Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

SKKN MÔN MĨ THUẬT THCS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.21 MB, 27 trang )

MỤC LỤC
A. MỞ ĐẦU..........................................................................................................1
1. Lý do chọn sáng kiến:.......................................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu sáng kiến:........................................................................2
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu:.................................................................2
4. Giả thuyết nghiên cứu:......................................................................................2
5. Nhiệm vụ nghiên cứu :......................................................................................2
6. Giới hạn ( phạm vi) nghiên cứu:......................................................................3
7. Phương pháp nghiên cứu :.................................................................................3
B. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU.............................................................................4
Chương1: Cơ sở lí luậncủa vấn đề nghiên cứu.....................................................4
1.Cơ sở khoa học:..................................................................................................4
2. Cơ sở thực tiễn:.................................................................................................4
Chương 2: Thực trạng của vấn đề nghiên cứu:.....................................................5
I. Đặc điểm tình hình:............................................................................................5
II. Những tồn tại trong việc áp dụng các phương pháp dạy học hiện nay:............5
Chương 3: Giái pháp nghiên cứu..........................................................................6
Chương 4: Hiệu quả của đề tài :.........................................................................25
C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ........................................................................25
1. Kết luận...........................................................................................................25
2. Kiến nghị.........................................................................................................26


A. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn sáng kiến:
Thực hiện giáo dục dạy và học có hiệu quả là một trong những nội dung
đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo đã được Đảng, Nhà nước, Bộ giáo
dục hết sức chú trọng quan tâm từ nhiều năm nay. Cụ thể, Nghị quyết số 29NQ/TW ngày 04/11/2013 Hội nghị lần thứ tám Ban chấp hành Trung ương khóa
XI, Đảng và Nhà nước xác định mục tiêu của đổi mới lần này là: Tạo chuyển
biến căn bản, mạnh mẽ về chất lượng, hiệu quả giáo dục, đào tạo; đáp ứng ngày
càng tốt hơn công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và nhu cầu học tập của nhân


dân. Giáo dục con người Việt Nam phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm
năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân.
Vẽ theo mẫu là một phân môn tạo nên ý thức quan sát để cảm nhận cái
đẹp, cái mĩ của sự vật hiện tượng. Đó sẽ là một trong những kiến thức ban đầu
quan trọng của chương trình mĩ thuật THCS, và từ đây, sẽ dần hình thành các kĩ
năng cần thiết để giúp học sinh hoàn thành được các bài tập theo chương trình,
và vận dụng những kiến thức ấy vào học tập, sinh họat hàng ngày. Kiến thức vẽ
theo mẫu, cũng như các phân môn khác của bộ mơn mĩ thuật đều được thiết kế
theo chương trình đồng tâm từ dễ đến khó, đó khơng phải là những mẫu vẽ, bài
vẽ khó và địi hỏi trình độ cao siêu mà được bắt đầu từ cách vẽ những nét thẳng,
nét cong (đối với lớp 6), đến vẽ những đồ vật thông dụng như lọ hoa, quả, cái
bát… (đối với lớp 7, 8, 9).
Vẽ theo mẫu là một phân mơn quan trọng, cịn có thể nói là xương sống,
trọng tâm và là nịng cốt của bộ mơn mĩ thuật. Hơn nữa, với môn mĩ thuật ở
Trường THCS chúng ta đang hướng dẫn học sinh cảm thụ mĩ thuật ở mức cảm
tính thì phân mơn vẽ theo mẫu lại đóng vai trò quan trọng hơn cả. Khi học sinh
nắm vững kiến thức cơ bản ban đầu của phân môn này một cách vững vàng sẽ là
điều kiện và khả năng để phát huy các phân mơn khác. Khi nói tới bộ mơn mĩ
thuật chúng ta sẽ hiểu rằng nó được bắt đầu từ “cảm” sau “cảm” mới là “lý” hay
nói cách khác nó bắt nguồn từ “cảm tính” dần chuyển thành “lý tính”. Chính vì
vậy, ở THCS mới chỉ dừng ở mức “cảm tính” và sơ khởi ở lý tính mà thôi.
Chúng ta dạy học sinh nhằm đạt được mục tiêu là học sinh có kiến thức ban đầu
về mĩ thuật. Để bắt đầu cảm nhận mĩ thuật các em sẽ hình thành khái niệm mĩ
thuật qua cách quan sát, nhận xét sự vật hiện tượng trong cuộc sống. Và tất thảy
những sự vật hiện tượng ấy được sắp xếp trong tất cả các tiết vẽ theo mẫu ở
THCS. Trong những bài này là những mẫu vẽ đã được chủ động nghiên cứu để
nó trở thành những mẫu đại diện điển hình cho mọi sự vật hiện tượng.
Vẽ theo mẫu là một phân môn mà học sinh được quan sát mẫu thực và
nhận xét mẫu để rồi mô phỏng lại mẫu một cách tương đối giống thực. Tức là
học sinh sẽ hình thành được kiến thức cơ bản của mơn mĩ thuật qua phân môn

vẽ theo mẫu này. Học sinh sẽ vẽ theo một phương pháp cụ thể, đơn giản. Đó là
vẽ hình chung trước (tổng thể mẫu), sau rồi mới vẽ chi tiết (các bộ phận nhỏ), và
chu trình vẽ này đều được vận dụng trong tất cả các phân môn của bộ môn mĩ


2

thuật. Nói như vậy để thấy rằng vẽ theo mẫu sẽ tạo được thói quen cơ bản cho
học sinh, đó là vẽ từ phần chung trước, phần riêng sau; vẽ phần chính trước, phụ
sau; vẽ đơn giản trước, chi tiết sau; vẽ nét thẳng trước, nét cong sau và vẽ mảng
chính trước, mảng phụ sau.
Trong nhiều năm qua, tơi đã làm khá nhiều đề tài sáng kiến kinh nghiệm
về môn Mĩ thuật, hầu hết các đề tài sau khi áp dụng vào thực tiễn đều đem lại
kết quả khả quan. Nhiều năm công tác, tôi luôn trăn trở phải làm sao? Làm như
thế nào để các em có thể tự giác vẽ bài, vận dụng khả năng năng lực thực hành
của mình tại lớp. Qua bài vẽ tại lớp, giáo viên khơng những có thể dìu dắt để
học sinh phát triển năng khiếu mà cịn có thể đánh giá được mức độ thẩm mỹ,
khả năng mỹ quan của các em. Từ đó có những phương pháp phù hợp cho từng
đối tượng học sinh.
Nói tóm lại vẽ theo mẫu có thể là “kim chỉ nam” cho các phân mơn cịn
lại của bộ môn mĩ thuật. Và đây sẽ là kiến thức cơ bản tạo đà để học sinh tiếp
tục khám phá và làm chủ cái đẹp trong chương trình mĩ thuật đồng tâm ở các
cấp cao hơn , đặc biệt là biết vận dụng cái đẹp vào cuộc sống hằng ngày.
Từ những lý do đó tơi chọn nghiên cứu đề tài: “Biện pháp giúp học sinh
phát triển năng lực tự học và sáng tạo trong phân môn vẽ theo mẫu ở trường
THCS Nguyễn Trung Trực”
2. Mục đích nghiên cứu sáng kiến:
Đổi mới phương pháp hướng dẫn học sinh thực hành theo định hướng
phát triển năng lực thẩm mỹ ở trường THCS Nguyễn Trung Trực
-Góp phần năng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh.

3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu:
3.1 Đổi mới phương pháp hướng dẫn học sinh thực hành theo định hướng
phát triển năng lực thẩm mỹ ở trường THCS Nguyễn Trung Trực
32. Khách thể nghiên cứu: Môn mỹ thuật ở trường THCS Nguyễn Trung
Trực
4. Giả thuyết nghiên cứu:
Nghiên cứu biện pháp trong quá trình dạy học mĩ thuật
- Hướng dẫn học sinh thực hành
- Hướng dẫn học sinh nhận xét đánh giá bài vẽ
5. Nhiệm vụ nghiên cứu :
5.1.Nghiên cứu cơ sở lý luận
Là một bộ môn năng khiếu khả năng diễn đạt đi từ đôi mắt đến khối óc và
thể hiện bằng kỷ năng vơ cùng khó đối với học sinh THCS. Vì vậy người giáo
viên phải thật sự tận tâm, hướng dẫn từ cách quan sát đến cách cầm bút. Làm
như thế nào để học sinh có thể nắm bắt được bài học một cách khoa học. Từ đó
khơi gợi phát triển năng khiếu thẩm mĩ.


