Tải bản đầy đủ (.doc) (67 trang)

Nâng cao năng lực sản xuất cho sản phẩm đầu đánh gôn tại công ty Vision International

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (444.68 KB, 67 trang )

Chương 1: Lý do hình thành đề tài
CHƯƠNG 1: LÝ DO HÌNH THÀNH ĐỀ TÀI
1.1 LÝ DO HÌNH THÀNH ĐỀ TÀI
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, để cạnh tranh và đứng vững được thì bản thân
mỗi công ty phải tạo ra sự khác biệt so với các công ty khác, sự khác biệt này để thỗ
mãn và tạo niềm tin đối với khách hàng. Bên cạnh khác biệt về giá, chất lượng, sản
lượng còn yếu tố hết sức quan trọng là thời hạn giao hàng. Có nhiều nguyên nhân làm
cho sản lượng thấp, thời hạn giao hàng trể hạn. Theo kết quả quan sát thực tế thì một
trong những nguyên nhân chính đó là năng lực sản xuất.
Xuất phát từ thực tế của công ty năng lực sản xuất bộ phận khuôn sáp còn yếu kém
(đạt 50-60% sản lượng kế hoạch). Tình hình sản lượng dao động từ 1500sp/ngày đến
4500sp/ngày. Điều đó ảnh hưởng đến thời hạn giao hàng, cụ thể là tháng 9 hai đơn
hàng trể, tháng 10 một đơn hàng trể, lợi nhuận lỗ do phải đền bù hợp đồng và tốn chi
phí vận chuyển. Trong khi đó số lượng đơn đặt hàng ngày một tăng lên. Tôi thiết nghĩ
đề tài ”nâng cao năng lực sản xuất cho sản phẩm đầu đánh gôn tại Công ty Vision
International” là vấn đề cấp bách nhất của công ty hiện nay. Nếu giải quyết được vấn đề
này thì công ty sẽ tiết kiệm chi phí sản xuất sản phẩm do phải bồi thường hợp đồng, chi
phí vận chuyển, từ đó nâng cao được lợi nhuận
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1. Tìm hiểu năng lực sản xuất hiện tại tại bộ phận khuôn sáp công ty Vision
International
2. Phân tích tác nghiệp, phân tích quá trình về tình hình sản xuất để tìm ra nguyên nhân
làm giảm năng lực sản xuất
3. Đề xuất một số biện pháp nâng cao năng lực sản xuất tại khuôn sáp
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Sản phẩm đầu đánh gôn trải qua 7 bộ phận gồm tất cả 128 công đoạn khác nhau để
tạo sản phẩm cuối cùng. Do giới hạn về thời gian làm luận văn cũng như tình hình sản
xuất tại bộ phận “khuôn sáp” không đạt hiệu quả so với bộ phận khác (theo thống kê
trong 3 tháng gần đây bộ phận này chỉ đạt 50-60% kế hoạch) trong khi các bộ phận khác
đạt từ 80% kế hoạch trở lên. Hơn nữa bộ phận khuôn sáp là đầu vào, nếu bộ phận này
gặp vấn đề về sản lượng thì tất cả các bộ phận khác phải ngừng sản xuất nên bộ phận


này được chọn làm đề tài nghiên cứu.
1.4 Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI
+ Đối với người thực hiện:
Kết quả của cuộc nghiên cứu sẽ giúp người thực hiện hiểu, nắm vững lý thuyết về
cách sắp xếp lại chuyền, xác định, đo lường công việc, các công cụ thống kê trong quản
1
Chương 1: Lý do hình thành đề tài
lý chất lượng… cũng như lý thuyết về các biện pháp nâng cao năng lực trong sản xuất,
áp dụng lý thuyết vào thực tế tại công ty
+ Đối với công ty:
Giúp công ty nhìn nhận vấn đề hiện tại, nguyên nhân năng lực sản xuất thấp, các
biện pháp nâng cao năng lực sản xuất nhằm tăng sản lượng, giảm giá thành sản phẩm,
tiết kiệm được chi phí sản xuất mang đến lợi nhuận cho công ty với điều kiện máy móc,
nhân lực không thay đổi.
2
Chương 2: Cơ sở lý thuyết
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1 GIỚI THIỆU VỀ NĂNG LỰC SẢN XUẤT
Bất kỳ doanh nghiệp sản xuất nào muốn tồn tại, phát triển và đứng vững trên thị
trường thì doanh nghiệp đó phải ổn định về nhân lực, máy móc thiết bị, cũng như sản
lượng sản xuất ra ít có tụt giảm. Để phát huy tìm năng từ nguồn lực vốn có của mình,
bên cạnh các yếu tố cần có như tài chính, nhân sự, marketing vẫn còn một yếu tố hết sức
quan trọng góp phần quyết định không nhỏ đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp,
đó là năng lực sản xuất.
2.1.1 Tầm quan trọng của năng lực sản xuất
Trước tình hình cạnh tranh khốc liệt như ngày nay thì mục tiêu của hầu hết các
doanh nghiệp là thỗ mãn nhu cầu và tìm mọi cách tạo niềm tin đối với khách hàng. Vì
vậy đều quan trọng của doanh nghiệp là làm sao sản xuất ra sản phẩm vừa có chất lượng
cao vừa có giá thành hạ vừa đáp ứng được thời hạn giao hàng thì mới có thể đứng vững
trên thị trường và có thể cạnh tranh so với công ty khác. Để làm được điều này, ngồi

việc doanh nghiệp cần khai thác tốt thị trường, tìm đầu ra cho sản phẩm thì doanh
nghiệp phải xây dựng các phương án và lựa chọn các biện pháp nhằm khai thác tối đa
năng lực sản xuất hiện có của mình trong quá trình sản xuất, để có thể giảm được chi
phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm cũng như nâng cao chất lượng sản phẩm, không
ngừng gia tăng mức lợi nhuận cho doanh nghiệp, giải quyết công ăn việc làm cho người
lao động. Chính vì vậy, nâng cao năng lực sản xuất cho doanh nghiệp chiếm giữ một vai
trò rất quan trọng quyết định đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp và đặc biệt là
đối với các doanh nghiệp sản xuất.
2.1.2 Khái niệm về năng lực sản xuất
Năng lực sản xuất là kết quả quá trình sản xuất biểu hiện bằng khối lượng sản phẩm
tối đa để doanh nghiệp có thể đạt được trong một thời gian hoạt động sản xuất kinh
doanh nhất định; sản lượng nhiều nhất, chi phí thấp nhất, nhờ vào việc sử dụng có hiệu
quả tài sản cố định, lao động hiện có cùng với việc áp dụng khoa học kỹ thuâït công
nghệ tiên tiến vào quá trình sản xuất và tổ chức lao động phù hợp với tình hình sản xuất
hiện tại của doanh nghiệp.
2.1.3 Các yếu tố chủ yếu hình thành năng lực sản xuất
Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp phải đảm bảo một cách
đầy đủ, kịp thời và đồng bộ lực lượng lao động, máy móc thiết bị và nguyên vật liệu.
Các yếu tố này phải được sử dụng một cách cân đối hài hồ trong quá trình sản xuất thì
mới đem lại hiệu quả sản xuất cao, chi phí thấp và như vậy hiệu quả kinh doanh đạt
được là tối ưu.
2.1.3.1 Yếu tố lao động sản xuất
Được đánh giá dựa vào: số lượng và chất lượng. Số lượng và chất lượng là yếu tố cơ
bản của sản xuất, đóng vai trò quyết định năng lực sản xuất của doanh nghiệp. Về số
3
Chương 2: Cơ sở lý thuyết
lượng đòi hỏi phải có số lượng công nhân viên vừa đủ với một cơ cấu hợp lý, tỷ lệ lao
động gián tiếp vừa phải và dành phần nhiều cho lao động trực tiếp. Mặt chất lượng của
lao động thể hiện ở trình độ chuyên môn trí thức, kinh nghiệm.
2.1.3.2 Yếu tố vật chất của sản xuất

