Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

Vận dụng nội dung và ý nghĩa phương pháp luận của quy luật “thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập” để lý giải quan hệ giữa phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường ở việt nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.92 MB, 12 trang )

BỘ TƯ PHÁP
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

BÀI TẬP LỚN HỌC KỲ
MÔN TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN
Đề bài: Vận dụng nội dung và ý nghĩa phương pháp luận của quy luật “thống nhất
và đấu tranh giữa các mặt đối lập” để lý giải quan hệ giữa phát triển kinh tế với bảo
vệ môi trường ở Việt Nam hiện nay

Họ và tên: Đỗ Thị Hải Anh
MSSV

: 452314

Lớp TL : 4523A

1


MỤC LỤC

MỤC LỤC .................................................................................................................2
LỜI MỞ ĐẦU ...........................................................................................................3
PHẦN NỘI DUNG ...................................................................................................4
Ⅰ. Quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về quy luật “thống nhất và đấu
tranh giữa các mặt đối lập” .................................................................................4
1.Khái niệm các mặt đối lập, mâu thuẫn, sự thống nhất và đấu tranh của
các mặt đối lập ...................................................................................................4
2. Mâu thuẫn là nguồn gốc của sự vận động và phát triển ............................4
3. Nội dung của quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập .....5
4. Ý nghĩa phương pháp luận ...........................................................................5


Ⅱ. Vận dụng nội dung và ý nghĩa phương pháp luận của quy luật “thống
nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập” để lý giải quan hệ giữa phát triển
kinh tế với bảo vệ môi trường ở Việt Nam hiện nay. ........................................6
1.Phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường ở Việt Nam hiện nay là mối
quan hệ giữa hai mặt đối lập của mâu thuẫn..................................................6
2. Sự thống nhất, đấu tranh và chuyển hóa lẫn nhau giữa phát triển kinh
tế và bảo vệ môi trường ở Việt Nam hiện nay ................................................7
2.1 Sự thống nhất ............................................................................................7
2.2 Sự đấu tranh..............................................................................................7
2.3 Sự chuyển hóa ...........................................................................................9
3. Vận dụng ý nghĩa phương pháp luật của quy luật “thống nhất và đấu
tranh các mặt đối lập” để đảm bảo phát triển kinh tế song song với bảo vệ
môi trường ........................................................................................................10
KẾT LUẬN .............................................................................................................11
DANH MỤC TÀO LIỆU THAM KHẢO ............................................................12

2


LỜI MỞ ĐẦU
Trong cuộc sống hàng ngày, mỗi hiện tượng thoạt nhìn mn hình mn vẻ
nhưng thực chất ln tn theo những quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật.
Các quy luật của tự nhiên, của xã hội, của tư duy con người hay những quy luật được
phản ánh trong các khoa học đều mang tính khách quan, nó khơng thể do con người
tạo ra hoặc xóa bỏ, con người chỉ nhận thức và vận dụng các quy luật đó trong thực
tiễn. Trong đó, quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập (quy luật mâu
thuẫn) là hạt nhân của phép biện chứng. V.I.Lênin viết: “Có thể định nghĩa vắn tắt
phép biện chứng là học thuyết về sự thống nhất của các mặt đối lập. Như thế là nắm
được hạt nhân của phép biện chứng, nhưng điều đó địi hỏi phải có những giải thích
và một sự phát triển thêm”. Trong bối cảnh xu hướng tồn cầu hóa phát triển mạnh

mẽ trên tồn thế giới, thì phát triển kinh tế song song với vấn đề bảo vệ môi trường
là một trong những mối quan tâm hàng đầu của chính phủ Việt Nam, chúng có mối
liên hệ mật thiết, tác động qua lại với nhau theo hướng vừa thống nhất, vừa đấu
tranh. Chính vì vậy, em xin được vận dụng nội dung và ý nghĩa phương pháp luận
của quy luật “thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập” để lý giải quan hệ
giữa phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường ở Việt Nam hiện nay.