3

5.2. Nghiên cứu thực trang:
Khảo sát, phân tích đánh giá thực trạng dạy và học phân môn vẽ theo mẫu
ở trường THCS Nguyễn Trung Trực
Thực trạng phân môn vẽ theo mẫu hiện nay tại lớp các em đa số khơng
nhìn mẫu vẽ mà chỉ nhìn vào hình ảnh trong sách giáo khoa. Mặc dù giáo viên
đã chuận bị đầy đủ mẫu, hướng dẫn cách vẽ trực tiếp trên mẫu, nhưng khi thực
hành các em vẫn có thói quen nhìn hình trong sách. Bởi đó là thói quen đã được
hình thành ở tiểu học, nhiều giáo viên lười chuẩn bị mẫu, lười cho học sinh quan
sát nhận xét trực quan tại lớp. Nhiều giáo viên chỉ xem giờ vẽ theo mẫu chỉ để
học sinh rèn luyện kỹ năng vẽ giống hình, nhưng khơng nhận ra rằng q trình

quan sát mẫu đi đến các bước vẽ chính là mục tiêu chủ yếu của bài vẽ theo mẫu.
Ở THCS chúng ta không đào tạo ra một họa sĩ, không rèn luyện kỹ năng vẽ
giống hình, mà giáo viên chính chính là người dẫn dắt khơi gợi phát triển năng
lực thẩm mỹ ở học sinh. Tạo ra những thế hệ học sinh hiểu biết, u thích và
vận dụng bộ mơn mỹ thuật theo khả năng đó mới là cái đích chúng ta hướng
đến.
Bên cạnh đó về phía gia đình học sinh chưa quan tâm đến việc học mỹ
thuật của con em mình với quan niệm là “là những môn học phụ không quan
trọng” nên không chuẩn bị tốt về dụng cụ học tập, họa phẩm cần thiết như:
Thiếu giấy vẽ, thiếu viết chì, thiếu màu vẽ,…vào giờ học các em lung túng về
việc này nên tình trạng khơng tập trung dẫn đến bài vẽ thường chưa hoàn chỉnh,
hoặc bỏ dở giữa chừng..
5.3.Đề xuất những biện pháp dạy và học có hiệu quả phân mơn vẽ theo
mẫu ở trường THCS Nguyễn Trung Trực
- Giáo viên mỹ thuật phải ln nhận thức rõ vai trị của mình trong mỗi
tiết dạy
- Rút kinh nghiệm thực tế sau từng tiết dạy, đúc kết thành những lưu ý cần
thiết cần phải khắc phục ngay ở tiết sau.
- Nghiên cứu và áp dụng những sáng kiến đã được hội đồng nhà trường
phê duyệt
6. Giới hạn ( phạm vi) nghiên cứu:
- Nội dung: Nghiên cứu giúp tìm ra phương pháp hướng dẫn học sinh
phát triển năng lực tự học và sáng tạo trong phân môn vẽ theo mẫu .
- Thời gian nghiên cứu: Bắt đầu từ 28/9/2020 đến 10/ 1/2022
- Không gian nghiên cứu: Trường THCS Nguyễn Trung Trực
- Đối tượng khảo sát: Học sinh khối 7,8,9
7. Phương pháp nghiên cứu :
*. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết:
Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết :



4

- Nghiên cứu qua các văn bản, chương trình, giáo trình, tài liệu sách báo
về phương pháp dạy học mơn Mĩ thuật.
- Sổ điểm các năm học trước
*. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
- Điều tra phỏng vấn tình hình học sinh.
- Dự chuyên đề trao đổi, dự giờ, rút kinh nghiệm về phương pháp giảng
dạy môn Mĩ thuật.
- Thực hành giảng dạy theo các phương pháp mới.
- Tìm giải pháp rút kinh nghiệm.
- Cho học sinh hoạt động ngoài trời, tham quan, toạ đàm.
- Phương pháp thực nghiệm dạy thí điểm ở một số lớp bằng giải pháp đã
đề ra.
B. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Chương1: Cơ sở lí luậncủa vấn đề nghiên cứu
1.Cơ sở khoa học:
Môn mĩ thuật ở Trường THCS chúng ta đang hướng dẫn học sinh cảm thụ
mĩ thuật ở mức cảm tính thì phân mơn vẽ theo mẫu lại đóng vai trị quan trọng hơn
cả. Khi học sinh nắm vững kiến thức cơ bản ban đầu của phân môn này một cách
vững vàng sẽ là điều kiện và khả năng để phát huy các phân môn khác. Khi nói tới
bộ mơn mĩ thuật chúng ta sẽ hiểu rằng nó được bắt đầu từ “cảm” sau “cảm” mới là
“lý” hay nói cách khác nó bắt nguồn từ “cảm tính” dần chuyển thành “lý tính”.
Chính vì vậy, ở THCS mới chỉ dừng ở mức “cảm tính” và sơ khởi ở lý tính mà thơi.
Chúng ta dạy học sinh nhằm đạt được mục tiêu là học sinh có kiến thức ban đầu về
mĩ thuật. Để bắt đầu cảm nhận mĩ thuật các em sẽ hình thành khái niệm mĩ thuật
qua cách quan sát, nhận xét sự vật hiện tượng trong cuộc sống. Và tất thảy những
sự vật hiện tượng ấy được sắp xếp trong tất cả các tiết vẽ theo mẫu ở THCS. Trong
những bài này là những mẫu vẽ đã được chủ động nghiên cứu để nó trở thành

những mẫu đại diện điển hình cho mọi sự vật hiện tượng.
2. Cơ sở thực tiễn:
Thực hiện giáo dục dạy và học có hiệu quả là một trong những nội dung
đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo đã được Đảng, Nhà nước, Bộ giáo
dục hết sức chú trọng quan tâm từ nhiều năm nay. Cụ thể, Nghị quyết số 29NQ/TW ngày 04/11/2013 Hội nghị lần thứ tám Ban chấp hành Trung ương khóa
XI, Đảng và Nhà nước xác định mục tiêu của đổi mới lần này là: Tạo chuyển
biến căn bản, mạnh mẽ về chất lượng, hiệu quả giáo dục, đào tạo; đáp ứng ngày
càng tốt hơn công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và nhu cầu học tập của nhân
dân. Giáo dục con người Việt Nam phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm
năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân.


5

Trong nhiều năm qua, tôi đã làm khá nhiều đề tài sáng kiến kinh nghiệm
về môn Mĩ thuật, hầu hết các đề tài sau khi áp dụng vào thực tiễn đều đem lại
kết quả khả quan. Nhiều năm công tác, tôi luôn trăn trở phải làm sao? Làm như
thế nào để các em có thể tự giác vẽ bài, vận dụng khả năng năng lực thực hành
của mình tại lớp. Qua bài vẽ tại lớp, giáo viên khơng những có thể dìu dắt để
học sinh phát triển năng khiếu mà cịn có thể đánh giá được mức độ thẩm mỹ,
khả năng mỹ quan của các em. Từ đó có những phương pháp phù hợp cho từng
đối tượng học sinh.
Chương 2: Thực trạng của vấn đề nghiên cứu:
I. Đặc điểm tình hình:
Trường THCS Nguyễn Trung Trực thuộc xã Vạn Khánh , huyện Vạn Ninh
, tỉnh Khánh Hòa. Xã Vạn Khánh là một xã có điều kiện cịn nhiều khó khăn.
Tuy nhiên, Trình độ dân trí đã được nâng cao so với trước kia, người dân đã có ý
thức về tầm quan trọng của việc học đối với con em mình. Đời sống của nhân
dân được nâng lên, nên người dân có điều kiện để quan tâm, đầu tư cho con em
mình học tập.

