Tải bản đầy đủ (.pdf) (70 trang)

Tổng quan về trường chuyển mạch thông tin trong việc kết nối tín hiệu thông tin từ việt nam ra thế giới và ngược lại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (843.7 KB, 70 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA VẬT LÝ
----------

NGUYỄN THỊ MỸ NƯƠNG

TỔNG QUAN VỀ TRƯỜNG CHUYỂN
MẠCH THÔNG TIN TRONG VIỆC KẾT
NỐI TÍN HIỆU THƠNG TIN TỪ VIỆT NAM
RA THẾ GIỚI VÀ NGƯỢC LẠI

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

1


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ngày nay, công nghệ thông tin và viễn thông đã và đang phát triển như vũ
bão trên tồn thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Nó là yếu tố quan trọng góp
phần thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển nhanh chóng, đồng thời góp phần nâng cao
đời sống của mọi người, của từng quốc gia và của từng châu lục. Tất cả những sản
phẩm mà con người tạo ra, kể cả sản phẩm con người sẽ không thể tồn tại và phát
triển đến ngày hơm nay nếu khơng có thơng tin, tất cả các quốc gia trên thế giới khó
có thể hịa nhập cùng nhau để có được tiếng nói chung nếu khơng có thơng tin…
Để tín hiệu thơng tin được truyền đi một cách chính xác với tốc độ cao và
dung lượng lớn thì việc biến đổi, mã hóa thơng tin là rất cần thiết. Hai bộ phận
chính cấu thành nên mạng thông tin là hệ thống chuyển mạch và hệ thống truyền
dẫn. Cùng với sự phát triển của kỹ thuật ghép kênh theo bước sóng, trong một sợi
quang đã có thể truyền dẫn thơng tin số từ vài trăm Gbit/s đến Tbit/s. Sự tăng


trưởng nhanh chóng dung lượng của hệ thống truyền dẫn là sức ép và động lực cho
sự phát triển của hệ thống chuyển mạch.
Vì vậy, để hiểu rõ hơn về quy trình chuyển mạch chúng ta cần phải nắm
vững cấu tạo và nguyên lý hoạt động của các bộ phận trong trường chuyển mạch
thông tin. Đó là lý do em chọn đề tài “Tổng quan về trường chuyển mạch thơng
tin trong việc kết nối tín hiệu thông tin từ Việt Nam ra Thế giới và ngược lại.”
làm đề tài luận văn tốt nghiệp của mình. Với điều kiện và thời gian cho phép nên
em chỉ tiến hành nghiên cứu tại tổng đài cửa quốc tế AXE105 ĐNG.
2. Mục đích nghiên cứu
Tìm hiểu về trường chuyển mạch thơng tin trong việc kết nối tín hiệu thơng
tin. Qua đó cho thấy sự cần thiết của việc chuyển mạch thông tin.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Trường chuyển mạch thông tin trong việc kết nối tín hiệu thơng tin từ Việt
Nam ra Thế Giới và ngược lại .
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu tại tổng đài AXE105 DNG – TTVTQTKV3.
2


4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Tìm hiểu về trường chuyển mạch thơng tin trong việc kêt nối tín hiệu thơng
tin: chuyển mạch thời gian, chuyển mạch không gian, sự lưu trữ và truyền thoại, các
đồng hồ trong trường chuyển mạch…
Khảo sát khả năng vận hành của trường chuyển mạch thông tin tại tổng đài
AXE105DNG.
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết
5.2. Phương pháp thực nghiệm
5.3. Phương pháp thu thập, xử lý số liệu

5.4. Phương pháp chuyên gia
7. Cấu trúc và nội dung của đề tài
Mở đầu
Nội dung
Phần 1: Cơ sở lý thuyết về trường chuyển mạch thông tin trong việc
kết nối tín hiệu thơng tin từ Việt Nam ra Thế Giới và ngược lại
Chương 1: Khái quát trường chuyển mạch TDM
Chương 2: Công nghệ chuyển mạch sử dụng tại tổng đài
AXE105DNG
Phần 2: Thực nghiệm – Kết nối thực tế cuộc gọi qua tổng đài
AXE105DNG chiều đi và chiều về
Kết luận
Tài liệu tham khảo

