Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

CHỦ NGHĨA xã hội Khoa Học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (80.2 KB, 5 trang )

CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC (HKI)
Đề: 2 câu (60 phút)
Câu 1: Phân tích đặc điểm của cơng nhân Việt Nam ?
Trình bày phương hướng và giải pháp chủ yếu để xây
dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện nay ?
Giai cấp công nhân ở Việt Nam mang những đặc điểm cơ bản
chung nhất giống với các giai cấp công nhân ở các nước.
Giai cấp công nhân Việt Nam củng mang những đặc điểm
riêng:
- Giai cấp công nhân Việt Nam ra đời vào đầu thế kỷ XX trước
giai cấp tư sản là giai cấp trực tiếp đối kháng với tư bản thực dân
Pháp.
- Đa số xuất thân từ nông dân nghèo ra đô thị vào các đồn điền,
xưởng máy nhỏ ... làm thuê cho chủ tư sản xâm lược.
- Khi ra đời phát triển chậm với trình độ khoa học kỹ thuật, tay
nghề, mức sống còn thấp là một nước cơng nghiệp lạc hậu.
- Có truyền thống lao động cần cù, yêu nước nồng nàn gắn bó
mật thiết với dân tộc nhất là với nông dân và các tầng lớp lao
động tạo điều kiện xây dựng khối liên minh “ Cơng- Nơng- Trí ”
- Sớm giác ngộ cách mạng và thành lập Đảng tiên phong do Hồ
Chí Minh người đưa chủ nghĩa Mác- Lênin vào Việt Nam và Đông
Dương. Sau 30 năm đổi mới thì giai cấp cơng nhân Việt Nam đã
có những biến đổi từ cơ cấu xã hội - nghề nghiệp, trình độ học
vấn, tay nghề, đời sống, lối sống, ý thức được nâng lên. Tiên
phong là Đảng trở thành lực lượng cầm quyền duy nhất ở Việt
Nam.
Phương hướng
Đối với giai cấp công nhân phát triển về số lượng, chất lượng và tổ chức.
Nâng cao giác ngộ và bản lĩnh chính trị, trình độ học vấn nghề nghiệp lực lượng
đi đầu trong CNH- HĐH. Giải quyết việc làm giảm công nhân thiếu việc và thất
nghiệp, thực hiện tốt chính sách về pháp luật và lao động. Chú trọng xây dựng


phát huy vai trị của cơng nhân, giai cấp nơng nhân đội ngũ trí thức đáp ứng nhu
cầu phát triển đất nước trong thời kỳ mới.
Giải pháp
Thứ nhất: Kiên định quan điểm công nhân là giai cấp lãnh đạo cách mạng
thông qua đội tiền phong là ĐCSVN.
Thứ hai: Xây dựng giai cấp công nhân lớn mạnh gắn với phát huy sức mạnh
của nông dân, đội ngũ tri thức dưới sự lãnh đạo của Đảng.
Thứ ba: Gắn kết chặc chẽ với chiến lược phát triển kinh tế- xã hội, CNHHĐH đất nước, hội nhập quốc tế.
Thứ tư: Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ về mọi mặt cho cơng nhân,
khơng ngừng trí thức hố giai cấp cơng nhân.
Thứ năm: Xây dựng giai cấp công nhân lớn mạnh là trách nhiệm của cả hệ
thống chính trị của tồn xã hộivà cả bản thân người công nhân.


Câu 2: Trình bày thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội theo
quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin ? Phân tích đặc
điểm quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là bỏ qua
chế độ tư bản chủ nghĩa ?
Là thời kỳ cải biến cách mạng tiền tư bản chủ nghĩa và tư bản
chủ nghĩa sang xã hội chủ nghĩa. Xã hội thời kỳ quá độ là sự tồn
tại đan xen, thâm nhập và đấu tranh giữa những nhân tố của xã
hội mới với những tàn tích của xã hội cũ trên tất cả cách lĩnh vực
đời sống, kinh tế, xã hội. Cải biến một cách sâu sắc, toàn diện,
triệt để trên tất cả các lĩnh vực. Bắt đầu khi giai cấp công nhân,
nông dân giành được chính quyền cho đến khi xây dựng thành
cơng chủ nghĩa xã hội.
Đặc điểm quá độ CNXH ở Việt Nam
Một là: Quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế đội tư bản chủ nghĩa là con
đường cách mạng tất yếu khách quan xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ.
Hai là: Bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa, tức là bỏ qua việc xác lập vị trí thống trị

