Tải bản đầy đủ (.doc) (104 trang)

xác định hiệu quả kinh tế áp dụng công nghệ khoan ngang ở 917- msp – bạch hổ tại xý nghiệp khoan và sửa giếng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.36 MB, 104 trang )

Mục lục
Nội dung Trang
Lời mở đầu
3
Chơng1: Các điều kiện sản xuất chủ yếu của Xí nghiệp Khoan và Sửa giếng
5
1.1. Tình hình chung của Xí nghiệp Khoan và Sửa giếng
6
1.1.1. Sự hình thành và phát triển của XNLD VSP
6
1.1.2. Giới thiệu chung Xí nghiệp khoan và Sửa giếng
7
1.2. Các điều kiện vật chất - kỹ thuật của Xí nghiệp Khoan và Sửa giếng
9
1.2.1.Điều kiện địa lý, nhân văn
9
1.2.2. Điều kiện địa chất vùng nghiên cứu
12
1.2.3.Công nghệ khoan thăm dò và khai thác dầu khí
18
1.3. Các điều kiện kinh tế - xã hội của Xí nghiệp Khoan và Sửa giếng
19
1.3.1. Tình hình tập trung hoá, chuyên môn hoá, hợp tác hoá của xí nghiệp
20
1.3.2. Tổ chức quản lý, sản xuất lao động
20
1.3.3. Tình hình xây dựng và thực hiện kế hoạch
25
1.3.4. Coõng tác khaực
27
Kết luận


28
Chơng 2: Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2001 của Xí nghiệp khoan
và Sửa giếng
29
2.1. Sự cần thiết phải phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh
30
2.2. Đánh giá chung tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2001 của Xí
nghieọp Khoan Sửa giếng
31
2.3. Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất
34
2.3.1. Phân tích khối lợng khoan theo giá trị từ năm 1995 - 2001
34
2.3.2. Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất năm 2001
35
2.3.3. Phân tích tình hình hoàn thành kế hoạch khối lợng sản xuất theo thời gian
37
2.3.4. Phân tích chất lợng công tác khoan
39
2.3.5. Phân tích tích chất cân đối giữa sản xuất và chuẩn bị sản xuất ở Xí nghiệp
Khoan và Sửa giếng
41
1
2.4. Ph©n tÝch tr×nh ®é sư dơng tµi s¶n cè ®Þnh vµ n¨ng lùc s¶n xt
41
2.4.1. Ph©n tÝch tr×nh ®é sư dơng tµi s¶n cè ®Þnh
41
2.4.2. Ph©n tÝch n¨ng lùc s¶n xt cđa xÝ nghiƯp
48
2.5. Ph©n tÝch t×nh h×nh sư dơng lao ®éng vµ tiỊn l¬ng

51
2.5.1. Ph©n tÝch t×nh h×nh sư dơng lao ®éng
51
2.5.2. Ph©n tÝch t×nh h×nh sư dơng thời gian lao động
55
2.5.3. Ph©n tÝch n¨ng st lao ®éng
56
2.5.4. Ph©n tÝch t×nh h×nh sư dơng q tiỊn l¬ng
59
2.5.5. Phân tích mối quan hệ giữa tốc độ tăng tiền lương và tốc độ tăng năng suất
lao động
62
2.6. Ph©n tÝch t×nh h×nh cung øng vËt t kü tht
63
2.7. Ph©n tÝch gi¸ thµnh
64
2.7.1. Ph©n tÝch sù biÕn ®éng gi¸ thµnh toµn bé
64
2.7.2. Ph©n tÝch gi¸ thµnh mét mÐt khoan
66
2.7.3. Ph©n tÝch thùc hiƯn kÕ ho¹ch h¹ thÊp gi¸ thµnh s¶n phÈm cđa xÝ nghiƯp
67
2.8. Ph©n tÝch t×nh h×nh tµi chÝnh cđa xÝ nghiƯp
69
2.8.1. §¸nh gi¸ chung vỊ t×nh h×nh tµi chÝnh cđa xÝ nghiƯp
69
2.8.2. Ph©n tÝch t×nh h×nh b¶o ®¶m ngn vèn cho s¶n xt kinh doanh
71
2.8.3. Ph©n tÝch kh¶ n¨ng thanh to¸n cđa xÝ nghiƯp
72

2.8.4. Ph©n tÝch hiƯu qu¶ sư dơng vèn s¶n xt kinh doanh cđa xÝ nghiƯp
74
2.9. Ph©n tình t×nh h×nh an toµn lao ®éng vµ b¶o vƯ m«i trêng
77
KÕt ln ch¬ng 2
79
Ch¬ng3: X¸c ®Þnh HiƯu qu¶ kinh tÕ (HQKT) c«ng nghƯ khoan ngang ë giÕng khoan
917-MSP-B¹ch Hỉ t¹i XÝ nghiƯp Khoan vµ Sưa giÕng
80
3.1. Lùa chän ®Ị tµi
81
3.1.1. Sù cÇn thiÕt ph¶i x¸c ®Þnh HQKT khoan ngang
81
3.1.2. Mơc ®Ých, ®èi tỵng, nhiƯm vơ vµ ph¬ng ph¸p nghiªn cøu
82
2
3.2. Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài
83
3.2.1. Khái niệm về HQKT
83
3.2.2. Khái niệm, ý nghĩa, phơng pháp xác định HQKT áp dụng công nghệ khoan
ngang
83
3.2.3. Phân tích công tác xác định HQKT phơng pháp khoan ngang
85
3.2.4. Cơ sở thực tiễn của đề tài
86
3.3. Công nghệ khoan ngang ở giếng khoan 917-MSP-Bạch Hổ
87
3.3.1. Thế nào là khoan ngang?

87
3.3.2. Mục đích của khoan ngang
87
3.3.3. Điều kiện vỉa áp dụng phơng pháp khoan ngang
87
3.3.4. Ưu điểm và nhợc điểm của phơng pháp khoan ngang
88
3.3.5. Tổ chức thi công giếng khoan
89
3.4. Tính các chỉ tiêu HQKT
99
3.5. Tổ chức kiến nghị và thực hiện đề tài
100
Kết luận chửụng 3
101
Keỏt luaọn chung
102
3
LỜI MỞ ĐẦU
“Đất nước ta có nguồn tiềm năng dầu khí đáng kể ở thềm lục địa, Đảng, Nhà
nước và nhân dân ta phải tập trung cố gắng đến mức cao nhất để biến tiềm năng đó
thành hiện thực, từng bước đưa dầu khí trở thành ngành kinh tế kỹ thuật quan trọng
trong chiến lược phát triển kinh tế những thập kỷ tới” (trích Nghị quyết 15 của Bộ
chính trị BCH Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam).
Tiềm năng dầu khí ở Việt Nam cho phép hình thành ngành công nghiệp dầu
khí và phát triển thành một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của cả nước.Tuy
còn là một ngành công nghiệp non trẻ, song được sự quan tâm của Đảng và Nhà
nước, đặc biệt là từ khi có sự đổi mới về cơ chế quản lý kinh tế, ngành công nghiệp
dầu khí Việt Nam đã có những đóng góp không nhỏ cho sự phát triển của đất nước.
Điều này thể hiện ở sản lượng dầu thương phẩm ngày một tăng, làm cho thu nhập