3


NỘI DUNG
Phần 1: Cơ sở lý thuyết về trường chuyển mạch thơng tin trong việc kết nối tín
hiệu thơng tin từ Việt Nam ra Thế Giới và ngược lại
Chương 1: Khái quát trường chuyển mạch TDM
1.1. Lý thuyết luồng PCM (Điều chế xung mã)
Kỹ thuật điều chế xung mã PCM là q trình gồm nhiều bước nhằm
chuyển đổi tín hiệu tương tự thành tín hiệu số.
PCM được đặc trưng bởi ba q trình. Đó là lấy mẫu, lượng tử hóa và mã
hóa. Ba q trình này gọi là chuyển đổi A/D. Muốn khơi phục lại tín hiệu analog từ
tín hiệu số phải trải qua quá trình: giãi mã và lọc. Hai quá trình này gọi là chuyển
đổi D/A.
Sơ đồ khối của các quá trình chuyển đổi A/D và D/A như hình sau:


SA
Tín hiệu
analog

Bộ lấy
mẫu

Bộ
lượng tử
hóa

Bộ giải
mã-dãn số

SD

Bộ mã
hóa-nén số

Bộ lọc
thấp

Đường
truyền

Chuyển đổi A/D

Chuyển đổi D/A

Hình 1.1. Sơ đồ khối quá trình chuyển đổi A/D và D/A trong

hệ thống PCM
Tín hiệu vào là tín hiệu tương tự biến đổi liên tục theo thời gian. Tín hiệu này
được đưa vào bộ lấy mẫu để rời rạc hóa tín hiệu. Đầu ra bộ lấy mẫu là một dãy xung
có biên độ thay đổi theo quy luật của tín hiệu tương tự.
SA

t

Tlm

Hình 1.2. Minh họa việc lấy mẫu tín hiệu
4

SA
Tín
hiệu
analog


Do tín hiệu tương tự là bất kỳ nên các mức lấy xung cũng là bất kỳ (vô hạn
mức).
Bộ lượng tử hóa có nhiệm vụ làm trịn tín hiệu xung có mức bất kỳ thành
xung có mức tương ứng với 2n mức. Như vậy sai số đầu tiên mà chúng ta gặp phải
khi chuyển đổi tương tự - số là do bộ lượng tử hóa gây nên.
Tín hiệu ra khỏi bộ lượng tử sẽ đưa vào bộ mã hóa và tạo ra các khối nhị
phân SD (n bit).
1.1.1. Chuyển đổi A/D
1.1.1.1. Nguyên tắc làm việc của ADC
Nguyên tắc làm việc của ADC được minh họa theo sơ đồ sau:


UA

Mạch
lấy mẫu

ADC
Lượng tử
hóa
Mã hóa

UD

Hình 1.3. Sơ đồ biểu thị ngun tắc làm việc
của ADC
Trước hết, tín hiệu tương tự UA được đưa đến mạch lấy mẫu. Mạh này có hai
nhiệm vụ:
- Lấy tín hiệu tương tự tại những thời điểm khác nhau và cách đều nhau (rời
rạc hóa tín hiệu về mặt thời gian).
- Giữ cho biên độ điện áp tại các thời điểm lấy mẫu khơng đổi trong q
trình chuyển đổi tiếp theo (tức là trong q trình lượng tử hóa cà mã hóa).
Tín hiệu ra của mạch lấy mẫu được đưa đến mạch lượng tử hóa để thực hiện
làm trịn với độ chính xác bằng ±Q/2.
Vậy q trình lượng tử hóa thực chất là q trình làm trịn số. Lượng tử hóa
được thực hiện theo ngun tắc so sánh, tín hiệu cần chuyển đổi được so sánh với
một loạt các đơn vị chuẩn Q.
Sau mạch lượng tử hóa là mạch mã hóa. Trong mạch mã hóa, kết quả lượng
tử hóa được sắp xếp lại theo một trật nhất định phụ thuộc vào loại mã yêu cầu trên
đầu ra bộ chuyển đổi.
Phép lượng tử hóa và mã hóa gọi chung là phép biến đổi AD.
5