Trường THCS Nguyễn Trung Trực thành lập vào năm 2011.Năm học
2019- 2020 này, trường có 16 lớp học. Do điều kiện của nhà trường nên lịch học
của các lớp được phân bố thành 2 buổi. Nhà trường với tập thể giáo viên của nhà
trường có nghị lực, bản lĩnh, đầy nhiệt huyết.trong những năm gần đây nhà
trường luôn đạt nhiều thành tich cao trong giáo dục, tỉ lệ đậu vào lớp 10 rất cao.
II. Những tồn tại trong việc áp dụng các phương pháp dạy học hiện
nay:
Môn Mỹ Thuật các em chưa có thói quen phải hồn thành bài tại lớp, giờ
thực hành chưa tập trung cao, nên chất lương bài vẽ chưa tốt, chưa đẹp và sắc
nét. Học sinh khơng có tinh thần tự học và sáng tạo, thiếu sự sáng tạo riêng
thường chỉ nhìn vào tranh mẫu có sẵn để vẽ nên bài vẽ thiếu sinh động, thiếu đi
yếu tố tạo nét riêng, nỗi bật trong bài vẽ của mình.
Bên cạnh đó về phía gia đình học sinh chưa quan tâm đến việc học mỹ
thuật của con em mình với quan niệm là “là những mơn học phụ không quan
trọng” nên không chuẩn bị tốt về dụng cụ học tập, họa phẩm cần thiết như:
Thiếu giấy vẽ, thiếu viết chì, thiếu màu vẽ,…vào giờ học các em lung túng về
việc này nên tình trạng khơng tập trung dẫn đến bài vẽ thường chưa hoàn chỉnh,
hoặc bỏ dở giữa chừng. Giờ thực hành thường xuyên quên đem vở hay bút chì.
Một số học sinh chỉ đợi đến giờ học mĩ thuật để ngồi chơi. .
Toàn bộ thời gian dạy và học giáo viên là người đóng vai trị chủ chốt
( Vừa giảng vừa vẽ minh họa…) Nên đa phần học sinh bị động dẫn đến tình
trạng ỷ lại.
Ngay từ đầu năm học, sau khi làm quen với lớp tơi phát cho học sinh
những phiếu thăm dị, nội dung của phiếu VD là:


6

Câu hỏi 1: Trong mơn Mỹ thuật, em có hồn thành bài vẽ của mình trong
giờ thực hành chưa?

Câu hỏi 2: Em có thích học mơn mĩ thuật khơng ?
Câu hỏi 3: Điều gì tạo cho em cảm thấy thích thú môn học ?
Qua kiểm tra cho thấy.
Ở câu hỏi 1 - 40% học sinh hoàn thành bài vẽ tại lớp
Ở câu hỏi 2 – 87% học sinh thích học môn mĩ thuật
Ở câu hỏi 3 - 40% học sinh trả lời được thỏa sức sáng tạo
Từ phiếu điều tra ban đầu là cơ sở để giáo viên tiếp cận và biết được nhu cầu gì
ở học sinh. Ở câu hỏi 2 cho thấy đa số học sinh rất thích học môn mĩ thuật.
Chương 3: Giái pháp nghiên cứu
Mục tiêu của giải pháp: Giải pháp để giải quyết vấn đề làm sao để có một
tiết dạy vẽ theo mẫu đạt hiểu quả .
Bản chất của giải pháp là giúp giáo viên tìm hiểu rõ thế nào là vẽ theo
mẫu. Định nghĩa một lần nữa vẽ theo mẫu một cách đúng nhất. Từ đó đưa ra
những biện pháp phù hợp nhằm nâng cao chất lượng dạy và học phân môn vẽ
theo mẫu nói riêng và bộ mơn Mỹ thuật nói chung
3.1. Các khái niệm cơ bản liên quan đến đề tài:
a. Một số kiến thức cơ bản về môn Mĩ thuật
Để thực hiện những yêu cầu vẽ theo mẫu chúng ta cần hiểu một số khái
niệm cơ bản thông thường của ngơn ngữ hội hoạ như:
Đường nét, hình khối, đậm nhạt, sáng tối, màu sắc, bố cục…
Đường nét
Đường nét do con người sáng tạo nên để biểu hiện một hình ảnh, một
cảnh vật của giới tự nhiên. Nó cịn là những ký hiệu, những quy ước của con
người để biểu hiện hình khối của mọi vật. Nét cịn gọi là đường viền hay đường
chu vi, là ranh giới giữa vật này với vật khác hay giữa một vật với không gian
xung quanh. Định nghĩa một cách khoa học thì đường nét là tập hợp của những
điểm chuyển động ; trong hội họa khái niệm “đường” và “nét” thường cùng
song hành, muốn tạo nét phải có đường và đường làm nên nét
Thơng thường, để diễn tả mọi vật người ta thường hay sử dụng mấy loại
đường nét chính như: nét thẳng, nét cong, nét gấp khúc. Chỉ dùng mấy loại nét

này tìm cách thể hiện nó lúc nét nhỏ, lúc nét to, nét đậm, nét nhạt, nét dài, nét
ngắn... là có thể vẽ được tất cả mọi thứ ta muốn.
Sử dụng đường nét hợp lý, hiểu được vị trí vai trị của chúng trong học tập
và sáng tác hội họa, đồ họa là yêu cầu cơ bản của dạy và học mỹ thuật. Ngay từ
các lớp học đầu tiên, học sinh tiểu học đã được làm quen với nét thẳng, nét cong,


7

nét thanh, nét đậm…và vai trò của chúng, mỗi nét đều có các đặc tính biểu cảm
khác nhau.
Nhiều nhà chun mơn đã cho đường nét có những ý nghĩa như sau:
- Đường thẳng nằm là mô tả sự yên tĩnh, phẳng lặng.
- Đường nét cong biểu hiện sự mềm mại, uyển chuyển
- Đường nét gấp khúc biểu hiện sự cứng rắn không ổn định
Chúng ta coi đường nét là phương tiện để biểu hiện, diễn đạt hình thể mọi
vật, tức là tạo cho chúng cái dáng hình vốn có của nó về thế đứng, về chiều
hướng, độ cao, thấp, hay dầy, mỏng, cứng hay mềm… như mắt ta nhìn thấy.

Các loại nét và khả năng diễn tả của nét
Trong giới tự nhiên, bất kỳ một vật thể nào cũng được tạo nên bởi nhiều
đường nét kết hợp ; đường nét cũng chính là “cái cảm” đầu tiên của con mắt đối
với hình dáng của một vật thể. Họa sĩ Anh-gơ-rơ cho rằng : “Đường nét là hình
họa hay đúng ra nó là tất cả”. Vì vậy, vẽ cũng có nghĩa là ghi lại các hình thể đó
bằng nét ngay từ đầu khi tiến hành bài tập .
Mảng
Một mặt phẳng có chu vi nhất định gọi là mảng. Vẽ là nghệ thuật diễn tả
trên mặt phẳng nhưng phải sử dụng các phương pháp khoa học về phép đo tỉ lệ,
xa gần, tác động của sáng tối trong không gian theo qui luật của mắt nhìn; có
nghĩa là tạo được khơng gian ba chiều trên mặt phẳng hai chiều .

Trong mỹ thuật, nhất là đối với bố cục tranh cịn có mảng chính, mảng
phụ, mảng đậm, mảng nhạt…Đó là cách gọi một lượng đậm hay nhạt màu nào
đó chiếm diện tích nhất định trên mặt tranh, tạo thành một mảng riêng, khác biệt
rõ rệt với các mảng xung quanh. Một bức tranh đẹp thường được nói đến bởi sự
hài hịa chung của các hình mảng trong bố cục .
Đối với người mới học vẽ, bao giờ giáo viên cũng yêu cầu phải qui các
vật thể của tự nhiên định vẽ thành các mảng cụ thể để dễ nhận xét, phân tích và
đẩy sâu bài học .
Hình


8

Mảng tạo nên hình nhất định, những hình khác nhau được sắp xếp tạo nên
sự cân đối hay thăng bằng trong bố cục, hình vẽ. Trong hội họa, khái niệm hình,
mảng thường khơng tách rời nhau, mảng khái qt cịn hình cụ thể hơn. Hiểu
được mối quan hệ của hình và mảng để sắp đặt trong một bố cục cụ thể là việc
tìm tịi, nghiên cứu và sáng tạo của người học mỹ thuật .
Khi dạy các bài vẽ theo mẫu, cái mà học sinh nhận biết trước tiên chính là
hình dáng bên ngồi của vật đó nhờ khối, màu và nét. Ví dụ khi nhìn cái phích
nước, cái ấm, chén…trước mặt không phải bằng khối, bằng màu, bằng nét mà
bởi hình cái phích, ấm hay chén đó được tạo ra trong mắt và sẽ được trẻ em thể
hiện nhanh chóng .
Khối
Mọi vật thể phải có hình dáng và chiếm chỗ nhất định trong khơng gian,
đều có hình khối riêng, khơng giống nhau về màu sắc và hình dáng: cao to như
ngọn núi, ngôi nhà đến nhỏ như cái tủ, cái bàn, cái ghế, ấm, chén,...Các vật thể
ấy đều có thể vẽ được bằng những đường nét và độ đậm, nhạt của đường nét, ta
sẽ tạo được dáng hình khối của chúng .
Cảnh vật và con người trong giới tự nhiên được cấu tạo bằng các khối cụ

thể hoặc liên kết với nhau. Chúng đều hình thành và xuất phát từ một số khối cơ
bản. Đó là :
+ Khối hình cầu,
+ Khối hình hộp,
+ Khối hình tam giác.