của quan hệ sản xuất và kiến trúc thượng tầng tư bản chủ nghĩa.
Thứ ba: kế thừa tiếp thu những thành tựu mà nhân loại đã đạt được dưới chế độ
tư bản chủ nghĩa, đặc biệt về khoa học- công nghệ, phát triển nhanh lực lượng
sản xuất, xây dựng nền kinh tế hiện đại.
Bốn là: Tạo ra các sự biến đổi về chất trên tất cả các lĩnh vực đời sống, xã hội.
Đây là sự nghiệp khó khăn, lâu dài, phức tạp với nhiều chặng đường.
Câu 3: Phân tích bản chất của nền dân chủ xã hội chủ
nghĩa theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin ? Trình
bày các nội dung phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa ở
Việt Nam hiện nay ?
Theo quan điểm của Mác- Lênin dân chủ xã hội chủ nghĩa
không phải là chế độ dân chủ cho tất cả mọi người mà là dân
chủ đối với quần chúng lao động và bị bóc lột, chế dộ dân chủ vì
lợi ít của đa số. Dân chủ trong chủ nghĩa xã hội bao quát tất cả
các lĩnh vực. Trong đó, dân chủ ở lĩnh vực kinh tế là cơ sở.
Bản chất chính trị
Đó là sự lãnh đạo về chính trị của giai cấp cơng nhân đối với toàn xã hội để
thực hiện quyền lực và lợi ích của đại đa số nhân dân trong đó có giai cấp cơng
nhân.
Bản chất kinh tế
Dựa trên nền tảng chế độ công hữu về tư liệu sản xuất chủ
yếu, đáp ứng sự phát triển ngày càng cao của lực lượng sản
xuất, dựa trên cơ sở khoa học - công nghệ hiện đại nhằm mãn
nhu cầu vật và tinh thần của nhân dân lao động.
Bản chất tư tưởng- văn hoá- xã hội
Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa lấy hệ tư tưởng Mác- Lênin làm
nền tảng chủ đạo, tiếp thu giá trị văn hoá, văn minh nhân loại
trên thế giới. Kết hợp hài hồ về lợi ích giữa cá nhân, tập thể và
lợi ích của tồn xã hội, dưới sự lãnh đạo của Đảng tạo điều kiện



cho dân chủ xã hội chủ nghĩa ra đời, tồn tại, phát triển.
Nội Dung phát huy dân chủ XHCN ở VN
Dân chủ ở Việt Nam là dựa vào Nhà nước XHCN và sự ủng hộ giúp đỡ của
nhân dân, lấy dân làm gốc. Quyền làm chủ của nhân dân thuộc về nhân dân “ dân
là chủ” và “dân làm chủ”. Điều đó đã được Hồ Chí Minh khẳng định.
Nhân dân thực sự trở thành người làm chủ, tự xây dựng quản lý tổ chức xã
hội, ý thức trách nhiệm công dân của người dân ngày càng được đề cao trong
pháp luật và cuộc sống. Các quy chế dân chủ từ cơ sở đến Trung ương đều thực
hiện phương châm “ dân biết- dân làm- dân bàn- dân kiểm tra” đảm bảo quyền
làm chủ của nhân dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc xã hội chủ
nghĩa.
Câu 4: Phân tích nội dung Cương lĩnh dân tộc của chủ
nghĩa Mác - Lênin ? Trình bày chính sách dân tộc của
Đảng, Nhà nước Việt Nam ?
Cương lĩnh dân tộc của Mác- Lênin gồm 3 nội dung chính:
- Các dân tộc hồn tồn bình đẳng
Quyền bình đẳng là quyền thiêng liêng là quyền là nội dung quan trọng nhất
trong cương lĩnh dân tộc của chủ nghĩa Mác- Lênin. Các dân tộc dù đơng người
hay ít người, có trình độ phát triển cao hay thấp đều có quyền lợi và nghĩa vụ như
nhau. Khơng có dân tộc nào có quyền áp đặt lợi ít kinh tế, chính trị, văn hố,
ngơn ngữ lên một dân tộc khác đảm bảo các quốc gia được bình đẳng trong quan
hệ quốc tế.
- Các dân tộc được quyền tự quyết
Quyền tự quyết là quyền thiêng liêng nhất của mỗi dân tộc đối với vân mệnh của
dân tộc mình. Bao gồm quyền thành lập cộng đồng quốc gia dân tộc độc lập, liên
hiệp với các dân tộc khác trên cơ sở bình đẳng chống xâm lược, giữ vững độc lập
chủ quyền lợi ích dân tộc.
- Liên hiệp cơng nhân tất cả các dân tộc
Đồn kết giai cấp cơng nhân của các dân tộc là tư tưởng cơ bản trong cương lĩnh

dân tộc nhằm thực hiện sự nghiệp giải phóng dân tộc giải phóng giai cấp.
Chính sách dân tộc
Chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta mang tính cách mạng và tiến bộ
đồng thời cịn mang tính nhân văn sâu sắc, tôn trọng quyền làm chủ của mỗi con
người và quyền tự quyết của các dân tộc nhằm phát huy nội lực của mỗi dân tộc
kết hợp với sự giúp đỡ có hiệu quả của các dân tộc anh em.
Câu 5: Trình bày quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về
nguyên tắc giải quyết vấn đề tôn giáo trong thời kỳ quá
độ lên chủ nghĩa xã hội ? Trình bày chính sách của Đảng,
Nhà nước Việt Nam đối với tín ngưỡng, tơn giáo hiện
nay ?
Ngun tắc giải quyết vấn đề tôn giáo
Tôn trọng và đảm bảo quyền tự do tính ngưỡng và khơng tính ngưỡng của
nhân dân, tơn trọng tự do tính ngưỡng củng chính là tôn trọng quyền của con
người, thể hiện bản chất ưu việt của chế độ xã hội chủ nghĩa.


