Tải bản đầy đủ (.doc) (30 trang)

kế hoạch đầu tư và phát triển sản xuất kinh doanh trong thời gian tới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (263.2 KB, 30 trang )


MỤC LỤC
I. Giới thiệu chung về công ty………………………………………….2
II. Quá trình hình thành và phát triển của công ty…….……………… 2
III.Hệ thống tổ chức, chức năng nhiệm vụ…………… ……………… 3
1. Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty……………………………… 3
2. Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban…………………………….4
IV.Thực hiện phương án cơ cấu lại doanh nghiệp và sản xuất kinh doanh
Sau cổ phần hóa……………………………………………………10
1. Lý do cơ cấu lại doanh nghiệp…………………………………… 10
2. Phương án sắp xếp lại sản xuất…………………………………….11
3. Phương án sắp xếp lại lao động……………………………………12
V. Năng lực tài chính và năng lực về nhân sự của công ty….…………16
1. Năng lực tài chính…………………………………………………16
2. Năng lực về nhân sự………………………………………………16
VI.Kinh nghiệm thi công các công trình xây lắp nhà thầu đã và đang
Thực hiện trong những năm gần đây…………………………… 19
VII.Kế hoạch đầu tư và phát triển sản xuất kinh doanh trong thời
gian Tới………………………………………………… 21
Đề tài 1 22
Đề tài 2 27
1
I. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY
1. Tên công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY LẮP VÀ SẢN XUẤT
CÔNG NGHIỆP
Tên giao dịch: CONSTRUCTION AND INDUSTRIAL
PRODUCTION JOINT STOCK COMPANY
Tên viết tắt: CIPC
2. Địa chỉ trụ sở chính: Số nhà 275, đường Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân,
thành phố Hà Nội
Điện thoại: 5581737 Fax: 5582201


Email:
3. Ngành, nghề kinh doanh
- Xây dựng các công trình công nghiệp và dân dụng đến nhóm A; các công
trình kỹ thuật hạ tầng, khu công nghiệp và khu dân cư; các công trình giao thông
đường bộ, cầu cảng, thủy lợi
- Xây lắp đường dây và trạm biến áp, công trình nguồn điện;
- Lắp đặt thiết bị công nghệ, điện nước, đo lường, phòng chống cháy;
- Sản xuất kết cấu thép, nhà tiền chế, thiết bị phi tiêu chuẩn, tấm lợp kim loại
và phụ kiện, sản xuất các loại vật liệu xây dựng, các sản phẩm bê tông;
- Đầu tư kinh doanh nhà ở và hạ tầng khu công nghiệp; Kinh doanh du lịch
khách sạn ( không bao gồm kinh doanh phòng hát Karaoke, quán Bar, vũ
trường);
- Mua, bán, xuất nhập khẩu thiết bị, vật tư kỹ thuật, vật liệu xây dựng;
- Dịch vụ vận tải đường bộ, đại lý hàng hóa, cho thuê thiết bị và kho bãi;
- Tư vấn đầu tư, lập dự án và lập tổng dự toán, quản lý dự án ( không bao
gồm dịch vụ thiết kế công trình).
4. Vốn điều lệ: 24.450.000.000 ( Hai mươi bốn tỷ, bốn trăm năm mươi triệu
đồng VN)
II. QÚA TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY
Công ty cổ phần xây lắp và sản xuất công nghiệp (CIPC) thuộc Tổng công ty
Xây dựng công nghiệp Việt Nam ( trước tháng 10 năm 1998 thuộc Tổng công ty
2
Thép Việt Nam) tiền thân của Công ty là các lực lượng xây dựng khu gang thép
Thái Nguyên và các Nhà máy Cơ khí lớn ở thành phố Hà Nội.
Quyết định số: 2980/QĐ – BCN ngày 22/9/2005 của Bộ trưởng Bộ Công
nghiệp về phê duyệt phương án và chuyển Công ty Xây lắp và sản xuất công
nghiệp thành Công ty cổ phần Xây lắp và Sản xuất Công nghiệp.
Công ty cổ phần đã chính thức đi vào hoạt động kể từ ngày 01/04/2006.
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số: 0103011603 ngày 31/03/2006 do
Sở kế hoạch đầu tư Hà Nội cấp.

CIPC có trụ sở chính đóng 275 Nguyễn Trãi – Thanh Xuân – Hà Nội.
02 Văn phòng đại diện công ty tại Hà Tĩnh và Hải Dương.
Toàn công ty gồm 09 Nhà máy, Xí nghiệp thành viên đóng tại Hà Nội và các
tỉnh phía Bắc.
Công ty cổ phần Xây lắp và Sản xuất Công nghiệp với đội ngũ gần 1500
người gồm kỹ sư, kỹ thuật viên công nhân lành nghề, chuyên đảm nhận xây lắp
các công trình công nghiệp có quy mô vừa và lớn, các công trình dân dụng đến
cấp 1. Hơn bốn mươi năm qua, công ty đã xây dựng nhiều công trình quy mô
lớn và trọng điểm của Nhà nước.
Trong những năm gần đây nhờ đổi mới công nghệ, đầu tư các trang thiết bị
xây dựng tiên tiến, bồi dưỡng nâng cao trình độ cán bộ quản lý các cấp và công
nhân, kỹ thuật các chuyên ngành, sắp xếp củng cố tổ chức bộ máy trong toàn
công ty, công ty đã trúng thầu xây dựng nhiều công trình có vốn liên doanh với
nước ngoài có giá trị lớn. Tất cả các công trình trên đều đảm bảo tiến độ, chất
lượng, các yêu cầu kỹ thuật của công nghệ, được các chủ đầu tư đánh giá cao.
III. HỆ THỐNG TỔ CHỨC, CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ
1. Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty:
- Đại hội đồng cổ đông là cơ quan quyền lực cao nhất của công ty.
- Hội đồng quản trị gồm 05 người thay mặt cổ đông quản lý công ty.
- Ban kiểm soát gồm 03 người thay mặt cổ đông kiểm soát toàn bộ quá trình
hoạt động của công ty.
- Ban điều hành: Giám đốc, phó giám đốc, và các phòng nghiệp vụ công ty.
3
- Các đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc gồm: 9 chi nhánh – Xí nghiệp,
02 văn phòng đại diện, 5 đội trực thuộc công ty.
MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY


2. Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban
2.1 Phòng tổ chức hành chính

2.1.1 Chức năng
- Tham mưu, trợ giúp giám đốc công ty trong việc tổ chức bộ máy, tổ chức
quản lý nhân sự toàn công ty; xây dựng chính sách nhân sự chung toàn công ty.
- Tổ chức thực hiện các hoạt động quản lý hành chính
- Tổ chức thực hiện các công tác đối ngoại.
- Tổ chức thực hiện các hoạt động thi đua, văn thể, y tế, đời sống cho cán bộ
nhân viên.
- Hướng dẫn, giám sát các đơn vị trong việc thực hiện các hoạt động quản lý
nhân sự tại đơn vị; đôn đốc thực hiện các nội quy quy chế của công ty.
2.2.2 Nhiệm vụ
4
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
GIÁM ĐỐC
BAN KIỂM SOÁT
PHÓ GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC
PHÒNG
TỔ
CHỨC
HÀNH
CHÍNH
PHÒNG
TÀI
CHÍNH
KẾ
TOÁN
PHÒNG
KẾ
HOẠCH
ĐẦU TƯ

PHÒNG
KỸ
THUẬT
AN
TOÀN
PHÒNG
QUẢN
LÝ DỰ
ÁN
CÁC CHI
NHÁNH, XÍ
NGHIỆP
TRỰC
THUỘC
CÁC ĐỘI THI CÔNG
- Xây dựng và tổ chức thực hiện các phương án tổ chức bộ máy: sát nhập,
giải thể, thành lập tổ chức mới.
- Hướng dẫn xây dựng và hoàn thiện các bản chức năng, nhiệm vụ của các
phòng ban; bản mô tả công việc của các vị trí chức danh.
- Nghiên cứu, xây dựng chính sách nhân sự của công ty, xây dựng cơ chế
phân cấp quản lý lao động đối với các đơn vị trực thuộc.
- Thống kê quản lý lao động toàn công ty.
- Nghiên cứu, xây dựng, hướng dẫn, phổ biến triển khai áp dụng các nội quy,
quy định, quy chế, thỏa ước phù hợp với điều kiện công ty và pháp luật lao động
trong công ty.
- Thực hiện quy hoạch nhân sự; lập kế hoạch đào tạo, tổ chức các điều kiện
và phối hợp thực hiện các hoạt động đào tạo, huấn luyện cán bộ nhân viên.
- Nghiên cứu xây dựng và tổ chức thực hiện quy chế trả lương; quy chế đãi
ngộ và các chế độ khác ( nếu có) nhằm khuyến khích tạo động lực cho người lao
động.

- Tổ chức thực hiện công tác thi đua, khen thưởng, kỷ luật lao động của công
ty.
- Báo cáo cho giám đốc công ty về thực hiện các chức năng, nhiệm vụ, kế
hoạch thực hiện công việc được giao, phân công (theo quy định).
2.2 Phòng tài chính kế toán
2.2.1 Chức năng
- Tham mưu giúp giám đốc trong việc tổ chức công tác tài chính kế toán
trong toàn công ty theo quy định của pháp luật, Điều lệ công ty và Quy chế quản
lý tài sản, vốn và hạch toán kế toán.
- Đề xuất, thực hiện các phương án về tài chính, giải pháp huy động vốn cho
hoạt động sản xuất kinh doanh, đầu tư.
- Kiểm soát các hoạt động thu chi, hạch toán kế toán tại cơ quan công ty và
các đơn vị.
2.2.2 Nhiệm vụ
- Phân tích, lập kế hoạch tài chính tín dung ngắn hạn, dài hạn của công ty.
5
- Tham gia xây dựng phương án về tài chính các dự án đầu tư của công ty.
Thẩm định các phương án về tài chính các dự án đầu tư của các đơn vị thành
viên.
- Tổ chức thực hiện việc huy động vốn cho hoạt động sản xuất của công ty.
- Tổ chức công tác kế toán, thống kê và hệ thống bộ máy kế toán phù hợp
với tổ chức sản xuất kinh doanh toàn công ty.
- Tổ chức ghi chép, tính toán và phản ánh chính xác, trung thực, kịp thời,
đầy đủ toàn bộ tài sản, nguồn vốn kinh doanh, quá trình sản xuất kinh doanh,
phân tích đánh giá kết quả SXKD toàn công ty.
- Lập các báo cáo kế toán, cung cấp thông tin, số liệu kế toán theo quy đinh
điều lệ công ty.
- Tổ chức, hướng dẫn công tác kế toán thống kê đối với các đội, đơn vị thi
công do cơ quan công ty quản lý trực tiếp, thực hiện quản lý về tài chính, kế
toán các công trình do cơ quan công ty thi công.

