Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC QUY LUẬT CHUYỂN HÓA TỪ NHỮNG SỰ THAY ĐỔI VỀ LƯỢNG DẪN ĐẾN NHỮNG SỰ THAY ĐỔI VỀ CHẤT VÀ NGƯỢC LẠI Ý NGHĨA ĐỐI VỚI VIỆC NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (244.85 KB, 15 trang )

1

Học Viện Ngân Hàng
Khoa Lý Luận Chính Trị

Tiểu Luận Kết Thúc Học Phần
Học Phần : Triết Học Mác – Lênin

Đề Tài :

Quy luật chuyển hóa từ những sự thay đổi về lượng dẫn
đến những sự thay đổi về chất và ngược lại , ý nghĩa của
quy luật đối với việc nâng cao chất lượng học tập của
sinh viên hiện nay.

Giảng viên hướng dẫn : Nguyễn Văn Hiếu
Lớp

: K24QTKDD

Hà Nội, ngày 30 tháng 12 năm 2021


2

Mục Lục

Mở Đầu……………………………………………………………..................3
Nội Dung
Phần I : Những vấn đề lý luận của quy luật chuyển hóa từ những sự thay đổi
về lượng thành những sự thay đổi về chất và ngược lại.


1.1: Nội dung phương pháp luận
- Các khái niệm ………………………………………………………….4
-Quy luật chuyển hoá từ những sự thay đổi về lượng dẫn đến sự thay đổi
về chất và ngược lại……………………………………………………..5
1.2: Ý nghĩa phương pháp luận…………………………………………..7

Phần II : ý nghĩa của quy luật đối với việc nâng cao
chất lượng học tập của sinh viên hiện nay
2.1: Liên hệ thực tiễn…………………………………………………….7
2.2: Liên hệ bản thân…………………………………………………….12

Phần III: Kết luận…………………………………………………………….13
Tài Liệu Tham Khảo …………………………………………………………13


3

Mở Đầu
Cùng với sự vận động và biến đổi không ngừng của thế giới khách quan , con
người dần nhận thức được trật tự và sự lặp đi lặp lại của các sự vật, hiện tượng trong
thế giới ấy, nó được gọi là quy luật. Việc con người nhận thức được các quy luật
khách quan có ý nghĩa vơ cùng to lớn trong việc làm chủ thế giới tự nhiên. Trong đó,
ta khơng thể khơng kể đến “ Quy luật chuyển hóa từ những sự thay đổi về lượng dẫn
đến những sự thay đổi về chất và ngược lại” – một trong ba vấn đề cơ bản của chủ
nghĩa duy vật biện chứng. Quy luật đã chỉ ra phương thức vận động và phát triển một
cách chung nhất của các sự vật hiện tượng khi cho thấy rằng sự biến đổi về chất chỉ
xảy ra khi mà các sự vật hiện tượng đã có sự thay đổi về lượng đến đến một mức
nhất định. Việc nhận thức và hiểu được quy luật này rất quan trọng trong cách chúng
ta nhìn nhận thế giới, nếu khơng chúng ta có thể rơi vào trạng thái tư tưởng nơn nóng
tả khuynh hoặc bảo thủ hữu khuynh. Đặc biệt là đối với một sinh viên đại học năm

nhất, việc trở thành tân sinh viên là vô cùng hạnh phúc nhưng nếu không chịu thay
đổi bản thân , vẫn giữ hệ tư tưởng như khi cịn là học sinh thì chắc chắn sẽ thấy khó
khăn trong việc thích nghi với một mơi trường mới, điều các bạn cần là một phương
pháp học tập, rèn luyện phù hợp với hoàn cảnh bản thân và yêu cầu của xã hội. Và
đây cũng là lý do hôm nay tơi lựa chọn phân tích chủ đề “ Quy luật chuyển hóa từ
những sự thay đổi về lượng dẫn đến những sự thay đổi về chất và ngược lại, ý nghĩa
của quy luật trong việc nâng cao chất lượng học tập của sinh viên hiện nay “.
Về mặt ý nghĩa lý luận , quy luật chỉ ra rằng mọi sự vật hiện tượng đều
có hai mặt “lượng” và “chất” từ đó khi nhìn nhận, đánh giá mọi việc xung quanh ta
nên có cái nhìn bao qt, tổng quan và tồn diện. Trong thực tiễn, hiểu rõ quy luật sẽ
giúp ta tránh xa hai khuynh hướng “nơn nóng tả khuynh” và “bảo thủ hữu khuynh”.
Nơn nóng tả khuynh là khi một người khơng có sự nỗ lực, tích luỹ đủ về lượng