Cơ sở vật chất của sản xuất được thể hiện qua công cụ lao động và đối tượng lao
động, 2 yếu tố này là tài sản chủ yếu phản ánh năng lực sản xuất hiện có. Công cụ lao
động hiện đại có thể giúp người lao động phát huy tối đa khả năng vốn có của mình.
2.1.3.3 Nhân tố tổ chức của sản xuất
Ngày nay khi hoạt động sản xuất đã ổn định thì yếu tố tổ chức quản lý sản xuất trở
thành yếu tố không thể thiếu đối với mỗi doanh nghiệp. Chính các yếu tố này kết hợp
hài hồ các yếu tố thuộc về vật chất. Trong một chừng mực nhất định yếu tố thuộc về
quản lý trở nên quyết định hiệu quả sản xuất kinh doanh và việc tạo ra sự cân đối và
đồng bộ của các yếu tố sản xuất, phản ánh trình độ tổ chức quản lý của doanh nghiệp
Tóm lại năng lực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp sẽ được tối ưu hố nếu như
có sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ các yếu tố thuộc về sản xuất với nhau. Nếu việc tổ
chức quản lý được thực hiện không tốt, không đồng bộ, mất cân đối sẽ dẫn đến kết quả
hạn chế và ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh nói chung cho doanh nghiệp.
2.1.4 Cấu hình của năng lực
Cấu hình của năng lực thể hiện trong cách sắp xếp không gian, nó có thể ngăn cản sự
tiến triển trong một tổ chức. Cách sắp xếp này có thể gây cản trở đối với việc trao đổi,
di chuyển nguồn thông tin, vật liệu, tạo ra sự tổn thất về năng suất.
Vấn đề trong sản xuất là làm sao cân đối được dây chuyền, đảm bảo trên dây chuyền
có cùng một số lượng công việc để thực hiện, nhằm duy trì nguồn sản phẩm một cách
đều đặn và hiệu quả.
2.1.5 Phân loại năng lực sản xuất
Tuỳ theo đặc điểm và tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh mà mỗi doanh nghiệp
có cách phân loại năng lực sản xuất kinh doanh khác nhau, sau đây là 3 cách phân loại
thường gặp:
2.1.5.1 Phân loại theo yếu tố hợp thành năng lực sản xuất
Năng lực sản xuất được cấu thành từ nhiều yếu tố mỗi yếu tố giữ vai trò nhất định
trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Các yếu tố này bao gồm:
• Lao động: con người sẽ sử dụng công cụ lao động tạo ra sản phẩm nếu không có con
người sẽ không có sản phẩm
• Máy móc thiết bị: có máy móc mà không có con người thì cũng trở nên vô ích

• Kiến thức tổ chức quản lý: Tổ chức không hợp lý ảnh hưởng đến kết quả hoạt động
sản xuất (sản xuất không hiệu quả)
4
Chương 2: Cơ sở lý thuyết
2.1.5.2 Phân loại theo cách bố trí công nghệ sản xuất
Loại hình di chuyển liên tiếp: bắt đầu từ khi đưa nguyên vật liệu vào quá trình sản
xuất, qua xử lý cho đến khi đưa ra thành phẩm.
Hình 2.1 Sơ đồ loại hình lưu chuyển gián tiếp
2.1.5.3 Phân loại theo mức độ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
a. Năng lực sản xuất theo thiết kế: Khi xây dựng doanh nghiệp bước đầu tiên là tiến
hành khảo sát thiết kế năng lực sản xuất của doanh nghiệp, sau đó tiến hành tính tốn
cân đối, hiệu chỉnh trước khi đưa vào hoạt động. Các yếu tố bao gồm:
• Trang bị kỹ thuật công nghệ
• Đội ngũ lao động vận hành sản xuất
• Tổ chức quản lý sản xuất
• Nguyên vật liệu năng lượng, cơ sở hạ tầng
• Điều lệ tổ chức quản lý doanh nghiệp
• Điều hành hoạt động tổ chức kinh doanh
5
Nguyên vật liệu
Sản phẩm
Chương 2: Cơ sở lý thuyết
b. Năng lực sản xuất hiện có
Năng lực sản xuất hiện có của doanh nghiệp có thể biến động so với năng lực sản
xuất thiết kế ban đầu. Vì sự thay đổi các yếu tố tạo thành năng lực. Vì vậy doanh nghiệp
phải thường xuyên hiệu chỉnh cho phù hợp với hồn cảnh và tình hình hiện tại, từ đó tạo
nên năng lực sản xuất hiện có của doanh nghiệp.
c. Năng lực sản xuất đang sử dụng
Là năng lực sản xuất mà doanh nghiệp đang thực sự sử dụng. So với năng lực sản
xuất hiện có thì năng lực sản xuất đang sử dụng có thể bằng hoặc thấp hơn

Năng lực sản xuất đang sử dụng phụ thuộc vào các yếu tố:
• Mục tiêu của sản xuất
• Khả năng cân đối các yếu tố của qui trình công nghệ
• Khả năng điều hành và đề ra các quyết định điều chỉnh
2.1.6 Các yếu tố quyết định năng lực sản xuất
2.1.6.1 Nhu cầu
Nếu nhu cầu là không đổi trong năm thì chúng ta có công thức xác định năng suất
như sau:
NLSX hệ thống= Sản lượng yêu cầu/ Hiệu suất hệ thống
Việc lập kế hoạch năng lực sản xuất sẽ quyết định nguồn lực nào tạo nên giá trị cho
sản xuất. Những quyết định này dựa trên chi phí, nguồn lực, nhà máy và qui mô sản
xuất. Và dĩ nhiên phải xem xét đến các yếu tố: máy móc nguyên vật liệu, nguồn lực sẵn
có, kho tàng. Tất cả các yếu tố này phải phối hợp một cách chặt chẽ, vì mỗi nguồn lực
đều có thể trở thành yếu tố gây đình trệ sản xuất, ảnh hưởng năng lực sản xuất của hệ
thống.
2.1.6.2 Máy móc
Khi lựa chọn máy móc sản xuất cần phải cân nhắc đến tính kinh tế như: giá mua, chi
phí vận hành, giá trị tận dụng phế liệu…
2.1.6.3 Nguyên liệu (nhập lượng)
Nói chung năng lực sản xuất không thể sử dụng được nếu yếu tố đầu vào không có
mặt đúng lúc, tức không có đủ nguyên liệu kịp thời để sản xuất ra sản phẩm. Vì vậy khi
phân tích năng lực sản xuất phải cân nhắc giá phải trả khi không đủ năng lực.
6
Chương 2: Cơ sở lý thuyết
2.1.6.4 Yếu tố con người
Máy móc không thể sử dụng được nếu không có yếu tố đầu vào, không thể sử dụng
được nếu không có người vận hành. Do vậy kỹ năng tay nghề, lao động, tiền lương là
những yếu tố quan trọng phải được cân nhắc khi xác định NLSX
2.1.6.5 Sắp xếp mặt bằng nhà xưởng
Khi sản xuất ra sản phẩm phải trải qua rất nhiều công đoạn khác nhau, do đó khi đặt