1.1.1.2. Các phương pháp chuyển đổi tương tự - số
Chuyển đổi AD theo phương pháp song song
Chuyển đổi AD theo phương pháp nối tiếp
Chuyển đổi AD theo phương pháp kết hợp
Chuyển đổi AD nối tiếp dùng vòng hồi tiếp
Chuyển đổi AD theo phương pháp tích phân đơn giản
Chuyển đổi AD theo phương pháp tích phân hai sườn dốc
Chuyển đổi AD theo phương pháp chuyển đổi nối tiếp theo mã nhị phân
1.1.2. Chuyển đổi D/A
1.1.2.1. Nguyên tắc làm việc của DAC
Chuyển đổi số - tương tự là quá trình tìm lại tín hiệu tương tự từ N số hạng
(N bit) đã biết của tín hiệu số với độ chính xác là một mức lượng tử.
ơ

UD

UM

DAC

UA

LTT

Hình 1.4. Sơ đồ khối quá trình chuyển
đổi số - tương tự
Tín hiệu đầu ra là tín hiệu rời rạc theo thời gian. Tín hiêụ này được đưa qua
bộ lọc thông thấp lý tưởng LTT. Trên đầu ra của LTT có tín hiệu UA biến thiên liên

tục theo thời gian là tín hiệu nội suy của UM.
1.1.2.2. Các phương pháp biến đổi số - tương tự
Chuyển đổi DA bằng phương pháp điện trở bậc thang
Chuyển đổi DA bằng phương pháp mạng điện trở
Chuyển đổi DA bằng phương pháp Shannon – Rack
1.2. Lý thuyết trường chuyển mạch TDM
Ghép kênh phân chia theo thời gian là kỹ thuật xử lý số, có thể ứng dụng khi
tốc độ truyền dữ liệu trung bình lớn hơn tốc độ truyền dữ liệu yêu cầu bởi thiết bị
gửi và nhận. Trong trường hợp này, nhiều truyền dẫn phức tạp có thể chiếm lĩnh
một liên kết vật lý bằng cách chia nhỏ chúng và chèn vào các khe khác nhau.
Các từ mã PCM của những người sử dụng khác nhau, vào các khe thời gian
không chồng lẫn lên nhau. Mỗi kênh của người sử dụng dùng một băng tần lớn
6


nhưng chỉ trong khoảng nhỏ thời gian, gọi là khe thời gian. Thông tin của mỗi
người sử dụng sẽ chiếm một khe thời gian của một khung và nguyên lý phân chia
thời gian cho phép nhiều người sử dụng truy nhập mạng tại cùng một thời điểm và

Input signal A

Output

Output Value

sử dụng cùng một tần số sóng mang.

D
a


B

C

A
B

A

D

C

Time
Input signal B

Input signal C

Input signal D

Hình 1.5. Sơ đồ minh họa ghép kênh phân chia theo thời gian

Chương 2: Công nghệ chuyển mạch sử dụng tại tổng đài AXE105 – DNG
2.1. Giới thiệu về tổng đài AXE105 – DNG
2.1.1. Giới thiệu chung
Tổng đài AXE là tổng đài kỹ thuật số, được sản xuất bởi hãng Ericsson Thụy Điển. Tổng đài AXE - 105 có phần điều khiển APZ 212. Tổng đài AXE - 105
là hệ thống điều khiển số - SPC (Store Program Control), có cấu trúc tập trung nên
linh hoạt trong vận hành, khai thác và bảo dưỡng.
2.1.2. Mạng viễn thông
2.1.2.1. Hệ thống chuyển mạch