4

nhưng đã muốn có sự thay đổi về chất, ngược lại bảo thủ hữu khuynh là khi lượng đã
vượt quá điểm nút nhưng cá nhân lại không dám thực hiện bước nhảy để có sự thay
đổi về chất . Cả hai quy luật này đều kìm hãm sự phát triển của chúng ta.
Với bài tiểu luận này tôi mong muốn sẽ làm rõ được mối quan hệ giữa
lượng và chất, chúng tác động với nhau như thế nào, từ đó vận dụng ý nghĩa của quy
luật để tìm ra phương pháp học tập đúng đắn cho sinh viên hiện nay. Với kiến thức
triết học còn hạn chế, bài viết sẽ khơng tránh khỏi các thiếu sót, rất mong nhận được
sự góp ý bổ sung từ các thầy cơ.

Nội Dung
Phần I: Những vấn đề lý luận của quy luật chuyển hóa từ những sự thay
đổi về lượng thành những sự thay đổi về chất và ngược lại.
1.1: Nội dung phương pháp luận
Quy luật chuyển hoá từ những sự thay đổi về lượng dẫn đến sự thay đổi về

chất và ngược lại chỉ ra cách thức chung nhất của sự vận động phát triển, sự thay đổi
về chất chỉ xảy ra khi sự vật, hiện tượng có sự tích luỹ vê lượng đạt đến mức nhất
định. Nội dung quy luật được thể hiện thơng qua việc làm rõ các khái niệm có liên
quan.
Chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ tính quy định khách quan vốn có
của sự vật, hiện tượng, là sự thống nhất hữu cơ các thuộc tính làm cho sự vật là nó
và phân biệt nó với cái khác.Ví dụ, Bạc là kim loại mềm, dẻo, màu trắng, khối lượng
riêng 10.5g/cm khối, nhiệt độ nóng chảy là 960.5 độ C … những đặc điểm này nói
lên chất riêng của bạc, để phân biệt nó với các kim loại khác.


5

Lượng là một phạm trù triết học để chỉ tính quy định vốn có của sự vật, biểu
thị số lượng, quy mơ, trình độ, nhịp điệu của sự vận động và phát triển của sự vật
cũng như các thuộc tính của nó.
Ví dụ: một cái cây cao 5m, vận tốc của một chiếc ơ tơ là 50km/h…
Quy luật chuyển hố từ những sự thay đổi về lượng dẫn đến sự thay đổi về
chất và ngược lại.
Sự thống nhất giữa chất và lượng: lượng và chất là hai mặt cơ bản của mọi sự
vật hiện tượng, hai phương diện tồn tại khách quan. Sự phân biệt giữa lượng và chất
chỉ mang tính chất tương đối, có cái là có thể là lượng trong mối quan hệ này nhưng
lại là chất trong mối quan hệ khác.
Sự thay đổi dần về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất: Trong mối quan hệ giữa
chất và lượng thì chất là mặt tương đối ổn định, còn lượng là mặt biến đổi hơn nên
sự vận động và phát triển của sự vật bao giờ cũng bắt đầu từ sự thay đổi về lượng.
Khi sự vật hiện tượng đang tồn tại, chất và lượng thống nhất với nhau tại một độ
nhất định, nhưng cũng tại đó chúng tác động qua lại lẫn nhau làm lượng của sự vật
hiện tượng bắt đầu biến đổi. Quá trình biến đổi của lượng diễn ra theo xu hướng tăng
hoặc giảm nhưng không lập tức dẫn đến sự thay đổi về chất mà chỉ khi nào sự thay

