việc tiếp cận du lịch của du
khách cũng như sự nắm bắt thị hiếu của các đơn vị lữ hành được nhanh chóng và
chính xác.
Trong thời đại bùng nổ thông tin như hiện nay, nhất là ảnh hưởng của cuộc
cách mạng công nghiệp 4.0 đã làm thay đổi cách chúng ta sống, làm việc, tương tác
với nhau. Thực tiễn cho thấy, việc xã hội hóa sản xuất các chương trình truyền hình
tại các đài truyền hình giúp cho những cơ quan này cắt giảm được giá thành chi phí
sản xuất và chia sẻ được rủi ro về mặt kinh tế. Bên cạnh đó, việc xã hội hóa sản xuất
chương trình cịn làm phong phú thêm diện mạo chương trình, giúp cho chất lượng
chương trình được nâng cao, hoạt động sản xuất chương trình chun nghiệp hơn.
Từ đó các đài có thể cho ra những sản phẩm chuyên nghiệp hơn, hấp dẫn cơng
chúng hơn, góp phần xây dựng thương hiệu ngày càng lớn hơn cho kênh truyền
hình đó.
Với xu thế tồn cầu hóa đang diễn ra một cách mạnh mẽ trên thế giới như
hiện nay, hoạt động thông tin nói chung và truyền hình nói riêng ngày càng đóng vai
trị quan trọng trong xã hội. Truyền hình là nhân tố, là lực lượng rất quan trọng góp
phần nâng cao hiệu quả, đáp ứng nhu cầu thông tin ngày càng cao, càng phong phú
và đa dạng trong phát triển du lịch Việt Nam.
Hiện tại trên nền tảng truyền hình có rất nhiều kênh cung cấp thơng tin về du
lịch. Tuy nhiên, những chương trình đó, đa phần đều là chương trình khơng thường
xun, liên tục, các chủ đề thường manh múng khơng có chuỗi liên kết, khơng có
định hướng câu chuyện và gợi mở nhu cầu tìm kiếm cho khán giả, hình thức, nội

4


dung, hình ảnh quảng bá, thơng tin chỉ dẫn du lich chưa sát với thực tế của từng địa
phương, cách thức thực hiện thơng tin du lịch cịn nghèo nàn, thiếu phong phú chưa

hấp dẫn và thiếu tính chuyên nghiệp cho nên việc tìm hiểu thêm thơng tin chỉ dẫn
du lịch và tạo thêm nhu cầu đi du lịch trên các chương trình truyền hình chưa phát
huy hết hiệu quả là kênh thơng tin hữu ích.
Bên cạnh đó, việc sản xuất chương trình quảng bá du lịch cịn nhiều khó
khăn trong q trình hướng tới sự chun nghiệp hóa, hiện đại hóa các khâu tổ chức
chương trình như: lựa chọn địa điểm ghi hình, nhân lực, phối hợp sản xuất với các
địa phương du lịch, quy trình tổ chức sản xuất, ....
Để đáp ứng nhu cầu thông tin và nhu cầu du lịch ngày càng cao, Truyền hình
cáp SCTV sản xuất các chương trình quảng bá du lịch phát sóng trên kênh chuyên
biệt SCTV12, nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch ngày càng tăng và đa dạng của đông
đảo khán giả trong nước. Các chương trình quảng bá du lịch trên kênh SCTV12
mang lại cho SCTV những dấu ấn riêng, và đây cũng là điểm cạnh tranh của kênh
SCTV12 với những kênh truyền hình khác. Kênh SCTV12 phát sóng từ ngày
01/08/2009 và phát triển liên tục cho đến nay. Đây cũng là một khoảng thời gian đủ
dài để đánh giá lại hiệu quả của hoạt động này. Hiện tại chưa có một nghiên cứu nào
về việc tổ chức sản xuất chương trình quảng bá du lịch trên kênh SCTV12. Điều
này đặt ra yêu cầu cần có một nghiên cứu về vấn đề này để đánh giá thực trạng, chỉ
ra những ưu nhược điểm của hoạt động tổ chức sản xuất các chương trình quảng bá
du lịch của kênh SCTV12. Từ đó đưa ra những giải pháp khắc phục những vấn đề
tồn tại, nâng cao hiệu quả hoạt động tổ chức sản xuất chương trình.
Một vấn đề quan trọng là thời gian qua, dù công tác quảng bá du lịch trên
báo chí truyền hình trung ương và địa phương đã đạt được những kết quả quan
trọng. Song cả về nội dung, hình thức thể hiện và tính hiệu quả trong quảng bá vẫn
còn một số hạn chế cần khắc phục. Những hạn chế của công tác quảng bá du lịch
trong thời gian qua địi hỏi phải tìm hiểu cụ thể ngun nhân khách quan và chủ
quan, đồng thời chỉ rõ những tồn tại, hạn chế, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp

5



nhằm nâng cao chất lượng cả về nội dung và hình thức quảng bá, góp phần đưa du
lịch cả nước phát triển bền vững.
Chính vì vậy, tác giả chọn đề tài “Tổ chức sản xuất các chương trình
truyền hình quảng bá du lịch trên kênh SCTV12” làm luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ
chuyên ngành Báo chí định hướng ứng dụng của mình với mong muốn giải đáp
được những vấn đề nêu trên. Để nghiên cứu, tìm hiểu thực trạng, hình thức, cách
thức hạn chế và tìm ra giải pháp nâng cao chất lượng trong thơng tin quảng bá hình
ảnh, chỉ dẫn du lịch và tổ chức sản xuất chương trình truyền hình ngày một hiệu quả
hơn.
2. Lịch sử nghiên cứu
2.1. Các cơng trình nghiên cứu về du lịch
Về sách có cuốn: Du lịch bền vững của Nguyễn Đình Hịe, Vũ Văn Hiếu, Nxb
Đại học Quốc gia Hà Nội, 2001; Cẩm nan hướng dẫn du lịch của Nguyễn Bích San
( chủ biên), Nxb Văn hóa thơng tin, 2004; Sự tác động của kinh tế thị trường vào lễ hội
tín ngưỡng của Lê Hồng Lý, Nxb Văn hóa thơng tin, 2008.
Luận án Tiến sĩ kinh tế “Giải pháp cơ bản khai thác tiềm năng du lịch của Thủ
đô và vùng phụ cận nhằm phát triển du lịch Hà Nội đến năm 2010” của Nguyễn Thị
Nguyên Hồng (2004). Tác giả luận án đã nêu lên đặc điểm, đánh giá đúng thực trạng
về du lịch và công tác khai thác tiềm năng du lịch của một trung tâm chính trị, kinh tế,
văn hóa của cả nước. Đặc biệt, luận án đã đề ra những giải pháp cơ bản trong phát triển
du lịch đối với vùng phụ cận của Thủ đô Hà Nội.
Luận án Tiến sĩ kinh tế “Một số giải pháp nâng cao chất lượng chương trình du
lịch cho khách du lịch cho khách quốc tế đến Hà Nội của các công ty lữ hành trên địa
bàn Hà Nội” của Lê Thị Lan Hương (2005). Dưới góc nhìn của nhà kinh tế, tác giả
luận án đã nêu nên được thực trạng trong việc thu hút khách du lịch quốc tế của các
công ty lữ hành trên địa bản Hà Nội, đề xuất các giải pháp nhằm thu hút ngoại tệ từ
nguồn du khách này.
Luận văn thạc sĩ Du lịch “Phát triển hoạt động tuyên truyền quảng bả du lịch
của các Trung tâm xúc tiến Du lịch tại các địa phương nghiên cứu trường hợp tại Hà


6


Nội” của Phan Thị Thái Hà (2015) tại trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn
(ĐHQGHN). Tác giả luận văn đã khái quát thực trạng hoạt động tuyên truyền quảng bá
trên cả nước; phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động tuyên truyền quảng bá du lịch
của Trung tâm Thông tin xúc tiến du lịch Hà Nội; và đề xuất các định hướng và giải
pháp phát triển hoạt động tuyên truyền quảng bá du lịch đối với các trung tâm xúc tiến
du lịch (cấp tỉnh, thành phố) thông qua nghiên cứu trường hợp Trung tâm Thông tin
Xúc tiến Du Lịch.
Lưu Thị Thu Thủy với nghiên cứu “Phát triển du lịch bền vững ở Việt Nam hiện
nay: Vấn đề và giải pháp”, Tạp chí Thơng tin Khoa học xã hội, số 10.2020. Trên cơ sở
tổng quan các nghiên cứu về phát triển du lịch vền vững ở Việt Nam những năm gần
đây, bài viết làm rõ khái niệm du lịch bền vững, tiêu chuẩn của du lịch bền vững, phân
tích thực trạng phát triển du lịch ở Việt Nam dưới góc độ bền vững, qua đó đề xuất một
số giải pháp nhằm phát triển du lịch bền vững tại Việt Nam trong thời gian tới.
Tăng Thị Hằng, Đỗ Thùy Trang, Phạm Thị Thùy Linh, Nguyễn Thị Hồng Hạnh
với đề tài nghiên cứu “Du lịch Việt Nam trong bối cảnh của đại dịch Covid-19 - Nhìn
từ hoạt động quảng bá”, Tạp chí Kinh tế và Dự báo số 22, tháng 8/2021. Nghiên cứu đã
thực hiện đánh giá hoạt động quảng bá du lịch Việt Nam, đặt biệt là trong bối cải đại
dịch Covid-19. Bên cạnh những kết quả tích cực, thì hoạt động quảng bá du lịch Việt
Nam cũng cịn tồn tại nhiều hạn chế. Trên cơ sở đó tác giả đề xuất sáu giải pháp nhằm
nâng cao hiệu quả hoạt động quảng bá du lịch Việt Nam.
2.2. Các công trình nghiên cứu về báo chí và truyền hình
GS.TS Tạ Ngọc Tấn trong cuốn “Truyền thông đại chúng” (2001), đã giới
thuyết một cách tương đối khái quát về lĩnh vực truyền hình, trong đó giới thiệu về
kỹ thuật sản xuất các chương trình truyền hình với quy trình, các hạng mục cơng
việc và u cầu tương ứng của nó ở từng thể loại chương trình. Tác giả cho rằng:
Một chương trình truyền hình gọi là có chất lượng cao khi nó thu hút được sự quan
tâm của người xem và thể hiện được ý của người sáng tạo. Mặt khác, bất cứ chương

trình truyền hình nào cũng hàm chứa những giá trị tư tưởng, văn hoá đặc thù của
mỗi dân tộc, mỗi quốc gia và tầng lớp xã hội cụ thể. Những giá trị này không chỉ