- Tổ chức bảo quản lưu giữ chứng từ kế toán theo quy định của pháp luật.
2.3 Phòng kế hoạch đầu tư
2.3.1 Chức năng
- Tổ chức lập kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty hàng năm. Phân
giao nhiệm vụ kế hoạch cho các đơn vị.
- Tổ chức lập các phương án, dự án đầu tư theo kế hoạch kinh doanh hàng
năm, hàng quý.
- Giám sát việc triển khai các kế hoạch, phương án kinh doanh, dự án đầu tư.
- Tổ chức thực hiện thu hồi công nợ đối với các khoản nợ phát sinh trước
đây.
2.3.2 Nhiệm vụ
- Đánh giá năng lực sản xuất, khai thác, thi công của công ty; đánh giá từ
tiềm năng của thị trường.
- Tổ chức lập kế hoạch kinh doanh hàng năm của công ty trình thông qua tại
đại hội đồng cổ đông trên cơ sở đánh giá năng lực từ các đơn vị trực thuộc, từ
khối cơ quan công ty một cách sát thực và phân giao nhiệm vụ cho các đơn vị.
6
- Triển khai lập các phương án, dự án đầu tư theo mục tiêu kế hoạch kinh
doanh hàng năm một cách thiết thực, khả thi, có hiệu quả.
- Chủ trì phối hợp với các đơn vị trong việc triển khai thực hiện các dự án,
phương án đầu tư, quan hệ với các đối tác, nhà cung cấp đảm bảo các nguồn lực
thực hiện dự án đầu tư.
- Tổ chức thẩm định, đánh giá các đề xuất phương án đầu tư, nâng cao năng
lực thiết bị, công nghệ thi công của các đơn vị, có báo cáo trình giám đốc công
ty theo đúng yêu cầu tiến độ thời gian.
- Tổng hợp tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh của đơn vị; đôn
đốc các đơn vị thực hiện đạt các mục tiêu kinh doanh được giao, thực hiện các
nghĩa vụ nộp các kinh phí theo quy định về công ty kịp thời, chính xác.
- Tổ chức các hội nghị, họp sơ kết, tổng kết thực hiện kế hoạch sản xuất kinh
doanh của công ty hàng quý, nửa năm, hàng năm.

- Báo cáo giám đốc công ty việc thực hiện các nhiệm vụ của phòng định kỳ
hoặc theo yêu cầu.
2.4 Phòng kỹ thuật an toàn
2.4.1 Chức năng
- Quản lý kỹ thuật, quản lý thiết bị, phương tiện toàn công ty.
- Tổ chức xây dựng và cải tiến, hoàn thiện hệ thống quản lý chất lượng của
công ty
- Tổ chức đánh giá công nghệ thi công, sản xuất; đề xuất phương án tăng
năng lực công nghệ của công ty. Thẩm định, đánh giá các đề xuất đầu tư thiết bị
của các đơn vị trực thuộc.
- Giám sát, quản lý kỹ thuật an toàn, quản lý chất lượng tại các dự án, công
trình thi công.
2.4.2 Nhiệm vụ
- Tổ chức giám sát chất lượng các công trình tại các dự án, công trình thi
công do cơ quan công ty triển khai.
- Thống kê, tổng hợp toàn bộ thiết bị, máy móc thi công toàn công ty. Có
phương án phân giao quản lý cho các đơn vị.
7
- Xác định, tính toán khả năng công nghệ, năng lực sản xuất của máy móc
thiết bị
- Lập và triển khai thực hiện kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa máy móc, thiết
bị thi công.
- Liên tục cập nhật các máy móc thiết bị thi công tiên tiến trên thế giới, có
đánh giá về tính năng, mức độ phù hợp với hoạt động của công ty, hiệu quả sử
dụng; đề xuất các phương án tăng năng lực sản xuất, thi công cho công ty.
- Chủ trì xây dựng và phối hợp thực hiện các chương trình đào tạo, huấn
luyện cho cán bộ kỹ thuật thi công.
- Tổ chức xây dựng hệ thống quản lý chất lượng của công ty. Tổ chức đánh
giá định kỳ về hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001: 2000.
- Báo cáo giám đốc công ty về thực hiện các chức năng, nhiệm vụ, kế hoạch

thực hiện công việc định kỳ hoặc đột xuất theo yêu cầu đối với các vấn đề phát
sinh đòi hỏi phải xử lý, giải quyết ngay.
2.5 Phòng quản lý dự án
2.5.1 Chức năng
- Tổ chức quản lý các dự án, công trình thi công, xây lắp được giao một cách
thống nhất khối cơ quan công ty.
- Tham mưu giúp giám đốc điều phối các nguồn lực cho các dự án, công
trình xây lắp.
- Kiểm soát trực tiếp các hoạt động thi công xây lắp.
- Tư vấn, thiết kế, lập dự toán các công trình xây dựng dân dụng, công
nghiệp.
- Tổ chức các hoạt động khai thác thị trường, tìm kiếm hợp đồng. Quan hệ
với các đối tác, khách hàng, cơ quan, chính quyền và các nhà cung cấp.
- Tổ chức đánh giá năng lực sản xuất, khai thác của cơ quan công ty; lên các
phương án khai thác, mở rộng thị trường cho các dịch vụ, sản phẩm của công ty.
2.5.2 Nhiệm vụ
- Đề xuất tổ chức quản lý dự án, các công trình lớn: cơ cấu tổ chức, nhân sự,
phân giao nhiệm vụ cho BCH công trường, BĐH dự án.
8
- Quản lý dự án theo phân cấp, ủy quyền của giám đốc; quản lý chặt chẽ các
công trình thi công xây lắp theo phương án tổ chức thi công được duyệt, quy chế
quản lý xây lắp của công ty.
- Đề xuất giám đốc điều phối các nguồn lực cho các ban chỉ huy công
trường, ban điều hành dự án.
- Quản lý trực tiếp các đội thi công xây lắp khối cơ quan công ty.
- Kiểm tra, kiểm soát trực tiếp các hoạt động thi công, xây lắp
- Tổ chức thực hiện các hoạt động khai thác, mở rộng thị trường, tiến hành
đấu thầu, thương thảo ký kết hợp đồng.
- Thiết kế, tư vấn đầu tư, lập dự án và lập tổng dự toán các công trình xây
dựng dân dụng và công nghiệp