ngoại tệ từ việc xuất khẩu dầu thô luôn chiếm tỷ trọng cao so với các mặt hàng xuất
khẩu khác. Có rất nhiều hợp đồng đã được ký kết và được triển khai với các công ty
dầu khí quốc tế.
Có được kết quả này là do Xí nghiệp Liên doanh Dầu khí Vietsovpetro
(XNLD VSP) đã áp dụng những hình thức tổ chức sản xuất, tổ chức lao động, tổ
chức quản ly, … cũng như có những chế độ lương, thưởng, phụ cấp thích hợp,
khuyến khích được toàn bộ CBCNV trong xí nghiệp hăng hái lao đông, góp phần
nâng cao năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm… đạt hiệu quả kinh tế
cao.
Góp một phần quan trọng trong kết quả lớn lao đó không thể không kể đến
sự nỗ lực, cố gắng của CBCNV Xí nghiệp Khoan và Sửa giếng– một xí nghiệp trực
thuộc XNLD VSP và cũng là xí nghiệp mà chúng em đã thực tập Tốt nghiệp trong
thời gian vừa qua. Được sự giúp đỡ của tất cả CBCNV Phòng Kinh tế kế hoạch -
Lao động tiền lương, đến nay Đồ án Tốt nghiệp của em đã hoàn thành. Trong khuôn
khổ của Đố án Tốt nghiệp em xin phép được trình bày những vấn đề chính như sau:
Chương 1: Các điều kiện sản xuất chủ yếu của Xí nghiệp Khoan và Sửa
giếng.
Chương 2: Phân tích hoạt động sản xuất - kinh doanh năm 2001 của Xí
nghiệp Khoan và Sửa giếng.
Chương 3: Xác định hiệu quả kinh tế áp dụng công nghệ khoan ngang ở
917- MSP – Bạch Hổ tại XÝ nghiệp khoan và sửa giếng.
Kết luận.
Tuy nhiên do kiến thức còn hạn hẹp, thời gian thực tập ngắn và kinh nghiệm
4
thực tế chưa nhiều nên chắc chắn Đồ án của em không tránh khỏi những thiếu sót.
Em rất mong nhận được sự chỉ bảo tận tình và những ý kiến đóng góp của các thầy
giáo, cô giáo trong bộ môn Kinh tế QTKD cũng như của chú Tô Dũng để em có dịp
học hỏi những kiến thức và kinh nghiệm nhằm phục vụ cho công tác chuyên môn
sau này.
Em xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các Thầy Cô trong bộ môn,

Ban lãnh đạo Xí nghiệp Khoan và Sửa giếng, đặc biệt là Phó giáo sư-Tiến sĩ
Nguyễn Đức Thành và chú Tô Dũng cùng các anh chị trong phòng KTKH-LĐTL
đã nhiệt tình giúp đỡ, tạo điều kiện tốt nhất để Đồ án Tốt nghiệp của em được hoàn
thành.

Hà Nội, tháng 06 – 2002.
5
CHƯƠNG 1
CÁC ĐIỀU KIỆN SẢN XUẤT CHỦ YẾU CỦA XÍ NGHIỆP
KHOAN vµ sưa ging.
1.1. Tình hình chung của Xí nghiệp Khoan và Sửa giếng.
1.1.1 Sự hình thành và phát triển của XNLD VSP.
Xí nghiệp Liên Doanh Dầu Khí Vietsovpetro (XNLD VSP) được thành lập
ngày 19/6/1981 trên cơ sở Hiệp định chính phủ giữa hai nước Cộng hòa Xã hội
Chủ nghĩa Việt Nam và Liên bang Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Xô viết ( cũ). Sự
kiện này đánh dấu bước phát triển mới rất quan trọng đối với ngành công nghiệp
dầu khí Việt Nam. Theo hiệp định này nhà nước Việt nam giao cho Xí Nghiệp Liên
Doanh Vietsovpetro nhiệm vụ“Nhanh chóng tìm ra dầu mỏ, khí đốt đưa vào khai
thác sớm phục vụ nền kinh tế quốc dân, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, đào tạo
đội ngũ cán bộ quản lý, khoa học kỹ thuật, chuyên môn nghiệp vụ và công nhân
lành nghề cho ngành dầu khí, xây dựng và phát triển ngành dịch vụ dầu khí tại
Việt Nam”.
Trong vòng hai năm rưỡi, XNLD VSP đã tìm thấy dầu tại mỏ Bạch Hổ.
Ngày 26/6/1986 tấn dầu thô đầu tiên đã được khai thác tại mỏ này- đó cũng là tấn
dầu thô đầu tiên ở thềm lục địa phía Nam nói riêng và trên toàn nước Việt Nam nói
chung. Ngoài mỏ Bạch Hổ, XNLD VSP còn tìm kiếm, phát hiện ra mỏ Rồng và mỏ
Đại Hùng. Hai mỏ này hiện nay đã được đưa vào khai thác. Tuy nhiên mỏ Đại
Hùng đang đánh giá lại vì khai thác không có hiệu quả.
Nhờ sự hợp tác có hiệu quả với phía bạn cộng với mục tiêu vươn lên tự chủ
về kỹ thuật dầu khí, XNLD VSP đã xây dựng được cơ sở vật chất kỹ thuật chuyên

dùng lớn nhất Việt Nam và đào tạo được một đội ngũ cán bộ quản lý, khoa học kỹ
thuật và công nhân lành nghề phục vụ cho công tác tìm kiếm, thăm dò và khai thác
dầu khí.
Một đóng góp có giá trị khoa học đáng chú ý trong hoạt động tìm kiếm, thăm
dò và khai thác của XNLD VSP là đã phát hiện ra dầu trong tầng móng đá núi lửa,
một trường hợp ít gặp trên thế giới nhưng khá phổ biến ở thềm lục địa phía Nam
Việt Nam. XNLD VSP đã áp dụng vào sản xuất các công nghệ tiên tiến trên thế
giới, đặc biệt hướng vào mục tiêu nâng cao hệ số thu hồi dầu, tăng năng suất lao
động…
Sau 20 năm tồn tại và phát triển, XNLD VSP đã lớn mạnh về mọi mặt và trở
6
thành một xí nghiệp có vốn đầu tư lớn hàng đầu ở Việt nam với một lực lượng lao
động đông đảo. Sản lượng dầu khai thác của XN ngày càng tăng dần. Ngày
21/11/2001 XNLD VSP khai thác tấn dầu thứ một trăm triệu từ hai mỏ Bạch Hổ và
mỏ Rồng. Riêng năm 2001 xí nghiệp đã nộp ngân sách Nhà nước 1,7114 tỷ đô la
Mỹ từ doanh thu bán dầu và các khoản thu dịch vụ khác. Có thể nói XNLD VSP đã
góp phần đáng kể vào sự tăng trưởng của đất nước.
1.1.2 Giới thiệu chung về Xí nghiệp Khoan và Sửa giếng.
1.1.2.1. Sự hình thành và phát triển của Xí nghiệp Khoan và Sửa giếng.
Xí nghiệp Khoan và Sửa giếng là một trong những xí nghiệp sản xuất nòng
cốt của XNLD VSP, được thành lập vào tháng 6 năm 1983, có nhiệm vụ chủ yếu là
trực tiếp chỉ đạo và thi công công tác khoan, thăm dò và khoan khai thác dầu khí ở
thềm lục địa phía nam Việt Nam, chuyển giao sản phẩm cho Xí nghiệp Khai thác.
Xí nghiệp Khoan và Sửa giếng là một xí nghiệp sản xuất công nghiệp đặc thù
của ngành dầu khí. Sản phẩm làm ra không phải đem ra thị trường tiêu thụ mà được
chuyển giao cho Xí nghiệp Khai thác dầu khí.
Hàng năm, xí nghiệp khoan biển thực hiện trên dưới 100 ngàn mét khoan
thăm dò, khai thác chuyển giao hàng chục giếng mới vào khai thác, góp phần to lớn
trong việc khai thác tấn dầu thứ 100 triệu trong năm 2001 và nộp ngân sách nhà
nước trên 1000 tỷ đồng so với kế hoạch.