đổi về lượng đạt đến một giới hạn nhất định mới dẫn đến sự thay đổi về chất. Có thể
thấy sự thay đổi về lượng đã tạo điều kiện cho chất biến đổi và kết quả là sự vật hiện
tượng cũ mất đi và sự vật hiện tượng mới được ra đời.
Quá trình tác động giữa lượng và chất đã làm xuất hiện các khái niệm độ,
điểm nút, bước nhảy. Độ chỉ sự thống nhất giữa lượng và chất, là khoảng giới hạn
mà trong đó sự thay đổi về lượng chưa dẫn đến sự biến đổi căn bản về chất, sự vật
chưa biến thành cái khác. Điểm nút là điểm giới hạn mà tại đó sự thay đổi về lượng
đã đạt đến mức phá vỡ độ cũ, dẫn đến sự biến đổi căn bản về chất của sự vật hiện


6

tượng. Bước nhảy là sự chuyển hoá về chất của sự vật do sự thay đổi về lượng trước
đó gây nên. Bước nhảy kết thúc một giai đoạn biến đổi về lượng, là sự mở đầu cho
một giai đoạn phát triển mới. Chúng ta cùng xét một ví dụ với nước nguyên chất ở
điều kiện tiêu chuẩn, nếu nhiệt độ đạt đến điểm nút dưới là 0 độ C nước sẽ chuyển
sang trạng thái rắn, đạt 100 độ C nước sẽ bay hơi, nếu nhiệt độ thay đổi nhưng vẫn
trên 0 đến dưới 100 độ C thì nước vẫn giữ nguyên ở trạng thái lỏng.
Có thể nói sự vật hiện tượng mới xuất hiện là do bước nhảy đã được thực hiện,
và trong chính sự vật hiện tượng đó lượng lại biến đổi, khi đạt đến điểm nút mới sẽ
lại tạo ra bước nhảy mới. Quá trình này diễn ra liên tiếp bởi sự vật hiện tượng luôn
không ngừng vận động và phát triển. Lý do lý giải cho điều này là vì dù lượng và
chất là hai mặt thống nhất, khơng thể tách rời thì chúng vẫn mang trong mình tính
mẫu thuẫn vốn có của sự vật hiện tượng. Chất thì có xu thế tương đối ổn định trong
khi lượng lại thường xuyên biến đổi, do đó khi lượng phát triển đến một mức nhất
định sẽ trở nên mâu thuẫn với chất cũ, phá vỡ độ cũ, mở ra một độ mới cho sự phát
triển của lượng, chất mới hình thành với lượng mới, lượng mới lại tiếp tục biến đổi
đến độ nào đó sẽ lại tiếp tục phá vỡ chất cũ đang kìm hãm sự phát triển của nó.
Quy luật này cịn diễn ra theo chiều ngược lại, khơng chỉ có sự thay đổi về
lượng dẫn đến sự thay đổi về chất, sau khi chất mới ra đời, nó khơng chỉ tồn tại một

cách thụ động mà quay lại tác động ngược trở lại lượng mới. Chất mới sẽ tạo ra một
lượng mới phù hợp với nó để có sự thống nhất mới giữa chất và lượng. Ảnh hưởng
của chất mới đến lượng có thể thể hiện qua sự thay đổi trong quy mơ, kết cấu, trình
độ, nhịp điệu phát triển của sự vật hiện tượng.Ví dụ khi nước đạt đến 100 độ C sẽ
chuyển từ trạng thái lỏng sang trạng thái khí lúc này vận tốc của các phân tử nước sẽ
trở nên nhanh hơn, với cũng một khối lượng nhất định thì thể tích ở trạng thái khí
cũng sẽ lớn hơn…