9

Các khối hình biến thể và cấu tạo của con người nhìn theo khối hình cơ bản
Xuất phát từ các hình học cơ bản và các khối cơ bản ta sẽ tạo ra được các
khối hình biến thể. Các khối hình này là sự kết hợp các tính chất cơ bản của cặp
đơi một hình, một khối ghép với nhau .
Ví dụ: Khối hộp với hình trịn tạo ra khối hình trụ. Khối hình tam giác với
hình trịn tạo ra khối hình nón…Biến thể của khối hình cầu là khối quả trứng,
của khối trụ là khối lục lăng…
Việc biểu hiện nghệ thuật hội họa có thể khái quát tất cả mọi hình dạng
trong giới tự nhiên thành hình dạng các khối cơ bản và biến thể như khối hình
hộp, khối trụ, khối nón…là hồn tồn hợp lý. Nếu chú ý nhận xét sẽ thấy: Ngơi
nhà ngói có mái là khối hình tam giác, khung tường nhà là khối hình hộp; một
hình cây có thân, cành là khối trụ, vịm lá là khối hình quả trứng hoặc khối hình
cầu…
Cơ thể con người là sự tổng hòa đến tuyệt vời của các hình khối. Đầu
người là khối hình quả trứng, cổ và chân tay có khối hình trụ, mình là khối hình
hộp…
Nếu chi tiết thêm sẽ lại thấy từng bộ phận của cơ thể con người cũng có
cấu trúc của khối hình cơ bản hoặc các biến dạng của nó .
Nhiều họa sĩ đã khai thác và sử dụng cách khái quát các hình khối vào xây
dựng nhân vật, hình tượng để sáng tác và tạo nên những cách nhìn riêng độc đáo
cho mình .

Màu sắc
Tất cả cảnh vật chung quanh ta đều có màu sắc. Màu sắc cảnh vật rất
phong phú làm cho con người và cuộc sống thêm tươi đẹp đáng yêu.
Trong sáng tạo nghệ thuật không thể thiếu được màu sắc, vì màu sắc là
một trong những ngơn ngữ tạo hình rất quan trọng. Màu sắc được pha trộn sẽ tạo
ra vơ vàn hịa sắc màu phong phú và sinh động. Những màu nóng (có cùng gốc
với màu đỏ, vàng, nâu) ln cho ta cảm giác nóng bức hoặc vui vẻ, phấn chấn.
Ngược lại, các màu lạnh (có cùng gốc với màu lục, lam, tím) gợi cảm giác mát
mẻ, nhẹ nhàng, êm ái hoặc lạnh lẽo, u buồn.
Tranh trong thời kỳ màu lam của Picatxô phần lớn là diễn tả những con
người có số phận thấp hèn, nghèo khổ trong xã hội Pháp ở đầu thế kỷ XX. Toàn
bộ tranh ông được phủ một màu xanh lam lạnh lẽo. Những nhân vật gầy yếu,
bệnh tật, chán chường như bị chìm ngập trong màu lam nặng nề đó. Tất cả các
yếu tố về hình, màu đã giúp Picatxơ diễn tả thành công và sâu sắc các nhân vật.
Người xem cảm nhận được gánh nặng của số phận. Nó khơng chỉ đè nặng lên
nhân vật trong tranh mà người xem cũng thấy căng thẳng nặng nề bởi gam màu
lạnh lẽo nói trên.
Đậm nhạt, sáng tối
Mọi vật thể đều có hình khối và màu sắc riêng biệt


10

Khi có ánh sáng chiếu rọi, tính chất các hình khối và màu sắc sẽ thể hiện
rõ hơn về đậm nhạt và màu sắc. Cho nên khi vẽ cần nghiên cứu kỹ về sáng tối,
đậm nhạt, màu sắc mới thể hiện được đúng đối tượng, làm tăng thêm vẻ đẹp,
khoẻ, chắc và sinh động của đối tượng.

Từ đất đai -Tranh tĩnh vật của hoạ sỹ Nguyễn Cương
Bố cục

Bố cục là sự sắp xếp các yếu tố tạo hình như: hình, mảng, đường nét, màu
sắc, đậm nhạt sao cho hợp lý, lơ-gíc để xây dựng nên một tác phẩm nghệ thuật
làm nổi rõ ý đồ sáng tác của họa sĩ. Hay nói một cách khác, bố cục tranh là sự
tổng hịa các yếu tố tạo hình trên mặt phẳng thơng qua sự diễn tả và cách nhìn
riêng của người vẽ. Trong đó con người và cảnh vật là những đối tượng không
thể thiếu trong tác phẩm, nhất là những bức vẽ hữu hình và có chủ đề xã hội
Về mặt ngơn ngữ tạo hình, bố cục là việc tạo ra sự vận động của các yếu
tố khối, nét, màu bởi các thủ pháp nghệ thuật nhằm bộc lộ sự vận động tâm hồn
suy tư và quan niệm của tác giả để truyền đạt đến người xem.
Những đối tượng được đưa vào bức tranh không bao giờ tạo được ấn
tượng tốt nếu chúng khơng được bố trí một cách có lợi theo phép kết cấu và theo
quy tắc hội hoạ và bố cục là sự kết hợp của hai phần đó. Bố cục là cái quan
trọng nhất, là toàn bộ tác phẩm. Bố cục chính là sự phối hợp hài hồ các yếu tố
đối lập, các biến thể của khối, nét, màu trong một không gian cụ thể của tác
phẩm. Đường nét, hình khối, và màu sắc là những thuộc tính vốn có của sự vật,
nó ở trạng thái tự nhiên trong từng hình thì có thể hồn chỉnh theo ý đồ tạo hố,
nhưng quan sát nó dưới những góc nhìn và đặt nó trong những khơng gian khác
nhau thì ln cho những cảm thụ nghệ thuật khác nhau. Điều đó đặt ra cho
người vẽ phải có một sự sắp xếp, phân bố một cách hợp lý để tạo được sự cân


11

đối, nhịp nhàng về hình mảng, đường nét và đậm nhạt sao cho đạt được hiệu
quả thẩm mỹ cao nhất.
Danh hoạ nước Ý, Lê-ơ-na-đơ Vanh xi (Leonarde Vinci) nói: " Bố cục là
tranh, nếu khơng có bố cục khơng có tranh".
Thật đúng vậy, bố cục có vai trị quyết định đối với vẻ đẹp của một tác
phẩm nghệ thuật.
Khái niệm về định luật xa gần