Từ những bước đi ban đầu còn hết sức bỡ ngỡ đối với việc điều hành và tổ
chức sản xuất khai thác khoan trên biển, đến nay mọi công việc đã thành dây
chuyền sản xuất đi vào ổn định, công tác điều hành ngày một khoa học, kỹ thuật,
công nghệ khoan ngày một nâng cao. Hiện nay xí nghiệp đã thành thạo trong việc
khoan xiên, đang áp dụng khoan ngang - dạng công nghệ tiên tiến trong khoan khai
thác dầu khí. Phong trào phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật phát huy rộng khắp
trong xí nghiệp, nhiều sáng kiến có giá trị lớn làm lợi cho Nhà nước hàng triệu đô
la.
Năm đầu tiên xí nghiệp chỉ thực hiện được 3200 mét khoan thì đến năm
1996 tổng số mét khoan đã thực hiện được là 90475 mét. Qua hơn 15 năm hoạt
động sản xuất, Xí nghiệp Khoan và Sửa giếng đã thực hiện được là 680000 mét
khoan với 170 giếng khoan. Nhiều giếng đã cho sản lượng dầu lớn góp phần tích
cực vào việc khai thác dầu thô năm sau nhiều hơn năm trước. Chỉ tính riêng trong
vòng 10 năm (1986-1996) sản lượng dầu thô khai thác từ 1 triệu tấn/năm tăng lên
7,75 triệu tấn/năm và kế hoạch khai thác dầu năm 1998 đã vượt qua con số 10 triệu
tấn/năm với chỉ tiêu 10,3 triệu tấn/năm bằng gấp 2 lần sản lượng khai thác của giai
7
đoạn 1986-1990. Xí nghiệp đã nâng cao tốc độ thương mại từ 500m/ tháng máy
(năm 1986) đến 1000 m/tháng máy (năm 1996) và 1041 m/tháng-máy (năm 2001).
Chiều sâu trung bình của các giếng khoan được nâng lên từ 3300 mét (năm 1986)
đến 4722 mét ( năm 2001). Năm 2001 xí nghiệp đã thực hiện 55928 mét khoan với
tổng số 10 giếng kết thúc xây dựng.
Với những thành quả lao động đáng kể đó, Xí nghiệp Khoan và Sửa giếng đã
được Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt nam trao tặng 3 huân chương lao
động hạng 3 vì sự nghiệp phát triển của ngành dầu khí Việt nam và nhiều bằng khen
của chính phủ, bộ, ngành và tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
1.1.2.2. Nhiệm vụ, chức năng.
* Nhiệm vụ:
- Thực hiện kế hoạch và nhiệm vụ về khoan thăm dò và khai thác dầu khí.
- Thực hiện kế hoạch và nhiệm vụ về sửa chữa lớn các giếng với mục đích gia

tăng sản lượng khai thác dầu của XNLD.
- Nâng cao toàn diện hiệu suất công việc bằng cách hoàn thiện công nghệ
khoan, nâng cao vận tốc khoan thương mại.
- Ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật khoan trên cơ sở áp dụng các thành tựu khoa
học, kỹ thuật, kinh nghiệm tiên tiến, áp dụng vào sản xuất kỹ thuật và công nghệ
mới.
* Chức năng:
- Soạn thảo và trình lên lãnh đạo XNLD phê duyệt các bản dự thảo kế hoạch
về các loại hình hoạt động phù hợp với các chỉ tiêu quy định. Thực hiện các biện
pháp cần thiết để hoàn thành kế hoạch đã được phê duyệt và hoàn thiện các chỉ tiêu,
nâng cao trình độ kỹ thuật và công nghệ sản xuất, tổ chức lao động, nâng cao hiệu
quả sản xuất.
- Lập báo cáo hàng tháng, hàng quý, hàng năm đảm bảo chất lượng cao, phù
hợp với các quy chế, tiêu chuẩn của XNLD theo thời hạn quy định.
- Quản lý và sử dụng tốt các TSCĐ, TSLĐ, các nguồn lao động và vật tư
được giao. Đảm bảo sử dụng chúng một cách kịp thời, hiệu quả và hợp lý nhằm
hoàn thành các nhiệm vụ sản xuất kinh doanh
- Thực hiện các biện pháp nhằm nâng cao năng suất lao động, tổ chức cho
8
CBCNV theo kế hoạch của XNLD học tập chuyên môn, nâng cao trình độ, nắm bắt
được các kinh nghiệm tiên tiến.
- Xác định các nhu cầu, soạn thảo và trình lãnh đạo XNLD phê duyệt các đơn
hàng về thiết bị, máy móc, phụ tùng thay thế, dụng cụ và vật tư cần thiết cho hoạt
động của Xí nghiệp Khoan và Sửa giếng.
- Soạn thảo và trình lên lãnh đạo XNLD phê duyệt bảng tính giá thành sản
phẩm, dịch vụ.
- Tham gia vào việc chuẩn bị các hợp đồng kinh tế, mua sắm vật tư, thiết bị
phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp Khoan và Sửa giếng.
- Thực hiện các biện pháp nhằm tiết kiệm và sử dụng hợp lý các chi phí lao
động, nhiên liệu, điện năng và vật tư.

- Thường xuyên quan tâm đến người lao động trong việc tuân thủ các quy tắc
về an toàn lao động và kỹ thuật bảo hộ, chế độ phòng cháy và quy định về bảo vệ
môi trường.
1.2. C¸c ®iỊu kiƯn vt cht - k thut cđa xÝ nghiƯp.
1.2.1. Điều kiện địa lý.
1.2.1.1. Vị trí địa lý tỉnh Bà Rịa -Vũng Tàu.
Thành phố Vũng Tàu là bán đảo nằm ở phía Đông nam tỉnh Bà Rịa-Vũng
Tàu, cách mỏ Bạch Hổ 150 km về phía Tây. Địa hình của Vũng Tàu khá đơn giản.
Núi lớn đỉnh cao nhất là 245 mét, núi nhỏ là 130 mét chạy theo hướng Tây Bắc-
Đông Nam. Hai núi này tạo thành bức tường chắn gió tốt cho cảng Vũng Tàu. Phần
còn lại của Vũng Tàu trừ phần Đông có gò cát chạy sát biển cao không quá 10 mét,
thì địa hình gần như bằng phẳng, thuận lợi cho việc xây dựng các công trình nhà
cửa, cầu cống, đường xá phục vụ cho sinh hoạt và phát triển kinh tế.
Xí nghiệp Khoan và Sửa giếng nằm ở phía Đông Bắc của thành phố Vũng
Tàu, phía Tây giáp với đường quốc lộ 51 dài 125 km hướng đi TP Hồ Chí Minh và
các tỉnh, phía Đông giáp biển, phía Bắc giáp với cảng dầu khí Vũng Tàu, phía Nam
giáp với Xí nghiệp Vận tải biển. Hệ thống đường thủy dài 80 km, đường hàng
không nối liền Vũng Tàu với Thành phố Hồ Chí Minh – khu trung tâm kinh tế
thương mại của miền. Sân bay Vũng Tàu của công ty dịch vụ bay miền Nam có thể
tiếp nhận các loại máy bay AN-24, AN-26 và các loại máy bay trực thăng MI-8
phục vụ cho các CBCNV của XNLD VSP ra mỏ. Hiện nay sân bay đã trở thành một
9
phi cảng quốc tế với cầu hàng không quốc tế Vũng Tàu – Singapore vừa được thiết
lập sân bay Tân Sơn Nhất tại thành phố Hồ Chí Minh là một đầu nối hàng không
quốc tế có khả năng tiếp nhận các máy bay cỡ lớn. Thành phố Vũng Tàu và thành
phố Hồ Chí Minh đều có hệ thống cảng có thể tiếp nhận tàu có trọng tải một vạn
tấn, riêng hệ thống cảng Vũng Tàu đã được xây dựng khá hoàn chỉnh để thực hiện
các dịch vụ dầu khí. Vũng Tàu hiện nay đang là một trọng điểm kinh tế phía Đông
Nam Bộ với vùng tam giác công nghiệp Vũng Tàu – Biên Hòa – thành phố Hồ Chí
Minh.

