Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

chủ nghĩa xã hội khoa học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (74.69 KB, 7 trang )

1. Định nghĩa :

/>Giáo trình Chủ nghĩa xã hội khoa học (trang 27 )
*Trong giai đoạn hiện nay, định nghĩa về giai cấp cơng nhân đã có những
biến đổi mới, cụ thể như sau :
‘‘Giai cấp công nhân là một tập đồn xã hội ổn định, hình thành và phát triển
cùng với q trình phát triển của nền cơng nghiệp hiện đại; Là giai cấp đại
diện cho lực lượng sản xuất tiên tiến; Là lực lượng chủ yếu của tiến trình lịch
sử quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội; Ở các nước tư bản chủ
nghĩa, giai cấp cơng nhân là những người khơng có hoặc về cơ bản khơng có tư
liệu sản xuất phải làm thuê cho giai cấp tư sản và bị giai cấp tư sản bóc lột giá
trị thặng dư; Ở các nước xã hội chủ nghĩa, giai cấp công nhân cùng nhân dân
lao động làm chủ những tư liệu sản xuất chủ yếu và cùng nhau hợp tác lao
động vì lợi ích chung của tồn xã hội trong đó có lợi ích chính đáng của mình.’’
2. Đặc điểm của giai cấp cơng nhân:
Đặc điểm nổi bật của giai cấp công nhân là lao động bằng phương thức công
nghiệp với đặc trưng công cụ lao động là máy móc, tạo ra năng suất lao động
cao, q trình lao động mang tính chất xã hội hóa.
+ Giai cấp cơng nhân là đại biểu cho lực lượng sản xuất tiên tiến, cho phương
thức sản xuất tiên tiến, quyết định sự tồn tại và phát triển của xã hội hiện đại.
+ Nền sản xuất đại công nghiệp và phương thức sản xuất tiên tiến đã rèn luyện
cho giai cấp công nhân những phẩm chất đặc biệt về tính tổ chức, kỷ luật lao
động, tinh thần hợp tác và tâm lý lao động cơng nghiệp. Đó là một giai cấp cách
mạng và có tinh thần cách mạng triệt để.
=>Những đặc điểm ấy chính là những phẩm chất cần thiết để giai cấp cơng nhân
có vai trị lãnh đạo cách mạng.
Giáo trình chủ nghĩa xã hội khoa học (trang 28,29)
II. Điểm tương đồng và biến đổi khác biệt của GCCN hiện nay so với
GCCN thế kỉ XIX:
1. Điểm tương đồng của giai cấp công nhân hiện nay với giai cấp công


nhân thế kỉ XIX.


Một, giai cấp cơng nhân ở cả hai thời kì luôn là lực lượng sản xuất hàng
đầu của xã hội. Trong đó, giai cấp cơng nhân hiện nay chiếm tỷ lệ cao ở mức
tuyệt đối ở những nước có trình độ phát triển về kinh tế cũng như nền công
nghiệp hố, sự phát triển của giai cấp cơng nhân tỷ lệ thuận với sự phát triển của
kinh tế. Cũng vì thế cơng nghiệp hố vẫn là cơ sở khách quan để giai cấp cơng
nhân hiện đại có thể phát triển mạnh mẽ cả về chất lượng và số lượng.
Hai, ở các nước tư bản chủ nghĩa hiện nay, công nhân vẫn bị giai cấp tư
sản và chủ nghĩa tư bản bóc lột giá trị thặng dư. Thực tế cho thấy, xung đột về
lợi ích cơ bản giữa giai cấp tư sản và giai cấp công nhân (giữa tư bản và lao
động) vẫn tồn tại, vẫn là nguyên nhân cơ bản, sâu xa của đấu tranh giai cấp
trong xã hội hiện đại ngày nay.
Dẫn chứng, trước đây, chủ nghĩa tư bản chưa phát triển, lao động thủ
công là phổ biến, sức sản xuất của lao động thấp, ngày lao động kéo dài 12 giờ,
trong đó 8 giờ là lao động tất yếu (bù lại tiền công) và 4 giờ lao động thặng dư.
Giả dụ vì năng suất lao động thấp nên số sản phẩm chứa đựng giá trị mới là 60
đơn vị, trong đó sản phẩm tất yếu là 40, sản phẩm thặng dư là 20, nên mức sống
của người công nhân rất thấp. Ngày nay, do sự đấu tranh của giai cấp công nhân
và sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật ngày lao động rút ngắn còn 7 giờ chẳng hạn,
trong đó thời gian lao động tất yếu là 2 giờ. Nhưng do năng suất lao động cao,
nhờ ứng dụng những thành tựu khoa học công nghệ nên lượng sản phẩm chứa
đựng giá trị mới là 5600 đơn vị trong đó với 2 giờ lao động tất yếu người công
nhân nhận được 1600 sản phẩm cho tiêu dùng cá nhân (gấp 40 lần trước đây),
do đó mức sống được nâng cao. Nhưng mức độ bóc lột lại tăng từ 50% (4 giờ/8
giờ) cịn nhà tư bản có thể nhận được từ mỗi công nhân 4000 sản phẩm thặng
dư. Như vậy, dù đời sống của công nhân ở các nước tư bản tăng lên hơn trước
nhưng quan hệ bóc lột giá trị thặng dư vẫn tồn tại.
Ba, phong trào cộng sản và công nhân ở nhiều nước vẫn luôn là lực lượng