- Quản lý các hợp đồng kinh tế đã ký kết, các phương án tổ chức thi công
của các đơn vị.
- Báo cáo giám đốc công ty việc thực hiện các nhiệm vụ của phòng định kỳ
hoặc theo yêu cầu.
2.6 Đội thi công xây lắp
2.6.1 Chức năng
- Tổ chức triển khai phương án thi công xây lắp các công trình theo phương
án được duyệt, giao nhận.
- Kiểm soát các nguồn lực, chi phí để không ngừng nâng cao hiệu quả hoạt
động, nâng cao lợi nhuận.
- Phát triển, nâng cao năng lực tổ chức quản lý thi công xây lắp và khai thác
thị trường.
2.6.2 Nhiệm vụ
- Tổ chức triển khai thực hiện thi công theo phương án thi công; thực hiện
hoàn thành các chỉ tiêu đội được giao.
- Quản lý lao động của đội, thực hiện các biện pháp an toàn lao động, chế độ
cho người lao động
- Quản lý các thiết bị, phương tiện thi công trên công trình ( cả các thiết bị
của công ty và đi thuê).
9
- Thực hiện quan hệ với các đối tác, chủ đầu tư, cơ quan chính quyền nơi
công trình thi công
- Tổ chức thực hiện các thủ tục nghiệm thu, thanh quyết toán công trình.
- Thực hiện tìm kiếm, khai thác thị trường, khách hàng cho đội
- Báo cáo trưởng phòng quản lý dự án về kết quả sản xuất, quá trình triển
khai thực hiện phương án thi công.
- Tổ chức công tác thống kê, kế toán của đội theo quy định; ghi chép đầy đủ
hồ sơ công trình ( nhật ký công trình; các biên bản lấy mẫu, nghiệm thu; chứng
chỉ vật liệu; bảng tính khối lượng hoàn thành, ).
IV. THỰC HIỆN PHƯƠNG ÁN CƠ CẤU LẠI DOANH NGHIỆP VÀ

SẢN XUẤT KINH DOANH SAU CỔ PHẦN HÓA.
1. Lý do cơ cấu lại doanh nghiệp
Sau khi công ty cổ phần chính thức đi vào hoạt động (01/04/2006) công ty
đã khẩn trương tiến hành ổn định tổ chức, tập trung đẩy mạnh nhiệm vụ phát
triển sản xuất kinh doanh, đảm bảo các chỉ tiêu kinh tế xã hội do đại hội cổ đông
đề ra.
Mặc dù có những thuận lợi đó là công ty đã tích cực chủ động giữ vững thị
trường xây lắp truyền thống và mở rộng thị trường đầu tư các dự án mới. Nhưng
năm 2006 cũng là năm công ty phải đối mặt với những thách thức mới, giá cả
tiêu dùng tăng nhanh làm ảnh trực tiếp trực tiếp đến việc thực hiện và kí kết các
hợp đồng kinh tế.
- Số công nhân kỹ thuật và lao động phổ thông trình độ thấp, tuổi cao, sức
khỏe yếu, không đào tạo lại được. Mặt khác do công ty mở rộng thị trường, các
công trình mới trúng thầu ở xa, số công nhân này không thể đi thi công xa nhà
được.
- Số lao động gián tiếp không được đào tạo cơ bản, trình độ chuyên môn
nghiệp vụ, trình độ quản lý yếu, hiệu suất làm việc thấp không đáp ứng được
nhiệm vụ mới, trên cơ sở đó công ty phải thực hiện sắp xếp, cơ cấu lại tổ chức
và bố trí lại lao động.
10
- Phân công lại chức năng nhiệm vụ của các phòng ban, sắp xếp lại các đơn
vị thành viên nhằm hạn chế các đầu mối, tinh giảm bộ máy gián tiếp gọn nhẹ.
- Rà soát hệ thống định mức kinh tế kỹ thuật, định mức lao động trong công
ty để điều chỉnh, bổ sung cho hợp lý nhằm giảm chi phí trong đó có chi phí tiền
lương nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Để đạt được các chỉ tiêu trong phương án sản xuất kinh doanh công ty phải
cơ cấu lại tổ chức trong toàn công ty.
2. Phương án sắp xếp lại sản xuất
Để đạt được các chỉ tiêu trong phương án sản xuất kinh doanh, công ty cổ
phần đã có phương án tổ chức lại sản xuất trong toàn công ty, trên cơ sở thực