1.2.1.2. Đặc điểm khí hậu của vùng.
Khí hậu Vũng Tàu được chia ra làm hai mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô,
xen kẽ chúng có mùa chuyển tiếp ngắn.
+ Mùa khô: Bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 3, hướng gió chính là gió Đông
Bắc khá mạnh tạo nên sóng biển có hướng Tây Bắc - Đông Nam và Bắc, chiều cao
sóng có thể đạt tới 8m, nhiệt độ không khí thời kỳ này dao động từ 24
o
C-34
o
C.
Lượng mưa trung bình rất ít. Độ ẩm không khí trung bình khoảng 65%.
+ Mùa chuyển từ tháng 4-5 nhiệt độ không khí và mực nước biển tăng lên
nhưng lượng mưa vẫn ít và không đều.
+ Mùa mưa: Bắt đầu từ tháng 6 và kết thúc vào tháng 9. Nhiệt độ không khí
cao, từ 25
o
C-36
o
C, gió Tây Nam là chủ yếu. Lượng mưa tăng dần và ổn định
khoảng 260 –270mm/tháng. Độ ẩm từ 81-89%.
+ Mùa chuyển tiếp thứ hai vào tháng 10. Gió Tây Nam yếu dần và chuyển
sang gió Đông Bắc. Nhiệt độ không khí giảm xuống…Dòng chảy ngoài biển phụ
thuộc vào thủy triều và chế độ gió mùa. Tốc đô dòng chảy ổn định, khoảng 85
cm/giây ở độ sâu 15-20 mét và 20-30 cm/giây ở gần đáy biển. Nhiệt độ nước biển
từ 25
o
C-30
o
C. Vào thời kỳ gió mùa Đông Bắc thường xuyên sóng biển mạnh, thỉnh
thoảng xuất hiện giông bão và gió xoáy.

Trung bình một năm có 10 trận bão và tốc độ gió có thể lên tới 60 mét/giây.
Do đó trong mùa khô làm việc ngoài biển gặp nhiều khó khăn, những ngày có gió
Tây Nam và các thang chuyển tiếp điều kiện làm việc tốt hơn.
Như vậy điều kiện sản xuất của xí nghiệp gặp phải khó khăn là do điều kiện
môi trường sản xuất nguy hiểm vì ở ngoài biển dễ bị tác động của sóng, gió, bão…
1.2.1.3. Điều kiện về lao động, dân số vùng.
10
Theo thống kê của cuộc điều tra dân số thì dân số của thành phố Vũng Tàu là
841519 ngàn người, chủ yếu là CBCNV và thương nhân. Trình độ học vấn tương
đối cao, có nhiều trường Đại học, Cao đẳng dạy nghề ở trong thành phố. Bên cạnh
đó thành phố Vũng Tàu cách thành phố Hồ Chí Minh 120 km, là nơi đầu não của
các trường đại học trong cả nước. Có thể nói đây là nơi cung cấp nguồn nhân lực
dồi dào cho việc phát triển ngành công nghiệp đặc biệt là công nghiệp dầu khí, một
ngành kinh tế mũi nhọn của thành phố Vũng Tàu.
1.2.1.4. Điều kiện kinh tế vùng.
Vũng Tàu được đánh giá là nơi rất thuận lợi cho công tác dịch vụ dầu khí vì:
sân bay đã được mở rộng và nâng cấp để phục vụ cho dầu khí, du lịch và các ngành
khác. Bên cạnh đó Vũng Tàu còn có đường hàng hải quốc tế nối liền Thái Bình
Dương, Ấn Độ Dương và vùng Đông bắc Châu Á, có cảng biển quốc tế như: phao
số không…
* Nguồn điện năng:
Nguồn điện phục vụ cho ngành kinh tế, ngành dầu khí và cho nhân dân sinh
sống trong vùng được cung cấp từ đường dây 36 KV và nhà máy nhiệt điện Bà Rịa.
Riêng nguồn điện cung cấp cho các giàn khoan ở ngoài biển đựơc lấy từ mày phát
điện Điezen đặt trên mỗi giàn.
Vấn đề mở rộng và phát triển thêm nhà máy nhiệt điện ở Vũng Tàu để tận
dụng nguồn khí khai thác từ mỏ Bạch Hổ, mỏ Rồng đã được thực thi. Đây cũng
nằm trong chiến lược phát triển đô thị hóa của hệ thống đô thị quốc gia.
* Nguồn nước:
Tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu có nguồn nước tương đối phong phú với nhiều hồ

chứa nước loại lớn, hàng năm giữ được lượn nước hữu ích khoảng 150 triệu mét
khối. Nhiều tầng nước ngầm ở độ sâu 0-90 mét có thể khai thác với lưu lượng 20-30
m
3
/giây. Dân cư sử dụng nguồn nước được truyền tải từ nhà máy nước ngầm Bà
Rịa-Vũng Tàu với công suất 33 m
3
/ngày đêm.
* Thông tin liên lạc:
Vũng Tàu có mạng lưới thông tin liên lạc phát triển với tốc độ cao có khả
năng vươn ra quốc tế bằng dây cáp ngầm dưới biển. Hiện nay ở Vũng Tàu tỷ lệ
trang bị máy móc thiết bị cho thông tin liên lạc tăng cao. Điều này góp phần không
nhỏ vào sự phát triển của ngành kinh tế Vũng Tàu nói chung và ngành dầu khí nói
11
riêng.
* Giao thông:
Nằm trong khu vực tam giác công nghiệp nên mạng lưới giao thông của xí
nghiệp rất thuận lợi cho mạng lưới của 3 đường thủy, bộ và đường hàng không.
1.2.2. Điều kiện địa chất vùng nghiên cứu
1.2.2.1. Lịch sử phát triển địa chất, địa tầng của vùng mỏ Bạch Hổ.
Mỏ Bạch Hổ nằm trong khu vực bồn trũng Cửu Long thuộc thềm Sunda
(thềm lớn nhất ở phía nam biển Đông). Sự hình thành cấu trúc địa chất hiện tại của
thềm Sunda gắn liền với 3 chu kỳ địa hào Rizta bắt đầu từ Creta muộn. Sự mở rộng
bồn Tây nam (trong đó có thềm lục địa phía nam Việt Nam), xảy ra vào chu kỳ 1
(Paleogen muộn). Tốc độ sụt lún lớn đạt cực đại vào thời kỳ Oligoxen sớm chu kỳ
thứ 2 gắn liền với sự tạo địa hào Rizta ven biển và sự thành tạo các bể trầm tính.
Chu kỳ thứ 3 đặc trưng bởi sự tiếp tục sụt lún của thềm diễn ra và sự thành tạo các
bể trầm tính lớn nằm xen kẽ với các đới nâng có móng liền Kainozoi. Hoạt động
macma xuất hiện vào thời kỳ Kainozoi muộn, nó có tác động nhất định đến cấu trúc
kiến tạo chung của thềm lục địa Việt Nam. Ở phần rìa phía Tây Bắc của bồn trũng