đi đầu trong các cuộc đấu tranh vì hịa bình, hợp tác và phát triển, vì dân sinh,
dân chủ, tiến bộ xã hội và chủ nghĩa xã hội.
Dẫn chứng: vào Năm 2011, phong trào “Chiếm phố U-ơn” nhanh chóng
lan rộng ra hơn 100 thành phố của nước Mỹ, 1.500 thành phố của 82 quốc gia
và vùng lãnh thổ thuộc 5 châu lục. Với thông điệp “Hãy đặt con người trên lợi
nhuận”, phong trào “Chiếm phố U-ôn” thể hiện sự bất bình của người lao động
trước tình trạng bất cơng và khoảng cách giàu - nghèo ngày càng lớn trong lịng
xã hội tư bản.
Từ những điểm tương đồng đó có thể khẳng định: Lý luận về sứ mệnh
lịch sử của giai cấp công nhân trong chủ nghĩa Mác – Lênin đến nay vẫn có ý
nghĩa thực tiễn to lớn, chỉ đạo cuộc đấu tranh cách mạng hiện nay của giai cấp


công nhân, phong trào công nhân và quần chúng lao động, chống chủ nghĩa tư
bản và lựa chọn con đường XHCN trong sự phát triển của thế giới ngày nay.
2. ĐIỂM KHÁC BIỆT GIỮA GIAI CẤP CÔNG NHÂN HIỆN NAY
VỚI GIAI CẤP CƠNG NHÂN THẾ KỶ XIX
2.1. Xu hướng trí tuệ hóa và tri thức hóa; Cơng nhân dần dần làm
chủ tư liệu sản xuất đặc biệt: tri thức và cơng nghệ hiện đại
Xu hướng tri thức hóa, trí thức hóa cơng nhân. Đây là điểm rất khác biệt
so với thế kỷ 19. Do sự tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 làm thay
đổi nền bản chất hiện nay, xu hướng cơng nhân tri thức hóa, trí thức hóa. Đồng
thời, cơng nhân dần làm chủ tư liệu sản xuất đặc biệt, chính là tri thức và cơng
nghệ hiện đại. Mác cũng từng đưa ra dự báo đến một ngày nào đó thì tri thức
khoa học sẽ trở thành lực lượng sản xuất. Và đến nay dự báo đó đã chính thức
trở thành hiện thực và cơng nhân dần làm chủ tri thức đặc biệt khác biệt so với
GCCN thế kỷ XIX.
Dẫn chứng: Giai cấp công nhân thời Mác là giai cấp lao động, làm thuê,
bị bóc lột và xuất thân chủ yếu từ nông dân, nông thôn. Nhưng khoảng giữa thế
kỷ XX trở lại đây, xu thế đô thị hóa và đơng đảo cư dân đơ thị đã bổ sung một