7

Như vậy ta có thể khái quát lại nội dung quy luật chuyển hoá từ những sự
thay đổi về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất và ngược lại như sau: Bất kỳ sự vật
nào cũng là sự thống nhất giữa chất và lượng, sự thay đổi dần dần về lượng vượt
quá giới hạn của độ sẽ dẫn tới thay đổi căn bản về chất của sự vật thông qua
bước nhảy; chất mới ra đời sẽ tác động trở lại tới sự thay đổi của lượng.Q
trình tác động đó diễn ra liên tục làm cho sự vật không ngừng phát triển.
1.2:Ý nghĩa phương pháp luận
Đầu tiên, trong hoạt động nhận thức cũng như thực tiễn, cần từng bước tích
luỹ đủ về lượng để có sự thay đổi về chất, tránh tư tưởng nơn nóng hay bảo thủ.
Chất mới ra đời do thực hiện bước nhảy nhưng nó chỉ xảy ra khi lượng đã đạt đến
điểm nút do đó muốn tạo ra bước nhảy thì cần phải có q tình tích luỹ về
lượng.Thứ hai, phải có quyết tâm thực hiện bước nhảy để tạo ra sự biến đổi về
chất khi đã tích luỹ đủ về lượng , khi lượng đã đạt đến điểm nút, tránh tình trạng
bảo thủ trì trệ, không dám thực hiện bước nhảy mà coi sự vận động phát triển chỉ
là sự thay đổi về lượng.Thứ ba, khi thực hiện bước nhảy cần tuân theo các điều
kiện khách quan nhưng cũng phải chú ý đến các điều kiện chủ quan. Trong thực
tiễn, ta không những phải xác định nhịp điệu và quy mô của bước nhảy một cách
khách quan, khoa học mà cần phải có ý chí quyết tâm, chủ động nắm bắt thời cơ
để thực hiện bước nhảy, biến thay đổi mang tính tiến hố thành thay đổi mang

tính cách mạng.Cuối cùng, quy luật yêu cầu nhận thức được sự thay đổi về chất
còn phụ thuộc vào phương thức liên kết giữa các yếu tố cấu thành nên sự vật hiện
tượng để từ đó lựa chọn phương pháp tác động phù hợp vào phương thức liên kết
đó.
Phần II : ý nghĩa của quy luật đối với việc nâng cao chất lượng học tập của
sinh viên hiện nay
2.1: Liên hệ thực tiễn


8

Nhà bác học nổi tiếng Issac Newton từng nói “ Những điều chúng ta biết chỉ
là một giọt nước. Những điều chúng ta không biết là cả một đại dương”, tri thức
của nhân loại giống như một đại dương bao la vô tận mà con người bên cạnh việc
phát triển về mặt thể xác thì cũng phải biết tiếp thu những tri thức ấy trước hết để
phục vụ bản thân và sau đó là góp sức xây dựng xã hội, tri thức làm nên giá trị con
người. Trong cuộc sống hàng ngày, tri thức tồn tại mn hình vạn trạng nên con
người cũng có rất nhiều phương pháp để tiếp thu nó. Từ khi sinh ra mỗi con người
chúng ta đã không ngừng tiếp thu tri thức của nhân loại khơng dưới hình thức này
thì dưới hình thức khác, khi còn là một đứa trẻ thơ, chúng ta bắt đầu học cách tập
nói, học cách phân biệt màu sắc, khi lớn lên ta càng có nhiều hiểu biết hơn về thế
giới mà ta đang sống. Q trình tích luỹ tri thức ở mỗi cịn người là khác nhau bởi
nó cịn phụ thuộc khả năng nhận thức, tư duy, điều kiện…của mỗi người và quá
trình này cũng tuân theo quy luật lượng chất. Theo đó, sự tích luỹ về tri thức dù
nhanh hay chậm thì cuối cùng cũng làm con người có những thay đổi nhất định
hay chính là sự biến đổi về chất. Để làm rõ hơn về điều này chúng ta sẽ áp dụng
quy luật lượng chất vào quá trình học tập của sinh viên hiện nay.
Mối quan hệ biện chứng giữa chất và lượng trong q trình tích lũy kiến
thức của học sinh, sinh viên
Học tập là một q trình rất dài, đầy khó khăn và rất cần sự kiên trì, bền bỉ