hiện các nội dung chủ yếu sau:
- Thực hiện nghiêm túc phương án cổ phần hóa đã được bộ công nghiệp phê
duyệt bao gồm:
+ Giải quyết chi trả đầy đủ chế độ cho 559 lao động thuộc diện dôi dư theo
nghị định 41/CP do sắp xếp lại sản xuất kinh doanh khi xác định giá trị doanh
nghiệp lần 1.
+ Làm các thủ tục để công ty cổ phần xây lắp và sản xuất công nghiệp đi
vào hoạt động từ 01/04/2006.
+ Năm 2006 là năm đầu tiên công ty cổ phần chính thức đi vào hoạt động
cần phải ổn định tổ chức và sắp xếp lại sản xuất cho phù hợp nên công ty gặp
một số khó khăn, số lao động không đáp ứng được nhu cầu công tác đặt ra cần
tiếp tục giải quyết lao động dôi dư theo nghị định 41/CP trong vòng 12 tháng
đến 31/03/2007.
- Để thực hiện tốt nhiệm vụ sản xuất kinh doanh đã đặt ra hội đồng quản trị
đã quyết định cơ cấu lại tổ chức sản xuất bố trí lại lao động cho phù hợp, bằng
cách phân công lại chức năng nhiệm vụ và sát nhập một số phòng ban công ty,
tinh giảm bộ máy gián tiếp từ công ty đến các đơn vị thành viên, thực hiện cơ
chế kiểm tra giám sát chặt chẽ của công ty với các đơn vị thành viên.
- Nâng cao nguồn nhân lực, thông qua việc đào tạo, tuyển dụng mới, tiếp
nhận lao động đã được đào tạo tại các trường CNKT và đúng ngành nghề cần sử
11
dụng, rà soát hệ thống định mức lao động, điều chỉnh bổ sung các định mức bất
hợp lý để giảm chi phí nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
- Cải tiến chế độ trả lương, trả thưởng khuyến khích cán bộ công nhân viên
có tinh thần trách nhiệm cao đóng góp nhiều và gắn bó lâu dài với công ty.
- Giảm giá thành sản phẩm bằng cách cải cách hệ thống quản lý, kiểm soát
chặt chẽ giá mua, mức tiêu hao vật tư, nguyên liệu trong sản xuất tìm biện pháp
giảm chi phí bán hàng, giảm tối thiểu chi phí quản lý hành chính.
- Tiếp tục mở rộng và giữ vững thị trường truyền thống, tăng cường tìm
kiếm đối tác đầu tư, nâng cao hơn nữa chất lượng sản phẩm.

- Lập phương án sắp xếp lao động sau khi biên chế tổ chức và sát nhập các
đầu mối quản lý cho phù hợp hơn, giảm lao động thủ công và tay nghề yếu.
- Trình các cơ quan chức năng giải quyết lao động dôi dư theo nghị định
41/CP theo phương án cơ cấu lại của công ty.
3. Phương án sắp xếp lại lao động
3.1 Khối cơ quan công ty
* Trước khi sắp xếp
Tổng số lao động của khối cơ quan công ty trước khi sắp xếp là : 78 người,
được bố trí ở 6 phòng chauắc năng, ban giám đốc, khối đảng đoàn thể và 5 đội
xây lắp trực thuộc.
* Sau khi sắp xếp lại lao động
- Từ 6 phòng chức năng sắp xếp lại còn 4 phòng chức năng, 5 đội xây lắp
sắp xếp lại còn 3 đội xây lắp.
- Tổng số CBCNV hiện có đến thời điểm sắp xếp lại là:78 người
- Số lao động cần sử dụng theo yêu cầu sản xuất kinh doanh là : 73 người
- Số lao động dôi dư không có nhu cầu sử dụng là 5 người
- Đề nghị cấp trên giải quyết nghỉ theo NĐ 41/CP: 5 người
3.2 Các chi nhánh – Xí nghiệp thành viên
Trên cơ sở các phương án đã được hội đồng quản trị công ty phê duyệt các
chi nhánh – Xí nghiệp thành viên đã tiến hành thực hiện như sau:

12
3.2.1 Chi nhánh – Xí nghiệp xây lắp 1
* Trước khi sắp xếp:
- Chi nhánh – Xí nghiệp xây lắp 1
Tổng số CBCNV của xí nghiệp là 134 người. Bao gồm 3 phòng chức năng
và 7 đội trực thuộc, 01 xưởng sản xuất.
- Chi nhánh – Xí nghiệp xây lắp và sản xuất sản phâm kim loại
Tổng số CBCNV của xí nghiệp là 18người. Bao gồm 3 phòng chức năng và
01 xưởng sản xuất.

* Sau khi sắp xếp lại lao động
- Xí nghiệp còn lại 3 phòng ban, 1 xưởng sản xuất, 5 đội xây lắp.
- Tổng số CBCNV hiện có đến thời điểm sắp xếp lại là 152 người
- Số lao động cần sử dụng theo yêu cầu sản xuất kinh doanh là 124 người
- Số lao động dôi dư không có nhu cầu sử dụng là 28 người
- Đề nghị cấp trên giải quyết:
Nghỉ theo NĐ 41/CP : 21 người
Nghỉ theo BLLĐ: 7 người.
3.2.2 Chi nhánh – Xí nghiệp xây lắp 2
* Trước khi sắp xếp
Tổng số CBCNV của xí nghiệp là 103 người. Bao gồm 4 phòng chức năng
và 13 đội trực thuộc.
* Sau khi sắp xếp lại lao động
- Xí nghiệp còn lại 6 đội xây lắp
- Tổng số CBCNV đến thời điểm sắp xếp lại là 103 người
- Số lao động cần sử dụng theo yêu cầu sản xuất kinh doanh là 95 người
- Số lao động dôi dư không có nhu cầu sử dụng là 8 người
- Đề nghị cấp trên giải quyết :
Nghỉ theo NĐ 41/CP: 5 người
Nghỉ theo BLLĐ: 3 người
3.2.3 Chi nhánh – Xí nghiệp vật liệu và xây lắp công nghiệp
* Trước khi sắp xếp
13
Tổng số CBCNV của xí nghiệp là 38 người. Bao gồm 4 phòng chức năng 1
đội xây lắp và 2 phân xưởng sản xuất.
* Sau khi sắp xếp lại lao động
Tổng số CBCNV đến thời điểm sắp xếp lại là 38 người
- Số lao động cần sử dụng theo yêu cầu sản xuất kinh doanh là 27 người
- Số lao động dôi dư không có nhu cầu sử dụng là 11 người
- Đề nghị cấp trên giải quyết :