lượng lớn vào nguồn nhân lực của GCCN khiến cho q trình đơ thị hóa trên
thế giới có sự khác biệt so với những thế kỷ trước. Trước đây, các vùng tụ cư
trong lịch sử thường ở lưu vực các con sông lớn. Ngày nay, đặc biệt là từ giữa
thế kỷ XX, bắt đầu xuất hiện những thành phố lớn trên sa mạc như Las Vegas
hay nhiều đô thị ở Trung Đông... Chúng hầu như được xây dựng và phát triển
dựa trên nguyên lý mới: khắc phục sự khắc nghiệt của tự nhiên, nhân tạo hóa
các điều kiện sống bằng khoa học và công nghệ hiện đại. Đây là một quá trình
gắn liền với phát triển văn minh và cơng nghệ.
Q trình cơng nghiệp hóa có bước phát triển tuần tự từ cơ khí hóa vào
giữa thế kỷ XVIII, điện khí hóa vào giữa thế kỷ XIX đến điện tử hóa vào giữa
thế kỷ XX, hợp thành chỉnh thể của nền sản xuất tự động hóa. Sự phát triển này
là do tác động của khoa học kỹ thuật và cơng nghệ, do đó, khoa học ngày càng
trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp và kinh tế tri thức đã ra đời. Đó là nền
kinh tế trong đó sự sản sinh ra, phổ cập và sử dụng tri thức giữ vai trò quyết
định nhất đối với sự phát triển kinh tế, tạo ra của cải, nâng cao chất lượng cuộc
sống (định nghĩa do các nước thuộc tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế OECD
đưa ra năm 1996 và được sử dụng khá phổ biến hiện nay). Cùng với q trình
phát triển của nền sản xuất cơng nghiệp hiện đại, GCCN hiện đại từng bước
phát triển thành “giai cấp vơ sản lao động trí óc”, mà C.Mác và Ph.Ăngghen dự
báo trước đây, ngày nay gọi với cái tên mới là cơng nhân trí thức. Cơng nhân trí
thức vừa là sản phẩm vừa là chủ thể của kinh tế tri thức.


/>1. Hồ Chí Minh: Tồn tập, t.10, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000,

tr.306.
2. Hồ Chí Minh (2000): Tồn tập, t.8, sđd, tr.224.

2.2. Hao phí lao động trí tuệ là nguồn gốc chủ yếu tạo ra giá trị thặng dư
Hiện nay các các sản phẩm công nghệ cao, các hàng hóa cơng nghệ cao,

các dịch vụ cơng nghệ cao đóng góp chủ yếu vào sản phẩm đó khơng phải là
nguyên liệu, không phải là chủ yếu cơ bắp mà kết tinh trong đó lại chủ yếu là
hàm lượng chất xám. Trung bình các sản phẩm cơng nghệ cao thì đóng góp lao
động cơ bắp khoảng 20%, cịn lại thì thuộc về chất xám. Cho nên hao phí lao
động trí tuệ là nguồn gốc chủ yếu tạo ra giá trị thặng dư, hình thức bóc lột giá trị
thặng dư hiện nay có những biến đổi khác so với thời kỳ của Mác. Một nhà
nghiên cứu nhận định: Chúng ta đã chưa bao giờ có một cuộc cách mạng nhân
khẩu học nhanh và triệt để như cuộc cách mạng của 100 năm qua. Vào năm
1900 hay khoảng đó, gần 95% người ở khắp thế giới làm công việc chân tay. Và
cũng chỉ có gần 5% người đã sống ở đơ thị có dân cư trên 100.000 dân. Hiện
nay, khu vực có mức đơ thị hóa cao nhất hiện nay là Bắc Mỹ với 82% dân số
sống ở đơ thị, tiếp đó là Mỹ La tinh, Caribbean (80%) và châu Âu (73%). Ở các
nước phát triển, tỷ lệ giai cấp công nhân làm chân tay đã giảm xuống còn 20 25% trong lực lượng lao động và gần 50% dân cư sống ở đô thị. Lối sống đô thị
khá gần gũi với tác phong lao động công nghiệp đã giúp người giai cấp công
nhân bắt nhịp nhanh hơn với phương thức sản xuất công nghiệp. Cơ cấu xuất
thân của công nhân đa dạng hơn: cơng nhân truyền thống, trí thức - cơng chức,
tiểu thương, dịch vụ...
Trong thời đại cách mạng công nghiệp, tri thức khoa học tăng trưởng rất
lớn, sự thẩm thấu và kết hợp lẫn nhau giữa khoa học tự nhiên và khoa học xã
hội khiến cho khoa học - kỹ thuật, công nghệ hiện đại trở thành một hệ thống tri
thức thống nhất với nhiều bộ môn khoa học và nhiều tầng bậc chun mơn.
/>2.3. Trình độ xã hội hóa trong lao động của cơng nhân có biểu hiện
mới theo xu hướng tồn cầu hóa
Tồn cầu hóa (Globalization) là “sự lan truyền của các sản phẩm, công
nghệ, thông tin, việc làm xuyên biên giới và văn hóa quốc gia”; là “quá trình
phát triển kinh tế theo xu thế phát triển hiện đại, kèm theo những khuynh hướng
tiên tiến, khi đó, q trình tồn cầu hố được xem như một q trình tăng lên