và cố gắng khơng ngừng của mỗi học sinh. Trong quá trình học tập của học sinh,
sinh viên quy luật lượng chất được thể hiện ở chỗ sự tích luỹ dần về lượng thơng
qua việc chuẩn bị bài trước khi lên lớp, nghe giảng, hoàn thành các bài tập về nhà,
…thành quả của q trình tích luỹ đó được đánh giá qua các bài kiểm tra, bài thi
học kì hay thi tốt nghiệp. Vì vậy, ta nói q trình học tập tích luỹ tri thức chính là
“độ”, điểm nút là các kì thi và vượt qua kì thi với số điểm đạt u cầu chính là
“bước nhảy”, khi bước nhảy được thực hiện thì chất có sự thay đổi và q trình
tích luỹ tri thức của học sinh lại chuyển sang một giai đoạn mới. Trong suốt cuộc


9

đời học sinh chúng ta đều phải trải qua quá trình tích luỹ đủ về lượng kiến thức để
vượt qua vô vàn những điểm nút khác nhau, thực hiện rất nhiều các bước nhảy
khác nhau. Kì thi lên cấp 3 là một điểm nút quan trọng nhưng vẫn còn một điểm
nút quan trọng hơn, vượt qua nó là mong ước lớn nhất của rất nhiều học sinh, và
khơng gì khác nó chính là kì thi đại học- điểm nút then chốt quyết định sự nhảy
vọt về chất, biến những học sinh của chúng ra trở thành những tân sinh viên với
một cuộc sống tự do đáng mong chờ. Trở thành sinh viên đồng nghĩa với sự thay
đổi về chất trong mỗi chúng ta, chất mới hình thành sẽ khơng tồn tại một cách thụ
động mà sẽ quay trở lại để tác động đến lượng. Nó có thể là sự thay đổi trong suy
nghĩ, nhận thức, cảm xúc hay hành động của chúng ta. Sự thay đổi về chất này mở
ra một giai đoạn phát triển mới, một q trình tích luỹ kiến thức mới lại bắt đầu
nhưng quá trình này hồn tồn khác biệt so với q trình tích luỹ kiến thức khi còn
là một học sinh trung học phổ thông.
Vận dụng ý nghĩa của quy luật lượng chất vào việc nâng cao chất lượng
quá trình học tập rèn luyện của sinh viên hiện nay.
Đối với một sinh viên năm nhất, việc thi đỗ vào ngôi trường đại học mơ ước
là niềm tự hào, niềm hạnh phúc lớn lao. Nhưng việc thay đổi môi trường học tập,
sinh hoạt, thay đổi trong phương pháp dạy và học quá lớn so với bậc trung học phổ

thơng khiến chúng ta gặp khó khăn. Tìm cho mình một phương pháp học tập đúng
đắn trở thành điều thiết yếu đối với mỗi tân sinh viên. Từ việc nghiên cứu quy luật
chuyển hoá từ sự thay đổi về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất và ngược lại chúng
ta có thể đưa ra một số kết luận có ý nghĩa thúc đẩy và nâng cao chất lượng học
tập của sinh viên đại học hiện nay.
Đầu tiên chúng ta cần nhìn nhận rõ sự khác biệt của quá trình học ở đại học
so với trung học phổ thơng. Q trình học tập tại trung học phổ thơng của chúng ta
được coi như nền móng xây dựng học vấn con người, là tiền đề để thiết lập một
nền giáo dục đại học. Do yêu cầu đào tạo, mục tiêu của mỗi cấp học là khác nhau