 Hệ thống chuyển mạch kênh (PSTN)
7


Hệ thống tổng đài chuyển mạch cổng quốc tế gồm 3 tổng đài tiên tiến đặt tại
các Trung tâm Viễn thơng Quốc tế khu vực có trụ sở tại Hà Nội, Đà Nẵng và Thành
phố Hồ Chí Minh.
Với dung lượng hướng quốc tế trên 5000 mạch thoại, hệ thống chuyển mạch
là các cửa ngõ kết nối mạng điện thoại của Việt Nam với mạng điện thoại quốc tế,
cung cấp phương tiện liên lạc chất lượng cao đi tất cả các quốc gia và vùng lãnh thổ
trên thế giới.
 Hệ thống chuyển mạch IP
Hệ thống chuyển mạch IP hiện đang cung cấp dịch vụ điện thoại VoIP gọi
171 và 1717 quốc tế sử dụng công nghệ của Cisco. Hệ thống gồm 3 POP đặt tại Hà
Nội, Đà Nẵng và thành phố Hồ Chí Minh, kết nối trực tiếp với mạng VoIP của các
đối tác quốc tế với tổng cộng 20 trung kế 2Mb/s tương đương 2400 kênh thoại trực
tiếp đi tất cả các quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.
2.1.2.2. Hệ thống truyền dẫn
 Trạm thông tin vệ tinh mặt đất
 Các hệ thống cáp quang biển

2.1.2.3. Hệ thống mạng dịch vụ
 Mạng kênh thuê riêng quốc tế
 Mạng thu phát hình quốc tế
 Mạng VSAT
2.2. Trường chuyển mạch
2.2.1. Giới thiệu về trường chuyển mạch
Hệ thống con của trường chuyển mạch (GSS) là một phần chuyển mạch trung
tâm trong mọi tổng đài AXE. Nó làm việc với các hệ thống con khác trong những
loại chuyển mạch khác nhau cuộc gọi từ thuê bao này đến thuê bao khác. Nó thành

lập, giám sát và ngắt kết nối giữa các thiết bị truyền thoại trong AXE.
GSS thực hiện chuyển mạch bằng bộ chuyển mạch thời gian (TSM) và chuyển
mạch không gian (SPM). Bởi vì kết cấu modun (nó gồm một số khác nhau của
TSMs kết nối đến SPM) nên bộ chuyển mạch có thể phục vụ cho số thuê bao khác
nhau.

8


GSS là hệ thống con quan trọng khi tất cả các cuộc gọi mà tổng đài xử lý đi
qua nó. GSS gồm phần cứng và phần mềm.
Để có thể tiến hành những chức năng của nó, GSS cần tương tác với các hệ
thống con khác. Như là SSS (hệ thống con chuyển mạch thuê bao), TSS (hệ thống
con trung kế và báo hiệu).
2.2.1.1. GSS, SSS và TSS
GSS làm việc với SSS và TSS trong việc định tuyến của những cuộc gọi thông
qua tổng đài:
- Cuộc gọi nội bộ
- Cuộc gọi đến/cuộc gọi đi
- Cuộc gọi chuyển tiếp
a) Cuộc gọi nội bộ
Với RSS: Hệ thống thuê bao từ xa.
Ví dụ về cuộc gọi nội bộ: Trong ví dụ này, Pat được kết nối đến 1 vị trí trung
tâm (SSS – D) tại Paris. Joe được kết nối đến một RSS ( hệ thống thuê bao từ xa)
cùng được xử lý bởi tổng đài chính tại Paris. Đường dẫn thoại giữa Pat và Joe đi
qua GSS.