mạnh mẽ của các mối liên hệ, và có sự phụ thuộc, ảnh hưởng qua lại giữa các

khu vực, quốc gia và các dân tộc trên thế giới”
Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân được xác định là cuộc đấu tranh vì
các mục tiêu của chủ nghĩa xã hội, như cơng bằng, bình đẳng, dân chủ… và tập
trung nhất là việc xác lập chế độ chính trị - xã hội mới do giai cấp công nhân
lãnh đạo - chế độ xã hội chủ nghĩa để tạo ra tiền đề chính trị cho xây dựng xã
hội xã hội chủ nghĩa. Hiện nay, Cách mạng công nghiệp 4.0 đang tạo cơ hội và
làm nổi bật các nội dung sau: Dân chủ hóa - cơng nghệ số góp phần mở rộng
truyền thông, tạo điều kiện để thông tin đến với mọi người, qua đó phát triển
dân chủ. Với những nước phát triển, thông qua thành tựu khoa học - công nghệ,
người dân có điều kiện tốt hơn để giám sát và chia sẻ quyền lực với nhà nước
đương trị. Công nghệ và thiết bị ngày càng cho phép người dân tiếp cận gần hơn
với chính phủ để nêu ý kiến, để cùng phối hợp hoạt động.
Dẫn chứng, cơ cấu ngành kinh tế thế giới hiện nay đang vận động theo
hướng giảm tỷ trọng nông nghiệp, tăng tỷ trọng công nghiệp và xây dựng, đặc
biệt là đẩy mạnh phát triển ngành dịch vụ. Với cơ cấu kinh tế theo xu hướng
toàn cầu hóa, cơ cấu giai cấp cơng nhân có sự thay đổi, bên cạnh đội ngũ công
nhân truyền thống, đã xuất hiện đội ngũ công nhân trong các ngành nghề mới.
Ngành dịch vụ có tính chất cơng nghiệp pháp triển. Ở các nước TBCN, ngành
này chiếm 50 - 70% lao động, trong đó, một bộ phận lớn lao động trong ngành
này vẫn là công nhân.
/>2.3. Ở các nước XHCN - GCCN trở thành giai cấp lãnh đạo với Đảng
tiên phong là ĐCS
Ở các nước xã hội chủ nghĩa đặc biệt giai cấp công nhân đã trở thành giai
cấp lãnh đạo thông qua đội tiên phong Đảng Cộng sản. Ở các nước tư bản thông
qua đội tiên phong là Đảng Cộng sản, công nhân vẫn tiếp tục cuộc đấu tranh
chống chủ nghĩa tư bản nhưng nó diễn ra với hình thức đa dạng khác nhau đấu
tranh vì dân sinh, dân chủ và tiến bộ xã hội, công nhân đấu tranh chưa giành
được chính quyền cịn cơng nhân ở các nước xã hội chủ nghĩa giai cấp cơng
nhân đã giành được chính quyền thông qua giai cấp lãnh đạo là Đảng Cộng sản
lãnh đạo toàn diện trên tất cả các lĩnh vực.