10

mà nhiệm vụ của học sinh và sinh viên cũng hoàn toàn khác nhau. Nếu nhiệm vụ
của học sinh là qua việc học tập trên lớp có thể tiếp thu được những kiến thức mà
giáo viên truyền đạt thì nhiệm cụ của sinh viên lại đòi hỏi nhiều hơn, đòi hỏi sinh
viên có tinh thần tự học, tham gia các đề tài nghiên cứu, , tham gia hoạt động các
câu lạc bộ, bảo vệ luận văn, đồ án, có các hoạt động thực tập…từ đó yêu cầu với
sinh viên cũng cao hơn. Đây vừa là cơ hội nâng cao kinh nghiệm, hiểu biết nhưng
cũng là thách thức lớn đối với các sinh viên. Là một sinh viên năm nhất, sau khi đã
trải qua một kì học trên đại học thì hẳn là các bạn cũng nhận ra khối lượng kiến
thức trên Đại học đã tăng lên đáng kể. Việc học và kết thúc một môn học trong từ
một đến hai tháng khiến sinh viên phải tiếp nhận một lượng lớn kiến thức trong
một khoảng thời gian ngắn, khác hoàn toàn với việc một môn học sẽ kết thúc sau
một năm như học trung học. Đại học là nơi mà ý thức bản thân là yếu tố quan
trọng nhất, khơng cịn sự giám sát chặt chẽ từ giáo viên và phụ huynh, tinh thần tự
học của mỗi người sẽ được phát huy rõ rệt.
Trước khi tìm cho mình một phương pháp học tập thích hợp thì mỗi sinh
viên cần xác định mục đích học tập của bản thân bằng việc trả lời các câu hỏi “
mình học để làm gì ?” “ mình muốn trở thành người như thế nào? ” “học cái này

sẽ giúp ích gì cho mình? ” bởi học tập mà khơng xác định được mục đích thì khác
nào con thuyền lênh đênh ngồi biển khơi mà khơng có la bàn. Thực trạng của
sinh viên hiện nay đó là học chỉ để vượt qua các kì thi, vì thế chúng ta lạc lối trên
con đường đi tìm phương pháp học tập đúng đắn. Chỉ khi xác định được mục đích
học tập của bản thân chúng ta mới tìm được nguồn động lực to lớn thúc đẩy mạnh
mẽ mọi hành động về thể chất cũng như tinh thần của chúng ta.
Theo quy luật lượng chất, mọi sự vật hiện tượng đều trải qua q trình tích
luỹ dần về lượng đến khi đạt đến điểm nút, bước nhảy được thực hiện và sự biến
đổi về chất xảy ra, quá trình học tập của sinh viên cũng vậy. Mỗi ngày sinh viên
học tập, tiếp thu tri thức để có sự thay đổi về lượng, điểm nút là các kì thi và bước


11

nhảy là việc vượt qua các kì thi ấy để đạt được sự thay đổi về chất. Quá trình ấy
cần diễn ra một cách tuần tự giống như cần thực hiện việc học tập hàng ngày để
kiến thức tiếp thu một cách đầy đủ và ngấm dần hay nói cách khác, sinh viên cần
nỗ lực học tập từ dễ đến khó, từ cơ bản đến nâng cao, khơng nên có tư tưởng nhảy
cấp, thực hiện bước nhảy khi mà lượng chưa đạt đến điểm nút. Tương tự như việc
phải hoàn thành chương trình học tập trung học phổ thơng trước khi bạn lên đại
học, nếu khơng tình trạng mất gốc sẽ xảy ra, bạn sẽ gặp khó khăn trong việc tiếp
thu những tri mới khó hơn trong khi chưa nắm vững những điều cơ bản. Học từ cơ
bản đến nâng cao là phương pháp học tập khoa học mà chắc hẳn ai trong chúng ta
cũng đều biết nhưng không phải ai cũng có thể thực hiện đúng quy trình. Quy luật
này giống như lý lẽ chống lại căn bệnh thành tích – một thực tế đáng báo động
trong ngành giáo dục, dù sự tích luỹ về lượng của học sinh chưa đủ nhưng vẫn
được thầy cô và nhà trường tạo điều kiện để thực hiện bước nhảy và chuyển sang
một cấp học cao hơn. Một ví dụ khác để mọi người hiểu rõ hơn về quy luật này đó
là trường hợp một sinh viên với lực học trung bình nhưng lựa chọn đăng kí q
nhiều tín chỉ trong một kì với mong muốn được ra trường sớm hơn các bạn. Thật