Nghỉ theo NĐ 41/CP: 11 người
3.2.4 Chi nhánh – Xí nghiệp xây lắp 7
Hội đồng quản trị công ty đã có quyết định cho chi nhánh – Xí nghiệp xây
lắp 7 áp dụng mô hình hạch toán báo sổ do bộ máy đơn vị quá cồng kềnh, tỷ lệ
lao động gián tiếp trên lao động trực tiếp lớn, trình độ chuyên môn nghiệp vụ
hạn chế, đơn vị hoạt động kém hiệu quả, làm ăn thua lỗ kéo dài, đời sống
CBCNV khó khăn, thu nhập bình quân đạt thấp. Từ đó Xí nghiệp đã tổ chức sản
xuất mới, trên cơ sở đó sắp xếp lại tổ chức bộ máy của đơn vị như sau:
* Trước khi sắp xếp
Tổng số CBCNV của xí nghiệp là 29 người. Bao gồm 3 phòng chức năng, 3
đội xây lắp.
* Sau khi sắp xếp lại lao động
Từ 2 phòng ban nay chỉ biên chế 1 tổ công tác, 3 đội xây lắp xuống còn 1
đội xây lắp.
Tổng số CBCNV đến thời điểm sắp xếp lại là 29 người
- Số lao động cần sử dụng theo yêu cầu sản xuất kinh doanh là 19 người
- Số lao động dôi dư không có nhu cầu sử dụng là 10 người
- Đề nghị cấp trên giải quyết theo NĐ 41/CP: 10 người
3.2.5 Chi nhánh – Xí nghiệp xây lắp 3
* Trước khi sắp xếp
Tổng số CBCNV của xí nghiệp là 103 người. Bao gồm 4 phòng chức năng
và 13 đội trực thuộc, 1 xưởng cơ khí, 1 xưởng bê tông đúc sẵn
* Sau khi sắp xếp lại lao động
14
- Xí nghiệp còn lại 3 phòng ban và 13 đội xây lắp
- Tổng số CBCNV đến thời điểm sắp xếp lại là 75 người
- Số lao động cần sử dụng theo yêu cầu sản xuất kinh doanh là 65 người
- Số lao động dôi dư không có nhu cầu sử dụng là 10 người
- Đề nghị cấp trên giải quyết theo NĐ 41/CP: 10 người
3.2.6 Chi nhánh – Xí nghiệp xây lắp 4

* Trước khi sắp xếp
Tổng số CBCNV của xí nghiệp là 79 người. Bao gồm 4 phòng chức năng và
7 đội xây lắp.
* Sau khi sắp xếp lại lao động
- Xí nghiệp còn lại 3 phòng ban và 4 đội xây lắp
- Tổng số CBCNV đến thời điểm sắp xếp lại là 79 người
- Số lao động cần sử dụng theo yêu cầu sản xuất kinh doanh là 59 người
- Số lao động dôi dư không có nhu cầu sử dụng là 20 người
- Đề nghị cấp trên giải quyết theo NĐ 41/CP: 20 người
3.2.7 Chi nhánh – Xí nghiệp xây lắp và khảo sát công trình
* Trước khi sắp xếp
Tổng số lao động của xí nghiệp là 35 người được bố trí ở 4 phòng chức năng
và 1 xưởng sản xuất.
* Sau khi sắp xếp lại lao động
- Xí nghiệp còn lại 3 phòng chức năng
- Tổng số CBCNV đến thời điểm sắp xếp lại là 35 người
- Số lao động cần sử dụng theo yêu cầu sản xuất kinh doanh là 33 người
- Số lao động dôi dư không có nhu cầu sử dụng là 2 người
- Đề nghị cấp trên giải quyết theo NĐ 41/CP: 2 người
3.2.8 Chi nhánh – Xí nghiệp cơ giới và xây lắp
* Trước khi sắp xếp
Tổng số lao động của xí nghiệp là 59 người được bố trí ở 3 phòng chức
năng, 5 đội xây lắp và 2 xưởng sản xuất.
* Sau khi sắp xếp lại lao động
15
- Xí nghiệp còn lại 3 phòng chức năng, 4 đội xây lắp và 2 xưởng sản xuất
- Tổng số CBCNV đến thời điểm sắp xếp lại là 59 người
- Số lao động cần sử dụng theo yêu cầu sản xuất kinh doanh là 57 người
- Số lao động dôi dư không có nhu cầu sử dụng là 2 người
- Đề nghị cấp trên giải quyết theo NĐ 41/CP: 2 người