Dẫn chứng, tại Việt Nam hiện nay, kiên định quan điểm GCCN là giai
cấp lãnh đạo cách mạng thông qua đội tiên phong là ĐCSVN, giai cấp đại diện
cho PTSX tiên tiến, giai cấp tiên phong xây dựng chủ nghĩa xã hội, lực lượng đi
đầu trong CNH, HĐH. Sự lớn mạnh của GCCN là điều kiện tiên quyết đảm bảo


thành công của công cuộc đổi mới đất nước hiện nay. GCCN Việt Nam đã tăng
về số lượng, trưởng thành về chất lượng và khẳng định, phát huy vai trò, địa vị
của mình trong thực tiễn xây dựng, bảo vệ Tổ quốc. Hiện nay, tổng số lao động
làm công hưởng lương trong các loại hình doanh nghiệp ở nước ta có khoảng
24,5 triệu người, trong đó cơng nhân, lao động trong các doanh nghiệp chiếm
khoảng 60%, chiếm tỉ lệ khoảng 14% số dân và 27% lực lượng lao động xã hội.
Trình độ học vấn và trình độ chun mơn, nghề nghiệp, chính trị của giai cấp
cơng nhân ngày càng được cải thiện. Số cơng nhân có tri thức, nắm vững khoa
học - cơng nghệ tiên tiến đã tăng lên. Hình thành lớp cơng nhân trẻ có trình độ
học vấn, văn hóa, được đào tạo nghề theo chuẩn nghề nghiệp, được rèn luyện
trong thực tiễn sản xuất hiện đại, phương pháp làm việc ngày càng tiên tiến.
III. Sự ảnh hưởng của những biến đổi đối với việc thực hiện sứ mệnh lịch
sử của giai cấp công nhân ở các nước tư bản chủ nghĩa hiện nay
Về nội dung kinh tế, với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ, sứ mệnh
lịch sử của giai cấp công nhân đối với sự phát triển xã hội ngày càng thể hiện
rõ, bởi sự phát triển sản xuất của chủ nghĩa tư bản trong thế giới ngày nay với
sự tham gia trực tiếp của giai cấp công nhân và các lực lượng lao động – dịch
vụ trình độ cao lại chính là nhân tố kinh tế - xã hội thúc đẩy sự chín muồi các
tiền đề của chủ nghĩa xã hội trong lòng chủ nghĩa tư bản. Mặt khác, mâu thuẫn
lợi ích cơ bản giữa giai cấp công nhân với giai cấp tư sản cũng ngày càng sâu
sắc ở từng quốc gia và trên phạm vi tồn cầu, tồn cầu hóa hiện nay vẫn mang
đậm tính chất tư bản chủ nghĩa với những bất cơng và bất bình đẳng xã hội lại
thúc đẩy cuộc đấu tranh chống chế độ bóc lột giá trị thặng dư trên phạm vi thế
giới, phấn đấu cho việc xác lập một trật tự xã hội mới cơng bằng và bình đẳng.

Về nội dung chính trị - xã hội, Ở các nước tư bản chủ nghĩa, mục tiêu đấu
tranh trực tiếp của giai cấp công nhân và lao động là chống bất cơng và bất bình
đẳng xã hội. Mục tiêu lâu dài là giành chính quyền về tay giai cấp cơng nhân và
nhân dân lao động, được nêu rõ trong Cương lĩnh chính trị của các Đảng Cộng
sản trong các nước tư bản chủ nghĩa.
Về nội dung văn hóa – tư tưởng, việc thực hiện sứ mệnh lịch sử của giai
cấp công nhân trong điều kiện thế giới ngày nay trên lĩnh vực văn hóa, tư tưởng
trước hết là cuộc đấu tranh ý thức hệ. Đó là cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa xã
hội với chủ nghĩa tư bản. Ở nhiều nước tư bản chủ nghĩa, cuộc đấu tranh của
giai cấp cơng nhân và nhân dân lao động vì những giá trị như lao động, sáng
tạo, cơng bằng, dân chủ, bình đẳng, tự do... đã đạt được nhiều tiến bộ xã hội
quan trọng.
Có thể thấy, qua từng giai đoạn lịch sử, dù có những biến đổi khác biệt
theo thời gian nhưng GCCN vẫn xác định rõ sứ mệnh lịch sử của mình.


Trên đây là tồn bộ bài thuyết trình của nhóm 3 chúng em, rất cảm ơn
thầy cùng các bạn đã lắng nghe và rất mong mọi người có thể đóng góp ý kiến
để bọn em hồn thiện bài hơn, em xin cảm ơn.



×