máy móc cách xa nhau thì cũng cách xa nhau về năng lực sản xuất. Vì vậy đặt các máy
cách xa nhau thì chúng ta đã làm giảm đi năng lực sản xuất của hệ thống. Có 2 kiểu sắp
xếp mặt bằng như sau:
+ Sắp xếp theo sản phẩm: các sản phẩm di chuyển qua các công đoạn cùng một cách
thức
+ Sắp xếp theo công đoạn: từng công việc khác nhau theo trình tự kế tiếp, mỗi công
đoạn sẽ được đặt ở một vị trí cố định sau cho việc di chuyển dễ dàng.
2.1.6.6 Chất lượng
Nếu tạo ra sản phẩm không đúng như mong muốn của khách hàng phải sửa chữõa,
làm lại hoặc có thể huỷ bỏ, do vậy tốn rất nhiều thời gian mà thời gian này được lấy ra
từ hoạt động bình thường đó cũng lànguyên nhân làm giảm năng lực sản xuất
2.2 PHÂN TÍCH TÁC NGHIỆP
2.2.1. Khái niệm
Phân tích tác nghiệp là tiến hành phân tích các công việc hàng ngày của một người công
nhân, công việc hằng ngày có thể chia làm hai loại:
* Công việc thực hiện thường xuyên (thực hiện theo thường lệ)
* Công việc thực hiện ít xảy ra và thất thường (thực hiện thất thường).
2.2.2 Mục đích của phân tích tác nghiệp
Khi tiến hành nghiên cứu và phân tích tồn bộ các hoạt động xảy ra trong công việc,
dựa vào kết quả này giúp ta lập nên những kế hoạch cải tiến vừa cho công việc vừa cho
công tác quản lý. Đồng thời xác định tốc độ cho phép nhằm lập ra định mức thời gian
cho công tác
 Xác định mức tiêu hao thời gian cần thiết cho những hoạt động có ích và những hoạt
động tổn thất, từ đó so sánh với tỷ lệ chuẩn để có thể thấy được sự tổn thất và những
lợi ích mà doanh nghiệp đang gặp phải
 Xác định thời gian tiêu hao chuẩn cũng như việc phát hiện các hoạt động tổn thất để
cải tiến qui trình một cách thích hợp hơn.
7
Chương 2: Cơ sở lý thuyết
2.2.3 Các phương pháp quan sát: Để đánh giá tình hình sản xuất nhà quản lý thường

dùng các phương pháp quan sát sau:
2.2.2.1 Phương pháp chọn mẫu công việc
Phương pháp này là phương pháp dựa trên định luật xác suất, hoặc dựa trên lý
thuyết, các mẫu được lấy một cách ngẫu nhiên từ một nhóm lớn, có những nét tương tự
nhau như tính chất của nhóm mẹ. Phương pháp này còn gọi là phương pháp nhất thời
hay phương pháp quan sát không liên tục.
2.2.3.2 Phương pháp quan sát liên tục
• Phương pháp này dùng để quan sát một công nhân trong suốt một ngày làm việc. Sử
dụng các số đo thời gian trực tiếp trong độ dài thời gian mà người công nhân tham
gia thực hiện công việc.
• Phương pháp này không cho phép người quan sát có thể theo dõi nhiều công nhân
đồng thời cùng một lúc
• Đòi hỏi thời gian dài, liên tục để biết được chính xác tỷ lệ hoạt động của tổng thể
• Được quan sát trong suốt thời gian làm việc sẽ làm cho công nhân tỏ vẽ khó chịu và
mất tự nhiên
• Phải chuẩn bị thiết bị đo thời gian
• Tốn nhiều thời gian và chi phí
2.2.4 Phương pháp chọn mẫu công việc
2.2.4.1 Mục đích của phương pháp
Dùng để nghiên cứu thời gian tiêu hao nhằm định ra định mức lao động chính xác
qua đó cho phép phát hiện ra các bất hợp lý trong quá trình tổ chức và quản lý sản xuất
tại nơi làm việc.
2.2.4.2 Các bước tiến hành:
+ Bước 1: Xác định rõ vấn đề:
 Xác định rõ mục tiêu khảo sát
 Lý do tại sao thực hiện phương pháp thử mẫu.
 Xác định rõ chi tiết của các mục cần đo
+ Bước 2: Tiến hành khảo sát
+ Bước 3: Chọn một số công nhân để quan sát
+ Bước 4: Xác định trình tự và thời gian quan sát

+ Bước 5: Chuẩn bị hình thức mẫu ghi và xác định vị trí quan sát
8
Chương 2: Cơ sở lý thuyết
+ Bước 6: Quan sát công nhân và xem họ đang làm gì trong thời điểm quan sát. Sau đó
điền khoản mục đó vào mẫu ghi quan sát.
+ Bước 7: Điền khoản mục quan sát vào, sau khi quan sát tất cả công nhân một lần, tiến
hành lập lại quan sát cho lần thứ 2, lần thứ 3…
+ Bước 8: Các cột kiểm tra phải được điền hết sau đó chuyển sang cột tiếp theo.
+ Bước 9: Lập lại cách tiến hành trên cho đến khi tất cả các cột kiểm tra được điền hết.
+ Bước 10: Sau khi hồn tất tính số lượng các cột kiểm tra đã cho đối với từng khoản mục
+ Bước 11: Cộng tất cả đối với từng khoản mục và tính tỷ lệ đối với từng khoản mục.
2.2.5 Tiêu chuẩn gần đúng trong số lần quan sát
Độ tin cậy của các kết quả quan sát thu được tỷ lệ trực tiếp với số lần quan sát. Tuy
nhiên, trong thực tế khó mà tăng được số lượng lần quan sát (do hạn chế về thời gian,
chi phí). Do đó tuỳ theo mục đích quan sát mà qui định số lần quan sát theo bảng sau
đây:
Bảng 2.1 số lần quan sát theo từng mục đích cụ thể
Mục đích của quan sát thử mẫu Số lượng các lần
quan sát
1. Khi muốn nắm nhanh tình hình chung của tỷ lệ hoạt
động thực tế và tỷ lệ cho phép
2. Khi muốn làm rõ các điểm dường như gây ra các vấn
đề
3. Khi muốn xác định rõ các vấn đề dựa trên các kết quả
quan sát
4. Khi muốn tìm số liệu để định ra thời gian tiêu chuẩn
5. Khi muốn tìm thời gian tiêu chuẩn, tỷ lệ cho phép,
tỷ lệ hoạt động thực tế với độ chính xác cao
100
600

2000
4000
6000
2.3 PHÂN TÍCH QUÁ TRÌNH
Phân tích quá trình là một trong các phương pháp phân tích cơ bản cho phép nắm
được tình hình thực tế phân chia các hoạt động công việc sản xuất. Bắt đầu từ các vật
liệu và kết thúc là các sản phẩm thành phẩm, các quá trình có thể phân chia thành 4 giai
đoạn: Gia công, kiểm tra, di chuyển, lưu kho. Phân tích quá trình là một trong các
phương pháp rất hữu hiệu để thực hiện những cải tiến của mỗi quá trình.
2.3.1 Mục đích của phân tích quá trình:
• Để xác định rõ trình tự của các công đoạn
• Để xác định rõ phương pháp sản xuất
9
Chương 2: Cơ sở lý thuyết
• Để thực hiện tiếp tục cải tiến trong mỗi công đoạn
• Để đảm bảo thông tin cơ sở cho cải tiến việc thực hiện
• Để đảm bảo thông tin cơ sở cho thiết kế sản xuất
• Để đảm bảo thông tin cơ sở cho việc điều khiển tiến độ sản xuất.
2.3.2 Công đoạn: Công đoạn là những đơn vị công việc được phân chia ra, hợp thành
những dãy công việc. Một công đoạn được biểu thị bằng một nhóm đơn vị (nhiều công
nhân) trong một loại công việc.
2.3.3 Chuyền: Chuyền là một nhóm các công đoạn có liên quan với nhau để qua đó có
thể hồn thành một công việc cụ thể
Những đặc trưng chủ yếu của một dây chuyền:
• Hoạt động liên tục và thống nhất
• Trình tự các hoạt động cân đối
• Kết quả được thực hiện một các đồng loạt
2.3.4 Sơ đồ qui trình sản xuất.
Sơ đồ qui trình sản xuất là một biểu diễn các đồ thị công việc đã, đang, sẽ thực hiện
trên sản phẩm khi nó đi qua một phần hay tất cả các giai đoạn của qui trình. Sơ đồ bao