Định luật xa gần là luật giải thích và trình bày diễn biến của sự vật về hình
thể và đường nét từ gần đến xa khi người ta nhìn tự nhiên từ một điểm trống
nhất định và giải quyết mọi tương quan về đường nét của những vật thể, cảnh
vật... ở những vị trí xa gần khác nhau trong khơng gian. Luật xa gần cịn có tên
gọi là luật thấu thị hay luật phối cảnh.
Thời xa xưa khi định luật xa gần chưa được phát minh, người ta vẽ cảnh
vật và một người ở xa, ở gần không phân biệt cao thấp, dáng nằm và dáng đứng
cũng như nhau, làm cho khả năng diễn đạt của hội hoạ rất hạn chế. Đến thời
Phục Hưng (thế kỷ XVI - XVII) khoa học về hội hoạ đã tìm ra được những
đường và điểm, tìm ra những quy luật thống nhất của các vật trong một thế đứng
nhất định. Những người có đóng góp lớn là các họa sĩ thời phục hưng Ý như:
An-bec-ti (1404-1472) và Pao-lô U-xen-lô (1397-1475). Ít lâu sau, Lê-ô-na đờ
Vanh-xi (1452-1519) đã hiệu chỉnh lại vài chỗ chưa hợp lý và viết thành sách .
Sau này, sự phát triển của nhiều ngành khoa học như: vật lý , toán học,
tâm lý học, kiến trúc ... đã dần dần bổ sung, làm cho định luật xa gần có cơ sở
khoa học, giải thích và trình bày một cách chính xác trên bản vẽ những diễn biến
của cảnh vật về hình thể và đường nét từ gần đến xa như mắt ta nhìn thấy.
Ví dụ: Nếu ta nhìn ra cánh đồng thì ruộng gần, ruộng xa có diện tích
tương ứng nhưng sự diễn tả của các đường bờ ruộng, mặt rộng khác nhau.
Người đang cày ruộng gần với người đang cày ruộng xa cũng khác nhau về tỷ lệ
và chiều cao.
Một số đồ vật trong nhà, chẳng hạn mặt bàn, mặt ghế là hình chữ nhật,
miệng chén, cốc thì trịn nhưng nếu đứng ngồi cửa nhìn vào thì miệng cốc,
chén tạo thành hình bầu dục.
Tóm lại, luật xa gần là cơ sở khoa học giúp chúng ta chủ động phân tích,
điều chỉnh lại những hình vẽ cho đúng như cảnh vật mắt ta nhìn thấy.


12


Cái ca nhìn ở các hướng khác nhau

3.2.Tìm hiểu chung về cách vẽ theo mẫu:
Hình là dáng vẻ biểu hiện bên ngồi của mẫu như mắt ta nhìn thấy. Xây
dựng hình là dùng đường nét miêu tả khơng gian hai chiều (chiều cao, bề ngang)
để biểu hiện đúng hình dáng của mẫu vật ở trước mắt với sự cảm thụ thẩm mỹ
và sự hiểu biết về kỹ năng, kỹ xảo hội hoạ.
Xây dựng hình là bước rất cơ bản và quan trọng trong quá trình hình thành bài
vẽ.
Xây dựng hình có hai bước:
Nhận xét mẫu
Muốn vẽ đúng mẫu, chúng ta không nên hấp tấp vội vàng vẽ ngay khi mới
tiếp xúc mẫu. Trước tiên quan sát, nhận xét xem mẫu có hình dáng như thế nào:
gần với dạng hình nào? khối vng, khối trụ, khối chóp hay ánh sáng chiếu như
thế nào? Khi nhận xét cần so sánh bề ngang với chiều cao của hình khối xem bề
nào lớn hơn, để từ đó có cơ sở ước lượng khái quát hình dáng chung và suy nghĩ
nên đặt khung hình ở vị trí nào trên trang giấy sẽ đẹp hơn về bố cục và ánh sáng.
Những cảm xúc và nhận xét này rất quan trọng trong quá trình tiến hành
bài vẽ.
Thể hiện
Bố cục
Sau khi quan sát, nhận xét, xác định được khung hình chung, phác khung
hình đó vào giấy vẽ, việc đó gọi là bố cục.
Bố cục hình vẽ theo bề dọc hay bề ngang sao cho thuận mắt, hình vẽ
khơng quá to gây cảm giác chật chội hoặc nhỏ quá gây cảm giác lỏng lẻo hoặc
đặt hình sát trên thừa dưới hoặc đặt lệch hình vẽ về một phía làm hỏng bố cục
(bố cục mất cân xứng).


13


Đối với người mới học vẽ, yêu cầu một bố cục vừa với tờ giấy vẽ, thuận
mắt luôn được đề cao nhằm hướng cho người vẽ ý thức sắp xếp các yếu tố tạo
hình vào trong một khổ giấy.
Để bố cục đẹp, theo dự tính, cần phác thử một vài hình ra tờ giấy nhỏ
hoặc phác vào góc trên giấy vẽ để lựa chọn trước khi quyết định.

Bố cục to quá

Bố cục nhỏ quá

Bố cục cân đối

Phác hình (dựng hình - khâu này quan trọng nhất)
Sau khi có bố cục chung tương đối hợp lý sẽ bắt đầu vẽ phác hình. Trước
khi phác hình, cần đo và dọi lại các hình mẫu để thẩm định độ to nhỏ, dài ngắn
và sự cân đối của mẫu.
Dựa vào khung hình chung đã có ta tìm tiếp tỷ lệ, kích thước chiều cao,
chiều ngang các bộ phận và hướng của hình khối để chuẩn bị xây dựng cấu trúc
tồn bộ hình mẫu.
Sau khi có tỷ lệ các bộ phận, cần phác nhẹ những nét thẳng để tạo hình
một cách khái quát, nếu mẫu có đường lượn hoặc đường cong ở các điểm tiếp
giáp của hai đường ghép lại ta chỉ cần đưa nét chì lượn lướt theo các đường
thẳng, hình sẽ hiện lên dần. Với mẫu có nhiều đường cong, đường lượn phức tạp
khác nhau chúng ta vẫn thực hiện được dễ dàng.
Chỉnh hình
Sau khi phác hình xong tồn bộ, cần lùi lại phía sau quan sát so sánh hình
vẽ với mẫu để kiểm tra tỷ lệ, vừa so sánh vừa sửa lại hình, nên nhẹ tay, vẽ từ
nhạt đến đậm, tẩy xố nhiều mặt giấy bị sờn, khó vẽ và dễ bị rách giấy. Khơng
được vẽ bóng nếu hình chưa vững, hình chưa vững vẽ bóng vào sẽ làm cho hình

xộc xệch, méo mó, bóng khối khơng có cơ sở để tồn tại.
Xây dựng hình vẽ vững chắc là giai đoạn quan trọng và liên quan mật
thiết đến bước xây dựng khối ( vẽ bóng ).
Cách vẽ đậm nhạt
+ Muốn nhìn rõ hình khối và các độ đậm, nhạt cần nheo mắt lại, tính chất
của các hình khối, các độ đậm nhạt của phía ánh sáng chiếu dọi vào phần tối do
bị khuất ánh sáng sẽ hiện ra rất rõ nét. Phương pháp này có thể vận dụng trong
q trình xây dựng hình khối và ứng dụng cho cả khi vẽ màu cảnh vật.


14

+ Đánh bóng, tạo khối có nhiều cách gạch nét chì khác nhau: có thể gạch
ngang nhiều nét đều nhau hoặc gạch nét lượn theo hình khối của mẫu.
+ Để tăng thêm độ đậm, nhạt có thể gạch nét chồng, nét chéo lên nhau
nhiều lần. Cho đến lúc đạt độ đậm, nhạt cần thiết.
Ở giai đoạn này cần sự cẩn thận và tỉnh táo, nhất là những người mới học
vẽ. Vừa quan sát, vừa phân tích, so sánh tương quan chung và các chi tiết của
bài vẽ với mẫu. Đẩy dần các chi tiết để bài vẽ đạt được tinh thần về bố cục, hình,
tương quan tỉ lệ, đậm nhạt và nhất là không gian chung của mẫu.

Các bước tiến hành một bài vẽ theo mẫu
Chú ý:
+ Không dùng than, chì lấy ngón tay di lên mặt giấy tùy tiện mà phải dùng
nét chì gạch theo giới hạng của các mảng bóng từ lớn đến nhỏ để tạo đúng các
độ đậm, nhạt cần thiết, đúng hình khối và nhuần nhuyễn với đường chu vi của
khung hình chung.
+ Khi vẽ bóng, đầu chì nên vót hơi dài, thân bút chì cầm hơi chếch theo
mặt giấy, nét chì gạch theo mảng khối, trình tự từ mảng to đến mảng nhỏ, mảng
tối trước, mảng sáng sau.