7


được chuyển tải qua nội dung mà còn biểu hiện cả trong phương pháp sáng tạo và
hình thức thể hiện của các tác phẩm, tài liệu cũng như cách tổ chức xây dựng
chương trình.
Trần Bảo Khánh, Sản xuất chương trình truyền hình, NXB Văn hóa-Thơng
tin, Hà Nội, năm 2002. Đây là cuốn sách làm rõ tầm quan trọng và các kỹ năng
trong cơng tác tổ chức sản xuất chương trình truyền hình. Theo đó, tổ chức sản xuất
phụ thuộc vào các yếu tố như: khả năng xây dựng kế hoạch từ việc tổng hợp tình
hình và khả năng của lực lượng trong sáng tạo và sản xuất.Về lý luận hoạt động tổ
chức sản xuất chương trình truyền hình.
PGS.TS Dương Xuân Sơn biên soạn cuốn “Giáo trình báo chí truyền hình”,
nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội ấn hành năm 2011, đã dành cả chương 7 để
giới thuyết về “Phương thức sản xuất chương trình truyền hình”, cụ thể hóa ở từng
loại hình chương trình: trực tiếp, chương trình qua băng từ và chương trình cầu
truyền hình, giúp người đọc hình dung được tương đối đầy đủ về quá trình triển
khai thực hiện một chương trình truyền hình.
Đinh Thị Thu Hằng với nghiên cứu “Lý thuyết và kỹ năng cơ bản”, NXB
Chính trị - Hành chính, 2013. Cuốn sách gồm 7 chương, trình bày các nội dung đặc
trưng, thể loại và công chúng của báo phát thanh, cách viết và biên tập cho báo phát
thanh, tổ chức sản xuất chương trình phát thanh. Đây là cuốn sách mà học viên có
thể tham khảo phục vụ cho luận văn về quy trình tổ chức sản xuất chương trình
truyền hình.
Dương Xuân Sơn với cuốn sách “Các loại hình báo chí truyền thông”, NXB
Thông tin và Truyền thông, 2014. Trong cuốn sách này, tác giả đề cập đến nhiều
loại hình báo chí truyền thơng. Ở phần viết về truyền hình, tác giả đã trình bày khái

niệm về truyền hình, chương trình truyền hình, các đặc trưng của truyền hình, ngơn
ngữ truyền hình, phương thức sản xuất chương trình truyền hình, đi sâu phân tích
các thể loại truyền hình và chỉ ra xu hướng phát triển của truyền hình. Nội dung
những cuốn sách trên sẽ giúp tác giả làm cơ sở để xây dựng khung lý thuyết về
chương trình truyền hình trong luận văn của mình.

8


Cơng trình nghiên cứu “Báo chí truyền thơng – những vấn đề trọngyếu” của
Viện đào tạo Báo chí và truyền thông, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Nhà
xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2018. Đây là một cơng trình nghiên cứu
mang nội dung tư liệu quý cho những người làm trong lĩnh vực báo chí nói chung
và báo chí truyền hình nói riêng với nhiều khía cạnh được nêu ra một cách gần gũi,
thực tế và theo sát môi trường truyền thông hiện đại. Những lý luận mang cái nhìn
chuyên sâu, kết nối được những vấn đề quan trọng cốt lõi của báo chí là nguồn tài
liệu tham khảo hết sức thú vị cho những người học về báo chí. Nhưng cơng trình
khơng đề cập đến chương trình truyền hình về du lịch, cũng như khơng khai thác về
khía cạnh thực hiện dạng chương trình này ở các Đài Truyền hình.
Trần Bảo Khánh, Phỏng vấn trong chính luận truyền hình, NXB Thơng tin và
Truyền thông”, Hà Nội 2020. Cuốn sách đề cập tới thể loại phỏng vấn, một thể loại
quan trọng trong truyền hình nói chung và trong chính luận nói riêng. Cách thức
tiến hành cuộc phỏng vấn truyền hình và sử dụng hiệu quả phỏng vấn trong các tác
phẩm truyền hình.
Vũ Quang Hào, Nghĩ đột phá cho format báo chí, Nhà xuất bản Thông tin và
truyền thông, Hà Nội, 2020. Trong cuốn sách này, PGS.TS Vũ Quang Hào đã
nghiên cứu, thiết kế hàng trăm format chương trình mới cho cả bốn loại hình báo
chí là truyền hình, phát thanh, báo in và báo điện tử cho nhiều cơ quan báo chí trung
ương và địa phương. Trong đó những format cho bản tin, chương trình truyền
hình... Mỗi chương trình, chuyên mục được thiết kế, giới thiệu trong cuốn sách đều

ứng dụng những lý thuyết mới, những kỹ thuật làm báo hiện đại mà tác giả có cơ
hội được học tập, thụ hưởng và chắt lọc từ những nền báo chí tiên tiến trên thế giới,
cũng như từ thực tiễn nghề báo ở nước ta.
Trương Thị Ly Băng với đề tài luận văn thạc sĩ “Tổ chức sản xuất chương
trình truyền hình trực tiếp tại đài Phát thanh – Truyền hình Vĩnh Long”, Trường Đại
học Khoa học Xã hội và Nhân văn, 2020. Nghiên cứu đã phân tích và đánh giá
những ưu và nhược điểm trong quá trình tổ chức sản xuất chương trình truyền hình
trực tiếp tại đài Phát thanh – Truyền hình Vĩnh Long. Bên cạnh đó tiến hành khảo