hàm những thông tin về số lượng, cự ly chuyển động, kiểu công việc đã làm (bằng các
ký hiệu và thuyết minh)
Để có thể dễ dàng sử dụng thời gian lưu đồ của qui trình thì đối với mỗi bước công việc
ta phải đi xem xét các công đoạn sau: sản xuất, di chuyển, kiểm tra, trì hỗn lưu kho
Dựa vào lưu đồ ta có thể trả lời các câu hỏi đối với từng bước công việc trên sơ đồ qui
trình sản xuất:
* Có thể bỏ công đoạn này không?
* Có thể kết hợp công đoạn này với công đoạn khác ?
* Có thể thay đổi trình tự sản xuất không?
* Có thể đơn giản các công đoạn hay kiểm tra?
* Có thể loại bỏ hay rút ngắn cự ly dịch chuyển?
* Có thể bỏ bước trì hỗn hay lưu trữ?
2.3.5 Các bước tiến hành:
B1: Chuẩn bị bảng biểu và các thiết bị đo thời gian
• Chọn sản phẩm để theo dõi
• Kiểm tra các cụm chi tiết
10
Chương 2: Cơ sở lý thuyết
• Nghiên cứu kỹ các chi tiết và các bước công việc
• Ghi những thông tin cần thiết cho mỗi bước công việc theo đúng như ký hiệu đã
được qui ước: số thứ tự, tên bước công việc, thời gian xử lý, thời gian vận chuyển,
thời gian trì hỗn hay lưu trữ, số lượng công nhân loại thiết bị máy móc cần được sử
dụng…
• Tính thời gian tiêu hao cho mỗi bước công việc hay số lượng công nhân (máy móc
thiết bị) sau khi ghi xong. Sau đó tính tổng thời gian thực hiện cho mỗi cụm, chi tiết,
tổng thời gian cho việc hồn chỉnh và tính tỷ lệ.
Đây là cơ sở để tìm ra nhưng điểm mất cân đối trên dây chuyền và qua đó có những
biện pháp điều chỉnh, thay đổi nhằm hồn thiện hơn dây chuyền sản xuất.
2.3.6 Sự cân đối giữa công đoạn và lao động
2.3.6.1 Cường độ lao động

Cường độ lao động thể hiện thời gian tác nghiệp bình quân qui định cho mỗi công
nhân trên các công đoạn cần bỏ ra để tham gia vào quá trình tạo ra sản phẩm sao cho
dây chuyền được cân bằng
Việc tính tốn cường độ lao động cần xem xét các đại lượng sau:
* Tổng thời gian định mức của tất cả các bước công việc (theo qui trình công nghệ
chuẩn) sau khi đã trừ đi thời gian các bước công việc được đưa ra ngồi dây chuyền
* Số lượng công nhân trên dây chuyền
Công thức tính cường độ lao động:
SPT= Tổng thời gian theo qui trình công nghệ chuẩn / Số lượng công nhân
2.3.6.2 Hệ số nhân công cho từng bước công việc
* Hệ số nhân công: là lượng công nhân cần thiết cho từng bước công việc để tạo ra một
dây chuyền cân đối khi đưa vào sản xuất một mặt hàng cho trước. Cần tính hệ số này
cho tất cả các bước công việc trong qui trình công nghệ. Sau đó điền vào bảng
* Công thức tính hệ số nhân công:
HSNC= Thời gian định mức của bước công việc / Cường độ lao động của dây chuyền.
2.3.6.3 Các chỉ tiêu về hiệu quả:
a. Hiệu quả của tổ chức sản xuất: Là hệ số chỉ chất lượng sự cân đối trong phân công
công việc. Hệ số này càng gần tới 1 (100%) thì hiệu quả càng cao. Trong thực tế hiệu
quả sản xuất phải đạt hiệu suất với tỷ lệ tối thiểu là 85%.
* Công thức hiệu quả của tổ chức sản xuất:
HQTCSX = SPT/ Thời gian tiêu hao lớn nhất
11
Chương 2: Cơ sở lý thuyết
b. Hiệu quả sử dụng máy móc thiết bị: Chỉ tiêu này thể hiện số lượng sản phẩm được
sản xuất ra với số lượng máy sử dụng để sản xuất ra sản phẩm. Hiệu quả sử dụng máy
móc thiết bị lớn tức số sản phẩm sản xuất ra sẽ nhiều hơn.
* Công thức tính hiệu quả sử dụng máy móc thiết bị:
HQSDMMTB = Sản lượng/ Số lượng máy móc
c. Năng suất lao động: là khối lượng sản phẩm do một công nhân hay một bộ phận làm
ra trong một đơn vị thời gian:

* Công thức tính năng suất lao động:
NSLĐ = Thời gian trong 1 ngày làm việc/ Sản lượng thực tế trong ngày
Mức chênh lệch về thời gian và sản lượng giữa các công đoạn: Sự chênh lệch về thời
gian giữa các công đoạn càng lớn thì dòng luân chuyển sản phẩm giữa các công đoạn
với nhau sẽ không liên tục. Một khi dòng luân chuyển sản phẩm không liên tục sẽ gây
ùn tắt sản phẩm trên dây chuyền sản xuất, tức trên dây chuyền sẽ xuất hiện những công
đoạn thiếu năng lực sản xuất và ngược lại. Ngồi ra sự chênh lệch quá lớn về sản lượng
giữa các công đoạn sẽ gây tồn động nhiều sản phẩm trên dây chuyền sản xuất, chiếm
không gian sản xuất ảnh hưởng đến thao tác của người công nhân nếu ta gọi:
Tmax: Công đoạn có thời gian tiêu hao lớn nhất đối với mỗi công nhân
Tmin : Công đoạn có thời gian tiêu hao nhỏ nhất
T Mức chênh lệch về thời gian giữa 2 công đoạn Tmax, Tmin
Mức chênh lệch về thời gian: T= Tmax – Tmin
Nếu ta gọi:
Smax: Sản lượng nhỏ nhất ứng với thời gian T min
Smin: Sản lượng nhỏ nhất ứng với công đoạn có Tmax
S= Smax- Smin
2.4 PHƯƠNG PHÁP SO SÁNH
Là một trong các phương pháp tính tốn kỹ thuật của phân tích, là phương pháp được
sử dụng lâu dài và phổ biến nhất.
2.4.1 Định nghĩa
* Là việc đối chiếu các chỉ tiêu các đại lượng kinh tế đã được lượng hố cùng một nội
dung, một tính chất tương tự nhau để xác định xu hướng và mức độ biến động của các
chỉ tiêu
* Cho phép tổng hợp những nét chung, tách ra được những nét riêng của hiện tượng
được so sánh
* Đánh giá được mặt phát triển hay kém phát triển, hiệu quả hay kém hiệu quả để từ đó
tìm ra giải pháp tối ưu trong mỗi trường hợp cụ thể.
12
Chương 2: Cơ sở lý thuyết

2.4.2 Lực chọn tiêu chuẩn so sánh
Tiêu chuẩn so sánh là chỉ tiêu của một kỳ được chọn làm căn cứ để so sánh hay còn
gọi là số gốc để so sánh. Do đó tuỳ theo mục đích cụ thể mà chọn số gốc để so sánh sao
cho phù hợp
Do đó trong luận văn này khi tiến hành so sánh chỉ giới hạn ở những nội dung sau:
• So sánh số liệu thực hiện với số liệu dự kiến (số liệu định mức, kế hoạch) nhằm
đánh giá mức độ biến động so với kế hoạch
• So sánh số liệu kỳ này với số liệu kỳ trước nhằm nghiên cứu nhịp độ biến động và
đánh giá xu hướng phát triển, tốc độ tăng trưởng của chỉ tiêu
• So sánh số liệu thực hiện với số liệu các công ty khác nhằm khẳng định vị trí cũng
như giúp đánh giá mức độ phấn đấu của doanh nghiệp.
2.4.3 Điều kiện so sánh:
Để cho phương pháp so sánh có ý nghĩa thì điều kiện tiên quyết là các chỉ tiêu được sử
dụng phải đảm bảo tính đồng nhất
a. Về thời gian: Được tính trong cùng một khoảng thời gian và thống nhất: Cùng phản
ánh nội dung kinh tế, cùng phương pháp tính tốn, cùng đơn vị đo lường
b. Về mặt không gian: các chỉ tiêu được qui về cùng quy mô và điều kiện kinh doanh
tương tự
c. Kỹ thuật so sánh
+ So sánh bằng số tuyệt đối: là kết quả của phép trừ giữa số cuả kỳ phân tích so với kỳ
gốc
+ So sánh bằng số tương đối: Là kết quả phép chia giữa số của kỳ phân tích so với kỳ
gốc, kết quả so sánh biểu hiện kết cấu, mối quan hệ, tốc độ phát triển.
2.5 NGHIÊN CỨU THỜI GIAN
Việc nghiên cứu thời gian bao gồm các điểm sau:
• Chia một công việc thành nhiều phần nhỏ
• Ghi lại thời gian để hồn thành công việc sử dụng công cụ đo thời gian thích hợp
• Sau đó qui định thời gian chuẩn hoặc các cải tiến công việc dựa trên kết quả đạt
được.
Việc nghiên cứu thời gian bắt đầu bằng việc đo thời gian cần thiết để nâng, nhấc