3


PHẦN NỘI DUNG
Ⅰ. Quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về quy luật “thống nhất và đấu tranh
giữa các mặt đối lập”
1.Khái niệm các mặt đối lập, mâu thuẫn, sự thống nhất và đấu tranh của các
mặt đối lập
Mặt đối lập là những mặt có đặc điểm, những thuộc tính, những qui định có
khuynh hướng biến đổi trái ngược nhau. Các mặt đối lập nằm trong sự liên hệ, tác
động qua lại lẫn nhau tạo thành mâu thuẫn biện chứng. Như vậy, mâu thuẫn biện
chứng là khái niệm dùng để chỉ sự tác động, liên hệ theo cách vừa thống nhất, vừa
đấu tranh, vừa đòi hỏi, vừa loại trừ, vừa chuyển hóa lẫn nhau giữa các mặt đối lập.
Theo quan điểm chủ nghĩa Mác-Lênin, mâu thuẫn có ba tính chất chung là tính khách
quan, tính phổ biến và tính đa dạng, phong phú.
Sự thống nhất của các mặt đối lập là sự nương tựa vào nhau, không tách rời
nhau giữa các mặt đối lập, sự tồn tại của mặt này phải lấy sự tồn tại của mặt kia làm
tiền đề. Song các mặt đối lập khơng chỉ thống nhất, mà cịn luôn “đấu tranh” với
nhau. Đấu tranh giữa các mặt đối lập là sự tác động qua lại theo xu hướng bài trừ
và phủ định lẫn nhau.
2. Mâu thuẫn là nguồn gốc của sự vận động và phát triển
Trong mâu thuẫn, các mặt đối lập vừa thống nhất, vừa đấu tranh với nhau, và
chúng cịn có khả năng chuyển hóa cho nhau khi ở vào hồn cảnh, điều kiện thích

hợp. Sự thống nhất giữa các mặt đối lập có vai trị tạo điều kiện để sự vật, hiện tượng
tồn tại khi cùng nằm trong một chỉnh thể, tạo điều kiện để các mặt đối lập đấu trang
với nhau. Sự đấu tranh có vai trị là nguồn gốc, động lực cho sự vận động, phát triển
của sự vật, hiện tượng. Nó mang tính tuyệt đối khi diễn ra từ đầu đến cuối và diễn
ra ở mọi sự vật, hiện tượng tương ứng với sự vận động.
Sự chuyển hóa giữa các mặt đối lập là sự thay thế các mặt đối lập, là kết quả
tất yếu sau quá trình thống nhất và đấu tranh, quá trình này diễn ra hết sức phong
phú, đa dạng, tùy thuộc vào tính chất, vào mối quan hệ qua lại giữa các mặt đối lập
cũng như hoàn cảnh lịch sử cụ thể.

4


Sự tác động qua lại dẫn đến chuyển hóa giữa các mặt đối lập là một quá trình.
Mâu thuẫn lúc đầu chỉ là sự khác nhau căn bản theo khuynh hướng trái ngược, dần
dần khi hai mặt đối lập xung đột gay gắt và đủ điều kiện, chúng sẽ chuyển hóa lẫn
nhau, mâu thuẫn được giải quyết. Mâu thuẫn cũ mất đi, mâu thuẫn mới được hình
thành và tiếp diễn q trình tác động, chuyển hóa lẫn nhau giữa hai mặt đối lập. Do
đó, mâu thuẫn chính là nguồn gốc của sự vận động và phát triển.
3. Nội dung của quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập
Mâu thuẫn tồn tại trong tất cả các sự vật, hiện tượng cũng như trong tất cả các
giai đoạn phát triển của chúng, vì vậy, mâu thuẫn hết sức phong phú, đa dạng. Từ
đó, xuất hiện nhiều căn cứ để phân loại mâu thuẫn như: căn cứ vào quan hệ đối với
sự vật được xem xét (mâu thuẫn bên trong và bên ngoài), căn cứ vào ý nghĩa đối với
sự tồn tại và phát triển của toàn bộ sự vật (mâu thuẫn cơ bản và không cơ bản),...
Như vậy, có thể rút ra nội dung quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt
đối lập như sau: Mọi sự vật đều chứa đựng những mặt có khuynh hướng biến đổi
ngược chiều nhau gọi là những mặt đối lập. Mối liên hệ của hai mặt đối lập tạo nên
mâu thuẫn. Các mặt đối lập vừa thống nhất với nhau và chuyển hóa lẫn nhau làm
mâu thuẫn được giải quyết, sự vật biến đổi và phát triển, cái mới ra đời thay thế cái