Khắc phục dần những ảnh hưởng tiêu cực của tôn giáo phải gắn liền với quá
trình cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới, muốn xoá bỏ nguồn gốc sinh ra ảo
tưởng con người, trước hết phải xác lập một xã hội hiện thực khơng có áp bức,
bất cơng, đói nghèo... Đây là một q trình lâu dài.
Phân biệt hai mặt chính trị và tư tưởng, tín ngưỡng tơn giáo và lợi dựng tín
ngưỡng tơn giáo trong q trình giải quyết vấn đề tơn giáo. Mặt chính trị là lợi
dụng tôn giáo đấu tranh cách mạng. Mặt tư tưởng thể hiện sự tính ngưỡng trong
tơn giáo.
Quan điểm lịch sử cụ thể trong giải quyết vấn đề tín ngưỡng tơn giáo, bởi vì
ở những thời kỳ lịch sử khác nhau, vai trị, tác động của từng tơn giáo đối với đời
sống xã hội khơng giống nhau.
Chính sách của Đảng và Nhà nước đối với tính ngưỡng tơn giáo
Tính ngưỡng tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân đang và

sẽ tồn tại cùng dân tộc trong quá trình xây dựng XHCN.
Đảng và Nhà nước thực hiện nhất qn chính sách đại đồn kết dân tộc, đồn
kết đồng bào theo các tơn giáo khác nhau, mọi cơng dân khơng phân biệt tơn
giáo, tín ngưỡng điều có quyền và nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc.
Công tác tôn giáo là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, bao gồm hệ thống
tổ chức Đảng, chính quyền, mặt trận Tổ quốc, đồn thể chính trị do Đảng lãnh
đạo.
Nội dung cốt lõi của công tác tôn giáo là công tác vận động quần chúng nêu
cao tinh thần yêu nước, ý thức bảo vệ độc lập và thống nhất của Tổ quốc.
Vấn đề theo đạo và truyền đạo củng như mọi hoạt động tôn giáo khác đều
phải tuân thủ Hiến pháp và Pháp luật.
Câu 6: Phân tích chức năng cơ bản của gia đình ? Trình
bày những biến đổi trong thực hiện các chức năng của gia
đình Việt Nam hiện nay ?
Chức năng cơ bản của gia đình
Chức năng tái sản xuất ra con người là chức năng đặc thù
của gia đình bao gồm: Tái sản xuất, duy trì nồi giống, ni dưỡng
nâng cao thể lực, trí lực bảo đảm tái sản xuất nguồn lao động và
sức lao động cho xã hội.
Chức năng nuôi dưỡng và giáo dục là chức năng quan trọng của
gia đình: Góp phần to lớn đối với sự hình thành nhân cách, lối
sống, đạo đức của mỗi con người, giáo dục gia đình gắn liền với
giáo dục xã hội.
Chức năng kinh tế và tổ chức tiêu dùng thực hiện chức năng
này: Gia đình đảm bảo nguồn sinh sống, đấp ứng nhu cầu vật
chất, tinh thần của gia đình, đồng thời góp phần sản xuất và tái
sản xuất của cải tăng sự giàu có của xã hội.
Chức năng thỗ mãn nhu cầu sinh lý, duy trì tình cảm gia
đình đây là chức năng thường xuyên của gia đình: Đảm bảo thỗ
mãn nhu cầu tình cảm, văn hố, tinh thần của các thành viên

trong gia đình.
Những biến đổi trong thực hiện các chức năng của gia đình


Chức năng tái sản xuất ra con người: Trong gia đình hiện đại sự bền vững
của hơn nhân phụ thuộc vào các yếu tố tâm lý, tình cảm, kinh tế, chứ khơng phải
yếu tố con cái như gia đình truyền thống.
Biến đổi chức năng kinh tế và biến đổi tiêu dùng: Kinh tế tự cấp tự túc thành
kinh tế hàng hoá, từ kinh tế sản xuất hàng hoá đáp ứng nhu cầu quốc gia trở
thành kinh tế hàng hoá đáp ứng thị trường toàn cầu.
Biến đổi chức năng giáo dục: Phát triển theo xung hướng tài chính tăng lên,
giáo dục khơng chỉ nặng về đạo đức mà cịn hướng về giáo dục kiến thức khoa
học hiện đại, trang bị các cơng cụ để con cái hồ nhập với thế giới.
Biến đổi chức năng thoã mãn nhu cầu tâm sinh lý, duy trì tình cảm: Có xu
hướng tăng lên do gia đình chuyển từ đơn vị kinh tế sang đơn vị tình cảm.
Nhà nước cần phải có những biện pháp củng cố chức năng xã hội hố của gia
đình, xây dựng những chuẩn mực và mơ hình mới về giáo dục gia đình, xây dựng
nội dung và phương pháp mới về giáo dục gia đình.



×