Hình 2.1. Ví dụ về cuộc gọi nội bộ
9



b) Cuộc gọi đi/ cuộc gọi đến

Hình 2.2. Ví dụ về cuộc gọi đi/cuộc gọi đến
Trong ví dụ này, sự kết nối cuộc thoại được thành lập qua GSS và TSS tại
Paris và Munich. Trên quan điểm:
(a) Đối với GSS tại Munich, đó là cuộc gọi đến.
(b) Đối với GSS tại Paris, đó là cuộc gọi đi.
.c) Cuộc gọi chuyển tiếp
Cuộc gọi của Pat từ Cork đến Bengt tại Stockholm đi qua tổng đài quốc tế tại
Dulbin

10


Hình 2.3. Ví dụ về cuộc gọi chuyển tiếp
2.2.1.2. GSS và OMS

Hình 2.4. GSS làm việc với OMS
11


GSS làm việc với hệ thống con vận hành và bảo dưỡng (OMS). GSS kết nối
thiết bị kiểm tra đến các tuyến và các thiết bị.
2.2.1.3. GSS, SSS và MTS

Hình 2.5. GSS làm việc với SSS và MTS
Làm việc với hệ thống con chuyển mạch thuê bao (SSS) và hệ thống con
truyền thoại di động (MTS), GSS kết nối kênh thoại của thuê bao A đến một đài gốc
trong mạng điện thoại di động.

2.2.1.4. Khối chức năng GSS

Hình 2.6. Hệ thống con chuyển mạch GSS
12


 Khối chức năng trường chuyển mạch số (GS – D) gồm:
Phần cứng: modun chuyển mạch thời gian (TSMs) và modun chuyển
mạch không gian (SPMs).
Phần mềm trung tâm và phần mềm vùng.
 Khối chức năng phát xung đồng hồ và thời gian gồm:
Phần cứng, 3 modun đồng hồ (CLMs).
Phần mềm trung tâm và phần mềm vùng.
 Khối chức năng đồng bộ mạng (NS) gồm:
Phần cứng, đồng hồ tham chiếu.
Phần mềm trung tâm.
 Khối chức năng lệnh đồng bộ mạng (NSC) gồm: phần mềm trung tâm.
NSC chịu trách nhiệm quản lý của lệnh liên quan đến NS.
 Khối chức năng bảo dưỡng trường chuyển mạch (GSM) gồm phần mềm
trung tâm.
 Khối chức năng bộ nối đa kênh số (DMJ) gồm:
Phần cứng, mạch nối đa điểm.
Phần mềm trung tâm và phần mềm vùng.
Khối này được dùng để thiết lập cuộc gọi tay ba (hội nghị) và kiểm tra
các cuộc gọi qua GSS.
2.2.2. Nguyên lý chuyển mạch thời gian
2.2.2.1. Sự cần thiết cho chuyển mạch thời gian
Một đường truyền PCM có thể chia sẻ một cách đồng thời bằng một số của
những kênh thoại


13


A

E
(A)

D

C

B

A

B

F
(B)
2nd

1st

3rd

4th

C


D

G
(C)
The order in which the
samples are put on the
Channel

H
(D)
Connected
Subscribers

Hình 2.7. Thiết lập kết nối thoại không cần sự chuyển mạch
Lấy ví dụ một cách đơn giản hóa, sự kết nối thoại có thể được thiết lập theo
một chiều, qua 4 kênh, giữa A và E, B và F, C và G, D và H. Bằng cách đặt những
mẫu thoại trên những kênh trong một thứ tự cố định (A, B, C, D) và đưa những mẫu
thoại đó từ đường truyền đó đến một thứ tự cố định (E, F, G, H).
Chúng ta cần một hệ thống mà sẽ cho phép thuê bao bên tay trái kết nối đến
bất kỳ thuê bao nào bên tay phải.

14


A

E

B


F

C

G

H

D

Hình 2.8. Sự cần thiết cho bộ chuyển mạch
Sự kết nối này đạt được bởi sự thay đổi thứ tự kênh gọi đến được đọc ra. Cái
này xảy ra trong modun chuyển mạch thời gian (TSM).
2.2.2.2. Modun chuyển mạch thời gian
Trong modun chuyển mạch thời gian (TSM) có một bộ nhớ, gọi là lưu trữ
thoại, lưu trữ tạm thời những mẫu thoại, những mẫu này được đọc vào trong bộ nhớ
lưu trữ này trên một thứ tự cố định. Nhưng chúng sẽ được đọc ra theo trình tự xác
định bởi một bộ lưu trữ khác, gọi là điều khiển lưu trữ.
Bằng cách đổi chiều những giá trị trong bộ lưu trữ, chúng ta có thể đạt được
sự chuyển mạch, vì thế một thuê bao bên tay trái có thể kết nối đến bất kỳ thuê bao
nào bên tay phải.