mang (bao gồm cả hoạt động trung gian) và đặt vật xuống, sau đó sẽ dựa vào các giá trị
thời gian (dài ngắn) gây ra sự khác nhau bởi từng công nhân để cải tiến.
2.5.1 Các mục đích của nghiên cứu thời gian
• Xác định năng lực sản xuất của một nhà máy và vạch ra các kế hoạch nhằm đạt
được sản lượng theo mục tiêu, phân công lao động cần thiết để sản xuất tối ưu
13
Chương 2: Cơ sở lý thuyết
• Xác định lượng thời gian tiêu hao cần thiết cho mỗi bước công việc .
14
Chương 2: Cơ sở lý thuyết
2.5.2 Phương pháp đo thời gian
Có nhiều phương pháp để đo thời gian nhưng phương pháp phổ biến nhất là dùng đồng
hồ để bấm giờ
• Quan sát thời gian liên tục: Quan sát khi công việc ngừng thì đọc giá trị mà đồng hồ
chỉ. Sau khi hồn thành tất cả các phần việc lấy thời gian kết thúc của từng phần công
việc trừ đi thời gian ghi lúc đầu
• Quan sát thời gian riêng rẽ: Không thích hợp với những phần việc mà thời gian quá
ngắn, bắt đầu bằng việc ấn đồng hồ về mức 0 tranh thủ đọc nhanh sau đó ấn về nút
0 cho những công việc sau để tiếp tục .
2.5.3 Bấm giờ
2.5.3.1 Khái niệm và mục đích
Bấm giờ là phương pháp dùng để nghiên cứu tỷ mỉ tình hình hao phí thời gian gia công
bằng cách đo lường thời gian và phân tích những điều kiện hồn thành của các bước
công việc. Thực hiện bấm giờ với mục đích sau:
+ Nghiên cứu thời gian hao phí của từng bước công việc, sau đó qui định thời gian của
các bước công việc, kiểm tra sửa đổi các định mức hiện hành và tạo điều kiện hợp lý để
thực hiện các bước công việc tiếp theo
+ Phân tích thao tác trên dây chuyền nhằm phát hiện ra những khâu yếu, xác định nhịp
độ sản xuất và đảm bảo sự đồng bộ của các bước công việc
+ Nghiên cứu những điều kiện, phương pháp, thao tác của các công nhân tiên tiến, để

tổng kết, phổ biến rộng rãi kinh nghiệm của họ.
2.4.3.2 Các bước thực hiện
+ B1: Chuẩn bị bấm giờ:
• Mục đích xác định thời gian tiêu chuẩn cho các thao tác của bước công việc, quan
sát những người có năng suất trung bình
• Xác định điểm mốc: ranh giới giữa 2 thao tác kề nhau chuẩn bị các dụng cụ như:
phiếu bấm giờ, đồng hồ đo giây
• Xác định đúng số lần bấm giờ, tuỳ theo mục đích mà có số lần bấm giờ khác nhau
+ B2: Tiến hành bấm giờ: đo thời gian tiêu hao của từng công đoạn
+ B3: Phân tích kết quả số liệu bấm giờ, tuy nhiên trong quá trình làm sẽ xuất hiện
những điểm, số liệu không hợp lý.
Công thức tính hệ số ổn định = thời gian tiêu hao lớn nhất/ thời gian tiêu hao nhỏ nhất
trong dãy số
Nếu hệ số ổn định thực tế nhỏ hơn hoặc bằng hệ số ổn định tiêu chuẩn thì dãy số
bấm giờ được coi như là ổn định và được dùng để tính tốn. Nếu lớn hơn thì phải loại
trừ một số số liệu đột xuất ngẫu nhiên xuất hiện cho đến khi nào hệ số ổn định phù hợp
15
Chương 2: Cơ sở lý thuyết
với khoảng hệ số ổn định được qui định. Khi đó ta phải bấm thêm một vài số liệu nữa
bằng với các số liệu mà ta vừa bỏ ra khỏi dãy số tức là dãy số với số liệu chúng ta đang
có bằng với dãy số số liệu ban đầu. Sau đó ta tiếp tục tính lại hệ số ổn định, nếu hệ số
ổn định không phù hợp với qui định thì ta phải tiếp tục bấm giờ lại cho đến khi thỗ mãn
hết điều kiện trên: kích thước mẫu phải bằng với kích thước mẫu đã xác định, hệ số ổn
định phải phù hợp với hệ số đã qui định.
2.4.3.3 Xác định kích thước mẫu theo phương pháp thống kê
Chọn độ tin cậy của mẫu là 95%, khi đó α = 5% chính là xác suất sai lầm khi chọn
độ tin cậy là 95%
Gọi a là % sai số bấm giờ mong muốn
Zα/2: Giới hạn trên ứng với α = 5%
δ: Độ lệch chuẩn của mẫu (dãy số bấm giờ)

Ttb: Số trung bình của mẫu (thời gian)
Giả sử dãy số bấm giờ tuân theo phân phối chuẩn, khi đó dung sai ước lượng (ε):
ε = Zα/2 x δ
n x Ttb
Phần trăm sai số mong muốn : a = ε / Ttb
Vậy kích thước mẫu : (n)
N = (Zα/2 x δ)
2
/ (a* Ttb)
2
Với α = 0.05 tra trong bảng phân phối chuẩn, ta có Zα/2 = 1.96
Giả sử nhận được kích thước mẫu ban đầu dành cho thao tác có thời gian tiêu hao từ 10
giây đến 30 giây là 40 lần (n
0
). Tiến hành khảo sát thực tế với 40 số liệu đầu tiên
Từ 40 số liệu đã thu thập ở trên, xác định độ lệch chuẩn của mẫu (δ) và thời gian trung
bình (Ttb)
Thế δ, a, Ttb và Zα/2 vào công thức xác định kích thước mẫu, ta được n
1
+ Nếu n
1
<= n
0
thì n
1
= n
0
: chính là kích thước mẫu cần tìm
+ Nếu n
1

> n
0
thì phải tiến hành khảo sát thêm (n
1
-n
0
) số liệu nữa, dãy số bây giờ sẽ là
40+ (n
1
-n
0
) số liệu. Quay trở lại xác định δ, Ttb và n . Cứ như thế cho đến khi nào kích
thước mẫu tìm được phải nhỏ hơn hoặc bằng với kích thước mẫu trước đó n
m
<= n
m-1
16
Chương 3: Giới thiệu công ty Vision
CHƯƠNG 3 GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY
3.1 GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY VISION INTERNATIONAL
3.1.1 Tên và địa chỉ
+ Tên công ty: Vision International
+ Địa chỉ: Đường số 9 Hữu Nghĩa, huyện Tân Uyên, Tỉnh Bình Dương
+ Điện thoại: 0650781998-0650784265-0650784267
+ Fax: 0650781998
3.1.2 Quá trình hình thành và phát triển
- Công ty Vision International là công ty 100% nước ngồi (Đài Loan) được thành lập
vào năm 2003, chính thức thành lập văn phòng và đi vào hoạt động tháng 1 năm 2004.
Sản phẩm chính của Vison là đầu gậy đánh golf các loại.
- Vison International thuộc tập đồn FUSHENG có trụ sở chính tại Đài Loan và nhiều