Cửu Long có tổng diện tích các lớp phủ Bazan và Anderit đạt tới 1 triệu km
2
với bề
dày không lớn nắm.
Khác với bồn trũng của thềm Sunda, bồn trũng Cửu Long bị tách biệt hẳn ra
và nằm ở sườn địa khối ổn định của bán đảo Đông Dương. Ơ phía tây nó tách khỏi
bồn trũng Cửu Long có chứa các bể trầm tích lục nguyên gốc châu thổ ven biển có
tuổi từ Mioxen- Oligoxen đến hiện tại. Bề dài cực đại là 7 km được xác định tại hố
sụt trung tâm của bồn trũng. Tổng thể tích của bồn trũng này là 150.000 km
3
.
Như vậy, Bạch Hổ là một vòm nâng lớn, kích thước 17x18km kéo dài theo
hướng Đông Bắc – Tây Nam, có hai vòm riêng biệt Bắc và Nam. Cấu tạo chia thành
nhiều khối bởi nhiều đứt gãy dọc, có biên độ giảm dần theo hướng lên trên, cấu tạo
không đối xứng, đặc biệt là phần đỉnh. Cấu tạo mỏ Bạch Hổ rất phức tạp vì có nhiều
đứt gãy, đứt gãy lớn nhất nằm ở rìa Tây, có biên độ 1200 mét theo móng.
1.2.2.2. Lịch sử phát triển địa chất, địa tầng của bồn trũng Cửu Long.
Những thông tin liên quan đến tiềm năng dầu khí ngoài biển Việt Nam có từ
năm 1967. Tuy nhiên, phải đến năm 1971 công ty Mobil mới khoan giếng khoan
thăm dò đầu tiên tại mỏ Bạch Hổ và đã thu được một số tài liệu về địa tầng, thạch
12
học. Người ta đã đưa ra được sơ đồ cột địa tầng bồn trũng Cửu Long, trong sơ đồ
này, mặt cắt Kainozoi được chia ra các hệ tầng Trà Cú, Trà Tân, Bạch hổ, Côn Sơn,
Đồng Nai, Biển Đông.
Bồn trũng Cửu Long được lấp đầy bởi tập hợp các đất đá lục nguyên có
tướng lục địa ven bờ ảnh hưởng của biển trong đó có tướng châu thổ, giữa châu thổ.
Ngày nay, nhiều tài liệu mới về phân tích mẫu vụn, mẫu lõi và các tài liệu phân tích
cổ sinh thu thập được từ các giếng khoan của ta cũng như các công ty nước ngoài
trong bồn trũng Cửu Long, bao gồm các thành tạo móng trước Kainozoi và trầm
tích Kainozoi.

Bồn trũng Cửu Long có cấu trúc dạng tuyến kéo dài theo hai phương cắt
nhau là Tây Bắc – Đông Nam và Đông Bắc – Tây Nam. Bề dày trầm tích Kainozoi
lấp đầy bồn trũng khá lớn, tại trung tâm bồn trũng bề dày này là hơn 8km. Chúng
được phát triển trên vỏ lục địa hình thành trong các giai đoạn kiến tạo khác nhau.
Bồn trũng Cửu Long trải qua các hình thái phát triển bồn trũng khác nhau:
- Bồn trũng giữa núi (trước Oligoxen).
- Bồn trũng kiểu Rister (trong Oligoxen)
- Bồn trũng oằn võng (Mioxen)
- Bồn trũng kiểu thềm lục địa (từ Pleioxen đến nay)
Các hình thái này ứng với các ứng suất căng giãn vì vậy các đứt gãy trong
bồn chủ yếu là các đứt gãy thuận. Các đứt gãy này tạo nên các dạng địa lũy, địa
hào. Đây chính là tâm điểm của sự dịch chuyển dầu từ dưới sâu lên. Trên cơ sở tổng
hợp tài liệu địa chất, địa vật lý và kết quả xây dựng các bản đồ dị thường trọng lực
từ trong thềm lục địa Việt Nam cho phép xác định trong phạm vi bồn trũng Cửu
Long tồn tại hai hệ thông đứt gãy sâu khu vực.
Hệ thống đứt gãy chạy theo phương Đông nam – Tây Bắc bao gồm các đứt
gãy lớn như Gia Rai, Sông Hậu, Sông Tiền xuất hiện sớm có thể phát triển đến độ
sâu 35-40km. Chính hệ thống đứt gãy này đã tác động đến các đặc trưng khác nhau
của mỏ và chia mỏ Bạch Hổ thành ba vòm là vòm Bắc, vòm Trung tâm và vòm
Nam. Hệ thống đứt gãy này bao gồm các đứt gãy có biên độ từ 200-600m.
Hệ thống đứt gãy Đông Bắc –Tây Nam tồn tại ở phần biển của bồn trũng gồm
hai đứt gãy chạy song song. Chính hai đứt gãy này khống chế phương của bồn trũng
trong suốt quá trình lịch sử phát triển.
13
1.2.2.2. Đặc trưng của mỏ dầu khí Bạch Hổ
Mỏ Bạch Hổ được phân bố trên đới nâng của bồn trũng Cửu Long có cấu
trúc phức tạp, bị chia cắt thành nhiều khối riêng biệt bởi hệ thống các đứt gãy theo
nhiều phương với những biến đổi khác nhau, biên độ khác nhau. Mỏ được chia ra
hai hệ tầng cấu trúc rõ rệt: Tầng móng tuổi trước Đệ tam và trầm tích phủ tuổi từ
Oligoxen đến hiện đại. Đặc điểm nổi bật ở đây là hai hệ tầng có tính không đồng nhất

rất cao theo mặt cắt và theo diện tích.
Từ lượng dầu khí của mỏ Bạch Hổ cơ bản tập trung trong các tầng 23 thuộc
Mioxen dưới, tầng 6-10 thuộc Oligoxen dưới và tầng móng phong hóa.
Tầng 23 bao gồm cát kết và bội kết. Phát triển hầu như trên toàn bộ diện
tích, ở một vài khu vực đá chứa bị sét hóa đáng kể mất tính di dưỡng. Các thân dầu
dạng vỉa, vòm và có ranh giới dầu- nước nhưng có vai trò quan trọng trong việc
phân bố độ chứa dầu là các đứt gãy kiến tạo và màn chắn thạch học. Tại tầng
Mioxen hạ người ta đã phát hiện ra 6 thân dầu riêng biệt.
Các đặc trưng thân dầu tầng 23 được biểu diễn trên bảng sau
Bảng 1.1
Vòm Thân
dầu
Độ sâu
(m)
Kích thước
(km x km)
Chiều dày tầng
sản phẩm
Độ rỗng
hở (%)
Chiều dày
hiệu dụng (m)
Độ bão
hòa (%)
Bắc 1B
2B
3B
-2913
-2861
-2835