9


sát nhằm đánh giá hiệu quả đạt được cũng như những vấn đề cần cải thiện trong quá
trình sản xuất chương trình truyền hình. Trên cơ sở đó tác giả đề xuất những giải
pháp nhằm nâng cao chất lượng các chương trình truyền hình thực tế tại đài Phát
thanh – Truyền hình Vĩnh Long.
Trần Bảo Khánh, Bùi Chí Trung, Sản xuất chương trình truyền hình chuyên
đề. NXB Đại học quốc gia Hà Nội, 2021. Cuốn sách trình bày cách thức tổ chức sản
xuất các chương trình truyền hình chuyên đề, mối liên kết giữa các khâu trong quá
trình sản xuất, sáng tạo tác phẩm, chương trình truyền hình chuyên đề. Giới thiệu
các kĩ năng, phương pháp tìm kiếm ý tưởng, phân tích và xây dựng khung định
dạng chương trình…
Các cơng trình nghiên cứu khác về các cơng trình khoa học có liên quan tới
vấn đề tổ chức sản xuất chương trình – vấn đề du lịch:
Luận văn Thạc sĩ Báo chí và truyền thơng “Tổ chức sản xuất chương trình phát
thanh, truyền hình với nước ngồi tại Đài Phát thanh - Truyền hình Quảng Ninh” của
Vũ Thị Minh Thảo, 2017. Luận văn tập trung nghiên cứu thực trạng tổ chức sản xuất
chương trình phát thanh truyền hình với nước ngồi tại Đài PT-TH Quảng Ninh. Qua
việc phân tích sâu sắc thực trạng, tác giả đã làm rõ những mặt tích cực cũng như những
hạn chế tồn tại của hoạt động tổ chức sản xuất chương trình truyền hình với nước ngồi

tại Đài PT-TH Quảng Ninh. Từ đó đưa ra đề xuất giải pháp thích hợp nhằm thúc đẩy
hoạt động tổ chức sản xuất chương trình phát thanh truyền hình với nước ngồi của đài
Quảng Ninh trong thời gian tới, góp phần vào việc nâng cao chất lượng các chương
trình phát thanh truyền hình được tổ chức sản xuất với nước ngồi nói riêng và chương
trình của Đài PT-TH Quảng Ninh nói chung.
Luận văn Thạc sĩ Báo chí và truyền thơng “Tổ chức sản xuất các chương trình
trị chơi truyền hình” của Vũ Thanh Hường. Luận văn tìm hiểu cơng tác tổ chức sản
xuất các chương trình trị chơi truyền hình như một hình thức báo chí mới. Đi sâu
nghiên cứu về việc tổ chức sản xuất chương trình trị chơi truyền hình cụ thể trên
VTV3 - Đài truyền hình Việt Nam. Đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng tổ chức sản
xuất chương trình trị chơi truyền hình.

10


Luận văn thạc sĩ Báo chí học “Vấn đề văn hỏa — Du lịch trên sóng truyền hình
Huế thịi kỳ mới” cùa Văn Cơng Tốn (2000) tại Học viện Báo chí tuyên truyền. Tác
giả luận văn đã đánh giá đúng thực trạng của công tác tuyên truyền, quảng bá về phát
triển du lịch của báo chí, đồng thời đề cập đến vấn đề khai thác tài nguyên du lịch
thông qua sóng truyền hình Huế, kiến nghị một số giải pháp nâng cao hiệu quà tuyên
truyền trong công tác này trên các phương tiện truyền thông của địa phương giàu tiềm
năng du lịch như Huế.
Luận văn thạc sĩ truyền thông đại chúng “Tổ chức thông tin tuyên truyền phát
triển du lịch trên báo chí Ninh Bình” của Trần Thị Thảo (2011). Tác giả luận văn đã hệ
thống hóa được thực trạng tuyên truyền phat triển du lịch trên báo chí Ninh Bình 20102011. Đồng thịi, tác giả đã đưa ra những giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao chất
lượng và hiệu quả mảng đề tài này trên báo chí Ninh Bình.
Nguyễn Văn Thiệp với đề tài nghiên cứu “Quảng bá du lịch Việt Nam trên kênh
truyền hình đối ngoại”, Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2017. Nghiên cứu đã làm rõ cơ
sở lý luận về việc quảng bá du lịch trên kênh truyền hình đối ngoại thơng qua việc làm
rõ một số thuật ngữ liên quan đến luận văn như: Du lịch, quảng bá du lịch, truyền hình,

kênh truyền hình, kênh truyền hình đối ngoại. Bên cạnh đó tác giả tiến hành khảo sát,
phân tích, đánh giá thực trạng và chất lượng hoạt động quảng bá du lịch Việt Nam cho
người nước ngồi và NVNONN của 4 chương trình Top Việt Nam, Tour de Việt Nam,
Vietnam Discovery, Du lịch và ẩm thực trên các Kênh truyền hình đối ngoại VTV4 và
VTC10 - NETVIET, đánh giá những thành công, hạn chế. Khảo sát hoạt động nghề
nghiệp của những người tham gia vào quy trình sản xuất 4 chương trình trên. Dựa trên
kết quả nghiên cứu, tác giả đã tổng kết, đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hơn
nữa chất lượng hoạt động quảng bá du lịch Việt Nam trên truyền hình đối ngoại.
Để đáp ứng nhu cầu phát triển của ngành truyền hình và việc nghiên cứu kỹ
lưỡng cơng tác tổ chức sản xuất các chương trình quảng bá du lịch một cách khách
quan, khoa học, cũng như quảng bá phát triển du lịch địa phương và cả nước ta;đây
chính là thời điểm thích hợp và cần thiết để đánh giá lại kinh nghiệm tổ chức sản xuất,