cũ.
4. Ý nghĩa phương pháp luận
Việc nghiên cứu quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập có ý nghĩa
phương pháp luận quan trọng trong nhận thức và hoạt động thực tiễn.
Để nhận thức đúng bản chất sự vật và tìm ra phương hướng và giải pháp đúng cho
hoạt động thực tiễn phải đi sâu nghiên cứu và phát hiện ra mâu thuẫn của sự vật. Cần
thừa nhận tính khách quan của mâu thuẫn trong sự vật, hiện tượng, phát hiện mâu
thuẫn, phân tích đầy đủ các mặt đối lập, nắm được bản chất, nguồn gốc, khuynh
hướng của sự vận động và phát triển.
Trong việc nhận thức và giải quyết mâu thuẫn cần phải có quan điểm lịch sử- cụ thể,
tức là phải phân tích cụ thể từng loại mâu thuẫn, phân biệt đúng vai trị, vị trí, đặc

5


điểm của các loại mâu thuẫn trong từng hoàn cảnh, điều kiện nhất định để tìm ra
phương pháp giải quyết phù hợp, đúng đắn.
Ⅱ. Vận dụng nội dung và ý nghĩa phương pháp luận của quy luật “thống nhất
và đấu tranh giữa các mặt đối lập” để lý giải quan hệ giữa phát triển kinh tế
với bảo vệ môi trường ở Việt Nam hiện nay.
1.Phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường ở Việt Nam hiện nay là mối quan hệ
giữa hai mặt đối lập của mâu thuẫn.
Sở dĩ có thể nói như vậy, là bởi phát triển kinh tế và bảo vệ mơi trường ở Việt
Nam có khuynh hướng phát triển trái ngược nhau.
Phát triển kinh tế (economic development) là q trình chuyển đổi kinh tế có
liên quan đến việc chuyển biến cơ cấu của nền kinh tế thơng qua q trình cơng
nghiệp hóa, tăng tổng sản phẩm trong nước và thu nhập đầu người. Đứng trước xu
thế tồn cầu hóa phát triển trên tồn thế giới, để tránh nguy cơ lạc hậu, vấn đề phát
triển kinh tế là một trong những mục tiêu quan trọng của nhà nước Việt Nam. Các
ngành kinh tế mũi nhọn của nước ta chủ yếu luôn gắn liền với tự nhiên như: nông

nghiệp, kinh tế biển, kinh tế rừng,... Như vậy, phát triển kinh tế ở nước ta tập trung
chủ yếu vào việc khai thác và sử dụng các nguồn nguyên liệu để sản xuất ra của cải
vật chất, mà những nguyên liệu này lại chủ yếu lấy từ tự nhiên, việc này có ảnh
hưởng lớn đến mơi trường tự nhiên của chúng ta.
Trong khi đó, bảo vệ mơi trường lại là việc đảm bảo sự phát triển tự nhiên của
thiên nhiên, ngăn cản sự xâm hại của con người, đồng thời khắc phục những vấn đề
ô nhiễm môi trường do biến đổi khí hậu và do con người gây ra.
Như vậy, phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường ở Việt Nam là hai mặt đối
lập của mâu thuẫn, tồn tại phụ thuộc vào hiện thực khách quan. Trong mối quan hệ
giữa các sự vật, hiện tượng với nhau, đây có thể xét là mâu thuẫn bên ngồi, mặt
khác, đây cũng có thể xem là mâu thuẫn bên trong quá trình phát triển bền vững của
đất nước ta.

6


2. Sự thống nhất, đấu tranh và chuyển hóa lẫn nhau giữa phát triển kinh tế và
bảo vệ môi trường ở Việt Nam hiện nay
2.1 Sự thống nhất
Phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường là hai yếu tố quan trọng và bắt buộc phải
thực hiện để đảm bảo sự phát triển bền vững của một quốc gia. Phát triển kinh tế lấy
bảo vệ môi trường làm một trong những tiêu chí để nâng cao hiệu quả của hoạt động
sản xuất và đảm bảo sự tăng trưởng ổn định. Ngược lại, việc phát triển kinh tế tốt lại
hỗ trợ chi phí và điều kiện thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trường.
Phát triển kinh tế sẽ bảo đảm mức sống ổn định cho người dân, chính phủ có
điều kiện chú trọng hơn vào các lĩnh vực y tế, văn hóa, giáo dục, từ đó nâng cao ý
thức của người dân về bảo vệ môi trường. Người dân được khuyến khích tạo ra
những mơ hình sản xuất phù hợp, thân thiện với môi trường, tuân thủ các quy định
về bảo vệ môi trường, tránh sử dụng và khai thác tài nguyên thiên nhiên quá mức.
Nhiều loại máy móc, thiết bị kĩ thuật cao được chế tạo để xử lí rác thải công nghiệp