7 x 1,2
1,1 x 0,4
3,6 x 1,4
134
37
66
20 11,3 57
Trung
tâm
1TT
2TT
-2879
-2813
4,6 x 1,0
8,2 x 2,0
173
93
19 8,4 57
Nam 1N -2929 4,9 x 2,9 69 19 3,3 57
Trầm tích Oligoxen dưới được phân tích chia làm 5 tầng sản phẩm ( 6 -10)
theo cách đặt tên của mỏ. Chúng chứa cùng thân dầu dạng khối vỉa, đá chứa chỉ có
phạm vi ở vòm Bắc, cũng như sườn Đông của vòm Trung tâm và vòm Nam. Riêng
ở vòm Trung tâm và cánh tây của vòm Bắc không có trầm tích Oligoxen dưới.
Ngoài ra ở phần nghiêng xoay của vòm Bắc phát hiện đới cát kết có tính di dưỡng
kém. Tầng móng chứa thân dầu lớn nhất cũng là thân dầu cho sản lượng cao nhất
của mỏ, đá móng là đá Granit và granođiorit.
Thân dầu thuộc dạng khối, tất cả đá di dưỡng từ mặt móng cho tới ranh giới
14
dưới của thân dầu đều bão hòa dầu chưa phát hiện được chiều sâu ranh giới của
thân dầu, mặc dù chiều cao thân dầu đã được chứng minh tới 1000m. Bản chất của

ranh giới dưới cũng chưa được rõ ràng nó ứng với ranh giới dầu nước hay không,
hay do đá chứa chuyển dần thành đá không chứa. Thân dầu với viền dầu liên tục
bao trùm vòm Trung tâm cũng như vòm Bắc. Dầu trong móng lún chìm các vòm
Nam chưa được phát hiện.
Cấu trúc thân dầu của các tầng có thể thấy một cách trực quan trên các bản
đồ cấu tạo nóc và trên cả mặt cắt địa chất.
15
Bảng tính chất lý hóa dầu của mỏ Bạch Hổ
Bảng 1.2
Chỉ tiêu ĐVT
Mioxen
dưới
Oligoxen
trên
Oligoxen
dưới
Đá
móng
Tỷ trọng g/cm3 0,8336 0,8584 0,8386 0,834
Hàm lượng
Nước %TT 11,2 7,1 3,19 0,5
Muối cao ml/l 227,9 115,52 51,13 30,86
Tạp chất %KL 4,154 6,72 0,232 0,142
Độ nhớt
ở 50
o
C cst 13,269 15,83 5,64 6,16
ở 50
o
C cst 7,17 8,641 3,672 3,691

Hàm lượng
ở 70
o
C %KL 0,04 0,151 0.047 0,021
Độ tro %KL 0,134 0,09 0,048 0,038
Lưu huỳnh %KL 19,31 23,56 21,28 22,1
Parafin %KL 13,99 6,18 3,27 2,55
Cóc %KL 3,5 3,24 0,285 0,64
Nhiệt độ
Đông đặc
o
C 32,54 33,64 32,24 32,23
Nóng chảy
không nhận
Parafin
o
C 59,04 57,23 57,94 58,15
Bắt đầu sôi
o
C 80,48 90,84 79,61 85,15
Thành phần
phân đoạn
Đến 200
o
C %TT 14,85 10,39 17,61 58,15
Đến 250
o
C %TT 31,75 28,96 38,01 16,25
Đến 350
o

C %TT 46,39 42,27 52,42 51,01
Đến 350
o
C %TT 53,61 57,73 47,58 48,99
Ghi chú Dầu trung bình Dầu nhẹ
16
1.2.2.3. Các tầng sản phẩm chủ yếu trong mỏ Bạch Hổ
Trong mặt cắt địa chấn của mỏ Bạch Hổ từ trên xuống đã gặp phức hệ chứa
dầu khí sau đây .
- Phức hệ Bạch Hổ : Là những vỉa cát hạt từ trung đến thô có độ thấm cao
trong đó có các tầng sản phẩm được đánh số la 22,23,24,25, và 26. Tầng 23 cho số
lượng cao nhất tới 381m
3
/ng-đ, các tầng 23,24 chỉ chứa dầu ở phía bắc ở phần trung
tâm bị vát nhọn .
- Phức hệ Trà Tân: Là các điệp cát thấm, độ hạt nhỏ và trung bình phân bố
rộng nhất ở cánh phía Bắc của cấu tạo nhiều vỉa cát của phức hệ này có dạng vát
nhọn hoặc có hình thấu kính độ thấm kém. Trong đó các tầng sản phẩm 1,2,3,4,5,
phức hệ này cho lưu lượng thay đổi từ 0,8- 110,5 m
3
/ng-đ. Đặc trưng của phức hệ
này là có dị thường áp suất vỉa cao tới 1,3-1,7at/100m .
- Phức hệ Trà Cú (trầm tích Oligoxen dưới). Tầng sản phẩm Oligoxen hạ
đựơc giới hạn bởi mặt phản xạ địa chấn tầng 11 và tầng móng. Dựa theo mặt cắt địa
chấn, địa vật lý qua hai giếng khoan BH-7 và BH-15 thì các vỉa này nằm dưới tầng
sét Trà Tân. Các thân dầu có dạng vỉa, khối. Các vỉa cát tiếp xúc qua đá sét nứt nẻ
nằm ở giữa các vỉa sét .
Các tầng sản phẩm 6,7,8,9,10 lưu lượng thu được 180,4 – 337m
3
/ngđ.

- Phức hệ móng: Đây là các đá Granit chịu tác dụng của nhiều quá trình địa
chất trong suốt thới gian lịch sử lâu dài . Kết quả của những quá trình này là sự
thành tạo các hang hốc thứ sinh trong khối Granit do phóng hóa và thủy nhiệt. Lưu
lượng lớn nhất ở phức hệ này có thể đạt tới 996m
3
/ngđ.
1.2.2.4. Các điều kiện địa chất có ảnh hưởng đến công tác khoan
Như đã mô tả ở trên điều kiện địa chất ở mỏ Bạch Hổ rất phức tạp, gây
nhiều khó khăn cho công tác khoan như:
- Sự sụt lở thành giếng khoan trong tầng đất đá mềm, bở rời từ trên đến độ
sâu 2100 m
- Sự biến dạng co thắt của thân giếng trong các tầng trần tích nhiều sét từ độ
sâu 2100m cho đến tầng móng.
- Dị thường áp suất cao và phân bố không đều gradien áp suất vỉa thay đổi từ
0,127 đến 0,1742 at/m trong tầng Oligoxen trên.
17
- Sự hạ thấp đột ngột gradien áp suất vỉa tại ranh giới giữa hai tầng Oligoxen
trên và dưới, trong Oligoxen dưới gradien áp suất vỉa từ 0,105– 0,115 at/m.
- Một số thông tin về sự phức tạp theo các giếng đã khoan ở mỏ Bạch Hổ.
+ Hiện nay do quá trình khai thác áp suất vỉa của tầng móng đã giảm xuống,
kết hợp với sự nứt nẻ hang hốc gây ra mất dung dịch ở chiều sâu 3700 -4248 m.
+ Xuất hiện khí có khi đến 72% ở chiều sâu 3850-4170 m.
+ Qua tầng đá móng hay gặp các nứt gãy kiến tạo gây mất dung dịch khoan
và gây sự cố bộ dụng cụ khoan, làm gẫy cần khoan.
+ Khoảng khoan từ 185-2100m có hiện kẹt do sập lở, khoảng 2100- 3280m
có hiện tượng kẹt, mút do chênh áp và co thắt thành giếng khoan.
1.2.3. Công nghệ khoan thăm dò và khai thác dầu khí.
1.2.3.1. Công nghệ khoan.
Có thể hiểu công nghệ là tổng hợp các phương tiện kỹ thuật, kỹ năng phương
pháp dùng để chuyên môn hóa các nguồn lực thành một loại sản phẩm hoặc một