trớ trêu khi cả trí lực và thể lực của bạn đều khơng đủ để giúp bạn hồn thành
mong muốn đó, kết quả rất nhiều học phần bạn khơng đạt yêu cầu và phải dành rất
nhiều thời gian cho việc học lại, thi lại.
Trong sự vận động phát triển của vạn vật và sự trôi chảy của thời gian, nếu
con người khơng vận động thì sẽ bị thụt lùi lại phía sau, tư tưởng bảo thủ hữu
khuynh có tác động tiêu cực tới hoạt động học tập của sinh viên khi đã tích luỹ đủ
về lượng để đạt đến điểm nút nhưng chúng ta lại không dám thực hiện bước nhảy
để tạo ra sự biến đổi về chất. Đó là khi một sinh viên có đủ kiến thức và năng lực
cho cuộc thi khoa học kĩ thuật nhưng lại không đủ tự tin đăng kí tham gia. Khi
lượng đã tích luỹ đủ mà bước nhảy khơng được thực hiện thì quan niệm phát triển
cũng là sự tiến hoá đơn thuần về lượng, không phải về chất nên sự vật cũng không


12

thể phát triển. Do đó chúng ta cần có cách nhìn nhận đúng đắn về mối liên kết giữa
các yếu tố cấu thành nên sự vật để lựa chọn cho mình phương pháp tích luỹ phù
hợp.
Đại học là nơi mà ý thức tự học của mỗi cá nhân đóng vai trị quyết định đối
với chất lượng của q trình học tập và rèn luyện của sinh viên. Trong cuộc sống
của chúng ta, sự tích luỹ dần về lượng dẫn đến sự biến đổi về chất là do sự phấn
đấu, nỗ lực của bản thân mỗi người chứ không phải nhờ sự giúp đỡ của người
khác. Thật vậy, trong môi trường đại học, bên cạnh những sinh viên luôn cố gắng
học tập, rèn luyện để tiến bộ, để đạt được kết quả học tập tốt nhất thì vẫn có những
sinh do khơng cịn sự giám sát chặt chẽ từ thầy cơ và gia đình mà trở nên lười
nhác, lơ là việc học dẫn đến kết quả học tập giảm sút và điều làm nên sự khác biệt
giữa hai nhóm sinh viên này chính là tinh thần tự học. Để có thể chuẩn bị tốt cho
bản thân trước khi bước vào cuộc sống đầy thử thách chúng ta bên cạnh việc tiếp
thu các kiến thức về văn hố cịn cần trang bị cho mình các kiến thức thực tiễn và
kĩ năng mềm cần thiết. Áp dụng quy luật lượng chất, sinh viên càng phấn đấu học

tập , trau dồi để đạt được “ lượng” tối ưu thì sẽ tạo ra được “ chất” tốt hơn, sẽ đạt
được những thành tựu xứng đáng với sự nỗ lực ấy. Quá trình biến đổi giữa chất và
lượng diễn ra liên tiếp không ngừng nghỉ trong sự phát triển của mỗi sinh viên,
giúp họ ngày một hồn thiện bản thân và tự tin hơn vào chính mình.
2.2: Liên hệ bản thân
Qua việc nghiên cứu đề tài tiểu luận tôi hiểu rõ tầm quan trọng của việc vận
dụng ý nghĩa quy luật chuyển hóa từ những thay đổi về lượng dẫn đến những thay
đổi về chất và ngược lại trong quá trình rèn luyện và học tập để đạt được kết quả tốt
nhất. Biết rằng môi trường và cách thức học tập ở đại học khác hoàn tồn trung học
phổ thơng nên tơi ln cố gắng, chủ động thích nghi với mơi trường mới, tự chủ
trong việc tìm ra phương pháp học tập phù hợp với bản thân như đọc bài trước khi


13

lên lớp, chuẩn bị các câu hỏi để thảo luận cùng thầy cơ, cùng với đó là việc tích cực
trong khi làm bài tập nhóm và ln từng bước tích luỹ kiến thức một cách chính xác
đầy đủ, khơng nơn nóng đốt cháy giai đoạn hay trì trệ, bảo thủ trước những điều cần
thay đổi. Bên cạnh việc học tập thì việc giải lao, tham gia các hoạt động vui chơi giải
trí hay các câu lạc bộ cũng là cách để tôi làm quen thêm những người bạn mới và tạo
cho mình một tinh thần thoải mái dễ dàng tiếp thu kiến thức hơn. Tơi hiểu rằng chỉ
có sự tích luỹ đủ về lượng kiến thức mới tạo ra sự thay đổi về chất hay giá trị con
người tôi mới được nâng cao nên tơi ln nói khơng với việc gian lận trong thi cử.
Để có được tấm bằng đại học, tơi cần tích luỹ đủ số lượng tín chỉ của các học phần
và giờ đây tôi đang nỗ lực từng ngày để đạt được điều đó.