và rác thải sinh hoạt, tránh hiện tượng xả thải bừa bãi làm ô nhiễm nguồn nước, từ
đó đảm bảo mơi trường khơng khí trong lành và nguồn nước sạch phục vụ cho người
dân.
Bảo vệ môi trường sẽ làm giảm thiểu nguy cơ biến đổi khí hậu, hiện tượng
nhà kính, các thảm họa thiên nhiên như lũ lụt, động đất, sóng thần,... Từ đó người
dân có thể yên tâm sinh sống, được đảm bảo về sức khỏe để tập trung làm việc, phát
huy sức sáng tạo, xây dựng nền kinh tế nước nhà phát triển ổn định, bền vững.
Như vậy, phát triển kinh tế và bảo vệ mơi trường ln có sự thống nhất, tác
động qua lại, ràng buộc lẫn nhau. Khơng bảo vệ mơi trường thì kinh tế không thể
phát triển được và ngược lại.
2.2 Sự đấu tranh
Sự đấu tranh giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường ở Việt Nam diễn ra
theo một quá trình cụ thể.

7


Mới đầu, khi nền kinh tế nước ta còn lạc hậu, kém phát triển thì sự ảnh hưởng
của các hoạt động kinh tế tới môi trường tự nhiên là không lớn, những xung đột xảy
ra trong thời gian này không đáng kể và diễn ra cục bộ. Lí do chủ yếu là do trong
thời kì này, cụ thể là những năm trước thời kì đổi mới(1986), nước ta chủ trương
thực hiện nền kinh tế hàng hóa tập trung bao cấp, hoạt động kinh tế chủ yếu trong
lĩnh vực nông nghiệp, kĩ thuật canh tác, trồng trọt còn thấp, chưa sử dụng nhiều các
loại phân bón hóa học, nền cơng nghiệp chưa phát triển nên hầu như khơng có rác
thải cơng nghiệp. Môi trường tự nhiên lúc này không bị ảnh hưởng quá nhiều.
Năm 1986, nước ta bước vào thời kì đổi mới, xây dựng đất nước theo hướng
cơng nghiệp hóa – hiện đại hóa, giảm tỉ trọng nơng nghiệp, tăng cường phát triển
các ngành công nghiệp – dịch vụ. Từ đây, sự đấu tranh của phát triển kinh tế và bảo
vệ môi trường bắt đầu trở nên gay gắt.
Phát triển kinh tế đã làm cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên và gây ô nhiễm

môi trường một cách nghiêm trọng. Trong lĩnh vực nơng nghiệp, các loại phân bón,
thuốc bảo vệ thực vật được người nông dân sử dụng để nâng cao năng suất bất chấp
việc sử dụng bừa bãi, lạm dụng các loại hóa chất này gây tổn hại nghiêm trọng đến
mơi trường đất, nước và khơng khí; những nơng sản này bản thân chúng cũng hấp
thụ những hóa chất độc hại và sẽ gây nguy hiểm cho người tiêu dùng. Trong lĩnh
vực công nghiệp, các hoạt động khai thác và sử dụng khơng hợp lí tài ngun khống
sản, tài nguyên rừng,... đang dần gây ra tình trạng cạn kiệt các tài nguyên thiên nhiên.
Các chất thải, khí thải độc hại xả ra mơi trường trong q trình hoạt động của các
doanh nghiệp đã và đang gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến mơi trường sinh thái.
Điển hình là vụ xả nước thải trực tiếp khơng qua xử lí ra biển của công ti sản xuất
gang thép Formosa ở Hà Tĩnh đã làm nước biển nhiễm độc và lan ra các tỉnh Quảng
Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế khiến cá chết hàng loạt, môi trường biển bị ảnh
hưởng nghiêm trọng. Trong lĩnh vực dịch vụ, việc phá hủy môi trường tự thiên để
xây dựng những khu du lịch, vui chơi, nghỉ dưỡng, tập trung một lượng lớn khách
du lịch đã khiến cho lượng rác thải tăng cao, môi trường bị q tải, suy thối.
Khi mơi trường bị tàn phá đến một mức độ nhất định, nó sẽ tác động ngược
trở lại nền kinh tế. Môi trường bị phá hủy sẽ kéo theo những vấn đề nghiêm trọng
8