3.2.9 Chi nhánh – Xí nghiệp xây lắp và KD dịch vụ Hải Phòng
* Trước khi sắp xếp
Tổng số lao động của xí nghiệp là 28 người được bố trí ở 4 phòng chức năng
* Sau khi sắp xếp lại lao động
- Xí nghiệp còn lại 3 phòng chức năng
- Tổng số CBCNV đến thời điểm sắp xếp lại là 28 người
- Số lao động cần sử dụng theo yêu cầu sản xuất kinh doanh là 21 người
- Số lao động dôi dư không có nhu cầu sử dụng là 7 người
- Đề nghị cấp trên giải quyết theo NĐ 41/CP: 7 người
V. NĂNG LỰC TÀI CHÍNH VÀ NĂNG LỰC VỀ NHÂN SỰ CỦA CÔNG
TY.
1. Năng lực tài chính
Tóm tắt các chỉ tiêu tài chính 3 năm (2004; 2005;2006)
Đơn vị tính: Triệu đồng
STT CHỈ TIÊU NĂM 2004 NĂM 2005 NĂM 2006
1 Tổng tài sản có 324647 333248 354680
2 Tài sản có lưu động 295677 306978 335048
3 Tổng tài sản nợ 324647 333248 354680
4 Doanh thu SXKD 263479 272957 222421
5 Lợi nhuận trước thuế 970 548 1113
6 Lợi nhuận sau thuế 698 395 801
7 Vốn đầu tư của chủ sở hữu 17067 17130 24450
8 Vốn lưu động 11371 11371 18691
2. Năng lực về nhân sự
CÁN BỘ CHUYÊN MÔN VÀ KỸ THUẬT CỦA DOANH NGHIỆP
16
STT
Cán bộ chuyên
môn
Số lượng Thâm niên

<=5 năm 5-10 năm >10 năm
A Đại học 262 85 55 93
1 Kỹ sư xây dựng 59 20 13 26
2 Kinh tế xây dựng 13 1 3 9
3 Kiến trúc 20 9 2 9
4 Kỹ sư cơ khí 15 7 2 6
5 Kỹ sư thủy lợi 11 2 3 6
6 Điện 22 5 5 12
7 Địa chất 4 0 2 2
8 Kỹ sư cầu đường 28 9 13 6
9 Chế tạo máy 6 1 0 5
10 Kinh tế tài chính 44 23 12 9
11 Luật 3 2 0 1
12 Ngoại ngữ 6 5 0 1
13 Y khoa 2 1 0 1

Khác 29
B Trung cấp 168 25 44 84
1 Xây dựng 54 4 8 42
2 Điện 17 8 5 4
3 Cầu đường 16 3 12 1
4 Cơ khí 11 0 1 10
5 Thủy lợi 5 1 1 3
6 Trắc địa 14 0 2 2
7 Tài chính kinh tế 32 9 4 19
8 Y khoa 4 1 3
Khác 15
Tổng A+B 430 110 99 177



17
BẢNG KÊ KHAI NĂNG LỰC CÔNG NHÂN KỸ THUẬT
STT
Công nhân theo
nghề
Số
lượng
Bậc thợ
3 4 5 6 7
A Qua đào tạo 1029 171 162 197 200 137
1 Xây dựng 300 22 54 64 106 54
2 Cầu đường 68 20 23 19 6
3 Điện 36 6 11 11 3 5
4 Bê tông cốt thép 67 2 11 15 35 4
5 Cơ khí 29 11 10 3 2 3
6 Hàn 33 8 4 7 6 8
7 Hàn điện 33 8 4 7 6 8
8 Khai thác 15 5 2 1 3 4
9 Kết cấu 12 3 3 2 3 1
10 Lái xe các loại 50 50
11 Lắp máy 16 1 2 7 4 2
12 Lắp máy điện 26 1 3 9 2 11
13 Lắp ráp 29 6 3 11 8 1
14 Nguội sửa chữa 18 1 3 6 4 4
15 Sửa chữa ôtô, thiết bị 19 0 3 10 1 5
16 SXVLXD 98 25 27 20 6 20
17 Trắc địa 14 2 8 1 2 1
18 Vận hành 12 1 4 1 6
Thợ khác 154
B Lao động phổ thông 177 37 92 48

Tổng A+B 1206 196 254 245 200 137
18
VI. KINH NGHIỆM THI CÔNG CÁC CÔNG TRÌNH XÂY LẮP NHÀ
THẦU ĐÃ VÀ ĐANG THỰC HIỆN TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY.

Đơn vị tính: triệu đồng
19
20

VII. KẾ HOẠCH ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT KINH
DOANH TRONG THỜI GIAN TỚI.
Công ty tiếp tục duy trì và phát triển mở rộng các dự án đầu tư xây dựng,
đầu tư trang thiết bị mới phục vụ thi công tăng năng suất lao động, sắp xếp các
phòng ban gọn nhẹ, có hiệu quả đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh mới đặt
ra.
Để thực hiện tốt kế hoạch sản xuất kinh doanh đã đặt ra, hội đồng quản trị
quyết định tiếp tục cơ cấu lại tổ chức sản xuất bố trí lại lao động cho phù hợp,
bằng cách phân công lại chức năng nhiệm vụ và sát nhập một số phòng ban công
ty, tinh giảm bộ máy gián tiếp từ công ty đến các đơn vị thành viên, thực hiện cơ
chế kiểm tra giám sát chặt chẽ của công ty với các đơn vị thành viên.