11


kinh nghiệm truyền thông quảng bá, rút ra thực tiễn và lý luận để có phương pháp đúng
đắn và hiệu quả nhất.
Tác giả luận văn trực tiếp làm quản lý trong cơng tác tổ chức sản xuất các
chương trình quảng bá du lịch trên kênh SCTV12, từ những năm đầu từ 2009 cho đến
hiện nay. Bản thân tác giả nhận thấy rằng công tác tổ chức sản xuất các chương trình
ngày càng quan trọng và cần thiết trong sự phát triển chung của ngành truyền hình cả
nước nói chung và cho kênh SCTV12 nói riêng. Qua nghiên cứu này, tác giả hy vọng
đây sẽ là căn cứ giúp cho các cơ quan báo chí, truyền hình, các chun ngành đào tạo
truyền hình, ... có thêm nguồn tư liệu, dẫn chứng, mang tính lý thuyết và thực tiễn để
bổ sung cho hệ thống lý luận một cách khoa học hơn, hoàn chỉnh hơn cho cơng tác sản
xuất chương trình trong thời gian tới.
3. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục tiêu nghiên cứu
Thông qua việc làm rõ một số vấn đề lý luận và thực tiễn về tổ chức sản xuất

trên kênh truyền hình, làm rõ thực trạng tổ chức sản xuất chuyên mục quảng bá du lịch
trên kênh truyền hình SCTV12, từ đó đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả tổ chức
sản xuất chương trình này.
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện được mục tiêu trên, luận văn cần tập trung thực hiện các nhiệm vụ
sau:
Làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về tổ chức sản xuất chuyên mục
quảng bá du lịch trên truyền hình.
Phân tích thực trạng tổ chức sản xuất chuyên mục quảng bá du lịch trên kênh
truyền hình SCTV12, để thấy rõ những mặt được và hạn chế; nguyên nhân dẫn đến
những hạn chế của công tác tổ chức sản xuất chuyên mục quảng bá du lịch trên kênh
truyền hình SCTV12.
Đề xuất phương hướng, giải pháp nâng cao hiệu quả, chất lượng tổ chức sản
xuất quảng bá du lịch trên kênh truyền hình SCTV12.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

12


4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hoạt động tổ chức sản xuất chương trình
truyền hình quảng bá du lịch trên kênh SCTV12.
Đối tượng khảo sát: Khách hàng sử dụng dịch vụ của SCTV12 trên địa bàn
Thành phố Hồ Chí Minh và phỏng vấn sâu chuyên gia là lãnh đạo SCTV, giám đốc
kênh SCTV12, và các chuyên gia khác trong lĩnh vực truyền thông, du lịch.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
4.2.1. Phạm vi về không gian
Nghiên cứu được tiến hành ở SCTV trên địa bàn Tp.HCM
4.2.2. Phạm vi về thời gian
Đối với số liệu thứ cấp: sử dụng các báo cáo về tài chính (chi phí sản xuất, vận

hành quản lý kênh, …), báo cáo có liên quan tới tổ chức sản xuất tại SCTV12 trong 3
năm gần nhất.
Thời gian khảo sát khách hàng từ tháng 10/2020 đến tháng 09/2021.
5. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài được nghiên cứu dựa trên quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng và
Nhà nước về báo chí, truyền hình. Các văn kiện, Nghị quyết, Chỉ thi của Bộ Văn hóa
Thể thao và Du lịch, Tổng Cục du lịch Việt Nam, có liên quan đến lĩnh vực: Phát
thanh - truyền hình, truyền thông, phát triển và quảng bá du lịch. Luận văn sử dụng
lý thuyết nghiên cứu về tổ chức sản xuất các chương trình phát thanh và truyền hình
Phương pháp cụ thể:
Phỏng vấn sâu
Thực hiện phỏng vấn sâu lãnh đạo đài, phóng viên, biên tập viên, biên dịch,
quay phim có kinh nghiệm ở các phịng liên quan, qua đó nhằm thu thập ý kiến, đánh
giá chính xác và khách quan về hoạt động tổ chức sản xuất chương trình quảng bá du
lịch, làm cơ sở đánh giá thực trạng và xây dựng giải pháp. Trong luận văn tác giả tiến
hành phỏng vấn sâu 10 ý kiến Ban Giám đốc, trưởng phó phịng các bộ phận có liên
quan đến cơng tác tổ chức sản xuất chương trình quảng bá du lịch nhằm có cái nhìn