15

Bóng ngã của một vật mẫu khi nguồn sáng chiếu từ phía trên

Bóng ngã của một tập hợp vật mẫu khi nguồn sáng chiếu từ phía trên


16

So với khổ giấy vẽ thì hình cuối cùng bên phải là hình có bố cục hồn chỉnh
và đẹp nhất


17

Cách đo và phác hình

Phương pháp dựng hình
khi mẫu bị che khuất


18

b. Phương pháp quan sát:
- Phương pháp quan sát là thơng qua việc ngắm nhìn, tìm hiểu đối tượng
để phân tích, so sánh về: Cấu trúc, màu sắc tỉ lệ, hình ảnh… của mẫu. Giúp HS
biết và cảm nhận vẻ đẹp của đối tượng,làm cơ sở thực hiện bài vẽ . Nhưng thực
tế khi vận dụng phương pháp này vào tiết dạy đa số học sinh rất lười quan sát

hoặc nếu có thì quan sát khơng có định hướng rõ ràng lầm tưởng với cách nhìn
đơn thuần, dẫn đến hiểu đối tượng một cách hời hợt, không tập trung, thiếu sự
phân tích, so sánh Do đó khi áp dụng phương pháp này GV cần lưu ý:
- Giới hạn nội dung quan sát
- Định hướng rõ vấn đề và phân tích so sánh
- Tập trung sự chú ý của HS vào đối tượng quan sát.
- Lập kế hoạch cẩn thận cho tình huống quan sát
- Phương pháp quan sát thường được áp dụng trong hoạt động quan sát
nhận xét, giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát phân tích nhận xét vật mẫu,bài
vẽ mẫu, từ đó học sinh có thể rút kinh nghiệm cho bài học sau.
c. Phương pháp trực quan:
. Dạy mĩ thuật chủ yếu là bằng đồ dùng dạy học. Dạy trên những gì học
sinh nhìn thấy. Vì vậy khi dạy học môn vẽ theo mẫu giáo viên cần phải lựa chọn
đồ dùng dạy học rõ nội dung, có tính thẩm mĩ, khn khổ hợp lý để học sinh dễ
quan sát.
 Dạy học bằng đồ dùng dạy học trực quan giúp học sinh nhận biết nhanh,
nhạy
 Một số hạn chế của giáo viên khi dạy tiết vẽ theo mẫu:
+ Chưa khai thác hết lợi thế của đồ dùng dạy học.
+ Sử dụng đồ dùng dạy học chưa có trọng tâm, chưa thực sự chú ý đến
tính thẩm mĩ của nó: chưa chọn lọc được mẫu đẹp về hình về cấu trúc và màu
sắc..
+ Trình bày đồ dùng dạy học chưa khoa học.
+ Ít sử dụng kết quả học tập của học sinh làm đồ dùng dạy học.



Để sử dụng đồ dùng dạy học mĩ thuật ở THCS có hiệu quả, giáo viên
cần phải chú ý:
+ Lựa chọn ĐDDH phù hợp với nội dung


+ Đồ dùng trực quan phải đảm bảo tính khoa học, thẩm mĩ, đa dạng phong
phú, hấp dẫn.
+ Trình bày theo trình tự bài giảng để học sinh theo dõi từng phần của nội
dung.


19

+ Sau khi giới thiệu đồ dùng dạy học theo từng nội dung, giáo viên phải
cất đi để học sinh tập trung vào nội dung khác. Cuối cùng trình bày tổng thể để
chốt lại nội dung tổng quát của bài dạy.
+ Cần phải chú ý tới vị trí trình bày đồ dùng dạy học.
- .Từ những gợi ý của đồ dùng trực quan giúp HS hình dung được yêu
cầu của bài học, hứng thú hơn trong quá trình học tập, từ đó nảy sinh ra nhiều ý
tưởngvà sáng tạo trong bài thực hành.
-Giáo viên cần có kế hoạch sưu tầm bài vẽ theo mẫu của học sinh để làm
tư liệu giảng dạy. Sau khi có tư liệu, cần phân loại từng bài dạy sao cho sát đối
tượng, đúng với nội dung yêu cầu của từng bài dạy. Chính những bài vẽ của học
sinh mới là là minh chứng sinh động cho bài dạy, bởi chúng sát nội dung, yêu
cầu bài học, phù hợp với khả năng học sinh, vì vậy có tác dụng khích lệ động
viên các em học tập.
d. Phương pháp vấn đáp:
GV sử dụng hệ thống câu hỏi để thực hiện trao đổi, gợi mở cho học sinh
về nội dung nhằm khai thác một nội dung,một vấn đề nào đó của bài học. Tạo
điều kiện cho học sinh bộc lộ những hiểu biết về đối tượng. Suy nghĩ, tìm tịi và
giải quyết được bài tập nâng cao chất lượng bài vẽ bằng khả năng của mình Một
số GV còn hạn chế trong phương pháp này như:
Sử dụng câu hỏi quá đơn giản, công thức hoặc không rõ ràng gây ức chế
cho học sinh, giảm tính hấp dẫn. .Học sinh cịn e ngại sự góp ý gợi mở vì sợ

phải sửa chữa bài vẽ hoặc cịn tâm lí ỷ lại chờ giáo viên hỏi mới pháp biểu ý
kiến. Học sinh tiếp thu gợi mở thụ động nên dễ vận dụng bài học một cách máy
móc.



Do đó khi áp dụng phương pháp này giáo viên cần lưu ý:

Xây dựng hệ thống câu hỏi rõ ràng mạch lạc, dễ hiểu, bám sát nội dung
bài học, phù hợp với nhiều đối tượng HS Thay đổi hình thức câu hỏi (nêu trực
tiếp, gián tiếp hoặc bằng hình thức đố vui…) để tạo sự hấp dẫn cho HS Có thái
độ cởi mở, gần gũi trong quá trình trao đổi với HS Câu hỏi gợi mở mang tính
động viên khích lệ học sinh, tuyệt đối khơng mang tính phủ định hay áp đặt. Gợi
mở để học sinh nhận thấy vẻ đẹp của đối tượng và mong muốn thể hiện cái đẹp
vào bài vẽ .
e.Phương pháp trực quan kết hợp với phương pháp phân tích:
Các bài học của phân mơn vẽ trang trí thường khơng nặng về lý thuyết
nhưng yêu cầu của phân môn là phải giúp cho các em khắc sâu kiến thức, nhớ
lâu. Vì vậy phương pháp trực quan kết hợp với phương pháp phân tích là một
giải pháp phù hợp trong việc dạy học phân mơn vẽ tranh đề tài. Tuy khơng có
điều kiện tiếp xúc trực tiếp những cơng trình, sản phẩm, nhưng thơng qua tranh
ảnh, bài vẽ và được phân tích cụ thể học sinh sẽ tiếp thu nội dung kiến thức bài
học một cách dễ dàng hơn.
f. Phương pháp gợi mở:


20

Có hiệu quả cao khi sử dụng trong dạy học phân môn vẽ theo mẫu. Giáo
viên dùng lời nhận xét, câu hỏi gợi mở để học sinh quan sát, nhận xét, suy nghĩ,

so sánh đối chiếu và tự điều chỉnh, sửa chữa bài vẽ của mình.
Ví dụ bài: Cách vẽ theo mẫu. Mẫu có dạng hình hộp và hình cầu ( Mĩ
Thuật 6- tiết 4– bài 7) :
Phần đánh giá – nhận xét, có thể đưa ra hệ thống câu hỏi gợi mở sau:
- Em hãy quan sát và cho biết bài vẽ hình nào gần giống mẫu nhất?
- Mẫu vẽ đúng với mẫu đã đặt trên bảng chưa?
- Bố cục bài vẽ sắp xếp có hợp lý với khổ giấy không?
Phương pháp này rất phù hợp với việc đánh giá nhận xét vì nó phát huy
được khả năng tự học và sáng tạo của học sinh. Sử dụng phương pháp gợi mở
giáo viên tạo điều kiện cho học sinh tự suy nghĩ, tự tìm hiểu để tìm đến kiến thức, tự
khắc sâu bài học.
k.Phương pháp luyện tập:
Học Mỹ thuật lấy thực hành làm hoạt động chính và chỉ có trên cơ sở
thực hành thì nhận thức lý thuyết mới rõ dần. Học mỹ thuật học sinh phải thực
hành được nội dung học tập, có thể là các bài tập sẽ trùng lặp nội dung, yêu cầu,
cách tiến hành, song mỗi bài học sinh phải tìm ra cách vẽ khác nhau: về khai
thác nội dung yêu cầu bài học, tìm hoạ tiết, bố cục, xây dựng hình tượng, cách
xử lý màu, đậm nhạt… Học mỹ thuật, thường thể hiện rõ sự tưởng tượng, sáng
tạo chủ quan, sự khái quát hoá đối tượng theo cách vẽ được thể hiện thông qua
khả năng tiếp thu và năng khiếu của từng học sinh:
+ Kĩ năng tư duy tạo hình.
+ Kĩ năng vẽ hình, chỉnh hình.
+ Kĩ năng vẽ đậm nhạt và vẽ màu.
+ Kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tế.
Hướng dẫn học sinh làm bài, giáo viên cần tìm ra những thiếu sót về bố
cục, đường nét, vẽ hình, màu sắc, gợi ý cho các em suy nghĩ và tự tìm ra cách
sửa chửa, điều chỉnh theo khả năng, phù hợp với từng dạng bài của mỗi em.
Cần có kế hoạch làm việc với từng loại học sinh; giỏi, khá, trung bình,
yếu kém. Mỗi loại học sinh đều có u cầu, gợi ý riêng và cách bổ sung khác
nhau. Giáo viên làm việc với từng học sinh, góp ý, khích lệ mỗi em hồn thành