chi nhánh ở một số nước như: Trung Quốc, Việt Nam …Tập đồn FU SHENG được
thành lập năm 1953, tập đồn này lớn thứ 3 tại Đài Loan và đứng hàng thứ 10 trên thế
giới về sản xuất đầu gôn. Ba lĩnh vực hoạt động kinh doanh chính của tập đồn là máy
móc (Máy nén khí), dụng cụ thể thao (Golf), Điện tử … với hơn 50 năm hoạt động tập
đồn không ngừng lớn mạnh và phát triển.
Nếu tình hình sản xuất ổn định, năng xuất ngày một tăng lên cùng với qui mô hoạt
động như hiện nay chắc chắn sẽ đem lại tương lai tươi sáng cho cả công ty nói chung
cũng như công nhân viên. Hiện nay số lượng công nhân viên hơn 550 (trước kia mới
đưa vào hoạt động chỉ có trên dưới 40 người).
Kế hoạch phát triển của công ty đến 2007 sẽ nâng cao số lượng sản phẩm trung bình
mỗi tháng phải sản xuất 250000sp/tháng
3.1.3 Mục tiêu kinh kinh doanh
- Nâng cao sản lượng với chi phí không đổi
- Đáp ứng kịp thời nhu cầu khách hàng, giao hàng đúng hạn
- Giảm tỷ lệ phế phẩm xuống 20%/năm
- Giảm mức lãng phí, tận dụng tối đa phế liệu
Mục tiêu kinh doanh của công ty tiết kiệm chi phí, tăng sản lượng. Nâng cao chất
lượng sản phẩm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng cũng như đủ khả năng,
nguồn lực để cạnh tranh với các công ty khác trong khu vực cũng như trên thế giới
3.1.4 Những thành tựu mà công ty đạt được
17
Chương 3: Giới thiệu công ty Vision
Do mới thành lập cách đây trên dưới 2 năm nên tình hình sản xuất chưa ổn định,
năng lực sản xuất còn yếu kém. Trong tương lai khi tình hình sản xuất dần đi vào ổn
định công ty ngày càng phát triển sẽ hứa hẹn tương lai tươi sáng cho tồn công ty
a. Sản phẩm chính
Sản phẩm của công ty là các loại đầu gậy đánh gôn như : KC3400 (số 1#, 2#, 3#, 4#,
5#, 6#, 7#, 8#, 9#, P#, L#, S#, G#, Staff (số 1#, 2#, 3#, 4#, 5#, 6#, 7#, 8#, 9#, P#, L#, S#,
G#), Slinglot (52
0

, 54
0
, 56
0
, 58
0
, 60
0
, , KC3100, Benhogan (số 1#, 2#, 3#, 4#, 5#, 6#, 7#,
8#, 9#, P#, L#, S#, G#)
b. Thị trường tiêu thụ
Hiện tại công ty sản xuất theo đơn đặt hàng của công ty ở Đài Loan hoặc Trung
Quốc Vision là công ty mới thành lập nên chưa được khách hàng tin tưởng. Nhưng với
qui mô sản xuất như hiện nay chắc chắn một ngày không xa khi sản xuất đã ổn định
công ty sẽ nhận được đơn đặt hàng trực tiếp từ khách hàng ngồi khách hàng NIKE như
hiện nay.
Hiện nay ở thị trường Việt Nam rất ít người sử dụng và chơi Gôn như các nước khác
vì chơi gôn là môn thể thao dành cho những người thượng lưu, giàu có. Với nhịp độ
phát triêûn kinh tế như Việt Nam xưa và nay chắc chắn trong vài năm nữa Việt Nam sẽ
bắt kịp nhịp độ phát triển và vui chơi giải trí như các nước bạn. Và như vậy thị trường
Việt Nam là thị trường béo bở của công ty
Hiện tại công ty chỉ gia công cho khách hàng NIKE và nhận đơn đặt hàng từ Trung
Quốc hoặc Đài Loan, các khách hàng sử dụng sản phẩm của công ty là các khách hàng
của các nước như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Châu Âu, Châu Mỹ và một số châu lục khác.
c. Công nghệ và máy móc thiết bị sản xuất:
Do mới thành lập nên dây chuyền máy móc thiết bị hầu hết đều còn mới và hiện đại
vì kế hoạch tương lai của tập đồn Fuseng là định đầu tư ở Việt Nam - công ty lớn nhất
trong tập đồn 3 công ty. Và chủ yếu máy móc thiết bị được nhập từ Hàn Quốc, Đài
Loan, Nhật Bản với công nghệ tiên tiến, mang tính tự động hố cao.
d. Tình hình hoạt động kinh doanh:

Từ một văn phòng nhỏ với khoảng 40 công nhân viên và chỉ giới hạn ở vài bộ phận
sản xuất. Hiện nay công ty đã có 550 công nhân viên và có được dây chuyền khép kín
gồm 7 bộ phận sản xuất như: Khuôn mẫu, khuôn sáp, khuôn cứng, nung đúc, gia công,
qui cách, mài bóng, đóng gói. Với đội ngũ công nhân viên trẻ trung, nhiệt tình, năng
động, đồn kết sẽ mang lại tương lai tốt đẹp cho công ty.
e. Tình hình thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước
Mỗi năm công ty thực hiện nghĩa vụ thuế đối với nhà nước khoảng 3 tỷ đồng, giải quyết
công ăn việc làm cho khoảng 600 công nhân viên. Ngồi ra công ty thường xuyên tham
gia các hoạt động từ thiện như: ủng hộ đồng bào lũ lụt…
3.2 TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH VÀ ĐỊNH HƯỚNG
PHÁT TRIỂN
18
Chương 3: Giới thiệu cơng ty Vision
3.2.1 Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh
a. Tình hình sản lượng: mỗi tháng đơn đặt hàng của cơng ty đều tăng, tình hình hoạt
động sản xuất cũng như tình hình xuất hàng mỗi tháng một tăng như trong bảng
sau:
Với tình hình xuất hàng như vậy đòi hỏi phải có lượng cơng nhân có tay nghề cao và ổn
định.
Bảng sản lượng xuất hàng của các tháng năm 2004
Tháng 7 8 9 10 11
Sản
lượng
60000 75000 85000 90000 115000

Biểu đồ sản lượng xuất hàng
0
20000
40000
60000

80000
100000
120000
140000
7 8 9 10 11
Tháng
Sản lượng (sp)
Tháng
Sản
lượng
Hình 3.1 Biểu đồ sản lượng xuất hàng
b. Tình hình doanh thu và lợi nhuận
Cơng ty mới thành lập nên lúc đầu cũng khơng tránh khỏi việc kinh doanh hay lợi
nhuận khơng cao do phải bỏ tiền để mua hoặc trả các chi phí cố định. Hy vọng trong
một vài năm tới khi tình hình sản xuất, máy móc thiết bị, con người ổn định thì các chi
phí trên sẽ giảm, lợi nhïn cao hơn.
3.2.2 Định hướng phát triển
Cơng ty đang từng bước hồn thiện bộ mày quản lý để đạt được hiệu quả cao nhất
nên các kế hoạch cơng ty đang tập trung hướng tới là:
19
Chương 3: Giới thiệu công ty Vision
- Tin học hóa phương pháp quản lý, hạn chế quản lý trên văn bản: quản lý bằng cách sử
dụng mạng nội bộ, mỗi bộ phận (mỗi người) có mật mã riêng và chỉ được xem thông tin
không được ssửa chữa thiết kế riêng hộp thư nội bộ để tiết kiệm thời gian di chyển
giữa các bộ phận nếu như việc trao đổi thông tin bằng điện thoại không tiện
- Tăng cường giáo dục ý thức bảo vệ môi trường bằng những hành động thiết thực:
thường xuyên nhắc nhở giáo dục mỗi người thực hiện vệ sinh sạch sẽ nơi làm việc cũng
như trong khuôn viên trong công ty, không được vứt rác, phế liệu bừa bãi ra bên ngồi,
thực hiện 5S một cách triệt để
- Tăng năng suất, giảm thiểu tiêu tốn nhiên liệu: thường xuyên huấn luyện đào tạo tay