13


tổng thể lẫn chi tiết về các khâu liên quan cũng như hiểu rõ hơn những khó khăn, trăn
trở của những người nằm trong bộ máy sản xuất.
Phương pháp phân tích nội dung
Phương pháp này dùng để phân tích thực trạng hoạt động sản xuất chương trình truyền
hình và cách thức quảng bá hình ảnh, thơng tin chỉ dẫn du lịch của kênh SCTV12.
Phương pháp nghiên cứu tài liệu
Bao gồm phân tích tổng hợp nội dung các báo cáo, tài liệu, các cơng trình nghiên cứu
khoa học liên quan đến hoạt động tổ chức sản xuất chương trình phát thanh và truyền
hình, các hình thức quảng bá du lịch trên kênh SCTV12, từ đó rút ra những số liệu,

kinh nghiệm để triển khai nghiên cứu đề tài.
Phương pháp thống kê
Phương pháp này được sử dụng nhằm xác định được tần suất xuất hiện, mức độ phát
triển, chất lượng, hiệu quả của những chương trình quảng bá du lịch trên kênh
SCTV12.
Phương pháp điều tra xã hội học:
Điều tra theo bảng hỏi nhằm thu thập, phân tích một cách có định lượng ý kiến
của khán giả thuộc các tầng lớp nhân dân. Trong nghiên cứu này tác giả tiến hành
phỏng vấn 200 khán giả theo dõi kênh SCTV12 theo phương pháp chọn mẫu ngẫu
nhiên (Bảng khảo sát phụ lục 1) trong khoảng thời gian từ tháng 10/2020 đến tháng
09/2021.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
Luận văn góp phần bổ sung, hệ thống hóa lý luận về tổ chức sản xuất chương
trình truyền hình, đặc biệt là chương trình quảng bá du lịch trên kênh SCTV12. Nghiên
cứu này dựa trên các chứng cứ, tài liệu, chương trình thực tiễn, khoa học và khách
quan. Do vậy, luận văn này sẽ là cơ sở lý luận có giá trị thực tiễn nhất định cho các đài
truyền hình cả nước áp dụng sản xuất chương trình, là cơ sở giúp cho cơng tác đào tạo
truyền hình trong các khoa báo chí tại một số trường đại học; có thêm tính lý thuyết và
thực tiễn cụ thể qua từng chương trình quảng bá du lịch đã và đang phát sóng.

14


Luận văn hệ thống hóa các lý luận cơ bản về du lịch bao gồm lý luận của
Chủ nghĩa Mác - Lênin về hàng hóa dịch vụ, du lịch trong nền kinh tế thị trường; quan
điểm của Đảng và Nhà nước về các chương trình quảng bá phát triển du lịch; lý luận về
du lịch bao gồm sản phẩm du lịch, thị trường và tiêu thức phân loại trong thị trường du
lịch, vai trò của du lịch trong phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế, sự phát
triển của du lịch trong hội nhập quốc tế, dự thảo xu hướng phát triển du lịch thế giới để
làm cơ sở cho việc hoạch định phát triển du lịch trong nước. Đề tài nghiên cứu thành

cơng, sẽ góp phần đánh giá đúng thực trạng công tác quảng bá du lịch. Cung cấp đầy
đủ thông tin chỉ dẫn địa điểm du lịch cần thiết cho công chúng, đáp ứng nhu cầu thông
tin sản phẩm du lịch. Trên cơ sở đó, đề ra một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao
chất lượng và hiệu quả công tác tuyên truyền về phát triển du lịch, đặc biệt là nâng cao
nhận thức của chính quyền địa phương và người dân trong việc xây dựng mơi trường
du lịch bền vững.
7. Đóng góp của luận văn
Từ việc nghiên cứu đề tài này sẽ phân tích thực trạng sản xuất chương trình
truyền hình và hình thức quảng bá du lịch của kênh SCTV12, từ đó làm rõ những mặt
tích cực cũng như những hạn chế còn tồn tại, đưa ra đề xuất giải pháp thích hợp để
nhằm thúc đẩy hoạt động tổ chức sản xuất chương trình quảng bá du lịch của kênh
SCTV12 trong thời gian tới. Từ đó góp phần vào việc nâng cao chất lượng các chương
trình quảng bá du lịch nói chung và các hình thức quảng bá du lịch của kênh SCTV12
nói riêng.
Luận văn khẳng định hiệu quả của thơng tin chỉ dẫn, sản phẩm du lịch, quảng
bá hình ảnh du lịch; góp phần thúc đẩy sự phát triển của ngành kinh tế mũi nhọn này.
Mặt khác, luận văn cũng góp phần làm cho các thơng tin chỉ dẫn du lịch trở nên thiết
thực với công chúng trên cả nước.
Việc nghiên cứu đề tài này cũng nhằm góp phần bổ sung xây dựng những lý
luận mới về tổ chức sản xuất chương trình truyền hình, cách thức quảng bá du lịch nói
chung và tại kênh SCTV12 nói riêng.

15


Góp phần làm phong phú thêm lý luận về truyền thơng quảng bá nói chung ở
Việt Nam. Đồng thời, làm cho chất lượng các chương trình quảng bá du lịch có hiệu
quả hơn.
8. Bố cục của luận văn
Phần mở đầu và kết luận, Nội dung chính của luận văn gồm 03 chương sau

đây:
CHƯƠNG 1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ TỔ CHỨC SẢN XUẤT CÁC
CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH QUẢNG BÁ DU LỊCH TRÊN KÊNH
SCTV12.
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TỔ CHỨC SẢN XUẤT
CHƯƠNG TRÌNH QUẢNG BÁ DU LỊCH TRÊN KÊNH SCTV12.
CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TỔ CHỨC SẢN
XUẤT CHƯƠNG TRÌNH QUẢNG BÁ DU LỊCH TRÊN SCTV12.