bài vẽ bằng khả năng của mình.
* Giờ thực hành mỗi tiết khá là dài, thường từ 20 – 30 phút, để mỗi học
sinh chú ý làm bài hết khả năng trong giờ thực hành là một yêu cầu không dễ.
Đa số các em sẽ làm việc riêng, nói chuyện,.. để tạo hứng thú thực hành, giáo
viên cần:
- Đưa ra yêu cầu ngay từ đầu. Ví dụ: “ Các em hãy hồn thành bài vẽ hình
tiết học ngày hôm nay “.


21

- Bám sát, nhắc nhở những học sinh chưa tập trung vào bài.
- Giáo viên chấm bài tại lớp: Gọi một số học sinh bất kì lên chấm bài.
- Đánh giá ngay bài vẽ sau giờ thực hành: Lấy trực tiếp các bài đã chấm
đánh giá chỉ ra điểm tốt, chưa tốt của bài vẽ.
- Phê bình, tuyên dương khả năng thực hành của học sinh tại lớp.
3.3. Đánh giá kết quả bài học.
Việc đánh giá kết quả bài học cần được tính ngay từ khi xác định mục
tiêu và thiết kế bài học nhằm giúp học sinh và giáo viên kịp thời nắm được
thông tin liên hệ ngược chiều để điều chỉnh hoạt động dạy và học. Dựa vào mục
tiêu của môn mĩ thuật là giáo dục thị hiếu thẩm mĩ, nhìn nhận ra cái đẹp, cảm
thụ cái đẹp, tập tạo ra cái đẹp để thưởng thức và vận dụng cái đẹp vào cuộc
sống. Do vậy đánh giá kết quả học mĩ thuật không nên quá phụ thuộc vào kết
quả bài vẽ cụ thể, vì đằng sau bài vẽ và q trình học mĩ thuật, học sinh cịn hiểu
biết về cái đẹp và đã vận dụng vào sinh hoạt, học tập hàng ngày.Đánh giá quá
trình thực hành của học sinh cần chú ý về nhiều mặt: có em biểu đạt hình tốt hơn
màu, có em biểu đạt màu tốt hơn hình, khả năng vẽ bài chưa tốt nhưng quá trình
học tập vơ cùng nghiêm túc,.. Hơn nữa một bộ phận học sinh hiểu và cảm thụ
được cái đẹp nhưng rất khó thể hiện ra bài vẽ. Cái đích của dạy mĩ thuật ở phổ
thông là đào tạo ra nhiều người biết thưởng thức cái đẹp chứ không phải là đào

tạo người làm ra cái đẹp cho xã hội.
Giáo viên phải linh hoạt trong thời gian lên lớp, đảm bảo quy trình thời
gian, phân chia lớp hợp lí, giúp các em nhận thức hiểu và cảm nhận.
3.4. Biện pháp giúp học sinh phát triển năng lực tự học và sáng tạo
trong phân môn vẽ theo mẫu ở trường THCS Nguyễn Trung Trực
3.4.1. Khi môn Mỹ thuật được xem như những mơn học khác phải chuẩn
bị các “phương pháp chung” thì cần có thêm những “phương pháp riêng biệt”.
Trong đề tài này tôi sẽ đưa ra những phương pháp cụ thể để các em tự tìm ra
phương hướng khi học mĩ thuật, để các phương pháp này được phát huy một
cách có hiệu quả thì bản thân người học phải có được sự tự tin với kỷ năng thực
hành của chính mình. Muốn vậy tơi phải tập cho mình một tư thế đĩnh đạc, tác
phong nhanh nhẹn, giọng nói truyền cảm. Bước lên bục giảng tơi phải là một
người hồn tồn mới, đầy nhiệt huyết với nhiệm vụ cao cả là đưa các em bước
vào một thế giới nghệ thuật của trí tưởng tượng, tính sáng tạo, thế giới của cái
đẹp với “phương pháp tạo được hứng thú” cho học sinh và tìm hiểu nó thơng
qua các bài học vẽ tranh đề tài. Và lúc đó cả thầy trị chúng tơi mới tạo ra được
một giờ học, một tác phẩm mang một phong cách chuyên nghiệp hơn với những
ai theo học bộ môn năng khiếu này.
Học mỹ thuật, “phương pháp vấn đáp” được sử dụng nhiều. Phương pháp
vấn đáp kích thích được học sinh suy nghĩ, giúp học sinh hiểu, áp dụng vào bài
vẽ. Trong các tình huống vấn đáp người thầy phải biết đặt ra nhiều tình huống để
lơi cuốn được các em trách áp đặt nội dung quá nặng nề và buồn chán.


22

Để hướng đến những mục tiêu cần đạt được thì người giáo viên phải
chuẩn bị cho mình một hành trang “vững chắc về kiến thức”, khả năng “thực
hành thông thạo, minh họa trực quan tốt”, “vừa giảng vừa phải kết hợp được kỷ
năng minh họa đặc biệt nhanh, chính xác” của người hướng dẫn các em…ngồi

ra cịn phải đảm bảo khi hướng dẫn các em phải thu hút được sự chú ý, tập trung
gây nên hứng thú khi học và thấu hiểu những nội dung cần thiết của học sinh
muốn biết điều gì là trọng tâm.
Để vào một bài vẽ theo mẫu cụ thể như bài “Ấm tích và cái bát’’
Hỏi phải hợp lý: Nếu cuộc sống của chúng ta khơng có những vật dụng
bình dị này liệu chúng ta có thấy thiếu ?
“Những vật tưởng chừng như vơ cùng bình dị nhưng ln ln hiện hữu
trong cuộc sống của chúng ta, mang lại những giá trị riêng. Ngoài việc được sử
dụng , bản thân mỗi vật dụng đều có vẻ đẹp riêng, giống như vẻ đẹp của mỗi
người”
Ta cần phải hỏi như thế vì sao? Phải làm thế nào để có những câu hỏi vừa
sát nội dung lại vừa dễ hiểu? Với điều này tơi đã tự đặt mình vào trường hợp
một người cần biết vai trò của ấm tích và cái bát trong cuộc sống và chắt lọc ra
những nội dung cần biết mà còn phải liên quan và thật gần gũi, quen thuộc với
đời sống hàng ngày của chính bản thân mình. Điều này sẽ thơi thúc người học vẽ
phải tư duy, nghĩ lại những cảnh tượng đã và đang xảy ra xung quanh mình một
cách tự nhiên, những ấn tượng sâu đậm về điều mình đang tìm tịi sẽ hiện ra
trong sự suy nghĩ, tưởng tượng.
Những câu hỏi vừa hợp lý vừa tạo được sự hưởng ứng phát biểu của học
sinh do đó một việc khơng thể thiếu khi giáo viên biết khai thác nội dung và chú
ý đến tinh thần học tập tích cực của các em tạo sự say mê và học tập tốt hơn nữa,
giáo viên tận tình giúp đỡ, động viên…sau những câu trả lời của các em không
được chê sẽ làm các em mất hứng thú và xấu hổ với bạn cùng lớp và dần dần sẽ
lười phát biểu.
Sau khi học sinh trả lời giáo viên phải chỉ vào những nơi, những hình ảnh
mà học sinh nói tới trong tranh. Các em mới thấy rõ câu trả lời của mình đúng
hay chưa đúng. Lúc đó giáo viên cần chốt và bổ sung lại cho học sinh nghe
không quên lời khen nếu các em có ý hay trong câu trả lời.
►Hướng dẫn học sinh quan sát- nhận xét:
Bằng một “phương pháp tạo tình huống” nội dung có thể phù hợp theo

từng lớp để hướng dẫn các em quan sát nhận xét: trò chơi, mẫu chuyện, đoạn
video clip,…có những hình ảnh nói đến trong bài học.
Phương pháp hướng dẫn khác: “phương pháp trực quan, quan sát, gợi mở,
học nhóm,…”
Giáo viên có thể cho học sinh bày mẫu, xem mẫu Cho học sinh xem và
phân tích các bộ phận của vật mẫu..