đe dọa đến sức khỏe của con người, đẩy nhanh tốc độ biến đổi khí hậu, gây ra hàng
loạt hiện tượng như mưa bão, lũ lụt, động đất, sóng thần,... Hậu quả của những thiên
tai này và ảnh hưởng của nó đến sự phát triển kinh tế là khơng thể lường trước được.
Các nguồn kinh phí dành cho phát triển kinh tế phải sử dụng vào việc khắc phục
thiệt hại và bảo vệ môi trường. “Đánh giá của ngân hàng thế giới cho thấy, ô nhiễm
môi trường, ô nhiễm không khí tại Việt Nam đã gây thiệt hại đến 5% GDP hàng
năm”. Tiếp tục với ví dụ về cơng ty sản xuất Fomorsa, vụ xả thải này đã làm chết
khoảng 100 tấn hải sản, vùng biển từ bờ đến 20 hải lý không thể đánh bắt do nhiễm
độc nước xả thải khiến cho 90% tàu lắp máy công suất thấp và 4000 nghìn tàu khơng
lắp máy phải nằm bờ, ước tính khoảng 17600 tàu cá và 41000 người bị ảnh hưởng

trực tiếp; 9 triệu tôm giống bị chết, hàng ngàn lồng nuôi cá cũng bị thiệt hại; các
hoạt động du lịch ngưng trệ, các sản phẩm liên quan tới biển của khu vực này cũng
không thể tiêu thụ được do mối lo ngại về vấn đề nhiễm độc. Như vậy, việc phá hủy
môi trường gây ra rất nhiều thiệt hại và rõ ràng đang kìm hãm sự phát triển kinh tế.
2.3 Sự chuyển hóa
Khi mâu thuẫn, xung đột giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường ở Việt
Nam trở nên gay gắt và có đủ điều kiện, chúng sẽ chuyển hóa cho nhau. Sự chuyển
hóa này diễn ra như thế này hay như thế khác, phụ thuộc vào nhận thức của con
người và điều kiện, hoàn cảnh cụ thể.
Đó là khi sự phát triển kinh tế đi đơi với bảo vệ môi trường. Các doanh nghiệp
tuân thủ nghiêm ngặt quy trình xử lí chất thải trước khi xả ra môi trường, cân đối
việc khai thác sử dụng và tái tạo các nguồn tài nguyên thiên nhiên, tập trung nghiên
cứu, phát triển khoa học-cơng nghệ, tìm ra ngun liệu thay thế cho các tài nguyên
đang dần cạn kiệt hoặc gây ô nhiễm môi trường. Như vậy, mâu thuẫn sẽ được giải
quyết, và mâu thuẫn mới hình thành, đó có thể là giữa phát triển kinh tế và đảm bảo
an sinh xã hội, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc,... Phải nhận thấy rằng, ngay cả khi
nhà nước và các doanh nghiệp ý thức được việc phát triển kinh tế gắn liền với bảo
vệ mơi trường, thì họ vẫn phải đối mặt với nhiều thách thức khác, mâu thuẫn khác.
Đó là sự tiếp diễn những tác động qua lại, chuyển hóa giữa các mặt đối lập với nhau,
thúc đẩy xã hội Việt Nam ngày càng phát triển.
9


3. Vận dụng ý nghĩa phương pháp luật của quy luật “thống nhất và đấu tranh
các mặt đối lập” để đảm bảo phát triển kinh tế song song với bảo vệ môi
trường
Để đảm bảo sự phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường, mỗi cá nhân, tổ
chức cần phải có nhận thức đúng đắn và hành động thiết thực, cùng với đó là đường
lối lãnh đạo, chính sách đúng đắn của Đảng và nhà nước để đảm bảo sự phát triển
bền vững trong xã hội Việt Nam.