16


Chương 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ TỔ CHỨC SẢN XUẤT CÁC CHƯƠNG
TRÌNH TRUYỀN HÌNH QUẢNG BÁ DU LỊCH
1.1. Khái niệm công cụ
1.1.1. Các khái niệm liên quan đến du lịch
1.1.1.1. Du lịch
Có nhiều khái niệm khác nhau về du lịch. Theo Liên hiệp quốc tế các tổ chức
lữ hành chính thức (International Union of Official Travel Organisation – IUOTO),
du lịch được hiểu là hoạt động du hành đến nơi khác với địa điểm cư trú của mình
nhằm mục đích khơng phải để làm ăn, tức không phải để làm một nghề hay một
việc kiếm tiền sinh sống. Tại Hội nghị của Liên Hợp Quốc về du lịch họp tại Roma
– Italia (21/8-5/9/1963), các chuyên gia đã đưa ra các định nghĩa về du lịch. Phạm
trù này theo đó là tổng hợp các mối quan hệ, hiện tượng và các hoạt động kinh tế
bắt nguồn từ các cuộc hành trình và lưu trú của cá nhân hay tập thể ở bên ngoài nơi
ở thường xuyên của họ hay ngoài nước họ với mục đích hịa bình. Nơi họ lưu trú
khơng phải là nơi làm việc của họ. Các nhà du lịch của Trung Quốc cho rằng hoạt
động du lịch là tổng hòa hàng loạt quan hệ và hiện tượng lấy sự tồn tại và phát triển
kinh tế, xã hội nhất định làm cơ sở, lấy chủ thể du lịch, khách du lịch và trung gian
du lịch làm điều kiện.

Theo khoản 1 điều 3 Luật du lịch năm 2017 quy định: “Du lịch là hoạt động
có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cứ trú thường xuyên trong thời
gian không quá 01 năm nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng, giải trí, tìm
hiểu, khám phá tài ngun du lịch hoặc kết hợp với mục đích hợp pháp khác”.
Nhìn chung, du lịch là tổng hợp các hiện tượng và các mối quan hệ phát sinh
từ tác động qua lại giữa khách du lịch, các nhà kinh doanh, chính quyền và cộng
đồng dân cư địa phương trong quá trình thu hút và tiếp đón khách du lịch [16].
Ngồi ra, du lịch cịn được giải thích ý nghĩa theo cách tiếp cận của các đối tượng
liên quan.
Đối với người đi du lịch: Du lịch là cuộc hành trình và lưu trú của họ ở ngoài
nơi cư trú để thoả mãn các nhu cầu khác nhau: hồ bình, hữu nghị, tìm kiếm kinh

17


nghiệm sống hoặc thoả mãn các nhu cầu về vật chất và tinh thần khác. Đối với
người kinh doanh du lịch: Du lịch là quá trình tổ chức các điều kiện về sản xuất và
phục vụ nhằm thoả mãn, đáp ứng các nhu cầu của người du lịch và đạt được mục
đích số một của mình là thu lợi nhuận.
Đối với chính quyền địa phương: Du lịch là việc tổ chức các điều kiện về
hành chính, về cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật để phục vụ khách du lịch, là
tổng hợp các hoạt động kinh doanh nhằm tạo điều kiện cho khách du lịch trong việc
hành trình và lưu trú, là cơ hội để bán các sản phẩm của địa phương, tăng thu ngoại
tệ, tăng thu nhập, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho dân địa phương.
Đối với cộng đồng dân cư sở tại: Du lịch là một hiện tượng kinh tế xã hội mà
hoạt động du lịch tại địa phương mình, vừa đem lại những cơ hội để tìm hiểu nền
văn hố, phong cách của những người ngồi địa phương mình, vừa là cơ hội để tìm
việc làm, phát huy các nghề cổ truyền, tăng thu nhập nhưng đồng thời cũng gây ảnh
hưởng đến đời sống người dân sở tại như về môi trường, trật tự an ninh xã hội, nơi
ăn, chốn ở…

1.1.1.2. Quảng bá
Theo từ điển Tiếng Việt: “quảng bá là phổ biến rộng rãi bằng các phương
tiện thông tin” [20].
Mục tiêu của quảng bá là hoạt động quan trọng không chỉ trong gia doạn đầu
thâm nhập thị trường mà nó cịn góp phần duy trì nhận thức của người tiêu dùng về
thương hiệu trong suốt quá trình phát triển của doanh nghiệp. Quảng bá mang lại
hiệu quả rất lớn cho thương hiệu, nhằm đưa thương hiệu đến được với công chúng
và để công chúng cảm nhận về thương hiệu và giá trị thương hiệu trong tiêu dùng
sản phẩm.
- Tạo ra sự nhận thức về thương hiệu: Một thương thiệu mới thâm nhập thị
trường rất cần có những chương trình quảng cáo để khách hàng nhận biết về sự tồn
tại của thương hiệu. Trước hết, nhằm tăng cường nhận thức của khách hàng mục
tiêu, hiện tại, tạo ra nhận thức về sự tồn tại của thương hiệu cho khách hàng mới