15


Hình 2.9. Modun chuyển mạch thời gian chứa lưu trữ thoại

Hình 2.10. Việc đọc ra của những mẫu thoại trong thứ tự được
yêu cầu bởi điều khiển lưu trữ (sau khi sự chuyển mạch được xảy ra)
2.2.3. Chuyển mạch thời gian – không gian – thời gian trong GSS

2.2.3.1. Lưu trữ thoại và điều khiển lưu trữ (CSAB)
GS-D được cấu tạo như modun chuyển mạch thời gian (TSMs), cái mà các
thuê bao được kết nối.
TSM có 2 bộ lưu trữ thoại:
16


- Một là cho dữ liệu vào được gọi là lưu trữ thoại A (SSA)
- Một là cho dữ liệu ra được gọi là lưu trữ thoại B (SSB)
Mẫu thoại vào được lưu trữ trong SSA và mẫu thoại ra được lưu trữ trong
SSB. Một điều khiển lưu trữ được dung để điều khiển sự đọc ra và ghi trong SSA và
SSB. Bộ điều khiển này được gọi là điều khiển lưu trữ AB hay CSAB.

Hình 2.11. TSM với những lưu trữ thoại và điều khiển lưu trữ AB
2.2.3.2. Modun chuyển mạch không gian (SPM) và điều khiển lưu trữ (CSC)
Trong một TSM không kết nối trực tiếp giữa kênh thuê bao vào và ra. Để có
thể kết nối một kênh thuê bao vào đến một kênh thuê bao ra thì modun chuyển
mạch khơng gian hay SPM được u cầu.
Chú ý rằng kênh thuê bao có thể được kết nối đến những TSM khác hoặc có
thể được kết nối đến cùng TSM.

17


1
2
3
4

A


TSM 0

1
2
3
4

SSA
B

C
A
SSB

CSAB

1
2
3
4

1
2
3
4

SPM

CSC


D

E
SSA

1
2
3
4

TSM 1

1
2
3
4

F

CSAB

1
2
3
4

G
SSB


1
2
3
4
CSC

H

Hình 2.12. Sự kết nối TSM qua SPM
Trong mỗi TSM, một điều khiển lưu trữ (CSC) được dùng để điều khiển kết
nối trong SPM.
2.2.4. Tính modun
2.2.4.1. Dung lượng nhớ
Mỗi modun chuyển mạch thời gian trong trường chuyển mạch có 512 tín hiệu
vào và ra. Bộ lưu trữ thoại của nó (SSA và SSB) có 512 vị trí (MUP) với địa chỉ từ
0  511 để những thuê bao có thể kết nối được.

18


SPEECH STORE
0
1
2
3
4
5

CONTROL STORE
0


MUP
MUP
MUP
MUP
MUP
MUP

1
2
3
4
5

-

-

510
511

MUP
MUP

510
511

Hình 2.13. Vị trí trong lưu trữ thoại và điều khiển
lưu trữ
512 MUP này cho phép đến 16 kênh đường truyền PCM theo 2 chiều, 32

kênh để kết nối mỗi TSM (16 x 32 = 512). Sự kết nối này của đường truyền xảy ra
taị những điểm kết cuối của mạng chuyển mạch (SNTP 0-15).