Kết Luận
Như vậy, quy luật chuyển hoá từ những thay đổi về lượng dẫn đến những
thay đổi về chất và ngược lại là một trong ba quy luật của phép biện chứng duy
vật, nó chỉ ra cách thức chung nhất của sự vận động và phát triển, khi sự vật hiện

tượng có sự tích luỹ về lượng đạt đến giới hạn nhất định sẽ tạo ra sự thay đổi về
chất. Có thể phát biểu quy luật này như sau: Bất kỳ sự vật nào cũng là sự thống
nhất giữa chất và lượng, sự thay đổi dần dần về lượng vượt quá giới hạn của độ
sẽ dẫn tới thay đổi căn bản về chất của sự vật thông qua bước nhảy; chất mới ra
đời sẽ tác động trở lại tới sự thay đổi của lượng.Quá trình tác động đó diễn ra
liên tục làm cho sự vật không ngừng phát triển. Khi chúng ta xem xét, đánh giá
một sự vật hiện tượng nên vận dụng ý nghĩa quy luật này vào thực tiễn để nhìn
nhận nó một cách tồn diện, khách quan. Qua q trình phân tích tơi nhận thấy
chúng ta hồn tồn có thể vận dụng ý nghĩa quy luật này để nâng cao chất lượng
học tập của sinh viên hiện nay. Quy luật cho rằng chỉ có sự tích luỹ đủ về lượng
kiến thức mới tạo nên sự thay đổi về chất của mỗi sinh viên, do đó nó địi hỏi sinh
viên cần từng bước có sự tích luỹ về lượng một cách chính xác, đầy đủ, không


14

gượng ép cố tình thực hiện bước nhảy khi lượng chưa đạt đến điểm nút và cũng
không chần chừ mà cần quyết tâm thực hiện bước nhảy khi lượng đã đạt đến giới
hạn nhất định. Ngoài “ lượng” là những kiến thức bạn học được trên trường thì
bạn cũng phải tìm kiếm, bổ sung “ lượng” mà các nhà tuyển dụng sẽ quan tâm, đó
là những kinh nghiệm, kĩ năng cần thiết cho cơng việc, bạn có thể thực hiện điều
đó bằng cách đi làm thêm, thực tập… khi lượng của bạn càng lớn, giá trị bản thân
bạn sẽ càng được nâng cao, hãy biết vận dụng một cách linh hoạt quy luật lượng
chất vào thực tiễn để đạt được những kết quả như bạn mong đợi.

Tài Liệu Tham Khảo
1. Giáo trình Triết học Mác-Lênin, nhà xuất bản chính trị Quốc gia sự thật
(Hà Nội-2021)
2. Đại học Tôn Đức Thắng (khoá 2018-2019), “Tiểu luận triết học Quy luật
lượng–chất”, />3. Nguyễn Tất Tường, “Vận dụng quy luật Lượng Chất trong học tập và rèn

luyện của sinh viên đại học Bách khoa Hà Nội”
/>4. Công ty Luật Dương Gia(26/02/2021), “Quy luật chuyển hố lượng – chất”,
Cùng học Luật, />5. Th.s Hồng Thị Thảo, “Vận dụng quy luật Lượng-Chất trong học tập và
nghiên cứu của sinh viên đại học Văn hoá Thể thao và Du lịch Thanh Hoá”,
/>portalid=khoagddc&selectpageid=page.256&n_g_manager=897&newsdetai
l=4178


15

6. Công ty Luật TNHH Quang Huy, “Quy luật chuyển hoá từ những sự thay
đổi về lượng thành những sự thay đổi về chất và ngược lại và vận dụng quy
luật này trong thực tiễn”, />


×