nghề công nhân, mỗi bộ phận không ngừng nghiên cứu tìm ra các biện pháp nhằm tăng
năng suất lao động, giảm thiểu sử dụng nguyên vật liệu bằng cách giảm bớt tỉ lệ phế
phẩm, tận dụng tối đa nguyên vật liệu thừa. Phân loại phế liệu, thu hồi các phế liệu có
khả năng tái chế, không lãng phí nguyên liệu
- Tăng cường ý thức bảo vệ nguyên liệu, tránh lãng phí
- Đáp ứng nhu cầu khách hàng về sản lượng như giao hàng đúng hạn, chất lượng tốt
nhất, giá cả phải chăng, sản xuất ra các sản phẩm phù hợp với thị hiếu của người tiêu
dùng, nhận đơn đặt hàng trực tiếp từ khách hàng trong và ngồi nước
Chính sách của công ty là : “sản xuất ra sản phẩm có đủ sức cạnh tranh, giao hàng
đúng hạn, chất lượng tốt giá cả hợp lý”
- Mở rộng qui mô sản xuất, đến năm 2007 số lượng công nhân viên tăng lên khoảng
1500 người và phải sản xuất ra các mặt hàng cao cấp như: “đầu gôn tâm rỗng”. Ngồi ra
công ty không ngừng hồn thiện sử dụng những dụng cụ máy móc thiết bị tự động để
giảm bớt thao tác thủ công của người công nhân và sản phẩm làm ra chất lượng đều
hơn như: sử dụng Robot nhúng keo, phun cát
3.3 BỘ MÁY QUẢN LÝ VÀ TÌNH HÌNH NHÂN SỰ
3.3.1 Cơ cấu tổ chức
Sơ đồ tổ chức
Cơ cấu tổ chức theo dạng trực tuyến chức năng, do đó dễ theo dõi tình hình của tất cả
các bộ phận nếu có xảy ra sự cố, sơ đồ tổ chức có sự phân quyền, trách nhiệm rõ ràng
giữa các bộ phận, không có tình trạng đùn đẩy công việc, thông tin trao đổi giữa các
công đoạn dễ dàng
3.3.2 Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban
a. Ban Giám Đốc: Là người đứng đầu công ty điều hành trực tiếp mọi hoạt động sản
xuất kinh doanh, thường xuyên theo dõi tình hình sản xuất, chất lượng sản phẩm, là
người quyết định cuối cùng cho các hoạt động sản xuất kinh doanh và chịu trách nhiệm
trước pháp luật về tình hình của doanh nghiệp
Ngồi ra BGĐ cũng là người luôn động viên nhắc nhở, đôn đốc nhân viên dưới quyền
mình thực hiện tốt công việc được giao
20

Chương 3: Giới thiệu công ty Vision
a. Phòng tổ chức hành chính:
Quản trị và phát triển nguồn nhân lực, tham mưu, tư vấn hỗ trợ cho lãnh đạo, giúp
đỡ về mặt hành chính nhân sự cho các phòng ban. Tổ chức và sắp xếp điều hành cán bộ
công nhân viên theo yêu cầu của bộ phận sản xuất kinh doanh
Ngồi ra bộ phận nhân sự còn theo dõi tình hình nhân sự của các bộ phận, quản lý quĩ
lương, xây dựng các phương án trả lương, thực hiện các chính sách về lao động, tham
mưu cho Giám Đốc trong việc xây dựng các chế độ thưởng phát…
b. Phòng kế tốn: Tham mưu cho Giám Đốc về lĩnh vực tài chính, thực hiện các chức
năng hoạch tốn thống kê, lên kế hoạch, lập các báo biểu kế tốn, cân đối tài chính, phân
tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, quản lý tài chính nghiên cứu tìm
cách sử dụng nguồn vốn một cách hiệu quả nhất.
c. Phòng kỹ thuật: Quản lý triển khai, kiểm tra hoạt động của máy móc thiết bị công
nghệ và nghiên cứu thiết kế hệ thống điện, máy móc thiết bị
d. Sinh quản: Lên kế hoạch sản xuất cho các bộ phận, quản lý sản lượng sản xuất ra
hàng ngày của từng bộ phận, cung cấp nguyên vật liệu sản xuất, lập các báo cáo sản
lượng để báo cáo hàng ngày. Nhận đơn đặt hàng của khách hàng, cung cấp thông tin chi
tiết về tiến độ sản xuất một cách kịp thời nhanh chóng.
e. QC: Kiểm tra chất lượng ở từng bộ phận, lập các báo cáo tình trạng chất lượng hàng
ngày, hàng tuần, hàng tháng báo cho các bộ phận, thông báo các tiêu chuẩn chất lượng
cho các bộ phận một cách kịp thời (nếu có sự thay đổi).
f. Tiền chế và hậu chế: Quản lý sản lượng sản xuất ra hàng ngày của các bộ phận,
thường xuyên đôn đốc nhắc nhở việc thực hiện công việc của từng bộ phận, tìm ra các
giải pháp giảm tỉ lệ phế phẩm nhằm nâng cao sản lượng sản xuất.
3.3.3 Tình hình nhân sự
Ngay từ ngày đầu thành lập, tổng số cán bộ công nhân viên chỉ trên dưới 40 người.
Sau 1.5 năm hoạt động cho đến nay 30/12/2004 số lượng công nhân viên đã tăng lên
gấp 15 lần (tức khoảng 550 cán bộ công nhân viên).
Về trình độ cán bộ công nhân viên: Mỗi bộ phận trong công ty đều có chuyên gia
nước ngồi trợ giúp về mặt kỹ thuật, chủ quản Việt Nam quản lý, tồn công ty có khoảng

trên dưới 20 người. Hầu hết chủ quản cán bộ Việt Nam đều có bằng Đại Học khoảng 40
người, trung cấp cao đẳng khoảng 10 người còn lại đại bộ phận là lao động phổ thông.
3.4 TỔNG QUÁT VỀ QUI TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT RA SẢN PHẨM
3.4.1 Khuôn mẫu
+ B1. Nhận khuôn đồng
+ B2. Tạo tâm chuôi :
Đặt mẫu đồng vào trong khuôn dưới, dùng sáp định vị mẫu đồng. Dùng thước và bút
lông xác định tâm chuôi. Sau khi tạo tâm chuôi chính xác thì phải dùng sáp cố định
mẫu đồng, tránh bị xê dịch làm lệch tâm chuôi.
21
Chương 3: Giới thiệu công ty Vision
+ B3. Tạo dầu sáp ở khuôn dưới :
Sau khi tạo tâm chuôi và cố định mẫu đồng, tiến hành xác định mặt phân khuôn.
Dùng dao kéo xung quanh mẫu đồng để xác định mặt phân khuôn, khi kéo dao phải
thẳng đứng và lực kéo phải đều. Sau khi kéo sẽ xuất hiện vạch sáng, dùng bút lông
chấm theo đường vạch sáng để làm dấu. Dùng sáp tạo một bề mặt cao hơn mặt phân
khuôn, sau đó dùng dao kéo tạo nên bề mặt mặt phân khuôn
+ B4. Rót thạch cao vào khuôn trên :
Xác định vị trí khoan lỗ ở khuôn trên để rót thạch cao (3 lỗ). Khoan các lỗ rót thạch
cao ở khuôn trên. Sau đó pha thạch cao và nước theo tỷ lệ 1:2 và khuấy đều. Và dùng
kẹp kẹp chặt khuôn trên và khuôn dưới lại. Tiến hành rót thạch cao vào khuôn trên và
đợi khoảng 30-45’ cho thạch cao cứng lại. Tháo kẹp khuôn và tách khuôn ra.
+ B5. Phun kim loại vào khuôn dưới :
Tách bỏ phần sáp ở khuôn dưới ra và xác định vị trí các lỗ phun kim loại. Khoan
các lỗ phun kim loại và các lỗ tạo độ bám dính cho kim loại. Thành phần kim loại : Chì :
Thiếc : ATIMONI = 7 : 2 :1. Chọn áp suất phun kim loại là 0.4 – 0.6 atm, xác định nhiệt
độ phun là 580
0
C. Sau đó tiến hành phun kim loại :
+ B6. Phun kim loại vào khuôn trên: tương tư như khuôn dưới