19


31

0

Channels

SNTPs

0

1

TSM

15

Hình 2.14. Sự kết nối của đường truyền PCM
(đường dẫn số) đến TSM
2.2.4.2. Dung lượng nhớ GS-D
Trong trường chuyển mạch 16k có 32 TSM (số lớn nhất có thể được kết nối
đến 1 SPM) và 1 SPM.
(32 x 512 = 16384 tín hiệu vào/ra hoặc 16k)

20



Hình 2.15. 32 TSM kết nối đến bộ chuyển mạch SPM-16K
Bằng cách liên kết một số của SPM, chúng ta có thể tạo thành một ma trận
chuyển mạch khơng gian. Trường chuyển mạch có thể lớn nhất là 64k, gồm 16 SPM
và 128 TSM đưa cho tổng dung lượng nhớ của 65536 tín hiệu vào/ra hay 64k (128 x
512)

21


TSM-0
TSM-1
TSM-2

SPM

SPM

SPM

SPM

SPM

SPM

SPM

SPM


SPM

SPM

SPM

SPM

SPM

SPM

SPM

SPM

SPACE SWITCHING MATRIX
TSM-127

Hình 2.16. TSMs và SPMs trong bộ chuyển mạch số 64K
2.2.5. Lưu trữ thoại
2.2.5.1. Những thiết bị và phần cứng GSS

22


Hình 2.17. Những thiết bị và phần cứng GSS
Chúng ta đã biết rằng đạt đến 16 đường truyền PCM 32 kênh có thể được kết
nối đến mỗi TSM tại SNTP. Những thiết bị số được kết nối đến trường chuyển

mạch qua 1 giao diện phần mềm gọi là SNT:
- Mạch thiết bị đầu cuối của tổng đài (ETC) như là một giao diện giữa đường
PCM và TSM.
- Thiết bị điều chế xung mã (PCD) là một bộ đổi tương tự-số.
- Mạch đa chuyển tiếp (MJC), cái mà được dùng để thiết lập cuộc gọi tay ba.

23


TSM
SNT-TSM
Interface

SNTP 0

DIP

SNTP 3

SNTP 12

SNTP 15

SNT

ETC

SNT

PCD


SNT

MJC

Hình 2.18. Sự kết nối của thiết bị số đến một Modun
chuyển mạch thời gian
2.2.5.2. Đánh số MUP
Như chúng ta biết, mỗi TSM có 512 MUP kết nối đến 16, 32 kênh tín hiệu số.
Số MUP trong TSM có thể là địa phương hoặc tổng thể và được căn cứ trên:
- Số TSM (0-127)
- Số liên kết (0-15) dùng trong trường hợp chỉ có số MUP địa phương.
- Số kênh (0-32)
 MUP địa phương (local). Ví dụ: GSD-0-1-2
- Số TSM trong trường hợp này là TSM-0
- Số liên kết tín hiệu số, trong trường hợp này là 1 được kết nối đến TSM-0
Số kênh trong SNT, trong trường hợp này kênh 2 trong đường dẫn số 1.
 MUP tổng thể (global). Ví dụ: GSD-0-34
- Số TSM trong trường hợp này là TSM-0
- Số MUP trong trường hợp này là 34 (32 + 2 kênh trong liên kết số 1)
24


Chú ý: Những số trong cả 2 ví dụ là tương đương. Tuy nhiên trong trường hợp
của MUP tổng thể thì số liên kết tín hiệu số (kết nối đến 32 MUP) thì khơng được
đưa ra.
TSM

Local MUP


Global
MUP

SNTP 0

GSD-0-0-0

GSD-0-0

SNTP 3

GSD-0-3-15

GSD-0-111

SNTP 12

GSD-0-12-2

GSD-0-386

SNTP 15

GSD-0-15-31

GSD-0-511

Hình 2.19. Số MUP địa phương và tồn cầu
2.2.5.3. Sự nhân bản GSS và đường dẫn thoại
a) Sự nhân bản GSS

Mặt A và B: vì lý do của sự tin cậy, GSS được nhân bản trong 2 mặt là mặt
A và mặt B. Vì thế, yêu cầu hai bộ đồng nhất của TSM và SPM. Một kết nối được
thiết lập cho 1 cuộc gọi trong cả 2 mặt nhưng dữ liệu thoại thì chỉ xảy ra mặt A, giả
sử nó không bị sai hỏng.

25


×