23

VD: “lọ hoa và quả ” thì giáo viên sẽ trực tiếp là hướng dẫn viên cho các
em tham gia trực tiếp vào trị chơi đóng vai các em sẽ nhớ rõ hơn vị trí các bộ
phận của lọ hoa:
1 bạn làm miệng, 1 bạn làm cổ, 1 bạn làm thâ, 1 bạn làm đáy. Khi giáo
vien hô 123 các em phải sắp xếp đúng vị trị các bộ phận của lọ hoa.
Làm mới bài dạy bằng một cách mới mẻ tạo sự hấp dẫn và khả năng ghi
nhớ của học sinh.
►Hướng dẫn học sinh cách vẽ
Phương pháp hướng dẫn: “phương pháp minh hoạ trực quan và giải
thích”.
Với phương pháp này theo kinh nghiệm từ đồng nghiệp và bản thân đã
vận dụng cách hướng dẫn minh họa trực tiếp cho học sinh thì tơi nhận thấy vẽ
trực tiếp các thao tác từng bước lên trên bảng vẽ để học sinh quan sát trực quan
nhưng khi hướng dẫn và vẽ thì khơng phải giáo viên ai cũng làm được, có khi vẽ
mà khơng giải thích, cũng có khi giải thích mà ngừng vẽ liền mạch và giáo viên
phải chú ý khi vẽ khơng được che khuất hình, vừa vẽ vừa giải thích theo trình tự
bước vẽ để học sinh hiểu rõ hơn, nắm vững kiến thức cần có được khi ở vị trí
người vẽ có thể đạt kết quả tốt, đặc sắc hơn, khác hẵn so với các bước minh họa
do giáo viên chuẩn bị hình mẫu, chép trên máy,…ở điểm này làm cho học sinh
không chắc chắn, không yên tâm khi vẽ.

Cụ thể thì giáo án soạn cho từng bài phải có nội dung phù hợp, đảm
bảo kiến thức chuẩn, vận dụng được vào thực tế kỷ năng sống của chúng ta cần
đạt tới. Tương tự có nhiều yếu tố thực tế mang tính giáo dục đến với học sinh
của chúng ta… “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”
Một trong những phương pháp hay sử dụng nhất trong giảng dạy mỹ thuật
đó là “phương pháp minh họa trực quan”, có thể nói bước đầu tiên để người giáo
viên giúp học sinh tiếp cận với mỹ thuật đó là các hình ảnh trực quan, thơng qua
nó chúng ta tổ chức tiết học một cách hợp lý nhất để học sinh tiến hành các thao
tác tư duy bao gồm : Phân tích, tổng hợp, so sánh, khái qt hóa, trừu tượng
hóa…. hình thành nên kiến thức hơn, hiểu sâu hơn, nhớ chính xác hơn.
Phương pháp này quan trọng đến mức mà đôi khi người ta chỉ cần nhìn
vào nó đã có thể đánh giá được tiết học đó “thành cơng” đến mức nào. Minh hoạ
đẹp, phong phú, “phương pháp minh họa trực quan” sinh động sẽ làm tăng thêm
tính hấp dẫn của tiết học và thuyết phục học sinh, nó có tác động quan trọng đến
việc cảm nhận tác phẩm, hình thành nên nhận thức thẩm mỹ của các em, rèn
luyện cho các em một trực giác nhạy bén, khả năng quan sát và phát hiện những
vấn đề trong cuộc sống.
►Hướng dẫn học sinh thực hành
Bao quát lớp xuyên suốt thời gian thực hành trên lớp tuy nhiên cần động
viên, khuyến khích tuỳ vào khả năng các em, tạo ra được khơng khí cạnh tranh
trong học tập, kích thích sự sáng tạo, xóa bỏ tư tưởng chán học không muốn


24

trong học tập. Trong đó nhóm học sinh khá, giỏi là giáo viên ta có thể dùng làm
hạt nhân kích thích gây ra một làn sóng hứng thú lan truyền trong tiết học.
Tuy vậy phải biết động viên khích lệ tế nhị khi có những bài vẽ chưa tốt,
“có thể bài sau em sẽ làm tốt hơn nữa”
►Hướng dẫn học sinh nhận xét đánh giá bài vẽ

Giáo viên không nên quá áp đặt để học sinh nhận xét, đánh giá theo kiểu
nhìn của người lớn sẽ khơng phù hợp so với nét hồn nhiên trong tranh của các
em học sinh.
Một số câu hỏi hướng dẫn các em tự nhận xét đánh giá bài mình và bài
bạn:
- Nội dung bài thực hành gì?
- Đường nét, tỷ lệ các bộ phận hợp lý chưa?
- Màu sắc, độ đậm nhạt có phù hợp chưa ?
- Theo các em thích nhất bài nào, vì sao?
Kết luận lại ý nhận xét của các em học sinh:
Đặc biệt trong từng phân mơn thì giáo viên cần có phương pháp phù hợp
khi hướng dẫn cách thực hành cho các em như trên và đối với những phân môn
khác như: vẽ tranh đề tài, vẽ theo mẫu, …
Điều quan trọng không thể thiếu là việc treo tranh các em lên lúc cuối giờ
qua đó kích thích các em cố gắng trong bài học của mình cịn những bài chưa
đẹp ta sẽ động viên bạn cố gắn, rút bài học cho tiết sau đạt kết quả cao hơn,…
….
3.4.2. Từ nhiều quan niệm với phần lớn học sinh sẽ chú trọng vẽ thế nào
cho đẹp, cho giống là được tuy nhiên điều này sẽ làm hạn chế rất nhiều khả năng
của các em, với việc thực hành nếu học sinh chỉ biết vẽ giống như SGK, tài liệu
tham khảo chuyên mơn, hay hồn tồn như bức tranh một người ngồi cạnh thì
cứ như thế sẽ thành thói quen, là giáo viên phải chú ý điều này và phải nghiêm
khắc với những trường hợp nêu trên bằng nhiều cách, trước tiên phải thường
xuyên động viên, nhắc nhở,…khi hướng dẫn thực hành phải kết hợp chỉ rõ điểm
nào các em thường mắc phải trong khi vẽ tranh, vẽ theo mẫu, vẽ trang trí,…
Khuyến khích sự sáng tạo và tự học của học. Đối với những bài vẽ mang tính
chất hơi hướng sao chép sách giáo khoa cần chỉ rõ điểm hạn chế ở những bài vẽ
đó, Từ đó khích lệ tinh thần tự học, nâng cao tính sáng tạo trong từng bài vẽ.Bởi
vì khi vẽ theo mẫu trực quan thì mỗi góc ngồi khác nhau các em sẽ nhìn thấy 1
hình ảnh khác của vật mẫu. Khơng thể cả lớp có chung 1 góc nhìn.

3.4.3. Trong nhiều phương pháp cụ thể thì phương pháp trực quan là
phương pháp rất thực tế trong bộ mơn, có thể tạo cho các em được nhiều cảm
hứng khi học, tạo thói quen quan sát, tư duy cho học sinh,…nhưng không phải
lúc nào cũng chuẩn bị nhiều hình ảnh cho các em xem là hiệu quả, cụ thể trong
khi hướng dẫn học sinh thực hành là thực tế nhất đối với đặc thù bộ môn, các em


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×