+ B7. Khoan định vị những miếng hoạt động vào khuôn dưới :
Xác định vị trí các lỗ định vị miếng hoạt động. Khoan các lỗ các lỗ định vị miếng hoạt
động.
+ B8. Phun kim loại những miếng hoạt động vào khuôn dưới : thao tác giống như phun
kim loại
+ B9. Phay đường dẫn sáp
+ B10. Kiểm phẩm, cân trọng lượng
Nhân viên thao tác tiến hành chỉnh sửa khuôn và tự kiểm tra. Sau khi chỉnh sửa
xong, thì tiến hành cân trọng lượng khuôn. Nếu trọng lượng đạt thì tiến hành phun 2
phôi sáp đưa cho QC kiểm, sau đó nhập kho.
3.4.2 Khuôn sáp
22
Phun sáp
Sửa sáp Thổi bụi
Kiểm phẩm
Gắn ceramic
Hàn miệng chuôi
Lắp cụm (phun
khay)
Lắp móc câu
Di chuyển đến
khuôn cứng
Chương 3: Giới thiệu công ty Vision
Hình 1: Sơ đồ qui trình sản xuất bộ phận khuôn sáp
Thao tác phun sáp :
Dựa vào phiếu khai báo số lượng phôi sáp nhận mẫu, kiểm tra khuôn mẫu. Dựa vào
tên sản phẩm, mã số sản phẩm, nhãn hiệu trên phiếu khai báo số lượng phun sáp, kiểm
tra bảng quy cách trọng lượng.
+ B1. Phun sáp: Phun hồn thành, kéo khuôn ra, mở nắp khuôn. Dùng ngón tay lay nhẹ
đường phun, dùng súng bắn hơi thổi dọc phôi sáp để lấy phôi sáp ra. Dùng súng hơi bắn

vào mép biên CAVITY thổi lấy bộ phận hoạt động ra và đặt vào khuôn mẫu. Lấy tâm
đồng ra và đặt trở lại khuôn mẫu. Kiểm tra quy cách, trọng lượng phôi. Mỗi khi tiến
hành kiểm tra trọng lượng và hình dáng bên ngồi của phôi đầu tiên, giữa và cuối cùng.
Khi phun sáp phải thoa dầu lên bề mặt khuôn và các bộ phận khác để lấy phôi sáp được
dễ dàng.
+ B2. Thao tác sửa sáp : Kiểm tra quy cách, mã sản phẩm. Làm lạnh 4 giờ sau. Dùng
dao phẫu thuật gọt phôi sáp, không tự ý sửa phôi sáp. Dùng sáp đỏ trám kín các chổ bị
lõm
+ B3. Thao tác thổi bụi: Dùng súng bắn hơi thổi trực tiếp vào sáp (1 lần lấy không quá
3 phôi). Động tác thổi phải chính xác, phôi sáp phải được thổi sạch sẽ.
+ B4. Gắn đầu ceramic : Theo quy cách cán ống mà chọn ceramic thích hợp gắn vào
cán ống từ miệng đến đáy ống.
+ B5. Thao tác hàn miệng chuôi: Tay trái giữ phôi sáp, tay phải đặt miếng thép bọc
tròn dọc theo đầu gốm từ gốc ra đến miệng ống.
+ B6. Thao tác lắp cụm: Chọn lựa đầu khuôn thích hợp. Kiểm tra đầu khuôn có bị
phồng hơi hay không, trên đầu thông phải giữ lỗ thông khoảng 2 cm. Khoảng cách phải
đồng nhất, chính xác. Khoảng cách ngắn nhất không nhỏ hơn 10 mm, gốc độ tổ cụm
cũng phải thống nhất.
+ B7. Thao tác mốc câu: Lồng gắn nắp đậy vào mốc câu. Vặn mốc câu vào ngay con
ốc trên rãnh hở của đầu khuôn mẫu, khóa chặt bù lon. Bề mặt giữa phôi sáp và nắp đậy
mốc câu phải đồng nhất cùng nằm trên cùng một mặt phẳng. Tay trái giữ chuôi sáp tiến
hành khắc dấu khuôn, khắc ngay dưới đầu khuôn mẫu và không được khắc quá sâu.
3.4.3 Khuôn cứng
23
Máy rửa MEK
Tiếp nhận khuôn sáp
Khuôn cứng lớp đầu
Lớp 2 đến lớp cuối
khuôn cứng
Rớt sáp Di chuyển nung đúc

Chương 3: Giới thiệu công ty Vision

Hình2: Sơ đồ qui trình sản xuất bộ phận khuôn cứng
+ B1. Tiếp nhận khuôn sáp
+ B2. Rửa sáp: Thành phần chính là CH
3
COCH
2
CH
3
, đây là một hóa chất có độc dễ
cháy. Nhằm khử đi dầu đen, dầu bóng, sáp siêu, chất lạ bên ngồi chùm sáp. Xác định
kim khống chế nhiệt độ từ 23-25
0
C và mỗi giờ đo nhiệt độ một lần. Xác định nhiệt độ
nước lạnh hoạt động bình thường 7
±
1
0
C, thời gian rửa MEK từ 75-90giây. Sau khi rửa
MEK, dùng súng bắn hơi thổi sạch sáp siêu và MEK. Kiểm tra chùm sáp có sạch hay
chưa. Nếu ngưng thao tác 15 giây cần đưa MEK vào trong máng lưu kỹ, đề phòng cháy
nổ 3 ngày thay MEK một lần (rửa khoảng 2000-3000 chùm) và vệ sinh sạch sẽ máng.
+ B3. Khuôn cứng lớp thứ nhất: keo màu vàng và tiếp tục nhúng keo, nhúng cát cho
đến khi đã đạt 6,5 hoặc 7,5, lớp thì thôi. Sau khi nhúng keo và cát xong qua 4 ngày khử
âm sẽ cho qua lò hấp sáp để rút sáp còn lại ở bên trong chảy ra hết và hình ảnh sẽ in vào
trong khuôn keo, cát. Lúc này sẽ qua công đoạn tiếp theo là đúc
3.4.4 Nung đúc
Hình 3: Sơ đồ qui trình sản xuất bộ phận nung đúc
+ B1. Tiếp nhận khuôn cứng

24
Tiếp nhận khuôn cứng
Nung khuôn cứng
Nấu chảy kim loại Rót kim loại
Làm nguội Đầm khuôn
Treo phun cát
Chương 3: Giới thiệu công ty Vision
+ B2. Nung khuôn cứng: Nung đủ thời gian, và nhiệt độ nung khuôn cứng 600-700C
để cho khi nấu chảy kim loại
+ B3. Nấu chảy kim loại : Khi hợp kim kim loại lỏng đạt nhiệt độ 1680
0
C thì dừng
Thời gian rót kim loại cho mỗi khuôn là 8 giây.
+ B4. Rót kim loại : Xác nhận khuôn cứng và kim loại lỏng đạt đến nhiệt độ xác định
và thời gian giữ nhiệt mới xuất lò. Sau đó đưa xe đẩy đến băng chuyền tải để làm nguội.
Lúc rót kim loại không được có gió, không được có nước.
+ B5. Làm nguội, đầm khuôn : Đưa khuôn cứng đặt vào băng chuyền tải, đặt ngay
ngắn. Sau 3-5giây tạt nước làm nguội khuôn cứng. Sau khi làm nguội lấy khuôn cứng
đặt vào miếng kê cao su của máy đầm sau cho đầu khuôn phải đối chuẩn với búa.
+ B6. Treo phun cát : Kiểm tra lượng cát, môtơ, dây co roa, máy hút gió và kệ móc có
phù hợp không. Treo đầu gôn lên kệ phun cát. Khởi động máy phun sạch sẽ đầu khuôn
và khuôn cứng.
4.4.5 Gia công:
25

×