Thứ nhất, cần phải đi sâu vào nghiên cứu mâu thuẫn giữa phát triển kinh tế và
bảo vệ môi trường ở Việt Nam. Nhà nước cần có các biện pháp để tuyên truyền, giáo
dục ý thức về bảo vệ môi trường cho người dân, đồng thời mỗi cá nhân cũng phải
chủ động trang bị cho mình kiến thức cần thiết để điều chỉnh thái độ, hành động phù
hợp. Nhà nước cần tiếp tục xây dựng, hoàn thiện pháp luật về bảo vệ môi trường,
đặt ra chế tài phù hợp với những người vi phạm để đảm bảo phát triển kinh tế một
cách bền vững.
Thứ hai, cần nhận thức đầy đủ về tính chất của hai mặt đối lập là phát triển
kinh tế và bảo vệ mơi trường để từ đó có giải pháp đúng đắn để giải quyết mâu thuẫn,
không được điều hòa mâu thuẫn. Về phát triển kinh tế, cần đẩy mạnh cải thiện chất
lượng lao động, nguồn nhân lực, bộ máy quản lí và áp dụng khoa học – cơng nghệ
hiện đại, nhà nước có những chính sách, biện pháp khuyến khích các doanh nghiệp
tìm ra và sử dụng năng lượng tái tạo, các nguyên vật liệu thay thế thân thiện hơn với
môi trường. Cần áp dụng những biện pháp bảo vệ, giảm thiểu tối đa nguy cơ gây ảnh
hưởng xấu đến mơi trường ngay trong q trình phát triển kinh tế, tránh trường hợp
phải khắc phục những hậu quả đáng tiếc đã xảy ra.
Thứ ba, đối với từng hoàn cảnh, điều kiện cụ thể ở từng vùng miền phải tìm
ra cách giải quyết mâu thuẫn cho phù hợp. Mỗi vùng miền có điều kiện, phương
hướng phát triển là khác nhau nên mâu thuẫn phát sinh cũng khác nhau, nhà nước
cần có sự tìm hiểu để áp dụng các phương pháp phù hợp từ đó nâng cao hiệu quả
thực hiện, hướng đến mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội toàn diện, bền vững.

10


KẾT LUẬN
Phát triển bền vững là yêu cầu xuyên suốt trong quá trình phát triển đất nước,
cần phải kết hợp chặt chẽ, hợp lí và hài hịa giữa phát triển kinh tế với phát triển xã
hội và bảo vệ tài ngun, mơi trường, bảo đảm quốc phịng, an ninh và trật tự an
tồn xã hội. Trong đó, phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường là hai mặt đối lập có

mối quan hệ, sự tác động qua lại chặt chẽ với nhau và có ý nghĩa quan trọng đối với
sự phát triển bền vững của đất nước Việt Nam ta. Thông qua việc vận dụng nội dung
và ý nghĩa phương pháp luận của quy luật “thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối
lập” theo quan điểm chủ nghĩa Mác-Lênin, chúng ta sẽ có được nhận thức sâu sắc,
rõ ràng hơn về quá trình vận động của mâu thuẫn này tới sự phát triển xã hội. Từ đó,
ta có thể linh hoạt tìm ra các giải pháp giải quyết mâu thuẫn phù hợp với điều kiện
và hoàn cảnh cụ thể, thúc đẩy q trình phát triển tồn diện, ổn định, bền vững của
đất nước.

11


DANH MỤC TÀO LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Triết học Mác – Lênin _ Nhà xuất bản Chính trị quốc gia
Đồng chủ biên: GS.TS. Nguyễn Ngọc Long
GS.TS. Nguyễn Hữu Vui
2. Tác động môi trường đe dọa tăng trưởng kinh tế
/>3. Những thiệt hại do Formosa Hà Tĩnh gây ra được cơng bố chi tiết
/>4. Ơ nhiễm mơi trường đất – Hiểm hoạ khôn lường
/>5. Phát triển kinh tế cần đi đơi với bảo vệ mơi trường
/>6. Hồn thiện pháp luật về bảo vệ môi trường ở Việt Nam trong điều kiện hiện
nay _ Luận văn thạc sĩ luật học
Tác giả: Nguyễn Văn Hùng
Trường Đại học Luật Hà Nội

12




×