21
ĐỀ TÀI 1: NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH LAO ĐỘNG CỦA CÔNG TY CỔ
PHẦN XÂY LẮP VÀ SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP GIAI ĐOẠN 2000-
2006.
*Lý do chọn đề tài:

Lao động là một trong những nhân tố quan trọng quyết định đến sự tồn tại và
phát triển của doanh nghiệp. Nâng cao trình độ , tay nghề lao động và quản lý sử
dụng lao động hợp lý sẽ góp phần tăng năng suất lao động, tăng hiệu quả sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Bởi vậy em đã chọn đề tài trên để nghiên cứu.
*Kết cấu gồm 3 chương:
Chương I : Những vấn đề chung về công ty cổ phần xây lắp và sản xuất công
nghiệp và đặc điểm lao động của công ty.
I. Khái quát về công ty cổ phần xây lắp và sản xuất công nghiệp
II. Đặc điểm về lao động của công ty
Chương II : Hệ thống chỉ tiêu và phương pháp thống kê phân tích lao động
của công ty.
I. Lựa chọn hệ thống chỉ tiêu thống kê phân tích lao động
II. Lựa chọn phương pháp thống kê phân tích lao động
Chương III : Vận dụng một số phương pháp thống kê để phân tích lao động
của công ty cổ phần xây lắp và sản xuất công nghiệp giai đoạn 2000-2006
I. Vận dụng một số phương pháp thống kê để phân tích lao động của công
ty cổ phần xây lắp và sản xuất công nghiệp.
II. Đánh giá chung về tình hình quản lý và sử dụng lao động của công ty cổ
phần xây lắp và sản xuất công nghiệp
III. Một số kiến nghị và giải pháp để quản lý và sử dụng lao động có hiệu
quả.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO :
22
1. Giáo trình “Lý thuyết thống kê” PGS.TS Trần Ngọc Phác – TS Trần Thị
Kim Thu, nhà xuất bản thống kê, năm 2006
2. Giáo trình “ Thống kê kinh doanh” GS.TS Phạm Ngọc Kiểm – PGS.TS
Nguyễn Công Nhự, nhà xuất bản thống kê, năm 2004
3. Giáo trình “Thống kê kinh tế” TS Phan Công Nghĩa,nhà xuất bản giáo dục,
năm 2002

4. Giáo trình “Thống kê lao động” TS Phan Công Nghĩa,nhà xuất bản thống
kê, năm 2002
5. Giáo trình “ Kinh tế lao động” TS Mai Quốc Chánh – TS Trần Xuân Cầu,
nhà xuất bản lao động xã hội, năm 2000
6. Luận văn “ Nghiên cứu thống kê lao động tại công ty cổ phần pin Hà Nội
giai đoạn 1999-2006”- Trần Thị Lê Doan, thống kê 45, ĐHKTQD.


23
BÁO CÁO LỰC LƯỢNG LAO ĐỘNG CÓ HĐLĐ >= 1 NĂM
(LAO ĐỘNG TRỰC TIẾP TỪ 2000-2006)
Năm
Danh mục
theo
Tổng
số
Nữ
Đảng
viên
Bậc
1 2 3 4 5 6 7
200
0
A.Qua đào tạo 641 157 91 19
3
0 142 113 152 151 34
B.LĐPT 220 69 20
1
0 41 37 54 38 40
Tổng A+B 861 226 111 29 71 179 167 190 191 34

200
1
A.Qua đào tạo 640 173 95 19
3
0 167 58 177 145 44
B.LĐPT 216
10
4 23
1
0 41 27 54 38 36
Tổng A+B 856 277 118 29 71
20
4 112 215
18
1 44
200
2
A.Qua đào tạo 613 156 92 26 29 155 53 171
11
8 61
B.LĐPT 210
10
0 22 15 41 37 54 34 29
Tổng A+B 823 256 114 41
7
0 192
10
7
20
5 147 61

200
3
A.Qua đào tạo 631 139 85 32 25 162
10
1 159 124 30
B.LĐPT 148 76 9 12 24 28 27 38 19
Tổng A+B 779 215 94 44 49 190
12
8 197 143 30
200
4
A.Qua đào tạo 624
12
8 85
3
0 26 167
10
0 157 114 30
B.LĐPT 144 76 9 12 24 24 27 38 19
Tổng A+B 768
20
4 94 42
5
0 191 127 195 133 30
200
5
A.Qua đào tạo 247 36 45 26 27 86 49 28 25 6
B.LĐPT 52 17 6 4 8 23 15 2
Tổng A+B 299 53 51
3

0 35 109 64 30 25 6
200
6
A.Qua đào tạo 261 33 55 29
3
0 89 55 29 24 5
B.LĐPT 74 8 1
Tổng A+B 335 41 56 29
3
0 89 55 29 24 5
24

BÁO CÁO CHẤT LƯỢNG LAO ĐỘNG GIÁN TIẾP
(TỪ 2000-2006)
Năm Trình độ
Số
lượng
Trong đó Nữ
Đảng
viên
Thâm niên
Kỹ

Cử
nhân <5 Từ 5-10 >10
2000
A.Đại học, cao
đẳng 202 111 91 46 85 63 34 105
B.Trung cấp


Kỹ
thuật
N.vụ
khác
133 78 57 48 55 18 21 95
C.Nhân viên khác 109

33 33 6 9 94
D. Tổng cộng 444
12
7 173 87 64 294
2001
A.Đại học, cao
đẳng 234 124 110 60 95 89 36 109
B.Trung cấp
Kỹ
thuật
N.vụ
khác
140 80 62 59 61 30 22 88
C.Nhân viên khác 107 32 33 7 9 91
D. Tổng cộng 481
15
1 189
12
6 67 288
2002
A.Đại học, cao
đẳng 251 133 118 63 100
11

0 37 104
B.Trung cấp

Kỹ
thuật
N.vụ
khác
145 79 66 63 64 39 23 83
C.Nhân viên khác 104 31 32 7 9 88
25

×