18


hoặc tại thị trường mới, cuối cùng là nâng cao nhận thức về một thương hiệu mới
trong một phần đoạn thị trường mới chưa từng được tiếp cận.
- Tạo ra sự hiểu biết về thương hiệu: Chương trình quảng cáo được xem là
một chương trình đưa kiến thức đến khách hàng mục tiêu, làm thay đổi ấn tượng
của khách hàng và củng cố niềm tin về thương hiệu hoặc thu nhận những thơng tin
tiện ích cho việc quyết định mua của khách hàng.
- Thuyết phục quyết định mua: Điều này thơng qua các chương trình quảng
cáo nhằm kích thích các cảm xúc. Trên cơ sở niềm tin thương hiệu, khách hàng sẽ
đưa ra quyết định mua hợp lý.
- Duy trì lịng trung thành của khách hàng: Có thể thơng qua việc điều tra thị
trường và sức mua để đánh giá lại mức độ trung thành của khách hàng đối với
thượng hiệu của mình. Ngồi ra những buổi họp mặt, giao lưu đối với khách hàng
nhất là khách hàng thân thiết là điều tối quan trọng để 1 nhà sản xuất tạo ấn tượng

tốt và thể hiện sự quan tâm của mình đối với khách hàng. Ngồi ra chi phí để tìm
kiếm thị trường mới là cao hơn rất nhiều so với việc bỏ chi phí để làm tốt việc duy
trì lòng trung thành của khách hàng cũ.
1.1.1.3. Quảng bá du lịch
Sự cạnh tranh trong kinh doanh du lịch hiện nay không chỉ diễn ra giữa các
doanh nghiệp, các địa phương trong phạm vi quốc gia hay khu vực mà diễn ra trong
phạm vi toàn thế giới. Để cạnh tranh, Nhà nước và các doanh nghiệp cung ứng dịch
vụ, các hiệp hội nghề nghiệp du lịch… đã tìm mọi biện pháp để thu hút nguồn
khách du lịch lớn. Một trong những biện pháp đó là tuyên truyền, quảng bá và xúc
tiến du lịch. Việc xây dựng và quảng bá thương hiệu nhằm xác lập hình ảnh du lịch
của đất nước một cách rộng rãi đối với khách du lịch toàn cầu là một nhiệm vụ quan
trọng trong công tác makerting điểm đến để khẳng định vị trí cạnh tranh của mỗi
quốc gia.
Việt Nam có bờ biển dài 3.260 km, với 125 bãi tắm biển, trong đó hầu hết là
các bãi tắm rất đẹp và thuận lợi cho khai thác du lịch mà khơng phải quốc gia nào
cũng có như: Trà Cổ, Hạ Long, Lăng Cô, Ðà Nẵng, Nha Trang, Phú Quốc…[14]

19


Về di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh dnước ta có 85 di tích được
xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt, 3.329 di tích xếp hạng di tích quốc gia và 9.857
di tích cấp tỉnh [14].
Đến nay, Việt Nam có 8 di sản vật thể và danh thắng được cơng nhận Di sản
thế giới, đó là: Quần thể di tích Cố đơ Huế, Vịnh Hạ Long, Khu di tích Thánh địa
Mỹ Sơn, Khu phố cổ Hội An, Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, Khu trung tâm
Hoàng thành Thăng Long, Thành Nhà Hồ, Khu danh thắng Tràng An [14].
Việt Nam có một kho tàng di sản văn hóa phi vật thể lớn với 191 di sản thuộc
cả 7 loại hình di sản văn hóa phi vật thể của các dân tộc sinh sống trên mọi miền đất
nước được đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia [14].

Tính đến hết năm 2021, Việt Nam có những di sản được cơng nhận là di sản
văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại và di sản phi vật thể, đó là: Nhã nhạc
cung đình Huế; Khơng gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên; Dân ca quan họ Bắc
Ninh; Ca trù; Lễ hội Đền Gióng; Hát Xoan; Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương;
Đàn ca tài tử Nam Bộ; Dân ca ví dặm Nghệ Tĩnh; Kéo co; Tín ngưỡng thờ Tam Phủ
[14].
Ngồi những lợi thế trên, Việt Nam cịn là nước có chế độ chính trị ổn định,
có nguồn nhân lực dồi dào. Chính sách đổi mới, mở cửa và hội nhập của Nhà nước
tạo điều kiện thuận lợi cho kinh tế đối ngoại trong đó có phát triển du lịch
Quảng bá du lịch góp phần xây dựng thương hiệu quốc gia là một trong
những mục tiêu quan trọng của ngành du lịch. Bản chất của việc xây dựng thương
hiệu du lịch là việc truyền tải các nội dung có chủ định để hình thành một hình ảnh,
một bản sắc riêng trong tâm trí khách du lịch. Để xây dựng một hình ảnh thương
hiệu du lịch thì việc xây dựng các chương trình quảng bá du lịch trên truyền hình là
việc rất cần thiết. Như vậy quảng bá du lịch là phổ biến rộng rãi các nội dung thông
tin du lịch bằng các phương tiện thông tin.
1.1.2. Các khái niệm liên quan tới truyền hình
1.1.2.1. Truyền hình và truyền hình cáp
- Truyền hình

20


×