loại dịch vụ nào đó. Công nghệ gồm 4 phần cơ bản, tác động đồng bộ qua lại với
nhau để tạo ra bất kỳ một sự biến đổi mong muốn nào.
- Công cụ máy móc thiết bị, vật liệu được coi là “phần cứng” của công nghệ .
- Thông tin, phương pháp, quy trình, bí quyết, tổ chức, thể hiện trong thiết kế
tổ chức, liên kết, phối hợp, quản lý, con người là “phần mềm” của công nghệ.
Công nghệ là yếu tố cơ bản của sự phát triển. Hòa mình vào công cuộc hiện
đại hóa đất nước, Xí nghiệp Liên doanh Dầu khí Vietsovpetro đang tiến hành thay
thế dần các thiết bị công nghệ mới, đang áp dụng động cơ treo và động cơ đáy đã
cho kết quả rất khả quan. Nó giúp cho tốc độ thương mại tăng một cánh đáng kể.
Đặc biệt nó giúp cho việc xây dựng các giếng khoan sâu có góc nghiêng và độ dời
đáy cao một cách nhanh chóng.
Nhằm tiếp tục nâng cao hiệu quả thi công các giếng khoan khai thác dầu khí,
cần đầu tư hàng chục triệu đô la để nâng cấp một số thiết bị khoan chủ yếu trên các
giàn cố định như máy bơm, hệ thống làm sạch dung dịch, đào tạo và tái tạo đội ngũ
công nhân ngang tầm với trình độ chung của thế giới, đặc biệt cần xem xét cơ chế
quản lý, tinh giảm bộ máy quản lý để điều hành một cách có hiệu quả nhất.
Công tác khoan chiếm vị trí đặc biệt vì khối lượng của nó lớn chi phí về vốn
18
cho công tác khoan chiếm tỷ trọng lớn trong tổng vốn đầu tư cho ngành dầu khí. Về
kỹ thuật công tác khoan giúp cho thăm dò và khai thác dầu khí, khoan có vai trò
quyết định .
Quá trình thi công một giếng khoan được thể hiện qua sơ đồ sau:
H×nh 1.1: S¬ ® thi c«ng ging khoan.
1.2.3.2. Trang thiết bị máy móc chủ yếu.
- Giàn khoan: là giàn cố định do XNLD thiết kế và lắp ráp tại vùng mỏ Bạch
Hổ.
- Máy khoan: Xí nghiệp đang sử dụng hai loại máy khoan là:
Loại URANMAS do Liên Xô (cũ) sản xuất, loại này được lắp đặt trên tất cả
các giàn cố định và một loại nữa do nước thứ ba sản xuất kèm theo giàn tự nâng
Tam Đảo và Cửu Long.

1.3. Các điều kiện kinh tế – xã hội của Xí nghiệp Khoan và Sửa giếng.
1.3.1. Tình hình tập chung hóa, chuyên môn hóa và hợp tác hóa xí nghiệp.
Xí nghiệp Khoan và Sửa giếng là một xí nghiệp trực thuộc XNLD VSP, chỉ
thực hiện nhiệm vụ chính là khoan tìm kiếm, thăm dò và khai thác dầu khí. Hình
thức chuyên môn hóa theo đối tượng này giúp cho tổ chức sản xuất có năng suất
19
Hình 1.1. Sơ đồ thi công giếng khoan
Chuẩn bị v dà ịch
tháp khoan
Chu n b ẩ ị
khoan
Th v aử ỉ
Thi công ống khai
thác φ194 x φ140
Thi công ng ố
l ng ử φ194
Thi công ng ố
trung gian
φ245
Thi công ng ố
trung gian φ324
Thi công ng ố
cách n cướ φ720
Thi công ng ố
nh h ng đị ướ φ
426
cao. Hiện nay ở xí nghiệp cũng đang thực hiện chuyên môn hóa theo sản phẩm, đó
là mét khoan. Đây là xu hướng tất yếu của sản xuất hiện đại.
Về vấn đề hợp tác hóa: Do là một xí nghiệp đơn vị nên Xí nghiệp Khoan và
Sửa giếng chỉ đảm nhiệm một khâu công nghệ trong dây chuyền công nghệ của cả

XNLD VSP. Theo trình tự các bước công việc, sau khi quá trình thăm dò, khảo sát
địa chất có kết quả tốt (công việc này thường do Viện nghiên cứu tiến hành), Xí
nghiệp Khoan và Sửa giếng bắt đầu khoan các lỗ khoan tìm kiếm, thăm dò và khai
thác dầu khí. Trong quá trình khoan, xí nghiệp phải kết hợp chặt chẽ với Xí nghiệp
Địa vật lý để tiến hành đo địa vật lý, Carota giếng khoan nhằm xác định các thông
số cần thiết về giếng cũng như vỉa sản phẩm. Bên cạnh đó xí nghiệp còn có quan hệ
mật thiết với các xí nghiệp khác như: Xí nghiệp Vận tải ô tô, Xí nghiệp Cơ điện…
nhằm mục đích đảm bảo cho công tác khoan diễn ra liên tục, không bị gián đoạn,
ngừng trệ. Sau khi công tác khoan tiến hành xong, Xí nghiệp Khoan và Sửa giếng
bàn giao sản phẩm cho Xí nghiệp Khai thác Dầu khí để Xí nghiệp Khai thác Dầu
khí đưa giếng vào hoạt động.
1.3.2. Tổ chức quản lý, sản xuất và lao động của xí nghiệp.
1.3.2.1. Tổ chức quản lý của xí nghiệp.
Là một đơn vị trực thuộc Xí nghiệp liên doanh dầu khí Vietsovpetro, Xí
nghiệp Khoan và Sửa giếng có tổng số cán bộ công nhân viên là 842 người, trong
đó 107 người Nga và 735 người Việt Nam. Do tính chất đặc thù riêng của ngành
dầu khí cho nên điều kiện sản xuất là những giàn khoan trên biển xa đất liền hàng
trăm km, vì thế công tác điều hành sản xuất là hết sức khó khăn. Bộ máy điều hành
đóng trên đất liền nhưng mọi chỉ đạo, điều khiển phải bám sát tình hình thực tế
diễn ra từng giờ từng phút trên các giàn khoan cố định. Do yêu cầu thực tế bộ máy
quản lý của xí nghiệp được cấu tạo với các bộ phận phòng ban như sau:
20
.
Hỡnh 1.2: S t chc b mỏy sn xut ca XN khoan v sa ging.
Hin nay mụ hỡnh t chc qun lý ca Xớ nghip Khoan v Sa ging l kt
hp gia c cu trc tuyn v c cu chc nng.
+ Qun lý trc tuyn: Giỏm c xớ nghip iu hnh trc tip cụng tỏc sn
xut kinh doanh thụng qua vic ch o gia cỏc trng phũng, gin trng. Giỏm
c l ngi quyt nh cao nht trong mi hot ng ca xớ nghip. Cỏc phũng
21

Giám đc XNK & SG
Ph GĐ th nht
01 - VNam
Ph GĐ th nht
01 - VNam
Chánh k s - 1VN
P. Địa cht P. K thut SX P. Cơ khí P. Vt t
P. Công ngh
P. Dung dịch
P. T chc
Xg SC TBK
P. Sa ging
X ng BTXM P. KH&LĐTL
Xg CO - TB Căn c DVSX Xg. Lắp ráptháp P. K toán
Đi khoan1
Giàn MSP - 3
Đi khoan 2
Giàn Tam Đảo
Đi SG 2
Giàn MSP -1

ban, các trưởng phòng, giàn trưởng chịu trách nhiệm trực tiếp trước ban Giám đốc
xí nghiệp về kết hoạt động sản xuất kinh doanh tại mỗi bộ phận, đơn vị mình phụ
trách.
+ Quản lý theo chức năng: để điều hành bộ máy hoạt động của 842 công
nhân viên trong biên chế và ngoài biên chế tại các phòng ban và các giàn khoan, xí
nghiệp tổ chức bộ máy quản lý như sau:
*Ban giám đốc:
- Giám đốc: Là người giữ vai trò điều hành, giám sát toàn bộ hoạt động của
xí nghiệp khoan biển trong khuôn khổ thẩm quyền và quyền hạn qui định trong bản

điều lệ của Xí nghiệp Liên doanh Vietsovpetro và các nghị quyết Hội đồng. Giám
đốc chịu trách nhiệm chung trước tất cả giám đốc Liên doanh Dầu khí Vietsovpetro
về kết quả thực hiện các chỉ tiêu kinh tế, kế hoạch và chương trình sản xuất, sử
dụng hợp lý, có hiệu quả các nguồn vật tư và vốn bằng tiền của xí nghiệp.
- 2 Phó giám đốc: Là những người phụ trách, chịu trách nhiệm từng khối
công việc theo sự ủy nhiệm của giám đốc và điều hành quá trình tổ chức nhân sự và
sản xuất của xí nghiệp.
* Các phòng ban của xí nghiệp :
Là các phòng nghiệp vụ có chức năng tham mưu cho giám đốc trong lĩnh
vực chuyên môn của phòng như: tổ chức bộ máy quản lý các bộ phận thuộc lĩnh
vực quản trị văn phòng, quản lý nhân sự, chế độ chính sách đối với người lao động
và đào tạo cán bộ… Cụ thể các phòng ban có nhiệm vụ như sau:
- Phòng tổ chức: Giúp việc cho giám đốc trong công tác điều hành và quản lý
nhân sự, xem xét nhân lực sản xuất thừa thiếu để phân công và bố trí cho phù hợp
với yêu cầu lao động của xí nghiệp.
- Phòng hành chính: Giúp việc cho giám đốc điều hành, tổ chức, quản lý bộ
máy cán bộ trong công tác quản trị, đưa ra chính sách đối với người lao động.
- Phòng kinh tế- kế hoạch và lao động tiền lương : Lập kế hoạch sản xuất,
thống kê tổng hợp, xây dựng các định mức lao động, chế độ tiền lương và tiền
thưởng…
- Phòng kế toán: Tham mưu cho Giám đốc và xử lý các nghiệp vụ về tài
chính, sử dụng vốn cải tiến tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh, củng cố và hoàn
thiện kế hoạch hạch toán kế toán trong xí nghiệp.
22
- Phòng vật tư: Lập báo cáo về kết quả mua sắm vật tư, thiết bị, chịu trách
nhiệm về số lượng, chủng loại, chất lượng vật tư phù hợp với yêu cầu sản xuất.
- Phòng kỹ thuật, phòng công nghệ, phòng cơ khí, phòng thí nghiệm: Tham
mưu cho ban Giám đốc về lĩnh vực chuyên môn, nghiên cứu khoa học, công nghệ
phục vụ cho khai thác dầu khí.
- Căn cứ dịch vụ sản xuất và xưởng lắp ráp: Là một bộ phận sản xuất trên bờ

chuyên sửa chữa thiết bị hư hỏng từ ngoài giàn khoan đưa về, cung cấp vật tư thiết
bị cho giàn khoan khi yêu cầu phục vụ cho công tác khoan.
- Phòng địa chất: Phân tích mẫu đất đá trong quá trình khoan thăm dò, tổ
chức công tác giám sát địa chất quá trình khoan, thử giếng, thực hiện các biện pháp
nhằm đảm bảo an toàn cho công tác thăm dò địa chất, khảo sát giếng và công tác
bảo vệ lòng đất.
- Đội sửa giếng: Chuyên sửa chữa, gia cố thành lỗ khoan đối với các giếng bị
sụp lở.
- Các đội khoan: Là lực lượng chủ chốt của xí nghiệp, nhận khoan các giếng
khoan thăm dò và khai thác dầu khí ngoài giàn với sự chỉ thị của giàn trưởng.
1.3.2.2. Tổ chức sản xuất và tổ chức lao động.
Trên sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của xí nghiệp ta thấy đã phân ra 02 bộ
phận sản xuất rõ rệt:
+ Bộ phận sản xuất trên bờ: bao gồm bộ phận quản lý và bộ phận sản xuất
gián tiếp, bộ phận này chỉ chiếm 1/4 trong tổng số cán bộ công nhân viên trong
toàn xí nghiệp. Những cán bộ công nhân này làm việc theo giờ hành chính, ngày 8
tiếng, một tuần được nghỉ ngày thứ bảy và chủ nhật, một năm được nghỉ 01 tháng
phép.
+ Bộ phận sản xuất ngoài biển: là bộ phận sản xuất trực tiếp chiếm 3/4 tổng
cán bộ công nhân viên toàn xí nghiệp. Do những đặc điểm của công tác thi công
giếng khoan trên biển phải sản xuất liên tục, vì thế các công việc ngoài biển phải
tiến hành 24/24 giờ. Do vậy các công việc ngoài biển cũng phải phân chia theo ca,
kíp sao cho đảm bảo sản xuất được liên tục suốt 24 giờ. Từ những yêu cầu trên xí
nghiệp đã tổ chức nhân lực làm việc ngoài giàn như sau :
* Một ngày làm việc được chia thành 2 ca:
23
- Ca 1 từ 7h sáng đến 7h tối
- Ca 2 từ 7h tối đến 7h sáng
* Mỗi ca làm việc do một kíp khoan đảm nhận, cơ cấu của một kíp khoan
bao gồm

- 01 Trưởng ( phó ) giàn: phụ trách chung toàn bộ
- 01 Kỹ sư cơ khí: theo dõi hoạt động của thiết bị trong quá trình khoan
- 01 Kỹ sư đia chất
- 01 kỹ sư dung dịch
- 01 đốc công
- 02 kíp trưởng
- 04 thợ phụ khoan
- 02 thợ nguội
- 02 Diezen
- 01 thợ hàn
- 01 thợ bơm trám
- 01 lấy mẫu
Như vậy một kíp khoan sẽ làm việc liên tục 14 ngày trên giàn khoan, sau đó
sẽ được nghỉ bù 14 ngày trên đất liền. Do đó một tháng sẽ có kíp ra làm việc trên
giàn khoan. Trong 01 năm cán bộ công nhân viên làm việc trên giàn khoan sẽ được
nghỉ phép 01 tháng. Ngoài ra để phục vụ cho công tác khoan cần có nhân lực làm
việc ở các khâu khác nhau như trạm đo Carota, vận chuyển thiết bị vật tư.
24
Bảng thống kê lao động ở xí nghiệp.
ĐVT: người Bảng 1.3
Chỉ tiêu Kế hoạch Thực hiên
Tổng số CBCNV. Trong đó: 860 842
1. Quốc tịch
Người Nga 112 107
Người Việt Nam 748 735
2. Tuổi đời
A <=35 320 290
B, 35 – 45 tuổi 390 410
C, > 45 tuổi 150 142
1.3.3. Tình hình xây dựng và thực hiện kế hoạch.

Xí nghiệp Khoan và Sửa giếng là một đơn vị phụ thuộc, còn nằm trong bao
cấp của Liên doanh Dầu khí Vietsovpetro. Toàn bộ kế hoạch của xí nghiệp do
XNLD VSP đưa xuống, phần kế hoạch tự lực do xí nghiệp tự lập ra để thực hiện
nhiệm vụ cấp trên giao. Do đó có hai loại kế hoạch như sau:
- Kế hoạch XNLD VSP giao cho dựa trên năng lực làm việc của xí nghiệp,
kế hoạch này thường được xây dựng cho một năm.
- Kế hoạch xí nghiệp: Là kế hoạch ghi chi tiết nội dung cụ thể giao cho các
đội khoan trong tháng. Kế hoạch xí nghiệp ghi tất cả các các công việc mà đội
khoan thi hành, dựa trên năng lực làm việc của từng đội khoan để giao nhiệm vụ
cho từng đội, kế hoạch này xây dựng cho từng tháng.
Các loại kế hoạch của Xí nghiệp Khoan và Sửa giếng:
+ Kế hoạch sản xuất
+ Kế hoạch lao động tiền lương
+ Kế hoạch giá thành
+ Kế hoạch cung ứng vật tư kỹ thuật
25

×